BÀI TẬP LỚN

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

BÀI TẬP LỚN:

1. API là gì?
- Là viết tắt của Application Programming Interface: Interface là giao diện, Application là ứng
dụng, tức là giao diện lập trình ứng dụng. Nói đơn giản, giao diện các bạn nhìn thấy bình thường
là giao diện giữa phần mềm và người dùng còn API là một “ giao diện “ giữa phần mềm với phần
mềm.
- Là chuẩn chung muốn kết nối với nhau thì cần thông qua API.
- API để các phần mềm (hệ diều hành, ứng dụng, các module trong hệ thống doanh nghiệp
vv. ..v) giao tiếp với nhau, thường trả về dưới dạng Json hoặc XML
VD: Trên thế giớ có rất nhiều ngôn ngữ nhưng ví dụ như 1 người Việt muốn nói chuyện với 1
người nước ngoài thì có thể thông qua ngôn ngữ chung thứ 3 là Tiếng Anh.
- Ứng dụng:
+ Trao đổi dữ liệu: Lấy thông tin từ Facebook, Youtube, Google. Không được trực tiếp truy cập
vào database
+ Bảo mật/Tái sử dụng: Tận dụng lại những thứ người khác đã làm. Chỉ cần viết “what” không
cần biết “how”
- API phổ biến: Facebook Graph API, Google Login, Maps, Youtube, Slack API, Linkedlin
2. Restful API là gì?
Vậy ReST là gì: Là phương thức chuyển đổi về một chuẩn nào đó.
Viết tắt của (Representational State Transfer - ReST) là một kiểu kiến trúc được sử dụng trong
việc giao tiếp giữa các máy tính (máy tính các nhân và máy chủ của trang web) trong việc quản
lý các tài nguyên trên Internet.
ReST (Representational State Transfer) là một dạng chuyển đổi cấu trúc dữ liệu, một kiểu kiến
trúc để viết API. Nó sử dụng phương thức HTTP đơn giản để tạo cho giao tiếp giữa các máy. Vì
vậy, thay vì sử dụng một URL cho việc xử lý một số thông tin người dùng, REST gửi một yêu
cầu HTTP như GET, POST, DELETE, PUT, … vv đến một URL để xử lý dữ liệu.
- ReSTful API là một tiêu chuẩn chung trong việc thiết kế API cho các ứng dụng Web (thiết kế
Web Services) để tiện quản lý các resource. Nó chú trọng vào tài nguyên hệ thống (tệp văn bản,
ảnh, âm thanh, video, dữ liệu di động….), bao gồm các trạng thái tài nguyên được định dạng và
được truyền tải qua HTTP.
3. Các phương thức của API (Create, Read, Update, Delete)
- CRUD:
+ Create: Tạo mới -> POST
+ Read: Lấy dữ liệu -> GET
+ Update: Chình sửa -> PUT/PATCH
+ Delete: Xóa -> DELETE
- Đây là phương thức hoạt dộng được gọi là Crub tương ứng với một Create, Read, Update,
Delete ý nghĩa theo thứ tự là: Tạo, đọc, sửa và xóa. Cho đến hiện tại, thì đa số acsc ập trình viên
viết Restful API đều lựa chọn JSON làm format chính thức, tuy nhiên vẫn c òn nhiều người lựa
chọn XML.
4. Status code là gì, các status code chuẩn …
- Status code là một mã gồm 3 chữ số được gửi trả về cho client từ server dùng để mô tả trạng
thái của quá trính server xử lý một yêu cầu (request) cho trước gửi từ client tới server dưới giao
thức HTTP.
Lưu ý rằng tác dụng duy nhất HTTP status code là để thông tin về trạng thái xử lý request của
server.
- 1xx (100 - 199): Information responses / Phản hồi thông tin – Yêu cầu đã được chấp nhận và
quá trính xử lý yêu cầu của bạn đang được tiếp tục.\
- 2xx (200 - 299): Successful reponses / Phản hồi thành công – Yêu cầu của bạn đã được máy
chủ tiếp nhận, hiểu và xử lý thành công.
- 3xx (300 - 399): Redirects / Điều hướng – Phía client cần thực hiện hành động bổ sung để
hoàn tất yêu cầu.
- 4xx (400 - 499): Client errors . Lỗi phía client – Yêu cầu không thể hoàn tất hoặc yêu cầu
chứa cú pháp không chính xác. 4xx sẽ hiện ra khi có lỗi từ phía client do không đưa ra yêu cầu
hợp lệ.

– 5xx (500 – 599): Server errors / Lỗi phía máy chủ – Máy chủ không thể hoàn thành yêu cầu
được cho là hợp lệ. Khi 5xx xảy ra, bạn chỉ có thể đợi để bên hệ thống máy chủ xử lý xong.

- Mục đích của status code: là 1 chuẩn để thống nhất giữa client và server để response tử server
được client hiểu đúng nghĩa (có thể là để debug)
6. API endpoint là gì?
- VD: https://abc.com/foo/bar và lúc này ta gọi ‘/foo/bar’ là Endpoint.
- Endpoint dung để làm gì: Việc tạo ra các Endpoints là cách để Back End và Develper Mobile
hay Front End làm việc với nhau và nâng cao hiệu quả công việc.
7. Mô hình client-server?
Client server là mô hình mạng máy tính gồm có 2 thành phần chính đó là máy khách (client) và
máy chủ (server). Server chính là nơi giúp lưu trữ tài nguyên cũng như cài đặt các chương trình
dịch vụ theo đúng như yêu cầu của client. Ngược lại, Client bao gồm máy tính cũng như các loại
thiết bị điện tử nói chung sẽ tiến hành gửi yêu cầu đến server.
- Nguyên tắc hoạt động:
+ Client: “Sử dụng dịch vụ” tử Server.
+ Server: “Cung cấp dịch vụ” cho Client.
- TCP: Là một giao thức được sử dụng để truyền dữ liệu qua mạng.

8. Thư viện request (dành cho client)


Thư viện requests là một module Python mà bạn có thể gửi tất cả các loại yêu cầu HTTP, dễ sử
dụng và nhiều tính năng(VD: .content, .text, .encoding, .josn(), .headers ……)
- GET(): Lấy dữ liệu về.
- POST(): Đưa dữ liệu đi

You might also like