Chương 4 - PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KHỐI LƯỢNG PDF

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

Chương 4 TC

Mục tiêu
- Trình bày được phương pháp phân tích khối lượng: nguyên tắc, phân loại và các giai
đoạn thực nghiệm trong phương pháp phân tích khối lượng.
- Tính toán được kết quả của phương pháp phân tích khối lượng.

Phương pháp phân tích khối lượng được phát triển mạnh bởi Theodore William Richards
(1868 –1928) cùng với các sinh viên trường đại học Harvard. Theo Forbes, đến năm
1932, trọng lượng nguyên tử của 55 nguyên tố đã được Richards và các sinh viên của
ông nghiên cứu. Ông là nhà khoa học Mỹ đầu tiên nhận giải Nobel hóa học, ông đã nhận
được giải thưởng này "để ghi nhận những xác định chính xác của ông về trọng lượng
nguyên tử của một số lượng lớn các nguyên tố hóa học”. Theo một báo cáo cho biết ông
đã thực hiện 15.000 lần kết tinh lại thulium bromate để thu được nguyên tố thulium tinh
khiết cho phép đo trọng lượng nguyên tử.
1 guyên tắc chung của phương pháp
Phương pháp phân tích khối lượng là phương pháp phân tích định lượng dựa vào kết quả
cân khối lượng của sản phẩm hình thành (dưới dạng nguyên chất hay dạng hợp chất có
thành phần xác định), từ đó xác định được khối lượng của cấu tử cần xác định và hàm lượng
phần trăm của nó.
Do chất phân tích chiếm một tỷ lệ xác định trong sản phẩm đem cân nên dựa vào khối
lượng của sản phẩm đem cân dễ dàng suy ra lượng chất phân tích trong đối tượng phân tích.
Phương pháp được dùng để xác định chất có hàm lượng lớn và trung bình trong mẫu phân
tích.
Ưu điểm của phương pháp: khi lượng chất phân tích đủ lớn thì phương pháp khối lượng
là phương pháp tin cậy và chính xác. Phương pháp này cho phép xác định hầu hết các
nguyên tố gặp trong thiên nhiên.
Nhược điểm của phương pháp: mất nhiều thời gian, nhiều khi không đáp ứng được nhu
cầu kiểm tra nhanh trong nghiên cứu và sản xuất.
2 Các phương pháp phân tích khối lượng
Có thể phân loại phương pháp này theo các cách: phương pháp tách, phương pháp chưng
cất, phương pháp kết tủa. Trong đó, phương pháp kết tủa là phương pháp chính.
2 1 hương pháp tách
Phương pháp này gồm phương pháp điện phân, phương pháp tách/đẩy và phương pháp
xác định trọng lượng tro, trong đó chất cần xác định cơ bản ở dạng đơn chất rồi cân.
hương pháp điện phân: là phương pháp dựa vào việc cân chất cần xác định khối
lượng được thoát ra trên điện cực catot dưới tác dụng của dòng điện.
hương pháp tách (đẩy): là phương pháp xác định khối lượng hay hàm lượng chất được
tách/đẩy ra dạng đơn chất từ hỗn hợp. Ví dụ thu kim loại từ hỗn hợp (dung dịch hay hỗn
hống) bằng phản ứng oxi hóa – khử.
hương pháp xác định trọng lượng tro: hàm lượng tro trong mẫu phân tích được xác
định sau khi mẫu được nung ở nhiệt độ thích hợp đến khối lượng không đổi và cân tro thu
được.
Theo Dược điển Việt Nam V, tro gồm các loại: tro toàn phần, tro không tan trong axit, và
tro sulfat.
2.2. hương pháp chưng cất
Phương pháp chưng cất hay phương pháp bay hơi được áp dụng cho mẫu phân tích có
chứa chất bay hơi hoặc dễ dàng chuyển sang chất bay hơi bằng nhiệt độ hay thuốc thử thích
hợp (phổ biến như H+). Bằng cách cân chất bay hơi (phương pháp trực tiếp) dựa vào sự hấp
thụ hay hấp phụ hay cân khối lượng cắn còn lại (phương pháp gián tiếp). Từ khối lượng cân,
có thể xác định được hàm lượng thành phần cần nghiên cứu.
2 3 hương pháp kết tủa
Trong phương pháp kết tủa, mẫu được hòa tan thành dung dịch, sau đó sử dụng phản ứng
kết tủa để tách chất nghiên cứu ra khỏi dung dịch, thu lấy kết tủa, lọc, rửa, đem nung đến
khối lượng không đổi rồi cân kết quả.

Hình ... Các giai đoạn của phương pháp kết tủa

Ví dụ 1: Một mẫu tẩy rửa chứa phosphat có khối lượng m0 = 0,3516 g được đun nóng
đến đỏ. Sau đó, tiếp tục cho tác dụng với HCl (để chuyển P thành H 3PO4), ion PO43- tạo
thành phản ứng với Mg2+và NH4OH để cho kết tủa MgNH4PO4.6H2O. Tủa này sau khi lọc,
rửa và nung chuyển dạng thành cân là Mg2P2O7 có khối lượng cân m = 0,2161 g. Hãy tính
khối lượng % của P trong mẫu. (P = 31 g/mol).
Ví dụ 2: Chế hóa 0,75 g thuốc trừ sâu DDT (C14H9Cl5) với HNO3 bốc khói và làm kết tủa
clo dưới dạng AgCl, lọc sấy, cân được 0,239 g AgCl. Tính hàm lượng phần trăm DDT có
trong thuốc trừ sâu.
Từ hai ví dụ trên, nhận thấy quá trình nung “dạng kết tủa” (MgNH4PO4.6H2O) có thể tạo
ra chất khác (“dạng cân” - Mg2P2O7) hoặc không thay đổi (AgCl). Dạng kết tủa là dạng tạo
thành từ chất phân tích kết tủa với thuốc thử. Dạng cân là dạng thu được (chất khác) khi sấy
hoặc nung dạng kết tủa.
Trong 7 giai đoạn của phương pháp, giai đoạn nào cũng “tiềm ẩn” gây sai số đến kết quả
phân tích. Để hạn chế các sai số này, cần chú ý các yêu cầu sau:
2 3 1 Xác định lượng mẫu
Nếu lượng mẫu chất phân tích ban đầu lớn sẽ tiêu tốn nhiều thuốc thử, các bước tiến
hành sẽ “nặng” hơn. Nhưng lượng cân nhỏ quá sẽ gây sai số lớn.
Vì vậy, theo Tanan-aep, lượng mẫu được lấy sao cho lượng cân kết quả phân tích vào
khoảng 0,01 đương lượng gam đối với kết tủa là tinh thể và 0,005 đương lượng gam đối với
kết tủa là vô định hình.
Ví dụ tóm tắt quá trình dưới dạng: a A (chất phân tích ban đầu) → ... → b B (dạng cân).
Trong đó:
+ Đối với kết tủa dạng tinh thể, khối lượng mẫu cần lấy:
m = 0,5.a.MA/(b.MB)
+ Đối với dạng kết tủa vô định hình, khối lượng mẫu cần lấy:
m = 0,1.a.MA/(b.MB)
2 3 2 òa tan mẫu và lựa chọn thuốc thử
Trước khi chất phân tích được kết tủa để tách ra khỏi hỗn hợp, mẫu được hòa tan trong
dung môi thích hợp, có thể kết hợp nhiệt độ hoặc siêu âm, hoặc môi trường (như thêm H+).
Thuốc thử tạo tủa với ion cần phân tích gồm thuốc thử tạo tủa vô cơ và hữu cơ. Yêu cầu
thuốc thử:
- Cần chọn thuốc thử dễ bay hơi hoặc dễ phân hủy trong quá trình nung sấy.
- Thuốc thử càng có độ chọn lọc cao càng tốt.
- Thường lượng thuốc thử được dùng dư gấp 1,5 lần lượng cần thiết tính theo phương
trình phản ứng.
2 3 3 Sự kết tủa
Sản phẩm lý tưởng của phương pháp kết tủa là ion phân tích kết tủa hoàn toàn, không bị
hao hụt trong quá trình lọc, rửa tủa và chất thu được tinh khiết.
Yêu cầu dạng tủa và dạng cân:
- Dạng tủa phải có độ tan nhỏ để kết tủa được hoàn toàn, có tích số tan thấp: nhỏ hơn 10 -
8
mới sử dụng được. Chọn các điều kiện kết tủa: pH, nồng độ, nhiệt độ… tối ưu.
- Kết tủa thu được phải tinh khiết, hạn chế hiện tượng cộng kết. Trong quá trình kết tủa
thường kèm theo chất khác trong dung dịch do sự cộng kết:
Các dạng
Khái niệm Cách hạn chế
cộng kết
Tạo tinh thể lớn.
Các cấu tử bẩn bám lên bề mặt
Hấp phụ Rửa tủa giải hấp phụ, (nước nóng).
của tủa.
Dung dịch nóng, thêm chất điện ly.
Kết tủa chậm: thuốc thử loãng (tủa
tinh thể), thêm vào chậm, khuấy.
Hấp lưu Giữ cấu tử bẩn vào bên trong tủa.
Nhiệt độ cao.
Hòa tan và kết tinh lại.
Các ion tạp kết tủa vào các tinh
Nội hấp thể lưới của tủa tạo thành tinh thể Chọn thuốc thử phù hợp hơn
hỗn hợp.

- Dạng kết tủa dễ lọc, rửa. Tinh thể hạt to để khỏi lấp lỗ giấy lọc, và dễ lọc, rửa để có thể
tách ra khỏi dung dịch một cách nhanh chóng và thuận lợi nhất.
- Dạng cân phải có công thức xác định, có thành phần không đổi từ khi sấy xong đến khi
cân, không hút ẩm.
- Hàm lượng của chất cần phân tích trong dạng cân càng thấp càng tốt.
2 3 4 ọc
Lọc là kỹ thuật tách tủa ra khỏi dung dịch. Giai đoạn này dễ làm mất bớt kết tủa. Vì vậy
cần chọn giấy lọc hay phễu lọc thích hợp. Nên sử dụng giấy lọc không tro, chọn độ mịn và
độ dày tùy theo kích thước của các hạt kết tủa.
2 3 5 Rửa tủa
Rửa tủa là giai đoạn nhằm loại các chất bẩn bám trên bề mặt của kết tủa. Tuy nhiên, kỹ
thuật này có thể rửa trôi phần nào kết tủa. Do đó, cần chọn thành phần nước rửa tủa phù hợp
như: rửa bằng dung dịch thuốc kết tủa, rửa bằng dung dịch chất điện ly, rửa bằng chất ngăn
được kết tủa khỏi thủy phân, rửa bằng nước tùy thuộc vào bản chất kết tủa.
2 3 6 Sấy
Sấy được tiến hành sau khi tủa được lọc và rửa sạch để loại dung môi và các chất bay
hơi. Tùy thuộc vào chất kết tủa, dạng cân, nhiệt độ được cài đặt thích hợp. Trong trường hợp
loại nước và các chất bẩn dễ bay hơi, nhiệt độ được đặt 110 0C, đến thời gian khối lượng
dạng cân không đổi.
2.3.7. Cân
Trước khi cân, mẫu từ tủ sấy (nhiệt độ cao) cần đặt trong bình hút ẩm. Sử dụng cân phân
tích 0,1 mg (4 số) hoặc 0,01 mg (5 số).

3 Tính kết quả


Ví dụ : Một mẫu tẩy rửa chứa phosphat có khối lượng m0 = 0,3516 g được đun nóng đến
đỏ. Sau đó, tiếp tục cho tác dụng với HCl (để chuyển P thành H3PO4), ion PO43- tạo thành
phản ứng với Mg2+và NH4OH để cho kết tủa MgNH4PO4.6H2O. Tủa này sau khi lọc, rửa và
nung chuyển dạng thành cân là Mg2P2O7 (M = 222,57 g) có khối lượng cân m = 0,2161 g.
Hãy tính hàm lượng % của P trong mẫu (P = 30,974).
Giải:
Tóm tắt: 0,3516 g mẫu chứa P → H3PO4 → MgNH4PO4.6H2O → 0,2161 g Mg2P2O7
Tóm tắt hơn: 0,3516 g mẫu chứa P → ½ Mg2P2O7 (0,2161 g).

Số mol P trong mẫu ban đầu:


nP = 2n(Mg2P2O7) = 2.0,2161/222,57 = 0,00194186 mol.
Hàm lượng % P:
% P = nP.MP.100 %/mmẫu = 0,00194186. 30,974.100 %/0,3516 = 17,1 %.

Có thể tính toán theo thừa số chuyển (hay thừa số khối lượng), tuy nhiên phương pháp
này dài và tính toán nhiều hơn.

You might also like