4) TacPhamVIVEBATNHIPHAPVEDANTA

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 300

NGUYỄN-ĐANG-THỤC

TRIẾT-HỌC

VEDANTA ADVAITA

Tác Giả : S. VIVEKANANDA

Dịch Thuật : NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC


BNP : TRIẾT-LÝ VEDAS

MỤC - LỤC

A/_ BẤT-NHỊ-PHÁP TRIẾT-LÝ VEDA

B/_ SWAMI VEVEKANANDA

VÀ BẤT-NHỊ-PHÁP

C/_ ADVAITA VEDANTA

KINH BẤT-NHỊ-PHÁP CỦA ASTAVAKRA


NGUYỄN-ĐANG-THỤC

BẤT-NHỊ-PHÁP

TRIẾT-LÝ VEDAS

_ Swami Vivekananda _

Có hai thế-giới chúng ta sinh sống :


ngoại-giới và nội-giới. Kể từ thời cổ xưa nhân-
loại đã tiến-triển hầu như song song trong thế-
giới nọ và thế-giới kia .

Trước hết sự cầu-tìm đã bắt đầu đối với


ngoại-giới : chính trong thiên-nhiên bên ngoài
mà người ta bắt đầu tìm giải-pháp cho tất cả
vấn-đề thâm-thúy. Nó muốn thu hút trong tất
cả sự-vật bao-quanh lấy cái gì để thoả-mãn
khát-vọng về cái đẹp và tuyệt-diệu : nó muốn
diễn tả trong tiếng nói cụ-thể chính mình và tất
cả cái gì ở mình ; và sự thực nó đã thu lượm
được những giải-đáp tuyệt vời, những ý-niệm
1
BNP : TRIẾT-LÝ VEDAS

kỳ lạ về Thượng-Đế và về Sùng-bái với những


biểu-thị mê-ly về mỹ-thuật. Ngoại-giới đem
cho những ý-niệm cao siêu. Vậy mà thế-giới
kia mãi về sau mới mở ra cho nhân-loại, phô
bầy trước mắt một vũ-trụ còn tuyệt vời hơn
nữa, mỹ miều hơn và vô cùng rộng lớn hơn .

Trong bộ-phận Vedas gọi là Karma-


Kanda ( Kinh Vedas gồm hai phần cốt-yếu,
phần Nghiệp thuộc về Hành, phần Jnāna Kanda
thuộc về Tri ), chúng ta thấy được dạy về
những quan-niệm tôn-giáo đáng coi trọng nhất,
trình-bày những tư-tưởng lạ kỳ nhất về một
Hoá-công Tối-cao, đồng thời là ngôi Bảo-tồn
và ngôi Phá-hủy của vũ-trụ. Và ngôn-ngữ mà
tất cả điều ấy được diễn-tả làm rung-động tâm-
hồn chúng ta. Phần lớn có lẽ chúng ta còn nhớ
câu kinh đặc-biệt ở Thế-Tôn-Ca ( Rig Veda
Damhita : Thủa ấy chưa có gì cả, bất cứ gì,
chẳng có không-khí, chẳng có trời xanh, không
có chi cả. Cái gì bao trùm tất cả ? Tất cả dựa
vào đâu ? Bấy giờ chưa có chết, chưa có bất-tử,
chưa có cả ngày sang đêm ), người ta thấy mô-
2
NGUYỄN-ĐANG-THỤC

tả cảnh-tượng hỗn-độn, có lẽ tuyệt-vời nhất


từng được tô vẽ cho tới nay. Chúng ta nhận
thấy đấy là một bức họa tuyệt-diệu, nhưng chỉ
là tự " bên ngoài " ; chúng ta thấy đấy còn là
thô kệch, còn có chút dính-líu với " vật-chất ".
Vậy mà chúng ta thấy đấy chỉ là biểu-thị của
Vô-cực trong tiếng nói của vật-chất, trong tiếng
nói của hữu-hạn ; đấy là vô-hạn của bắp thịt
chứ không phải của tinh-thần ; đấy là vô-hạn
của không-gian chứ không phải của tư-tưởng.
Bởi vậy nên trong phần thứ hai, tức phần Jnāna
Kanda : Tri-thức, chúng ta thấy trình-bày khác
hẳn. Đầu tiên người ta tìm ở ngoại-giới thiên-
nhiên những chân-lý vũ-trụ ; người ta cố tìm ở
thế-giới vật-chất lấy giải-pháp cho các vấn-đề
thâm-trầm của sự sống. " Đấng mà núi Hy-mã-
lạp-sơn tuyên-dương hào-quang ". Đấy là một
ý-tưởng tuyệt đẹp, vậy mà còn chưa đủ tuyệt-
vời đối với Ấn-Độ. Tinh-thần Ấn đã phải quay
bước trở lại, và sự cầu tìm hướng sang chiều
hướng khác hẳn. Từ ngoại-giới sự cứu xét quay
vào nội-giới ; từ vật-chất nó đi sang tinh-thần.
Bấy giờ người ta bắt đầu tự hỏi : " Khi một
3
BNP : TRIẾT-LÝ VEDAS

người chết đi thì nó sẽ ra sao ?... Có kẻ bảo


rằng nó vẫn còn, kẻ khác cho rằng nó đi hẳn.
Này Thần chết, sự thật thế nào ? " Vậy chúng
ta thấy ở đây một cách-thức hoàn-toàn khác
hẳn. Tinh-thần Ấn đã thu lượm được ở ngoại-
giới tất cả điều người ta cần lấy, nhưng nó vẫn
không thỏa-mãn, nó muốn tìm xa hơn, lăn vào
trong tâm-hồn mình, và bấy giờ mới thấy được
giải-đáp cuối cùng .

Bộ-phận Vedas có hàm-chứa cái giải đáp


ấy, được gọi là Áo-Nghĩa-Thư ( Upanisads ),
hay là Triết-lý cuối cùng ( Vedanta ), hay là
Kinh-điển của rừng, hay là Bí-truyền (Ara-
nyaka, Rahasya ), chúng ta thấy ngay ở đấy
tôn-giáo rũ sạch tất cả hình-thức bề ngoài. Tại
đấy chúng ta thấy ngay rằng tất cả sự-kiện tinh-
thần được nói lên, không phải trong ngôn-ngữ
vật-chất, mà là trong tiếng nói tinh-thần, tiếng
nói rất tinh-vi. Ở đấy nó không còn dính-líu
chút gì nặng nề, không còn chút dung-hòa với
tất cả cái gì mà chúng ta bận tâm khi còn ở
trong trần-gian. Tinh-thần vĩ-đại của các hiền-
4
NGUYỄN-ĐANG-THỤC

nhân Áo-Nghĩa-Thư thì can-đảm, táo bạo,


ngoài sức tưởng-tượng của chúng ta thời nay.
Các bậc Thánh-nhân ấy tuyên-bố không nước
đôi, không sợ hãi những chân-lý cao quý nhất
chưa từng được tuyên-bố cho nhân-loại. chính
điều ấy mà tôi muốn trình-bày cho đồng-bào
yêu-mến. Phần thuộc về Tri ( Jnāna Kanda )
của Vedas chính tự nó là cả một Đại-dương
mông mênh ; phải nhiều kiếp lắm mới đạt hiểu
được một phần nhỏ. Ramanuja, nhà thần-học
Bán-nhất-nguyên bình-giải về triết-học Vedas
thế-kỷ XII, đã có thể nói rất có lý rằng, đối với
Áo-Nghĩa-Thư, triết-học trung-kết Vedanta là
cái đầu não, hai vai và ngọn mào của Vedas.
Điều chắc-chắn là Áo-Nghĩa-Thư đã trở nên
Thánh kinh của Ấn-Độ cận-đại. Người Ấn tôn
kính nhất bộ-phận Nghiệp của Vedas ( Karma
Kanda ), nhưng chúng ta biết rằng, trải qua hết
thế-hệ nọ đến thế-hệ kia, khi người ta nói đến
Shruti ( Như thị ngã văn ) người ta hiểu là Áo-
Nghĩa-Thư và chỉ là Áo-Nghĩa-Thư thôi.
Chúng ta biết rằng tất cả đại hiền triết của
chúng ta, như Vyâsa bình-giải về Patanjali, tác-
5
BNP : TRIẾT-LÝ VEDAS

giả Kinh Yoga, hay là Gautama sáng-lập Nhân-


minh ( Nyâya ), hay là Kapila sáng-lập Số-luận
( Samkhya ) tổ-sư triết-học, khi họ muốn tìm
uy-tín cho điều họ viết, luôn luôn họ tìm thấy ở
trong Áo-Nghĩa-Thư, vì ở đấy là chân-lý còn
mãi mãi .

Có những chân-lý chỉ đúng theo một


nghĩa nào, trong một hướng nào, và ở một thời
nào : đấy là những chân-lý căn cứ vào những
định-chế nhất-thời. Có chân-lý khác, lập cơ-sở
ở tại chính nhân-tính, và chúng tồn-tại chừng
nào loài người tồn-tại. Chỉ có chân-lý này mới
có tính-cách đại-đồng, và mặc dầu những biến-
đổi về tổ-chức xã-hội, cách-thức ăn mặc, chế-
độ thờ cúng v.v... những chân-lý đại-đồng ấy
của Shruti ( Khải ngộ ), những quan-niệm đáng
kính của triết-lý Vedas luôn luôn tồn-tại mãi
với tất cả siêu-việt tính, bất-dịch, tối-thắng,
vĩnh-cửu. Vậy mà những manh-nha của tất cả
ý-niệm phát-triển trong Áo-Nghĩa-Thư thì đã
thấy dạy ở trong bộ-phận Nghiệp hay Hành
( Karma Kanda ) rồi. Ý-niệm vũ-trụ mà tất cả
6
NGUYỄN-ĐANG-THỤC

tông-phái triết-lý Vedas đều phải thừa-nhận và


tâm-lý-học đem lại cơ-bản cho tất cả trường-
phái tư-tưởng Ấn, thì đã được tạo nên ở đấy và
trình-bày cho thế-giới. Trước khi đề-cập đến
phần tâm-linh của Vedanta, như vậy cần phải
nói qua về Karma Kanda .

Trước hết, tôi muốn giải-thích danh-từ


Vedanta như theo ý-nghĩa tôi hiểu. Ở Ấn-Độ
hiện-đại, tiếc thay người ta làm sai ý-niệm
danh-từ Vedanta, chỉ cho nó áp-dụng riêng hệ-
thống Nhất-nguyên ( Advaïta ). Tuy nhiên, các
ông phải luôn luôn nhớ rằng ở Ấn hiện đại Ba
Thánh kinh ( Prasthānas : Upanisads = Áo-
Nghĩa-Thư ; Bhagavad Gita = Thế-Tôn-Ca ;
Vedanta Sutras = Triết-lý Veda ) được coi như
đều trọng-yếu để nghiên-cứu tất cả các hệ-
thống tôn-giáo. Trước hết có những Khải-ngộ
( Shruti ) và theo tôi đấy là Upanisads. Thứ
đến, trong tất cả triết-học của chúng ta là
những Sûtras = Chú-sớ của Vyâsa chiếm địa-vị
đầu, vì chúng là kết-quả của tất cả hệ-thống
trước. Những hệ-thống ấy ( Vedanta và trước
7
BNP : TRIẾT-LÝ VEDAS

đấy ) không phản-thuyết lẫn nhau, chúng căn-


cứ lẫn nhau, cái nọ vào cái kia. Đấy là một sự
khai-triển kế-tiếp của chủ-đề, đề-tài đạt tới cực
điểm ở Sûtras = Chú-sớ của Vyāsa. Rồi thì
giữa Upanisads và Sûtras ( Kinh và Truyện ) __
là cả một hệ-thống-hóa các chân-lý tuyệt-diệu
của Vedanta ( triết-lý Vedas ) __ có Kinh Thế-
Tôn-Ca : Gita, bình-giải Thần-linh của Vedanta
xen vào trong Upanisads Sutras của Vyâsa và
Bhagavad Gita như vậy đã được tất cả tông-
phái chính-thống Ấn-Độ-giáo công-nhận, dù
phái Lưỡng-nguyên, Bán-nhất-nguyên hay là
thuần-túy Nhất-nguyên. Ở mỗi tông-phái ấy
người ta đều lấy uy-tín của ba bộ Kinh điển
trên. Chúng ta nhận thấy một Shankarâ, tổ
Nhất-nguyên thế-kỷ XIII, một Ramānuja, tổ
Bán-nhất-nguyên thế-kỷ XIV, một Madhvā hay
Vallabha tổ phái Vishnu thế-kỷ XV, cũng như
Chaitanya thế-kỷ XV nhà cải-cách Vishnu, tóm
lại, bất cứ ai lập nên một tông-phái mới, đều
phải ôn lại ba bộ Kinh-điển trên và chỉ bình-
giải lại thôi. Bởi vậy cho nên người ta sẽ lầm,
muốn áp-dụng danh-từ Vedanta ( kết-thúc tri-
8
NGUYỄN-ĐANG-THỤC

thức ) vào một hệ-thống duy-nhất : hệ-thống từ


Upanisads xuất ra. Tất cả những hệ-thống kia
đều ngụ trong danh-từ Vedanta. Bán-nhất-
nguyên-luận cũng như Nhất-nguyên-luận đều
có quyền tự xưng là Vedanta. Tôi dám đi xa
hơn nữa mà nói rằng, tất cả cái gì thực-sự gọi
là Ấn-Độ ( Hindou ) thì chính là danh-từ
Vedanta chỉ-định. Tôi muốn các ông nhận ra cả
ba hệ-thống trên đều thông-hành ở Ấn-Độ kể từ
vô-thủy xa xưa. Các ông không được tin rằng
Shankara đã phát-minh ra Nhất-nguyên-luận
( Advaïta ) ; nó vốn đã có hàng thế-kỷ trước
khi Shankara ra đời, ông này chỉ là đại-biểu sau
cùng trong các đại-biểu. Cũng như Bán-nhất-
nguyên đã có hàng thế-kỷ trước Rāmānuja __
vả lại, chính lời bình-giải của tác-giả cho ta biết
thế. Đối với hệ-thống Lưỡng-nguyên cũng thế,
đã từng có từ trước song song với các hệ-thống
kia. Với kiến-thức ít ỏi của tôi, cho phép tôi
kết-luận giữa các hệ-thống ấy không có chi
mâu-thuẫn cả. Cũng như đối với 6 quan-điểm
triết-học Ấn ( Darsanas ), chúng ta thấy chúng
là một khai-triển tuần-tự của những đại
9
BNP : TRIẾT-LÝ VEDAS

nguyên-lý mà điệu nhạc bắt đầu từ trong quá-


khứ xa xăm, từ những điệu trầm êm ái để kết-
thúc vào một đại hòa-tấu tối-thắng Nhất-
nguyên-luận ( Advaïta = Bất-Nhị-Pháp ). cũng
thế trong ba hệ-thống kia, chúng ta thấy tinh-
thần nhân-loại vươn lên dần dần đến những lý-
tưởng càng ngày càng cao cho đến sau cùng tất
cả dung-hòa vào cái đồng-nhất-tính kỳ lạ mà
người ta đạt được trong Bất-Nhị-Pháp. Vậy cả
ba hệ-thống ấy không phản-thuyết lẫn nhau .

Trái lại, tôi phải nói có nhiều người sai


lầm như sau. chúng ta thấy các nhà chủ-trương
Nhất-nguyên-luận Bất-Nhị-Pháp ( Advaïta )
giữ nguyên bản văn đặc-biệt dạy về Bất-Nhị-
Pháp, và tìm giải-thích văn-kiện Nhi-nguyên-
luận hay là Bất-Nhị-Pháp nửa vời tùy theo hệ-
thống tư-tưởng riêng. Cũng thế, chúng ta thấy
các sư-phụ Nhị-nguyên-luận thử làm cho văn-
kiện Bất-Nhị-Pháp diễn-tả quan-điểm Lưỡng-
nguyên của họ. Các sư-phụ tâm-linh của chúng
ta đều là những vĩ-nhân cả, vậy mà chúng ta có
câu cách-ngôn : " Vi nhân bất
10
NGUYỄN-ĐANG-THỤC

nhượng ư sư " ( Cả lỗi lầm của thày cũng phải


tố cáo ). Chỉ điểm này thôi, họ sai lầm theo tôi
nghĩ. Chúng ta không cần bóp méo văn-kiện,
không cần gọi đến xảo-trá tôn-giáo. Chúng ta
không phải đi vào con đường văn-phạm chi-li,
chúng ta không tìm diễn-tả chính tư-tưởng của
mình bằng kinh-văn không từng có dụng ý.
Công việc giản-dị và trở nên dễ hơn một khi
người ta đã hiểu cái học-thuyết kỳ diệu của sự
tương-đối tùy thời ( adhikârabheda ) .

Sự thực là Upanisads đứng trước đề-tài


duy-nhất này : " Cái gì mà sự biết, nó sẽ cho ta
biết được tất cả ? " Theo luận-điệu của thời
cận-kim thì chủ-đề của Upanisads là đạt tới
nhất-tính cùng-tột của tất cả. Sự hiểu-biết chỉ là
sự phát-hiện đồng-nhất-tính trong đa-thù-tính.
Đấy là cơ-bản của tất cả khoa-học. Tất cả hiểu-
biết của nhân-loại có mục-tiêu biểu-lộ đồng-
nhất-tính trong đa-thù-tính. Nếu nhiệm-vụ của
những mẩu tri-thức nhân-loại, gọi là các khoa-
học, là tìm thấy nhất-tính trong một số nhỏ
hiện-tượng khác nhau, nhiệm-vụ trở nên
11
BNP : TRIẾT-LÝ VEDAS

khổng-lồ khi chúng ta phải phát-hiện đồng-


nhất-tính trong cái vũ-trụ thiên-hình vạn-trạng
khác nhau này, trong ấy ngự-trị một đa-thù-tính
vô kể của hình-danh sắc-tướng vật-chất và
tinh-thần, mỗi ý-tưởng khác với tất cả ý-tưởng
khác, mỗi hình-tướng khác với tất cả hình-
tướng khác. Vậy mà chủ-đề của Upanisads là
điều-hòa những bình-diện khác nhau vô kể ấy
và các cõi vô-biên ấy để thấy cái đồng-nhất-
tính trong cái khác nhau phức-tạp vô cùng này .

Mặt khác, người ta có thể áp-dụng cái hệ-


thống cổ xưa Nhân-minh Arundhati Nyaya : Để
làm cho thấy được ngôi sao nhỏ Arundhati,
người ta, trước hết, lấy ngôi sao bên cạnh lớn
hơn và sáng hơn, rồi người ta bảo anh chú mục
vào nó ; như thế anh dễ thấy sao Arundhati
hơn. Đấy là việc trước mắt chúng ta. Để chứng-
minh, tôi chỉ cần lấy Upanisads cho các ông
thấy. Hầu hết tất cả các chương ở đây đều bắt
đầu dạy về Lưỡng-nguyên-luận hay là Nghi-lễ
Sùng-bái ( Upāsanā ). Trước hết nó dạy
Thượng-Đế là một Đấng sáng-tạo, bảo-trì và
12
NGUYỄN-ĐANG-THỤC

cuối cùng thu nhận lấy tất cả trở về. Ngài được
thờ-phụng. Ngài là Chúa-tể, Đạo-dẫn ngoại-
giới và nội-giới thiên-nhiên, vậy mà người ta
phải coi Ngài như ở ngoài thiên-nhiên, siêu-
nhiên. Vài tiết-mục xa hơn nữa thì chúng ta
thấy cùng sư-phụ ấy dạy rằng Đấng Thượng-
Đế ấy không phải ở ngoài thiên-nhiên mà là
tiềm-tại trong thiên-nhiên. Và sau cùng, người
ta bỏ hai quan-niệm trên, và tất cả thực-tại là
Ngài, không còn phân-biệt nữa. " Hỡi Shvé-
takétou, người là cái Ấy ! " Kết cục, người ta
tuyên-bố rằng Đấng tiềm-tại ấy cũng chính là
bản-tính người ta thấy trong tâm-hồn nhân-loại.
Ở đấy không phải có điều gì nhân-nhượng,
không có chút gì sợ-hãi ý-kiến người khác.
Người ta dạy trong ngôn-ngữ táo-bạo, cái chân-
lý, một thứ chân-lý tự nó táo-bạo. Ngày nay
chúng ta không còn phải sợ truyền-bá chân-lý
trong ngôn-ngữ táo-bạo như thế nữa. Nhờ ân-
điển của Chúa, tôi mong được là một trong
những nhà truyền-giáo mạo-hiểm ấy .

13
BNP : TRIẾT-LÝ VEDAS

Nay hãy trở lại vấn-đề nói trước đây.


Trước hết phải hiểu hai điều : một mặt là tâm-
lý chung cho tất cả tông-phái Vedanta, và một
mặt khác là Vũ-trụ-luận. Hãy bắt đầu từ Vũ-
trụ-luận .

Ngày nay ta thấy những phát-minh lạ


lùng của khoa-học cận-đại nổ tung trên đầu
chúng ta như sấm sét trong bầu trời xanh biếc,
và mở mắt chúng ta đối với phép lạ chưa từng
mộng tưởng. Song, có nhiều phát-minh chỉ cốt
thấy lại điều mà người ta đã thấy từ những thế-
kỷ trước. Chính mãi sau này khoa-học cận-đại
mới phát-hiện rằng cả trong sự phức-tạp khác
nhau cũng có đồng-nhất-tính. Nó mới khám-
phá ra cái mà nó gọi là nhiệt-năng hay là điện-
lực, hay là từ-lực v.v... đều có thể quy về cái
năng-lực duy-nhất, và theo đấy nó gán cho tất
cả những biểu-hiện ấy một tên gọi chung, bất
cứ tên là gì cũng được. Nhưng ở Samhita người
ta đã biết thế rồi. Cũ mấy và cổ xưa mấy đi
nữa, chúng ta thấy cái ý-niệm năng-lực mà tôi
nói. Tất cả năng-lực gọi là hấp-dẫn-lực, ly-tâm
14
NGUYỄN-ĐANG-THỤC

hay quy-tâm, biểu-hiện là một lực, điện-lực hay


từ-lực, chỉ là những biến-hóa của năng-lực
duy-nhất, chúng biểu-diễn như tư-tưởng phản-
chiếu vào trong antahkarana ( tri-giác, ý-thức,
ý-chí v.v... ) hay là chúng từ cơ-quan bên ngoài
đến, thì cái nguồn phát-xuất đó gọi là prana
( khí, sinh-khí ) .

Song, cái Prana ( Khí : ) ấy là cái gì ?


Nó là Spandana (Ba-động Âm-Dương : ).
Khi tất cả vũ-trụ này thu về trạng-thái đầu tiên
của nó, thì cái năng-lực vô-biên ấy thế nào ?
Phải chăng nó sẽ tắt ? Hẳn là không. ( Sinh sinh
chi vị Dịch : ; Kiền không nhất
sinh ý : ). Nếu nó tắt thì cái gì
tạo ra ba-động kế-tiếp ? vì Dịch động sinh ra ở
ba-động Âm-Dương, lên xuống, nhấp nhô
( :Nhất Âm nhất Dương chi vị
Đạo ). Đạo ấy là ( Sinh sinh ý : ). Ở
đây ta thấy danh-từ sanscrit Srishti nó chỉ-định
vũ-trụ ( ). Nó không có nghĩa sáng-tạo,

15
BNP : TRIẾT-LÝ VEDAS

mà là phóng xuất ra. Tất cả trở nên càng ngày


càng tinh vi và thu về trạng-thái đầu tiên, do
đấy phát-xuất tất cả và tồn tại ở trạng-thái tiềm-
năng để rồi lại phóng ra mới : Đấy là Srishti =
phóng chiếu. Cái gì xẩy ra cho ta tất cả năng-
lực ấy, những Pranas = Khí ấy ? Chúng thu về
nguyên-khí Prana khởi-thủy, và cái nguyên-khí
trở nên tĩnh, bất-động, không tĩnh-chỉ hẳn. Đấy
là trạng-thái mô-tả trong Thánh Ca Veda
Srikta : Nó rung-động không ba-động
( Anidavatam ) ( Có nhiều đoạn văn Upanisads
khó hiểu, nhất là vì danh-từ chuyên-môn kỹ-
thuật. Ví như động-từ Vāyu : vận-động tự-
động ; có khí nó nghĩa là không-khí, có khi là
vận-động, và thường lẫn-lộn ý-nghĩa với nhau,
nên phải cẩn-thận mới được ). Và cái người ta
gọi là vật-chất thì ra sao ? Những năng-lực
thấm vào tất cả vật-chất ; chúng tự tan-hòa tất
cả trong tinh-khí ( éther ) để rồi từ đấy lại xuất
ra ; bắt đầu là Akasha ( ) Hư-không-
giới, bất cứ gọi là gì thì nó cũng là hình-tướng
đầu tiên của vật-chất. Nó rung-động do khích-
động của Khí Prana và đến khi xuất-hiện vũ-trụ
16
NGUYỄN-ĐANG-THỤC

Shriti tiếp sau thì càng ngày ba-động trở nên


mau hơn, Akasha do Prana khích-động sinh ra
tất cả hình tướng ba-động mà chúng ta gọi là
mặt-trời, mặt-trăng, các hệ tinh-tú v.v.

Chúng ta cũng đọc thấy : " Yadidam


kincha jagad sarva prāna ejati nishritam " ( Tất
cả trong vũ-trụ này đã phóng ra, Prana ba
động.) Nên để ý vào chữ Ejati, nó do chữ Eja là
ba động rung động ; Nishritam có nghĩa là
phóng ra, và Yadidam kincha : tất cả cái gì
trong vũ-trụ này. Tất cả điều ấy đều thuộc về
Vũ-trụ-luận. Có nhiều chi-tiết chỉ có một vai-
trò. Ví dụ cách-thức tất cả chúng diễn ra : trước
hết làm sao có tinh-khí Ether, rồi cái tinh-khí
ấy biểu-hiện ra các vật khác, thế nào tinh-khí
ấy bắt đầu ba động, và thế nào hiện ra Vâyu
( có khi là không-khí, có khi là vận-động ).
Nhưng người ta thấy cái ý-niệm cơ-bản này là
chính từ cái tế-vi hơn đã xuất ra cái thô hơn.
Vật-chất, vật-lý thô kệch là cái hiện ra sau cùng
và ngoại biểu nhất ; trước nó đã có vật tinh-vi
hơn rồi .
17
BNP : TRIẾT-LÝ VEDAS

Như vậy là ta thấy tất cả toàn bộ đã được


thu về hai yếu-tố, nhưng chúng ta chưa có được
cái nhất-tính cuối cùng. Có nhất-tính của năng-
lực Prana ( ), có nhất tính của vật-thể gọi là
Akāsha ( ). Có thể người ta thu cả hai về một
tính duy-nhất ? Có thể đúc chúng làm một
không ? Tới đây (1897) khoa-học hiện-đại câm
miệng vì nó chưa tìm thấy giải-pháp. Nếu nó
phải tìm ra một tính, đúng như nó đã cần cù
phát-hiện cùng cái Prana và cùng cái Akāsha
như cổ-nhân biết xưa kia, thì nó cũng phải theo
một đường. Cái nhất-tính theo sau là thực-thể
vô sở bất tại và vô ngã được biết ở danh-hiệu
thần-thoại xưa của nó là Brahmâ, Brahmâ có
bốn đầu, mà trong tâm-lý-học gọi là Maha
( ). Chính tại đấy mà hai yếu-tố hợp làm một.
Cái người ta gọi là tinh-thần ông thì chỉ là một
mảnh của cái Maha ấy, nó mắc bẫy vào trong
đầu óc người ta. Toàn thể tuyệt-đối những tinh-
thần bị mắc vào trong cái lưới của bộ não là cái
gọi là Samashti, kết-hợp, đại-đồng. Sự phân-
tích đã phải đi xa hơn nữa, vì chưa đầy đủ
hoàn-toàn. Chúng ta ở đấy, để tạo nên mỗi cá-
18
NGUYỄN-ĐANG-THỤC

thể là một tiểu vũ-trụ, và thế-giới về toàn-thể là


một đại vũ-trụ. Song, bất cứ nó sinh ra thế nào
trong Vyashti, trong phần-tử, chúng ta dám giả-
thiết có cái gì tương-tự cũng sinh ra ở ngoại-
giới. Nếu chúng ta có khả-năng phân-tích chính
tinh-thần ta, chúng ta sẽ có thể giả-thiết không
sợ lầm, có vật gì tương-tự với cái gì ta khám-
phá thấy, cũng sinh ra trong tinh-thần vũ-trụ.
Cái tinh-thần ấy là cái gì ? Đấy là vần-đề ! Ở
thời đại chúng ta, tại Âu-Tây, các khoa vật-lý-
học đã tiến-bộ mau lẹ, sinh-lý-học chinh-phục
từng bước một những vị-trí cố-thủ của tôn-giáo
cổ xưa, và người Tây-phương, hiện không còn
biết là sẽ đi tới đâu, vì họ tuyệt-vọng, sinh-lý-
học hiện-đại luôn luôn đồng-nhất tinh-thần với
bộ óc. Nhưng ở Ấn chúng ta đã từng biết. Điều
thứ nhất, một đứa trẻ Ấn học là lấy tư-tưởng
làm vật-chất, một thứ vật-chất tinh-vi hơn.
Thân-thể thì thô kệch và đàng sau thân-thể ấy
là cái gọi bằng Sukshma Sharira tức là thể-tính
hay tâm-thức ( mental ). Nó cũng là vật-chất
nhưng là " tinh khí vi vật " ( ) một
thứ vật-chất kết-tinh, ít thô hơn, và đấy vẫn
19
BNP : TRIẾT-LÝ VEDAS

chưa phải Atman : Tự-tính, Ngã. Danh-từ ấy


không có tương-tự ở Anh-ngữ nên không dịch
được. Gần đây các triết-gia Đức dịch chữ
Atman ra " Soi " ; trừ-phi chữ ấy được công-
nhận phổ-thông, bằng không chúng ta không
thể dùng được. Cái Atman ấy là con người thật,
chân-nhân, đàng sau ảo-ảnh. Chính Atman nó
sử-dụng tinh-thần vật-chất như là công cụ, cái
Antahkarana của nó, một danh-từ tâm-lý để
chỉ-định tinh-thần, tâm-thức. Và cái tinh-thần
ấy, qua trung-gian của một hệ cơ-quan nội-tại,
điều-động những cơ-quan hữu hình của thân-
thể. Cái tinh-thần ấy là gì ? Chỉ mới đây, các
triết-gia Âu-Tây mới phát-hiện rằng mắt không
phải thực là quan-năng thị-giác, mà đàng sau
mắt còn có các quan-năng khác, những tác-căn
Indriyas, và nếu những tác căn ấy bị hủy-hoại,
thì không bao giờ người ta còn nhìn thấy được
chút gì, dù có ngàn mắt như Thần Indra đi nữa .

" Tinh thông ngàn mắt ngàn tay


Cũng trong một điểm linh-đài hóa ra ! "

20
NGUYỄN-ĐANG-THỤC

Ngày nay, triết-học của ta bắt đầu từ cái


giả-thiết rằng người ta không thể hiểu được
Thị-hiện nếu là thị-hiện bên ngoài. Thị-hiện
chân-thật thuộc về quan-năng bên trong, cửa
trung-khu não-bộ ở tại bên trong, nội-tại. Muốn
gọi chúng là gì cũng được, nhưng những tác-
căn Indriyas ấy chẳng phải là mắt, hay mũi, hay
tai. Tổng-thể những tác căn ấy cộng với Manas,
Buddhi, Chitta, Ahamkara v.v. ( , , ,
) hợp thành cái gọi là tinh-thần. Vậy thì nếu
các nhà tâm-lý-học cận-đại đến nói với các anh
rằng đầu não là cái gọi là tinh-thần và não bộ,
gồm có cơ-quan này nọ, để các anh phải lấy
làm sợ-hãi ; hãy trả lời họ là các triết-gia của
mình đã biết thế từ lâu rồi : đấy là một trong
các nguyên-lý đầu ở tôn-giáo của mình .

Nay thử tìm hiểu cái gì là Manas, Buddhi,


Chitta, Ahamkāra v.v. Trước hết là Chitta. Đấy
là thể-chất của tinh-thần, một phần của Mahat
(Đại ) ; đấy là tên gọi chung của tâm-thức
và tất cả trạng-thái khác nhau của nó. Hãy
tưởng-tượng một hồ nước phẳng-lặng vào buổi
21
BNP : TRIẾT-LÝ VEDAS

chiều hè, không có chút gợn sóng trên mặt hồ.


Hãy giả-thiết có ai ném vào hồ nước một hòn
đá. Cái gì sẽ xẩy ra ? Trước hết là động-tác, cái
đập vào nước ; rồi thì nước nổi lên và phản-tác
vào đá, và động-tác phản-ứng ấy hiện thành
sóng. Đầu tiên, nước ba-động một chút và
phản-tác tức thì ở hình-thức sóng nước. Hãy ví
Chitta với hồ nước kia và ngoại-vật như hòn đá
ném xuống hồ. Hễ Chitta tiếp-xúc với bất cứ
ngoại-vật gì, do trung-gian Indriyas ( Indriyas
phải có mặt ở đấy để dẫn các vật ngoài vào bên
trong ) liền có ba-động gọi là Manas (tâm-thức)
không quyết-định. Rồi thì có một phản-tác,
năng-khiếu quyết-định Buddhi. Với cái Buddhi
ấy hiện lên cái ý-tưởng Aham ( ý-thức Tôi,
Ngã ) với vật đối-tượng ở ngoài. Ví thử có một
con muỗi đậu vào tay tôi. Cảm-giác liền dẫn
đến Chitta và Chitta rung-động một chút ; ấy là
cái Manas tâm-lý. Rồi có phản-ứng, tức thì có
ý-niệm tôi có con muỗi trên tay, và tôi phải
đuổi đi. Cũng tương-tự như thế, những hòn đá
ném xuống hồ, nhưng ở trường-hợp cái hồ thì
tất cả khích-động đều tự bên ngoài đến, còn ở
22
NGUYỄN-ĐANG-THỤC

trường-hợp cái hồ tinh-thần, thì khích-động có


thể hoặc từ bên ngoài, hoặc tự nội-giới. Tất cả
cái quá-trình diễn-tiến ấy là Antahkarana
(quan-năng nội-tâm: tri-giác, ý-thức, ý-chí v.v.)

Còn một điều nữa nó sẽ giúp ta sau này


hiểu được hệ-thống Bất-Nhị-Pháp ( Advaïta ).
Các ông, ai nấy đã thấy những hạt ngọc trai và
hầu hết đều biết chúng kết-tinh thế nào. Một
hạt cát rơi vào miệng một con trai và tạo ra một
kích-thích. Thân-thể trai phản-tác lại và chụp
lấy cái vật nhỏ ở ngoài vào này với một chất nó
tiết ra. Cái chất này kết-tinh lại thành hạt ngọc.
Vũ-trụ toàn-thể là một hiện-tượng tương-tự, ấy
là viên ngọc chúng ta ấp-ủ, tàng tích nơi mình.
Những tiếp-nhận của chúng ta ở ngoại-giới thì
chỉ là khích-động. Chỉ để ý-thức sự khích-động
ấy mà chúng ta phản-ứng. Song, ngay khi ta
phản-ứng, thực ra ta phóng chiếu một phần
chính cái tinh-thần của ta theo hướng khích-
động kia ; và đến khi chúng ta tới điểm nhận-
thức được điều ấy thì sự thực là chính cái tinh-
thần ta đã khuôn theo cái khích-động. Cả đến
23
BNP : TRIẾT-LÝ VEDAS

những kẻ muốn tin vào một chủ-nghĩa thực-


tiễn tuyệt-đối về ngoại-giới __ mà cũng không
thể phủ-nhận được điều này ở thời-đại sinh-lý-
học của chúng ta __ vậy rõ ràng là nếu chúng ta
đặt cho ngoại-giới là một ẩn-số X, điều chúng
ta biết thực về nó là X cộng với tinh-thần. Cái
yếu-tố tinh-thần ấy rộng lớn đến nỗi nó che-
phủ tất cả cái X và cái X ấy, từ đầu chí cuối
vẫn là một ẩn-số không thể biết được. Vậy thì
nếu có một ngoại-giới, thì cái thế-giới đó luôn
luôn không được biết và không thể biết được.
Điều chúng ta biết về nó thì đã bị tinh-thần ta
khuôn lấy, tạo nên và xuyên-tạc rồi. Đối với
nội-giới cũng thế, cùng nhận xét đó được áp-
dụng đối với linh-hồn, Tự-tính Atman. Để biết
đến Atman, cũng phải biết nó qua trung-gian
tinh-thần, do đấy mà nếu chúng ta biết về
Atman chút gì thì đều chỉ là cái Atman thêm
bớt tinh-thần, nghĩa là Atman che-phủ bởi tinh-
thần, uốn-nắn, xuyên-tạc bởi tinh-thần không
hơn không kém. Lát nữa chúng ta lại trở lại
vấn-đề này, nhưng ngay bây giờ phải nêu lên
trước, điều này .
24
NGUYỄN-ĐANG-THỤC

Điều cần hiểu lúc này là : cái mà người ta


gọi là thân-thể thì chỉ là một trào-lưu vật-chất,
trôi chảy không gián-đoạn, ở mỗi tích tắc ta
cũng bài-tiết vật thể. Chính đấy cũng như một
giòng sông chảy đi mãi không thôi ; từng khối
nước luôn luôn vận chuyển ; tuy vậy mà trí
tưởng-tượng của ta choán tất cả và bảo rằng nó
vẫn luôn luôn là con sông y-nhiên. Ta gọi cái
chi là con sông ? Ở mỗi lúc nước đổi mới, bờ
sông đổi thay, hoàn-cảnh biến-hóa, vậy thì cái
gì là con sông ? Đấy là tên gọi cái giòng biến-
động .

Tinh-thần cũng thế. Đấy là học-thuyết lớn


Kshanika-vijnâna-vada rất khó hiểu, mà triết-
học Phật-giáo đã phát-triển chính-sác nhất và
rất hợp lý. Ở Ấn-Độ nó cũng trình-bày đối-
kháng với vài bộ-phận của Vedanta. Điều ấy
đòi phải giải đáp. Chúng ta, sau này sẽ thấy
làm sao mà người ta chỉ có thể giải đáp bằng
quan-điểm Bất-Nhị-Pháp ( Advaïtisme ) không
bằng chi khác được. Chúng ta cũng sẽ thấy,
như thế nào, mà Bất-Nhị-Pháp ( Advaïtime ),
25
BNP : TRIẾT-LÝ VEDAS

mặc dù những quan-điểm kỳ lạ của người ta về


nó và khiến người ta sợ hãi, nó vẫn là con
đường cứu-độ duy-nhất của thế-giới, vì chỉ ở
nó người ta mới có thể tìm thấy lý-cố của vạn-
vật. Lưỡng-nguyên-luận và tất cả các hệ-thống
( Duy = isme ) khác lấy làm phương-pháp thờ-
phụng thì rất hay, chúng thỏa-mãn cho tinh-
thần chúng ta và có lẽ đã giúp cho tinh-thần
tiến-bộ. Nhưng khi nào người ta muốn vừa
hợp-lý vừa tín-ngưỡng, thì chỉ có Bất-Nhị-Pháp
( Advaïtisme ) là hệ-thống độc-nhất có thể liên-
quan với thế-giới .

Vậy coi tinh-thần là một giòng sông, luôn


luôn đầy một đầu và vơi đi ở một đầu khác.
Đâu là cái nhất-tính kia, gọi là Atman ?

Chúng ta cho rằng mặc dầu sự biến-


chuyển liên-tục kia của tinh-thần, tại nơi ta vẫn
có cái gì bất biến khiến cho những ý-tưởng của
ta về sự-vật hiện ra không biến-đổi. Khi tia
ánh-sáng các nguồn khác nhau chiếu vào một
cái màn-bạc hay một bức tường hay là vào một
26
NGUYỄN-ĐANG-THỤC

cái gì bất-động, chúng có thể hợp thành một


nhất-tính ; chỉ bấy giờ mới có thể thành một
toàn-thể đầy đủ. Trong cơ-thể nhân-loại, ở đâu
là cái chắn làm cho những tư-tưởng bị chặn lại
để đạt tới nhất-tính mà thành được một toàn-
thể nhất-quán ? Chắc hẳn không phải tâm-thức
( mental = manas ) vì tâm-thức cũng biến-đổi.
Vậy thì phải có cái gì ở đấy, không phải thân-
thể hay là tâm-thức, cái gì thường-tồn, không
biến-đổi, làm cái chắn để cho tất cả ý-tưởng, tất
cả cảm-giác tụ lại thành một nhất-tính, một
tổng-thể nhất-quán. Đấy là linh-hồn chân-thật,
Atman của người ta vậy. Và vì tất cả cái gì vật-
chất ( ông gọi là vật-chất-tính hay tinh-thần )
đều biến-đổi, vì cái gọi là vật-chất thô dầy,
ngoại-giới, cũng phải biến-đổi, so với cái vật-
chất-tính, cái gì không biến-đổi thì không có
thể là Thể vật-chất được ; do đấy nó là tâm-
linh, nghĩa là không phải vật-chất ; nó bất hoại,
bất dịch .

Ngoài tất cả lý-luận xưa chỉ áp-dụng vào


ngoại-giới, ví dụ lý-luận chủ-thuyết về một
27
BNP : TRIẾT-LÝ VEDAS

bình-diện thần-linh, nó tự đặt ra câu hỏi : ai đã


tạo ra ngoại-giới này, ai tạo ra vật-chất v.v. ?
Điều người ta muốn ở đây là biết chân-lý bằng
con đường chỉ qua bản-tính nội-tại của nhân-
loại, và vấn-đề đặt ra cũng đúng như đối với
linh-hồn. Nếu người ta công-nhận ở mỗi người
có một linh-hồn bất-dịch, không phải tâm-thức,
cũng chẳng phải thân-thể, thì vẫn còn vấn-đề
duy-nhất-tính của tư-tưởng giữa các linh-hồn,
một đồng-nhất-tính của tính-tình, của cảm-
thông. Làm thế nào mà linh-hồn tôi ảnh-hưởng
được vào linh-hồn ông, với cách gì nó có thể
hành-động, qua ngõ nào nó có thể ảnh-hưởng
được. Làm thế nào mà tôi có thể cảm thấy cái
gì về tâm-hồn ông ? Cái gì có khả-năng xúc-
tiếp vừa cả tâm-hồn ông lẫn tâm-hồn tôi ? Vì
những lý-do ấy, về siêu-hình-học cần phải giả-
định có một tâm-hồn khác nữa, vì phải có một
tâm-hồn nào đó, nó hành-động liên-quan đến
tất cả tâm-hồn cá-nhân khác, trong vật-chất và
qua vật-chất ; một Tâm-linh duy-nhất bao-trùm
và thông suốt tất cả tâm-hồn vô kể trong thế-
giới, nhờ Đấy và tại Đấy chúng tồn-tại, nhờ
28
NGUYỄN-ĐANG-THỤC

Đấy và tại Đấy chúng thông-cảm, yêu-thương


và hành-động, tương-trợ cái nọ cho cái kia. Cái
Tâm-hồn đại-đồng ấy là Paramâtman
( ), Thượng-Đế, Chúa-Tể ( )
Hóa-Công, Vũ-trụ. Cũng do đấy, vì Tâm-linh
không phải vật-chất, vì Nó là tinh-thần, Nó
không có thể tuân theo định-luật thiên-nhiên
vật-chất. Người ta không thể phán xét Nó theo
định-luật vật-chất. Vậy thì Nó tối-thắng, bất
sinh bất diệt, bất di bất dịch .

" Thiên địa vô cùng đạo ngoại thân


Hóa công biệt hữu sinh sinh ý ".
_ ( Trạng-Trình Nguyễn-Bỉnh-Khiêm )

" Cái Ngã ấy (Tự-tính Tối-cao, Tâm-linh)


khí-giới không xuyên thủng, lửa không thể đốt
cháy, nước không thể làm tan, không-khí
không thể làm khô. Không biến-đổi, thấm-
nhuần tất cả, bất di bất dịch, vĩnh-cửu, là cái
Ngã ấy của người ta " _ ( Bhagavad-Gita II, 23
29
BNP : TRIẾT-LÝ VEDAS

- 24 ). Gitā và Vedanta dạy ta rằng cái Ngã cá-


nhân ấy cũng là Vibhu ( vô cùng lớn, thấm
nhuần tất cả, vô sở bất tại ) và Kapila bảo nó vô
sở bất tại, hiện-tại khắp nơi. Tuy nhiên có các
phái ở Ấn-Độ tin-tưởng cái Ngã ấy là cực tế-vi
" Anu ", nhưng họ hiểu ở đấy nó là " Anu "
trong sự biểu-hiện của nó, ở bản-tính thật của
nó thì " Vibhu " thấm nhuần tất cả .

Nay đi đến một ý-tưởng khác nữa, có lẽ


bất-ngờ, vậy mà độc-đáo Ấn-Độ ; nếu có một
ý-tưởng nào được tất cả các giáo-phái công-
nhận, đó là ý-tưởng ấy. Cho nên tôi xin quý vị
chú-ý và ghi nhớ lấy : nó chính là cơ-bản của
tất cả cái gì Ấn-Độ có được. Đấy là ý-tưởng
này : Các vị đã được nghe nói về thuyết tiến-
hóa-luận vật-lý mà ở Tây-phương các nhà bác-
học người Anh và Đức truyền-bá. Học-thuyết
ấy dạy rằng, thể-chất của thú-vật khác nhau thì
đều giống nhau ; các phương-diện khác nhau
mà chúng ta thấy chỉ là những biểu-thị phức-
tạp của cùng một bộ-loại ; kể từ con sâu đất
thấp nhất cho đến bậc người cao quý nhất, thần
30
NGUYỄN-ĐANG-THỤC

thánh nhất, sự thực tất cả chỉ là một thể : cái


này hóa thành cái kia, cứ thế trong cuộc tiến-
hóa luôn luôn đi lên cho tới thành-tựu hoàn-
toàn. Chúng ta ở Ấn-Độ cũng đã sớm có cái ý-
tưởng ấy. Nhà đạo-sĩ Yoga là Patanjali đã viết :
" Jātyantara-parinamath prakrityāpūrât một
chủng-loại ( jāti ) biến sang một chủng-loại
khác __ tiến-hóa Parināmah có nghĩa là một vật
biến đổi sang một vật khác." Vậy chúng ta có
cái gì khác với của người Âu ? Patanjali
nói : " Prākrityāpūrāt = bởi sự thành-tựu của
thiên-nhiên ". Người Âu bảo vì cạnh-tranh, sự
lựa chọn tự-nhiên và sinh-lý v.v. nó bắt buộc
một thể nọ phải nhận lấy một hình-tướng khác.
Chúng ta có một quan-niệm khác, một phân-
tích còn xâu xa hơn, đi vào trong đáy lòng sự-
vật, và nói : " Nhờ sự thành-tựu của thiên-
nhiên ". Ở đấy ngụ ý gì ? Chúng ta thừa-nhận
là vi-trùng Amibe càng ngày càng leo trên cầu
thang tạo-vật cho tới thành Phật. Chúng ta
công-nhận như vậy, nhưng cũng tin chắc vào
một chân-lý khác nữa rằng người ta không thể
rút ở máy nào một năng-lượng mà người ta
31
BNP : TRIẾT-LÝ VEDAS

không đã đặt nó vào trong ấy ở hình-thức này


hay hình-thức kia. Tông-cộng tất cả năng-lực
không thay đổi bất cứ năng-lực ở hình-thức
nào. Nếu ông muốn, ở một đầu rút lấy một khối
năng-lực nào, thì trước hết phải đặt nó ở đầu
kia, có lẽ ở một hình-thức khác, nhưng năng-
lượng tạo ra vẫn chỉ tương-đương như nhau.
Như vậy thì nếu người ta thấy một đức Phật ở
một đầu quá-trình tiến-hóa, thì vi-trùng đang
thành Phật trước kia đã phải là đức Phật ấy rồi.
Nếu đức Phật là vi-trùng tiến-hóa, thì vi-trùng
cũng phải đã là Phật nội-toàn tiềm-ẩn. Nếu vũ-
trụ này là biểu-hiện của một lượng vô-hạn
năng-lực thì cái vũ-trụ ấy phải đã đại-biểu cùng
cái năng-lượng nội-toàn tiềm-tại khi nó ở
trạng-thái " Pralaya" ( Thái-cực vị phân ) tịch-
tĩnh, không có thể khác được. Vậy theo đấy thì
tất cả tâm-hồn đều vô-biên vô-cực. Từ con sâu
đất hèn thấp nhất, bò dưới chân, cho tới các bậc
thánh cao quý nhất và những vĩ-nhân nhất, tất
cả đều có cái năng-lực vô-biên, cái tinh-khiết
vô-hạn, tất cả vô-cực. Sự khác nhau chỉ có ở
trình-độ biểu-hiện. Con sâu chỉ biểu-hiện có
32
NGUYỄN-ĐANG-THỤC

một chút cái năng-lực ấy thôi. Các vị biểu-hiện


nhiều hơn ; một vị thánh biểu-hiện hơn nữa,
đấy là sự khác-biệt duy-nhất. Nhưng dù sao cái
năng-lực vô-hạn vẫn ở đấy. Patanjali nói :
" Đúng như người nông-dân dẫn nước vào
ruộng ". Ở một đầu bờ ruộng nó dẫn nước vào
từ một đập nước. Có lẽ có một cửa van nhỏ
không cho nước đổ mạnh vào ruộng ; khi nó
muốn có nước nó chỉ phải nhấc cửa van thì
nước tự nó chảy xuống tự-động với năng-lực
của nó. Cái năng-lực ấy không phải đã được
thêm vào, nó đã có sẵn tại trong đập nước.
Cũng thế, mỗi người chúng ta, mỗi cá-thể đều
có ở mình cái đập chứa năng-lực, cái thế-lực
vô-hạn, tinh-khiết vô-hạn, an-lạc vô-hạn, sinh-
tồn vô-hạn, nhưng cửa đập là thân-thể chúng ta,
nó đã cản-trở chúng ta biểu-diễn đầy đủ bản-
tính thật của chúng ta vậy .

Dần dần các thân-thể kia trở nên bớt thô-


tục đi, âm-chất ( raja-guna ) động-tính để rồi
biến thành hóa-chất ( sattva-guna ) hòa-hợp, thì
cái năng-lực tinh-túy kia càng biểu-hiện ra hơn.
33
BNP : TRIẾT-LÝ VEDAS

Bởi thế nên dân-tộc ta coi trọng vấn-đề ăn uống


đến thế, tức là vấn-đề dinh-dưỡng. Có lẽ những
quan-niệm nguyên-thủy đã mất, cũng như vấn-
đề hôn-thú, tuy nó không phải đề-tài của bữa
nay, nhưng tôi cũng có thể lấy làm thí dụ. Có
dịp khác tôi sẽ đề-cập với các ông tất cả vấn-đề
ấy, nhưng ngay bây giờ, hãy để tôi nói rằng,
những tư-tưởng làm cơ sở cho chế-độ hôn-thú
của chúng ta là điều duy-nhất có thể dẫn dến
một nền văn-minh chân-chính. Không làm gì
có cơ sở khác. Nếu nam-nhi và phụ-nữ tự-do
lựa-chọn vợ chồng, nếu thích-thú cá-nhân, sự
thỏa-mãn bản năng cầm-thú được tự-do trong
xã-hội, hậu-quả sẽ tất nhiên là tai hại, và sẽ có
những đứa trẻ ác-độc dữ-tợn ra đời. Ở các
nước, một đàng, người ta sản-sinh những hạng
trẻ hung-tợn như thế, và một đàng khác, người
ta lại phải tăng-gia cảnh-sát để ngăn cản chúng.
Như thế không phải cách tìm tiêu trừ điều xấu,
cần phải ngăn điều xấu phát-sinh. Nhưng
chừng nào người ta sống trong xã-hội thì mỗi
cuộc hôn-nhân hẳn là có phản-ảnh vào tất cả
đoàn-thể. Xã-hội do đấy có quyền quy-định
34
NGUYỄN-ĐANG-THỤC

ông lấy ai và không nên lấy ai. Đấy là những ý-


tưởng đẹp làm cơ sở cho chế-độ hôn-nhân của
ta, gọi là Jati, sao tơ hồng của đôi vợ chồng sắp
cưới. Tôi muốn nói, nhân dịp này rằng một đứa
trẻ sinh ra trong dâm-dục không được coi là
giống Aryen. Chỉ đúa trẻ nào mà sự thai nghén
đúng nguyên-tắc Veda mới được là Aryen.
Trong các nước, ngày nay người ta càng ngày
càng sinh-sản những trẻ phi-aryen, và kết-quả
là cái lượng khổng-lồ tội ác, và là thời mạt-
pháp ( Kali-Yuga, tức là thời nhân-loại thứ tư
này của chúng ta đang sống ) .

Chao ôi ! chúng ta đã mất tất cả những lý-


tuởng xưa. Hẳn rằng hiện nay chúng ta không
thể thực-hành tất cả những ý-tưởng ấy nữa.
Cũng rất đúng là chúng ta cũng đã mô-phỏng
một vài lý-tưởng ấy. Thực khốn-nạn cho các
cha mẹ ngày nay không còn được như xưa kia
nữa ; xã-hội không được giáo-hóa như trước
kia ; xã-hội đối với cá-nhân không còn cái tình
như xưa. Nhưng dù sự áp-dụng có sai lầm mấy
đi nữa, nguyên-lý vẫn tốt. Nếu nó tác-dụng
35
BNP : TRIẾT-LÝ VEDAS

hỏng, nếu một phương-pháp đã thất-bại, thì nên


quay về nguyên-lý và gắng áp-dụng cho tốt
hơn. Tại sao đổ lỗi cho nguyên-lý mà muốn
phá hủy đi ? Về vấn-đề ăn uống cũng thế, áp-
dụng và chi-tiết đều sai, và còn rất sai lạc nữa,
nhưng không phải vì thế mà đổ lỗi cho nguyên-
tắc, cho nguyên-lý. Nguyên-tắc thì vĩnh-viễn,
cần phải có. Hãy sửa soạn lại và cải-cách phép
áp-dụng .

Chính cái đại ý-tưởng Atman ( Tự-ngã )


mà tất cả giáo-phái ở Ấn-Độ phải tin-tưởng vào
đấy, không trừ một phái nào. Nhưng rồi chúng
ta sẽ thấy, các nhà theo phái Lưỡng-nguyên
dạy rằng cái Atman ấy, vì những hành-vi xấu
mà bao nhiêu những năng-lực và bản-tính của
nó tự thu lại, và vì hành-vi tốt bản-tính nó lại
triển-khai. Trái lại, phái Bất-Nhị-Pháp ( Ad-
vaïta) bảo Atman không hề co ruỗi, nhưng có
vẻ như nó co ruỗi khuất thân. Đấy là điểm khác
nhau duy nhất. Tất cả đều công-nhận san sẻ cái
quan-niệm Atman của ta sẵn đủ tất cả quyền-
năng, không có gì từ bên ngoài đến vào nó cả,
36
NGUYỄN-ĐANG-THỤC

không có gì từ trên trời rơi xuống nó cả. Hãy


chú ý, kinh Vedas của các vị không phải sản-
phẩm của cảm-hứng, mà là một " hơi thở ra "
( expiration ). Vedas không từ bên ngoài đến,
chúng là pháp vĩnh-cửu sống-động trong tất cả
tâm-hồn. Vedas ở tại trong hồn con kiến và
trong thần-linh. Con kiến chỉ phải tiến-hóa và
có được thân-thể của Tiên-tri ( Rishi ), và
những Vedas sẽ hiện ra ở tinh-thần Tiên-tri
( Rishi ), những pháp vĩnh-cửu sẽ biểu-diễn.
Điều trọng-yếu chúng ta phải hiểu là quyền-
năng của chúng ta đã thuộc về ta, sự giải-thoát
đã ở tại nơi ta. Dù bảo là nó tự ẩn-tàng hay là
nó bị cái xấu của Ảo-hóa Maya che phủ, thì ý-
tưởng đã hiện-tại, chúng ta phải tin vào đấy, tin
vào khả-năng của mỗi người, dù là người ít
tiến-hóa nhất, cũng đều đã có cùng những tiềm-
năng của đức Phật. Đấy là thuyết-lý Atman .

" Phật là Phật đã thành, chúng-sinh là


Phật đương thành ."

37
BNP : TRIẾT-LÝ VEDAS

Nhưng đây là cuộc tranh-biện đáng ghê


sợ. Các nhà Phật-học phân-tích thân-thể và
thấy là một trào-lưu vật-chất ; phân-tích đến
tâm-thức tinh-thần cũng lại thấy một trào-lưu.
Còn như cái Atman ( Tự-ngã ) họ không cho là
cần-thiết, không cần giả-thuyết sự tồn-tại ấy.
Cần chi một thực-thể với phẩm-tính của nó ?
Giả-thuyết những phẩm-tính ( gunas ) và chỉ
duy phẩm-tính, vì rất phi-lý mà giả-thuyết có
hai nguyên-nhân trong khi chỉ một là đủ giải-
thích tất cả. Đấy là vấn-đề tranh-biện, và tất cả
lý-thuyết bênh-vực chủ-thuyết thực-thể đều bị
Phật-học phá bỏ. Đấy đã là một sự thất-bại
toàn-thể cho những ai còn trung-thành với
thuyết-lý thực-thể với các phẩm-tính, cho
những người tin mỗi người có một linh-hồn,
ông một linh-hồn, tôi một linh-hồn, và mỗi
người chúng ta có một linh-hồn biệt-lập với
thân-thể và tâm-thức ( tinh-thần ) ; mỗi người
là một cá-nhân .

Cho tới nay, chúng ta đã thấy quan-niệm


Lưỡng-nguyên rất thích-đáng : có một thân-thể,
38
NGUYỄN-ĐANG-THỤC

rồi một thân-thể tính ( tinh-thần ), có một


Atman ( Tự-ngã ) ở trong và thông suốt tất cả
những Atman là Paramâtman ( Đại-ngã )
Thượng-Đế. Điều khó giải-thích là ở chỗ
Atman và Paramâtman cả hai đều gọi là Thực-
thể, và tinh-thần, thân-thể cùng những cái gọi
là thực-thể tự liên-hệ ràng buộc với nhau như là
những phẩm-tính. Nhưng không ai từng thấy
thực-thể cả, và không ai có thể quan-niệm được
thực-thể ; vậy có ích gì mà tưởng-tượng ra
thực-thể ấy ? Sao không theo tín-ngưỡng
Ksana vô-thường, và nói tất cả hiện có chỉ là
cái chuỗi liên-tiếp những trào-lưu tinh-thần,
không còn có gì khác ? Chúng không dính-líu
cái nọ với cái kia, chúng không hợp thành một
thống-nhất, cái nọ xô cái kia như các làn sóng
trên mặt bể, chúng không bao giờ hoàn-bị,
chúng không bao giờ họp thành một toàn-thể
nhất-tính. Con người là một chuỗi sóng, mà
mỗi làn diễn-tiến đẻ ra làn theo sau ; dẹp tắt hết
các hình-tướng sóng ấy thì gọi là Niết-bàn
( Nirvana ). Các vị thấy, ở đây tôn-giáo Lưỡng-
nguyên cứng họng ; nó không có thể tự chứng-
39
BNP : TRIẾT-LÝ VEDAS

minh được nữa ; người ta không thể bảo-tồn


được Thượng-Đế Lưỡng-nguyên. Quan-niệm
một Thượng-Đế vô sở bất tại, vậy mà lại là một
Nhân-cách sáng-tạo không có tay và đi lại
không có chân... sáng-tạo ra vũ-trụ như một
người thợ gốm tạo ra cái vại, cái quan-niệm ấy,
nhà Phật cho là trẻ con ! Nếu Thượng-Đế là
thế, Phật-gia sẽ chống-cự hơn là phụng-thờ.
Thế-giới đầy đau khổ : nếu đấy là công-trình
của Thượng-Đế đó thì chúng ta phải đánh đổ
Thượng-Đế ấy đi. Mặt khác, Thượng-Đế ấy
phi-lý và bất khả năng như các vị đều biết.
Chúng ta khỏi phải dài giòng về những sai lầm
ở cái thuyết " kế-hoạch " thần linh ; tất cả các
nhà chủ-trương vô-thường khoảnh-khắc (Ksha-
nikas ) đã làm rồi, và cái quan-niệm Thượng-
Đế hữu-ngã ấy đã bị rơi rụng thành mảnh vụn .

Chân-lý và chỉ có chân-lý thôi, đấy là


châm-ngôn của phái Bất-Nhị-Pháp ( Advaïta ).
Chỉ có chân-lý mới đắc thắng chứ không phải
sai lầm. " Chỉ nhờ vào chân-lý mới mở được
đường lên thần-linh ( Devayana ) ". Mỗi người
40
NGUYỄN-ĐANG-THỤC

tuân theo ngọn cờ chỉ-đạo ấy, nhưng chỉ để vô-


hiệu-hóa cái thái-độ trốn tránh nhu-nhược. Ông
đến với quan-niệm Lưỡng-nguyên của ông về
Thượng-Đế để kiếm chuyện với một người
phụng-thờ pho-tượng, và ông tưởng mình hợp
lý lạ lùng vì ông có thể làm cho y lúng túng ;
nhưng nếu y chống lại ông, phá vụn Thượng-
Đế nhân-cách-hóa của ông và coi như là
huyễn-tưởng, thì ông lại hoang-mang không
biết đàng nào mà xử-trí ! Ông rút về " tín
ngưỡng " hay là ông kêu lên : Vô thần ! đấy là
cách điển-hình của người yếu-thế : ai thắng nó
trong sự tranh biện thì nó bảo là vô thần. Nếu
ông phải hợp lý, hãy hợp lý đến cùng ; nếu
không thì hãy để cho người khác cùng lợi-thế
như ông đã đòi cho mình. Làm thế nào để có
thể chứng-minh Thượng-Đế của mình có thực ?
Trái lại, người ta hầu như có thể chứng-minh là
không có Thượng-Đế. Người ta không có được
cả cái bóng bằng-chứng sự có thực của Ngài,
mà lại có những hùng-biện chống-đối rất vững.
Ông làm thế nào để chứng-minh được Ngài có
thực, Thượng-Đế của ông có thực với thuộc-
41
BNP : TRIẾT-LÝ VEDAS

tính ( Gunas ) của Ngài, vô số linh-hồn có


thực-thể, và mỗi linh-hồn là một cá-nhân ? Ông
không phải là thực-thể, vì ngày nay, ông biết
hơn cả các Phật-gia xưa rằng cái gì đã là chất-
liệu của mặt-trời, có thể tức thời lại là cùng
chất-liệu ở ông, và từ nơi ông xuất ra là chất-
liệu của cây cỏ. Vậy thì đâu là cá-tính Ô.M của
ông ? Đối với tinh-thần tâm-thức cũng thế. Đâu
là cá-tính ? Ông có một tư-tưởng chiều nay và
một tư-tưởng khác sớm mai. Ông không tư-duy
ngày nay như khi ông còn là trẻ con, và người
già không tư-duy như khi còn là thanh-niên
tráng-kiện. Vậy thì đâu là cá-tính của ông ?
Đừng nói là nó ở trong ý-thức, trong cái Giả-
ngã ( Ahamkara ) vì nó chỉ gồm có phần nhỏ sự
sinh-tồn của ông. Đương khi tôi nói với ông, tất
cả cơ-năng của tôi tác-dụng, vậy mà tôi có ý-
thức đâu. Nếu ý-thức là bằng-chứng của sinh-
tồn, vậy thì những cơ-năng không có vì tôi
không có ý-thức chúng. Làm thế nào bấy giờ
để ông tự nhận ra được với các thuyết về một
Thượng-Đế hữu-ngã ? Làm thế nào ông có thể
chứng-minh một Thượng-Đế như thế ?
42
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

Các Phật-học-gia cũng tuyên-bố rằng cái


quan-niệm ấy không những phi-lý mà còn vô-
luân nữa vì nó dạy cho người ta thành hèn nhát
và ăn xin sự trợ giúp ở ngoài, mà không có ai
cứu được. Đây là vũ-trụ của ta ; đấy là người ta
đã làm ra. Vậy sao cậy vào một đấng tưởng-
tượng ở bên ngoài mà chẳng ai từng nhìn và
cảm thấy, và cũng chưa thấy ai được cứu. Tại
sao các ông tự làm cho mình thành hèn nhát và
dạy cho con em mình rằng ở trình-độ tiến-hóa
cao nhất, con người cũng chỉ tựa như con chó,
bò trước mặt một đấng tưởng-tượng kia, tự thú
nhận là mình yếu đuối, nhiễm-ố và là tất cả sự
hèn hạ trong vũ-trụ ? Các nhà Phật-học, trái lại,
có thể cho các ông thấy là không những mình
dối-trá mà còn đem lại cho con cháu mình một
lượng tai-họa ghê-gớm, vì rằng chớ quên chúng
ta đang ở trong một thế-giới thôi-miên. Tất cả
điều ta tự nói ra thì ta tin. Hầu như lời đầu tiên
Thế-tôn Phật nói lên là :

" Anh nghĩ thế nào anh là thế ấy,


Anh nghĩ sao anh sẽ làm vậy ! "

43
B.N.P. TRIẾT-LÝ VEDANTA

Nếu thực thế thì chớ bảo mình không ra


gì, và cho là mình không có khả-năng làm được
gì, trừ phi không có một ai ở tại đây mà ngự
trên mây giúp-đỡ. Kết-quả là ông càng ngày
càng tự mình thoái-hóa, yếu hèn. Luôn miệng
nhắc : " Hỡi Chúa tôi, chúng con là kẻ có tội
lớn, hãy rửa sạch cho con ! " các ông tự kỷ ám
thị mà chuốc lấy các tính xấu. Các nhà Phật-
giáo còn nói rằng 90% tính xấu người ta thấy
trong tất cả xã-hội ngày nay là hậu-quả của
quan-niệm Thượng-Đế hữu-ngã nhân-cách-
hóa. Thật là một ý-tưởng ghê-sợ mà nhân-tính
đã có về mình là cái đích, cái mục-tiêu cho sự
biểu-hiện của sinh-sống, cái biểu-hiện đáng
kính-phục kia của sự sống lại là để trở nên
giống như một con chó. Phật-gia nói với tín-đồ
Thần Vishnu rằng : " Lý-tưởng, mục-tiêu, đối-
tượng của ông ở đời là lên cõi Thiên-đường
( Valkinatha ), nơi nhà của Trời, và tại đây
chắp tay trước mặt Ngài mãi mãi vĩnh-viễn, thế
thì thà tự-tử đi còn hơn." Nhà Phật có thể cả
đến dám khoe rằng chính vì thế mà họ đã cầu
hủy-diệt ở Niết-bàn ( Nirvana ) .
44
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

Tôi đã trình-bày tất cả các lý-thuyết trên


trong vài phút như một nhà Phật đã có thể nói
ra, bởi vì ngày nay người ta tuyên-truyền tất cả
những quan-niệm Bất-Nhị-Pháp ( Advaïta ) ấy
có thể làm cho người ta vô-luân ; bởi thế nên
tôi thử bầy-tỏ mặt trái đồng tiền mề-đay. Hãy
nhìn cả hai mặt, nhìn thẳng vào cả hai luận-
thuyết một cách can-đảm mạnh-bạo .

Trước tiên là chúng ta đã thấy không thể


chứng-minh được lý-thuyết về một Thượng-Đế
hữu-ngã sáng-tạo ra thế-giới. Ngày nay có đứa
trẻ nào còn tin được điều ấy ? Vì người thợ
gốm tạo ra một cái bình thì Thượng-Đế cũng
có thể tạo ra thế-giới ? Nếu thực như thế thì
người thợ gốm của các ông sẽ là Thượng-Đế.
Nếu có ai đến bảo là y hành-động không đầu
óc, chân tay, ông có thể đưa y thẳng đến nhà
thương điên. Thượng-Đế hữu-ngã nhân-cách
của ông, Sáng-tạo-công của thế-giới ngày nay,
mà ông kêu gọi suốt đời, có từng đến cứu ông
không ? Đấy là lời thách đố của khoa-học hiện
này ! Nó sẽ chứng-minh rằng tất cả sự cứu-độ
45
B.N.P. TRIẾT-LÝ VEDANTA

mà ông từng nhận được, ông đã chỉ nhận được


như là kết-quả của sự nỗ-lực của chính ông.
Hơn thế nữa, khoa-học còn chứng-minh rằng,
người ta chẳng cần phí sức kêu gọi cầu cứu, và
người ta còn thấy được tốt hơn nếu không phải
kêu gào khóc lóc với Chúa Trời .

Chúng ta cũng đã thấy với cái quan-niệm


Thượng-Đế nhân-cách-hóa ấy, xuất-hiện sự
chuyên-chế và tăng-lữ. Chuyên-chế và tăng-lữ
đã hoành-hành nơi nào có cái ý-niệm ấy, và
cho đến chừng nào, như Phật-gia nói, sự lừa-
dối bị phanh-phui ra thì chuyên-chế ấy mới hết.
Chừng nào còn một người tin phải run sợ trước
mặt một đấng siêu-nhiên thì sẽ còn những giáo-
sĩ đòi có quyền được ưu-đãi và muốn làm
người ta run sợ trước mặt họ, bởi vì còn có
những kẻ khốn tiếp-tục cầu xin giáo-sĩ can-
thiệp cho chúng. Các ông có thể rũ hết giáo-sĩ
Bà-La-Môn, nhưng tôi khẳng-định là những kẻ
đuổi chúng đi để cướp lấy chỗ của chúng sẽ
còn tệ hơn, vì giáo-sĩ Bà-La-Môn còn có chút
khoan-dung chứ còn như hạng hãnh-tiến thì
46
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

luôn luôn còn chuyên-chế tệ hơn. Nếu đứa ăn


mày trở nên giầu có thì nó coi thiên hạ như cỏ
rác. Chừng nào còn ý-tưởng một Thượng-Đế
nhân-cách-hóa, phải còn thầy cúng và trong xã-
hội không thể có đạo-lý luân-thường cao hơn
được. Tăng-lữ và chuyên-chế đi đôi. Tại sao
người ta phát-minh ra chúng ? Bởi vì xưa kia
có một số người mạnh nắm được kẻ khác trong
tay và bảo chúng : " Chúng bay phải tòng phục
chúng tao bằng không chúng tao tiêu-diệt
chúng bay đi ! " Đấy là tất cả lịch-sử. " Khác
nào sấm sét đe dọa ( cái Brahman = Phạm-
Thiên ) là một đại uy-lực ghê sợ ". Đấy là
quan-niệm Thượng-Đế sấm sét, giết tất cả
những kẻ không phục-tòng .

Phật-gia còn nói : các ông đã hợp lý đến


mức nào khi các ông nói rằng tất cả đều là kết-
quả của định-luật Karma ( Nghiệm quả ). Các
ông tin vào vô số linh-hồn khác nhau, không
biết sống chết : cái vô số linh-hồn ấy và sự tin
vào định-luật Nghiệp hẳn là hoàn-toàn hợp lý.
Không thể ở đâu có nguyên-nhân mà không có
47
B.N.P. TRIẾT-LÝ VEDANTA

kết-quả ; hiện-tại phải có nguyên-nhân ở quá-


khứ và nó sẽ có kết-quả ở tương-lai. Ấn-Độ-
giáo nói rằng Nghiệp là Jada ( nõa-tính ) chứ
không phải Chaitanya ( tinh-thần ) và do đấy
phải có Chaitanya nào để làm cho cái nhân ấy
nẩy sinh ra quả. Thực phải có Chaitanya để có
một cái cây sinh ra quả không ? Nếu tôi gieo
hạt và tưới bón cho nó thì có cần phải có Chai-
tanya đâu. Ông có thể bảo là ở đấy đã có một
Chaitanya nguyên-thủy, nhưng chính những
linh-hồn đã là Chaitanya, không cần cái gì khác
nữa. Nhưng nếu linh-hồn nhân-loại đã có nó cả
rồi, thì còn việc gì cần có một Thượng-Đế. Ông
hợp-lý ở đâu, ông đạo-đức ở đâu ? Khi các ông
phê-phán Bất-Nhị-Pháp ( Advaïtisme ), và lo
rằng nó truyền-bá vô-luân-lý, hãy đọc một ít
điều mà các phái Nhị-nguyên đã làm ở đất Ấn.
Nếu đã có hai vạn kẻ hạ-lưu trong hàng tín-đồ
Bất-Nhị-Pháp ( Advaïtistes ), thì cũng đã có hai
vạn người trong tín-đồ Nhị-nguyên-luận. Nói
chung là có nhiều hơn ở tín-đồ Nhị-nguyên, vì
phải có tinh-thần loại cao hơn thì mới hiểu
được Bất-Nhị-Pháp, và người ta không thể đối
48
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

sử với tín-đồ Bất-Nhị-Pháp bằng sợ hãi. Vậy


các tín-đồ Ấn-Độ-giáo còn làm được cách gì để
mà tự-vệ ? Các ông không tránh được sự tấn-
công của Phật-giáo. Các ông có đọc cho họ
kinh Vedas, nhưng họ có tin đâu Thiên-khải
Vedas. Họ sẽ trả lời : " Tam-Tạng ( Tripitakas )
của tôi nói khác và nó thì vô-thủy vô chung ;
nó cũng chẳng phải do đức Phật làm ra, vì Phật
bảo Ngài chỉ đọc lại ; nó vĩnh-cửu ! " Và họ
nói thêm : " Vedas của các ông là sai, chính-
xác là Tripitakas của chúng tôi. Thiên-khải của
các ông là do bọn giáo-sĩ Bà-La-Môn tạo ra,
phải gạt bỏ đi ! " Vậy các ông, tín-đồ Ấn-Độ-
giáo phải giải-quyết thế nào ?

Đây là giải-pháp. Hãy lấy điều biện-bác


đầu tiên về siêu-hình : Thực-thể khác-biệt với
phẩm-tính. Nhà Bất-Nhị-Pháp đáp : Như thế
không đúng, không có gì khác-biệt giữa thực-
thể và phẩm-tính. Các ông đều biết tỉ-dụ cũ-
rích : cái thừng lấy làm con rắn. Khi nào người
ta nhìn thấy con rắn thì không còn thấy cái
thừng nữa, cái thừng đã biến mất. Phân chia
49
B.N.P. TRIẾT-LÝ VEDANTA

một vật ra thể và dụng, chất và phẩm là một


công việc siêu-hình diễn ra trong óc nhà triết-
học, nhưng thực-tế thì không có thực ở ngoài
óc ấy. Ông thấy những phẩm-tính, nếu là người
thường, và thấy thực-thể nếu là một đạo-sĩ
Yoga, nhưng không bao giờ thấy được đồng
thời cả hai. Như vậy, hỡi các bạn Phật-giáo,
vấn-đề thực-thể và phẩm-tính của các ông là
tính lầm, vô căn cứ. Nhưng nếu thực-thể không
có phẩm-tính và chỉ có Một được thôi. Nếu bỏ
phẩm-tính ở linh-hồn đi, và nếu ông có thể
chứng-tỏ cho người ta thấy rằng những phẩm-
tính ấy đều ở trong tinh-thần ( tâm-thức ), mà
sự thực chúng đã chùm lên linh-hồn, nếu thế
thì sẽ chỉ có thể có một linh-hồn, không có hai.
Thực vậy, chính những phẩm-tính quyết-định
sự sai khác giữa linh-hồn với linh-hồn. Làm
sao ông biết được linh-hồn này khác với linh-
hồn kia ? Phải nhờ vào một số tính-cách riêng
biệt, phẩm-tính khác nhau. Nếu ở đâu không có
phẩm-tính thì làm sao có sự phân-biệt ? Do đấy
mà không có hai linh-hồn, chỉ có Một và cái
siêu-ngã của các ông không cần-thiết, nó là cái
50
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

linh-hồn kia, cái Một được gọi là Đại =


Paramâtma, cũng là cái Một ấy gọi là Tiểu-Ngã
( Jivâtman ) ( linh-hồn cá-nhân ). Nhân thân
tiểu thiên địa ( ). Các tín-đồ
Lưỡng-nguyên tin thờ Thượng-Đế hữu-ngã,
nhân-cách-hóa như Số-luận ( Samkhya ) nói
rằng linh-hồn là Vibhu ( vô sở bất tại ) ở tại
khắp cả, thì làm thế nào để họ có thể tạo được
hai vô-hạn, vô-cực ? Chỉ có thể có Một. Còn gì
khác ngoài Tuyệt-đối ? Cái Một ấy là Atman
vô-hạn duy-nhất, còn lại là biểu-hiện của Nó. Ở
đây nhà Phật hết nói, nhưng chưa phải đã hết.
Thái độ Bất-Nhị-Pháp không phải của kẻ yếu
hèn chỉ biết phê-phán. Nó phê-phán đối-tượng
khi nào chúng tới quá gần nó, và nó chỉ bác bỏ
đi thôi, thế là đủ. Nhưng nó còn chứng-minh
luận-lý của riêng mình. Nó là chủ-trương duy-
nhất phê-phán và chỉ biết phê-phán và dẫn-
chứng kinh điển. Hãy xem chúng ta đi đến đâu
rồi !

Các ông bảo vũ-trụ là một trào-lưu biến-


động vô-thường. Ở trong thế-gian hữu-hạn
51
B.N.P. TRIẾT-LÝ VEDANTA

( Vyashti ) tất cả đều biến-động. Ông vận-


động, cái bàn này cũng động, tất cả bất cứ ở
đâu cũng đều là vận-động ; đấy là Luân-hồn
( Samsara ), vận-động không dừng ; đấy là
chúng-sinh, thế-giới hữu-cơ và vô-cơ ( Jagat ).
Vậy thì theo đấy không thể có được cá-tính
trong trần-gian, vì cá-tính tương-đương với cái
gì không thay đổi. Không thể có một cá-tính
không biến-đổi, chính danh-từ cá-tính và biến-
đổi không tương-dung nhau. Trong cái thế-gian
nhỏ này mà chúng ta đang sống, trong cái Jagat
này thì không làm gì có cái gọi là cá-tính. Tư-
tưởng và cảm-giác, tinh-thần ( tâm thức ) và
thân-thể, người và thú cùng thảo-mộc, đều ở
trong trạng-thái ba-động lên xuống liên-tục.
Nhưng nếu giả-thiết ta nhìn vũ-trụ như một
toàn-thể nhất-phiến, thử hỏi nó có thể chuyển-
dịch hay biến-hóa được không ? Hẳn là không.
Vận động chỉ có thể thấy được bằng cách so-
sánh với cái gì ít vận-động hơn hay là bất-động
hoàn-toàn. Như vậy thì toàn-thể vũ-trụ là bất-
động, không vận-động vì không còn đối với cái

52
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

gì để so-sánh ( Dịch = Giao dịch ; Biến dịch ;


Bất dịch = Sinh sinh chi vị )
( )
Vậy ta là một cá-nhân, cá-tính chỉ khi nào là
toàn-thể, khi nào ta thực-hiện : " Tôi là một vũ-
trụ " ( ) ( Thiên thượng
thiên hạ vô như Phật, duy ngã độc tôn ). Bởi
thế nên nhà Bất-Nhị-Pháp nói : " Chừng nào
còn Hai, sợ-hãi vẫn còn. " Chỉ chừng nào người
ta không còn cảm thấy " tha nhân ", khi nào
tất cả là Một, thì chỉ đến bấy giờ mới hết lo sợ,
sự chết biến mất, chỉ đến đấy mới hết Luân-hồn
( Samsara ) .

" Cái Luân-hồi chẳng ở đâu xa,


Thiện-căn ở tại lòng ta,
Trong gang tấc đủ thiên-đường địa-ngục."
_ ( Nguyễn-Công-Trứ )

Bất-Nhị-Pháp dạy chúng ta theo đấy


người ta là cá-nhân thành đại-đồng chứ không
phải là đặc-thù riêng biệt. Ta trở nên bất-tử chỉ

53
B.N.P. TRIẾT-LÝ VEDANTA

khi nào ta là tất cả. Chúng ta chỉ hết sợ hãi, hết


sống, chết chừng nào chúng ta là vũ-trụ đại-
đồng. Bấy giờ cái gọi là vũ-trụ cũng gọi là
Thượng-Đế, cùng một vật gọi là sinh-tồn, cùng
một vật gọi là toàn-thể vậy .

Thân như điện ảnh hữu hoàn vô !


Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô .
Nhậm vận thịnh suy vô bố úy ,
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô .
( Thiền " Vạn-Hạnh " )

Đấy là sinh-tồn toàn nhất bất phân mà


người ta lấy làm thế-giới đa-thù đúng như
chúng ta nhìn thấy. Những kẻ được nhẹ nghiệp
( karma ) hơn, và đạt tới trạng-thái tinh-thần
cao hơn, đến khi chết thì coi đấy như Thiên-
đường ( Svarga ), chúng nhìn thấy Đế-Thích
( Indra ) v.v. Ai đạt tới trình-độ tinh-thần cao
54
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

hơn nữa sẽ thấy cùng vật ấy như là Phạm-


Thiên ( Brahmaloka ). Và bậc nào hoàn-toàn
thì sẽ không thấy đất hay trời, chẳng có cõi nào
nữa ; cái vũ-trụ này sẽ biến đi và chỉ còn Đại-
Ngã ( Brahman ) thay thế .

Chúng ta có thể biết được cái Đại-Ngã ấy


không ?

Tôi đã nói với các vị về cái Vô-biên như


mô-tả ở tập ( Samhita ) = Thánh-ca Thiên-khải
Vedas. Ở đây chúng ta thấy một phương-diện
khác của Vô-biên nội-tâm. Phương-diện trước
là Vô-biên của bắp thịt ; ở đây là Vô-biên của
tư-tưởng. Một đàng người ta thử mô-tả Vô-biên
bằng cách tích-cực ; đàng này luận-điệu ấy
không thành-công, và người ta cố-gắng mô-tả
với luận-điệu tiêu-cực. Này đây, vũ-trụ ấy. Dù
là chúng ta thừa-nhận nó là Brahman, chúng ta
có thể biết được không ? Không và không !
Các vị phải biết điều ấy cho thật minh-bạch.
Vấn-đề ấy sẽ đặt ra cho tinh-thần các vị nhiều
lần : nếu cái này là Brahman, làm thế nào cho
55
B.N.P. TRIẾT-LÝ VEDANTA

chúng ta có thể biết được ? " Bằng cái gì tri


giả, người biết có thể là cái bị biết, là cái bị
tri ? Mắt nhìn thấy tất cả, phải chăng chúng có
thể nhìn thấy chính mình ? Chúng không có
khả-năng. Cái thực-kiện biết là một thoái-bộ.
Hỡi con cháu giống Aryas, hãy nhớ điều ấy, vì
nó là cả một lịch-sử sâu rộng. Tất cả sự toan
tính của Tây-phương đến với các vị có cơ-bản
siêu-hình-học chỉ là điều này : không có gì cao
hơn là tri-thức giác-quan. Ở Đông-phương,
trong kinh Vedas của chúng ta nói rằng cái tri-
thức ấy thì thấp hơn là đối-tượng của cái biết,
vì nó luôn luôn là một hữu-hạn. Khi nào ta
muốn biết một vật gì thì lập tức vật ấy bị giới-
hạn bởi tinh-thần mình ( năng-tri ). Các Vedas
của ta bảo ta quay lại với cái thí dụ con trai nó
tạo ngọc, và tỏ cho ta biết như thế nào tri-thức
là một sự giới-hạn, nó cốt ở thu lượm một vật
và đặt nó trên bình-diện ý-thức, không bao giờ
là biết ở toàn-thể của nó .
( )
" Tri chỉ chi sở bất tri chí hỹ "
_ ( Trang-Tử )
56
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

( )
" Tri chi vi tri, bất tri vi bất tri, thị vi tri "
_ ( Khổng-Tử )

Điều ấy thật đối với tất cả tri-thức : còn gì


có thể kém thật đối với Vô-hạn, Vô-biên nữa ?
Có thể nào ta giới-hạn như thế Cái vốn là thực-
thể của tất cả tri-thức. Người là Saksti, chứng-
nhân, thiếu Nó ta không có thể có được một tri-
thức gì cả. Nó không có phẩm-tính, Nó là
chứng-nhân của tất cả vũ-trụ, chứng nhân ở
trong chính tâm-hồn ta ?

" Ngàn muôn năm âu cũng thế ni ,


Ai hay hát ? Ai hay nghe hát ? "
_ ( Nguyễn-Công-Trứ )

Làm thế nào ông có thể biết được Nó ?


Bằng cách gì ông có thể ràng buộc được Nó ?
Tất cả vũ-trụ toàn-thể chỉ là một sự toan-tính
sai lầm như thế cả. Cái Atman = Tự-Ngã, Tự-
Tính vô-hạn ấy có thể nói là đã cố gắng nhìn
thấy chính diện-mục của mình. Tất cả, kể từ
57
B.N.P. TRIẾT-LÝ VEDANTA

cầm-thú kém tiến-hóa cho đến thần thánh cao


nhất, đều là những tấm gương, trong đó Nó
phản-ảnh. Thấy chúng không đủ, Nó tìm đến
những vật khác, cho đến trong thân-thể nhân-
loại, để rồi nhận-thức rằng đấy là cái Hữu-hạn,
và trong Hữu-hạn không làm gì có một biểu-thị
của Vô-hạn. Bấy giờ bắt đầu quay trở về, nội-
hướng ngược lại : đấy gọi là từ bỏ, hỷ sả
( Vairagya ). Rời xa khỏi giác-quan, không đi
về phiá cảm-giác __ Đấy là cách-ngôn của
Vairagya. Đấy là khẩu-hiệu của tất cả luân-lý.
Đấy là khẩu-lệnh của tất cả hạnh-phúc. Các
ông, tín-đồ Ấn-Độ-giáo, hãy nhớ lấy rằng vũ-
trụ của các ông là bắt đầu ở khổ-hạnh
(Tapasya), ở hy-sinh. Dần dà các ông trở về
đàng sau, lùi lại xa mãi ngoại-giới giác-quan,
có tất cả những hình-thái biểu-hiện ra ở ông, và
ông từ bỏ lần lần, hết cái nọ đến cái kia cho đến
khi nào ông còn lại là ông thật, chân-tính. Đấy
là giải-thoát ( Moksa ) .

Lý-tưởng chúng ta phải hiểu là thế này :


"Làm sao biết được(tri giả), người biết ?"
58
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

" Người có biết Ta hay chẳng biết ?


Chẳng biết Ta, Ta vẫn là Ta ! "
_ ( Nguyễn-Công-Trứ )

Không thể biết được chủ-thể của tri, vì


nếu nó được biết thì nó không còn là người biết
nữa. Nếu ông nhìn mắt ông trong gương, phản-
ảnh ông thấy thì không phải chính mắt ông, nó
là cái gì khác, bất quá chỉ là một phản-ảnh. Vậy
nếu cái Tâm-hồn này, cái Thể-tính đại-đồng
vô-hạn là ông, mà chỉ là một khán-giả chứng-
nhân, thì Nó dùng làm gì ? Nó không thể sống,
động đậy hay là thích-thú thế-giới như chúng
ta. Người ta không hiểu được làm thế nào
chứng-nhân có thể cảm thấy thích-thú. Họ bảo
chúng ta rằng : " Các ông Ấn-Độ-giáo, các ông
đã bị tê-liệt, không còn ích-dụng nữa, vì cái tư-
tưởng cho mình là chứng-nhân, là khán-giả
bàng-quan ." Song, trước hết hãy xét rằng thực-
tế thì chỉ có chứng-nhân khán-giả mới có thể
thích-thú được buổi diễn kịch. Trong cuộc đánh
vật, ai là người thích-thú, người đánh vật hay là
người xem ? Ông càng có thái-độ chứng-nhân
59
B.N.P. TRIẾT-LÝ VEDANTA

về bất cứ cái gì trong đời sống thì ông càng


thấy thích-thú. Đấy là Ananda = hoan-lạc. Vậy
thì sự hoan-lạc vô-hạn chỉ có được khi nào ông
trở nên chứng-nhân khán-giả của vụ-trụ này ;
chỉ đến bấy giờ ông mới là Mukta-Purusha =
Thần Ngã giải-thoát. Chỉ là chứng-nhân mới có
thể làm việc vô-cầu, không có ý-niệm lên
Thiên-đường, không chút khát-vọng khen-
thưởng. Chỉ một mình người khán-giả chứng-
nhân mới có thể thích-thú, không còn ai khác
có khả-năng .

" Chữ vô cầu là chữ Thiên-nhiên ! "


_ ( Nguyễn-Công-Trứ )

Nếu nay chúng ta đi sang nhận xét luân-


lý, thì có một thuyết xen vào trong Bất-Nhị-
Pháp ( Advaïtisme ) đứng giữa siêu-hình-học
và luân-lý-học, ấy là thuyết Maya (Ảo-Hóa ) .

" Tuồng ảo-hóa đã bầy ra đấy,


Cảnh phù du trông thấy mà đau ."
_ ( Nguyễn-Gia-Thiều )
60
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

Phải mất hàng tháng để giải-thích mỗi


vấn-đề ấy trong hệ-thống Bất-Nhị-Pháp __ và
phải hàng năm mới hiểu thấu. Ở đây tôi chỉ xin
phớt qua. Cái thuyết Maya ấy vốn từ lâu đã là
vấn-đề khó-khăn nhất để hiểu nổi. Hãy để tôi
đề-cập ít lời là Maya không phải là một lý-
thuyết ; đấy là sự kết-hợp ba ý-niệm ( Desha -
Kala - Nimitta ) ( Không-gian, Thời-gian,
Nhân-quả ). Ba yếu-tố ấy lại thu về Danh
( Nama ) và Sắc ( Rupa ). Giả thử trên mặt đại-
dương có một ngọn sóng. Sóng chỉ có sự phân-
biệt với nước bể vì Sắc và Danh, song, Sắc và
Danh ấy không thể có sự biệt-lập với sóng ;
chúng chỉ có cùng với sóng. Sóng có thể dẹp
xuống, nhưng lượng của nước vẫn nguyên vẹn,
ngay cả đến Danh, Sắc của sóng biến đi hẳn.
Như thế là cái Maya (Ảo-hoá ) làm cho khác
nhau giữa ông và tôi, giữa thú-vật và loài
người, giữa thần-tiên và nhân-loại. Sự thực, vì
cái Maya ấy là nguyên-nhân mà Atman có thể
nói là bị hãm trong bao nhiêu triệu cá-thể, và
những cá-thể này chỉ khác biệt với nhau về
Danh và Sắc thôi. Nếu rời bỏ cái đa-thù tính
61
B.N.P. TRIẾT-LÝ VEDANTA

ấy, nếu các ông để cho Danh, Sắc đi khỏi, thì


tất cả sai biệt khác nhau tan biến mãi mãi, và
khi đó ông mới thật sự là ông. Đấy là Maya,
tuồng ảo-hóa, là " lò cừ nung nấu sự đời, bức
tranh vân cẩu vẽ người tang thương ".

Thêm nữa Maya không phải là một lý-


thuyết mà là một trình-bày thực-kiện. Khi nhà
thực-tiễn duy-vật tuyên-bố cái bàn này có thực,
tự-lập, không lệ-thuộc vào sự có thực của cái gì
khác trong vũ-trụ, và dù rằng tất cả, trừ nó
trong vũ-trụ, có bị tiêu-hủy hư-không, cái bàn
sẽ còn đấy, thực-tế. Một chút suy nghĩ cho ta
thấy không thể như thế được. Tất cả dưới trần-
gian này, trong thế-giới giác-quan đều lệ-thuộc
nhau, liên-hệ tương-quan, tương-đối và liên-
đới : sự tồn-tại của cái này hệ-lụy của cái kia,
nhân duyên nhau mà có .

" Nghiệp Duyên cũng tại mình ra,


Trong gang tấc đủ Thiên-đường Địa-ngục ! "

62
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

Bởi vậy có ba giai-đoạn trong sự hiểu-


biết về sự-vật. Giai-đoạn thứ nhất là mỗi vật
đối-tượng là cá-biệt, và phân-biệt với các vật
khác ; giai-đoạn sau là phát-hiện có sự liên-hệ
và hỗ-tương giữa các vật với nhau ; giai-đoạn
thứ ba là chỉ có một vật duy-nhất mà ta nhìn ra
như là nhiều vô kể .

Quan-niệm thứ nhất về Thượng-Đế ở kẻ


ngu si, là Thượng-Đế ngụ tại đâu đâu ngoài vũ-
trụ. Vậy quan-niệm ấy hết sức là Người, nhân-
cách, Thượng-Đế hành-vi đúng như nhân-loại,
nhưng quy-mô lớn hơn nhiều. Chúng ta đã thấy
người ta có thể chứng-minh như thế nào trong
vài lời rằng cái ý-niệm Thượng-Đế thì phi-lý
và khuyết điểm. Cái ý-niệm sau, ấy là một thế-
lực chúng ta thấy biểu-hiện khắp nơi. Đấy là
Thượng-Đế hữu-ngã, nhân-cách chân-chính mà
chúng ta thấy trong thần-thoại Purana và
Chandi, ca-tụng quang-vinh của Thánh-Mẫu
thần-linh. Nhưng nên để ý, đấy không phải một
Thượng-Đế mà ta có thể coi như nguồn của tất
cả phẩm-tính tốt, không gì khác nữa. Chúng ta
63
B.N.P. TRIẾT-LÝ VEDANTA

không thể có hai Thượng-Đế : Thần và Quỷ ;


chúng ta chỉ có một thôi, và có thể gọi Ngài là
tốt và xấu, thiện và ác. Hãy chỉ nên có một, và
nhận lấy hậu-quả hợp lý. Ta đọc trong kinh
Chandi : " Chúng con vái Ngài, hỡi Thánh-
Mẫu, Ngài ngự tại trong tất cả chúng-sinh như
là bình-an ; chúng con bái Ngài, hỡi Thánh-
Mẫu, Ngài ngự trong tất cả chúng-sinh như
thanh-khiết ." Nhưng đồng thời chúng ta phải
nhận lấy tất cả hậu-quả của cái gì chúng ta gọi
Ngài " Ngài ở tại trong tất cả hình-tướng ."
_ ( Sishvarupa ). Tất cả cái gì, bất cứ ở đâu có
an-lạc là có một mảnh " Thần-linh " _ ( Up. )
Các ông có thể dùng tùy ý cái ý-tưởng ấy, mà
tôi vừa toát-yếu. Dưới ánh sáng của ngọn đèn
trước mặt tôi đây, ông có thể bố-thí cho kẻ
nghèo100 đồng roupies, và một người khác có
thể làm sổ sai bậy ; ánh-sáng vẫn thế đối với cả
hai người. Đấy là độ đường thứ hai .

Độ đường thứ ba là Thượng-Đế chẳng


phải ở ngoài thiên-nhiên, chẳng phải ở trong
thiên-nhiên, tâm-hồn và vũ-trụ đều là những
64
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

danh-từ thay thế được cho nhau. Các ông


không từng thấy được hai vật một lúc ; đấy là
những danh-từ siêu-hình của các ông, khiến
cho các ông mê lầm. Các ông giả-thiết mình là
thân-thể và có một tâm-hồn và các ông là cả
hai một lúc. Làm sao có thể như thế được. Hãy
thử trong tinh-thần các ông. Nếu trong các ông
có một đạo-sĩ Yoga, y biết y là Chaitanya ; và
đối với y thân-thể đã biến mất. Một người
thường, trái lại, tự coi như là một thân-thể, ý-
niệm tinh-thần đối với ông ta tự tan-biến.
Nhưng vì ý-tưởng siêu-hình mà người ta có
một thân-thể, một linh-hồn và còn nhiều vật
khác nữa, các ông nghĩ rằng chúng đều hiện-
hữu tất cả đồng thời. Một vật đồng thời ! Các
ông đừng bảo là Thượng-Đế khi các ông nhìn
thấy vật-chất, các ông đã thấy hiệu-quả và chỉ
có hiệu-quả thôi ; các ông không thấy được
nguyên-nhân. Ngay khi ta thấy nguyên-nhân thì
hiệu-quả biến mất. Bấy giờ thì thế-giới của ta ở
đâu, và ai đã lấy đi ?

65
B.N.P. TRIẾT-LÝ VEDANTA

" Một, luôn luôn hiện-tại trong ý-thức,


hoan-lạc tuyệt-đối, ngoài tất cả giới-hạn, ngoài
tất cả so-sánh, ngoài tất cả phẩm-tính, mãi mãi
tự-do, vô-biên như nền trời, bất phân, tuyệt-
đối, viên-mãn, hoàn-toàn _ một Brahman ( Đại
ngã ) hỡi hiền-triết, hỡi bác-học sáng chiếu
trong tâm nhà Chính-giác ( Jnanin ) trong Siêu-
thức Tam-muội ( Samadhi ) .

" Ở đấy tất cả biến-hóa của thiên-nhiên


dừng lại mãi mãi, tư-tưởng vượt ngoài tư-
tưởng, bình-đẳng với tất cả vậy mà không có gì
bằng, vô-lượng mà kinh Vedas tuyên-dương, là
thực-thể của cái mà ta gọi là sinh-tồn, hoàn-
toàn _ một Brahman như thế, hỡi hiền-triết, hỡi
bác-học sáng-chiếu trong tâm-hồn nhà Chính-
giác ( Jnanin ) trong Siêu-thức Tam-muội
( Samadhi ) .

" Ở ngoài tất cả sinh tử, vô-cực, vô-song


như toàn-thể vũ-trụ trong cơn hồng-thủy thời-
đại hồi-toàn ( Mahapralaya ) _ nước ở bên trên,
nước ở dưới, nước ở các phiá, và trên mặt nước
66
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

ấy không gợn sóng, không một lăn-tăn _ yên-


tĩnh, tất cả ảo-giác bị sóa-nhòa, tất cả tranh-
đấu, cãi-cọ, chiến-tranh của kẻ ngu và bậc
thánh, mãi mãi kết-thúc cáo-chung _ Một
Brahman như thế, hỡi hiền-triết, hỡi bác-học
sáng chiếu trong tâm-hồn nhà Chính-giác
(Jnanin) vào Siêu-thức Tam-muội (Samadhi). "
_ ( Vivekachudamani_ " Samkara " )

Điều ấy cũng đạt đến __ và khi nào điều


ấy đến thì thế-giới tan biến .

Vậy là ta đã thấy Brahman ( Đại Ngã )


kia, cái Thực-tại ấy, là không biết được và bất-
khả-tri, không theo nghĩa bất-khả tri-luận mà vì
rằng biết cái Ấy sẽ phạm-thượng, vì ta đã là cái
Ấy. Chúng ta cũng thấy Brahman ấy không
phải là cái bàn này, tuy vậy mà cái Ấy là cái
bàn này. Cất bỏ danh sắc, tên gọi và hình-
tướng cùng tất cả cái gì là thực-tại thì đấy là cái
Ấy. Cái Ấy là thực-tại ở tất cả. " Người là
người, Người là phụ-nữ, Người là con-trai,
Người là con gái nữa, và Người là ông già, ông
67
B.N.P. TRIẾT-LÝ VEDANTA

già chống gậy ; trong vũ-trụ, Người là tất cả


trong tất cả. " _ ( Up. ). Đấy là đề-tài Bất-Nhị-
Pháp .

Còn mấy lời nữa. Chúng ta sẽ thấy rằng ở


đấy có tất cả giải-thích về thực-thể của sự-vật.
Chúng ta đã thấy chỉ ở đấy chúng ta mới có thể
đứng vào vị-trị khả-quan như thế nào để chống
với những tấn-công của lý-trí và tri-thức khoa-
học. Sau hết là ở đấy lý-trí có nền-tảng bền
vững. Tuy nhiên, nhà triết-học Vedas Ấn
không nói xấu các độ đường trước kia ; nó nhìn
lại chúng và cầu phúc cho chúng ; y biết rằng
chúng là thật, nhưng bị tri-giác sai và diễn bầy
sai. Chúng nói cùng một chân-lý, nhưng nhìn
qua mắt kính Ảo-hóa ( Maya ), có lẽ bị lệch
lạc, nhưng tuy nhiên vẫn là chân-lý, và chỉ là
chân-lý mà thôi .

Chính cùng Thượng-Đế ấy mà người ta u-


mê nhìn thấy ở ngoài thiên-nhiên, mà người
biết ít nhiều sự-vật, thấy thấm suốt vũ-trụ, mà
nhà hiền-triết hiểu là chính cái Tự-Ngã, Tự-tính
68
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

và tất cả vũ-trụ, __ tất cả đều là Một và cùng


Hữu-thể đồng-nhất, cùng một cá-tính nhìn ở
quan-điểm khác nhau, được quan-sát qua mắt
kính Maya, được tri-giác bởi các tinh-thần khác
nhau, và những sự khác biệt không do nguyên-
nhân gì khác. Hơn thế nữa, một quan-niệm phải
dẫn đến một quan-niệm khác. Giữa khoa-học
và những tri-thức phổ-thông có sự khác nhau
gì ? Hãy đi ra phố trong đêm tối ; nếu có sự gì
bất thường xẩy ra, thử hỏi một người qua
đường nguyên-nhân của sự việc đó. Chúng ta
sẽ có chín phần mười may mắn, để y trả lời
rằng hiện-tượng gây nên điều ấy bởi một tính-
linh. Luôn luôn người qua đường giả-thiết cho
ma quỷ, thần-linh bên ngoài vì bản-tính của vô-
minh là tìm nguyên-nhân ngoài hiệu quả. Nếu
có một hòn đá rơi là do con ma ném hay là một
yêu-tinh nào, theo lời kẻ mê-muội. Nhưng nhà
khoa-học bảo đó là định-luật của thiên-nhiên,
hấp-dẫn-lực .

Cuộc vật-lộn giữa khoa-học và tôn-giáo


diễn ra khắp nơi là thế nào ? Các tôn-giáo đều
69
B.N.P. TRIẾT-LÝ VEDANTA

lủng-củng với một khối giải-thích bắt nguồn từ


bên ngoài : một ông Tiên lo về mặt-trời, một
ông khác về mặt-trăng, cứ thế v.v. vô cùng tận ;
mỗi biến-chuyển do một tính-linh làm ra. Cái
điểm mà ai cũng công nhận là những nguyên-
nhân ấy luôn luôn ở ngoài sự vật. Trái lại,
khoa-học cốt tìm nguyên-nhân của một vật
trong chính bản-tính của vật ấy. Dần dần khoa-
học tiến-bộ, lấy đi của thần-tiên giải-thích về
hiện-tượng thiên-nhiên. bởi vì Bất-Nhị-Pháp đã
làm như thế ở phạm-vi tinh-thần, đấy là tôn-
giáo khoa-học nhất. Cái vũ-trụ này chẳng phải
đã được một Thượng-Đế ngoài vũ-trụ sáng-tạo,
nó không phải tác-phẩm của một vị thần nào ở
ngoài. Nó là sinh-tồn, duy-nhất, vô-hạn và tự-
tạo, tự-tiêu và tự-hiện, là Brahman. " Người là
cái Ấy, hỡi Shvétakétou ! " Như thế các ông
thấy đấy, và chỉ ở đấy, không đâu nữa mới có
thể là tôn-giáo khoa-học duy-nhất được thôi.
Với tất cả sự khuấy động chung quanh khoa-
học, mà người ta thấy thường-xuyên ngày nay
ở Ấn-Độ cận-đại, bán-khai, bác-học nửa vời,
với tất cả những tranh-luận hàng ngày tôi nghe
70
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

thấy về chủ-nghĩa duy-lý và lý-trí, tôi đợi


toàn-thể các giáo-phái, có dám đến tự tuyên-bố
là tín-đồ Bất-Nhị-Pháp, dám truyền-bá Bất-
Nhị-Pháp cho thế-giới theo luận-điệu của đức
Phật : " Vì điều lành cho nhiều người, vì hạnh-
phúc của chúng sinh ." Nếu các ông không có
khả-năng trút sạch hèn nhát, nếu các ông thoái-
thác vì sợ, bấy giờ thì hãy để người khác tự-do;
chớ phá hủy kẻ khốn khó thờ ngẫu-tượng, chớ
coi họ như ma quỷ ; đừng truyền-giáo cho bất
cứ ai không hoàn-toàn đồng tình với mình ;
trước tiên hãy biết chính mình là đứa nhát. Nếu
xã-hội làm các ông sợ, nếu chính sự mê-tín
quá-khứ làm cho các ông sợ đến thế, thì những
mê-tín ấy đã phải biết bao khủng-bố và trói
buộc hạng ngu mê ! Đấy là quan-điểm Bất-
Nhị-Pháp. Hãy thương người ta ! Cầu mong
Thượng-Đế khiến sao cho ngày mai thế-giới
chỉ còn có những tín-đồ Bất-Nhị-Pháp, không
phải chỉ có danh mà còn là thực-hành nữa.
Nhưng nếu không thể như thế được, không gì
hơn là hãy giắt tay người ngu-tối từng bước
cho tới khi họ tự đi lấy được một mình. Hãy
71
B.N.P. TRIẾT-LÝ VEDANTA

nhớ rằng ở Ấn-Độ tất cả độ đường phát-triển


tôn-giáo đều được trải qua dần dần. Không
phải vấn-đề là đi từ xấu đến tốt, mà là từ tốt
đến tốt hơn .

Còn vài lời nữa tôi phải nói về quan-hệ


luân-lý .

Thanh-niên của chúng ta ngày nay vui


đùa, bàn tán. Họ đã nghe nói __ có Trời biết
được là ai nói ! __ rằng Bất-Nhị-Pháp làm cho
người ta thành vô-luân-lý, bất-nhân, vì nếu tất
cả chỉ là một thể, và tất cả là Thượng-Đế thì
còn cần gì đến luân-lý nữa !

Trước hết, đấy là lý-luận của kẻ vô-tri vô-


giác, của kẻ phải trị bằng roi vọt. Nếu các anh
là hạng cầm-thú như thế, thì hãy đi tự-vẫn còn
hơn sống làm con người mà phải đàn-áp bằng
roi gậy. Nếu người ta không giơ gậy lên, phải
chăng các anh, tất cả sẽ thành quỷ-sứ ? Nếu
thật là ở trong trường hợp ấy thì phải tiêu-diệt
tất cả, không còn chút hy-vọng gì cho các anh ;
72
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

các anh cứ phải bị chỉ-huy bằng roi vọt, không


còn lối thoát nào cứu độ cho các anh nữa .

Điểm thứ hai là Bất-Nhị-Pháp và chỉ có


Bất-Nhị-Pháp mới giải-thích được luân-lý. Tất
cả tôn-giáo đều dạy rằng cốt-yếu của tất cả
luân-lý là phải làm tốt cho người, cho tha-nhân
__ Nhưng tại sao ? __ Hãy vị-tha __ Tại sao
chúng ta vị-tha ? __ Một Thượng-Đế ban lệnh
thế ? __ Không phải là cho tôi __ Một số kinh
điển bảo phải thế ? __ Càng hay cho chúng,
nhưng điều ấy không quan-hệ với tôi. Chúng
nói tất cả như thế ! Dù cho tất cả đều nói, điều
ấy có quan-hệ gì với tôi ? Mỗi người hãy vì
mình và còn lại để mặc cho quỷ-sứ ! Đấy là tất
cả luân-lý của thế-gian ; không thì ít nhất cũng
của đa số. Vì lý do gì tôi sẽ phải có luân-lý ?
Các ông không thể giải-thích được trừ phi hiểu
đến cái chân-lý dạy trong Thế-Tôn-Ca ( Gita ) :
" Người nào nhìn thấy tha vật ở bản thân, và
bản thân ở tại tất cả tha vật, như thế họ nhìn
thấy Thượng-Đế sống-động ở tất cả chúng-
sinh, người ấy, nhà hiền-triết không còn cần
73
B.N.P. TRIẾT-LÝ VEDANTA

phải diệt Chân-ngã bằng Giả-ngã, Tự-tính bằng


Cá-tính ." _ ( Gita, XIII _ 28 ). Hãy học lấy ở
Bất-Nhị-Pháp là khi nào ông đánh bất cứ ai, ấy
là ông tự đánh mình ; mọi người khác đều là
chính mình. Biết hay không, các ông làm việc
với tất cả các tay, đi bằng tất cả các chân, ông
là vua ngự trong cung-điện, và là đứa ăn xin
kéo lê trên đường phố, đời sống cùng khốn ;
ông ở người ngu cũng như ở nhà bác-học ; các
ông ở tại người yếu và các ông ở tại người
khoẻ ; hãy biết thế và tỏ lòng thông-cảm. Chính
vì thế mà chúng ta không nên làm hại người
khác. Vì những điều đó mà tôi không lo lắng để
biết là tôi sẽ chết đói hay không, vì có hàng
triệu miệng ăn cùng một lúc thay tôi. Vì vậy
chúng ta không nên để tâm vào cái gì xẩy đến
cho mình, về cái gì là của mình vì lẽ tất cả vũ-
trụ là của mình ( ). Ta
hưởng-thụ đồng thời tất cả cảnh lạc. Ai có thể
giết được ta, ta hay là vụ-trụ ? Chính đấy là
luân-lý-tính được giải-thích. Các thuyết khác
dạy mà không cho lý-do. Đây là để giải-thích .

74
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

Và nay hãy hỏi, người ta được gì ? Sức


mạnh ư. Hãy gạt cái màn ám-thị mà ông đã phủ
lên thế-giới, chớ đem cho nhân-loại những tư-
tưởng và lời nói nhu-nhược. Hãy biết rằng tất
cả điều dữ và tất cả tội-lỗi có thể toát-yếu vào
một chữ này : nhu-nhược. Chính vì nhu-nhược
khiến ta phạm tất cả hành-vi ác ; chính nhu-
nhược là nguồn-gốc của lòng vị-kỷ ; chính vì
nhu-nhược mà mọi người làm điều ác đối với
người thân ; chính nhu-nhược khiến chúng
biểu-hiện cái gì không phải thực là chúng. Tất
cả hãy biết mình là gì ; chúng ta hãy nhắc đi
nhắc lại chúng ta là cái : " Tôi là cái Ấy "
( Soham ). Chúng ta hãy bú sữa của mẹ chúng
ta, cái ý-tưởng-lực ! " Ta là Ngài, Ta là Ngài !"
Trước hết hãy nghe. rồi hãy suy-nghĩ vào đấy.
Và từ cái tư-tưởng ấy, cái tâm ấy sẽ xuất-hiện
các công-trình mà thế-giới chưa từng thấy. Phải
làm thế nào, làm gì ? Có kẻ cho Bất-Nhị-Pháp
như không có thể thực-hành được, nghĩa là như
chưa biểu-hiện trên bình-diện vật-chất. Đúng
đến một mức độ nào thôi. Thực vậy, hãy nhớ
lấy điều kinh Vedas nói : " OM ( A.U.M.) đấy
75
B.N.P. TRIẾT-LÝ VEDANTA

là Brahman ; OM đấy là đại thực-tại, kẻ nào


biết được bí-quyết của chữ OM ấy, tất cả điều y
muốn đều có thể được." Như vậy trước hết,
hãy biết bí-quyết của chữ OM ấy. Hãy biết
rằng mình là chữ OM ấy. Hãy biết bí-quyết của
" Tat tvam asi " ( ) " Cái Ấy người
là ." Bấy giờ và chỉ đến bấy giờ ông mới thấy
đến với ông tất cả những điều ông muốn. Nếu
ông muốn có thế-lực trong phạm-vi vật-chất,
hãy tin ông là thế ! Tôi có thể là một cái bong-
bóng không-khí nhỏ xíu, còn ông là một ngọn
sóng cao như núi, nhưng chúng ta, mỗi người
đều lập cước trên nền móng đại-dương vô-biên;
Brahman vô-hạn là nguồn năng-lực và quyền-
thế và chúng ta có thể là bao nhiêu cũng được ;
tôi là bóng bọt, cũng như ông là ngọn sóng vĩ
đại. Vậy hãy tự tin nơi mình ! Bí-quyết của
Bất-Nhị-Pháp là : Trước hết hãy tin vào mình
và rồi mới vào bất cứ cái chi khác. Trong lịch-
sử thế-giới, các ông đã thấy chỉ những dân nào
đã tự tin vào mình mới trở nên lớn mạnh.
Trong lịch-sử mỗi dân-tộc cũng thế, các ông sẽ
thấy chỉ có cá-nhân đã tự tin nơi mình là họ trở
76
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

nên lớn và mạnh. Đến đây, Ấn-Độ có một câu


chuyện một người Anh chỉ là một người làm
công nhỏ, vì y thiếu tiền và cũng vì lý-do khác
nữa, hai lần y đã định tự-tử, nhưng rồi không
xong, và bấy giờ y bắt đầu tự tin vào mình ; y
tin y sinh ra để hoàn-thành những việc lớn ; và
rồi con người ấy sau này trở nên Bá-tước Clive,
nhà sáng-lập Đế-quốc. Nếu lúc bấy giờ y cứ tin
vào nhà truyền-giáo Thiên-Chúa và tiếp-tục
suốt đời bò lê rên rỉ : " Lạy Chúa, con yếu đuối,
chẳng đáng mảy may ", thì y sẽ đi về đâu ? Đến
nhà thương điên với giáo-lý sai lầm ? Tôi đã
thấy ở thế-giới những hậu quả tai hại của
những truyền-giáo về sự yếu hèn và tôn
nhượng, phá-hoại cả một giống nòi. Chính như
thế mà con cháu chúng ta đã được dưỡng-dục ;
có chi lạ chúng đã trở nên dở điên dở dại ?

Đấy là vấn-đề thực-hành giáo-lý. Vậy thì


hãy tin vào chính mình, và nếu các ông muốn
giầu có vật-chất, hãy giải-quyết vấn-đề ấy đi thì
giầu có sẽ đến. Nếu các ông muốn giải-quyết
trí-thức, cùng vấn-đề ấy trên bình-diện trí-thức
77
B.N.P. TRIẾT-LÝ VEDANTA

thì các ông sẽ trở nên đại trí-tuệ. Và nếu các


ông muốn được tự-do, hãy giải-quyết vấn-đề ấy
trên bình-diện tâm-linh : các ông sẽ được tự-do
và sẽ vào Niết-bàn ( Nirvana ), vào Cực-lạc
vĩnh-viễn. Một điều sai mà người ta có thể
trách Bất-Nhị-Pháp ( Advaïta ) ấy là người ta
chỉ thực-hiện được trên bình-diện tâm-linh và
chỉ ở một bình-diện tâm-linh ấy thôi. Thời
điểm đã đến để các ông phải thực-tế. Nó sẽ
không còn là một Rahasya bí-truyền nữa ; nó
không còn giới-hạn vào các tu-sĩ trong hang-
động và trong suối rừng của Hy-mã-lạp-sơn ;
nó phải đi vào đời sống hàng ngày của dân-tộc;
nó phải thực-hiện trong cung-điện nhà vua,
trong động của ẩn-dật, trong cuộc vật lộn của
người nghèo, ở kẻ hành-khất trên đường phố,
và bất cứ ở đâu ! Khắp nơi, nó có thể thực-hiện
được. Vậy không nên e sợ vì cớ mình là phụ-
nữ hay Shûdra = nô-lệ, vì tôn-giáo rộng lớn
như Chúa Krishna đã dạy ta, đến nỗi chỉ một
chút cố gắng đưa đến vô số điều lành. Vậy thì,
hỡi nòi-giống Aryan, không nên ươn lười mãi !
Tỉnh dậy ! Đứng lên ! và tiếp-tục không dừng
78
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

cho tới khi đạt được đến đích. Đã đến lúc thực-
hiện thực-tế Bất-Nhị-Pháp ( Advaïta ) kia. Hãy
đem nó từ trên trời xuống đất, đấy là sứ-mệnh
dành cho các ông. Tiếng nói của tiền-nhân xa
xôi của chúng ta phán chúng ta đem Bất-Nhị-
Pháp từ trên trời xuống đất. Hãy làm cho giáo-
lý của mình thấm-nhuần thế-giới, nhập vào các
lỗ chân lông xã-hội, trở nên sở-hữu chung của
tất cả, hóa thành hoàn-toàn đời sống của chúng
ta, nhập vào cơ-thể chúng ta và rung-động
trong mỗi giọt máu của chúng ta .

Vậy hãy đứng dậy một lần nữa, hỡi


thanh-niên tỉnh Lahore, lá cờ hiệu dũng mãnh
của Bất-Nhị-Pháp, vì không ở mảnh đất nào
khác các ông thấy được tình-yêu kỳ-lạ ấy ; các
ông trước hết phải biết rằng cùng một Chúa
Tối-cao hiện-tại khắp các nơi. Hãy tung lá cờ
yêu-thương ấy lên. " Hãy đứng lên, tỉnh dậy và
không dừng cho đến khi tới đích ! " Đứng dậy,
Tỉnh dậy, đứng lên một lần nữa. Không hy-
sinh, người ta không thể thành-tựu được gì cả.
Nếu ông muốn giúp đỡ kẻ khác thì cái ngã nhỏ
79
B.N.P. TRIẾT-LÝ VEDANTA

bé của mình phải biến đi. Như tín-đồ Thiền-


Chúa-giáo nói, ông không có thể đồng thời
phụng-sự Chúa và quỷ-sứ. Hãy hỷ-sả, bỏ đi
Vairagya ! Tiên-tổ các ông đã bỏ thế-gian để
thành-tựu đại sự-nghiệp. Ngày nay có những kẻ
bỏ thế-giới để làm việc cho sự cứu-độ của
chính mình. Hãy bỏ hết, cả đến vĩnh-phúc của
mình và đi cứu-độ đồng-bào. Phải, ông nói
luôn luôn những lời tốt đẹp, nhưng ở đây đạo
Vedas thực-hành. Hãy từ bỏ đời sống nhỏ-nhen
của các ông đi. Hề chi, dù chúng ta có chết đói,
ông và tôi và hàng ngàn kẻ khác như chúng ta,
chỉ cốt sao cho dân-tộc ta sống còn !

" Hiền triết hãy chê hay khen, Lakshmi


( Bà Tiên ) bữa này giáng xuống hay hóa đi,
Thần tang-tóc đến bữa nay hay là một thế-kỷ
nữa ; hiền-nhân, sự thật là người không sai lầm
một bước ; và ở lại trong chính đạo. " Đứng
lên, tỉnh dậy vì thời giờ trôi qua và tất cả nghị-
lực của ta tan vụn vào những lời nói suông.
Đứng lên, tỉnh dậy, bao nhiêu những chuyện
nhỏ-nhen, những cãi vã về chi-tiết, những
80
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

tranh-biện chung-quanh lý-thuyết nhỏ mọn,


hãy quét sạch đi. Chúng ta đang ở đây với
những đại sự, đại công-trình nhất ; ở đây hàng
triệu người sa ngã và chìm đắm. Khi tín-đồ
Hồi-giáo đến Ấn-Độ lần đầu, thì tín-đồ Ấn-Độ-
giáo đông đảo biết bao __ hãy để ý xem ngày
nay chúng giảm đi biết là chừng nào. Mỗi ngày
chúng ít đi dần cho đến lúc hoàn-toàn biến mất.
Chúng có thể biến mất, nhưng cũng sẽ biến mất
những tư-tưởng kỳ lạ mà chúng là đại-biểu,
mặc dù tất cả lầm lỗi và sai lạc của chúng. Với
sự biến mất của Ấn-Độ-giáo thì cũng sẽ biến
mất cái Bất-Nhị-Pháp kỳ diệu, viên ngọc báu
nhất của tư-tưởng tâm-linh. Vậy thì hãy đứng
lên, tỉnh dậy, dang tay ra để bảo-vệ lấy tâm-
linh-học của thế-giới. Và trên hết, hãy đem nó
vào trong công-trình ở chính xứ sở của nó.
Điều chúng ta đang cần, không phải nhiều tâm-
linh đến thế mà là đem xuống một chút Bất-
Nhị-Pháp ( Advaïta ) vào thế-giới vật-dục.
Trước hết là thực-phẩm và thứ đến là tôn-giáo.
chúng ta nhồi sọ kẻ nghèo khó quá nhiều tôn-
giáo trong khi chúng đang đói. Không một
81
B.N.P. TRIẾT-LÝ VEDANTA

giáo-lý nào sẽ làm dịu được nỗi đói khổ. Ở đây


ta khổ về hai cái họa : thứ nhất là sự yếu hèn,
thứ hai là hận-thù, tâm khô héo. Các ông có thể
truyền-bá hàng triệu học-thuyết, và dựng lên
hàng triệu giáo-phái, tất cả việc ấy không đi
đến đâu cả chừng nào các ông còn thiếu một
trái tim rung-động với sự đau khổ của những
kẻ khốn-nạn, như kinh Vedas dạy : Chừng nào
các ông chưa cảm thấy chúng là thành-phần
thân-thể mình, chừng nào các ông chưa hiểu
rằng chúng với mình, người nghèo và người
giầu, thánh-nhân và kẻ có tội, đều là thành-
phần của một Toàn-thể vô-hạn mà chúng ta gọi
là Tối-cao Brahman .

Thưa quý vị, tôi cố-gắng trình bày một số


yếu-điểm của hệ-thống Bất-Nhị-Pháp (Advaïta)
Ngày nay, đã đến lúc phải đem ra thực-hành,
không những ở nước ta mà ở khắp cả các nước.
Khoa-học cận-đại với những cái chầy búa bổ
xuống làm vụn nát khắp nơi những nền móng
thủy-tinh của tất cả tôn-giáo Lưỡng-nguyên.
Không phải chỉ có ở đây là các nhà Lưỡng-
82
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

nguyên bóp méo các kinh-văn cho đến nỗi


không thể nào vặn vẹo được nữa _ vì những
kinh-văn ấy không phải bằng caoutchouc _
không phải chỉ ở đây mà các nhà Lưỡng-
nguyên tìm ẩn náu trong xó và góc kín, họ còn
làm hơn nữa ở Âu-Tây và Mỹ-quốc. Cả ở
những nước ấy cũng sẽ phải gửi đến từ Ấn-Độ,
một chút quan-niệm Bất-Nhị-Pháp. chúng đã
gia-nhập rồi, phải làm cho chúng nẩy-nở và
trưởng-thành, và cũng để cứu vớt nền văn minh
của họ. Thực vậy, ở Tây-phương tình-thế ngày
xưa mất đi, một chế-độ mới thay-thế là chế-độ
vàng, sùng-bái quỷ-sứ. Cho nên với hệ-thống
cũ thô thiển của tôn-giáo còn hơn là hệ-thống
mới : vàng và cạnh-tranh. Không một dân-tộc
nào có thể tồn-tại trên nền-tảng như thế, dù
dân-tộc ấy có hùng mạnh đến mấy. Lịch-sử
thế-giới dạy ta rằng, tất cả cái gì đã xây-dựng
trên nền móng ấy đều đã chết và biến mất.
Trước hết là phải cản không cho làn sóng ấy
tràn vào đất Ấn. Vậy hãy truyền-bá Bất-Nhị-
Pháp cho tất cả mọi người, ngõ hầu tôn-giáo có
thể chống-cự lại những tấn công của khoa-học
83
B.N.P. TRIẾT-LÝ VEDANTA

cận-đại. Và như thế chưa đủ, còn phải giúp đỡ


tha-nhân ; tư-tưởng của các ông sẽ giúp Âu-
Tây và Mỹ-quốc. Nhưng trên hết cả, cho tôi
nhắc lại các ông một lần nữa rằng ở đây người
ta cần công việc thực-tiễn ; rằng các ông phải
đi đến với triệu triệu nhân-dân đang chìm đắm
sa-lầy ở Ấn-Độ và các ông phải giơ tay ra mà
cứu lấy. Hãy nhớ lời nói của Chúa Krishna :

" Dù ở tại đời này, những kẻ nào đã


khắc-phục được cuộc đời tương-đối, mà
tinh-thần trụ định vững bền vào đồng-
nhất-thể của mọi vật, vì Thượng-Đế thì
thuần-túy và đồng-nhất cho mọi người ;
do đấy người ta bảo những kẻ ấy là sống
ở Thượng-Đế ."
_ ( Bhagavad Gita = Thế-Tôn-Ca ) .

%%%%%%%%%%%%%%%

84
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

SWAMI
VIVEKANANDA
&
BẤT
NHỊ
PHÁP

Theo Bản Dịch Của : DAVID NEEL


Dịch Thuật : NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

GIỚI - THIỆU

VỀ VIVEKANANDA

Sau cuộc lưu-trú lâu và có nhiều kết-quả


ở Mỹ và Âu, Đạo-sĩ đã trở về Ấn-Độ khải-
hoàn. " Khi ông cập bến ngày 15 tháng giêng
năm 1897 tại Colombo, một tiếng reo vang vĩ-
đại từ đám người đông như đàn kiến ngập cả
bến tầu đã nổi dậy. Một đám đông vội xô đến
gần để sờ chân Swami. Một đám rước được tổ-
chức, cờ quạt đi đầu, người ta hát những bài
thánh-ca, hoa ném dưới chân, mỗi bước vẩy
nước hoa hồng, hay là nước thiêng sông Hằng
( Gange ). Trước cửa mỗi nhà nhang đốt nghi-
ngút... Chính ở tỉnh Madras mà Swami dành tất
cả nỗ-lực mạnh nhất, Madras đã từ mấy tuần
chờ đợi, điên cuồng vì ham vọng, nó đã dựng
cho Swami 17 cổng chào khải-hoàn, với 20
chúc-từ đủ các thứ tiếng trên đất Ấn-Độ, tất cả
sinh-hoạt công-cộng đều ngừng nghỉ dọc
1
S.VIVEKANANDA BẤT-NHỊ-PHÁP

đường đi qua của Swami, chín ngày hội reo


mừng... Ở tỉnh Calcutta cuộc tiếp đón chẳng
kém rực rỡ so với Madras... Diễn-thuyết ái-
quốc của Vivekananda, lại nhiệt-thành hăng-
hái nhân-danh Áo-Nghĩa-Thư và từ-chối tất cả
học-thuyết và thực-hành nhu-nhược ." _ ( theo
R. Rolland )

Theo đệ-tử người Anh thân-cận của


Swami là J.J.Goodwin :
" Chuyến đi thăm Lahore vài tháng
sau Madras và Calcutta. Chiều thứ sáu,
Swami nói ở sân lớn bên trong lâu-đài cổ
về đề-tài : “ Vấn-đề tự đặt ra cho chúng
ta ”... Không-gian quá hẹp để chứa đám
đông đến nghe Swami, sự bất-bình của
những người không chen vào được suýt
nữa làm phá vỡ cuộc họp. Hai ngàn người
là ít phải bỏ ra về, còn lại hơn bốn ngàn...
Ngày thứ ba tiếp theo Swami nói về Tôn-
giáo của Tình-yêu cho một quần-chúng
lớn tái-hợp để nghe .

2
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

" Buổi diễn-thuyết thứ ba, thứ sáu


sau, là một thành-công rực-rỡ. Tổ-chức
hoàn-hảo đã do sinh-viên của bốn phân-
khoa Đại-học Lahore hoàn-toàn đảm-
nhiệm. Thính-giả tuy không quá đông,
gồm rất nhiều đại-diện của tất cả các giới
chú-ý. Đề-tài thuyết-trình là " Vedanta "
( Triết-học Kết-luận Vedas Upanisads ).
Suốt hai giờ Swami đã thuyết-trình đại-
qui-mô triết-học và tôn-giáo nhất-quán
của Ấn-Độ. Mở đầu với một sự sáng-sủa
lạ-lùng, ông đi ngược về những ý-niệm
tâm-lý-học và vũ-trụ-luận, cơ-sở của tôn-
giáo Ấn. Với danh-từ chính-xác và một
sức mạnh tin-tưởng lớn, ông ghi-nhận sự
thực chỉ có Advaïta ( Bất-Nhị-Pháp ) mới
có thể đối-phó với những công-kích của
khoa-học cận-đại, của Phật-giáo và bất-
khả-luận chống với những quan-niệm
tôn-giáo và siêu-nhiên. Từ đầu đến cuối
bài diễn-văn, ông truyền-bá sức mạnh : _
Tin vào người rồi mới có thể nói tin vào
Thượng-Đế. Ông chứng-minh rằng chỉ có
3
S.VIVEKANANDA BẤT-NHỊ-PHÁP

Bất-Nhị-Pháp ( Advaïta ) mới có khả-


năng, không những truyền-giáo luân-lý
mà còn giải-thích, và ông đã bất-bình,
phản-đối cái luận-điệu cho rằng Bất-Nhị-
Pháp ( Advaïta ) không thể thực-hành
được và nguy-hiểm. Những lời nói của
Swami đã tạo nên một sự hăng-hái lớn, và
không cảm thấy khó-khăn để mà khuyến-
khích một số sinh-viên không rời ông
suốt thời-gian lưu-ngụ ở Lahore, làm tất
cả sức mình để thực-hành lý-tưởng. Ông
triệu-tập một buổi họp các sinh-viên và
sau những lời khuyến-dụ, một Hội hoàn-
toàn không biệt-phái thành-lập. Công-
trình của cái Hội này phát-triển dần dần
và cốt-yếu là đi cứu-tế kẻ nghèo _ và tìm
cách phát-hiện chúng trong tất cả hang
cùng ngõ hẻm của đô-thị _ chữa bệnh cho
kẻ nghèo, dạy học buổi tối cho người
nghèo mù chữ v.v. "
_ ( Trong " The Life of Swami
Vivekananda by his Eastern and Western
Disciples )
4
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

" Tôi không thể đọc đến những lời


nói của Swami rải rác qua các trang sách
cách ba trục năm qua mà không cảm thấy
một rung-động suốt thân-thể như bị điện
giật. Và những luồng điện giật ấy, những
súc-động ấy phải đã được xẩy ra mạnh
biết là chừng nào khi chúng thốt ra những
lời nóng hổi từ miệng người anh-hùng !"
_ ( Romain Rolland trong " Vie du Swami
Vivekananda " )

5
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

VEDANTA - ADVAÏTA

BẤT-NHỊ-PHÁP-MÔN

Chúng ta sinh sống trong hai thế-giới,


ngoại-giới và nội-giới. Kể từ thời xa xưa nhất,
nhân-loại đã diễn-tiến hầu như song-hành trong
thế-giới nọ và thế-giới kia .

Sự cứu xét trước tiên đã thi-hành với


ngoại-giới ; chính trong thiên-nhiên bên ngoài
mà người ta trước hết cầu tìm giải-pháp cho tất
cả vấn-đề thâm sâu. Nó muốn tìm trong tất cả
sự-vật bao-quanh lấy cái gì để giải-thích cho
khát-vọng của nó về cái đẹp và siêu-việt ; nó
muốn diễn-tả ra lời nói cụ-thể tự-tính nó và tất
cả cái gì ở tại nó ; và sự thực nó đã lượm được
đáp-ứng tuyệt-vời, những ý-niệm kỳ-diệu về
Thượng-Đế và Sùng-bái, và những biểu-thị
thú-vị về mỹ-cảm. Có những ý-tưởng siêu-việt
từ ngoại-giới đã đến cho nó. Tuy nhiên còn thế-
7
S.VIVEKANANDA BẤT-NHỊ-PHÁP

giới kia đối với nhân-loại chỉ mở ra về sau, bầy


ra trước mặt chúng ta cả một vũ-trụ siêu-việt
hơn, tuyệt-vời hơn và vô cùng rộng lớn .

Trong phần Thơ Vedas gọi là Karma-


kanda ( Ngành hành-động ) chúng ta thấy dạy
những quan-niệm tôn-giáo trọng-đại nhất,
chúng ta thấy trình-bày những ý-niệm kỳ-diệu
nhất về một Hóa-công tối-cao đồng thời Bảo-
tồn và Hủy-diệt của vũ-trụ. Và ngôn-từ diễn-tả
tất cả điều ấy làm rung-dộng tâm-hồn chúng ta.
Phần lớn chúng ta, có lẽ còn nhớ vần thơ
( Sloka ) lạ-kỳ của Lực-Phệ-Đà ( Rig-Veda )
người ta thấy mô-tả cảnh hỗn-mang, có lẽ
tuyệt-diệu nhất từng thấy phác-họa từ trước tới
nay .

( Bấy giờ chưa có chi hết, không gì


cả, không không-khí, không trời cao,
không một vật. Cái chi bao-phủ tất cả ?
Tất cả dựa vào đâu ? Thủa ấy chưa có
chết, chưa có sống vĩnh-cửu, cũng không
có từ ngày sang đêm ... X. 129 )
8
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

Chúng ta thấy đấy là bức họa tuyệt-với,


nhưng chỉ từ " bên ngoài " ; chúng ta thấy rằng
còn thô-sơ, còn chút vật-chất vướng-vất. Vậy
mà chúng ta thấy đấy chỉ là biểu-thị cái Vô-
cùng qua tiếng nói của vật-chất, tiếng nói của
hữu-hạn ; đấy là cái vô-hạn của bắp thịt chứ
không phải của tinh-thần ; đấy là vô-hạn của
không-gian chứ không phải của tư-tưởng. Bởi
thế nên phần hai của Vedas là Jnāna-kānda
( Ngành tri-thức ) chúng ta thấy người ta tiến-
hành một cách khác hẳn. Ở bước đầu người ta
tìm trong thiên-nhiên bên ngoài những chân-lý
về vũ-trụ ; người ta cố sức tìm kiếm trong thế-
giới vật-chất giải-pháp cho các vần-đề thâm-
trầm của sự sống. " Vị mà Hy-Mã-Lạp-Sơn
tuyên-bố vinh-quang ". Đấy là một ý-tưởng
tuyệt-vời, và tuy nhiên nó vẫn còn chưa đủ vĩ-
đại đối với Ấn-Độ. Tinh-thần Ấn phải lùi bước
chân của nó, và sự cứu xét hướng hoàn-toàn về
mặt khác. Từ ngoại-giới sự cầu-tìm quay về
nội-hướng ; từ vật-chất nó đi sang tinh-thần.
Chính bấy giờ người ta mới bắt đầu tự hỏi :
" Khi một người chết đi, nó trở nên cái gì ?...
9
S.VIVEKANANDA BẤT-NHỊ-PHÁP

Kẻ thì bảo nó tồn-tại, kẻ thì bảo đi khỏi ; bảo


cho tôi hay hỡi Thần-chủ sự chết, Tử-thần
( Yama ) sự thật là thế nào ? " Vậy, chúng ta
thấy ở đây một cách-thức hoàn-toàn khác.
Tinh-thần Ấn đã thu-lượm ở ngoại-giới tất cả
cái gì người ta có thể lấy được, nhưng chưa vừa
lòng với điều ấy ; nó muốn đi xa hơn nữa, lặn
vào trong tâm-hồn mình, và chính bấy giờ giải-
đáp cuối cùng đã đến .

Bộ-phận Vedas hàm-chứa giải-đáp ấy gọi


là Upanisads (Áo-Nghĩa-Thư ) hay là Vedanta
( Kết-luận Vedas ) hay là Aranyaka ( Kinh
rừng ) và Rahasya ( Tâm-truyền ). Chúng ta
thấy ngay ở đấy tôn-giáo lột sạch tất cả hình-
thức bề-ngoài. Ở đấy tức thì chúng ta thấy rằng
sự-kiện tâm-linh không nói lên trong ngôn-ngữ
vật-chất, mà là trong ngôn-ngữ của tinh-thần,
ngôn-ngữ rất tế-nhị. Ở đấy không có dính-líu gì
với cái gì nặng-nề, không còn chút thỏa-hiệp
với cái gì chúng ta quan-tâm khi còn ở trong
tục-thế. Tinh-thần vĩ-đại của các hiền-nhân
sáng-tác ra Kinh Áo-Nghĩa-Thư ( Upanisads)
10
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

thì can-đảm, táo-bạo, ngoài trí tưởng-tượng của


chúng ta có được ở thời-đại chúng ta ; các hiền-
giả ấy tuyên-bố không úp mở, không sợ-hãi
những chân-lý cao quí nhất chưa từng được
truyền-bá cho nhân-loại. Đồng-bào yêu-mến,
chính điều ấy tôi muốn trình-bày cho các ông.
Ngành Jnāna-Kānda ( Duy-thức ) của Vedas
chính tự nó như là biển cả vô-biên, phải nhiều
kiếp sống mới có thể hiểu được một phần nhỏ.
Rāmānuja, nhà đại tâm-linh và thần-học thế-kỷ
XII đã có lý nói về Upanisads : Vedanta là cái
đầu, hai vai, ngọn đỉnh của Vedas. Điều chắc-
chắn Upanisads đã là Thánh-kinh của Ấn-Độ
cận-đại. Người Ấn tôn kính thâm-trầm nhất
ngành Karma-Kanda ( Ngành Hành-động ) của
Vedas, nhưng chúng ta biết rằng kể từ thế-kỷ
trước và thế-kỷ này mỗi khi nói đến Shruti
(Tiên-tri) người ta đều hiểu là Upanisads ( Áo-
Nghĩa-Thư ) và chỉ có Upanisads thôi. Chúng
ta biết rằng tất cả đại triết-gia, dù là Vyâsa nhà
bình-giải, Patanjali tác-giả kinh Yoga (Du-Da)
hay là Gautama sáng-lập phái triết-học Nyāya
( Nhân-minh ) hay là cả đến Kapela sáng-lập
11
S.VIVEKANANDA BẤT-NHỊ-PHÁP

phái triết Samkhya ( Số-luận ) cha đẻ của triết-


học, khi họ muốn căn-cứ vào một uy-tín về
những điều họ viết, luôn luôn chúng ta đã thấy
họ tìm trong Upanisads, vì ở đấy là những
chân-lý còn mãi mãi .

Có những chân-lý chỉ thật theo một nghĩa


nào, trong một chiều-hướng nào và cho một
thời nào : đấy là những chân-lý căn-cứ vào
những định-chế nhất-thời. Có những chân-lý
khác lấy chính bản-tính nhân-loại làm cơ-bản,
và chúng sẽ phải còn mãi, chừng nào còn loài
người. Chỉ những chân-lý này mới có thể là
đại-đồng, và mặc dầu tất cả biến-đổi xẩy ra ở
Ấn-Độ về tổ-chúc xã-hội, y-phục, cách-thức ăn
uống, hệ-thống thờ cúng v.v. ,những chân-lý
đại-đồng kia của Tiên-tri ( Shrutis ), những
quan-niệm Vedas tôn kính ấy tồn-tại mãi với
tất cả siêu-việt-tính, bất-di bất-dịch, tối-thắng,
bất-diệt của chúng. Vậy mà những manh-nha
của những tư-tưởng phát-triển trong Upanisads
đã được dạy trong Karma-Kanda rồi .

12
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

Tư-tưởng về vũ-trụ mà tất cả các giáo-


phái Vedanta đã phải công-nhận, và tâm-lý-học
đem lại cơ-bản chung cho tất cả trường-phái
tư-tưởng của Ấn-Độ đã được khởi-thảo ở đấy
và trình-bày cho thế-giới. Vậy, trước khi đề-
cập đến phần tâm-linh của Vedantas ( Kết-luận
Veda) phải nói ít lời về Karma-Kānda ( Nghiệp
hành-động ) .

Trước hết tôi muốn giải-thích danh-từ


Vedanta như tôi nhận-thức. Ở Ấn-Độ cận-đại,
điều đáng buồn là người ta lầm-tưởng danh-từ
Vedanta chỉ ứng-dụng cho hệ-thống Nhất-quán
Advaïta ; tuy nhiên, các ông luôn luôn phải nhớ
rằng ở Ấn-Độ cận-đại cả ba điển-tích ( prasthā-
nas ) : Upanisads ; Bhagavad-Gita ; Vedanta-
Sutras được coi quan-trọng như nhau trong sự
nghiên-cứu tất cả hệ-thống giáo-lý. Trước tiên
có những khải-ngộ, Shrutis, và theo tôi hiểu là
Upanisads. Thứ đến, trong tất cả triết-học của
chúng ta là những Kinh giải của Vyāsa và
Patanjali đứng hàng đầu vì chúng kết-thúc tất
cả hệ-thống triết có từ trước. Những hệ-thống
13
S.VIVEKANANDA BẤT-NHỊ-PHÁP

ấy ( Vedanta và những hệ-thống trước ) không


phải mâu-thuẫn với nhau, mà là căn-cứ hệ-
thống nọ vào hệ-thống kia. Đấy là sự phát-triển
tuần-tự đề-tài, đối-tượng đến điểm cùng tột
trong Sutras ( cú-giải ) của Vyāsa. Rồi đến
Upanisads với Sutras _ đều là một hệ-thống-
hóa những chân-lý kỳ-diệu của Vedanta ( triết-
học Vedas) _ xen vào là Ngôi Gita ( Thế-Tôn-
Ca ) lời bình-luận thần-linh của Vedanta.
Những thơ Upanisads, những Kinh Sutras của
Vyâsa và Bhagavad-Gita ( Thế-Tôn-Ca ) như
vậy đã được tất cả môn-phái của Ấn-Độ thừa-
nhận để tự coi như chính-thống, dù phái
Lưỡng-nguyên, Bán-nhất-nguyên hay là Nhất-
nguyên ; ở trong mỗi phái ấy, người ta đều lấy
uy-tín ở ba cổ-điển. Chúng ta nhận thấy rằng
một Shankara, một Ramānuja, một Madhvāchā,
một Vallabha hay là Chaitanya _ tóm lại, ai
muốn sáng-lập một giáo-phái mới _ đều phải
lấy lại ba bộ cổ-điển ấy và chỉ bình-luận mới
thôi. Thế nên người ta sẽ lầm, muốn áp-dụng
danh-từ Vedanta riêng cho một hệ-thống : nó
đều do Upanisads xuất ra cả. Tất cả các hệ-
14
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

thống đều gồm trong danh-từ Vedanta. Hệ-


thống Bán-nhất-nguyên và Nhất-nguyên chính-
thức đều có quyền như nhau để tự gọi là
Vedanta. Tôi có thể còn đi xa hơn nữa mà bảo
rằng tất cả cái gì chúng thực gọi bằng danh-từ
" Hindou " (Ấn-Độ ) sự-thực chính là danh-từ
" Vedanta ". Tôi muốn các ông nhận thấy rằng
cả ba hệ-thống ấy đã phổ-thông ở Ấn-Độ từ cổ-
lai xa-xăm ; các ông không nên tưởng rằng
Shankara đã phát-minh ra Advaïta ( Bất-Nhị-
Pháp ) ; nó đã có từ nhiều thế-kỷ trước khi
Shankara ra đời, ông này chỉ là một trong số
đại-biểu cuối cùng. Về hệ-thống Bán-nhất-
nguyên cũng có từ thế-kỷ trước Ramānuja _ vả
lại, chính ông ta đã viết bình-giải như thế. Hệ-
thống Lưỡng-nguyên cũng thế, đã có đồng thời
với các hệ-thống khác. Ít điều tôi biết, đã cho
phép tôi kết-luận rằng không có sự mâu-thuẫn
giữa chúng với nhau. Cũng chính như trường-
hợp của sáu (6) Darshanas ( Quan-điểm triết-
học cổ-điển của Ấn-Độ ), chúng ta thấy chúng
thiết-lập một sự phát-triển tiệm-tiến của những
đại nguyên-lý, mà nhạc bản bắt đầu từ trong
15
S.VIVEKANANDA BẤT-NHỊ-PHÁP

quá-khứ rất xa xưa với những âm-điệu thăng


trầm để kết-thúc vào với những hòa-điệu long-
trọng của Bất-Nhị-Pháp ( Advaïta ). Cũng vậy,
trong ba hệ-thống ấy, chúng ta thấy tinh-thần
nhân-loại dần dần vươn lên những lý-tưởng
mỗi ngày một cao hơn, cho chí sau cùng tất cả
hòa thành nhất-quán kỳ-diệu, đạt được ở Bất-
Nhị-Pháp ( Advaïta ). Vậy ba hệ-thống không
có sự mâu-thuẫn .

Trái lại tôi phải nói rằng có nhiều người


đã phạm lỗi mà tôi sắp nói. Chúng ta thấy rằng
nhà giáo Nhất-nguyên-luận ( Advaïta ) ( Bất-
Nhị-Pháp ) bảo-trì nguyên-văn không thay đổi
châm-chước về giáo-lý chuyên dạy Nhất-
nguyên-luận và tìm cách giải-thích văn-kiện
Nhị-nguyên-luận hay là Bán-nhất-nguyên theo
hệ-thống tư-tưởng riêng biệt của mình. Cũng
vậy, chúng ta thấy các nhà giáo Nhị-nguyên cố
ý giải-thích văn-kiện Nhất-nguyên theo quan-
điểm Nhất-nguyên của họ. Các Sư-phụ ( Gou-
rou ) của ta đều là những vĩ-nhân và tuy vậy
chúng ta có một cách-ngôn nói : " Cả đến
16
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

lầm lỗi của Sư-phụ cũng phải được tố cáo ."


Tôi dám tưởng rằng chỉ về điểm trên đây là các
ngài đã lầm. Chúng ta không cần bóp méo
chính văn, chúng ta không phải mượn những
trá-ngụy tôn-giáo, chúng ta không đi vào con
đường văn-pháp nhảm-nhí, chúng ta không tìm
diễn-tả chính những ý-tưởng riêng bằng những
nguyên-văn không từng có chủ-định. Công-
việc rất giản-đơn và trở nên dễ dàng một khi
người ta đã hiểu học-thuyết kỳ-diệu Adhikāra-
bheda ( không có học-thuyết nào được tất cả
cùng công-nhận ) .

Sự thực kinh Upanisads đứng trước vấn-


đề duy-nhất : " Vật gì một khi biết nó chúng ta
sẽ biết tất cả mọi sự còn lại ? " Theo thuật ngữ
cận-đại, đề-tài kinh Upanisads là đi đến đồng-
nhất-tính cùng tột. Tri-thức chẳng gì khác hơn
là sự phát-hiện cái đồng-nhất-tính trong đa-thù-
tính, " Đồng-qui nhi thù đồ ". Đấy là nền-tảng
của tất cả khoa-học. Tất cả tri-thức nhân-loại là
nhằm mục-đích biểu-lộ đồng-nhất-tính trong
đa-thù-tính. Nếu nhiệm-vụ của mảnh vụn tri-
17
S.VIVEKANANDA BẤT-NHỊ-PHÁP

thức nhân-loại chúng ta gọi là các khoa-học, là


tìm ra đồng-nhất-tính trong số nhỏ hiện-tượng
khác nhau, thì nhiệm-vụ trở nên ghê-gớm khi
phải phát-hiện đồng-nhất-tính giữa cái vũ-trụ
phân-hóa kỳ-diệu, trong đó bầy ra vô-số đa-thù
hình danh sắc tướng, vật-chất và tinh-thần, mỗi
hình tướng khác với mọi hình tướng. Vậy mà
đề-tài kinh Upanisads là bầy tỏ hòa-điệu của vô
số bình diện khác nhau ấy, và những Lokas
( Cõi ) vô-hạn ấy, phát-minh đồng-nhất-tính
trong thiên hình vạn trạng, khác nhau vô cùng .

Mặt khác, người ta có thể áp-dụng hệ-


thống Nhân-minh cổ xưa ( Arundhati Nyāya :
người ta thấy ngôi sao Arundhati nhỏ, trước hết
người ta lấy ngôi sao bên cạnh lớn hơn và sáng
hơn, rồi người ta đòi ông phải chú ý nhìn vào
nó ; bấy giờ ông nhìn thấy sao Arundhati dễ
hơn nhiều ). Đấy là nhiệm-vụ trước mắt chúng
ta ; để chứng thực điều ấy, tôi chỉ cần mở kinh
Upanisads là các ông sẽ nhận ra. Hầu hết tất cả
các chương đều bắt đầu bằng một giáo-lý Nhị-
nguyên, hay là nghi-lễ Sùng-bái ( Upāsanā ).
18
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

Người ta dạy trước tiên rằng Thượng-Đế là một


đấng sáng-tạo ra vũ-trụ, bảo-trì và cuối cùng tất
cả đều quy về Ngài. Ngài được sùng-bái, Ngài
là chúa-tể, Dẫn-đạo của thiên-nhiên nội-giới và
ngoại giới, và tuy nhiên người ta coi Ngài như
ngoài thiên-nhiên và ngoại-tại .

Vài câu thơ nữa, chúng ta thấy cùng một


Sư-phụ ấy dạy rằng Thượng-Đế đó không phải
ở ngoài thiên-nhiên, nhưng tiềm tại trong thiên-
nhiên. Và sau cùng người ta bỏ cả hai quan-
niệm, và tất cả cái gì thực-tại đều là Ngài,
không còn phân-biệt, " Hỡi Shvétakétou, con là
cái Ấy ! "_ ( Chandogya-Up. ). Sau cùng người
ta tuyên-bố cái thể tiềm-tại ấy cũng chính là
một với cái thể người ta thấy trong linh-hồn
nhân-loại. Ở đấy không phải là dung-hòa,
không có chút sợ-hãi ý-kiến của tha-nhân.
Người ta dạy chân-lý với ngôn-ngữ táo-bạo,
một chân-lý tự nó táo-bạo. Ngày nay chúng ta
không còn sợ truyền-giáo chân-lý trong cùng
cái ngôn-ngữ táo-bạo đó. Nhờ ơn Bề-Trên tôi

19
S.VIVEKANANDA BẤT-NHỊ-PHÁP

mong được là một trong những nhà truyền-giáo


mạo-hiểm ấy .

Nay hãy trở lại câu chuyện trước đây.


Trước hết là có hai điều để hiểu : một là mặt
tâm-lý-học chung cho tất cả trường-phái
Vedanta ( Vedas-Upanisads ), và mặt khác là
vũ-trụ-luận. Tôi xin bắt đầu Vũ-trụ-luận .

Ngày nay chúng ta chứng-kiến những


phát-minh lạ-lùng của khoa-học cận-đại nổ
tung trên đầu như tiếng sấm trên trời xanh, và
mở mắt chúng ta mục-kích những kỳ-diệu chưa
từng mơ-tưởng. Nhưng có nhiều phát-minh ấy
chỉ cốt-yếu phát-minh lại điều người ta đã thấy
từ những thế-kỷ trước rồi. Mãi gần đây, khoa-
học khám-phá rằng giữa mớ những năng-lực
phức-tạp khác nhau có một đồng-nhất-tính. Nó
vừa mới khám-phá ra cái gọi là nhiệt-lực hay là
điện-lực, hay là từ-lực v.v. tưởng có thể quy về
cái năng-lực duy-nhất, và do đấy nó đặt tên cho
tất cả những biểu-hiện ấy một tên gọi như
nhau, bất cứ tên gì không quan-hệ. Nhưng kể
20
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

từ bộ-phận kinh Samhita-Up. người ta đã làm


thế rồi ; dù cổ xưa mấy đi nữa, chúng ta thấy ở
đấy cùng một ý-tưởng năng-lực mà tôi đã nói
với các ông. Tất cả năng-lực người ta gọi là
hấp-dẫn-lực, trọng-lực, ly-tâm hay quy-tâm,
chúng biểu-hiện như là nhiệt-lực, điện-lực hay
là từ-lực, đều chỉ là cách-thức khác nhau của
một năng-lực duy-nhất. Chúng biểu-thị như là
tư-tưởng, phản-chiếu trong cơ-năng nội-tạng
( antahkarana ) ( như ý-thức, tri-giác, ý-chí ... )
hay là từ ngoại-giới đến, nguồn-gốc của chúng
xuất-phát là cái người ta gọi là Prana ( sinh-
lực ; sinh-khí ) .

Song, Prana là gì ? Nó là Spandana : ba-


động. Khi tất cả vũ-trụ này quy về trạng-thái
nguyên-thủy thì năng-lực vô-hạn này sẽ ra
sao ? Các ông nghĩ rằng nó sẽ tắt chăng ? Hẳn
là không. Nếu nó tắt đi thì cái gì cho ba-động
sau tiếp-diễn ? Bởi vì vận-động sinh ra ở hình-
thức ba-động lên xuống nhấp nhô như sóng
bể v.v. Ở đây thấy có chữ " Srishti " nó chỉ-
định vũ-trụ. Hãy cẩn-thận, chớ hiểu danh-từ ấy
21
S.VIVEKANANDA BẤT-NHỊ-PHÁP

là sáng-tạo. Rất khó nói về các vấn-đề này ra


tiếng Anh, và tôi phải dịch chữ Phạn (Sanscrit)
với hết khả-năng của tôi. Chữ Srishti có nghĩa
là phóng ra. Tất cả càng trở nên vi-tế và thu về
trạng-thái ban đầu để rồi xuất-phát ra tất cả, và
tồn-tại ở đấy ít lâu, là trạng-thái tiềm-năng sẵn-
sàng lại tung-tóe ra. Đấy là Srishti, phóng xuất.
Và tất cả những năng-lực Prana ấy sẽ ra sao ?
chúng thu vào trong Prana nguyên-thủy, và cái
Prana này trở nên hầu như yên-tĩnh _ không
phải hoàn-toàn bất-động. Đấy là trạng-thái tả
trong lời thơ Sukta ( Vệ-Đà ) : " Nó là ba-động
không có ba động ", Anidavātam. ( Trong kinh
Upanisads có nhiều chính văn khó hiểu, nhất là
vì việc dùng danh-từ chuyên-môn. Tỉ dụ xem
như động-từ Vāyu, tự-động ; khi thì chỉ-định
không-khí khi thì vận-động, và thông-thường
người ta lẫn-lộn giữa hai ý-nghĩa, hãy nên coi
chừng ). Và cái gọi là vật-chất trở nên thế nào ?
Những năng-lực thấm-nhuần tất cả vật-chất ;
chúng tan tất cả vào tinh-khí mà từ đấy lại xuất
ra ; vật-chất ra đầu tiên là Akāsha ( Hư-không
vô-vi ). Bất cứ dịch ra là tinh-khí hay bất cứ là
22
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

gì, cái Akāsha ấy được coi như hình tướng đầu


tiên của vật-chất. Nó ba-động do Prana hành-
động, và khi hiện ra phóng-sạ tiếp theo, tùy
theo ba-động dần dần trở nên mau lẹ, Akâsha
bị Prana quất đưa ra tất cả hình tướng sóng mà
ta gọi là mặt-trời, mặt-trăng, các hệ tinh-tú v.v.

Chúng ta cũng còn đọc thấy : " Yadidam


kincha jagat sarva pràna ejati nihsritam " = ( tất
cả trong vũ-trụ đã được phóng ra, prana rung
động ). Hãy để ý vào chữ ejati vì nó do chữ eja
mà ra, ba động ; nihsritam nghĩa là phóng-sạ,
và yadidam kincha là : tất cả cái gì có trong vũ-
trụ này. Tất cả điều ấy thuộc về quan-sát Vũ-
trụ-luận. Có nhiều chi-tiết đóng vai trò. Ví dụ,
cách-thức tất cả điều ấy diễn ra : bắt đầu có
tinh-khí thế nào, tinh-khí ấy phát-tán ra các vật
khác như thế nào, tinh-khí ấy bắt đầu rung
động ra sao và thế nào mà do đấy hiện ra vâyu
( không-khí, vận-động ). Nhưng người ta thấy
cái ý-niệm cơ-bản này : ấy là từ tế-vi nhất đi
đến thô-kệch nhất. Vật-chất vật-lý thô-kệch

23
S.VIVEKANANDA BẤT-NHỊ-PHÁP

hiện ra sau cùng và ngoại tại nhất ; nó được


vật-chất tế-vi nhất làm tiên-phong .

Như thế ta thấy tất cả toàn-thể đã được


thu về hai yếu-tố, nhưng chưa thấy đơn-thể
cuối cùng. Có đơn-thể năng-lực là Prana ( sinh-
khí ) và có đơn-thể vật-chất gọi là Akasha ( hư-
không, vô-vi ). Người ta có thể kéo chúng, cả
hai, về một đơn-thể không ? Có thể dung-hòa
chúng vào một yếu-tố duy-nhất chăng ? Đến
đây khoa-học cận-đại câm miệng vì nó chưa
tìm thấy giải-pháp, ( cho đến Einstein với
công-thức ( E = mc² ) mới thấy giải-pháp : Vật-
chất là năng-lực tụ lại, năng-lực ( E ) là vật-
chất ( m ) tán ra cùng cực ). Nếu khoa-học phải
tìm ra một giải-pháp, cũng như nó đã kỳ-khu
khám-phá cùng cái Prana và cùng cái Akasha
mà người ta vốn biết từ thời thượng-cổ, nó sẽ
còn phải theo cùng một đường lối. Đơn thể
theo sau là Thể-tính tồn-tại vô sở bất tại và vô-
ngã phi-nhân-cách-hóa mà danh-hiệu thần-
thoại xưa gọi là Bhramā bốn đầu, mà tâm-lý-
học gọi là Mahat ( Đại ). Chính tại đấy mà hai
24
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

yếu-tố hợp vào làm một. Cái gọi là tinh-thần


chỉ là một mảnh vụn của cái Đại Mahat kia, nó
đã bị mắc vào cái bẫy não bộ. Toàn thể tuyệt-
đối tất cả tinh-thần như thế bị mắc vào trong
những cái lưới của những bộ não, cái người ta
gọi là Samahti ( Giả-hợp đại-đồng ). Sự phân-
tích phải đi xa hơn nữa, vì nó chưa đầy đủ
hoàn-bị. Chúng ta, ở đấy mỗi người đứng là
một tiểu-vũ-trụ, và thế-giới toàn-thể coi như là
một đại-vũ-trụ. Song, bất cứ cái gì có thể xẩy
ra trong cái Viyashti ( trong cái đặc-thù ),
chúng ta có quyền giả-thiết rằng cái gì tương-tự
cũng xẩy ra ở bên ngoài. Nếu chúng ta đã có
khả-năng phân-tích chính tinh-thần mình,
chúng ta sẽ có thể giả-thiết, không sợ lầm, có
cái gì tương-tự với cái ta khám-phá cũng xẩy ra
trong tinh-thần vũ-trụ. Cái tinh-thần vũ-trụ ấy
là cái gì ? Đấy là một vấn-đề ! Ở thời-đại của
chúng ta bên Âu-Tây, các khoa vật-lý-học tiến-
bộ mau lẹ, sinh-lý-học chinh-phục từng bước,
hết bước nọ đến bước kia, những vị-trí kiên-cố
của các tôn-giáo xưa, và những người Tây-
phương không biết họ đi đến đâu ? Vì họ hết
25
S.VIVEKANANDA BẤT-NHỊ-PHÁP

sức thất-vọng khi sinh-lý-học cận-đại luôn luôn


đồng-nhất-hóa tinh-thần với não-bộ. Nhưng ở
Ấn, chúng ta luôn luôn đã biết. Điều đầu tiên
đứa trẻ Ấn học tư-tưởng là vật-chất, một thứ
vật-chất tế-vi hơn. Thân-thể thì thô-kệch, và
đàng sau thân-thể có cái gọi là Sukskma
Sharira : thể vi-tế hay là tinh-thần. Nó cũng là
vật-chất, một thứ vật-chất kém thô-kệch, và
chưa phải là Tự-ngã Atman. Danh-từ này tôi
không dịch ra Anh-văn, bởi vì ý-niệm tương-
đương không có ở Âu-Tây ; danh-từ Atman
không có thể dịch được. Gần đây các triết-gia
Đức đã thử dịch là " Soi " : ( Tự-tính ) ; nhưng
trừ-phi danh-từ ấy được tất cả công-nhận, chứ
không thì chúng ta không có thể dùng được.
Vậy thế thì gọi là Soi: Tự-tính hay là danh-từ
gì khác, chính là Atman của ta. Cái Atman ấy
là con người thật, chân-nhân đàng sau ảo-ảnh
biểu-hiện. Chính Atman nó sử-dụng tinh-thần
vật-chất như là một dụng-cụ, cái Antahkarana
( nội-quan tri-giác, ý-thức, ý-chí v.v. ) của nó là
danh-từ tâm-lý-học để chỉ tên tinh-thần. Và cái
tinh-thần ấy qua trung-gian một hàng cơ-quan
26
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

nội-tại điều-động những cơ-quan hữu-hình của


thân-thể. Cái tinh-thần ấy là gì ? Chỉ mới gần
đây, các triết-gia Âu-Tây mới phát-hiện rằng,
mắt không phải là cơ-quan thật của sự nhìn, mà
đàng sau những con mắt có những cơ-quan
khác, những Indriyas : tác-căn, và nếu những
tác-căn ấy bị hủy thì người ta không có thể
nhìn thấy gì cả, dù như Thần Indra có một ngàn
mắt.

Vậy mà triết-học của chúng ta bắt đầu từ


giả-định rằng : nói thị-giác người ta hiểu là thị-
giác bên ngoài. Thị-giác chân-thật thuộc về cơ-
quan bên trong, trung-khu não-bộ ở bên trong
Nội-giới. Gọi chúng là gì tùy ý, nhưng những
tác-căn ấy, Indryas ấy chẳng phải là mắt, hay là
mũi hay là tai. Tổng-cộng tất cả những tác-căn
ấy thêm Manas, Buddhi, Chitta, Ahamkāra
v.v... hợp thành cái gọi là tinh-thần. Vậy nếu
các nhà sinh-lý-học cận-đại đến bảo các ông
rằng bộ não là cái gọi là tinh-thần, và bộ não
gồm có cơ-quan này nọ thì các ông chẳng phải
kinh sợ chút nào ; hãy trả lời họ rằng các triết-
27
S.VIVEKANANDA BẤT-NHỊ-PHÁP

gia các ông đã vẫn biết vậy ; đấy là một trong


những nguyên-lý đầu ở tôn-giáo của các ông .

Nay hãy thử tìm xem người ta hiểu


Manas, Buddhi, Chitta, Ahamkāra là gì. Trước
hết là Chitta. Nó là bản-chất của tinh-thần, một
phần của Mahat ( Đại ) ; đấy là danh-từ thông-
tính của tâm-trí, và tất cả các trạng-thái của nó.
Hãy tưởng-tượng một buổi chiều đẹp trời mùa
hè, một cái hồ nước yên lặng như tờ, không
một nếp răn nhỏ làm cho có sóng trên mặt. Giả
thử có một ai ném một viên đá vào hồ nước ấy.
Việc gì sẽ xẩy ra ? Trước hết có động-tác, cái
ném đập vào nước ; thứ đến nước nổi lên và
phản-ứng chống viên đá, và sự phản-ứng ấy
biến thành một làn sóng. Đầu tiên nước rung-
động vi-ba và tức thì phản-ứng lại ở hình-thức
sóng. Hãy so-sánh Chitta với cái hồ kia, và
những vật ngoài với viên đá ném xuống mặt
hồ. Ngay khi Chitta tiếp-xúc với bất cứ vật gì
bên ngoài, nhờ có tác-căn ( Indryas ) ấy ( phải
có những Indryas tại đấy để đem ngoại-vật vào
bên trong ) có một ba-động gọi là Manas ( từ
28
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

lượng tâm ) không nhất-định. Sau đến một


phản-ứng năng-khiếu quyết-định hay là Buddhi
( trực-giác ). Với cái Buddhi ấy hiện ra ý-tưởng
Aham ( ý-thức về tôi, ngã ) với đối-tượng
ngoại lai. Giả thử một con muỗi đậu vào tay
tôi. Cảm-giác dẫn đến Chitta của tôi, và cái
Chitta rung-động một chút ; đấy là Manas tâm-
lý-học. Rồi có một phản-ứng : ý-tưởng liền đến
tôi là tôi có một con muỗi trên bàn tay, và tôi
phải đuổi đi. Tương-tự như thế, những viên đá
ném xuống hồ, nhưng ở trường-hợp cái hồ thì
tất cả súc-động đều do ngoại-giới đến còn như
ở trường-hợp cái hồ tinh-thần, súc-động có thể
hoặc từ ngoại-giới, hoặc từ nội-giới đến. Tất cả
diễn-tiến ấy gọi là Antahkarana ( tri-giác, ý-
thức, ý-chí ... ) .

Còn một điều nữa, sau này ai sẽ giúp ta


hiểu được hệ-thống Advaïta ( Bất-Nhị-Pháp ).
Các ông đều đã nhìn thấy ngọc trai, và hầu hết
biết ngọc-trai đã thành như thế nào. Một hạt cát
nhập vào trong con trai và gây nên một sự
kích-thích. Thân trai phản-ứng lại và phủ lên
29
S.VIVEKANANDA BẤT-NHỊ-PHÁP

hạt cát nhỏ một chất nhờn. Chất này kết-tinh lại
và hạt ngọc thành hình. Toàn-thể vũ-trụ này là
một hiện-tượng tương-tự, nó là viên ngọc mà ta
giấu ẩn. Cái gì chúng ta tiếp-nhận từ ngoại-giới
thì chỉ là va chạm. Chỉ để ý-thức cái va chạm
ấy, chúng ta phải phản-ứng. Song, hễ chúng ta
phản-ứng, chúng ta thực sự phóng ra một phần
chính tinh-thần ta hướng theo cái đập ấy ; và
tới khi ta tới điểm nhận-thức ra chúng thì
chính tinh-thần ta đã bị uốn nắn bởi cái đụng
chạm đó. Cả đến những người muốn tin vào
một chủ-nghĩa duy thực tuyệt-đối về ngoại-giới
_ mà người ta không thể phủ-nhận ở thời-đại
sinh-lý-học của chúng ta ngày nay _ vậy thì rõ
ràng nếu ta định chỉ cho ngoại-giới bằng ần-số
X, điều chúng ta thực biết là X thêm hay bớt
tinh-thần. Cái yếu-tố " tinh-thần " ấy thì quá
rộng lớn đến nỗi nó đã phủ lên cái X ấy, và cái
X ấy từ đầu đến cuối vẫn là ẩn-số không biết và
bất-khả-tri. Do đấy nếu có một ngoại-giới thật,
thế-giới ấy luôn luôn không được biết và bất-
khả-tri. Cái mà ta biết, chính là cái khi tinh-
thần ta khuôn nắn nó, tạo hình nó, đẽo gọt nó.
30
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

Đối với nội-giới cũng thế ; cùng sự quan-sát ấy


cũng áp-dụng cho linh-hồn ta, cho Atman ( Tự-
tính ). Để đi đến hiểu-biết Atman, cũng phải
biết nó qua tinh-thần, và do đấy ta biết ít nhiều
về Atman, thì chỉ là cái Atman thêm bớt tinh-
thần, nghĩa là cái Atman bị điểu-kiện tinh-thần
bao phủ, đẽo gọt và khuôn đúc uốn nắn, không
có gì hơn. Chúng ta sẽ trở lại vấn-đề này lát
nữa, nhưng phải nêu lên ngay từ bây giờ .

Điều phải hiểu bây giờ là điều này : người


ta đã chủ-trương rằng cái ta gọi là thân-thể chỉ
là một dòng vật-chất liên-tục, ở mỗi khắc ta
thêm vào và cũng bỏ đi chất-liệu. Ví như một
giòng sông chảy không ngừng ; những khối
nước luôn luôn chuyển dịch ; tuy vậy, trí
tưởng-tượng của ta vồ lấy tất cả và ta luôn luôn
bảo đấy là cùng một giòng sông. Ta gọi cái gì
là giòng sông ? Mỗi khối nước đổi mới, bờ
sông thay đổi, giữa sóng biến hóa, vậy cái gì là
giòng sông ? Đấy là tên gọi cái giòng biến đổi
ấy .

31
S.VIVEKANANDA BẤT-NHỊ-PHÁP

Về tinh-thần cũng thế. Đây là đại học-


thuyết Kshanika Vijnânavada ( Duy-thức ) hết
sức khó nắm, nhưng triết-học Phật-giáo đã
phát-triển một cách rất chặt-chẽ và hợp lý. Nó
cũng xuất-hiện ở Ấn-Độ đối-lập với một số bộ-
phận của hệ-thống Vedanta. Cần phải giải đáp
những điểm ấy, chúng ta sẽ thấy sau này người
ta chỉ có thể biện bác bằng " Bất-Nhị-Pháp "
( Advaïtisme ) và không bằng gì khác được.
Chúng ta cũng sẽ thấy " Bất-Nhị-Pháp ( Ad-
vaïta ) mặc dù những ý-tưởng kỳ lạ người ta
gán cho nó và sự sợ hãi về nó, nó vẫn là cái bè
cứu vớt cho thế-giới, vì chỉ có ở nó người ta
mới có thể thấy lý do của sự-vật. Nhị-nguyên-
luận và tất cả duy-luận khác đều tối hảo như là
phương-pháp Sùng-bái : chúng đem lại thỏa-
mãn lớn cho tinh-thần chúng ta, và có lẽ chúng
đã giúp cho tinh-thần tiến bộ. Nhưng nếu muốn
vừa hợp lý vừa tín-ngưỡng tôn-giáo thì chỉ có
Bất-Nhị-Pháp là hệ-thống mà thế-giới có thể
theo được .

32
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

Vậy hãy coi tinh-thần như là giòng sông,


luôn luôn đầy một đầu và vơi một đầu. Cái đơn
tính chúng ta gọi là Atman ( Tự-tính ) đâu ?
Chúng ta cho rằng mặc dầu sự biến hóa liên-tục
của tinh-thần ta, ở nơi ta có cái gì bất-dịch,
khiến cho những ý-tưởng của ta về sự-vật có vẻ
như bất-dịch. Khi nào những tia ánh sáng từ
nhiều nguồn chiếu vào một tấm bình-phong,
màn bạc, bức tường hay là một cái gì không
chuyển-động, chúng có thể hợp thành một đơn-
vị ; bấy giờ và chỉ bấy giờ chúng mới có khả-
năng hợp thành một toàn-thể đầy đủ. Ở trong
cơ-thể nhân-loại, đâu là tấm bình-phong trên
đó, chẳng hạn, những ý-tưởng rơi vào, để như
thế đạt tới một đơn-vị, đi đến làm thành một
toàn-thể đầy đủ ? Hẳn rằng không có thể là
tâm-thức, vì tâm-thức ( mental ) này cũng là
vật biến-đổi. Vậy thì phải là cái gì, ở đấy
không phải là thân-thể, không phải là tâm-thức,
cái gì thường còn, không biến-đổi, trên đó tất
cả ý-tưởng của ta rơi vào, tất cả cảm-giác tụ lại
để hợp thành một đơn-vị, một toàn-thể đầy đủ.
Đấy là linh-hồn thật, Tự-tính ( Atman ) của
33
S.VIVEKANANDA BẤT-NHỊ-PHÁP

nhân-loại. Vả lại tất cả cái gì vật-chất ( gọi là


vật-chất tế-vi hay là tinh-thần theo các ông )
phải là biến-đổi, vì rằng cái gì gọi là vật-chất
thô-kệch dầy đặc, ngoại-giới, cũng phải biến-
đổi so với cái vật-chất tế-vi kia, cái gì mà
không biến đổi thì không có thể là một thể vật-
chất ; do đấy nó là tâm-linh, nghĩa là nó không
phải là vật-chất, nó bất khả hủy, bất di bất dịch.

Ngoài tất cả những lý lẽ xưa chỉ áp-dụng


vào ngoại-giới, ví dụ như lý lẽ bênh-vực học-
thuyết về một bình-diện thần-linh, có một vấn-
đề khác hiện ra là : ai sáng-tạo ra ngoại-giới, ai
tạo ra vật-chất ? v.v. Điều người ta đòi hỏi ở
đây là biết chân-lý chỉ căn-cứ vào bản-tính nội-
tại của người, và vấn-đề nêu ra đúng như nó đã
tự đặt ra cho linh-hồn. Nếu người ta thừa-nhận
rằng ở mỗi người có một linh-hồn bất-dịch,
chẳng phải là tâm thân, chẳng phải thân-thể, lại
còn tồn-tại một duy-nhất-tính của ý-tưởng
trong những linh-hồn, một đồng-nhất của tình-
tự, của cảm-tình. Làm thế nào mà linh-hồn tôi
ảnh-hưởng được vào linh-hồn anh, bằng
34
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

phương-tiện gì mà nó có thể hành-động, theo


con đường nào mà nó có thể thi-thố ảnh-hưởng
ấy được ? Làm thế nào tôi có thể cảm thấy cái
gì về tâm-hồn anh ? Có cái gì có thể tiếp-xúc
giữa linh-hồn tôi và linh-hồn anh ? Về những
lý-do ấy, lấy siêu-hình-học mà nói, cần phải
giả-thiết một linh-hồn khác nữa, vì rằng tất
nhiên phải có một linh-hồn hành-động liên-hệ
với tất cả linh-hồn khác, trong vật-chất và qua
vật-chất, một Linh-hồn duy-nhất, Nó bao-phủ
và quán-thông vô số tất cả linh-hồn có trong
thế-giới, ở Nó và nhờ Nó chúng sinh-tồn, ở Nó
và nhờ Nó chúng cảm-thông, yêu-thương và
làm việc cái nọ cho cái kia. Cái Linh-hồn đại-
đồng ấy là Paramâtman ( Tối cao tự-tính )
Chúa-Tể, Thượng-Đế, Vũ-trụ. Cũng theo đấy,
vì Linh-hồn không phải vật-chất làm ra, vì Nó
là tâm-linh, Nó không thể tuân theo định-luật
của vật-chất, người ta không thể xét Nó bằng
luật-pháp vật-chất, do đấy Nó tối thắng, bất
sinh, bất diệt, bất dịch. " Cái Ngã ( Tự-tính )
ấy binh giáp không thể đâm qua, lửa không thể
đốt cháy, nước không thể hòa-tan, không-khí
35
S.VIVEKANANDA BẤT-NHỊ-PHÁP

không thể làm khô héo. Không biến-đổi, thấm-


nhuần tất cả, bất động, bất dịch, vĩnh-cửu, đấy
là cái Ngã ( Tự-tính ) của loài người ."
_ ( Bhagavad-Gita ) .

Kinh Gita và Vedanta dạy ta rằng cái Ngã


( Tự-tính ) cá-nhân cũng là Vibhu ( vô-biên,
thấm-nhuần tất cả, vô sở bất tại ), và Kapila
bảo ta là nó hiện-tại bất cứ ở đâu. Dĩ nhiên có
các giáo-phái ở Ấn chủ-trương cái Ngã là Anu
( nguyên-tử vật-chất ), vô cùng nhỏ, nhưng họ
hiểu là nó vô cùng tế-vi ở sự biểu-hiện của nó ;
ở bản-tính thật của nó thì nó là Vibhu thấm-
nhuần tất cả .

Chúng ta đi đến một ý-tưởng khác, có lẽ


kỳ lạ, vậy mà rất đặc-biệt Ấn-Độ ; và nếu có
một ý-tưởng nào được tất cả giáo-phái chúng ta
san sẻ chính là ý-tưởng này. Thế nên tôi yêu-
cầu các ông hết sức chú-ý và ghi nhớ : nó là
chính cơ-bản của tất cả sở-hữu của chúng ta ở
Ấn-Độ. Nó là ý-tưởng sau đây : Các ông đã
được nghe nói đến học-thuyết tiến-hóa vật-lý
36
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

của các nhà bác-học Tây-phương truyền-bá.


Học-thuyết dạy rằng những thân-thể của các
động-vật thì khác nhau, nhưng về thể-chất thì
giống nhau ; những phương-diện chúng nhìn
thấy chỉ là các biểu-thị khác nhau của cùng một
hệ-thống ; từ con bọ, con sâu thấp hèn nhất cho
đến loài người cao quí nhất và thánh thần nhất,
tất cả thực ra chỉ là một thể ; từ thể này sang
thể kia cứ như thế liên-tiếp trên đường tiến-hóa
luôn luôn đi lên cho đến hoàn-toàn thành-tựu.
Chúng ta cũng vậy, đều đã có cái quan-niệm
ấy. Nhà đạo-sĩ Yoga là Patanjali viết : " Jati-
jantaraparinamah Prakrityâpùrât : một nòi-
giống ( jati ) biến-đổi sang nòi-giống khác _
tiến-hóa ". Parināmah có nghĩa là một vật biến-
đổi sang vật khác. Vậy chúng ta khác với người
Âu ở đâu ? Patanjali viết : " Prakrityāpārât :
bởi sự thành-tựu của thiên-nhiên ". Người Âu
bảo là sự cạnh-tranh, sự lựa chọn tự nhiên và
tính-dục v.v. ; nó bắt một thể nhận lấy một
hình-thể khác. Chúng ta có một quan-niệm
khác, một phân-tích còn hay hơn, đi sâu hơn
vào trong sự-vật, và nói : " Bởi sự thành-tựu
37
S.VIVEKANANDA BẤT-NHỊ-PHÁP

của thiên-nhiên ". Ở đây người ta hiểu thế nào?


Chúng ta thừa-nhận vi-trùng leo cao dần nấc
thang tạo-vật cho tới khi nó trở nên một đức
Phật. Chúng ta thừa-nhận điều ấy, nhưng chúng
ta cũng lại tin chắc một chân-lý khác nữa là
người ta không có thể rút ở một cơ-khí một
năng-lượng mà người ta không đem vào đấy từ
trước ở hình-thức này hay hình-thức kia. Tổng-
cộng tất cả năng-lượng vẫn toàn vẹn không
biến-đổi, bất luận là những hình-thức nào mà
năng-lượng ấy biểu-hiện. Nếu ở đầu này muốn
rút ra một khối năng-lượng nào thì trước tiên
phải đặt nó vào đầu kia đã, có lẽ ở một hình-
thức khác, nhưng năng-lượng sản-xuất vẫn thế
không thay đổi. Vậy thì theo đấy, người ta thấy
một đức Phật ở một đầu cực-đoan tiến-hóa, như
vậy ắt là sinh-tố vi-trùng chính nó cũng đã phải
là Phật tiến-hóa. Nếu vũ-trụ này là biểu-hiện
của một lượng, hầu như vô-hạn năng-lực, thì
vũ-trụ phải đã đại-biểu cho cùng một lượng
năng-lực tiến-hóa khi ở trạng-thái Pralaya
( tiến-hóa hoàn-toàn ). Không thể nào khác
được. Do đấy tất cả linh-hồn đều vô-hạn. Kể từ
38
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

côn-trùng hèn thấp nhất bò dưới chân chúng ta


cho chí thánh-nhân cao quí vĩ-đại nhất, tất cả
đều có cái năng-lực vô-hạn, cái tinh-khiết vô-
hạn, tất cả vô-hạn. Sự khác biệt chỉ có trong
trình-độ biểu-hiện. Con sâu chỉ biểu-hiện có tí
chút cái năng-lực kia ; các ông biểu-hiện nhiều
hơn ; một thần-nhân biểu-hiện nhiều hơn nữa ;
chỉ có sự khác biệt duy-nhất ấy thôi. Nhưng dù
sao thì cái năng-lực vô-hạn vẫn tại đấy.
Patanjali dạy ta rằng : " Giống hệt như người
nông-dân lấy nước vào ruộng ". Do một góc
ruộng nó đem nước từ cái đập nước. Cửa đập
có cái ngăn cống để nước khỏi đổ vào ruộng ;
khi nào nó muốn lấy nước vào ruộng, nó chỉ
phải mở cống thì nước ở đập tự lực đổ vào
ruộng. Cái sức chảy của nước không phải từ
bên ngoài thêm vào, nước trong đập đã tự có
chứa sẵn rồi. cũng thế, mỗi người chúng ta,
mỗi chúng-sinh đã có trong mình cái kho chứa
năng-lực, năng-lượng vô-hạn, tinh-khiết vô-
hạn, hoan-lạc vô-hạn, sinh-tồn vô-hạn, nhưng
nắp cửa cống là thân-thể, ta cản-trở không cho

39
S.VIVEKANANDA BẤT-NHỊ-PHÁP

diễn tả đầy đủ cái thực-thể của mình, cái chân-


tính của mình ( tức là bản-lai diện mục của
Trần-Thái-Tông ) .

Âm-Dương-Hòa._ Dần dần cái thân-thể


ngũ-uẩn trở nên bớt thô-tục, rằng Tama-guna
( nõa-tính ) trở nên Rajo-guna (động-tính ) và
động-tính này hóa thành Sattva-guna ( hòa-
tính ), cái năng-lực và cái thanh-khiết ấy tự
biểu-hiện rõ hơn. bởi vậy nên dân-tộc ta hết
sức chú-trọng vào sự ăn uống như thế, vào vấn-
đề thực-phẩm nuôi-dưỡng. Có lẽ những ý-
nghiã nguyên lại đã mất, cũng như ý-nghĩa
hôn-thú. Tuy vấn-đề này ngoài đề-tài bữa nay,
tôi có thể lấy làm tỉ-dụ. Nếu có dịp một ngày
khác tôi sẽ đề-cập đến tất cả vấn-đề ấy. Nhưng
ngay đây, hãy cho phép tôi nói là những ý-
tưởng cơ-bản của hệ-thống hôn-thú là những ý-
tưởng duy-nhất có khả-năng dẫn đến một nền
văn-minh chân-chính. Không còn có ý-tưởng
nào khác được. Nếu người đàn ông hay đàn bà
tự-do chọn lấy bất cứ ai làm vợ hay làm chồng,
nếu thích-thú cá-nhân, thỏa-mãn bản-năng
40
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

cầm-thú được tự-do trong xã-hội, hậu-quả tất


nhiên sẽ không tốt lành, con cái sinh ra độc-ác,
xấu-sa, quái-đản. Trong tất cả các xứ, một mặt
người ta sản sinh những người con hung-hãn
như thế, và mặt khác người ta tăng thêm cảnh-
sát để ngăn-cản chúng. Không phải tìm trừ ác
như thế được, phải đề-phòng tội ác phát-sinh.
Song, chừng nào người ta sống trong xã-hội,
mỗi hôn-thú chắc hẳn đều có ảnh-hưởng chung
cho cả đoàn-thể. Do đấy mà xã-hội có quyền
chỉ-định người nào được lấy nhau, người nào
không được lấy. Chính những ý-tưởng tốt đẹp
loại ấy là nền-tảng cơ-sở hệ-thống hôn-thú của
chúng ta ; cái ấy gọi là nòi-giống, chiêm-tinh,
xem sao của vợ chồng tương-lai. Tôi nhận-định
sơ qua rằng, một đứa trẻ sinh ra trong dâm-dục
không được coi là nòi-giống A-lỵ-an (Âryen ).
Chỉ những đứa trẻ nào thụ-thai và sinh ra theo
đúng tục-lệ Vedas mới được coi là nòi giống
A-lỵ-an. Ở tất cả các xứ người ta sản-sinh càng
ngày càng ít đi những trẻ A-lỵ-an, và kết-quả
chính là cái khối vĩ-đại tội-lỗi chúng ta gọi là

41
S.VIVEKANANDA BẤT-NHỊ-PHÁP

Kali-yuga ( Mạt-pháp : đời sắt thép, thời-kỳ thứ


tư của nhân-loại chúng ta đang sống ) .

Than ôi, chúng ta đã bỏ mất hết tất cả


những lý-tưởng trên đây : đúng là chúng ta,
hiện này, không có thể đem thực-hành những
lý-tưởng ấy đầy đủ toàn-vẹn được ; cũng hoàn-
toàn đúng là chúng ta hầu như đã mô-phỏng
một số lý-tưởng ấy. Thực là thảm-hại rằng các
bậc cha mẹ ngày nay không còn được như ngày
xưa nữa ; xã-hội không còn trọng giáo-dục như
ngày xưa nữa ; xã-hội không còn tình yêu
chuộng đối với cá-nhân như xưa kia. Nhưng sự
áp-dụng có khuyết-điểm mấy đi nữa, nguyên-lý
vẫn còn tốt. Nếu nó tác-dụng xấu, nếu một
phương-pháp đã thất-bại, ta hãy trở về với
nguyên-lý và áp-dụng tốt hơn. Tại sao muốn
phá hủy nguyên-lý ? Cùng những nhận-xét ấy
cũng ứng-dụng cho vấn-đề ẩm-thực ; sự áp-
dụng và những chi-tiết đều xấu, xấu lắm,
nhưng điều ấy không có ảnh-hưởng đến
nguyên-lý. Nguyên-lý thì vĩnh-cửu, và phải có

42
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

nó ở đấy : Chỉnh-đốn nó lại và cải-cách sự áp-


dụng .

Chính cái đại ý-tưởng At-man ( Tự-ngã,


Tự-tính ) kia mà tất cả giáo-phái ở Ấn-Độ,
không trừ phái nào đều phải tín-ngưỡng.
Nhưng chúng ta sẽ thấy, các tín-đồ Nhị-
nguyên-giáo dạy rằng cái At-man ấy do những
hành-vi bất-thiện trở nên Sankuchita, nghĩa là
tất cả năng-lực của nó và bản-tính nó tự thu lại,
và do những hành-vi lương-thiện mà cái bản-
tính ấy lại phát-triển. Trái lại Advaïta ( Bất-
Nhị-Pháp ) bảo ta rằng Atman chẳng từng co
lại và mở dãn ra, nhưng nó có vẻ như thế, co và
ruỗi ra. Đấy là chỗ khác nhau duy-nhất. Tất cả
đều chia sẻ cùng một ý-tưởng rằng Atman của
chúng ta sẵn có đủ tất cả năng-lực ; không có gì
thâm-nhập vào nó từ bên ngoài, không có từ
trên trời rơi xuống để nhập vào nó. Hãy hết sức
thận-trọng, các Kinh Thơ Vedas của ta không
phải là sản-phẩm linh-cảm từ ngoài mà là phát-
xuất từ trong. Nguồn thơ ấy không từ một chỗ
nào bên ngoài đi đến cả ; chúng là luật-pháp
43
S.VIVEKANANDA BẤT-NHỊ-PHÁP

vĩnh-cửu sinh-động trong tất cả mọi linh-hồn.


Thơ Vedas ở tại trong linh-hồn cái kiến cũng
như trong linh-hồn thần-linh. Con kiến chỉ phải
tiến-hóa và đạt tới thân-thể Tiên-tri ( Rishi )
hiền-nhân, và thơ Vedas sẽ hiện ra cho nó, luật-
pháp vĩnh-cửu sẽ tự biểu-diễn. Điều ấy trọng-
yếu cho chúng ta hiểu-biết : năng-lực của
chúng ta đã sẵn có, sự cứu-độ đã sẵn ở nơi ta.
Không hề chi, dù ông bảo nó co lại hay là nó bị
cái ác Ảo-hóa ( Maya ) che-phủ, ý-tưởng đã
hiện tại ; các ông phải tin vào đấy, tin vào khả-
năng của mỗi người _ cả đến người chậm tiến,
nó đã có cùng những khả-năng ở nơi Phật
Bouddha. Đấy là học-thuyết Atman = Tự-tính .

Hữu-Ngã và Vô-Ngã ._ Nhưng đây là


một cuộc tranh-biện ghê-gớm. Các nhà Phật-
học phân-tích thân-thể và thấy ở đấy một dòng
vật-chất ; họ cũng lại phân-tích tâm-thần và
thấy ở đấy một dòng khác. Còn như Atman kia,
họ xét nó không thiết-yếu ; không cần giả-thiết
sự tồn-tại của nó. Cần chi đến một bản-thể với
phẩm-tính bám vào bản-thể ấy ? Giả định
44
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

những phẩm-tính ( guna ), và duy chỉ có phẩm-


tính, vì vô lý nếu giả-định hai nguyên-nhân khi
chỉ cần một đủ giải-thích tất cả. Đấy là cuộc
tranh-biện, và tất cả lý-thuyết bênh-vực học-
thuyết bản-thể đều bị Phật-học phá hủy. Một
đại bại khắp mặt cho những ai còn trung-thành
với học-thuyết về thực-thể và phẩm-tính, cho
những ai còn tin : anh có một linh-hồn phân-
biệt với thân-thể và tâm-thân ; mỗi người là
một cá-nhân .

Cho tới đây chúng ta đã thấy quan-niệm


Nhị-nguyên rất có thể chấp-nhận được : có
thân-thể, đến một thể tế-vi ( tinh-thần ), có
Atman (Tự-tính), và ở trong, thông qua tất cả
những Atman là Thượng-Đế Paramātman. Điều
khó là ở chỗ này, rằng Atman và Paramātman,
cả hai đều gọi là bản-thể, và rằng tinh-thần,
thân-thể và những cái gọi là bản-thể tự bám
vào đấy như là bấy nhiêu phẩm-tính. Song,
chẳng ai từng đã nhìn thấy bản-thể, và không
một ai có thể quan-niệm được nó : vậy có ích
gì tưởng-tượng cái bản-thể ấy ? Tại sao không
45
S.VIVEKANANDA BẤT-NHỊ-PHÁP

trở nên Kshani-kavādin, và bảo rằng tất cả tồn-


tại chỉ là sự kế-tiếp những dòng tâm-thần và
không gì khác ? Chúng không bám cái nọ vào
cái kia, chúng không thành một đơn nhất, cái
nọ đuổi cái kia như những làn sóng trên mặt bể,
chúng không bao giờ toàn-vẹn, không bao giờ
thành một đơn nhất đầy đủ viên-thành. Con
người là một sự kế-tiếp của sóng, mà mỗi làn
sóng, cái nọ sinh ra, cái sau liên-tục ; sự cắt đứt
những hình sóng ấy là cái mà người ta gọi là
Niết-Bàn ( Nirvana ). Các ông thấy ở đây Nhị-
nguyên-luận im-lặng, nó không tự biện-minh
được ; người ta không còn có thể bảo-thủ
Thượng-Đế lưỡng-nguyên nhân-cách-hóa.
Quan-niệm một Thượng-Đế vô sở bất tại, đồng
thời lại là một Nhân-cách, sáng-tạo không có
tay và đi lại không có chân v.v., đã sáng-tạo ra
vũ-trụ như một người thợ gốm ( Kimbhakāra )
tạo ra cái bình ( ghata ), cái quan-niệm ấy, nhà
Phật cho là trẻ con ! Nếu Thượng-Đế là thế thì
nhà Phật sẽ chống Thượng-Đế chứ không
sùng-bái thờ-phụng. Vũ-trụ đầy đau khổ, nếu là
tác-phẩm của Thượng-Đế, thì chúng ta phải
46
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

đánh đổ Thượng-Đế ấy. Vả lại, Thượng-Đế ấy


phi-lý và không thể được, như tất cả các vị đều
biết. Chúng ta không cần nói nhiều về nhược-
điểm của thuyết " bình diện " thần-linh, tất cả
các nhà Kshanikas của ta đã làm rồi, và
Thượng-Đế nhân-cách ấy đã bị rơi vụn .

Chân-lý, và chỉ có chân-lý, đấy là cách-


ngôn Bất-Nhị-Pháp (Advaïta ). " Chỉ có chân-
lý đắc thắng chứ không phải sai lầm. Chỉ qua
chân-lý thôi mới là con đường dẫn đến
Devayāna ( trạng-thái thần-linh )." Mỗi người
hãy đi theo lá cờ hiệu ấy, nhưng chỉ là để quét
sạch vị-trí ẩn-náu của những tín-đồ nhu-nhược.
Ông đến với ý-niệm Lưỡng-nguyên của
Thượng-Đế các ông, để tìm cãi cọ với người
bần-cùng thờ một pho-tượng, và các ông tưởng
mình hợp-lý lạ lùng vì có thể làm cho y lúng-
túng, nhưng nếu y quay lại chống-đối ông, phá
vụn Thượng-Đế nhân-cách và coi là lý-tưởng
hão-huyền, các ông không còn biết lập-trường
của mình ở đâu nữa ! Các ông quay vào " tín-
ngưỡng " v.v., hay là kêu lên mà gọi đến vô-
47
S.VIVEKANANDA BẤT-NHỊ-PHÁP

thần, đấy là cách điển-hình của người nhu-


nhược : ai thắng, nó là vô-thần. Nếu các ông
muốn hợp lý, hãy hợp-lý đến cùng, bằng không
thì hãy để cho người ta cùng một ưu-thế mà các
ông đòi cho mình. Làm thế nào các ông chứng-
minh được sự tồn-tại của Thượng-Đế mình ?
Trái lại, người ta có thể, hầu như, chứng-minh
không có Thượng-Đế nhân-cách-hóa. Người ta
không có hình bóng bằng-chứng về sự tồn-tại
của Thượng-Đế ấy, và có nhiều lý lẽ rất vững
để bênh-vực cho thuyết trái-nghịch. Làm thế
nào mà chứng-minh Ngài tồn-tại, nếu ông có
Thượng-Đế của ông, các phẩm-tính, một mớ
vô-hạn linh-hồn là bản-thể, và mỗi linh-hồn là
một cá-nhân ? Ông không phải thân-thể, vì
ngày nay ông biết, hơn là các nhà Phật-học
xưa, rằng cái gì đã là vật-chất ở mặt-trời, có thể
trở thành ngay lập tức vật-chất ở nơi các ông,
và xuất ra để trở nên vật-chất ở cây-cối. Vậy thì
đâu là cá-tính của ông, Ông X ? Cũng như thế
đối với tâm-thần. Đâu là cá-tính ông ? Ông có
một tư-tưởng chiều nay, một tư-tưởng khác
ngày mai. Ông không tư-duy cùng một cách
48
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

như khi ông là con nít, cũng như người già


không suy-tư như khi còn trẻ, đang cường-
tráng. Vậy thì cá-tính ông đâu ? Đừng bảo là nó
ở trong ý-thức, ở trong cõi Ahamkāra (giả ngã)
vì cái ấy chỉ là phần nhỏ của sự tồn-tại ở ông.
Trong khi tôi đương nói với các ông, tất cả cơ-
quan của tôi tác-dụng, vậy mà nào tôi có ý-thức
chúng đâu. Nếu ý-thức là bằng-chứng của sinh-
tồn, thì chúng không tồn-tại vì tôi không ý-
thức. Làm thế nào bây giờ với các thuyết về
một Thượng-Đế Nhân-cách ? Làm thế nào mà
chứng-minh được một Thượng-Đế như thế ?

Các nhà Phật-học cũng đến tuyên-bố với


chúng ta rằng : cái quan-niệm Thượng-Đế
Nhân-cách ấy, không những phi-lý mà còn vô-
luân-lý, đạo-đức, vì nó dạy người ta hèn nhát
và ăn xin trợ-lực bên ngoài mà không ai có thể
cứu giúp. Đây là vũ-trụ của ta ; chính người ta
làm ra. Tại sao lại trông-cậy vào một thể
tưởng-tượng, ở ngoài con người mà chưa ai
từng nhìn thấy hay là cảm thấy, và chẳng có ai
từng được cứu độ ? Tại sao tự làm cho mình
49
S.VIVEKANANDA BẤT-NHỊ-PHÁP

thành kẻ nhút-nhát, và dạy cho con em mình


rằng tình-trạng cao nhất của con người giống
như con chó, bò dưới đấng tưởng-tượng, tự
thú-nhận là yếu-đuối và nhiễm-ố, là tất cả cái
nhơ-nhuốc chứa trong vũ-trụ. Nhà Phật, trái lại,
có thể cho các ông thấy không những các ông
nói dối mà còn hấp-dẫn con cái mình vào con
đường tai-hại ghê-gớm, bởi vì chớ quên rằng
chúng ta ở tại đây là một thế-giới thôi-miên.
Tất cả cái gì ta nói cho ta là ta tin. Hầu như
những lời nói đầu tiên của đức Phật là : " Cái gì
con nghĩ, con là cái ấy, cái gì con sẽ nghĩ, con
sẽ là cái ấy ". Nếu điều ấy là thật, thì chớ nên
dạy cho chính mình là mình vô-giá-trị, và các
ông không có khả-năng làm được gì trừ phi có
ai không sống ở đây giúp đỡ, vị ấy ngự tại trên
mây. Kết quả là các ông càng ngày càng thành
nhu-nhược. Luôn luôn nhắc đi nhắc lại :
" Chúng tôi là kẻ có tội, hỡi Chúa tôi, hãy rửa
sạch cho chúng tôi ! " các ông đã tự kỷ ám-thị
tất cả các loại tật xấu. Nhà Phật nói cả đến chín
mươi phần trăm tội lỗi xấu-sa mà người ta thấy
ở các xã-hội đều là hậu-quả của quan-niệm một
50
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

Thượng-Đế Nhân-cách hữu-ngã ấy. Đấy là một


ý-tưởng ghê-gớm mà con người đã tự tạo ra,
mục-tiêu đối-tượng của sự biểu-hiện sinh sống,
cái sự biểu-hiện sinh sống kỳ diệu lại trở nên
giống như một con chó. Nhà Phật bảo tín-đồ
Sùng-bái, Thần Vishnou ( Bảo-trì vũ-trụ ) :
" Nếu lý-tưởng, mục-đích, đối-tượng trong đời
sống của ông là đi về thiên-đường của Vish-
nou, nơi có Thần-linh ngự, và ở đấy ông đứng
trước mặt Ngài để chắp tay vĩnh-viễn, thì thà
ông tự-tử còn hơn .". Các nhà Phật-giáo còn
tuyên-bố cả rằng chính vì lý-do ấy mà họ đã
phải cầu cứu đến sự tịch-diệt nhập Niết-bàn
( Nirvana ). Trong hồi lâu tôi đã trình bày tất cả
những lý-thuyết trên như một nhà Phật-giáo có
thể làm, là vì ngày nay người ta kể tất cả những
ý-niệm Bất-Nhị-Pháp ( Advaïta ) để có thể làm
cho người ta thành vô đạo-đức, luân-lý ; bởi
vậy tôi cố trình-bày với các ông mặt khác của
mề-đay này. Hãy mạnh bạo và can-đảm nhìn
thẳng vào hai luận-án !

51
S.VIVEKANANDA BẤT-NHỊ-PHÁP

Trước hết chúng ta đã thấy người ta


không thể chứng-minh thuyết một Thượng-Đế
Nhân-cách sáng tạo ra thế-giới ; ngày nay còn
một đứa trẻ nào có thể tin được. bởi vì người
thợ gốm tạo ra một cái vò, Thượng-Đế sẽ tạo ra
thế-giới như thế ? Nếu thật thế thì bây giờ
người thợ gốm của ông sẽ là Thượng-Đế. Nếu
có người đến nói y hành-động không cần chân
tay, không có đầu óc, thì ông có thể dẫn y
thẳng đến nhà thương điên. Thượng-Đế Nhân-
cách của ông, đấng sáng-tạo thế-giới này, mà
ông suốt đời kêu cầu, đã bao giờ cứu vớt ông
chưa ? Đấy là thách-đố hiện này của khoa-học
cận-đại. Khoa-học sẽ chứng-minh cho ông
rằng, tất cả sự cứu giúp ông từng nhận được,
ông đã có thể nhận được chỉ do kết-quả nỗ-lực
của chính ông. Hơn nữa, nó chứng-minh rằng
ông không cần phí năng-lực cầu cứu, và ông sẽ
luợm kết-quả còn tốt hơn mà không phải kêu
gào và than khóc .

Chúng ta cũng đã thấy với cái quan-niệm


Thượng-Đế Nhân-cách ấy xuất-hiện sự chuyên-
52
NGUYỄN- ĐĂNG-THỤC

chế và giáo-hội. Chuyên-chế và giáo-hội tác


hại khắp nơi ở đâu có quan-niệm ấy, và theo
nhà Phật-học nói, chừng nào sự lừa dối chưa lộ
mặt thì chuyên-chế sẽ chưa hết. Chừng nào một
người tín-đồ phải run sợ trước mặt một đấng
siêu-nhiên thì sẽ vẫn còn các giáo-sĩ đòi quyền
và ưu-thế và họ muốn làm người ta run sợ
trước mặt họ, vì những kẻ khốn kia tiếp-tục cầu
xin giáo-sĩ can-thiệp cho chúng. Ông có thể rũ
sạch giáo-sĩ Bà-La-Môn, nhưng tôi bảo rằng
những người đánh đuổi họ đi để thay thế sẽ tệ
hại hơn, bởi vì người Bà-La-Môn còn chút bao-
dung, còn những kẻ lợi-dụng thời-cơ này luôn
luôn là bọn độc-tài thậm-tệ. Nếu một kẻ ăn
mày trở nên giầu, nó sẽ coi tất cả thế-giới như
rơm rác. Chừng nào quan-niệm Thượng-Đế
Nhân-cách tồn-tại, thì những giáo-sĩ tiếp-tục có
và sẽ không có thể ngự-trị trong xã-hội một nền
luân-lý khả-quan. Giáo-hội với chuyên-chế đi
đôi. Tại sao người ta đã sáng-lập ra ? Bởi vì
ngày xưa có một vài người hùng mạnh đã nắm
giữ những người khác và bảo họ : " Các người
sẽ tuân theo chúng ta bằng không chúng ta hủy-
53
S.VIVEKANANDA BẤT-NHỊ-PHÁP

diệt các người đi ! " Đấy là tất cả lịch-sử.


" Như là sấm sét đe dọa (đấng Brahman ) kia là
một đại kinh-khủng "_ ( K. Up ). Đấy là ý-niệm
về Thượng-Đế sầm sét, giết sạch những ai
không phục-tòng .

Nhà Phật còn nói : Các ông đã hợp lý đến


một điểm nào là điểm mà các ông đã nói là tất
cả do luật-pháp Nghiệp ( Karma ) mà ra. Các
ông tin vào vô số linh-hồn khác nhau, nó không
biết có sống chết ; cái số vô-hạn linh-hồn ấy và
sự tin vào luật-pháp Nghiệp ( Karma ) hẳn là
hoàn-toàn hợp lý. Không thể ở đâu có nguyên-
nhân mà không hậu-quả ; hiện-tại phải có
nguyên-nhân của nó trong quá-khứ, và nó sẽ có
hậu-quả trong tương-lại. Người Ấn-Độ-giáo
nói rằng Nghiệp ( Karma ) là Jala ( không sinh
khí ), và không phải Chaitanya để làm cho
nguyên-nhân nẩy nở, có kết-quả. Có thực là
phải có Chaitanya để cho một cái cây sinh trái
chăng ? Nếu tôi gieo cái hạt và tưới cho nó thì
có cần chi đến Chaitanya. Ông có thể bảo rằng
ở đấy đã có Chaitanya nguyên-thủy, nhưng
54
NGUYỄN- ĐĂNG-THỤC

chính linh-hồn đã là Chaitanya không cần chi


khác nữa. Nếu linh-hồn nhân-loại cũng có thì
còn cần chi đến một Thượng-Đế, như đạo Jain
chủ-trương khác với Phật-giáo, họ tin vào linh-
hồn mà không tin Thượng-Đế. Các ông hợp-lý
ở đâu, ở đâu là đạo-đức ? Khi các ông phê-
phán Bất-Nhị-Pháp ( Advaïta ) và sợ rằng nó
truyền-bá vô-luân, hãy đọc một chút về những
việc mà giáo-phái Nhị-nguyên đã làm ở Ấn-
Độ. Nếu đã có 20.000 ác-đồ Bất-Nhị-Pháp thì
cũng có số tương-đương trong giới Lưỡng-
nguyên. Đại khái sẽ có nhiều hơn ở phái
Lưỡng-nguyên, bởi vì muốn hiểu Bất-Nhị-Pháp
( Advaïta ) phải có loại tinh-thần cao, và người
ta không thể làm cho những tín-đồ Bất-Nhị-
Pháp hành-động vì sợ-hãi. Vậy còn lại gì cho
các tín-đồ Ấn-Độ-giáo ? Các ông không có thể
tránh sự tấn-công của các Phật-tử. Các ông có
thể dẫn-chứng Kinh Vedas, nhưng họ không tin
Vedas. Họ sẽ trả lời : " Tam-Tạng ( Tripitaka )
của chúng tôi nói khác, và chúng ( Kinh Luật-
Luận ) vô-thủy vô-chung, chẳng phải Phật
( Bouddha ) làm ra, vì Phật bảo Ngài chỉ có đọc
55
S.VIVEKANANDA BẤT-NHỊ-PHÁP

lại ; chúng vĩnh-cửu ". Và họ thêm rằng :


" Kinh Vedas của các ông là giả ngụy, chân-
thật là của chúng tôi. Kinh của các ông do các
giáo-sĩ Bà-La-Môn làm ra, phải gác cả đi ! "
Chúng ta, Ấn-Độ-giáo nghĩ sao, đối-phó thế
nào đây ?

Đây là lối thoát. Hãy xét lời bắt bẻ thứ


nhất, nó có tính-cách siêu-hình ; bản-tính khác
với phẩm-tính. Không đúng, Bất-Nhị-Pháp trả
lời, không có gì khác nhau giữa bản-tính và
phẩm-tính. Các ông biết sự so-sánh cũ rích, là
cái thừng lấy làm con rắn : khi nào người ta
nhìn con rắn, thì không nhìn thấy cái thừng
chút nào, cái thừng đã biến mất. Chia một vật
ra bản-tính và phẩm-tính là một công việc siêu-
hình, biểu-diễn trong đầu óc nhà triết-học, mà
thực ra điều ấy không thể có được ngoài đầu óc
ấy. Các ông thấy phẩm-tính nếu các ông tầm-
thường và các ông thấy bản-tính nếu các ông là
đạo-sĩ Du-Da lớn, nhưng không bao giờ thấy cả
hai đồng thời. Như vậy, hỡi các ông Phật-tử,
cuộc tranh-biện của các ông về bản-tính và
56
NGUYỄN- ĐĂNG-THỤC

phẩm-tính là một bài tính sai lầm, không thực


sự có cơ-bản chi hết. Nhưng nếu bản-tính
không có phẩm-tính, thì chỉ có thể có một. Nếu
ông cất mất những phẩm-tính ở linh-hồn, nếu
ông bầy tỏ những phẩm-tính ấy là ở trong tinh-
thần ; thực ra chúng tự chùm lên linh-hồn, bấy
giờ sẽ không bao giờ có thể có hai linh-hồn.
Thực thế, chính những phẩm-tính chúng quyết-
định sự khác nhau giữa một linh-hồn này với
một linh-hồn kia. Làm thế nào ông biết một
linh-hồn này phân biệt với một linh-hồn kia ?
Nhờ vào một số tính-chất khác biệt, một số
phẩm-tính. Ở đâu không có phẩm-tính thì làm
sao có thể có sự phân-biệt. Do đấy, không có
hai linh-hồn, chỉ có Một, và cái Đại Ngã của
ông, cái Paramātman không thiết-yếu nữa. Nó
là cái Linh-hồn ấy. Cái Một gọi là Đại Ngã
( Paramātman ), cùng cái Một ấy gọi là Linh-
hồn cá-nhân ( Jivatman ) cứ như thế tiếp nối.
Các nhà Lưỡng-nguyên ( Số-luận = Samkhya
và các nhà khác ) nói rằng linh-hồn vô sở bất
tại ( Vibhu ) làm thế nào họ có thể làm ra hai
cái vô-hạn ? Chỉ có thể có Một vô-hạn. Còn gì
57
S.VIVEKANANDA BẤT-NHỊ-PHÁP

khác nữa ? Cái Một ấy là Atman ( Tự-tính ) vô-


hạn, duy-nhất, tất cả còn lại là biểu-hiện của
Nó. Đến đây nhà Phật dừng lại, nhưng chưa
phải tất cả. Thái-độ Bất-Nhị-Pháp ( Advaïta )
không phải thái-độ của một người nhu-nhược
chỉ biết phê-phán thôi. Bất-Nhị-Pháp phê-phán
người khác khi nào họ tới quá gần mình và nói
với ý định sua đuổi đi thôi. Nhưng nó bầy tỏ rõ
cả luận-thuyết của chính mình. Chỉ có nó phê-
phán, mà không vì thế tự mãn với phê-phán và
dẫn-chứng kinh sách. Hãy xem chúng ta đi đến
đâu rồi !

Các người bảo vũ-trụ vận-động không


dừng, liên-tục. Trong Vyashti ( hữu-hạn ) tất cả
đều biến-động ; ta động, cái bàn này động, ở
đâu cũng có một vận-động, đấy là vòng luân-
hồi ( Samsara ) vận-động không nghỉ ; đấy là
thế-giới ( Jagat ) chúng-sinh tự-động. Do đấy
thì không thể có cá-tính trong thế-giới ( Jagat )
này, bởi vì cá-tính phù-hợp với cái gì không
thay-đổi. Không thể có ở đấy một cá-tính biến-
hóa, chính những danh-từ không tương-dung
58
NGUYỄN- ĐĂNG-THỤC

nhau. Trong cái thế-giới nhỏ chúng ta sinh


sống, trong cái Jagat, không làm gì có cá-tính
như thế. Tư-tưởng, cảm-giác, tinh-thần và thân-
thể, người, động-vật và thực-vật đều ở trong
trạng-thái lên xuống liên-tục. Nhưng giả-thiết
chúng ta xem vũ-trụ như một đơn vị nhất-quán
tông-thể, thì nó có thể di-chuyển hay biến-
hóa ? Hẳn là không. Vận-động chỉ có khả-năng
bằng cách so-sánh với vật gì ít vận-động hơn
hay là hoàn-toàn bất-động. Do đấy vũ-trụ trong
toàn-thể thì bất-động, bất di bất dịch ( vì không
còn so sánh với cái gì ngoài thời-không ). Vậy
ông là một cá-nhân, cá-tính chỉ khi nào ông là
toàn-thể, khi nào ông thực-hiện được : " Tôi là
vũ-trụ thời-không ". Vì lý do ấy mà triết-gia
Vedanta nói : " Chừng nào có hai, sợ hãi còn
tồn-tại. Chỉ khi nào ta không nhìn thấy ‹ tha
nhân ›, không cảm thấy ‹ tha-nhân ›, khi nào tất
cả là một, chỉ đến bấy giờ mới hết sợ-hãi, cái
chết biến mất, chỉ bấy giờ luân-hồi ( Samsara )
mới bị xóa nhòa ". Bất-Nhị-Pháp ( Advaïta )
do đấy dạy ta rằng người là cá-nhân khi trở nên
đại-đồng, chứ không phải là đặc-thù riêng tư.
59
S.VIVEKANANDA BẤT-NHỊ-PHÁP

Ông chỉ là bất-tử chừng nào ông là tất cả. Ông


chỉ trút sạch sợ-hãi và tử-vong chừng nào ông
là vũ-trụ. Bấy giờ cái ông gọi là vũ-trụ thì cũng
là cái ông gọi là Thượng-Đế, cũng như gọi là
sinh-tồn, cũng như gọi là toàn-thể tất cả. Đấy là
Tồn-tại duy-nhất và bất-phân mà người ta coi
là thế-giới đa-thù, thiên hình vạn trạng như
chúng ta nhìn thấy, và như những ai ở cùng
trạng-thái tinh-thần, cũng nhìn thấy như chúng
ta. Những người đã có được một cái Nghiệp tốt
hơn một chút, và đã đạt tới một trạng-thái tinh-
thần cao hơn, khi chúng chết đi, coi sự Tồn-tại
ấy như là coi Trời Ba-mươi-ba ( Svarga ),
chúng nhìn thấy Thần Indra và chư vị khác.
Những ai đạt tới trình-độ cao hơn nữa, sẽ thấy
cùng một vật ấy là Thiên-đường (Brahmaloka).
Và các bậc hoàn-toàn sẽ không thấy mặt đất
cùng các tầng trời, chẳng còn cảnh-giới ( loka )
gì nữa ; cái vũ-trụ thời-không này sẽ biến đi và
Thượng-Đế Brahman sẽ thay thế .

Chúng ta có thể biết được Thượng-Đế


Brahman Tuyệt-đối ấy không ? Tôi đã nói về
60
NGUYỄN- ĐĂNG-THỤC

cái Vô-hạn như người ta mô-tả ở Samhitā ( Lễ


tụng trong Rigvedas ). Ở đây chúng ta thấy một
phương-diện khác, Vô-hạn nội-tâm. Vô-hạn kia
là vô-hạn bắp thịt của chúng ta ; ở đây là vô-
hạn của tư-tưởng. Ở đàng kia người ta thử mô-
tả cái Vô-hạn với danh-từ tích-cực. Ở đây thứ
ngôn-ngữ ấy không thể đạt được, và người ta
cố sức diễn-tả với danh-từ tiêu-cực. Này, đây là
vũ-trụ ấy. Cả khi nếu ta thừa-nhận nó là
Brahman. Chúng ta có thể biết được không ?
Không, và không ! Các ông phải hiểu rất rõ
điều ấy mới được. Câu hỏi này sẽ hiện ra trong
tinh-thần các ông nhiều lần : nếu cái này là
Brahman tuyệt-đối, làm thế nào chúng ta có thể
biết nó được ? Nhờ cái gì mà chủ-thể Biết có
thể được biết ? Làm thế nào mà chủ-thể Biết có
thể được biết ? Mắt người ta nhìn thấy tất cả ;
chúng có thể tự thấy được không ? Không thể
được. Chính cái thực-kiện của tri-thức là một
sự thoái-hóa biến-tính. Con cháu nòi A-lỵ-an-
nhân ( Aryas ) hãy nhớ điều ấy vì nó bao-hàm
cả một lịch-sử rộng lớn. Tất cả những cám-dỗ
của Tây-phương đến với chúng ta có cơ-bản
61
S.VIVEKANANDA BẤT-NHỊ-PHÁP

siêu-hình chỉ là điều này : không có gì cao quý


hơn là tri-thức của giác-quan. Ở Đông-phương,
chúng ta, nói trong Kinh Vedas rằng, cái tri-
thức ấy là thấp kém so với chính đối-tượng, vì
cái biết ấy luôn luôn là một giới-hạn-hóa. Khi
nào ông muốn biết một vật gì, cái vật ấy tức thì
bị giới-hạn-hóa bởi tinh-thần. Thơ Vedas của
chúng ta nhắc nhở cái tỉ dụ con trai làm ra
ngọc, và bầy tỏ cho ta biết như thế nào tri-thức
là một giới-hạn-hóa, nó cốt để thu-lượm một
vật và đặt vào bình-diện ý-thức, không bao giờ
là để biết được toàn-thể vật ấy. Đấy là sự thật
đối với tất cả tri-thức ; điều ấy có thể kém thật
về Vô-hạn chăng ? Như thế phải chăng ông có
thể giới-hạn Cái là bản-thể của tri-thức. Người
là chứng-nhân ( Sâkshi ), thiếu nó ông không
có thể có chút tri-thức nào cả, Người không
phẩm-tính là chứng-nhân của tất cả vũ-trụ,
chứng-nhân cả trong linh-hồn chúng ta. Làm
sao ông có thể biết được Nó ? Bằng cách gì
ông có thể trói buộc Nó được ? Tất cả và toàn-
thể vũ-trụ chỉ là một sự toan ( định ) làm sai
lầm như thế. Cái Atman ( Tự-tính ) vô-hạn ấy
62
NGUYỄN- ĐĂNG-THỤC

có thể nói là cố sức để nhìn thấy chính mắt


mình. Tất cả, từ động-vật kém tiến-hóa cho tới
thần-tiên cao nhất, đều như bấy nhiêu tấm
gương trong đó Nó phản-chiếu. Thấy chúng
chưa đủ, Nó còn lấy những cái khác nữa, cho
tới ở thân-thể nhân-loại Nó cũng nhận ra rằng
đấy là hữu-hạn của hữu-hạn, rằng không có thể
ở trong hữu-hạn biều-thị được chút nào cái Vô-
hạn. Bấy giờ mới đến bước thoái-lui, trở lại
đàng sau ; đấy gọi là từ bỏ ( vairâgya ). Chúng
ta hãy tránh khỏi giác-quan của chúng ta, quay
về đàng sau ! Không nên đi về giác-quan, đấy
là châm-ngôn của Vairāgya ( từ bỏ ). Đấy là
ám-hiệu của tất cả đạo-đức, đấy là khẩu-hiệu
của tất cả hạnh-phúc. Các ông hãy nhớ rằng,
đối với ông, vũ-trụ bắt đầu ở khổ hạnh
( tapasya ), bằng từ bỏ, hỷ-sả. Dần dần càng
quay về đàng sau, càng xa tất cả hình-tướng tự
biểu-hiện nơi các ông, và ông từ bỏ chúng, hết
cái nọ đến cái kia, cho đến khi nào ông còn lại
là ông chân-thật. Đấy là giải-thoát ( moksha )
( thấy bản lai diện mục của mình ) .

63
S.VIVEKANANDA BẤT-NHỊ-PHÁP

Cái ý-tưởng chúng ta phải hiểu ở đây là :


" Làm thế nào biết được chủ-thể tri ? Chủ-thể
tri không thể bị biết, vì nếu nó bị biết, nó sẽ
không còn là chủ-thể nữa. Nếu ông nhìn mắt
ông trong gương, sự phản-chiếu mà ông nhìn
thấy không phải là chính mắt ông, nó là cái gì
khác, đấy chỉ là phản-ảnh thôi. Nếu vậy thì cái
Linh-hồn kia, cái Thể-tính đại-đồng và vô-hạn
kia mà là ông, chỉ là một chứng-nhân, thì Nó
dùng làm gì ? Nó không có thể sinh sống,
không thể cử-động , cũng không thể hưởng-thụ
thế-giới như chúng ta. Người ta không thể hiểu,
làm thế nào mà chứng-nhân có thể cảm thấy
thích-thú. “ Ấn-Độ-giáo của các ông, họ nói,
các ông tự chết cứng, và các ông vô-dụng vì cái
ý-tưởng các ông là chứng-nhân ( sakshi ) ” ".

Song, trước hết hãy xét xem sự thực chỉ


có chứng-nhân khán-giả mới có thể thưởng-
thức cảnh-tượng. Trong một cuộc vật-lộn, ai là
người thấy thích-thú, đô-vật hay là khán-giả ?
Càng là chứng-nhân bất cứ cái gì ở đời bao
nhiêu, càng được thích-thú bấy nhiêu. Đấy là
64
NGUYỄN- ĐĂNG-THỤC

ananda ( lạc-thú hoan-hỉ ). Do đấy sự hoan-lạc


vô-cùng chỉ có thể đến với ông khi nào ông
thành chứng-nhân, khán-giả cái vũ-trụ này, chỉ
bấy giờ ông mới là mukta purusha ( tâm-hồn đã
giải-thoát ). Chỉ có hạng chứng-nhân mới có
thể hành-động vô-cầu, không có chút ý-niệm
cầu được lên thiên-đàng, không chút khát-vọng
tiếng khen. Chỉ có chứng-nhân mới biết thích-
thú chứ không ai khác .

Nếu chúng ta đi sang quan-sát đạo-đức,


thì có một lý-thuyết liên-quan trong triết-học
Bất-Nhị-Pháp ( Advaïta ) giữa siêu-hình-học và
đạo-đức-học, đấy là thuyết Maya (Ảo-hóa ).
Phải hàng tháng để giải-thích mỗi một vấn-đề
ấy trong hệ-thống Bất-Nhị-Pháp _ và hàng năm
để hiểu được chúng ! Vậy xin lỗi nếu tôi chỉ
lướt qua ở đây. Thuyết Ảo-hóa ( Maya ) xưa
này vẩn luôn luôn là vấn-đề khó hiểu. Hãy để
tôi nói ít lời rằng dù sao nó không phải là một
lý-thuyết ; nó là sự phối-hợp của ba ý-niệm
desa ( không-gian ), kala ( thời-gian ), nimita
( nhân-quả ). Không-gian, thời-gian, nhân-quả
65
S.VIVEKANANDA BẤT-NHỊ-PHÁP

ấy lại đến lượt đã được kéo về Nāma Rupa


( danh sắc hình tướng ). Giả thử trên mặt Đại-
dương có một đợt sóng. Làn sóng chỉ phân-biệt
với Đại-dương ở hình danh của nó ; song, hình
danh ấy không có thể tồn-tại, độc-lập với sóng
được, chúng chỉ có với sóng thôi. Sóng có thể
dẹp xuống, nhưng vẫn còn cùng lượng nước ;
cả đến hình danh ở trên sóng cũng biến hẳn đi
mãi mãi. Như vậy, cái Maya ( Ảo-hóa ) kia là
cái gì làm ông với tôi khác nhau, động-vật với
loài người, thần-tiên với loài người. Sự thực vì
cái Maya mà Atman ( Tự-tính ) bị mắc vào
trong hàng triệu cá-thể, và những cá-thể này
chỉ có thể phân-biệt với nhau bằng hình danh
sắc tướng ( nāma rupa ). Nếu ông rời khỏi đa-
thù-tính, nếu ông bỏ danh và hình đi, thì tất cả
đa-thù tan biến mãi mãi, và ông sẽ là ông thực.
Đấy là tuồng Ảo-hóa ( Maya ). Lại ở đây vẫn
không phải là một lý-thuyết, mà là một bầy tỏ
thực-kiện. Khi người duy-vật thực-tiễn tuyên-
bố cái bàn này tồn-tại, y muốn nói cái bàn này
có một tồn-tại độc-lập, nó không lệ-thuộc vào
tồn-tại của cái gì khác trong vũ-trụ, và nếu tất
66
NGUYỄN- ĐĂNG-THỤC

cả cái còn lại của vũ-trụ bị hủy-hoại tiêu-diệt,


cái bàn kia vẫn còn như bây giờ. Một chút suy-
tư sẻ tỏ cho ta rằng không thể như thế được.
Trong thế-gian này của giác-quan tất cả đều lệ-
thuộc và hỗ-tương quan-hệ, tương-đối và giao-
hỗ ; sự tồn-tại của cái này lệ-thuộc vào cái kia .

Do đấy có ba giai-đoạn trong nhận-thức


của ta về sự-vật :
1)_ Mỗi đối-tượng là cá-thể, và biệt-lập
với tất cả những vật đối-tượng khác.
2)_ Phát hiện giữa tất cả sự-vật có một
liên-hệ và một hỗ-tương .
3)_ Chỉ có một vật mà chúng ta nhìn ra
nhiều, đa-thù .

Quan-niệm thứ nhất về Thượng-Đế ở


hạng ngu dốt là Thượng-Đế ngự ngoài thế-giới
vũ-trụ. Vậy quan-niệm này hết sức nhân-loại :
Thượng-Đế hành-động hệt như loài người,
nhưng ở mức độ rộng lớn hơn nhiều. Chúng ta
đã thấy có thể chứng-minh vắn-tắt cái ý-niệm
về Thượng-Đế ấy là phi-lý và khiếm-khuyết
67
S.VIVEKANANDA BẤT-NHỊ-PHÁP

như thế nào. Quan-niệm tiếp theo là một thế-


lực mà ta thấy biểu-hiện khắp cả. Đấy là một
Thượng-Đế thực sự nhân-cách-hóa, mà chúng
ta thấy trong Kinh Chandi ( mô-tả vinh-quang
của Thánh Mẫu ), nhưng hãy nhận kỹ, đấy
không phải là một Thượng-Đế để có thể coi
như nguồn tất cả phẩm-tính tốt và gì khác. Ông
không có thể có hai Thượng-Đế : Thượng-Đế
và Mẹ Vương ; các ông chỉ có một thôi, và dám
gọi Ngài là thiện và ác. Hãy có một và nhận lấy
hậu-quả hợp lý. Chúng ta đọc ở trong Chandi :
" Chúng con vái Ngài, hỡi Thánh-Mẫu, Ngài
sống trong tất cả chúng-sinh như là bình-an ;
chúng con lễ bái Ngài, hỡi Thánh-Mẫu, Ngài
sống trong tất cả chúng sinh như là thanh-
khiết." Nhưng đồng thời chúng ta nhận lấy tất
cả hậu-quả của Vị mà chúng ta gọi là : " Đấng
ở tại tất cả hình tướng ". " Tất cả hoan-lạc ấy ;
bất cứ ở đâu có hoan-lạc đều có mảnh-múng
Thần-linh " _ ( Bri-Up. ) Các ông có thể sử-
dụng cái ý-tưởng tôi thoát-yếu vừa đây tùy ý
muốn. Dưới ánh sáng ngọn đèn này, trước mặt
tôi, ông có thể bố-thí một trăm đồng cho kẻ
68
NGUYỄN- ĐĂNG-THỤC

nghèo, và có người khác có thể viết văn-tự giả-


mạo, ánh-sáng vẫn là một cho cả hai. Đấy là
giai-đoạn nhận-thức thứ hai. Giai-đoạn thứ ba,
ấy là Thượng-Đế chẳng ở ngoài thiên-nhiên,
chẳng ở trong ; nhưng Thượng-Đế, thiên-nhiên,
linh-hồn và vũ-trụ đều là bấy nhiêu danh-từ có
thể thay-thế lẫn nhau. Ông không bao giờ thấy
hai vật ; chính là danh-từ siêu-hình dẫn các ông
vào sai lầm. Ông giả-định mình là một thân-
thể, và ông là một linh-hồn, và ông vừa là cả
hai đồng thời. Làm sao có thể như thế được.
Hãy thử trong tinh-thần. Nếu trong đám các
ông có một đạo-sĩ Yoga, y biết y là Chaitanya
( tinh-thần ) ; đối với y thân-thể biến mất. Một
người tầm-thường, trái lại tự coi mình là thân-
thể, ý-tưởng tinh-thần tan biến. Nhưng vì cái ý-
niệm siêu-hình cho con người có một thân-thể,
một linh-hồn và nhiều vật khác nữa, ông nghĩ
rằng chúng đều hiện-tại đồng thời. Một vật
cùng một lúc ! Đừng nói đến Thượng-Đế khi
ông nhìn thấy vật-chất ; ông nhìn thấy hiệu-quả
và chỉ hiệu-quả thôi ; ông không thể nhìn thấy
nguyên-nhân. Ngay khi ông thấy nguyên-nhân,
69
S.VIVEKANANDA BẤT-NHỊ-PHÁP

hiệu-quả biến đi. Đâu là thế-giới của chúng ta


bây giờ, và ai đã lấy đi mất ?

" Cái Một nó luôn luôn hiện tại


trong ý-thức hoan-lạc tuyệt-đối, ngoài tất
cả giới-hạn, ngoài tất cả đối-chiếu, ngoài
tất cả phẩm-tính, mãi mãi tự-do, vô-biên
như nền trời, không thành-phần, tuyệt-
đối, hoàn-toàn, một Brahman ( Thượng-
Đế ) như thế, hỡi hiền-nhân, hỡi bác-học,
sáng-chiếu trong tâm nhà Jnanin ( Chân-
tri) trong trạng-thái Tam-muội (Samadhi)
siêu-thức .
" Ở đấy tất cả biến-hóa của thiên-
nhiên mãi mãi hết hẳn, tư-tưởng ngoài tư-
tưởng, bình-đẳng với tất cả mà không có
gì bằng, vô khả lượng mà Thánh-thi
Vedas tuyên-bố, nó là bản-thể của cái mà
ta gọi là tồn-tại, bậc hoàn-toàn _ một
Brahman như thế, hỡi nhà hiến-triết, nhà
bác-học, chiếu sáng trong tâm nhà Jnanin
( Chân-tri ) trong trạng-thái Samadhi
( Tam-muội ) siêu-thức .
70
NGUYỄN- ĐĂNG-THỤC

" Ở ngoài tất cả sinh tử, vô-hạn, vô


song như toàn-thể vũ-trụ bị ngập nước
nạn hồng-thủy mahāpralaya (đại-chúng
tuần-hoàn ) _ nước ở bên trên, nước ở bên
dưới, nước kháp mặt, và trên mặt nước ấy
không một gợn sóng, không một nếp răn
_ yên tịch và bình an, tất cả ảo-tưởng đều
nhòa, tất cả tranh-đấu, cãi-cọ chiến-tranh
giữa kẻ điên khùng và thánh hiền chấm
dứt mãi mãi, một Brahman ( Thượng-Đế
như thế, hỡi hiền-nhân, hỡi bác-học,
sáng-chiếu trong tâm-hồn nhà Jnanin
( Chân-tri ) ở trạng-thái Samadhi ( Tam-
muội ) siêu-thức . "

Điều ấy cũng đến _ và khi điều ấy sẩy


đến thì thế-giới sóa tan biến .

Vậy ta đã thấy ngôi Brahman ấy, cái


Thực-thể ấy thì không được biết và không thể
biết, không phải theo nghĩa bất khả tri luận, mà
là biết Nó sẽ là phạm-thượng bất kính, vì rằng
ông đã là Nó. chúng ta cũng đã thấy rằng ngôi
71
S.VIVEKANANDA BẤT-NHỊ-PHÁP

Brahman ấy không phải cái bàn này, vậy mà


ngôi ấy cũng là cái bàn này. Cất cái danh và
hình ( nama-rupa ) thì tất cả cái gì thực-tại là
cái Ấy. Nó là thực-tại ở tất cả. " Người là nam,
người là nữ, Ngài là con trai, Ngài là con gái
nữa, và Người là ông lão chống gậy ; trong vũ-
trụ, Người là tất cả trong tất cả ." _ ( Shvet-
Up.). Đấy là đề-tài của Bất-Nhị-Pháp-Luận
( Advaïtism ) .

Đôi lời nữa. chúng ta sẽ thấy rằng tại đấy


là giải-thích về bản-thể của sự-vật. Chúng ta đã
thấy làm sao chỉ ở đấy mới có thể có lập-
trường vững-chắc đối với những tấn-công của
luận-lý và của tri-thức khoa-học. Tóm lại, ở
đấy lý-trí mới có cơ-sở vững vàng. Tuy nhiên,
nhà Vedanta Ấn-Độ ( Bất-Nhị-Pháp ) không
nguyền rủa các giai-đoạn trước ; nó quay đầu
lại nhìn chúng và cảm ơn ; nó biết chúng chân-
thật nhưng bị tri giác lầm và trình-bầy sai.
Chúng cũng chính cùng chân-lý ấy nhìn qua
mắt kính Māyā (Ảo-huyền ), có lẽ bị thiên-lệch
nhưng vẫn là chân-lý, và chỉ là chân-lý .
72
NGUYỄN- ĐĂNG-THỤC

Chính cùng một Thượng-Đế mà người


ngu nhìn ở bên ngoài thiên-nhiên, mà người ít
học nhìn thấm-nhuần vũ-trụ, mà nhà hiền-triết
hiểu là chính Tự-Ngã, và toàn-thể vũ-trụ _ tất
cả ba quan-niệm đều chỉ là cùng một Thể, cùng
một cá-thể nhìn ở quan-điểm khác nhau, quan-
sát qua các màn Ảo-huyễn (Maya ) khác nhau,
do các tinh-thần khác nhau đã tri-giác, và
những sự sai khác không có nguyên-nhân nào
khác. Hơn thế nữa, một quan-niệm phải dẫn
đến một quan-niệm. Có sự khác nhau thế nào
giữa khoa-học và những tri-thức phổ-thông ?
Hãy đi ra ngoài đường phố khi trời tối ; nếu có
cái gì lạ, khác-thường sẩy ra, hãy hỏi người qua
đường nguyên-nhân. Chín phần mười may mắn
y trả lời ông là hiện-tượng do một thần-linh gây
ra. Người qua đường luôn luôn giả-thiết ma
quỷ bên ngoài, bởi vì tính-chất ngu-si là tìm
nguyên-nhân bên ngoài hậu-quả. Nếu có một
hòn đá rơi, ấy là theo người ngu dốt, có con
quỷ hay là ông thần nào đã ném. Nhưng nhà
khoa-học giải-thích rằng ấy là định-luật thiên-
nhiên, định-luật hấp-dẫn-lực .
73
S.VIVEKANANDA BẤT-NHỊ-PHÁP

Cuộc tranh-đấu diễn ra khắp nơi giữa


khoa-học và tôn-giáo như thế nào ? Các tôn-
giáo lủng củng với một mớ giải-thích ngoại lai:
một vị tiên trông-nom mặt-trời, một vị khác
mặt-trăng, như thế vô cùng tận ; mỗi biến đổi
do thần-linh gây ra ; cái điểm mà ai cũng công-
nhận là những nguyên-nhân ấy luôn luôn ở
ngoài vật đối-tượng. Khoa-học, trái lại cốt tìm
nguyên-nhân ở một sự-kiện, ở trong bản-tính
chính sự-kiện. Dần dần khoa-học tiến-bộ từng
bước một, nó thu hết giải-thích của thần-tiên về
các hiện-tượng thiên-nhiên. Bởi vì triết-học
tôn-giáo Advaïta ( Bất-Nhị-Pháp ) đã làm như
thế đối với hiện-tượng tinh-thần, cho nên là
tôn-giáo khoa-học nhất. Vũ-trụ này theo Bất-
Nhị-Pháp ( Advaïta ) chẳng phải Thượng-Đế
ngoài vũ-trụ sáng tạo, cũng chẳng phải tác-
phẩm của một Thiên-thần ngoại-tại. Nó là tồn-
tại duy-nhất và vô-hạn tự tạo, tự hủy và tự
biểu-hiện, tức Thượng-Đế Brahman. " Người là
cái Ấy, hỡi Shvetaketou ! " Như vậy các vị
thấy rằng, ở đấy và chỉ ở đấy thôi, không ở đâu
khác có thể có được tôn-giáo khoa-học duy-
74
NGUYỄN- ĐĂNG-THỤC

nhất. Với tất cả náo-động chung-quanh vấn-đề


khoa-học, người ta thấy thường-xuyên, ngày
nay, ở Ấn-Độ hiện-đại, trong giới học-thức nửa
vời, với tất cả bàn cãi tôi được nghe thấy hàng
ngày về chủ-nghĩa duy-lý và lý-tính, tôi chờ
mong các giáo-phái toàn-thể dám tự xưng là
Bất-Nhị-Pháp ( Advaïta ), dám truyền-bá cho
thế-giới Bất-Nhị-Pháp-Môn như luận-điệu của
đức Phật : " Vì hạnh-phúc cho đa số, vì điều
thiện cho đa số ! ". Nếu các vị không làm được
điều ấy thì các vị là hèn-nhát. Nếu các vị không
thể từ bỏ đức tin hèn-nhát ấy đi, nếu sợ hãi và
thoái-thác thì hãy để cho người khác tự-do,
đừng cố bắt bẻ người khốn nạn tin thờ ngẫu-
tượng, đừng đối với họ như hạng ma quỷ, chớ
truyền-giáo cho một người nào không hoàn-
toàn đồng tình với mình ; trước hết hãy tự biết
mình là kẻ nhát. Nếu xã-hội làm cho mình sợ,
nếu chính sự mê-tín về quá-khứ làm cho mình
sợ đến thế, thì những mê-tín ấy phải làm kinh
hãi và trói buộc những kẻ dốt nát hơn thế
nhiều ! Đấy là quan-điểm Bất-Nhị-Pháp
( Advaïta ). Hãy thương hại tha-nhân. Lạy Trời
75
S.VIVEKANANDA BẤT-NHỊ-PHÁP

ngày mai, thế-giới chỉ còn tín-đồ Bất-Nhị-Pháp


( Advaïtiste ) không phải chỉ có danh mà cũng
cả thực-hành. Nhưng nếu điều ấy không có
khả-năng, nếu không hơn được, thì hãy giắt tay
kẻ dốt và dẫn chúng từng bước đến điểm chúng
có thể đến. Hãy nhớ rằng, ở Ấn-Độ, tất cả giai-
đoạn phát-triển tôn-giáo đều đã đi tuần-tự dần
dần. Không phải từ điểm sai lầm đến điểm
đúng, từ xấu đến tốt, mà là từ kém đến hơn .

Tôi còn vài điều nói về những quan-hệ


đạo-đức. Thanh-niên chúng ta ngày nay thường
bàn vui đùa. Họ nghe người ta nói _ Ai biết
được ! rằng Bất-Nhị-Pháp-Môn thường làm
cho người ta vô-luân, vì rằng nếu tất cả chúng
ta chỉ là một, và nếu tất cả là Thượng-Đế, thì
còn cần gì đến luân-lý đạo-đức nữa !

Trước hết, đấy là một lý-luận của súc-


sinh, của người đáng đánh đòn. Nếu các người
là hạng súc-sinh như thế thì hãy tự-vẫn còn hơn
làm nhân-vật phải để khuất-phục bằng roi
ngựa.Nếu không có kẻ giơ roi lên thì các người
76
NGUYỄN- ĐĂNG-THỤC

tất cả sẽ trở nên quỷ-sứ hay sao ? Nếu đấy là


trường-hợp của các người thì tất cả phải nên
tiêu-diệt, các người sẽ không còn chút hy-vọng,
cứ phải luôn luôn bị dắt dẫn bằng roi vọt, hết
cả lối thoát, không còn cứu vớt được nữa .

Thứ đến, chính Bất-Nhị-Pháp ( Advaïta )


và chỉ có Bất-Nhị-Pháp duy-nhất giải-thích
được luân-lý đạo-đức. Tất cả tôn-giáo truyền-
giáo rằng bản-tính của tất cả luân-lý là làm điều
thiện cho tha-nhân. _ Nhưng tại sao ? _ Hãy vị-
tha. Tại sao chúng ta sẽ vị-tha ? _ Thượng-Đế
ban lệnh ấy. _ Không ban cho tôi. _ Một số
kinh điển đã truyền ban thế. _ Càng hay cho
chúng, nhưng điều ấy không liên-quan đến tôi.
Tất cả chúng nói thế. Và dù tất cả đều nói, có
gì là can-hệ với tôi ? Mỗi người cho mình, còn
lại mặc kệ cho ma-quỷ ! Đấy là tất cả luân-lý
đạo-đức của thế-gian, ít nhất là cho đa số. Vì lý
do gì tôi phải đạo-đức ? Các người không sao
giải-thích được, trừ phi đạt hiểu chân-lý của
Kinh Thế-Tôn-Ca ( Gita ) dạy : " Đấy chính là
ai nhìn thấy tất cả thể-tính khác tự-thân, và tự-
77
S.VIVEKANANDA BẤT-NHỊ-PHÁP

thân chính mình ở thể-tính khác, như thế nhìn


thấy cùng một Thượng-Đế sinh-động ở tất cả
mọi người và vật, người ấy hiền-triết, không
diệt Đại-ngã bằng Tiểu-ngã ... " Hãy học Bất-
Nhị-Pháp ( Advaïta ) rằng, khi nào người đánh
bất cứ ai, người tự đánh chính mình. Ý-thức
hay không, người làm việc với tấy cả các tay,
đi lại với tất cả các chân, người là vua ngự
trong cung-điện, và là kẻ hành-khất kéo lê cuộc
sống khốn nạn ngoài đường phố ; người ở tại
kẻ ngu-si cũng như ở tại nhà bác-học, ở tại
người khỏe-mạnh cũng như ở tại kẻ yếu-đuối ;
hãy biết thế và tỏ ra cảm-tình. Chính vì thế mà
chúng ta không được làm hại người khác, tha-
nhân. Chính vì thế mà tôi không lo sợ, biết
rằng tôi sẽ chết đói vì có hàng triệu cái miệng
đồng thời cùng ăn, và là những miệng của tôi.
Như vậy tôi không phải lo nghĩ về cái gì sẩy
đến cho chính tôi và về cái gì của tôi, vì tất cả
vũ-trụ là Tự-Ngã. Tôi hưởng đồng thời tất cả
hạnh-phúc hoan-lạc. Ai có thể giết tôi, tôi hay
là vũ-trụ ? Đấy là luân-lý đạo-đức. Chỉ ở đấy,
trong Bất-Nhị-Pháp ( Advaïta ) mà luân-lý đạo-
78
NGUYỄN- ĐĂNG-THỤC

đức mới được giải-thích. Các học-thuyết khác


dạy về luân-lý đạo-đức, như không thể cho biết
lý lẽ. Đây là về giải-thích nghĩa-lý đạo-đức
vậy .

Bây giờ đến vần-đề người ta được gì với


Bất-Nhị-Pháp ( Advaïta ). Sức mạnh. Hãy gạt
bò cái màng che thôi-miên đi, mà các vị đã phủ
lên thế-giới, chớ đem cho nhân-loại những tư-
tưởng và lời nói yếu hèn. Hãy biết rằng tất cả
điều ác và tội lỗi có thể toát-yếu vào một lời
này : nhu-nhược, yếu-hèn. Chính sự yếu, nhược
khiến ta làm tất cả hành-vi xấu ; chính sự yếu-
đuối là nguồn của sự vị-kỷ, bởi yếu-đuối mà
người ta làm hại đồng-bào ; sự yếu-đuối nhu-
nhược khiến người ta biểu-thị họ là cái gì
không phải thực là mình. Tất cả chúng ta hãy
biết mình là gì, chúng ta hãy nhắc đi nhắc lại
tất cả mình là gì, Soham ( Ta là cái Ấy ).
Chúng ta hãy bú cái ý-tưởng lúc ấy như bú sữa
mẹ. " Ta là Ngài ( cái Ấy ) ". Trước hết, chúng
hãy nghe. Rồi chúng ta suy-nghĩ vào đấy. Và từ
tư-tưởng ấy, từ cái tâm ấy, phát-xuất những
79
S.VIVEKANANDA BẤT-NHỊ-PHÁP

công-trình thế-giới chưa từng thấy. Phải làm


gì ? Có người coi Advaïta ( Bất-Nhị-Pháp )
như không có thể thực-hành được, nghĩa là như
chưa biểu-hiện trên bình-diện vật-chất. Điều ấy
đúng ở một mức nào. Thực vậy, hãy nhớ điều
gì Kinh Thơ Vedas nói : " Om ( AUM ) là
Thượng-Đế ( Brahman ) ; Om là Thực-tại vĩ-
đại, ai biết được bí-quyết của Om ( Nguyên-
Âm ) ấy y đạt được tất cả điều y muốn ".
_ ( Katha-Up. ) Do đấy hãy biết bí-quyết của
Nguyên-Âm ( Om ) ấy, hãy biết rằng người ta
là cái Om ấy, hãy biết cái bí-quyết của cách-
ngôn ấy " Tat tvam asi " ( Bỉ chi sinh đẳng ư
tồn ) ( ) ; bấy giờ và chỉ đến bấy
giờ người mới thấy tất cả cái gì muốn đến với
mình. Nếu người muốn thế-lực trong phạm-vi
vật-chất, hãy tin là người như thế ! Tôi có thể
chỉ là cái bọt nhỏ không-khí, và người là một
đợt sóng cao như núi, nhưng cả hai chúng ta
đứng trên cơ-sở đại-dương vô-hạn ; Thượng-
Đế ( Brahman ) vô-hạn là nguồn thế-lực và sức
mạnh của ta, và cả hai chúng ta sẽ có bao nhiêu
khả-năng chúng ta muốn, tôi là cái bọt cũng
80
NGUYỄN- ĐĂNG-THỤC

như người là đợt sóng vĩ-đại. Vậy hãy tự tin


vào mình. Bí-quyết của Advaïta ( Bất-Nhị-
Pháp ) là : Trước hết tin vào mình, và rồi hãy
tin vào bất cứ gì khác. Trong lịch-sử thế-giới,
các vị đã thấy chỉ có những dân-tộc đã tự-tin
vào họ mới trở nên vĩ-đại và hùng mạnh. Trong
lịch-sử mỗi người dân cũng thế, các vị đã thấy
chỉ những cá-nhân nào đã tự tin vào chính
mình mới trở nên vĩ-nhân và hùng-mạnh. Tại
đây, ở Ấn-Độ, có lần một người Anh đến, chỉ
là một thư-ký quèn. Vì không đủ tiền sống và
vì cớ khác nữa, hai lần y thử đập vỡ sọ, nhưng
không thành, và bấy giờ y bắt đầu tự tin vào
mình ; y tin là y sinh ra để thành-tựu đại-sự, và
người ấy sau đó đã trở nên Bá-tước Clive,
sáng-lập ra Đế-quốc Anh. Nếu y tin vào các
nhà truyền-giáo Cơ-Đốc và tiếp-tục suốt đời bò
rên : " Hỡi Chúa ! con hèn yếu, con không
đáng là gì hết ." y sẽ đi về đâu ? Vào nhà
thương điên ! Các vị cũng thế, các vị làm ra
những người điên khùng với những giáo-lý xấu
ấy. Tôi đã nhìn thấy khắp trên thế-giới những
hậu-quả tai hại của những giáo-lý yếu hèn và
81
S.VIVEKANANDA BẤT-NHỊ-PHÁP

khiêm-nhường, chúng phá-hoại cả loài người.


Chính như thế mà các con chúng ta được dạy
dỗ nuôi dưỡng, có gì lạ chúng trở thành những
kẻ điên dở .

Đấy là vấn-đề thực-hành của giáo-lý


Advaïta ( Bất-Nhị-Pháp ). Do đấy hãy tự tin
vào chính mình, và nếu người muốn làm giầu
vật-chất, hãy giải-quyết vấn-đề ấy đi thì của cải
sẽ đến. Nếu người cầu trở nên trí-thức, hãy
giải-quyết vấn-đề tự tin đi, trên bình-diện trí-
thức và người sẽ trở nên vĩ-nhân thông-minh.
Và nếu người muốn đạt tới tự-do giải-thoát,
hãy giải-quyết vấn-đề trên bình-diện tâm-linh :
người sẽ trở nên giải-thoát, tự-do và nhập vào
Niết-bàn ( Nirvana ) Cực-lạc Vĩnh-cửu. Một
khuyết điểm người ta có thể chê Bất-Nhị-Pháp
( Advaïta ) là người ta chỉ tìm thực-hiện trên
bình-diện tâm-linh, và chỉ chuyên về mặt ấy
thôi ; thời điểm đã đến để cho các người làm
cho nó thành thực-tế. Đấy sẽ không phải một
Rahasya, một bí-mật ; nó sẽ không dành riêng
cho những tu-sĩ trong hang động và rừng xanh
82
NGUYỄN- ĐĂNG-THỤC

ở Himalaya ( Tuyết-Sơn ) ; nó phải đi vào đời


sống hàng ngày của dân-tộc ta ; nó phải được
thực-hiện trong cung-điện nhà vua, trong hang
động nhà ẩn-sĩ, trong lều tranh của kẻ nghèo, ở
người hành-khất ngoài phố ; ở khắp nơi ! Bất
cứ đâu nó ( Bất-Nhị-Pháp Advaïta ) có thể
thực-hiện. Vậy đừng có sợ hãi vì rằng mình là
phụ-nữ hay là hạ cấp ( shudra ) vì cái tôn-giáo
này quảng-đại, như Chúa Krishna phán : " tới
mức cả đến một chút cố-gắng ít nhất cũng dẫn
đến rất nhiều điều tốt lành." Vậy thì, hỡi dòng-
dõi A-ly-an-nhân ( Aryas ) đừng chịu ươn lười
nữa ! Tỉnh dậy, đứng lên và không dừng cho
đến khi đạt mục-đích. Thời cơ đã đến để tích-
cực thực-hiện tôn-giáo Advaïta ( Bất-Nhị-
Pháp-Môn ). Hãy đem nó từ trên trời xuống
đất, đây là sứ mệnh đã dành cho chúng ta đấy.
Tiếng nói của Tổ-tiên xa xưa của chúng ta ban
lệnh đem Bất-Nhị-Pháp ( Advaïta ) từ trời
xuống đất. Giáo-lý các người thấm-nhuần thế-
giới, nhập vào tất cả chân-lông xã-hội, trở nên
sở-hữu chung của tất cả, làm thành phần bất
phân đời sống chúng ta, chúng hãy chảy vào
83
S.VIVEKANANDA BẤT-NHỊ-PHÁP

mạch máu và vang dội ở mỗi giọt máu của


chúng ta ...

Vậy hãy dương lên một lần nữa, hỡi


thanh-niên Lahore, lá cờ hiệu Bất-Nhị-Pháp
( Advaïta ), vì không có mảnh đất nào khác các
người thấy được tình yêu diệu huyền ấy ; trước
tiên phải nhận thức rằng cùng một Chúa hiện-
diện khắp nơi. Hãy phất lá cờ tình yêu ấy lên !
" Ngẩng lên, tỉnh dậy và không dừng bước
trước khi đạt tới đích ! " Đứng lên tỉnh dậy một
phen nữa. Không từ bỏ, hy-sinh, người ta
không có thể thành-tựu gì cả. Nếu người muốn
giúp tha-nhân, cái tiểu-ngã của người phải biến
đi. Cũng như tín-đồ Cơ-Đốc nói, người không
thể đồng thời phụng-sự Thượng-Đế và ma-quỷ.
Hãy hy-sinh, từ bỏ ( vairagya ) ! Tổ-tiên chúng
ta đã bỏ thế-gian để hoàn-thành đại sự. Hiện
này có những người từ bỏ thế-gian để làm việc
tự cứu lấy họ. Hãy bỏ tất cả, cả sự cứu-độ của
mình, và hãy đi giúp đỡ đồng bào mình. Phải,
người luôn luôn nói những lời hoa mỹ, nhưng
đây là Bất-Nhị-Pháp ( Advaïta - Vedanta )
84
NGUYỄN- ĐĂNG-THỤC

thực-tiễn. Hãy hy-sinh đời sống nhỏ nhen đi.


chẳng hề gì dù ta có chết đói, người và tôi và
hàng triệu người khác như chúng ta, miễn sao
dân-tộc chúng ta tồn-tại sinh-tồn !

" ... Dù hiền-triết có ban khen hay


chê, dù Nữ-Thần Lakshmi ( chủ của cải
và sắc đẹp ) có đến ngày hôm nay hay đi
khỏi, dù tử-vong đến bữa nay hay một
thế-kỷ nữa, nhà hiền, sự thật, không từng
đi lầm một bước, và đứng vững trên
đường chính ."

Hãy đứng lên, tỉnh dạy vì thời-gian qua đi


và tất cả năng-lực của chúng ta tự phân-tán
uổng vào những lời nói suông. Đứng lên, tỉnh
dậy ; quét sạch đi những sự nhỏ nhen, chẳng
cãi cọ về chi hết, đừng tranh giành chung
quanh những lý-thuyết vụn. Ở đây chúng ta sẵn
có công-trình vĩ-đại hơn hết. Tại đây hàng triệu
người ngã gục và vùi chôn. Khi người Hồi-giáo
lần đầu đến đất Ấn, khối người Ấn to lớn
chừng nào _ ngày nay hãy nhận xem khối ấy
85
S.VIVEKANANDA BẤT-NHỊ-PHÁP

giảm thiếu biết bao. Mỗi ngày nó càng ít đi dần


cho đến hoàn-toàn tiêu-diệt. Khối dân Ấn có
thể biến mất, nhưng biến đi theo những tư-
tưởng kỳ-diệu và với tất cả nết xấu và lỗi lầm,
nó còn là đại-biểu. Với dân Ấn cũng sẽ biến
mất Bất-Nhị-Pháp ( Advaïta ) kỳ-diệu, viên
ngọc tuyệt đẹp của tất cả tư-tưởng tâm-linh.
Vậy thì đứng lên, tỉnh dậy, dang tay ra để bảo-
vệ lấy tâm-linh thế-giới. Và trên tất cả hãy vận-
dụng nó trong chính nước chúng ta. Điều
chúng ta cần, không phải nhiều tâm-linh đến
thế, mà đem chút Bất-Nhị-Pháp ( Advaïta )
xuống thế-giới vật-chất. Trước hết có bánh mì
rồi mới đến tôn-giáo. Chúng ta nhồi sọ quá
nhiều tôn-giáo cho kẻ bần cùng trong khi
chúng đói. Không một giáo-lý gì làm nguôi
được bệnh đói. Chúng ta ở đây bị hai bệnh-
hoạn tai hại : thứ nhất là bệnh yếu-đuối, và sau
đến là tính ghen-ghét, lòng yêu-thương khô
khan. Các người có thể truyền-giáo hàng triệu
học-thuyết, và lập hàng trăm triệu giáo-phái ;
tất cả chẳng có nghĩa gì, chừng nào các người
không có tâm rung-động cùng người khốn khó
86
NGUYỄN- ĐĂNG-THỤC

đau thương như Kinh Vedas dạy, chừng nào


các người không cảm thấy chúng là thành-phần
của chính thân-thể mình, chừng nào các người
không ý-thức chúng với mình, nghèo và giầu,
thánh-nhân với kẻ có tội, tất cả là thành-phần
của một Toàn-thể vô-biên mà các người gọi là
Thượng-Đế ( Brahman ) .

Thưa quý vị. tôi cố thử trình-bầy với quý-


vị một số điểm đặc-trưng của giáo-hệ Bất-Nhị-
Pháp ( Advaïta ) ; đến lúc đem nó vào thực-
hành, không những ở nước ta mà còn khắp nơi.
Khoa-học cận-đại với những nhát búa, nhát
chầy nó vừa mới giáng xuống làm nát vụn khắp
nơi những nền móng thủy-tinh pha-lê của tất cả
tôn-giáo Nhị-nguyên nhân-cách-hóa Thượng-
Đế. Không phải chỉ có ở đây mà tôn-giáo Nhị-
nguyên bóp méo Kinh-văn cho đến các văn
kiện, không còn có thể méo mó hơn được nữa,
_ vì những Kinh văn không phải là cao-su _
không phải chỉ ở đây mà tín-đồ tìm một trú-ẩn
trong các nơi các chốn, chúng còn thực-hành
hơn thế nữa ở Âu-Mỹ. Cả ở các xứ ấy, sẽ phải
87
S.VIVEKANANDA BẤT-NHỊ-PHÁP

từ Ấn gửi sang một chút các quan-niệm Bất-


Nhị-Pháp ( Advaïta ). Các quan-niệm ấy đã bắt
đầu du-nhập ; chúng phải sinh-trưởng và phát-
triển, và cũng cứu-vớt văn-minh của họ. Sự
thực, ở Tây-phương tình-thế xưa đã biến-đổi,
nhường chỗ cho một trật-tự mới là phụng-thờ
vàng, sùng bái ma-vương. Vậy nên hệ-thống
tôn-giáo thuở xưa còn giá-trị hơn là hệ-thống
hiện-tại : kim tiền và cạnh-tranh. Không một
dân-tộc nào, dù thế-lực mạnh đến đâu có thể
tồn-tại trên cơ-bản như thế được. Lịch-sử thế-
giới cho chúng ta thấy rằng, tất cả cái gì xây-
dựng trên cơ-sở như thế đều chết và biến mất.
Trước tất cả, chúng ta phải dẹp bỏ làn sóng ấy
lan-tràn vào Ấn-Độ. Vậy hãy truyền-bá Bất-
Nhị-Pháp ( Advaïta ) cho tất cả mọi người ngõ
hầu tôn-giáo chân-chính có thể chống-cự nổi
những tấn-công của khoa-học duy-vật cận-đại.
Và như thế không đủ, các người cũng phải giúp
đỡ tha-nhân ; tư-tưởng của các người sẽ giúp
Âu-Mỹ. Nhưng trên hết hãy để tôi nhắc các
người một lần nữa, rằng tại đây người ta cần đi
vào quần-chúng, hàng triệu người đang sa-lầy
88
NGUYỄN- ĐĂNG-THỤC

ở Ấn-Độ, và các người đưa tay ra đỡ lấy họ, họ


cần công việc thực-tế. Hãy nhớ lấy những lời
của Chúa Krishna ( trong Gita V.19 ) : " Cả ở
trong đời này, những ai đã thắng phục được đời
sống tương-đối, mà tinh-thần chú-định vững
chắc vào đồng-nhất-tính của vạn-vật, vì
Thượng-Đế thì tinh-khiết, thuần-túy và là
chung cho tất cả ; do vậy người ta bảo những
người ấy là họ sống trong lòng Thượng-Đế
( Brahman ) . " _ ( 12 - 11 - 1897 )

&&&&&&&&&&&&&

&

89
NGUYỄN- ĐĂNG-THỤC

TRÍCH VĂN

THẾ-TÔN-CA ( BHAGAVAD GITA ) VÀ

ÁO-NGHĨA-THƯ ( VEDAS UPANISADS )

VỀ BẤT-NHỊ-PHÁP

( VEDANTA ADVAÏTA )

" Toàn vũ-trụ này tràn ngập hình ảnh Ta


biểu-hiện ; tất cả chúng-sinh tồn-tại nơi Ta,
nhưng Ta đứng bên ngoài chúng, cách biệt .
" Và tuy vậy tạo-vật đều không bắt rễ ở
Ta. Hãy xem kế-hoạch chúa-tể của Ta ! Chính
Ta là nguồn và bảo-vệ tạo-vật, vậy mà Ta đứng
ra ngoài chúng .
" Sử-dụng Thiên-nhiên, nó của chính Ta,
Ta tạo nên và tạo nên nữa tất cả thiên-hình vạn-
trạng tạo-hóa, cấm chúng lệ-thuộc Thiên-nhiên.
91
S.VIVEKANANDA BẤT-NHỊ-PHÁP

" Trong kế-hoạch tính chủ-tể của Ta,


Thiên-nhiên khơi ra vận-động và bất-động và
bảo-vệ thế-giới sinh-thành tiếp-diễn ."
_( Thế-Tôn-Ca (Bhagavad-Gita) Ch. IX )

" Thiện là một vật, Thích-thú là vật khác.


Hai vật dẫn đến cứu-cánh khác nhau. Người
người không sự hấp-dẫn của Thích-thú làm thất
vọng. Họ chọn đường Thiện. Kẻ ngu dại mắc
bẫy trong Thích-thú suông và bị diệt . "
_ ( Kathopanisad )

" Thực-hiện Tự-tính là con đường giải-


thoát. Tập-trung tinh-thần vào Nội-Tâm, nhân-
loại phải thực-hiện thần-linh tính của chính
linh-hồn mình và sự tự-do bản-lai của mình.
Tâm-linh Tối-cao ngự bên trong bản-tính của
mỗi người, không tri-giác được vì vui, buồn và
chấp-trước vào những đối-tượng tục-trần làm
cho rối-loạn ."
_ ( Kathopanisad )

92
NGUYỄN- ĐĂNG-THỤC

" Sự thực-hiện ấy chỉ có thể đến, nếu từ


trong thâm-tâm chính mình phát-sinh ý-chí
thuần-tính và tinh-thần nhiệt-thành. Nó không
đến bởi học-thức nhiều hay là tranh-biện bác-
học. Nó đến cho ai mà Tự-tính đòi thực-hiện,
mà tinh-thần đã tránh khỏi điều ác và đã học
tự-chủ, và đối với thế-gian hòa-bình không
xung-đột nữa ."
_ ( Kathopanisad )

" Những cửa mở của tinh-thần, nghĩa là


những giác-quan đều hướng ra ngoài. Bởi vậy,
những tư-tưởng của người ta có khuynh-hướng
ngoại-tại ; song, có một thiểu-số thực hiểu-biết
đem tinh-thần nội-hướng và thực-hiện Tự-tính
nội-tại. Những kẻ không hiểu-biết theo đuổi
thích-thú bề ngoài và rơi vào cái lưới rộng mở
của Sinh Tử Luân-hồi. Ai có tinh-thần chuyên-
định thì không phóng tư-tưởng vào thích-thú
nhất-thời. Họ cầu tìm lạc cảnh giải-thoát ."
_ ( Kathopanisad )

93
S.VIVEKANANDA BẤT-NHỊ-PHÁP

" Mưa rơi xuống núi đá tự phân ra và


chảy xuống sườn đồi thành nhiều giòng thác.
Người ngu cũng thế, nhìn thấy nhiều hình dạng
và bị bối-rối như nước rơi xuống núi đá. Nước
chảy vào nước, trở nên đồng-nhất và như nhau.
Tự-tính của người hiểu-biết giác-ngộ cũng thế,
y nhìn thấy đồng-nhất-tính trong đa-thù hiện-
tượng ."
_ ( Kathopanisad )

" Linh-hồn tại trong thân-thể ví như lửa


không biểu-hiện trong củi gỗ. Lửa hiện hình
tùy theo với chất cháy. Lúc này lửa là ngọn
đèn, lúc thì là lửa lò-sưởi, lúc là lửa rừng cháy,
tùy theo chỗ nó biểu-hiện. Lửa tự nó là một thể
và như nhau. cũng như thế Linh-hồn chỉ là một,
tuy biểu-hiện nhiều hình dạng. Cái gì ở đây, ở
kia cũng thế, cái gì ở kia thì cũng là ở đây ;
nghĩa là vạn-vật và chúng-sinh có vẻ phức-tạp
khác nhau, thực ra chúng là một Thể. Chúng ta
được giải-thoát khi nào chúng ta tri-giác sự
đồng-nhất ấy. Chúng ta luân-hồi sinh, tử nếu
chúng ta tri-giác sai-biệt đa-thù. Bằng giác-ngộ
94
NGUYỄN- ĐĂNG-THỤC

tinh-thần có thể vượt qua tri-giác sai biệt và


thấy đồng-nhất-tính siêu-nhiên thể-hiện ."
_ ( Kathopanisad )

" Mọi vật trong vũ-trụ tồn-tại trong Thể-


tính Tối-cao. Thực-hiện điều ấy minh bạch, và
sự thực-hiện ấy sua đuổi tư-tưởng tư-hữu cái gì
tha-nhân thích-thú. Lạc-thú chỉ đến với sự từ
bỏ những dục-vọng và hệ-lụy chấp-trách. Hãy
vượt qua những năm mà đời sống đã hạn-định,
làm việc với tinh-thần vô chấp, và hiến dâng tất
cả lên Thượng-Đế. Chỉ có như thế chúng ta
mới có thể thoát tiêm-nhiễm của Nghiệp-báo . "
_ ( Isavasyopanisad )

" Người nào nghĩ rằng mình thực biết do


đấy tự chứng-minh là mình ngu dốt. Người nào
thực hiện mình không biết Ngài Tâm-linh Tối-
cao là đã hiểu-biết hơn hết. Những ai cầu tìm
biết Ngài như là hiểu-biết sự-vật của tri-thức
phổ-thông thì không bao giờ thành-tựu được
đối-tượng của họ. Những ai thực-hiện giới-hạn
tinh-thần nhân-loại về tri-thức Tâm-linh Tối
95
S.VIVEKANANDA BẤT-NHỊ-PHÁP

cao, và bởi thế mà thành-thật thú-nhận sự ngu


dốt thì thực đã đạt gần tới một sự hiểu-biết
chân-tri về Tối-cao ."
_ ( Kenopanisad )

" Người ta hãy thực-hiện linh-tính của


linh-hồn mình. Do đấy y đạt được Giải-thoát.
Đức Chúa bảo-trì vũ-trụ, xấy-dựng với biểu-
hiện và tiềm-tàng, bất diệt và hủy-diệt. Linh-
hồn ở nhân-loại tác-dụng như người hưởng thú
qua giác-quan, thì mất ý-thức về thần-linh và bị
hệ-lụy. Khi nào nó thực-hiện thần-linh-tính, nó
được giải-thoát khỏi tất cả hệ-lụy ."
_ ( Svetasvataropanisad )

" Người ta không nhìn thấy lửa ở hình-


thức biểu-hiện khi nó còn bị ẩn trong nơi sinh
của nó là củi gỗ. Nhưng nó hiện ra mắt thấy khi
chúng ta đem nó ra ngoài. Cũng vậy, định-niệm
đem Tâm-linh Tối-cao từ nội-tâm chúng ta ra,
trong đó Nó đã ẩn-tàng. Như dầu trong hạt
vừng, bơ trong sữa, như nước trong lòng sông,
như lửa ẩn trong lò sát đá lửa, đấy là Tâm-linh
96
NGUYỄN- ĐĂNG-THỤC

Tối-cao trong nội-tâm ta, tuy không biểu-hiện.


Khi nào hai miếng gỗ trong lò lửa được cọ sát
thì lửa tự nó hiện ra. Bơ trong sữa phân tách ra
khi đánh sữa để lạnh đông lại. Nước được nhìn
thấy nếu ta cắm một cái lỗ trong bãi cát dưới
lòng sông. Tự-tính thần-linh tiềm-tàng bên
trong mọi người sẽ tương-tự được làm biểu-
hiện qua Thành-thật và định-niệm và chế-ngự
tinh-thần và giác-quan, đấy là sám-hối. Người
ta hãy để thân-thể xuống hạ tầng và tri-thức lên
thượng tầng, và với thực-hành định-niệm thì có
thể nói là khuấy ra lửa . "
_ ( Svetasvataropanisad )

" Chúa-tể Isa ngự trong tâm loài người,


có thể tri-giác không bằng mắt mà bằng tâm ;
và ai tri-giác Ngài như thế thì đạt được bất-tử ."
_ ( Svetasvataropanisad )

" Chẳng phải thời-gian hay là phẩm-tính


bản-nhiên của vật-chất, là nguyên-nhân thật
của hiện-tượng như có một số nhà bác-học

97
S.VIVEKANANDA BẤT-NHỊ-PHÁP

tưởng-tượng, nhưng là hào-quang của Thượng-


Đế ngự tại bên trong và vần xoay tất cả vạn-vật
hữu-cơ và vô-cơ. Tinh-thần vũ-trụ Đại-đồng thì
bất-phân, vô-nhiễm, tịch-tĩnh. Không phát-hiện
Nó trong tự-tính của mình thì không có thể
thấy được cứu-cánh cho đau khổ của đời sống."
_ ( Svetasvataropanisad )

" Lời dạy thẳng thắn của người cha hay


của Sư-phụ thì rất cốt-yếu. Thiếu điều trực-tiếp
ấy, tri-thức kinh sách sẽ không có ích lắm.
Nhưng trên tất cả cần phải nên nhớ rằng giáo-
huấn tâm-linh có thể vô ích, nếu không trước
tiên tẩy sạch tính-cách cần-thiết cho tri-thức và
thực-hiện chân-lý tối-cao . "
_ ( Svetasvataropanisad )

" Toàn-thể vũ-trụ là một biểu-hiện và sản-


phẩm của Bản-thể đại-đồng vô-tướng, vô-biên.
Mặt-trời, mặt-trăng và tất cả khu-vực, tất cả tri-
thức, và những linh-hồn của tất cả chúng-sinh
hiện-tồn đều là thành-phần và biểu-hiện của
một Thể độc-nhất tiềm-tại toàn-thể ấy cả. Tất
98
NGUYỄN- ĐĂNG-THỤC

cả sự sống và tất cả phẩm-tính, tác-dụng và


hoạt-động đều là hình-thức của cái Năng-lực
duy-nhất ấy. Nó là Lửa làm cho chính Mặt-trời
cháy như bó củi hồng. Mưa không mưa, nhưng
chính Nó mưa qua đám mây và nhờ có mây.
Chúng-sinh phồn đa, vạn-vật đa-thù, nhưng là
cái Năng-lực duy-nhất, Nó nhân lên nhiều
trong vạn-vật chúng-sinh ."
_ ( Mundakopanisad )

" Núi và bể, sông và cây, cỏ và bản-thể


nuôi sống tất cả, đều do Năng-lực duy-nhất
xuất ra. Giác-ngộ rằng, Tâm-linh Tối-cao ngự
trong chính nội-tâm mình, hỡi thanh-niên quý
báu, cắt đứt tất cả những thắt buộc của vô-
minh, nó trói các con ở đấy ! "
_ ( Mundakopanisad )

" Ngài là tất cả vũ-trụ, Trời, Đất và


Không-trung, tinh-thần người và sinh-khí tất cả
đều dệt nơi Ngài. Hãy biết Ngài là một Sinh-
tồn duy-nhất. Cái hiểu-biết ấy là nhịp cầu bắc

99
S.VIVEKANANDA BẤT-NHỊ-PHÁP

tới cõi bất-tử. Tất cả môn học khác chỉ là lời


nói để vượt qua khỏi ."
_ ( Mundakopanisad )

" Thượng-Đế ở trong chính tâm người.


Ngài ngự tự-thân nơi thực-phẩm nuôi thân
người và quản-trị sự sinh-sống của nó, Ngài
bảo-trì cả đến toàn-thể vũ-trụ và tất cả hào-
quang của nó . "
_ ( Mundakopanisad )

" Khi có hiện-diện của Ngài được thực-


hiện tại chính tự-tính chúng ta, thì tất cả nghi-
hoặc, hệ-lụy và hoạt-động đều tan biến. Sự
hiện-diện của Ngài phải được thực-hiện ở tất cả
phương-diện sinh-tồn ."
_ ( Mundakopanisad )

" Đương khi thực-hiện Ngài, đời sống cá-


nhân là chi ? Cả đến mặt-trời, mặt-trăng, tinh-
tú và chớp sáng của mây là chi ? Tất cả vật ấy
chỉ là phản-ảnh của Một Ánh-Sáng. Nó tràn

100
NGUYỄN- ĐĂNG-THỤC

ngập tất cả khu-vực. Chỉ có Ngài là tồn-tại . "


_ ( Mundakopanisad )

" Chỉ có cái học kiến-thức không phát-


hiện được Ngài. Người ta phải thực-hiện rằng
Chúa-tể Hóa-công là sự sống-sống, là ánh-sáng
soi tất cả mọi vật. Khi nào điều ấy được thực-
hiện, người ta không còn lệ-thuộc vào bên
ngoài nữa và thấy tất cả hoan-lạc nơi mình . "
_ ( Mundakopanisad )

" Chân-lý, hội-ngộ, thật hiểu-biết và tinh-


khiết của đời sống là những đòi-hỏi cốt-yếu để
phát-hiện biểu-lộ Tâm-linh. Khi nào Brahman
Tuyệt-đối biểu-lộ, Ngài soi sáng như ngọn lửa
sáng nơi chính tự-tính . "
_ ( Mundakopanisad )

§§§§§§§§§§§§§§§§§§§

101
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

ADVAÏTA VEDANTA
KINH
BẤT-NHỊ-PHÁP
CỦA
ASTAVAKRA

Theo bản dịch tiếng Pháp của

ALEXANDRA DAVID NEEL

*
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

ASTAVAKRA GITA

Chung-Kết Vệ-Đà Tuyệt-Đối-Luận

BẤT-NHỊ-PHÁP CA

Giới Thiệu ._

Đã từ mấy năm nay các nhà truyền-bá tư-


tưởng Đông cũng như Tây cố ý phổ-biến ở Âu-
Châu và Mỹ-Châu một thứ triết-học Vệ-Đà
Chung-kết pha loãng và các học-thuyết khác,
mang danh-hiệu Vệ-Đà Chung-Kết ( Vedanta ),
trong đó có học-thuyết Sùng-bái của dòng
Vaishnavas, các lý-thuyết và thực-hành mượn
của Mật-giáo ( Tantrisme ) và đạo Du-Da
( Yoga ) lạc-hậu cùng với các yếu-tố hỗn-độn
khác nữa. Có một số nghĩ cả đến đem những
1
ASTAVAKRA

phụ-họa của tâm-linh-học Cơ-Đốc-giáo vào


trong giới-thiệu Vedanta ấy của mình. Bởi vậy
tôi trộm nghĩ có ích mà cống-hiến cho độc-giả
Pháp không chuyên về triết-học Ấn một bản
dịch Advaïta Vedanta ( Tuyệt-Đối Kết-Thúc
Vệ-Đà ) ở hình-thức rất gọn và hoàn-toàn
thuần-túy .

Về mục-tiêu ấy thì không có gì hơn là bộ


kinh Astavakra Gita ( Astha = 8 ; Vakra = cong
queo ) ( Bát chi cong queo Ca ). Chúng tôi
không có tài liệu gì chắc chắn về nhân-vật tác-
giả của tập Ca này. Người Ấn không như người
Tầu, hay lo đến sự chính-xác về niên-biểu các
tác-phẩm và về thực-tại lịch-sử các tác-giả.
Tác-giả của bài thơ, hay diễn-ca Astavakra
trình-bày ở đây như vậy là một nhân-vật không
nhất-định. Điều này không làm cho độc-giả Ấn
thắc-mắc chút nào vì họ rất hiền-triết, chỉ để ý
đến những tư-tưởng biểu-diễn, chứ không để ý
đến cá-nhân diễn-tả chúng. Dù sao về tác-giả
của Astavakra Ca, có một Astavakra là anh-
hùng của một thần-thoại thời-đại sáng-tác bộ
2
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

Đại Anh-hùng Ca Ấn-Độ ( Mahâbharata ).


Người Astavakra này đã được nói là con của
một hiền-triết Bà-la-môn tên là Kahoda. Anh
này đã lấy con gái của sư-phụ Ouddalaka. Miệt
mài vào sự học đạo, Kahoda không săn sóc đến
vợ mấy ; tuy vậy người vợ đã có mang, đứa trẻ
trong bụng mẹ cảm-động về sự ít chú ý của cha
mình đối với mẹ và nó nguyền-rủa kịch-liệt,
oán-trách thái-độ của cha. ( Những đứa con nói
lên khi còn ở trong bụng mẹ, ta thấy có nhiều
trong truyền-thống Ấn ) _ Kahoda không bằng
lòng sự can-thiệp bất kính của đứa con sắp ra
đời và đã cầu mong cho nó ra đời cong queo
thành 8 phần thân-thể ( Asta = 8 vakra = cong
queo ) .

Sự xấu-xí hình-thể của Astavakra được


đền bù bằng một sự thông-minh sáng-lạn.
Kahoda, người cha, bị một Phật-tử đánh bại
trong một cuộc tranh-biện, Astavakra thách đố
lại và được toàn-thắng trong một cuộc khẩu
chiến mới. Người cha Kahoda thấy được con
trả thù danh-dự cho mình bèn tha-thứ cho con.
3
ASTAVAKRA

Sau khi cầu-nguyện Thần-linh Samangâ, ông ta


bảo Astavakra xuống tắm dưới sông. Người
con tuân theo và khi ra khỏi nước thì chân tay
thân-thể cong queo lại được lành mạnh .

Phải chăng cùng một Astavakra này mà


Đại Anh-hùng Ca ( Mahabharata ) bầy tỏ cùng
với một nhà bác-học danh-tiếng tên là Vandin
tranh-biện triết-học ? Phải chăng chính y là tác-
giả bài Ca mà tôi muốn trình-bầy ở đây ?
Chúng ta sẽ không để ý vào đấy và bắt chước
như độc-giả Ấn về Astavakra Diễn-Ca, chúng
ta chỉ sẽ tìm ở đấy lấy những tư-liệu về những
thuyết-lý của Vedanta Advaïta ( Chung Kết
Vệ-Đà Tuyệt-Đối ) chân-chính .

Vedanta Advaïta là triết-học cao-siêu hơn


hết của các triết-học mà Ấn-Độ thâu-nhận vào
Trường-phái danh-tiếng chính-thống. Người ta
có thể nói, nó đại-biểu cao hơn hết các quan-
niệm triết-học mà tinh-thần nhân-loại từng đã
vươn tới, nếu cũng trên đất Ấn không đã nẩy
sinh học-thuyết " ngoại đạo " của Đức Phật
4
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

lập cơ-sở trên phương-pháp cầu tìm khảo-cứu


duy-lý có một tinh-thần gần với tinh-thần khoa-
học cận-đại của chúng ta .

Nhưng nhà Phật-học không thừa-nhận


uy-tín của Vedas làm cơ-bản Chân-lý triết-học
và tôn-giáo. ( Do đấy mà người Ấn coi Phật-tử
như là ngoại đạo ) .

" Hãy tự lấy chính mình làm một


ngọn đuốc và một hướng-đạo nhân,
không cần tìm đuốc và hướng đạo bên
ngoài mình .
" Không nên tin vào tín-ngưỡng của
một uy-tín nào : dù là Thần-linh, nhân-
loại hay kinh sách. Như thế sau khi suy
nghĩ con sẽ thấy thích-hợp với lý-trí, lợi
lạc cho chính mình và cho tha-nhân, như
thế hãy tin và hãy thích-ứng vào đấy ."

Đấy là những lời dạy mà Đức Phật đã ấn-


chứng cho đệ-tử. Những lời dạy mà mãi lâu về

5
ASTAVAKRA

sau, khi Ngài nhập tịch, các nhà triết-gia sáng


lạn của Đại-Thừa đã lấy làm căn-cứ .

Nhưng có một quan-niệm khác nữa còn


phân-biệt _ và từ căn bản _ Phật-giáo với Bà-
la-môn-giáo Vedanta đều tối quan-trọng : Phật-
giáo phủ-nhận có một cái Ngã ở cá-nhân và bất
cứ vật gì. Theo Phật-giáo thì nhất-thiết mọi vật,
từ vũ-trụ cho đến chỗ nhỏ mọn của lá cỏ hay là
hạt bụi, hết thảy đều tập-hợp vô-thường của
những phần-tử do các nguyên-nhân đã hợp lại
để rồi các nguyên-nhân khác phân-tán .

Mặt khác, Bà-la-môn-giáo Vedanta _


trong môn Tuyệt-đối Advaïta = Bất-nhị-pháp _
( Vedanta có nghĩa là Chung-kết hay là trình-
độ cuối cùng của Vedas, nó được nói căn cứ
vào Upanisads (Áo-nghĩa-thư ), vậy mà cả đến
thành-phần tối cổ của Áo-nghĩa-thư cũng
không đề ra cùng một học-thuyết duy-nhất.
Người ta có thể lượm được trong ấy các quan-
điểm sai khác, và thực-kiện ấy đã cho phép các
triết-gia uyên-thâm xây-dựng nên các học-
6
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

thuyết khác nhau, mà tất cả đều có thể đòi một


truyền thừa chính-đáng với chính văn của một
Áo-nghĩa-thư này hay của Áo-nghĩa-thư khác.
Như vậy có ba ngành chính của Vedanta hiện
nay : Advaïta ( Bất-nhị-pháp ) do triết-gia trứ
danh Shankaracharya ( 788 ), Visishadwaïta
hay là Nhất-nguyên dung-hòa do Ramanuja
( 1017 ) chủ-trương và Dwaïta, như danh-từ
ngụ-ý là Lưỡng-nguyên và thừa-nhận sư-tổ là
nhà triết-gia Madhva ( 1199 ). Năm sinh của
các sư-phụ này rất phân-vân, còn chưa được
chắc chắn .)

Vedanta trình-bày cho chúng ta một


quan-điểm phiếm thần vĩ-đại. Con người có thể
quên đi ở đấy cái thân-phận nhỏ mọn của mình
mà tự đồng-hóa với Toàn-thể đại-đồng là
Brahman ( Đại Ngã, Vũ-trụ, Tâm Thiên Địa )
vừa là Linh-hồn tối-cao ( Paramâtman ) và
thân-thể vật-chất của các thế-giới mà nó phóng
ra và thu về chính nó, cũng như chúng ta hít
vào và thở ra theo nhịp thở của chúng ta .

7
ASTAVAKRA

Tất cả những biểu-hiện ( hiện-tượng,


hữu-thể ) xuất-phát từ cái không-biểu-hiện
( avyakta ) ban ngày và đến ban đêm
chúng tự tan biến vào trong cái không biểu-
hiện ( Bhâgavad Gita VIII, 18 ). Sankarâ giải-
thích : " Cái không biểu-hiện, vô ký là
Brahman Đại-Ngã ở trạng-thái ngủ, đến ban
ngày là Đại-Ngã Brahman thức dậy, đến khi nó
lại ngủ thì tất cả biểu-hiện tự tan biến vào nó."
Ở các kinh văn khác sự tuần-hoàn ấy được ví
với nhịp thở hít vào thở ra. Người ta có thể ghi
nhận ở đây rằng những Phật-gia có một thứ
thiền-định theo nhịp thở niệm ý-tưởng : " Thế-
giới xuất-hiện _ tôi phóng ra đồng thời với hơi
thở của tôi, nó tan biến đi, tôi thu nó vào nơi tôi
khi hít hơi." Chẳng cần nói cũng biết rằng phép
thiền-định ấy là căn-cứ vào tín-ngưỡng duy-
tâm " Nhất thiết do tâm tạo " .

Vì mê-vọng khiến chúng ta phân-biệt với


Đại-Ngã Brahman, do đấy sinh ra tất cả sự xấu
bản-nhiên của sinh-tồn cá-nhân và sự đau khổ
đại-đồng bao trùm tất cả hữu-thể .
8
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

Hạnh-phúc, giải-thoát ( mukti, moksha )


cốt ở tại sự tự ý-thức về đồng-nhất-thể giữa
mình với Đại-Ngã Brahman, Sinh-tồn Tự-thân
( Tat twam asi ) ( )" Bỉ chi sinh
đẳng ư tồn " ( Người là cái Ấy ) hay là ( Aham
Asmi ) ( Tôi là cái Ấy ). Đấy là những tuyên-
ngôn tín-ngưỡng, tín-điều kiêu-ngạo của các
nhà Vedanta Advaïta = Vệ-Đà Bất-Nhị-Pháp .

Trái với Phật-giáo tuyên-bố hợp-lý rằng


Tuyệt-đối thì bất khả tư nghị, không có thể
quan-niệm được, bởi vì tất cả quan-niệm của
sinh-tồn đều hữu-hạn, vì giới-hạn ở năng-khiếu
trí-thức của chúng ta, và do đấy quan-niệm
không biểu-thị được Tuyệt-đối, bản-tính vô-
hạn ; Triết-học Vedanta lại chủ-trương có thể
đạt tới một loại ý-thức về Đại-Ngã Brahman
bằng sự hòa-hợp hoàn-toàn cái Ngã cá-nhân
của mình với Đại-Ngã vũ-trụ. Cái ý-thức Đại-
Ngã này ( Thiên Địa chi tâm ) vốn
luôn luôn vẫn có nhưng bị bao phủ bởi mạng
lưới huyễn-ảo ( Maya ) :

9
ASTAVAKRA

" Tuồng ảo-hóa đã bầy ra đấy,


Cảnh phù du trông thấy mà đau;
Trăm năm còn có gì đâu,
Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì !"
_ ( Cung Oán )

Cái Ngã cá-nhân ( Jiva ) không ý-thức


chút nào và vẫy vùng trong hệ-lụy tưởng tượng
do tinh-thần nó làm mồi của vô-minh đã tạo ra .

Trạng-thái giải-thoát thế nào ? Bản văn


của ta bảo là không có thể mô-tả được và chỉ
một mình người nào đã được giải-thoát ( Ngộ
= Tam-muội tam Bồ-đề ) hay là
những ai cùng đạt tới giải-thoát mới có thể hiểu
được thôi. Tuy nhiên, người ta cho chúng ta hé
thấy như là trạng-thái an-tĩnh tối cao, an-tĩnh
tuyệt-đối, tuy có vẻ một sự hoan-lạc đặc-biệt
khác hẳn với sự vui sướng thông thường.
Chúng ta có thể so-sánh cái sự hoan-lạc này
với sự hoan-lạc gán cho Đại-Ngã Brahman ,
gọi là : Sat - Chit - Anandat ( Sinh-tồn - Trí-tuệ
- Hoan-lạc ) .
10
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

Tuy nhiên, những đặc-tính ấy không được


coi như miêu-tả chân-thật bộ mặt, chân-tính
của Đại-Ngã Brahman, vì một đàng khác chúng
ta được minh-xác rằng Đại-Ngã căn-bản vô-tả
và không thể gọi là có hay không có, Hữu hay
Vô .

Sự thực, như Sankara ( ) bình-luận :


Đại-Ngã ( Brahman ) được giới-thuyết trong tất
cả kinh Upanisads ( Áo-Nghĩa-Thư ) bằng
những phủ-định " không phải cái này, không
phải cái kia " .

Và chúng ta lại trở lại ở đây về tuyên-


ngôn Phật-giáo : Tuyệt-đối không những không
thể giới-định, nó còn không có thể quan-niệm
được, bởi vì làm thế nào chúng ta có thể quan-
niệm được cái gì vừa không có, vừa không
không có, vừa Hữu vừa Vô, vừa không Hữu
vừa không Vô ?

Ở các điểm khác nữa và đặc-biệt ở thuyết


duy-tâm của phái duy-thức ( Vijñânavadins )
11
ASTAVAKRA

Phật-giáo bênh-vực coi thế-giới hiện-tượng


như tuồng ảo-huyễn, học-phái Vedas Tuyệt-đối
luận ( Vedantins Advaïta ) Bất-nhị-pháp-môn
( ) thì hết sức gần với triết-gia
Phật-giáo Đại-thừa :

" Do giả thuyết ngã pháp


Hữu chủng chủng tướng chuyển
Bỉ ỷ thức sở biến ."
( Duy thức tam thập luận _ Thế-Thân )

( Bởi vì giả-thiết có tâm và vật, ngã và


pháp cho nên các loại hiện-tượng mới
chuyển-biến ra vậy ).

Nhiều học-giả Ấn không ngần-ngại mà


thừa-nhận rằng Advaïta = Bất-nhị-pháp-môn,
như Thương-Yết-La ( Shankara ) đã trình-bày,
người chống-đối kịch-liệt Phật-giáo, tỏ cho
thấy có nhiều vay mượn của các triết-gia trứ-

12
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

danh Phật-giáo Đại-thừa. Học-giả Ấn thú-nhận


rằng nhờ phần lớn thâu nhập học-thuyết Phật-
giáo vào trong học-thuyết của mình mà
Shankara đã thắng Phật-giáo và bài sạch nó ở
trên đất Ấn. Các nhà Bất-nhị-pháp-môn này
cũng không giấu điều ấy, khi họ tuyên-bố :
" Chúng ta là các nhà Phật-học trá hình "
( pracchana Boudha ), họ mỉm cười mà thú
nhận !

Nếu người ta phải thừa-nhận Advaïta


( Bất-nhị-pháp ) hiện nay chính-thống, học-
thuyết của Shankara bao hàm những lý-thuyết
mượn của Phật-học, thì bởi vậy người ta phải
tin trước Shankara có một triết-học Vedanta
xưa hơn trong đó không có các lý-thuyết này.
Các nhà Đông-phương học Âu-Tây sẵn lòng
khuynh về quan-điểm cho rằng có một sự tiến-
hoá của triết-học Vedanta gồm nhiều giai-đoạn
trải qua lịch-sử hàng thế-kỷ .

13
ASTAVAKRA

Dù sao, đấy là một đề-tài mà tín-đồ Bất-


nhị-pháp ( Advaïta ) không ưa thảo-luận, và
riêng tôi không dám mạo-hiểm đi vào đấy .

Mục-đích duy-nhất của tôi, như tôi đã nói


ở nhan-đề, là trình-bày cho giới học-thức của
tiếng Pháp một tài-liệu quan-hệ đến triết-học
Vedanta Advaïta chân-chính .

Đối với độc-giả không chuyên-môn về


triết-học Ấn, tôi tưởng tốt hơn hết là hiến cho
họ một bản dịch tự-do, theo sát chính-văn
nhưng tránh nguyên-tự nghĩa mà trong ngôn-
ngữ Pháp có thể thành tối nghĩa, không cho
phép độc-giả dễ nắm được ý-nghĩa của
Astavakra truyền-thụ .

Trong một dịp lưu lại ở Ấn-Độ lâu, tôi có


nghiên-cứu kinh Astavakra Gita với nhà bác-
học Vedanta là Lall Baij Nath, một vị chánh-
án, tác-giả bản dịch tiếng Anh của kinh này,
kèm theo lời bình-chú. Tôi có dựa vào đấy
trong giải-thích mà tôi đã thêm vào chính văn.
14
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

Những chú-thích tôi ghi trong khi đọc


Astavakra với một đạo-sĩ tỉnh Hardwar là Siva
Saraswati, cùng sự giúp-đỡ quý giá khác cũng
đã giúp tôi cơ sở cho bản dịch này của tôi. Và
nhờ sự giúp sức của các nhà Ấn-Độ có thẩm
quyền, tôi tin có thể đáp ứng tính cách hoàn-
hảo chính-thống Vedanta của bản-dịch với
bình-chú của tôi ở đây .

********
*

15
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

ASTAVAKRA CA

-I-

1/ _ Vua Janaka hỏi Sư-phụ Astavakra :


Làm thế nào người ta có thể tu
được hiền-trí, làm thế nào có thể đạt được giải-
thoát, như thế nào củng cố được lòng hỷ-sả hy-
sinh ? Hỏi Sư-phụ, hãy nói cho tôi hay ."

2/ _ Astavakra đáp :
Con ơi, nếu con cầu giải-thoát thì
hãy lánh xa như lánh thuốc độc những vật của
giác-quan và tìm như tìm nước hồi-sinh việc
từ-thiện, ngay-thẳng chính-trực, lòng từ-bi,
hoan-hỷ và sự thật .

17
ASTAVAKRA

3/ _ Con không phải tứ đại gia hợp :


thủy, địa, không, phong. Để được giải-thoát
con hãy biết con là Tự-tính (Atman) chứng-
kiến tứ-đại và bản-tính nó là Trí- tuệ.

_ ( Atman trong triết-học Ấn-Độ


thường là đồng-nghĩa với Brahman, nghĩa
là thực-tại bản-nhiên, tối cao, không hai.
Danh từ Atman cũng ứng dụng cho
nguyên-lý coi như là Thực-thể tự-thân
của cá-nhân. Cái Thực-thể ấy đồng-nhất
với Thực-thể đại-đồng Brahman. Ở
trường hợp thứ nhất Atman đặc-biệt gọi
là Paramâtma và ở trường-hợp sau là
Javâtma ).

4/ _ Nếu con có thể an-trụ trong cái trí-


tuệ ấy, một khi đã cắt đứt sự liên-hợp tâm-thức
với thân-thể, tức thì con trở nên sung-sướng,
thích-thú với sự bình-an và thoát khỏi hệ-lụy .

5/ _ Con không thuộc về giai-cấp Bà-la-


môn cũng chẳng thuộc về một giai-cấp hay
18
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

hạng người nào của xã-hội, con không phải là


một đối-tượng của giác-quan tri-giác. Vĩnh-
viễn tự-do, không hình-tướng, là người nhìn
thấy mọi vật, con là như thế. Hãy sung-sướng !

6/ _ Đức hạnh, tật xấu, thích thú, đau


khổ, đều thuộc về tác-dụng tinh-thần ( ý-tưởng,
tưởng-tượng ) chứ không phải là của con,
không phải của Tự-tính chân-thật, tức là Đại-
Ngã ( Brahman ). Tác-dụng tinh-thần thuộc về
trò chơi huyễn-ảo của Maya nghĩa là của thế-
giới luân-hồi ( Samsara ). Con không phải tác-
giả của những động-tác, cũng chẳng phải người
chịu lấy hậu-quả. Sự thực con vĩnh-viễn tự-do .

_ ( Nhưng con chỉ đạt tới cái tự-do


ấy, nếu con tự đồng-nhất-hóa với Đại-
Ngã ( Brahman ) theo công-thức cổ-điển
" Aham Asmi " ( Ta là cái Ấy )
( ) . Bình-luận của Baij
Nath : Vasishta nói : " Hỡi loài người !
Cái Ngã của người là cả một nguồn lo sợ
và quấy rối khi người không biết nó. Khi
19
ASTAVAKRA

người biết được nó chân thật là gì, nó sẽ


là nguồn hạnh-phúc hoan-lạc tuyệt-đối và
bình-an vô-hạn. Do đấy hãy tách rời
Atman mà Vô-minh đã trộn lẫn với thân-
thể và hãy sung-sướng. Không chậm. Cái
Atman ấy không quan-hệ với thân-thể
cũng như vàng không lộn với cát bụi .

_ ( Cái Atma (Paramâtma =


Brahman) người đã biết không khác với
Atman ở trong thân-thể, ví như nước hồ
coi như khác với nước trên lá sen. Hãy
gạt bỏ sự phân-biệt ấy, nó do trí tưởng-
tượng của tinh-thần tạo ra ")
_ ( Yoga Visistha )

7/ _ Chứng-nhân duy-nhất thấy tất cả


sự-vật, con thực sự tự-do. Cái làm cho con nô-
lệ vào hệ-lụy là vì con coi chứng-nhân ấy như
là một người khác không phải chính là mình .

8/ _ Ta là người hành-động, tác-giả


những hành-vi ; cái tư-tưởng tự kiêu ấy giống
20
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

như con rắn độc lớn đã cắn con. Nay hãy uống
thuốc giải độc của tín-ngưỡng : “ Ta không
phải người hành-động ” và hãy vui sướng .

9/ _ Bằng ngọn lửa tín-ngưỡng nhiệt-


thành : “ Ta là Trí-tuệ thuần-túy và duy-nhất ”
hãy đốt cháy cái rừng vô-minh dầy đặc, tự giải-
thoát khỏi đau buồn và hãy vui sướng .

10/ _ Cái Ấy trong đó vũ-trụ hiện ra như


có thật, khác nào một con rắn hiện ra ở chỗ cái
thừng, cái Ấy là hoan-lạc, hoan-lạc tuyệt-đối.
Con là cái Trí-tuệ Ấy. Hãy vui sướng .

11/ _ Người nào tưởng-tượng mình bị


trói buộc thì thật bị trói buộc, người nào tự
nghĩ mình tự-do thì tự-do thật. Phương-ngôn
nói : “ Tư-tưởng thế nào thực-hành thế ấy ” là
chính-xác .

12/ _ Atman là chứng-nhân, vô sở bất


tại : trí-tuệ tự-do, bất động, không lệ-thuộc, vô

21
ASTAVAKRA

cầu, luôn luôn bình-an ; qua huyễn-ảo nó hiện


ra như là thế-gian .

13/ _ Sau khi đã từ bỏ tất cả mê-lầm của


ý-tưởng mình là một phản-ảnh của Atman cũng
như tất cả tình-trạng thuộc về nó, hãy biết nhận
ra đồng-nhất-tính của Atman (cái Ngã của con)
với Trí-tuệ vĩnh-cửu : Một không hai = Bất-
nhị-pháp .

14/ _ Con ơi ! Từ lâu con bị giam tù


trong cái thòng-lọng : “ Ta là thân-thể ”. Giác-
ngộ : “ Ta là chính cái Giác ” cắt được cái
thòng-lọng với lưỡi kiếm Trí-tuệ và con hãy
vui sướng .

15/ _ Con không bị hệ-lụy, bất động, tự


minh, vô nhiễm. Hệ-lụy chính thật của con là
con tìm Tam-muội ( samâdhi ) để trừ bỏ động-
tác của tinh-thần .

_ ( Samâdhi = Tam muội là thể-thức


tập-trung tinh-thần cao-đẳng, trong đó ý
22
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

thức ngừng ghi nhận dữ-liệu của giác-


quan. Đấy là định-tĩnh hoạt-động tưởng-
tượng của tâm tạo-tác các hình-ảnh tinh-
thần, tức ý-tưởng, mà nhà Phật gọi là
Samskara = Hành .

_ ( Người ta tìm đến Samâdhi để gạt


đi những ý-niệm sai lầm như ý-niệm :
“ Ta là thân-thể ” hay là “ Ta là người
chủ-động ” và sự vọng động, sự vẩn đục
của những ý-niệm tạo ra. Những bậc
thánh hiền đã hiểu rằng mình không phải
thân-thể chẳng phải người chủ-động hay
là thụ-động, hậu-quả của động-tác, y còn
làm chi bằng sự cầu tìm Tam-muội ? )

16/ _ Thế-giới thâm-nhập nơi con, tại nơi


con nó đã được dệt nên. Con là Giác-tính
thuần-túy, không nên còn chút nào tinh-thần
hèn mọn .

17/ _ Con tồn-tại tại chính nơi con,


không vết nhơ, luôn luôn viên-mãn, luôn luôn
23
ASTAVAKRA

bình-tĩnh. Con là một trí-tuệ thăm-thẳm, bình-


thản, bất động. Hãy hướng tư-tưởng của con
vào cái Trí-tuệ thuần-túy duy-nhất ( Chit ) đó .

18/ _ Hãy biết rằng tất cả cái gì có hình-


tướng luôn luôn huyễn-ảo, duy vô-hình mới
thường còn. Biết như thế thì không còn có thể
tái-sinh được nữa .

19/ _ Cũng như hình-ảnh trong gương,


chỉ là vật phản-chiếu, Atman cũng vậy, Chúa
tối-cao ( Paramishvara ) tại thân-thể cùng là
một vật ở nội-giới cũng như ngoại-giới .

20/ _ Cũng như không-gian tràn khắp cả


thì đồng nhất ở trong cái bình cũng như ở ngoài
cái bình, Đại-Ngã Brahman cũng thế, Thiên,
Địa, Tâm thì vĩnh-cửu, vô sở bất tại ở trong tất
cả tạo-vật .

Chương sau này trình-bày những đối-


tượng của giác-quan đều giống như thuốc độc

24
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

và Ngã ( Atman ) là nước cam-lộ chân-thật,


rượu thuốc trường-sinh .

Đối-tượng Giác-quan phải hiểu là đối-


tượng quan-hệ với năm (5) giác-quan : mắt,
mũi, tai, lưỡi, thân-thể và thức, coi như giác-
quan thứ sáu (6) theo triết-học Ấn :

Hình sắc thuộc về mắt


Thanh-âm thuộc về tai
Mùi vị thuộc về lưỡi
Hương thơm thuộc về mũi
Tiếp-xúc thuộc về thân-thể
Ý-tưởng thuộc tâm-thức .

Không phải chính những đối-tượng của


giác-quan là thuốc độc, mà là những ý-niệm sai
lầm, những ấn-tượng tinh-thần mê-hoặc do vô-
minh mù-quáng của người ta tạo ra. Vì lý-do
ấy, Astavakra khuyên-nhủ đệ-tử quay-hướng
tư-tưởng vào Trí-tuệ ( Chit ). Theo triết-học
Ấn, người ta trở nên cái Ấy mà người ta tập-
trung hết sức tư-tưởng vào. Vậy nên Ngài
25
ASTAVAKRA

khuyên chìm đắm vào cái ý-tưởng : " Ta không


phải là thân-thể, Ta là tự-tại của tất cả vạn-vật,
mà bản-tính chúng chính là hoan-lạc." Với sự
tập-trung tinh-thần như thế, người ta sẽ trở nên
cái Tự-tính đại-đồng .

( Người ta có thể chống lại cái tín-


ngưỡng ấy mà vặn lại rằng đấy là một
cách tự-kỷ ám-thị. Người nào tập-luyện
như thế sẽ đi đến cảm thấy mình là cái
Tự-tính tự-tại Brahman (Đại-Ngã vũ-trụ )
cũng như bằng cách tập-trung tinh-thần
vào một ý-tưởng nào người ta có thể cảm
thấy mình trở nên cái ý-tưởng ấy .)

Theo trong kinh này thì thế-giới chỉ là


phản-ảnh của Tự-tại, giống như hình-ảnh phản-
chiếu trong gương. Một khi gương cất đi, sự
phản-ảnh biến đi như là nó nhập vào đối-tượng
đã phản-ảnh .

Tấm gương là nguyên-lý tinh-thần mà


người Ấn gọi là Bouddhi ( Bồ-đề ) hay là
26
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

Manas ( Mat-na ). ( Hai danh-từ không phải


đồng nghĩa. Bouddhi có nghĩa là tri-năng, coi
như là tri-giác, hiểu-biết, biện-biệt ; còn Manas
là tinh-thần, coi như cơ-quan tri-thức. Nhờ
Bouddhi mà đối-tượng của giác-quan tạo ra ấn-
tượng ở chúng ta . )

*****
*

- II -

Đệ-tử nói :
1/_ Ôi ! Tôi duy-tinh, bình-tĩnh, thông-
tuệ, ở ngoài Thiên-nhiên ( Prakriti ) vật-lý. Cho
tới nay tôi đã bị thất-vọng bởi tuồng huyễn-ảo
của thế-giới hiện-tượng .

2/_ Riêng tôi một mình soi chiếu thân-


thể cũng như ta soi chiếu vũ-trụ. Vậy thì vũ-trụ
kia là thuộc về tôi, chẳng có gì không phải của
tôi .
27
ASTAVAKRA

3/_ Đã rũ sạch thế-gian này với thân-


thể, tôi hé thấy Atman Tối-cao, nhờ vào hiền-
trí mà tôi đã được theo giáo-huấn của Sư-phụ .

4/_ Cũng như sóng, bọt nước và bong-


bóng không khác gì nước biểu-hiện ra chúng,
cũng thế mà thế-giới này xuất-hiện từ Atman
không khác gì Atman .

5/_ Cũng như một tấm vải khi xét kỹ


bản-chất nó thì nó chỉ là những sợi hợp thành,
thế-giới này nhìn kỹ thì chẳng có gì khác hơn
là Atman .

_ ( Nhà Phật cũng có những ví dụ


tương-tự để chứng-minh không có tự-tính
ở bất cứ hiện-tượng nào trong thế-gian.
Tấm vải là một giả-hợp của sợi, ngoài sợi
ra tấm vải không có thật-tại tự-thân .)

6/_ Cũng như nước mía đặc-chất đường


và hương vị ngọt thấm vào đường ; thế giới này

28
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

là một trò hý-lộng mà tôi là đồ chơi, vậy mà cái


tôi thâm-nhập cả thế-giới .

7/_ Thế-giới hình như có thật vì người


ta không biết Atman. Khi biết Atman thì nó
không có nữa. Con rắn hiện ra vì người ta
không thấy cái thừng, khi tri-giác được cái
thừng là thừng, thì rắn không có nữa .

8/_ Bản-tính thân-mật nhất của tôi là


ánh-sáng. tôi không là gì khác hơn là ánh-sáng.
Khi thế-giới biểu-hiện, ấy là ta biểu-hiện .

( Hoặc là thế-giới chỉ hiện ra, chỉ trở


nên hữu-hình, có thể tri-giác, tóm lại thế-
giới có là vì tinh-thần ta tạo ra bằng quan-
niệm nó và phóng chiếu nó ra. Thuyết-lý
Duy-thức của Phật-gia ( )
hay là của Đạo-gia ( )
nối liền với triết-học Vedanta Advaïta
( Vệ-đà Bất-nhị-pháp-môn ). Người ta
ngờ nhà thủ sướng danh-tiếng Bất-nhị

29
ASTAVAKRA

pháp Shankara đã vay mượn phần nào


của Phật-giáo Duy-thức ) .

9/_ Trò huyễn-ảo mà thế-giới hiện ra


cho ta là vì vô-minh, cũng ví như sà-cừ có vẻ là
bạc, cái thừng tưởng là con rắn hay là nước
trong cảnh ảo-vọng dưới ánh-sáng mặt-trời ...

10/_ Thế-giới từ ta xuất-hiện ra lại thu


về ta, như cái vại thu về đất sét, sóng thu về
nước biển, cái vòng vàng thu về vàng .

11/_ Tôn sùng cái Ngã mầu-nhiệm của


ta, không biết sự hủy-hoại và còn tồn-tại sau
khi vũ-trụ từ Hoá-công đến lá cỏ vi-tế đã hủy-
diệt .

12/_ Ta mầu-nhiệm biết bao. Tôi quỳ bái


trước mặt chính Ngã, Tự-tính tuy liên-hợp với
các vật-thể khác nhau mà vẫn "thuần-nhất",
không từ đâu đến, không đi về đâu, nhưng
thấm-nhuần tất cả .

30
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

13/_ Ôi ! Ta mới mầu-nhiệm làm sao !


Kính chào cái Ngã của chính ta ! Không gì
khôn-ngoan hiền-triết được bằng, không bị
thân-thể chạm đến xúc-động mà mãi mãi mang
lấy thế-giới bên mình .

14/_ Ôi ! Mầu-nhiệm thay là ta ! Kính


chào cái Ngã riêng của ta mà không có gì ở đây
là của nó, hay là đúng hơn, tất cả cái gì có
trong tâm, ngôn-ngữ và tư-tưởng đều là của nó.

15/_ Tuy vậy, thực ra thì Tri-thức,


Năng-tri hay Sở-tri đều không có thật. Cái Ấy
trong đó ba điều kia có vẻ như có thật vì vô-
minh, cái Ấy là ta chân-thật thuần-túy .

16/_ Đau khổ gốc ở Lưỡng-nguyên.


Không có thuốc gì chữa được, trừ phi thấu hiểu
sự không thật của tất cả hữu-hình và thực kiện
ta là Duy-nhất, Hoan-lạc, Trí-tuệ và Thanh-
tĩnh ...

31
ASTAVAKRA

17/_ Ta là toàn-vẹn sự Biết, vì ngu mê ta


tự hãm vào trong giới-hạn. Định-niệm điều ấy,
nay ta đã thấy bình-tĩnh trong cái Ấy vượt ra
ngoài tinh-thần .

18/_ Giải-thoát hay hệ-lụy không phải


của ta. Sự huyễn-ảo thường xuyên đã tan biến .
Ôi ! Vũ-trụ ở tại ta, hay là sự thực
không phải .

19/_ Ta nhận thấy rằng vũ-trụ và thân-


thể ta chẳng là chi cả. Atman là Trí-tuệ thuần-
túy, làm sao có thể có sự chùm lớp cái nọ lên
cái kia ?

_ ( Với nhà đạo-sĩ Yogin thấu-triệt,


hiền-triết thì không còn gì làm nữa. Nếu
nó có vẻ còn có cái gì để làm là nó chưa
đạt tới sự giác-ngộ thật sự Tự-tính. Trời,
Địa-ngục, Kinh-Thánh và những giáo-
điều chứa trong ấy đều để dùng cho người
phàm-tục ở thế-gian, lầm tưởng huyễn-ảo
làm thật-tại. Những vật ấy không quan-hệ
32
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

đến bậc hiền-trí đã vượt lên trên thế-


gian . )

20/_ Thân-thể, Thiên-đường, Địa-ngục,


Giải-thoát, Nô-lệ và Sợ-hãi, tất cả chỉ là thuần
tưởng-tượng. chúng có quan-hệ gì đến ta mà
bản-tính là Trí-tuệ .

21/_ Đối với ta không thấy lưỡng-tính


đâu nữa, thì thành-thị chính cũng là lâm-tuyền.
Ta còn chấp nê vào chi ?

22/_ Ta không phải thân-thể, và thân-thể


không phải của ta. Ta không phải là thọ
mệnh, ta là Trí-tuệ, là Giác-tính. Sự nô-lệ của
ta là chấp vào đời sống ở hình-thái nhục-thể
hiện-thân .

23/_ Trong biển-cả vô-biên là tôi, gió


tinh-thần làm nổi lên những đợt sóng là các
thế-giới vô-kể và các loại khác nhau .

33
ASTAVAKRA

24/_ Khi gió tinh-thần dừng lại, cái Ngã


nhập-thể ở tôi biến đi vào biển cả thăm-thẳm
chính là tôi .

25/_ Tại nơi tôi, biển cả thăm-thẳm nổi


lên các làn sóng Ngã cá-nhân khác nhau, làn
sóng nọ đụng vào làn sóng kia, biểu-diễn và
biến đi một cách kỳ-lạ .

( Ba mục sau diễn-tả sự không có


thật của thế-giới hiện-tượng, chỉ là trò
chơi của những xây-dựng kiến-tạo trí-
thức của chúng ta thôi .)

*****
*

34
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

- III -

Sư-Phụ nói :
1/_ Biết rằng Atman ( Ngã ) là cái Nhất
bất diệt, thì làm sao mà người, một hiền- triết
biết được Atman, hãy còn ham muốn làm giầu?

2/_ Này đệ-tử của ta, người ta sở dĩ yêu


báu những vật hão-huyền là do người ta không
biết Atman, cũng như người ta thèm một
miếng sà-cừ, tưởng lầm là bạc thật, ấy là do sự
ngu-muội về sà-cừ .

3/_ Đã nhận ra con từ như cái ấy, và tại


đấy thế-giới có vẻ hiện ra như là các ngọn sóng
trên mặt Đại-dương, tại sao con còn chạy đông
chạy tây như là một kẻ yếu hèn không biết đi
về đâu ?

4/_ Đã được nghe rằng Atman là Trí-


tuệ thuần-túy và chính là Mỹ-diệu, làm sao con
còn có thể nô-lệ cho ham-muốn và ô-uế ?

35
ASTAVAKRA

5/_ Chẳng là kỳ-lạ mà cả nhà hiền cũng


thấy Atman tại tất cả chúng-sinh và tất cả
chúng-sinh tại Atman, còn có ý-nghĩ “ của
mình ” tồn tại ?

6/_ Chẳng là kỳ-lạ mà cả người trụ


trong tư-tưởng Đồng-nhất-thể tối-cao và nhất
quyết giải-thoát, lại còn ham-muốn và vọng-
động về những thích-thú của giác-quan ?

7/_ Chẳng là kỳ-lạ thấy nhà hiền đến


gần cõi chung-cục của mình mà còn giữ bụng
ham-thích những vật của giác-quan, tuy rằng y
biết rõ tính-chất đại thù-địch của trí-tuệ .

8/_ Chẳng là kỳ-lạ mà ở người không


bị hệ-lụy vào những vật trần-thế và vật ngoài
trần-thế, người phân-biệt cái vĩnh-cửu với cái
bất thường và theo đuổi sự giải-thoát của mình,
ở người ấy còn có sự sợ-hãi : sợ-hãi chính sự
giải-thoát ấy ?

36
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

9/_ Tôn-vinh hay khinh-thị, nhà hiền tự


chủ tinh-thần chỉ nhìn thấy Atman của mình,
không cảm thấy thích-thú hay hờn-giận .

10/_ Nhìn thân mình hoạt-động như là


thân kẻ khác, thì làm sao người ta có thể bận
tâm vì khen chê ?

11/_ Quan chiêm thế-giới như một tuồng


ảo-hóa, hết ý tò mò về nó, thì làm sao
người đã tự chủ tinh-thần có thể cảm thấy sợ-
hãi khi đi đến cõi chết ?

12/_ Người nào không cảm thấy dục-cầu


cả cái gì ở ngoài dục-vọng, tìm thấy an-tâm
trong cái biết thân-mật về Tự-tính mình, người
ta có thể so sánh người đó với ai ?

13/_ Người tự chủ tinh-thần mình, biết


rằng tất cả cái gì hữu-hình thì căn-bản không
có thật, người ấy không thấy có chi để đạt cả,
và không có gì để phải tránh cả .

37
ASTAVAKRA

14/_ Người đã rũ sạch hết nhơ bẩn trong


lòng, thoát hết quan-niệm phân-biệt và vượt lên
trên tất cả hy-vọng thích-thú, để mọi sự vật xảy
đến theo giòng diễn-tiến tự-nhiên,
người ấy không còn cảm thấy vui hay buồn,
sướng hay khổ .

( Trong Đại Anh-hùng Ca Ấn


‹ Mahabharata › đạo-sĩ Prahladâ nói với
Thần Indra rằng : " Không hệ-lụy, không
kiêu-hãnh, không ham-muốn, chẳng hy-
vọng, thoát khỏi hết ràng buộc liên-hệ và
ly-khai khỏi mọi vật, tôi sống sung
sướng, nhìn tạo-vật biến-hiện. Đối với ai
đã có được trí-tuệ, tự mình làm chủ mình,
mãn-nguyện, không hy-vọng và không
ham-muốn, nhìn tất cả sự-vật trong ánh-
sáng của Tự-minh, Tự-giác, thì không còn
động-tâm hay là sợ-hãi . )

*****
*
38
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

- IV -

Đệ-tử nói :
1/_ Vui thay ! Không sao có thể so-
sánh với nhà hiền-triết tự biết Tự-tính mình
( Ngã của Ngài ) và vẫy vùng trong thế-giới
giác-quan với những con thú khuân vác bị buộc
vào gánh nặng thế-gian .

2/_ Tuy ở trong trường-hợp ấy mà


Thần Indra và các chư-thần than-thở hoài công,
nhà đạo-sĩ ( Yoga ) không hề tự phẫn .

3/_ Thiện và Ác không hề chạm đến cái


Ngã thân-mật của ai biết được cái Ấy ( Tự-tại ).
Nền trời tuy có vẻ dầy đặc mây khói, mà nó
không bị đụng chạm .

4/_ Ai là người có thể ngăn không cho


tự-do vận-động theo ý muốn, bậc người tinh-
thần cao-thượng từng đã hiểu rằng tất cả thế-
giới này chỉ là Tự-tính ( Chân Ngã Atman ) ?

39
ASTAVAKRA

5/_ Trong thế-giới gồm có bốn loại


hữu-thể, từ Phạm-thiên Đế-Thích cho chí lá cỏ,
chỉ ai biết Tự-tính mới có khả-năng vứt bỏ điều
vui lòng và điều phiền lòng .

6/_ Trong hàng ngàn người, người ta


chỉ thấy có một người, bậc hoạt Phật là người
nhận-thức được ra chính Tự-Ngã ( Atman ) của
mình, khai-phóng khỏi lưỡng-tính, là Chúa
duy-nhất của thế-giới. Người nào đã đạt được
cái biết ấy, thì trong đời hành-động, tuy theo
nghiệp-báo đã bắt đầu sản-sinh hiệu-quả .

( Tỉ dụ điển hình của đề-tài này là


cái bánh-xe của người thợ gốm, nó tiếp-
tục quay một lúc do hiệu-quả của tốc-độ
đã có, sau khi tay người thợ gốm dừng
không đẩy nữa .)

*****
*

40
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

-V-
Sư-phụ nói :
1/_ Con sẽ từ bỏ cái gì ? Con thuần-
nhất. Hãy làm tiêu-tan cái mớ giả-hợp ( mà con
nhận là Ngã ) trong Tự-tính và như thế là thấy
thu-hút vào chính mình .

2/_ Thế-giới hiện lên ở nơi con như là


bọt nước trong biển cả Đại-dương. Đã biết rằng
Chân Ngã ( Atman ) là thuần-nhất, hãy tìm tan
hòa trong chính cái " ta " của con .

3/_ Tuy hiện-tại đối với giác-quan, sự


thực thế-giới không phải ở tại nơi con : cái
Thuần-nhất. Nó hiện ra như con rắn ở tại cái
thừng. Như thế thì hãy tìm dung-hòa vào chính
cái " ta " của con .

4/_ Tự-tại thường nhiên trong thích-thú


và đau buồn, trong hy-vọng và tuyệt-vọng
trong sự sống và sự chết, hãy dung nhập vào
trong chính cái " ta " của con ."

41
ASTAVAKRA

- VI -
Đệ-tử nói :

1/_ Tựa như không-gian, tôi vô-hạn.


Cũng như cái vại làm bằng đất sét, cái thế-giới
này làm bằng vật-chất. Điều ấy thì chắc là thế.
Ở đây không có chi là đắc được, hay là bỏ đi,
hoặc thu hút vào .

2/_ Ta là Đại-dương vô-biên mà thế-


giới là một ngọn sóng. Điều này là tri-thức
chắc-chắn. Ở đây không có sự thủ-đắc, hay là
bỏ đi, hoặc là hấp thụ .

3/_ Ta là sà-cừ trên đó thế-giới trùm


lên như là bạc. Đấy là cái biết chắc-chắc.
Không có gì đạt được hay là bỏ rơi hay thu hút
vào .

***

42
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

- VII -
Đệ-tử nói :
1/_ Ở nơi ta Đại-dương vô-biên, cái
thuyền thế-giới bình-bồng bị gió tinh-thần thổi,
nhưng cái " ta " không hề bị chạm tới .
2/_ Ở nơi ta, Đại-dương vô-biên, sóng
thế-giới có thể nổi lên và tự biến đi. Ta chẳng
vì thế có tăng có giảm .

3/_ Trên mình ta, Đại-dương vô-biên,


thế-giới chỉ trùm lên thôi. Ta cực bình-tĩnh và
vô-hình, và như thế ta an-trụ .

4/_ Chân Ngã ( Atman ) không ở trong


cái Hữu-hình và cái Hữu-hình không từng có
trong cái Ấy, vốn vô-hạn và thuần-túy. Như
vậy, không ràng buộc, không dục-vọng và
bình-an ta ở tại trong chính cái " Ngã " của ta.

5/_ Ta chính là Trí-tuệ, Thế-giới là một


tuồng ảo-hóa. Làm thế nào mà ở đấy có được
ý-niệm thu vào và bỏ đi .

43
ASTAVAKRA

- VIII -

Sư-phụ nói :
1/_ Có nô-lệ-hóa khi nào tinh-thần
tham muốn bất cứ cái gì, nó đau buồn, nó từ bỏ
hay nắm lấy, nó cảm thấy sung-sướng hay là
giận-hờn, bất cứ vật gì gây lên những tình-tự
ấy .

2/_ Có giải-thoát tự-do khi nào tinh-


thần không tham muốn, không đau buồn,
không dời bỏ, không thu lượm ; khi nào nó
không cảm thấy thích thú hay không thích đối
với bất cứ vật gì .

3/_ Có nô-lệ khi nào tinh-thần cảm thấy


ràng buộc vào bất cứ trạng-thái nào. Có tự-do
giải-thoát khi nào tinh-thần không cảm thấy
ràng buộc vào một trạng-thái nào ( một cảnh-
ngộ sống nào ...)

4/_ Khi nào không còn cái " ta " thì


được tự-do ; Khi nào còn có một cái " ta " ấy
44
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

là hệ-lụy, nô-lệ. Biết thế, con không chấp lấy


hay tránh đi cái gì trong đời sống cả .

***

- IX -

Sư-phụ nói :
1/_ Vậy khi nào sự-vật làm nên rồi và
chưa làm xong, và những cặp mâu-thuẫn thì
tồn-tại bất-động và tại sao ? __ Đã biết thế,
chính tại đấy con hãy thản-nhiên, từ bỏ và giải-
thoát tất cả hệ-lụy, bất cứ tính-chất hệ-lụy thế
nào .

2/_ Ai là con người may mắn kia, từng


bao phen ngắm cảnh thế-gian, đam mê
của đời sống, tham ái lạc-thú và khao-khát
hiểu-biết đều an-tĩnh .

45
ASTAVAKRA

3/_ Tất cả cái này thì vô-thường,


nghiền nhấm bởi ba loại đau khổ ( tự mình, do
Thần-linh và do bản-tính vật-lý ) trống rỗng tự-
tính đầy nhược điểm đáng vứt bỏ. Người nào
đã thực-hiện điều ấy thì đi lại bình-an .

4/_ Bao giờ và từ thuở nào mà cặp


mâu-thuẫn âm-dương không từng có ở một
người ? Không lo lắng về chúng bất cứ chúng
biểu-hiện ra thế nào, thì người ta đạt tới hoàn-
thành .

5/_ Những học-thuyết của các hiền-


triết, Thánh-nhân và đạo-sĩ Đạo-dẫn ( Yoga )
quan-niệm thì rất nhiều và khác nhau. Sau khi
đã thấy thế và đi đến thản-nhiên, ai là người
không bình-tĩnh ?

6/_ Đã đạt tới cái biết thâm-thúy về


Bản-thể và Tinh-thần qua thực-hành sự lãnh-
đạm thản-nhiên, người là một Sư-phụ tối hảo
và trở nên một vị cứu-thế .

46
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

7/_ Ngay khi người đã nhận thấy rằng,


những biến-đổi của các yếu-tố ( từ biểu-diễn ở
hình-thức hiện-tượng ) chỉ là chính những
nguyên-tố đầu tiên, thì bấy giờ giải-phóng hệ-
lụy, người tồn-tại trong Tự-tính mình .

8/_ Thế-giới không gì khác hơn là tập-


khí ( Vâsanas ). Phóng tán tất cả chúng đi. Từ
bỏ thế-gian theo sau sự từ bỏ tập-khí. Bất cứ
thân-phận hiện-tại thế nào, kẻ đã hiểu điều ấy
thì ở trong điều-kiện ấy. Bởi vì đã thực-hiện sự
hư-huyễn căn-bản của tất cả điều-kiện thì nó
không cảm thấy liên-hệ với chúng nữa .

_ ( Tập-khí ( Vâsanas ) là những


" ký-ức " in trong tiềm-thức như là hiệu-
quả của hoạt-động tinh-thần hay sinh-lý
quá-khứ. Chúng có khuynh-hướng nhắc
lại, tái diễn hoạt-động quá-khứ. Thế-giới
biểu-hiện, gọi là ngoại-giới chúng ta cảm-
giác, là kết-quả của hoạt-động tinh-thần
tập-thể đã dựng nên, tưởng-tượng, phóng
xuất ra từ vô kiếp nghiệp lai. Ai nhận ra
47
ASTAVAKRA

điều ấy thì hiểu được bản-tính cơ-bản của


thế-giới, không còn bị ảo-ảnh lừa gạt
nữa .)

***

-X-
Sư-phụ nói :
1/_ Sau khi đã từ bỏ dục-vọng, tham
muốn tai hại về của cải, và cũng thế, sau khi đã
bỏ sự theo đuổi đạo-đức, hãy vứt đi tất cả hệ-
lụy và hãy thản-nhiên đối với tất cả .

2/_ Hãy biết rằng : bạn-hữu ; đất đai ;


tài sản ; nhà cửa ; tai nạn và sự thịnh-vượng
đều như những vật trong mộng hay là ảo-thuật
hiện ra, biến đi trong vài ngày .

3/_ Hãy biết rằng thế-giới hiện-tại, ở


đâu có dục-vọng. Tin-tưởng vào sự rời đi, rũ
sạch, bất di bất dịch. Hãy giải-thoát khỏi dục-
cầu và sung-sướng .
48
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

4/_ Hệ-lụy chỉ vì dục-cầu, phá-hủy


dục-cầu là giải-thoát. Rời khỏi những vật hữu-
hình dần dần đưa đến hạnh-phúc tiếp theo sự
giác-ngộ tâm-linh .

5/_ Ta là Duy-nhất, Trí-tuệ và Thuần-


túy. Thế-gian là vô-minh và huyễn-ảo. Vô-
minh cũng không có thật. Còn khát-vọng Hiểu-
biết nào có thể còn nữa cho ta ?

6/_ Lãnh-thổ, vợ con, thân-thể và thích-


thú đối với ta đã đi mất rồi, trải qua nhiều kiếp
dù ta có bám lấy .

7/_ Vậy thôi hết, tình-yêu, dục-vọng,


của cải, dục-cầu và cả đến hành thiện. tinh-thần
không có thể thấy được bình-an trong tất cả vật
ấy của rừng rậm thế-gian này .

8/_ Đã bao nhiêu kiếp rồi, người đã


vất-vả với thân-thể người, tinh-thần và lời ăn
nói của người, kết-quả chỉ có đau khổ. Vậy
nay, thôi đừng hoạt-động nữa .
49
ASTAVAKRA

_ ( Trong Trung Bộ Kinh Phật


( Sannyutta Nikaya ) cũng có đoạn văn
nói : " Này đệ-tử, con tin đàng nào lớn
hơn, khối nước của đại-dương vô-biên và
khối nước mắt của các con đã đổ trên con
đường dài hành-hương sô về những sự
chết mới ; hợp với cái gì không ưa và lià
cái gì mình yêu. Vô-thủy vô-chung là cái
vòng luân-hồi này ( Samsara ). Không thể
biết là khởi-thủy của chúng-sinh chìm
trong vô-minh, do dục-cầu dắt dẫn, đi đến
cuộc tái sinh liên-tiếp và theo đuổi vòng
tái-sinh như thế. Vậy từ lâu các con đã
đau khổ, phiền-não, bất-hạnh và bón đất
nghĩa-địa ; thực vậy khá lâu rồi để chán
tởm tất cả đời sống, khá lâu rồi để mà tự
giải-thoát khỏi hiện-sinh tất cả . " )

***

50
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

- XI -

Sư-phụ nói :
1/_ Sinh và vô-sinh với biểu-hiện của
chúng là do bản-tính của sự-vật. biết đấy là sự
thực chính-xác, không lo sợ và khỏi đau buồn,
người dễ đạt tới an-lạc .

2/_ Hoá-công Iswara là vị xây-dựng


nên tất cả. Ở đấy không còn ai khác. Biết như
thế, như là sự thực chính-xác, dục-cầu dẹp đi
rồi, người ta thấy an-lạc, không còn vướng lụy
gì nữa .

3/_ Chỉ những hành-vi đã qua, lần lượt


mang lại thịnh-vượng và đau khổ. Biết như
thế, thoả-mãn và chế-ngự giác-quan, người ta
không còn thèm muốn gì nữa và buồn-phiền về
điều gì hết .

4/_ Sướng và khổ, sinh và tử, đều do


hiệu-quả của hành-vi đã qua gây ra. Biết như
thế là chắc-chắn và biết rằng người ta bất-lực
51
ASTAVAKRA

để làm thay đổi, khỏi hết sợ-hãi người ta không


bị nhiễm, dù bấy giờ người ta có hành-động .

5/_ Chỉ có những lo nghĩ đẻ ra đau khổ.


biết thế, vượt lên trên chúng và sung- sướng,
người ta đạt đến an-lạc và giải-thoát khỏi hết
hệ-lụy .

6/_ Ta không phải là cái thân-thể này


và cái thân-thể này không phải của ta. Ta chính
là thông-tuệ. Kẻ nào tin chắc như thế thì đi đến
hợp-nhất với tuệ-giác và quên cái điều y đã làm
và chưa làm .

7/_ Từ Tự-tại Brahma cho đến lá cỏ, sự


thực ta là tất cả. Kẻ nào nắm rõ chắc điều ấy thì
thoát khỏi cuộc phân-tranh của tư-tưởng trái
nghịch. Nó thuần nhất an-lạc và thản-nhiên đối
với sự được và không được .

8/_ Thế-giới lạ-kỳ, huyền-ảo này với


nhiều mặt khác nhau chẳng là cái chi hết. biết
là như thế, giải-thoát khỏi dục-cầu và tri-thức
52
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

phân-biệt, ( cái ý-thức mê-lầm về sự-vật, tưởng


chúng có một tồn-tại phân-biệt cái nọ với cái
kia và không nhận-thức thấy chúng chỉ là cái
cách biểu-hiện khác nhau của sinh-tồn duy-
nhất ), người ta thấy sự an ổn của mình .

*****
*

53
ASTAVAKRA

- XII -

Đệ-tử nói :
1/_ Trước hết tôi bắt đầu mất su-hướng
hoạt-động của thân-thể, kế đến tôi không còn
cảm thấy có khuynh-hướng quên nói năng và
sau cùng giảm hoạt-động tinh-thần tri-thức. Tôi
đình chỉ trong thái-độ này .

2/_ Bởi vì những đối-tượng của giác-


quan như hình-danh sắc-tướng không cho tôi
cảm thấy lệ-thuộc và bởi vì Atman Tự-tính
không phải là một đối-tượng khả-tri bằng giác-
quan, tinh-thần tôi thoát khỏi đãng-trí và tập-
trung chú-định vào một điểm. Ở trạng-thái ấy
tôi trụ .

3/_ Thực hành dẫn vào Tam-muội


( Samadhi ) là bình-đẳng trong vọng-động do
sự trùm lớp tạo ra và do các vật khác. Biết vậy
là phép-tắc, tôi trụ ở trạng-thái ấy .

54
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

4/_ Vô sở đắc, vô sở thất, không vui


không buồn, hỏi ai biết Tự-tính Brahman, trong
trạng-thái ấy tôi trụ .

5/_ Những phép-tắc quy-định những


thân-phận xã-hội khác nhau, thân-phận hạng
người từ bỏ thân-phận mình : thiền-định và từ
bỏ cái gì đã thu được, biết rằng tất cả những vật
ấy đều chỉ là phóng tâm ; với tôi, tôi chỉ
chuyên-chú vào cái Ngã của tôi .

6/_ Hành-động và không hành-động, cả


hai đều do Vô-minh ra. Tin chắc là như thế, tôi
giữ vững thái-độ ấy .

7/_ Lấy một đối-tượng không có thể


làm đối-tưọng để định-niệm, ấy là chỉ làm cho
tinh-thần làm việc. Đã bỏ cái ý-niệm thiền-định
vào một đối-tượng như thế, tôi giữ mình ở tại
nơi tôi hiện-tại .

( Cái tin-tưởng " Tôi là Đại-Ngã


Brahman " là một động-tác tinh-thần cũng
55
ASTAVAKRA

như ý-niệm " tôi là thân-thể " phải


được trừ bỏ cũng như tất cả ý-niệm
khác. Đấy là một giáo-lý cần phải nhớ kỹ
để hiểu học-thuyết thâm-trầm của Bất-
nhị-pháp ( Advaïta Vedanta ). Thực thế :
" Aham Asim = Tôi là cái Ấy Brahman "
là một câu nói tối cao của học-thuyết Bất-
nhị-pháp Advaïta Vedanta, nhưng đệ-tử
của nó không được dừng lại ở đấy. " Tôi
là Đại-Ngã Brahman " còn là quan-niệm
của tinh-thần nhân-loại, phải vượt nó để
đến được sự yên-lặng vô-ngôn, theo
Upanisads là cách độc-nhất có thể mô-tả
Đại-Ngã Brahman, nó chẳng là cái gì
chúng ta diễn-tả hay là quan-niệm ) .

8/_ Người nào đã hoàn-thành điều trên


đây ấy, là đã hoàn-thành tất cả cái gì đáng
hoàn-thành. Người ta có thể nói gì về người tự-
nhiên đã thành-tựu đến độ như thế, người sinh
ra có Đức-sáng Giác-ngộ bẩm-sinh ?

***
56
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

- XIII -

Đệ-tử nói :
1/_ Tâm an là kết-quả của một sự rời
bỏ hoàn-toàn, thì rất khó đạt được, chừng nào
còn chấp mảy-may vào một đối-tượng nhỏ
nhất, dù là để gỡ bỏ một cái khố. Vậy thì đã
thôi cầu tìm và từ bỏ, tôi thấy sung sướng .

2/_ Có các vật phá quấy thân-thể, có


các vật quấy rối tinh-thần, có các vật khác nữa
quấy lời nói, ( nhịn ăn, hành xác, học-hỏi, tụng
đọc chân-ngôn ). Đã bỏ đi tất cả điều ấy, tôi
thấy sung-sướng ở tại chính cái Tôi Tự-tính .

3/_ Không có cái gì đã thành-tựu với


thân-thể và những giác-quan là tác-phẩm của
Atman Tự-tính cả. Đã biết cái Chân-lý ấy, tôi
làm cái gì tự hiện ra cho tôi và tôi sung sướng .

4/_ Cái su-hướng hành-động hay bất-


động thích-hợp cho đạo-sĩ Yoga còn chấp vào

57
ASTAVAKRA

thân-thể. Đã bỏ sự chấp hữu và vô chấp, tôi


được sung sướng .

5/_ Ngồi, đi, năm, tôi không mất đi chi


cả. Vậy thì, đứng, im-lặng, vận-động hay nằm
ngủ tôi thấy sung-sướng .

6/_ Nằm ngủ, tôi không mất gì ; nỗ-lực


tôi không được gì. Vậy thì đã bỏ sự được và
mất, tôi thấy sung sướng .

7/_ Thường cảm thấy không bền lâu sự


thích-thú và đau buồn ở mỗi kiếp sinh kế-tiếp,
tôi đã từ bỏ điều thiện và điều ác và tôi sung
sướng .

***

58
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

- XIV -

Đệ-tử nói :
1/_ Kẻ kia thực giác-ngộ, ý-thức đời
sống ngoại-giới mà không chú ý, tinh-thần y đã
trở nên hư-không tất cả tư-tưởng .

_ ( Trong kinh " Yoga Vashista "


Vasishta dạy Rama, nói : " Rũ sạch tinh-
thần tất cả tư-tưởng, hạn-chế hoạt-động
đối ngoại đến mức tối-thiểu, và nội tâm
giữ ở trạng-thái như ngủ say, và ở lúc
thức hãy giữ như ở trong lúc ngủ say. Cái
Ấy không biến đổi ở hai trạng-thái, ấy là
chính Tự-tính thuần-nhất. Đàng khác, ở
kinh Bhagavad Gita, người ta đọc :
" Cái gì là đêm tối cho những kẻ khác là
một ngày của người hiền thức-tỉnh, và cái
gì là một ngày mà những chúng-sinh
thức, ấy là đêm tối cho nhà hiền thấy Tự-
tính Atman của mình ". )

59
ASTAVAKRA

2/_ Đâu là tài hóa, bằng hữu và những


kẻ trộm kia mà người ta gọi là vật đối-tượng
của giác-quan. Đâu là luật-pháp tôn-giáo
( Shastra ) và cái biết liên-hệ với nó, khi mà tất
cả dục-cầu đối với tôi đã không có nữa ?

3/_ Khi nào tôi có cái biết thâm-thúy về


chứng-nhân trong cá-tính cao của Tự-tính
Atman tối-cao và khi tất cả lo âu về hệ-lụy hay
là giải-thoát đã biến mất, bấy giờ hết lo sợ về
giải-phóng .

4/_ Địa-vị của người mà tinh-thần thôi


hoạt-động và nó lang-thang trong đời như kẻ
làm mồi cho một ảo-tưởng, cái địa-vị ấy chỉ có
ai tự-thân thực-nghiệm mới có thể biết được .

*****
*

60
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

- XV -

Sư-phụ nói :
1/_ Người mà trí-tuệ thuần-túy thì đạt
tới đích, cả khi thụ-giáo ngẫu-nhiên, nhưng với
những ai mà trí-tuệ nhiễm-ố, dù có được
truyền-thụ nhiều lần cũng không tránh khỏi
lầm lạc .
2/_ Ác-cảm với vật của cảm-giác là
giải-thoát, tham ái chúng là hệ-lụy. Đấy là
chân-tri, tùy con làm theo lựa chọn .

3/_ Cái biết ấy làm cho những ai hùng-


biện thành câm, làm cho người hiền phát cuồng
và kẻ hiếu-động trở nên bất-động. Vậy thì kẻ
tham ái vật của giác-quan phải tránh .

_ ( Đạo Bất-nhị-pháp [ Vedanta


Advaïta ] không buộc nhà hiền phải cử
động như kẻ ngu-độn, mà nó đòi phải
giản-dị trong thái-độ và hành-vi chân-
thật, thẳng-thắn. Trong khi hoạt-động

61
ASTAVAKRA

người ta không nghĩ đến tương-lai hay


quá-khứ, và không được gán cao giá-trị
cho sự-vật thế-tục hơn là sự-vật thấy
trong mộng. Ở giai-đoạn đầu học-tập, đệ-
tự phải phấn-đấu với lòng vi-kỷ, hãnh-
diện, với sự hiểu-biết, của cải hay chủng-
tộc. Về sau, nó phải mất hết ý-niệm về cái
" tôi " và " của tôi ". Ở đây có thể ví với
lời của Long-Thọ [ Nagarjuna ] nhà hiền-
triết Phật-giáo kết-luận đại tác-phẩm
"Bát-nhã Ba-la-mật" [ Prajna Paramitā ] ):

" Nhất thiết hữu vi pháp


Như mộng ảo bào ảnh
Như lộ diệc như điện
Ưng tác như thị quan ."

_( )

62
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

4/_ Con chẳng phải là thân-thể, và


thân-thể không phải của mình. Con chẳng là
người chủ-động, hay là người thụ-nhận hiệu-
quả của động-tác. Con là Trí-tuệ, là chính
Giác-tính, chứng-nhân mãi mãi, vĩnh-viễn tự-
do. Vậy hãy sung-sướng .

5/_ Lưu-luyến hay ác-cảm đều là danh-


từ của tinh-thần, và tinh-thần không bao giờ là
của riêng mình. Giải thoát khỏi hết phóng tâm,
con chính là Tuệ-giác và bất biến, vậy hãy
sung-sướng .

6/_ Hãy biết rằng cái Ngã Atman của


con thì ở tại tất cả hữu-thể và tất cả hữu-thể đều
ở tại trong cái Ngã của mình " Vạn vật giai bỉ ư
ngã giả, phản thân nhi thành lạc mạc đại yên"_
(Mạnh-Tử)
Giải-thoát khỏi ý-niệm về Ngã hay của tôi,
mình, hãy sung-sướng .

63
ASTAVAKRA

7/_ Cái Ấy do đấy xuất-hiện như sóng


nổi lên trên mặt biển, cái Ấy chính thật là con,
ôi ! Tuệ-giác Tối-cao. Vậy hãy sung-sướng .

8/_ Con ơi ! hãy tin-tưởng, không được


lạm-lụng ở đấy. Con là Tuệ-giác, là Chúa-tể, là
" Tự-tại " vượt xa ngoài vật-chất .

9/_ Thân-thể mang quan-năng cảm-


giác đến và đi. Ngã, Tự-tính Atman không đến
không đi, tại sao con phải buồn phiền vì nó .

10/_ Dù thân-thể có tồn-tại đến hết một


kiếp ( Kalpa ) hay là có biến đi ngay bữa nay,
thì đối với con chẳng có chi tăng hay giảm cả,
chính Tự-tại của Tuệ-giác .

11/_ Hãy để mặc những sóng thế-gian


lên xuống ở nơi mình, biển cả vô-biên ; không
có chi tăng giảm ở nơi con .

12/_ Con chính là Tuệ, con ạ. Thế-giới


không là cái gì khác, mà là chính con. Vậy thì
64
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

dục-cầu và đố-kỵ sẽ tự đâu đến đây ? Và chúng


sẽ là gì ?

13/_ Nơi con, cái Duy-nhất, bất hoại ;


chính là Hoan-lạc, Tuệ-giác tuyệt-đối, Thuần-
túy vĩnh-cửu là sự sinh, hành-động hay là ý-
thức về " Ngã " .

14/_ Bất cứ con nhìn thấy gì đều là


chính con tự nhìn con, những vòng xuyến,
trang-sức hoa-tai là gì khác là vàng ?

15/_ Vứt bỏ ý-nghĩ phân-biệt để nói lên


" tôi là cái này ! " " tôi không là cái kia ".
Thực-hiện tất cả đều là Atman Tự-tính, hãy
giải-phóng các cách-thức của Tinh-thần và hãy
sung-sướng .

16/_ Thế-giới này do huyễn-tưởng của


con xuất-hiện. Sự thực chỉ có con là " một ".
Không có một cái " ta " nhân-thân nào nhập-
thể ngoài con ra, cũng không có một ai ngoài
vòng luân-hồi ( Samsara ).
65
ASTAVAKRA

17/_ Thế-giới này chỉ là một ảo-hóa.


Người nào biết được như thế thì thấy an-tĩnh ;
tất cả mong chờ đều tan biến, y trụ trong ý-thức
tối-cao và an-nghỉ như không ở tại đâu cả.
" Ngã bất dĩ sở trụ nhi trụ, bất ỷ vô trụ nhi trụ "
_(Vạn-Hạnh)

18/_ Trong đại-dương hữu-hình chỉ có


Một hiện-tại, quá-khứ và vị-lai. Không có hệ-
lụy hay giải-thoát đối với con. Tất cả dục-cầu
con đã thỏa-mãn, hãy sung-sướng .

19/_ Con ơi, Tuệ tối-cao, chớ bận tâm


với những tư-tưởng mâu-thuẫn. Hãy tìm thấy
an-nghỉ và hãy sung-sướng tại nơi mình, hiện
thân của hoan-lạc .

20/_ Rời bỏ tất cả thiền-định, không để ý


gì vào tâm con. Con thật là Atman Tự-tính,
không hệ-lụy, thì thiền-định có thể làm gì được
cho con ?

***
66
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

- XVI -

Sư-phụ nói :
1/_ Con có thể diễn-thuyết thường
xuyên về Tự-tính Atman, hãy nghe tụng đọc
các kinh sách tôn-giáo về Tự-tính Atman, con
sẽ chỉ thấy được an-bình khi nào con quên hết .

_ ( Kết-luận cuối cùng của Giác-ngộ


Brahman tối-cao là vô-ngôn. " Cái Tự-
tính Atman là yên-lặng ( Santoyam
Atma). Chính trong yên-lặng mà người ta
thực-hiện cái Ấy mà sự chinh-phục ba cõi
dục, sắc và vô-sắc đối với nó tỏ ra cũng
quan-trọng nhỏ-mọn như lá cỏ. Tất cả
giáo-huấn, tất cả tri-thức không vượt
phạm-vi hữu-hạn và các hiện-tượng, còn
tất cả trong vòng Tuyệt-đối đều là phủ-
định hữu-hạn. Tất cả còn lại là yên-lặng .

_ ( Vasistha nói : " Giải-thoát


( Moksha ) cốt ở sự biến mất các ý-niệm "
tôi sao có thể là thế này " hay là " làm
67
ASTAVAKRA

sao tôi có được cái này " trong thế-giới


hiện-tượng. Cũng như hạt nước không
thấm được vào tấm gương hay lá sen, mà
nó lăn đi và rơi đi ngay tức thì, cũng thế
khi nào tinh-thần thoát hết tư-tưởng
" làm sao tôi có thể là thế này, thế kia "
thì thế-giới hết bám vào nó. Chính ký-ức
( = Vasanas) là nguyên-nhân của thế-
giới. Diệt-trừ Hành ( Vasanas ) trong
tinh-thần là hạnh-phúc tối-cao. Cái điều-
kiện ấy là giai-đoạn thứ sáu (6) trên
đường Giác-ngộ đạt được sau nhiều kiếp
tái sinh kế-tiếp :

" Nhật trường ẩn-kỷ vong ngôn xứ,


Nhân dữ bạch vân thùy hữu tâm " .
" Ngày dài tựa ghế quên ngôn-ngữ
Người (Ta) với mây trắng ai có tâm ? "
_ ( Nguyễn-Trãi )

_ ( Mạnh-Tử viết :

" Tận tín ư thư bất như vô thư ! "


68
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

" Tin cả vào kinh sách chẳng bằng không


kinh sách ! " )

2/_ Với khí-giới tính-giác của mình,


con có thể lựa chọn thích-thú với tạo-vật thế-
gian và dấn thân vào hành-động hay là thiền-
định, nhưng tinh-thần con sẽ luôn luôn hướng
về cái Ấy siêu-việt tất cả tạo-vật .

3/_ Tất cả nỗ-lực đều là nguyên-nhân


của đau khổ, nhưng nào có ai biết. Sung sướng
thay kẻ nào đã đạt được an-tâm vì đã học được
bài học ấy .

4/_ Đối với kẻ nào mà cả đến chớp mắt


cũng cảm thấy là một gánh nặng, thì kẻ ấy
khéo-léo trong sự bất-động mới có được hạnh-
phúc mà không ai khác có được .

5/_ Những tư-tưởng mâu-thuẫn " cái


này đã làm xong ", " cái kia chưa xong " một
khi tinh-thần rửa sạch hết thì người ấy trở nên

69
ASTAVAKRA

thản-nhiên đối với đạo-đức, tài-sản, thích-thú


và giải-thoát .

6/_ Đạo-sĩ khổ-hạnh tránh những vật


của giác-quan, người thế-tục cầu tìm chúng,
nhưng ai đã giải-thoát, tri-thức và tâm-linh
khai-phóng, thì chẳng cầu tìm và không trốn
tránh .

7/_ Chừng nào dục-vọng còn sống-


động, kết-quả của vô-minh, thì luyến-ái và ác-
cảm, mầm-mống của cây luân-hồi ( Samsara )
cũng vẫn còn .

8/_ Hành-động nuôi dưỡng luyến chấp,


dừng hành-động dẫn đến ác-cảm. Nhà hiền
giải-thoát khỏi những cặp mâu-thuẫn ấy thì ở
trên cả hai .

9/_ Kẻ luyến-chấp vào thế-tục dục-cầu


từ bỏ để giải-thoát khỏi phiền muộn, nhưng ai
thoát khỏi hệ-lụy thì cũng thoát khỏi đau

70
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

phiền và không thấy khổ-sở cả khi y sống giữa


thế-tục .

10/_ Kẻ nào đang ở trong trạng-thái


nghỉ-ngơi, mà ý-thức vào đấy giống như nó ý-
thức về thân-thể nó, thì chẳng phải một Hiền-
nhân hay một Đạo-sĩ Yoga. Chắc chắn định-
mệnh của y là đau khổ .

11/_ Dù Thiên-Thần Çiva, Vishnu hay


Phạn-thiên có chính là Sư-phụ đi nữa, con sẽ
không đạt được an-lạc, trừ phi là con phải
quên .

***

- XVII -

Sư-phụ nói :
1/_ Kẻ kia sống ẩn-dật, cảm-giác
thanh-khiết, tự-chủ, đã thực-sự thu được kết-
quả của Tri-thức và thực-hành đạo Yoga .
71
ASTAVAKRA

2/_ Kẻ nào biết chân-lý thì không bao


giờ cảm thấy đau khổ trong thế-gian này, bởi vì
tất cả vũ-trụ đều thấm-nhuần tự-tính của nó
( chính nó là Tự-tại, bản-thể tiềm-tàng trong tất
cả tạo-vật . )

3/_ Kẻ nào đã thấy tự-mãn thì không


còn thấy thích-thú ở các vật của giác-quan. Con
voi sống ăn các lá cây Salaki thì không thấy lá
cây Lim là ngon nữa .

4/_ Trong thế-gian này, ai không sinh


sống luyến chấp vào những vật đã biết và theo
đuổi những vật chưa biết .

5/_ Trong thế-gian này thấy có người


ham thích-thú, và có người khao khát giải-
thoát. Nhưng một tâm-hồn vĩ-đại thì không hề
nghĩ chi đến cả hai, ấy là rất hiếm vậy .

6_ Chỉ có tâm-hồn cao-thượng mới


không cảm thấy ưa-chuộng hay ác-cảm với
đạo-đức, bổn-phận ( Dharma ), của cải (Artha),
72
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

lạc-thú ( Kama ), giải-thoát ( Moksa ), sống và


chết .

7/_ Kẻ nào không cảm thấy sợ-hãi đối


với tư-tưởng, kết-thúc đời sống trần-thế, hay là
ác-cảm với sự tiếp-tục của nó và y coi sự-vật
như tự-nhiên đến, kẻ ấy đặng sung-sướng .

8/_ Đã đạt tới đích bằng biết Tự-tính,


tinh-thần người ta giữ tập-trung vào mình,
người ấy thấy sung-sướng dù, nhìn, nghe, sờ,
cảm-giác hay là ăn ( bất cứ cái gì giác-quan
thấy thế nào .)

9/_ Hoạt-động tinh-thần không còn đối-


tượng, hoạt-động thân-thể không có kết-quả và
tất cả hoạt-động của giác-quan tự-động, động-
tác ở người nào đã tát cạn biển thế-gian này .

10/_ Thật lạ, thân-phận người nào đã


thật giải-thoát, người ấy không thức, không
ngủ, mắt chẳng nhắm, chẳng mở .

73
ASTAVAKRA

11/_ Ở đâu cũng an-lạc, tâm tinh-nhất,


thoát hết dục-vọng, bậc giải-thoát ấy sáng khắp
nơi .

12/_ Trong khi y nhìn, nghe, sờ mó,


cảm-giác, ăn uống, nói năng và cử-động, nhà
hiền thì tự-do đối với cả luyến-chấp lẫn ác-
cảm. Sự thực người ấy thật tự-do .

13/_ Người giải-phóng, không khen mà


cũng không chê, không vui mà cũng không
buồn, không lấy mà cũng không cho. Y mãi
mãi giải-thoát khỏi hệ-lụy .

14/_ Trước mặt người phụ-nữ âu-yếm


hay là cái gì xảy đến, nhà hiền-triết vẫn thản
nhiên. Y thật đã giải-thoát .

15/_ Sướng hay khổ, nam hay nữ, giầu


hay nghèo đối với hiền-triết đều như nhau,
( không đem lại cho y cảm tưởng trái nghịch )
nhìn tất cả đồng-nhất-tính .

74
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

16/_ Người nào mà thế-giới không còn


nữa ( mọi vật thế-gian y xem như hoàn-toàn
lãnh-đạm ) người ấy không còn cảm thấy
nguyên-nhân của vũ-nhục hay tha-thứ, kiêu-
căng hay nhún-nhường, làm cho ngạc-nhiên
hay tinh-thần bối-rối, xúc-động .

17/_ Người giải-phóng không tránh


những vật của giác-quan, mà cũng không tìm
đến. Tinh-thần rời khỏi tất cả, y coi sự-vật như-
nhiên .

18/_ Kẻ nào đã ngừng hoạt-động trong


tinh-thần thì không còn biết đến sự áp-bức
hoạt-động tinh-thần hay không ẩn-ức. Y không
theo đuổi thích-thú, không trốn-tránh đau khổ,
y trụ trong đồng-nhất-tính .

19/_ Kẻ nào đã thoát khỏi ý-niệm về Tôi


và Mình, hiểu thấu rằng tất cả là không-hư
( nghĩa là không tự có, tất cả đều ảo-huyễn ) ở
người ấy tất cả dục-cầu đều tĩnh-chỉ .

75
ASTAVAKRA

20/_ Kẻ nào mà tinh-thần tham-nhập vào


Ngã Tự-tính Atman, giải-thoát khỏi tri-thức
xếp loại, giải-thoát khỏi mộng và hôn-mê,
người ấy đạt tới trạng-thái khôn tả, bất khả tư
nghị .

***

- XVIII -

Sư-phụ nói :
1/_ Tôn vinh Cái Ấy, một khi biết được
làm cho cả thế-giới này thành huyễn-ảo, giống
như cảnh mộng. Kính tôn Cái Ấy, bản-tính là
hoan-lạc, vĩnh-viễn thản-nhiên bất-động, vĩnh-
viễn sáng-lạn .

2/_ Sự thành-công trong việc thu-lượm


những mục-tiêu thế-tục đem lại thích-thú;
không hỷ-sả đại-đồng, người ta không được
sung sướng .
76
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

3/_ Đâu là hòa-bình cho kẻ mà tinh-


thần bừng cháy bởi hiệu-quả của những sự-vật
để làm, nếu không được tưới tắm bởi tiên phẩm
của mãn-nguyện .

4/_ Thế-giới hiện-tượng không là gì


khác hơn là trạng-thái ý-thức. Thật sự nó
không có thật. Những cá-thể biết và cảm thấy
tồn-tại và không tồn-tại, hữu-vi và vô-vi thì sẽ
tồn-tại mãi .

_ ( Thế-giới không khác gì một ý-


nghĩ của tinh-thần. Sự khác biệt duy-nhất
giữa thế-giới thấy ở trong mộng với thế-
giới thấy lúc thức, chỉ là trong mộng tinh-
thần hành-động vào cái gì nó tạo ra ở nó,
mà lúc thức nó hành-động vào cái gì nó
đã phóng ra bên ngoài. Cái ý-niệm về
" Ngã, Ta " biến đi thì thế-giới không có
nữa. Bấy giờ cái gì còn lại không phải hư-
không giản-đơn mà là ý-thức thuần-túy,
mà chỉ có ai cảm thấy mới biết là thực-tại
duy-nhất .)
77
ASTAVAKRA

5/_ Không xa, không giới-hạn, luôn


luôn hiện-tại, ấy là Tự-tính Atman, thoát hết
bối-rối, thoát hết đau đớn, bất di bất dịch và
thuần khiết không chút nhiễm-ố .

6/_ Chỉ bằng vào sự tan biến huyễn-


tưởng, thì ai có được chính kiến sáng chiếu và
hết đau khổ hoàn-toàn .

_ ( Có ba (3) trạng-thái của tự-tính :


1)_ Trạng-thái nó tự đồng-hóa với thân-
thể, cơ-quan cảm-giác và tinh-thần .
2)_ Trạng-thái phản-hồi về chính mình,
nó vận-động trong một thế-giới nó tạo ra
như cảnh mộng .
3)_ Trạng-thái nó trụ ở trong chân-tính
của nó, " bản lai diện mục " của mình, vô-
thủy vô-chung.

_ ( Hai trạng-thái trên thuộc về vô-


minh ( Avidya ) hay là phạm-vi ảo-hóa
(Maya). Chúng phải được Tuệ-giác đánh
tan đi. chính tại trạng-thái thứ ba này mà
78
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

người ta phải thường-trụ. cũng như người


thợ rèn cắt miếng sắt đỏ bằng một lưỡi
dao nguội, thì tinh-thần an-định và hỷ-sả
phải dẹp tắt lửa dục-vọng trong lòng đi .)

7/_ Thế-giới này chỉ là sản-phẩm của


tinh-thần ( Nhất thiết giai tâm
tạo ). Tự-tính Atman vẫn thường tự-do, vĩnh-
cửu. Nhà hiền-triết biết thế hãy còn lao mình
vào hành-động như con nít sao ?

8/_ Người đã giải-thoát khỏi dục-cầu,


biết rằng mình là Tự-tính tối-cao Brahman, và
tồn-tại mà không tồn-tại, hữu-vi và vô vi đều
chỉ là do một sự che phủ, người ấy còn có gì để
biết, để nói và để làm nữa ?

9/_ " Cái này là Ta ", " Cái này không


phải là Ta " những ý-tưởng loại ấy không làm
bận tâm nhà đạo-sĩ Yoga, người đã biết rằng tất
cả đều là Tự-tính Atman thì trở nên yên-lặng .

79
ASTAVAKRA

10/_ Đối với đạo-sĩ Yoga đã thấy được


tâm an-tĩnh, thì không còn vọng-động hay tập-
trung tinh-thần hay là tri-thức quá-đáng, ngu
tối, thích-thú và đau phiền .

11/_ Trị-vì một nước hay là ăn mày


lang-thang, được hay mất, sống trong xã-hội
hay trong tịch-mịch cô-đơn, không khác nhau
đối với đạo-sĩ Yoga mà tinh-thần đã tĩnh-chỉ
không vọng-động nữa .

12/_ Đâu là đạo-đức, đâu là lạc-thú, đâu


là của cải, đâu là hiền-triết, đâu là những ý-
niệm về " cái này đã làm " " cái kia chưa làm "
đối với đạo-sĩ Yoga đã giải-thoát khỏi tất cả ý-
niệm về lưỡng-tính tương-đối .

13/_ Đối với đạo-sĩ Yoga đã giải-phóng


tại chính trong đời này, nhận sự-vật như-nhiên
thì không còn gì để làm, không có gì hấp-dẫn
nữa .

80
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

14/_ Đâu là ảo-huyễn, đâu là thế-gian,


đâu là tư-tưởng quan-hệ đến thế-gian ảo-huyễn,
đâu là giải-phóng đối với con người cao-
thượng đã thấy an-tĩnh trong mục-đích của tất
cả dục-vọng ? ( Thực-hiện Tự-tính tối-cao
Brahman là mục-đích ) .

15/_ Kẻ nào nhìn thế-giới không có thể


phủ-nhận sự tồn-tại của nó được. Nhưng người
không chút dục-cầu có gì để làm. Nhìn đấy, y
không thấy .

16/_ Kẻ nào nhìn thấy Tự-tính tối-cao


Brahman có thể thiền-định vào " Tôi là Tự-tính
tối-cao Brahman ". Nhưng nhà hiền-triết đã
vượt qua chính tư-tưởng khi y không tri-giác
lưỡng-tính nữa, thì y thiền-định vào cái gì ?

17/_ Kẻ nào thấy vọng-động nơi mình


có thể gắng sức chế-ngự. Bậc cao-thượng
không vọng-động. Không còn gì để thành-tựu
nữa thì y còn gì để mà làm ?

81
ASTAVAKRA

18/_ Tuy nhà hiền-triết hoạt-động như


người thường ở thế-gian, y đã thoát khỏi sợ-hãi
của thế-gian. Đối với y, y không nhìn, không
tập-trung tinh-thần, cũng không chấp vào bất
cứ cái gì .

19/_ Nhà hiền đã thoát khỏi ý-niệm về


tồn-tại hay không tồn-tại, tự thấy thỏa-mãn và
hết sạch dục-vọng, y bất-động mà đối với con
mắt thế-tục thì y có vẻ hoạt-động .

20/_ Người mà trí-tuệ vững chắc thì


không cảm thấy hấp-dẫn về hành-động hay bất-
động, hữu-vi hay vô-vi ; y làm cái gì đến với
mình và y sung-sướng .

21/_ Một khi đã vượt lên trên tất cả hệ-


lụy và tư-tưởng, hành-vi, tự-do giải-phóng, tất
cả mối hệ-lụy dứt gỡ, người hiền-triết cử-động
do năng-lực của hành-động quá-khứ xô đẩy
như chiếc lá khô trước gió .

82
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

22/_ Đối với ai đã thành-công ra khỏi


vòng Luân-hồi ( Samsara ) thì không còn vui
hay buồn, luôn luôn bình-tĩnh và an-nhiên,
sống như không có thân-thể .

23/_ Kẻ nào tìm thấy hạnh-phúc ở tại


chính mình, mà tinh-thần bình-tĩnh và thuần-
nhất thì không còn cảm thấy ý muốn từ bỏ hay
là chờ mong gì khác nữa .

24/_ Đối với ai tự chủ mình, mà tinh-


thần không còn vọng-động, mà hành-động chỉ
do dư-hưởng của hoạt-động quá-khứ thúc đẩy,
thì không có hủy dự khen chê, mặc dù y có thể
hành-động như một người thường .

25/_ Kẻ nào biết rằng chỉ có thân-thể


hoạt-động chứ không phải " tự chính mình " ,
sự thực dù có hành-động mà là không hành-
động .

26/_ Không nói là mình làm, người đã


giải-thoát diễn xuất vai-trò của nó ở đời. nó
83
ASTAVAKRA

vận-động trong thế-gian, sung sướng và tỏ vẻ


êm ái và được số phận ưu đãi .

27/_ Mệt mỏi với những tư-tưởng phức -


tạp, nhà hiền đã thấy được yên-tĩnh. Y không
còn dục-cầu, không tri-giác, không nhìn, không
nghe chi hết .

28/_ Người có tinh-thần cao thượng


không khát-vọng giải-thoát, cũng không ao ước
ý-thức Tam-muội ( Samadhi ). Nó không lệ-
thuộc vào thế-gian vì không còn vọng động đối
với nó. Biết rằng tất cả chỉ là ảo-huyễn, nó trụ
tại nơi mình như là tự-tính tối cao ( Brahman ) .

29/_ Kẻ nào nuôi ý-tưởng " Ngã " ý-


thức cá-nhân, bấy giờ hành-động cả khi y
không làm một động-tác. Nhưng người hiền đã
thoát khỏi tất cả ý-tưởng về Ngã, y hoạt-động
như không có động-tác .

30/_ Tinh-thần người nào được giải-


thoát thì êm đềm ; nó không thỏa-mãn cũng
84
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

chẳng hoạt-động ; giải-phóng hết dục-vọng và


nghi ngờ, nó chỉ sáng chiếu .

31/_ Tinh-thần nào không cầu tìm an-


nghỉ hay vận-động thì hành-động và làm việc
như không có động-cơ để làm .

32/_ Kẻ yếu tinh-thần trở nên lúng-túng


khi nghe trình-bày chân-lý như-nhiên, hoặc nó
dấn thân vào thiền-định để phát-hiện ý-nghĩa
của Thánh kinh ( Shastras ). Một vài người
thôi, tuy không trẻ con mà hành-động như thể
con nít .

33/_ Tập-trung tinh-thần và tự chủ là nơi


ẩn-dật của kẻ điên dại, người hiền không còn
thấy điều gì để làm. Họ an-trụ nơi mình như
những kẻ đang ngủ .

34/_ Kẻ ngu ngốc hoạt-động hay không


hoạt-động cũng chẳng đạt được bình-an. Người
hiền thấy được an nghỉ chỉ bằng xác-thật của
chân-lý .
85
ASTAVAKRA

35/_ Những kẻ tại bản-thân ý-thức thân-


thể còn mạnh vì hoạt-động quá-khứ, thì không
biết chi về Tự-tính Atman là thuần-túy trí-tuệ,
đối-tượng của tình-yêu tối cao, hoàn-toàn và
không nhiễm ở bên trên thế-gian, và để đạt tới,
họ dấn thân vào những thực-tập khác nhau .

36/_ Cả với công quả liên tiếp, kẻ ngốc


không đạt được giải-thoát. Giải-phóng khỏi
hành-động chỉ có giác-ngộ là đạt tới thôi .

37/_ Kẻ ngốc không tới được Tự-tính


tối-cao Brahman vì nó ham muốn trở nên,
nhưng người hiền là hiện-thân của Tự-tính
Brahman, không có ý mong muốn .

38/_ Kẻ ngốc thiếu nền móng vững chắc


và chỉ cảm thấy một dục-vọng lo lắng đạt được
Tự-tính Brahman hay là giải-thoát, thì chỉ tự
buộc mình chặt hơn vào thế-gian, còn nhà hiền
cắt đoạn gốc rễ với thế-gian, là nguồn của tất
cả đau khổ .

86
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

39/_ Kẻ ngốc không đạt tới bình-an vì


nó cố gắng để đạt tới, nhưng tinh-thần người
hiền tin chắc vào chân-lý thì luôn luôn sống
trong bình an .

40/_ Làm sao có thể có được thị-hiện


của Tự-tính Atman, kẻ nào bám vào sự vật hữu
hình ? Nhà hiền không nhìn vào thế-giới hiện-
tượng, y nhìn chính Tự-tính Atman bất tử của
mình .

41/_ Làm thế nào có được ý-thức Tam-


muội ( Samadhi ) kẻ ngốc phấn-đấu để cắt đứt
hệ-lụy ? Tinh-thần hiền-giả thấy hạnh-phúc tại
chính mình, luôn luôn ở trong sự chế ngự của y
mà không phải cố-gắng .

42/_ Có người tin rằng thế-giới hữu hình


có thật. Có kẻ khác nói không có thật. Nhưng
hiếm có người không thừa nhận có hay không.
( _ Cửu-Chỉ Thiền-sư : Bất hử
hữu vô ) và như thế hết bối rối .

87
ASTAVAKRA

43/_ Những người có hiểu biết thiên lệch


thiền-định về Tự-tính Atman luôn luôn thuần-
túy, Một không Hai, nhưng vì huyễn-tưởng họ
không tri-giác được nó ; bởi vậy, suốt đời họ
không thấy bình an .

44/_ Trí-tuệ của người khát-vọng giải-


thoát cần có một trợ-lực, nhưng trí-tuệ của
người đã được giải-phóng không cần có trợ-
lực, y luôn luôn không còn dục-vọng .

45/_ Khi người ta nhìn thấy đối-tượng


của giác-quan chạy đến mình như đàn hổ,
những kẻ ngốc run sợ và chạy trốn vào hang
chế-ngự của tinh-thần, dấn thân vào thiền-định
và tập-trung tinh-thần ( chỉ quán ) ; các
nhà Hiền không làm thế, họ không để ý vào vật
của giác-quan .

46/_ Thấy con hổ hỷ-sả những con voi


thích-thú của giác-quan chạy trốn, hay là
những bọn sống ỷ-lại, hầu-hạ một nhà giầu,
chúng biến thành nô-bộc .
88
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

47/_ Người có tinh-thần thường-trụ ở


Tự-tính Atman và đánh tan lòng ngờ vực thì
không nỗ-lực tìm các phương tiện để được giải-
thoát. Y nhìn, nghe, sờ, cảm-giác hay ăn uống.
Y thấy sung sướng .

48/_ Người nào mà tinh-thần đã trở nên


thuần-túy và giải-phóng khỏi tất cả vọng-động
bởi vì nó biết Tự-tính Brahman, người ấy
không còn thấy gì để làm, không còn gì để
tránh, vậy mà y không ở yên bất động .

49/_ Bất cứ cái gì hiện ra cho nó, hoặc


thích hoặc không thích, nó liền làm tức thì.
Hành-động của nó giống như động-tác của đứa
trẻ, không có tư-tưởng cá-nhân mà là vô-tư .

50/_ Với tự-do người ta đạt tới hạnh-


phúc ; với tự-do người ta đạt tới tối cao ; với
tự-do người ta đạt tới bình an ; với tự-do người
ta đạt tới cõi tối thắng .

89
ASTAVAKRA

51/_ Ngay khi người ta biết Tự-tính


Atman thì thường thoát khỏi hoạt-động với
hậu-quả ( hiệu-quả động-tác ) thì tất cả hoạt-
động của tinh-thần giảm đi .

52/_ Phận-sự của nhà Hiền là chiếu sáng


trong tự-do tự-nhiên của mình ; không như
thể đối với sự bình-an của đứa ngốc mà trong
lòng còn ẩn náu dục-vọng .

53/_ Những nhà Hiền mà tinh-thần luôn


luôn tự-do ( tâm nhàn ) có khi thích-thú
những đối-tượng của giác-quan, và có khi rút
lui vào hang động núi rừng. Thường kiên
cường, luôn luôn tự-do, tinh-thần họ không bị
lệ-thuộc vào chi hết :

" Đạo thông thiên địa hữu hình ngoại


Tứ nhập phong vân biến thái trung;"
Hỏi giang sơn mấy kẻ anh hùng ?

90
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

" Tri ngã giả bất tri ngã giả ? "


Người có biết Ta chăng không biết ;
Chẳng biết Ta, Ta vẫn là Ta .

" Linh khâm bảo hợp thái hòa ."


Sạch không trần lụy ấy là Thần Tiên

" Ngang tàng lạc ngã tính thiên ."


_ ( Nguyễn-Công-Trứ _ " Thích chí ngao
du " )

54/_ Không dục-vọng bất cứ loại nào ẩn-


náu trong lòng nhà Hiền, dù khi nhìn hay tôn
vinh, một nhà bác-học, một Thượng-Đế, một
phụ-nữ, một ông vua hay là bất cứ vật gì báu
quý .

55/_ Nhà đạo-sĩ Yoga không bao giờ


nóng nẩy cả đến khi bị riễu cợt bởi chính đầy
tớ mình, con cái, vợ con, cháu chắt và các bà
con khác .

91
ASTAVAKRA

56/_ Tuy có thoả-mãn, y không cảm


thấy thoả-mãn ; tuy bất mãn, y không cảm thấy
mất vui. Trạng-thái y cảm thấy chỉ có những ai
giống với y mới biết được .

57/_ Thế-giới chỉ là ý-tưởng về sự vật


phải được làm nên. Nhưng nhà Hiền không
nhìn thế-giới . Chúng không lệ-thuộc vào hình
tướng ; chúng vô hình, luôn luôn thoát khỏi
vọng động và bối rối .

58/_ Mặc dầu bất động vô vi, kẻ ngốc thì


luôn luôn bối rối và không được thoải mái.
Mặc dù làm cái gì cũng phải làm như mọi
người ở đời, nhà Hiền thường thoải mái .

59/_ Người Hiền ngồi yên-ổn, ngủ an-


ổn. Y đi lại sung sướng. Hoặc ăn, hoặc nói,
người mà tinh-thần bình-thản thì sung sướng cả
ở tại thế-gian này .

60/_ Ai là người không bối rối dao-động


trong khi hoạt-động như các người khác,
92
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

bình-tĩnh như mặt hồ sâu thẳm, thì không buồn


phiền, cả đến sung sướng nữa .

61/_ Đối với người ngu dại thì hết hoạt-


động trở nên hoạt-động ; với người Hiền thì
trái lại, hoạt-động sinh ra kết-quả thì cũng như
hết hoạt-động .

62/_ Chỉ kẻ điên rồ mới ghê tởm về sự


vật thế-gian : nhà cửa, vợ con, thân-thể v.v. ;
đối với người Hiền, đã mất hết ý-niệm về
" Ngã " tồn-tại ở thân-thể, thì đâu là hệ-lụy và
vô hệ-lụy ?

63/_ Tinh-thần kẻ ngu dại luôn luôn bận


tâm nuôi dưỡng một tư-tưởng gì hay trừ bỏ một
tư-tưởng khác, nhưng sự chú ý của người Hiền,
tuy có vẻ như hướng vào thế-gian mà sự thực
không thế vì y đã phá hết ý-niệm về cá-tính .

64/_ Nhà tu-tịch-khẩu ( Mouni ) thuần-


túy đi lại như một đứa trẻ thơ, không lệ-thuộc
chút nào, vào bất cứ điều kiện nào, và sạch hết
93
ASTAVAKRA

tất cả dục-vọng, không phạm chút ô-nhiễm gì,


cả đến khi y tham gia vào việc đời trần-thế .

65/_ Sung sướng thay, người nào biết


Tự-tính Atman nó cố-định y-nhiên trong tất cả
những điều-kiện, hoặc nhìn, nghe, sờ, ngửi hay
ăn ; tinh-thần y vĩnh-viễn thường thoát sạch
dục-vọng .

66/_ Đâu là thế-giới, đâu là ảo-hóa, đâu


là mục-tiêu để đạt tới, đối với nhà Hiền tựa như
không-gian vô-hạn, vượt khỏi tất cả động-tác
của tinh-thần .

67/_ Người nào lặn chìm trong cái Ấy


vô-hạn, tồn-tại trong viên-mãn của chân " Tự-
tinh " và khắc-phục tất cả đối-tượng của giác-
quan. Người ấy thực là vị chiến-thắng .

68/_ Có cần chi phải nhiều lời. Người có


tinh-thần cao-thượng đã biết chân-lý thì không
còn cảm thấy khuynh-hướng về giải-thoát hay

94
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

về lạc-thú, y không có khuynh-hướng về chi


nữa .

69/_ Cái thế-giới tương-đối cốt ở trí-tuệ.

_ ( Đây là nói về các nguyên-lý hợp


nên vũ-trụ là : Prakriti ‹ Vật-chất nguyên-
thủy vi phân › ; Mahat ‹ Sự phân hóa đầu
là trí-tuệ đại-đồng › ; Ahamkara ‹ Ý-thức
cá-tính diễn tả ra bằng Tôi và Mình › ;
Panchtan Matra ‹ Ngũ tác căn › ; 11 cơ-
quan động-tác, cảm-giác, trí-thức và 5
yếu-tố với sự hợp-hóa của chúng .)

Còn lại chỉ là cách-thức chỉ-định.


Còn gì cho người Hiền để làm, người đã từ bỏ
và sự Biết Chân tri luôn luôn thuần-túy ?

70/_ Tất cả cái này chỉ là ảo-huyễn, chỉ


là một cái " không-hư ". Người nào tin chắc
như thế, mà ánh sáng là cái ấy, ở ngoài tầm con
mắt thi-giác, nó thường thuần-khiết tinh nhất,

95
ASTAVAKRA

người ấy thấy được an-bình như là sự an-bình


ấy là trạng-thái tự-nhiên của mình vậy .

71/_ Đối với ai mà bản-tính là ý-thức


thuần-túy và nó không để ý vào hữu-hình thì có
gì buộc nó phải hành-động ? Đối với y đâu là
từ bỏ hỷ-sả, cả đến đâu là chính bình-tĩnh thản-
nhiên ?

72/_ Đối với ai tự coi mình như là Vô-


cực và không nhìn nhận thế-giới vật-chất, thì
đâu là hệ-lụy ?_ đâu là giải-phóng ?_ đâu là
thích -thú ?_ đâu là buồn phiền ?

73/_ Trông thế-giới cùng có với tri-thức


và nó trùm phủ lên Tự-tinh Atman bởi động-tác
của Ảo-hóa ( Maya ), chỉ có người Hiền sáng
chiếu thoát sạch tất cả ý-tưởng về " Ngã
" và về " mình " và ở trên dục-vọng .

74/_ Đâu là sự biết, đâu là thế-giới, đâu


là thân-thể và đâu là cái " Ngã " và cái "mình"
đối với người Tịch-khẩu ( Mouni ) thấy Tự-
96
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

tính Atman của mình như thoát khỏi hủy-diệt


và đau khổ ?

75/_ Ngay khi người có tri-thức yếu-ớt


dừng tập-trung tinh-thần, thì những tư-tưởng và
dục-vọng phức-tạp tự biểu-hiện và nổi dậy ở y

76/_ Cả đến sau khi được nghe nói về


cái Ấy là chân-lý, kẻ ngu-ngốc không từ bỏ sự
đần độn của mình. Tuy nó chế ngự mạnh tư-
tưởng của nó, bên trong tâm-hồn nó vẫn còn
chấp vào những vật của giác-quan .

77._ Kẻ nào mà hiệu-quả của hành-vi


quá-khứ ( Nghiệp Karma ) đã bị phá hủy bởi
cái Biết giác-ngộ, thì không có thời giờ hoặc để
làm điều gì, hoặc để nói điều gì, dù rằng đối
với mắt thiên hạ nó có vẻ hoạt-động .

78/_ Đâu là tối tăm, đâu là ánh sáng, đối


với ai không tội-lỗi và sợ-hãi ? _ Y phải từ bỏ
cái gì ? Y có gì để đắc ?

97
ASTAVAKRA

79/_ Đâu là can-đảm, đâu là đạo-đức và


cả đến không sợ-hãi đối với đạo-sĩ Yoga mà
tính-chất thì không thể diễn tả, nó vượt ra ngoài
cả chính bản-tính ?

80/_ Ở quan-điểm đạo-sĩ Yoga (Đạo-dẫn


) thì không có cả cảnh Thiên-đường lẫn
Địa-ngục, cả đến sự giải-thoát tại thế
( Jivan Moukti = Hoạt Phật ). Không cần phải
nói về đấy hơn nữa. Ở quan-điểm đạo-sĩ thì
hoàn-toàn không có chi hết ở tại đây .

81/_ Nhà Hiền không ham muốn được


lời, không buồn phiền khi y không đạt được
điều mong muốn, tinh-thần y thản-nhiên, luôn
luôn tràn đầy thuốc trường-sinh .

82/_ Người đã giải-thoát khỏi dục-vọng


thì không khen kẻ có được tinh-thần bình-thản
hay là chê kẻ có hành-vi xấu. Luôn luôn như
nhiên trong thích-chí hay buồn đau, luôn luôn
tự mãn, y không thấy có điều gì mình phải làm.

98
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

83/_ Người Hiền không thấy có ác-cảm


với thế-gian, y cũng không muốn chiêm-
ngưỡng Tự-tính Atman của mình nữa ; giải-
thoát khỏi cả vui buồn, sướng khổ, y không
sống cũng không chết .

84/_ Giải-phóng khỏi tất cả hệ-lụy vào


con cái, vượt lên trên tất cả dục-cầu, sự-vật thế-
gian này cũng như tất cả lo âu về thân-thể,
người Hiền sáng chiếu .

85/_ Hạnh-phúc luôn luôn hiện tại cho


người Hiền, thừa nhận cái gì đến với y, tự-do
vận-động trong thế-gian, ngủ bất cứ đâu có
mặt-trời lặn trên đầu .

86/_ Thân-thể đến hay đi, người Hiền


không vì nó mà buồn phiền. Y đã quên tất cả
sự-vật thế-gian, vì đã thấy an-ổn tại chính
mình .

87/_ Sung sướng một mình tự-động,


người Hiền không mong đợi gì về tương-lai,
99
ASTAVAKRA

mà những vận-động thì tự-do vượt trên lưỡng-


tính đối-đãi, mà những nghi-hoặc đã tan biến
và không còn .

88/_ Người Hiền mà danh-từ " của mình


" không có ý-nghĩa nữa, giữ thái-độ bình-đẳng
bất-động-tâm đối với cục đất sét, cục đá hay
cục vàng. Ở y không còn đam mê hay là hôn-
mê, y chói sáng .

89/_ Cái chi có thể sánh với người


không còn cảm thấy ràng buộc vào vật gì, mà
tinh-thần thì hoàn-toàn tự-do và bình-an tuyệt-
đối .

90/_ Biết như không biết, nhìn như


không nhìn, nói như không nói. Ai có thể là
người ấy, trừ-phi người đã giải-thoát hết tất cả
dục-cầu .

91/_ Người nào thoát hết dục-vọng, và ở


mình tất cả khuynh-hướng hoặc thiện hoặc ác

100
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

đều đã được chế-ngự khắc-phục, chỉ người ấy


mới ngự-trị tối-cao .

92/_ Đâu là tự-do, đâu là nơi tàng ẩn,


đâu là bảo-chứng chân-lý đối với đạo-sĩ Yoga,
người đã trở thành nhập-thể hiện-thân của một
sự thành-thật không chối cãi và đã đạt tới đích
của mình ?

93/_ Bằng danh-từ gì người ta có thể


mô-tả và mô-tả cho ai sự thỏa-mãn thấy tại bản
thân mình, người đã thoát hết tất cả dục-vọng
và tất cả lo âu ở mình đã biến mất ?

94/_ Tuy ngủ cực say, người Hiền không


ngủ hẳn ; tuy mộng không mộng hẳn ; tuy thức
tỉnh mà không thức tỉnh. Y sung sướng bất cứ
ở trong trạng-thái nào .

95/_ Người có được cái Biết chân-tri,


tuy tư-duy mà sự thực không tư-duy. Tuy có
biết bằng phương-tiện giác-quan mà hình như y
không có quan-năng cảm-giác. Tuy có một trí-
101
ASTAVAKRA

tuệ, y làm như không có và tuy có ở mình lòng


tri-kỷ mà thực ra y không có chút nào .

96/_ Người ấy chẳng sung sướng, chẳng


đau khổ, chẳng hệ-lụy, chẳng giải-thoát khỏi
hệ-lụy ; y không khát vọng được giải-thoát. Y
không là cái này hay là cái kia .

97/_ Người ấy không bị xáo-trộn trong


sự náo-động ; y không thiền-định trong khi
ngồi thiền. Y không bao giờ quyện, tuy bề
ngoài có vẻ như thế, y không chút bác-học tuy
có vẻ như nhà bác-học .

98/_ Người đã giải-thoát tồn-tại trong


bản-tính mình và lấy cái gì đến với mình. Y đã
được giải-thoát khỏi tất cả cái gì phải được làm
hay là đã làm rồi. Y bình-tĩnh trong bất cứ
điều-kiện nào, và đã thoát khỏi dục-cầu, y
không còn nhớ cái gì đã làm hay là chưa làm .

99/_ Được tôn kính, y không cảm thấy


sung sướng, bị khinh bỉ y không cảm thấy giận.
102
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

Y không động tâm về tư-tưởng của cái chết và


không tiếp-nhận vui mừng viễn-tượng sống
lâu .

100/_ Người mà tinh-thần đã thấy


an-bình thì không cầu tìm vào xã-hội hay nơi
hẻo-lánh suối rừng, Y sống sung sướng bất cứ
ở đâu và trong bất cứ điều kiện nào .

" Ta ví ở đâu vui thú đấy,


Người xưa ẩn-cả , lọ lâm tuyền ."
_ ( Nguyễn-Trãi )

*****
*

103
ASTAVAKRA

- XIX -

Đệ-tử nói :
1/_ Với những cái kìm của sự giác-ngộ
Chân-lý, tôi đã dứt khỏi thâm tâm tôi cái gai
của những tư-tưởng mâu-thuẫn đối-đãi .

2/_ Đâu là đạo-đức, thích-thú, vinh-


quang, biện biệt ; đâu là đồng-nhất-tính và đa-
thù-tính, đối với tôi, thường trụ tại chính sự
quang-vinh của mình ?

3/_ Đâu là quá-khứ, vị-lai, hiện-tại,


không-gian hay là bất cứ cái gì đối với tôi,
vĩnh-viễn thường tại chính sự vinh-quang của
mình?

4/_ Đâu là Tự-tính Atman hay phi Tự-


tính Atman, đâu là thiện, ác, đâu là những lo âu
về chúng, đâu là không lo âu ấy, đồi với tôi,
thường trụ tại chính cái vinh-quang của mình ?

104
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

5/_ Đâu là mộng, ngủ không mộng và


trạng-thái thức ; đâu là trạng-thái thứ bốn vượt
cả ba trạng-thái trên ; đâu là sự sợ-hãi, đối với
tôi, thường trụ tại chính trong vinh-quang của
mình ?

6/_ Đâu là xa cách và gần gũi ; đâu là


trong và ngoài, thô hay tinh, đối với tôi, thường
trụ tại trong vinh-quang của mình ?

7/_ Đâu là chết và sống ; thế-gian và


hệ-lụy vào thế-gian ; đâu là sự tan biến của
hữu-hình với sự tập-trung tư-tưởng, đối với tôi,
thưòng trụ tại vinh-quang của mình ?

8/_ Vậy, thôi đi, tất cả câu chuyện liên-


quan đến ba mục-tiêu của đời sống (đạo-đức,
thích-thú và thâu được ).

_ ( Thôi đi những chuyện Đạo-dẫn


Yoga hay là hiền-trí, đối với tôi, đã thấy
sự an nghỉ tại chính mình tôi . )
***
105
ASTAVAKRA

- XX -

Đệ-tử nói :
1/_ Đâu là những yếu-tố của thân-thể,
những cơ-quan cảm-giác hay tinh-thần ; đâu là
không-hư và dầy-đặc ; đâu là dục-vọng, ở nơi
tôi, không chút nhiễm-ố ?

2/_ Đâu là những Thánh kinh thiêng-


liêng ( Shastras ), cái Biết về Tự-tính Atman.
Đâu là cả đến tinh-thần giải-phóng khỏi tư-
tưởng quan-hệ đến đối-tượng của giác-quan, sự
thỏa-mãn hay hết dục-vọng, đối với tôi, đã mất
hết tất cả ý-tưởng về lưỡng-tính ?

3/_ Đâu là minh-tri và vô-minh,


" Ngã " và của " mình " ; đâu là cái này và cái
kia, giải-thoát hay nô-lệ, đối với tôi, là trí-tuệ
tối cao ?

4/_ Đâu là những hành-vi quá-khứ


( Nghiệp _ Karma ) đem đến hiện thân ngày
nay và sinh ra hậu-quả bây giờ ; đâu là giải-
106
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

phóng tại đời này hay giải-phóng như thoát


xác, đối với tôi, không còn thuộc-tính nữa ?

5/_ Đâu là kẻ chủ-động, người thụ-


nhận hậu-quả của hành-động ; đâu là sự nẩy
sinh thình-lình các tư-tưởng hay động-tác ; đâu
là kết-quả cụ-thể của tri-thức, đối với tôi, người
giải-thoát rồi ?

6/_ Đâu là thế-gian hay là một ai khát-


vọng giải-thoát ; đâu là Đạo-sĩ hay là nhà Hiền-
triết, hay một người nào bị nô-lệ hay được giải-
phóng, đối với tôi, thường trụ tại chính bản-
tính mình và không có hai ?

7/_ Đâu là sáng-tạo hay tan biến, mục-


đích để đạt hay phương-tiện để tiến tới ; đâu là
kẻ nỗ-lực đạt tới một mục-tiêu hay là tiến tới,
đối với tôi, thường trụ tại chính bản-tính mình,
vượt khỏi tất cả ý-tưởng lưỡng-tính ?

8/_ Đâu là người biết công cụ của tri-


thức hay là quan-niệm tồn-tại của một đối
107
ASTAVAKRA

tượng như thế ; đâu là " một vật gì " hay là


không có " vật gì ", ở tại tôi, luôn luôn tinh-
khiết ?

9/_ Đâu là đãng-trí hay chú ý, trí-thức


hay là ngu-đần, thích-thú hay là đau phiền, ở
nơi tôi, luôn luôn không động, vô vi ?

10/_ Đâu là những việc đời ; đâu là điều-


kiện của tri-thức tâm-linh ; đâu là hạnh-phúc
với đau khổ, ở tôi, luôn luôn bên trên tư-tưởng
?

11/_ Đâu là ảo-hóa, là thế-giới, âu-yếm


hay không âu-yếm ; đâu là cái " Ngã " nhập-
thể hay là cái Ấy, được biết như là Tự-tính
Brahman, nơi tôi, cái luôn luôn thuần tinh ?

12/_ Đâu là hoạt-động, tĩnh-chỉ, giải-


phóng, hệ-lụy, đối với tôi, luôn luôn bất biến
đổi, bất phân-hóa, thường trụ tại chính tự-thân?

108
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

13/_ Đâu là giáo-dục, kinh-điển


( Shastras ), đệ-tử, sư-phụ hay là bất cứ đối-
tượng khảo-cứu nào, đối với tôi, luôn luôn
sung sướng, luôn luôn không bị giới-hạn ?

14/_ _ Đâu là cái Ấy tồn-tại và cái Ấy


không tồn tại, cái là nhất tính cái là hai ? Có
cần chi phải nhiều lời nữa, không có gì nẩy
sinh ở nơi tôi cả .

%%%%%%%%%%%

109

You might also like