Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Gợi ý lại câu hỏi kiểm tra:

Bối cảnh xh VN:


- Pháp XL, VN: cần ĐLDT, các nhà yêu nước đưa ra những ĐL nào để GPDT?
- Các phong trào YN đi theo những ĐL đó kết quả như thế nào?
- Từ đó chỉ ra nguyên nhân: chế độ PK và TBCN không phù hợp với VN. - - CMVN phải có ĐL
mới.
Bối cảnh quốc tế và vai trò của NAQ:
- NAQ đi qua các nước TB và đã kết luận gì?
- Sự kiện CMTM ảnh hưởng như thế nào đến NAQ?
- 1920 sự kiện nào đánh dấu NAQ đã tìm được con đường cứu nước?
- 1930 sự kiện gì...?
- Đcs VN ra đời lãnh đạo CM với đường lối mới là... kết quả có những thắng lợi nào?
- Kết luận....

- Bối cảnh xã hội Việt Nam


+ Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và từng bước thiết lập bộ máy thống trị,
biến nước ta từ một quốc gia phong kiến thành “một xứ thuộc địa, dân ta là vong quốc nô,
Tổ quốc ta bị giày xéo dưới gót sắt của kẻ thù hung ác”.
+ Về chính trị, thực dân Pháp thi hành chính sách cai trị thực dân, tước bỏ quyền lực của
chính quyền phong kiến nhà Nguyễn, chúng đàn áp đẫm máu các phong trào và hành động
yêu nước của người Việt Nam, mọi quyền tự do bị cấm.
+ Về kinh tế, thực dân Pháp cấu kết với giai cấp địa chủ để thực hiện chính sách bóc lột tàn
bạo, cướp đoạt ruộng đất; vơ vét tài nguyên, đặt ra thuế khóa nặng nề, vô lý. Làm kinh tế
nước ta rơi vào khủng hoảng.
+ Về văn hóa, chúng tiến hành chính sách ngu dân, ngăn cản ảnh hưởng của văn hóa tiến
bộ trên thế giới, khuyến khích văn hóa độc hại, xuyên tạc lịch sử, giá trị văn hóa Việt Nam
và dung túng, duy trì các hủ tục lạc hậu.
+ Nhà Nguyễn từng nước khuất phục, lệ thuộc
* Sự phân hóa giai cấp và mâu thuẫn xã hội Việt Nam diễn ra ngày càng gay gắt. Điều mà
nhân dân Việt Nam cần nhất là phải đấu tranh giành độc lập dân tộc và tìm kiếm một chế độ
xã hội tốt hơn thay thế chế độ phong kiến.
- Để giành lại được Độc lập dân tộc, phải dựa vào những giải pháp, lý luận, học
thuyết, đề ra đường lối đấu tranh. Đường lối này có nghĩa rằng phải chúng ta phải làm
sao, làm như thế nào?
Trong hoàn cảnh này các phong trào yêu nước bùng nổ khắp cả nước. về cơ bản
chúng theo 2 đường lối sau:

+ Đường lối cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến. (Đánh Pháp - ĐLDT - Hồi phục
phong kiến)

● Phong trào Cần Vương (1885 - 1895): lấy hệ tư tưởng phong kiến - nho giáo
làm nền tảng tư tưởng, nhằm đấu tranh lật đổ sự thống trị của thực dân Pháp rồi
quay trở lại củng cố chế độ phong kiến.
● Ba Đình (1881 - 1887) - Phạm Bành, Đinh Công Tráng
● Bãi Sậy (1883 - 1892) - Nguyễn Thiện Thuật
● Hương Khê (1885 - 1895) - Phan Đình Phùng
● Cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo (1884- 1913).
● Hà Thành đầu độc
=> Đường lối cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến là sai. Vì chế độ PK ở Việt
Nam đáng ra phải bị phủ định mà chúng ta lại khẳng định.
+ Đường lối cứu nước theo hệ tư tưởng tư sản. (Đánh Pháp - ĐLDT - Xóa bỏ phong kiến -
Thiết lập TBCN)

● Khởi nghĩa Yên Bái (2/1930): Nguyễn Thái Học lãnh đạo nhưng đã thất bại.
● Phong trào Đông Du (1904- 1908) dựa vào Nhật đánh Pháp của Phan Bội Châu.
● Phong trào Duy tân (1906- 1908) do Phan Châu Trinh khởi xướng

Các phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng tư sản thất bại vì:

+ Giai cấp tư sản lãnh đạo CMTS ở VN chưa đủ chất lượng và số lượng.

+ Trong xã hội phong kiến đã có giai cấp tư sản nhưng chế độ PK ở VN phát
triển ở mức rất thấp so với chế độ PK ở các nước khác, dẫn đến việc giai cấp
tư sản rất nhỏ bé và yếu ớt, không đủ sức lôi kéo các nước mạnh, có sức ảnh
hướng đến giúp đỡ.
+ Ở giai đoạn này, VN muốn hướng đến phát triển CNTB nhưng CNTB bấy giờ lại
bộc lộ rõ bản chất bóc lột. VN là một thuộc địa của CNTB, là một nạn nhân của
sự bóc lột của CNTB, nên người dân không có thiện cảm với CNTB.
Nếu chọn CNTB chính là VN đang thay sự bóc lột này bằng sự bóc lột khác.
Thực tiễn bấy giờ cho thấy phải lập ra một chế độ tốt hơn chế độ CNTB.
=> Vì thế, CMVN phải lựa chọn đường lối khác.
* Sự tác động của bối cảnh quốc tế
- CMT10 Nga (1917) giai cấp vô sản đấu tranh với giai cấp tư sản đã giành được thắng lợi.
Đây là cuộc đấu tranh thắng lợi đầu tiên của giai cấp vô sản.

+ Liên Xô xây dựng CNXH đạt những thành tựu to lớn, CNXH có tính ưu việt, là
chế độ có bản chất tốt đẹp từ lý luận đến thực tiễn. (trong hơn 7 thập kỷ xây dựng
chủ nghĩa xã hội, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa đã đạt thành tựu quan
trọng: Sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất với quy mô và
trình độ hiện đại, đảm bảo ngày càng tốt hơn về vật chất và tinh thần của nhân
dân. Từ một nước Nga nghèo nàn và lạc hậu, sau một thời gian xây dựng đã trở
thành một cường quốc của thế giới, đạt được bước tiến lớn trong nghiên cứu khoa
học, chinh phục vũ trụ, có tiềm lực quân sự và quốc phòng hùng mạnh… tạo điều
kiện cho phong trào giải phóng dân tộc phát triển. Hàng trăm nước đã giành được
độc lập dân tộc góp phần quyết định vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới và
hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.)

+ Giai cấp công nhân đã lớn mạnh giúp cho CMVS thành công, thiết lập CNXH – trở
thành giai cấp thống trị. Điều này đã chứng minh được tính đúng đắn của quan điểm
của Lênin về CNXH.

+ Thắng lợi CMT10 Nga đã ảnh hưởng đến các nước thuộc địa khác, thức tỉnh, cổ vũ
cho phong trào cách mạng thế giới.

- Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản: ủng hộ, giúp đỡ về mặt vật chất, tinh thần: trường
đại học đào tạo cách mạng, Cuba hỗ trợ lực lượng y bác sỹ.

* Vai trò của Nguyễn Tất Thành

- Nguyễn Tất Thành đã đi đến các nước TB phát triển cũng như các nước thuộc
địa. Người đã nhận thức được về hạn chế của CMTS và bản chất CNTB.
- Nguyễn Tất Thành đã kết luận:
+ Nếu chọn con đường CMTS cùng lắm chỉ giải phóng được cách mạng dân tộc,
nhưng nhân dân vẫn bị áp bức.
- Nguyễn Tất Thành đã suy nghĩ về một cuộc cách mạng kiểu mới: độc lập dân tộc
được đảm bảo, người dân không bị áp bức bóc lột, cuộc sống ấm no, tự do, hạnh
phúc.

- Nguyễn Tất Thành đã khẳng định CMT10 Nga:

+ Giống như mặt trời chói lọi, chiếu sáng nhất năm châu, thức tỉnh hàng triệu người
bị áp bức bóc lột trên trái đất.

- 7/1920, Nguyễn Tất Thành đọc được bản sơ thảo sơ thảo luận cương của Lenin về
vấn đề dân tộc và thuộc địa. Con đường của Mác và Lenin đã chỉ ra là CMVS, nhưng
Nguyễn Ái Quốc nhận thấy con đường này không hoàn toàn phù hợp với thực tiễn Việt
Nam, người đã kế thừa từ Mác - Lênnin và sáng tạo ra con đường phù hợp hơn với
nước ta đó là ĐLDT gắn liền CNXH.

- Năm 1930 Người đã sáng lập ĐCSVN – lãnh đạo CMVN

+ Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với đường lối xuyên suốt là
độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đã đem đến cho dân tộc ta sức mạnh
tổng hợp, là nhân tố để cách mạng Việt Nam giành được những thắng lợi vĩ đại,
đó là: “Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đập tan ách thống trị của
thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đưa dân tộc ta
tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do

+ Thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược, mà đỉnh cao là chiến thắng lịch
sử Điện Biên Phủ năm 1954, đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng dân tộc, thống
nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế; thắng lợi của công cuộc đổi
mới, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, tiếp tục đưa đất nước
từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội”.
Kết luận: qua những sự kiện trong lịch sử CMVN từ khi có Đảng lãnh đạo đã đạt được
những thắng lợi vĩ đại, chứng minh con đường ĐLDT gắn liền CNXH là đúng đắn, phù
hợp, là đường lối đáp ứng được mong muốn, nguyện vọng của đa số người dân (đoàn
kết dân tộc và đoàn kết quốc tế).

You might also like