Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI

1. MẠNG XÃ HỘI

Mạng xã hội (Social networking service) là dịch vụ kết nối các thành viên
cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau
không phân biệt không gian và thời gian, có những tính năng đa dạng như
chat, mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ file, blog và xã luận. MXH làm
thay đổi cách thức các cư dân mạng kết nối với nhau và trở thành một
phần không thể thiếu trong mỗi ngày của hàng trăm triệu người dùng trên
thế giới.

Theo nhà xã hội học Laura Garton, nhà nghiên cứu chiến lược trường đại
học Toronto thì “khi một mạng máy tính kết nối mọi người hoặc các cá
nhân tổ chức lại với nhau thì đó chính là mạng xã hội”

2. INTERNET
Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công
cộng gồm các mạng máy tính liên kết với nhau, truyền thông tin theo kiểu
nối truyền gói dữ liệu (Packet switching) dựa trên một giao thức liên
mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP), bao gồm hàng ngàn mạng máy
tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, các viện nghiên cứu và các trường đại
học, của người dùng cá nhân và các chính phủ trên toàn cầu.

3. TOÀN CẦU HÓA


Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những
ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực,
các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.

4. AN NINH MẠNG
An ninh mạng (cybersecurity), an ninh máy tính (computer security), bảo
mật công nghệ thông tin (IT security) việc bảo vệ các hệ thống dữ liệu
điện tử, mạng lưới, PC, những thiết bị di động và các chương trình khỏi
những cuộc tấn công kỹ thuật số độc hại có chủ đích, hoạt động thông
qua một cơ sở hạ tầng chặt chẽ, được chia thành ba phần chính: bảo mật
công nghệ thông tin, an ninh mạng và an ninh máy tính.

TÓM TẮT LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA INTERNET

1. Vinton Gray Cerf hoặc Vint Cerf ForMemRS ( sinh ngày 23 tháng 6 năm
1943) là một người Mỹ tiên phong về Internet, ông được công nhận là
một trong những "cha đẻ của Internet" - ông chia sẻ danh hiệu này với
người đồng phát minh ra TCP/IP Bob Kahn.

Internet có môi trường thuận lời cho sự phát triển với sự hình thành mạng
xương sống của NSFNET và những mạng vùng khác. Năm 1995,
NSFNET thu lại thành một mạng nghiên cứu còn Internet thì vẫn tiếp tục
trên quá trình phát triển.
Từ đó, các dịch vụ trên Internet phát triển không ngừng và đa dạng,
phong phú đã mở ra cho nhân loại một trang sách vàng son mới: kỷ
nguyên công nghệ số hóa, thương mại điện tử Internet.

2. WWW - World Wide Web:


Năm 1991, Tim Berners Lee ở Trung tâm nghiên cứu nguyên tử châu Âu
(Cern) phát minh ra World Wide Web (WWW) dựa trên một ý tưởng về
siêu văn bản được Ted Nelson đưa ra từ năm 1985. Có thể coi đây là một
cuộc cách mạng Internet vì người ta có thể tìm kiếm, truy cập và tiếp
nhận thông tin một cách dễ dàng.

Năm 1994 - kỉ niệm lần thứ 25 ra đời ARPANET, với sự thống nhất dùng
giao thức TCP/IP, WWW đã trở nên phổ biến thứ 2 chỉ sau FTP. Như
vậy, những hình ảnh, video đầu tiên được truyền đi trên Internet.

Năm 1996, triển lãm Internet World Exposition là triển lãm thế giới đầu
tiên trên mạng Internet, Mạng không dây ngày càng phổ biến.

Tháng 8 năm 1999, cùng với sự liên kết tạo thành liên minh tương thích
Ethernet không dây VECA của sáu công ty gồm Intersil, 3Com, Nokia,
Aironet, Symbol, Lucent , thuật ngữ Wi-Fi đã ra đời, là tên gọi để chỉ
công nghệ kết nối cục bộ không dây đã được chuẩn hóa.
Và cho tới ngày nay
Ngày nay là của IoT (Internet Of Things) - Internet có thể kết nối mọi thứ
lại với nhau chỉ trong thời gian tính bằng tích tắc và giây, đã đem lại
những giá trị thiết thực cho con người trong đời sống nhưng cũng tiềm
ản nhiều nguy cơ, đặt ra cho chúng ta là nên phát triển internet theo
hướng nào để giúp cho cuộc sống con người thuận tiện hơn, an toàn hơn.

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA MẠNG XÃ HỘI

1. MXH xuất hiện lần đầu tiên năm 1995 với sự ra đời của trang Classmate
với mục đích kết nối bạn học, 1977 với sự xuất hiện của SixDegrees -
giao lưu kết bạn dựa theo sở thích.
Vào cuối những năm 1990, hồ sơ người dùng đã trở thành một tính năng
trọng tâm của các trang mạng xã hội, cho phép người dùng tạo danh sách
"bạn bè" và tìm kiếm những người dùng khác có cùng sở thích. Open
Diary - cộng đồng dành cho những người viết nhật ký trực tuyến, đã phát
minh ra hai tính năng quan trọng của các mạng xã hội đối với sự tương
tác của người dùng: nội dung chỉ dành riêng cho bạn bè xem và bình luận
của độc giả

2. Năm 2002, Friendster trở thành một trào lưu mới tại Hoa Kỳ với sự góp
mặt của hàng triệu thành viên mới. Tuy nhiên sự phát triển nóng này
giống như con dao hai lưỡi: mỗi ngày server của Friendster luôn trong
tình trạng quá tải, gây cản trở cho rất nhiều người dùng.

Năm 2004, MySpace ra đời với các tính năng mới lạ như phim ảnh
(embedded video) đã nhanh chóng thu hút hàng chục ngàn thành viên
mới, các thành viên cũ của Friendster cũng dần chuyển qua MySpace.
Chỉ một năm, MySpace đã vượt mặt Google, trở thành MXH đầu tiên có
nhiều lượt xem nhất và được tập đoàn News Corporation mua lại với giá
580 triệu USD.

Năm 2006, sự ra đời của Facebook đã mở ra bước ngoặt mới cho hệ


thống MXH trực tuyến với nền tảng lập trình "Facebook Platform" cho
phép người dùng tạo ra những công cụ (apps) mới cho cá nhân và nhanh
chóng gặt hái được thành công vượt bậc, mang lại hàng trăm tính năng đa
dạng cho Facebook. Theo thời gian, hàng loạt các trang MXH khác nhau
ra đời với nhiều chức năng đa dạng và phong phú, đáp ứng đầy đủ nhu
cầu, mong muốn và thị hiếu cho người dùng (Theo nguồn Wikipedia –
Bách khoa toàn thư mở).

CÁC LOẠI HÌNH MẠNG XÃ HỘI PHỔ BIẾN

1. YAHOO!

Yahoo! Inc. là một tập đoàn đại chúng Hoa Kỳ, với một mạng lưới rộng
lớn và một số dịch vụ khác, trong đó có Yahoo! Mail, Yahoo! Search và
Yahoo! News. Yahoo! được sáng lập bởi hai sinh viên cao học tại trường
Đại học Stanford là David Filo và Jerry Yang vào tháng 1 năm 1994 và
được thành lập vào ngày 02 tháng 03 năm 1995.

Yahoo! là website được nhiều người coi thứ hai tại thời điểm lúc đó chỉ
đứng sau Google, mỗi ngày có 3 tỷ lượt xem (vào tháng 10 năm 2004,
xem thống kê trên Alexa Lưu trữ 2005-12-12 tại Wayback Machine).

Yahoo có một cổng thông tin cung cấp tin tức, thể thao, giải trí mới nhất
cung cấp cho người dùng truy cập vào các dịch vụ Yahoo khác như
Yahoo! Search, Yahoo Mail, Yahoo Maps, Yahoo Finance, Yahoo
Groups và Yahoo Messenger.

Ngày 15 tháng 6 năm 2005, Yahoo!Mail có thêm giao diện tiếng Việt
Tuy nhiên, giao diện tiếng Việt còn thiếu một vài chức năng quan trọng
của giao diện tiếng Anh.

Tháng 6 năm 2017, toàn bộ các thành phần chính của Yahoo bao gồm tìm
kiếm, email và Yahoo Messenger được định giá 4,48 tỷ USD

Khi thỏa thuận với Verizon Communications hoàn tất, Yahoo! chính thức
bị khai tử, đổi tên công ty thành Altaba, trở thành anh em với AOL để tạo
thành liên doanh.

2. FACEBOOK
Facebook là một phương tiện truyền thông xã hội và dịch vụ MXH trực
tuyến thành lập vào năm 2004, được Mark Zuckerberg, cùng với các sinh
viên Đại học Harvard và bạn cùng phòng sáng lập, là một trong những
công ty công nghệ Big Four cùng với Amazon, Apple và Google.

Thay vì trước người sáng lập chỉ giới hạn tư cách thành viên cho sinh
viên đại học Havard, và một số các đại học khác và mở rộng đến học sinh
trung học thì đến năm 2006, người dùng đủ 13 tuổi đã được phép đăng ký
tài khoản Facebook (phụ thuộc vào luật pháp các vùng)

Chúng ta có thể sử dụng MXH từ các thiết bị có kết nối Internet, như PC,
Tablet và Smart phone. Khi đăng ký hoàn tất, chúng ta có thể tạo một hồ
sơ tùy chỉnh tiết lộ thông tin về bản thân, đăng tải văn bản, ảnh và đa
phương tiện được chia sẻ với bất kỳ người dùng nào khác là bạn bè hoặc
với các cài đặt bảo mật khác một cách công khai. Ngoài ra còn có nền
tảng Facebook Messenger cho phép người dùng nhắn tin, tham gia vào
các cuộc hội thoại, các page, các trang mà họ theo dõi.

Facebook yêu cầu tên thành viên và hình ảnh (nếu có) để mọi người có
thể đăng nhập. Người dùng có thể kiểm soát những ai nhìn thấy các thông
tin mà họ đã chia sẻ, cũng như những người có thể tìm thấy thông tin của
họ trong tìm kiếm, thông qua các thiết lập bảo mật của họ.

Facebook cho phép người dùng tải lên không giới hạn số hình ảnh với
ứng dụng Hình ảnh (Photos) -nơi thành viên có thể đănh tải các album
hình ảnh

Để giảm bớt những lo ngại và bất an của người dùng về sự riêng tư,
Facebook cho phép các thành viên lựa chọn cài đặt bảo mật cá nhân và
lựa chọn những đối tượng có thể xem chi tiết tiểu sử của họ.
Ngày 6 tháng 9 năm 2006, tính năng News Feed xuất hiện trên trang chủ
của người dùng và làm nổi bật thông tin bao gồm cả thay đổi hồ sơ, các
sự kiện sắp tới, và ngày sinh nhật của bạn bè của thành viên đó.

3. TWITTER
Twitter là một MXH trực tuyến miễn phí cho phép các thành viên đọc,
nhắn và truy cập những mẩu tin nhỏ gọi là tweets - một dạng tiểu blog,
được giới hạn tối đa 280 ký tự được lan truyền nhanh chóng trong phạm
vi list friend của người nhắn hoặc có thể được trưng rộng rãi cho tất cả
mọi người. Thành lập từ năm 2006, Twitter đã trở thành một hiện tượng
phố biến toàn cầu với những tweet, có thể chỉ là dòng tin vặt cá nhân cho
đến những cập nhật thời sự tại chỗ, kịp thời và nhanh chóng hơn cả
truyền thông chính thống.

Hiện nay Twitter đã hỗ trợ các thành viên đăng các Tweet dưới dạng
đoạn hội thoại, đăng ảnh, video, ảnh động, và tính năng cập nhật khoảnh
khắc.

4. TIKTOK
TikTok là nền tảng video âm nhạc và MXH của Trung Quốc ra mắt vào
năm 2017 bởi Trương Nhất Minh -người sáng lập của ByteDance, được
sử dụng để sáng tạo các video ngắn, hát nhép, khiêu vũ, hài kịch và tài
năng có độ dài từ 3 giây đến 10 phút và các video lặp lại ngắn từ 3 đến 60
giây.

Ứng dụng TikTok dành cho thiết bị di động cho phép người dùng tạo một
đoạn video ngắn thường có nhạc nền, có thể chỉnh sửa tốc độ hoặc điều
chỉnh bằng bộ lọc. Ngoài sử dụng âm thanh nền cơ sở, người dùng có thể
dùng âm thanh của riêng mình.

Ngoài ra ứng dụng còn có tính năng "trực tiếp" dành cho những người
dùng có sức ảnh hưởng - những người có ít nhất 1.000 người theo dõi và
trên 16 tuổi. Những người theo dõi của người dùng có thể gửi "quà tặng"
ảo (có thể quy đổi thành tiền) nếu trên 18 tuổi.
Với việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để phân tích sở thích của người dùng
thông qua tương tác của họ, Tiktok sẽ hiển thị nguồn dung được cá nhân
hóa cho từng người dùng.
Những xu hướng được hiển thị trên trang khám phá của TikTok bắt đầu
bằng # thịnh hành kèm theo các hastag trong ứng dụng.
5. YOUTUBE
YouTube là một nền tảng chia sẻ video trực tuyến của Mỹ, ra mắt vào
tháng 2 năm 2005 bởi ba nhân viên cũ của PayPal - Chad Hurley, Steve
Chen và Jawed Karim, sau đó được Google mua lại vào tháng 11 năm
2006 và hiện hoạt động như một trong những công ty con của Google.
Theo xếp hạng của Alexa Internet YouTube là trang web được truy cập
nhiều thứ hai chỉ sau Google Tìm kiếm.

Người dùng được phép đăng tải, xem, chia sẻ và thêm vào danh sách
phát, báo cáo và nhận xét về video, đăng ký người dùng. Nội dung có sẵn
bao gồm video clip, đoạn chương trình truyền hình, video âm nhạc, phim
tài liệu ngắn và tài liệu, bản ghi âm, đoạn giới thiệu phim và các nội dung
khác như viết blog bằng video, video sáng tạo ngắn và video giáo dục.

YouTube có sự thay đổi chính sách về các trào lưu, trò đùa, thử thách có
thể gây tổn thất nghiêm trọng về mặt thể xác, từ "không khuyến khích"
sang "cấm chính thức" cho các nội dung trên vì chúng được cho dễ gây
hại về mặt cảm xúc của trẻ em vào đầu năm 2019 (như Tide Pod
Challenge - thách thức người chơi uống viên nước giặt của hãng Tide)

Ngoài ra Youtube còn có một loạt các biện pháp được cho là cứng rắn và
đủ tính pháp luật nhằm răn đe những hành vi khiêu dâm, đồi trụy ảnh
hưởng đến lối sống, suy thoái đạo đức, bạo động, thuyết âm mưu, những
ngôn từ súc phạm, kỳ thị, phân biệt và lăng mạ cộng đồng, hạn chế và
cấm phát hành những video, vlog được cho là tiêu cực và không phù hợp,
thực hiện nghiêm chính sách bảo vệ trẻ em, chính sách hợp đối tác với
những nội dung sáng tạo tích cực cho cộng đồng.

6. INSTAGRAM:
Instagram (thường được viết tắt là IG hoặc Insta) là một dịch vụ mạng xã
hội chia sẻ hình ảnh và video của Mỹ được tạo ra bởi Kevin Systrom và
Mike Krieger.

Người dùng được phép tải, có thể được chỉnh sửa bằng các bộ lọc và sắp
xếp theo các thẻ bắt đầu bằng # và gắn thẻ địa lý. Bài đăng được chia sẻ
công khai hoặc với những người theo dõi đã được phê duyệt trước, theo
thẻ và vị trí có thể duyệt nội dung của người dùng khác và xem nội dung
thịnh hành, like ảnh và theo dõi các tài khoàn người dùng khác nhau để
thêm nội dung sáng tạo của họ vào nguồn cung cấp dữ liệu cá nhân.

Người dùng ứng dụng trên 13 tuổi được phép đăng kí tài khoản sử dụng,
nghiêm cấm đăng tải các nội dung có liên quan đến tính chất bạo lực,
khỏa thân và tính khiêu dâm và một số trách nhiệm đối với tài khoản
người dùng, không xác nhận quyền sở hữu của các hình ảnh đăng tải bao
gồm có nội dung, dữ liệu, hình ảnh, video, các đoạn âm thanh, các tác
phẩm nghệ thuật...thông qua ứng dụng này.

7. ZALO
Zalo là ứng dụng nhắn tin nhanh đa nền tảng được phát triển bởi công ty
VNG ở Việt Nam. Ngoài Việt Nam, ứng dụng này còn được sử dụng tại
các quốc gia như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Úc, Đức,
Myanmar và Singapore.

Zalo có những tính năng chính như: Nhắn tin miễn phí, có thể đính kèm
biểu tượng cảm xúc, hình ảnh và video, Ghi âm và gửi tin nhắn thoại.Gọi
điện miễn phí (bao gồm gọi thoại và video call), Chia sẻ và bình luận
trạng thái (nhưng chỉ xem được bình luận của bạn bè chung), Chia sẻ tập
tin và lưu trữ tại mục Truyền file hoặc Cloud của tôi, Kết bạn (tìm trực
tiếp thông qua số điện thoại, liên kết với danh bạ có sẵn trong điện thoại,
quét mã QR trực tiếp hoặc mục Tìm quanh đây), Thanh toán bằng thẻ tín
dụng qua ZaloPay, Có thể truy cập Zalo trên trình duyệt web hoặc sử
dụng bằng phần mềm cài trên máy tính.

Ưu điểm của Zalo đó là nhắn tin ổn định trên mọi hạ tầng như 2G, 2,5G,
3G và wifi. Do đặt máy chủ tại Việt Nam nên tốc độ nhắn tin của Zalo
cũng vượt trội, cũng như tiết kiệm pin hơn so với các phần mềm ngoại.

Và còn nhiều các trang mạng xã hội khác…

ẢNH HƯỞNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN TIẾN TRÌNH


PHÁT TRIỂN CỦA NHÂN LOẠI

Cùng với sự ra đời của NSFNET và Internet, sự xuất hiện của World Wide Web
cùng với hàng loạt các trang mạng xã hội lần lượt ra đời đã mở ra một kỉ
nguyên số hóa, kỉ nguyên thương mại, công nghệ, khoa học và kỹ thuật tác động
mạnh mẽ và có ảnh hưởng sâu rộng đến sự tiến trình phát triển của xã hội.

Thế kỷ 19 đã đánh dấu bước ngoặt căn bản chuyển từ lao động bằng tay sang
lao động bằng máy, chủ nghĩa tư bản mở rộng ra toàn thế giới, mở ra một nền
văn minh công nghiệp, kéo theo những biến đổi lớn mang tính bước ngoặt về
chính trị, văn hóa và xã hội, tiến tới một giai đoạn mới trong lịch sử của văn
minh nhân loại. Hình thức trao đổi thông tin chủ yếu lúc này là thư tay, các văn
bản, sách, báo được làm từ máy in chạy bằng động cơ hơi nước (Những máy in
này có thể in 1.100 tờ mỗi giờ, nhưng mỗi công nhân chỉ có thể sắp được 2.000
chữ mỗi giờ. ) Việc tiếp nhận và tìm kiếm thông tin dữ liệu lúc đó là vô cùng
khó khăn, vất vả và tốn nhiều thời gian, lại khó lưu giữ bởi các điều kiện tự
nhiên như cháy, thiên tai,… làm hỏng các giấy tờ không thể lưu trữ.

Cho đến những năm 60-70 của thế kỉ 20, qua hoạt động của các mạng máy tính
(mà ngày nay chủ yếu là Internet), thư điện tử lần đầu tiên được đưa vào sử
dụng hạn chế. Một bức thư điện tử được gửi vào đầu những năm 1970 trông rất
giống với thư điện tử cơ bản được gửi đi ngày nay. Không thể phủ nhận vai trò
quan trọng của thư điện tử trong việc tạo ra Internet, chuyển đổi từ ARPANET
sang Internet vào đầu những năm 80 của thế kỉ XX đã tạo ra giá trị cốt lõi thực
sự cho các dịch vụ hiện tại.
Có thể thấy, sự xuất hiện của Internet đã thay đổi hoàn toàn một bộ mặt mới cho
xã hội tại thời điểm lúc bấy giờ. Và cho đến tận ngày này, sức ảnh hưởng của nó
cùng với các mạng xã hội đang dần bám rễ vào đời sống thường nhật của con
người, trở thành một phần không thể thiếu, thay đổi thói quen, lối sống, nhận
thức, giá trị đạo đức, lối sống và văn hóa của mỗi người, tới cộng đồng và quốc
gia.
Chúng ta thường nhắc đến sự xuất hiện của Internet và mạng xã hội như một
phương thức để con người có thể mở rộng góc nhìn và ngày càng trở nên cởi
mở hơn. Như Facebook kỳ vọng giúp mọi người trên thế giới có thể kết nối với
nhau, hay Google đảm bảo con người tìm kiếm được gần như mọi thứ họ muốn.
Từ khi có sự xuất hiện của Internet, World Wide Web và MXH, chúng ta không
cần phải mất hàng giờ đồng hồ để lật dở từng trang sách, phải di chuyển hàng
km để đến các nhà sách và tìm tài liệu, chỉ với một cú nháy chuột, chúng ta đã
có thể dễ dàng tìm kiếm được kết quả mình mong muốn, nhiều câu trả lời,
phương thức đa dạng khác nhau cho chúng ta thoải mái lựa chọn không giới
hạn. Chúng ta có thể dễ dàng và tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí
phải bỏ ra trong việc tìm kiếm thông tin.
Nếu như ngày trước, chúng ta quen nhau và kết bạn thì những cuộc gặp gỡ là
không thể thiếu, thì ngày nay, chỉ cần chúng ta nhấn vào mục “Đề xuất bạn bè”,
và “add friend” là chúng ta đã có hàng trăm, hàng nghìn những người bạn mới
cùng chung đam mê, sở thích và suy nghĩ mà không cần phải gặp nhau, không
cần tốn quá nhiều thời gian để tìm hiểu. Những người chung niềm đam mê với
nhau có thể lập nhóm, page để tương tác, bất kể thời gian và không gian, tuổi
tác, già, trẻ, trai, gái đều có thể nói chuyện và giao tiếp qua không gian mạng.
Chúng ta được bày tỏ những ý kiến, quan điểm và suy nghĩ của mình về một
vấn đề trên không gian mạng.
Những lúc mệt mỏi, nghe một bài hát hay chơi game, đọc e-book, chat video,
voice cũng là một trong những phương thức giải tỏa stress hữu hiệu mà được
đông đảo người dùng ưu chuộm.
Ngoài đáp ứng mọi nhu cầu thỏa mãn người dùng như giao lưu, kết bạn, giải trí,
thì MXH còn đáp ứng nhiều khía cạnh khai thác khác của người dùng như học
tập, kinh doanh, quảng cáo, lưu trữ,…. Tùy vào tính chất và mục đích khác
nhau của mỗi người mà chúng ta chọn cho mình một hay vài những trang MXH
để khai thác, liên kết các nền tảng cơ sở và sử dụng chúng một cách hữu hiệu
nhất. Với kho kiến thức dữ liệu khổng lồ của World Wide Web, cùng với sự
phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, cách mạng 5.0 với sự tham gia và
phát triển của trí tuệ nhân tạo A.I đã làm bùng nổ kỉ nguyên số hóa, đưa chúng
ta đến gần hơn với thế giới công nghệ thực tế ảo, chúng ta có thể dễ dàng thiết
lập các trang web tự động về học tập, về kinh doanh, giới thiệu sản phẩm,… với
hàng chục, hàng trăm thậm chí con số có thể lên tới hàng nghìn các dịch vụ
nhằm quảng bá đến mọi người, thu hút hàng trăm, triệu, tỉ lượt truy cập, lượt
xem và chia sẻ, lưu trữ trong thời gian ngắn.
Có thể nói, cho đến ngày nay, việc sử dụng Internet và MXH đã trở thành một
món ăn không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. Kể từ khi đi vào hoạt
động trên toàn cầu vào năm 1995, cho đến nay số người sử dụng Internet đã
tăng lên rất nhiều. Tính đến năm 2010, toàn thế giới có 6,5 tỉ người, và gần 2 tỉ
trong số đó (trong đó có cả chúng ta) được tiếp cận với dịch vụ mạng toàn cầu.
Nói cách khác, gần một phần ba dân số thế giới hiện đang được làm việc, giao
tiếp và giải trí qua Internet.
Bên cạnh đó, trang web ranking nổi tiếng Alexa cũng đã tổng kết lại 10 lần ra
mắt quan trọng nhất của những trang web đã ảnh hưởng không nhỏ đến bản đồ
Internet thế giới trong suốt 2 thập kỷ vừa qua:
1. Google.com: Tháng 9 năm 1997
2. Facebook.com: Tháng 2 năm 2004
3. Youtube.com: Tháng 2 năm 2005
4. Yahoo.com: Tháng 3 năm 1995
5. Live.com: Tháng 11 năm 2005
6. Baidu.com: Tháng 1 năm 2000
7. Wikipedia.org: Tháng 1 năm 2001
8. Blogger.com: Tháng 8 năm 1999
9. QQ.com: Tháng 2 năm 1999
10. Twitter.com: Tháng 7 năm 2006
 Tính theo số liệu khu vực:
Trong vòng 10 năm (2000 – 2010), tỉ lệ người sử dụng Internet, cũng như số
lượng người dùng mạng toàn cầu đã tăng lên với tốc độ chóng mặt ở khắp các
khu vực trên toàn thế giới. Trên hình chúng ta có thể thấy: phần màu hồng trong
mỗi hình tròn là tỉ lệ số lượng người sử dụng Internet so với dân số toàn châu
lục. Hai cột số liệu là số lượng người dùng Internet thống kê được trong năm
2000 và 2010.

Nhưng có thực sự Internet và MXH giúp chúng ta gần gũi với nhau hơn, giúp
cho cộng đồng phát triển tích cực hơn ? Hay rốt cục sự phát triển của Facebook
chỉ giúp những kẻ cực đoan giống nhau tìm được nhau và ngày càng trở nên cực
đoan hơn, và sự ưu việt của Google chỉ giúp những kẻ tin vào thuyết âm mưu
càng tin tưởng hơn vào những thứ vô căn cứ vì có thể tìm thấy mọi bài đăng
củng cố niềm tin của mình?
Trong bối cảnh xã hội phát triển nhanh chóng với những bước nhảy vọt mạnh
mẽ của công nghệ thông tin, cùng với sự hội nhập và giao thoa văn hóa thế giới,
Internet và MXH ngày càng khẳng định vai trò của mình với nhiều những tính
năng độc đáo mang tính đột phá, đáp ứng đầy đủ mọi khía cạnh khai thác của
người dùng. Tuy nhiên không thể tránh khỏi những lỗ hổng và hệ lụy mà nó kéo
theo. Internet và MXH ngày càng hiện đại thì con người lại càng dễ bị phụ
thuộc vào những thông tin thứ yếu, trở nên lười biếng và có những tư duy, suy
nghĩ và lối sống không lành mạnh.
Theo nghiên cứu của các tác giả nước ngoài:
Cùng với sự phát triển của dịch vụ internet, thì các báo cáo lâm sàng về những
trường hợp sử dụng internet quá mức cũng tăng nhanh.
Theo Maressa Orzack - giám đốc Trung tâm nghiên cứu nghiện máy tính tại
Bệnh viện McLean thuộc Đại học Harvard, người nghiện máy tính phải chịu
đựng một vài hình thức lệ thuộc vào mạng internet chiếm khoảng 5-10%.
Năm 1999, David Greenfield (The Center for Internet and Technology
Addiction) trong một cuộc nghiên cứu cho thấy đã có khoảng 5,7% người lạm
dụng Internet quá mức trên 18.000 người . Điều đó chỉ ra rằng có nhiều dịch vụ
trên internet tạo ra khoảng cách, sự sai lệch về thời gian có tác động đến cuộc
sống, đồng thời khẳng định những yếu tố tình dục, trò chơi, đánh bạc và mua
sắm trực tuyến có ảnh hưởng làm thay đổi tâm lí của người dùng.
Một cuộc khảo sát tại Mỹ và châu Âu cũng chỉ ra rằng 1.5% đến 8.2% dân số
đang sử dụng Internet quá đà.
Tại ĐH nam California (Mỹ), nhóm các nhà nghiên cứu về thần kinh do
Antonio Damasio, giám đốc Viện Não và óc sáng tạo vừa thực hiện đề tài ảnh
hưởng của các mạng xã hội tới cảm xúc con người. Trong đó, bà Mary Helen
Immordino-Yang - một trong những nhà nghiên cứu, cho biết họ nhận thấy các
cảm xúc liên quan tới cảm giác về đạo đức phản ứng chậm hơn trước tin tức và
các dòng sự kiện. Có thể nói MXH không giúp chúng ta bắt nhịp với thế giới
hiện đại, chúng ta cần có thời gian để “tiêu hóa” tin tức, cảm xúc và phản ứng
với tin tức, mà các mạng xã hội liên tục cập nhật thông tin. Vì vậy con người dễ
bị trơ lỳ cảm xúc.
Theo Telegraph, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các hoạt động thường
ngày như đọc sách, tiếp xúc với người thân, nói chuyện với bạn bè, là những
hoạt động giúp chúng ta định nghĩa được các giá trị đạo đức thiết thực. Tuy
nhiên, những hoạt động này ngày càng ít đi và đang bị lấn át vì sức hút của
những website cập nhật liên tục một cách chóng mặt các dòng tin ngắn vô hồn.
Đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu, bài viết về
mạng xã hội và giới trẻ trên thế giới gặt hái nhiều thành quả tiêu biểu, nổi bật
như: Nghiên cứu của Sophie Tan-Ehrhardt năm 2013: “Social networks
and
Internet usages by the young generations” (Mạng xã hội và thói quen sử dụng
Internet của thế hệ trẻ). Nghiên cứu này đã chỉ ra sự khác nhau giữa thói quen
và quan điểm của giới trẻ trong việc sử dụng nhiều MXH, Internet với những trẻ
không tiếp xúc nhiều với mạng xã hội, Internet, đồng thời, nghiên cứu cũng
nhấn mạnh, khẳng định về vai trò, sự quan trọng của mạng xã hội và Internet
trong xã hội hiện đại.
Một nghiên cứu khác của Isak Ladegaard với tên gọi “Young and old use
social media for surprisingly different reasons” (Những người trẻ và già sử dụng
truyền thông xã hội với những lý do đáng ngạc nhiên) đã cho thấy mạng xã hội
đã thay đổi thói quen và lối sống của họ như thế nào cũng như xu hướng sử
dụng mạng xã hội trong tương lai như thế nào.
Không ít những cuộc tranh luận xung quanh vấn đề những tác động tích cực và
tiêu cực của MXH đối với thế hệ trẻ, nổi bật như cuộc tranh luận trên trang
web Debate.org với tiêu đề: Is social networking bad for today's generation?
(Có phải mạng xã hội là xấu đối với thế hệ ngày nay?). Đã có rất nhiều ý kiến
tham gia đóng góp và tranh luận, trong đó có 58% đồng ý rằng mạng xã hội
đang có những tác động tiêu cực đến thế hệ trẻ, 42% không đồng ý và họ đưa ra
những bằng chứng chứng minh cho những ưu điểm mà mạng xã hội mang lại.
Với trẻ em, các mạng xã hội đặc biệt có tác dụng tiêu cực, vì trẻ em dễ bị tổn
thương do não bộ đang phát triển, rất nhạy cảm với các dòng tin tức, thế giới và
môi trường xung quanh. Mọi tiến trình nếu như xảy ra quá nhanh, vượt ngoài
tầm kiểm soát, con người sẽ không thể cảm thụ được đầy đủ các cảm xúc mang
tính trạng thái tâm lý hoàn chỉnh.
Jay P. Campisi - tác giả nghiên cứu từ Đại học Regis cho thấy việc sử mạng xã
hội không phải là câu trả lời hoàn hảo để bản thân cảm thấy tốt hơn, cả về cảm
xúc, tinh thần, lẫn thể chất, đôi khi đơn giản là vì thói quen sử dụng thường
xuyên quá mức.
Theo quan điểm của tác giả trong nước:
Luận văn thạc sĩ của sinh viên Bùi Thu Hoài, đã chỉ ra sự ảnh hưởng của mạng
xã hội và đề ra các giải pháp quản lý nhà nước về mạng xã hội để nâng cao hiệu
quả của sử dụng mạng xã hội cho giới trẻ, thanh, thiếu niên.
TS. Lê Minh Công, Phó trưởng khoa, Khoa Tâm lý học, Trường ĐH
KHXH&NV, Đại học Quốc gia TP. HCM, một trong những diễn giả của Hội
thảo đã đưa ra những tiếp cận khái niệm về nghiện Internet, trong đó có hai tiếp
cận được xem xét rộng rãi, dựa trên nền tảng “rối loạn kiểm soát xung lực
(Impulse control disorder) (Young,1996; Block,2008) và tiếp cận dựa trên rối
loạn sử dụng chất (Goldberg (1996; Griffiths,1996,2007), cho rằng nghiện
Internet là sự thiếu khả năng kháng cự một hành động có tính bị cưỡng bức hay
hành vi mà có thể gây hại cho bản thân hay người khác và là một nhóm các rối
loạn về mất kiểm soát hành vi …”
Năm 2015, thanh thiếu niên nghiện Internet ở Đồng Nai có các dấu hiệu nổi bật
như: Sự gia tăng rõ rệt mất kiểm soát, nói dối gia đình, thầy cô về hành vi truy
cập sử dụng Internet và mạng xã hội, có các biểu hiện của hội chứng cai (lo
lắng, buồn chán, mất hứng thú) và ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả học tập,
công việc, không cân bằng hài hòa mối quan hệ trong xã hội.
Phó Giáo sư Bùi Thị Hồng Thái, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
chia sẻ kết quả nghiên cứu “Mạng xã hội với thanh niên Việt Nam – Thực trạng
và Giải pháp (GS.Trần Hữu Luyến chủ nhiệm, thời gian thực hiện: 2012-2015)
cho thấy ở mức cao nhất, sinh viên thường sử dụng MXH với mục đích tương
tác và giải trí trên mạng, sau đó là thể hiện bản thân (bày tỏ những cảm xúc, ý
kiến, chia sẻ khó khăn tâm lý) và ở mức thấp nhất là việc sử dụng MXH nhằm
kinh doanh và trải nghiệm cuộc sống. Những sinh viên này thường chịu nhiều
áp lực về mặt thời gian (thời gian sử dụng MXH ngày càng tăng lên) và gây tác
động xấu tới các hoạt động sống và sinh hoạt (học tập, giao tiếp với bạn bè, sức
khỏe), nhưng không ảnh hưởng tới khả năng làm chủ bản thân đối với việc sử
dụng MXH.
Với kinh nghiệm đào tạo, nghiên cứu và điều trị nghiện chất ở Việt Nam, Bs,
Ths.Vũ Huy Hoàng, Hiệp hội Y học Nghiện Quốc tế (ISAM) đưa ra nhận định:
“Các rối loạn do nghiện chất gây nên biểu hiện như buộc phải sử dụng, thèm
nhớ, thời gian và tần xuất sử dụng ngày càng gia tăng, mong muốn nhưng
không giảm hoặc ngừng sử dụng được, và thậm chí còn sử dụng bất chấp các
hậu quả để mà thuyên giảm các triệu chứng của bệnh nghiện. Đây chính là các
rối loạn có liên quan đến y sinh-tâm lý-xã hội.”( Theo Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp).
Cũng theo dữ liệu mà đài truyền hình Việt Nam – VTV đã đưa tin, đã khẳng
định công nghệ thông tin hỗ trợ cho cuộc sống nhưng lại tác động trực tiếp đến
sức khỏe của con người nếu lạm dụng: 43,1% số người tham gia thử nghiệm
không thể rời xa Facebook trong 6 giờ đồng hồ (cứ 10 người thì có hơn 4 người
vi phạm thử thách). Kết quả nghiên cứu này được chương trình nghiên cứu
Internet và Xã hội, đại học Khoa học xã hội và nhân văn công khai. Nghiên cứu
cũng chỉ ra rằng mạng xã hội ngày càng lấy nhiều thời gian và tác động tiêu cực
đến tâm lí của người dùng, gây nên nhiều các trạng thái tâm lí bất an, cảm thấy
bứt rứt, lạc hậu và thiếu thốn khi không sử dụng mạng xã hội.
Một số dữ liệu thống kê về mức độ sử dụng Internet và MXH ở Việt Nam hiện
nay:
Tính đến cuối năm 2021, Việt Nam có 68,72 triệu người sử dụng Internet,
chiếm 70,3% dân số, theo số liệu từ của Trung tâm Internet Việt Nam. Internet
ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, đặc biệt trong giai đoạn
giãn cách xã hội và xu hướng chuyển đổi số phát triển mạnh.
Về nhu cầu sử dụng:
Theo Cục Viễn thông - Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến giai đoạn cuối
năm 2020 - 10/2021, lượng truy cập và sử dụng Internet tại Việt Nam đã gia
tăng đến hơn 30%. Cũng theo báo báo về thị trường số của We are social, trung
bình mỗi ngày người Việt sử dụng mạng xã hội 2 giờ 28 phút, tương đương với
mức sử dụng trung bình của thế giới.
Sự gia tăng đột ngột này xuất phát từ mức độ và nhu cầu sử dụng của người
dùng trong thời gian “đóng băng” khi không được ra ngoài trong giai đoạn giãn
cách toàn xã hội vì ảnh hưởng của dịch bệnh CoVid–19. Điều đó góp phần
không nhỏ làm tăng mức độ sử dụng Internet và MXH của người dùng, lâu dần
đã hình thành nên thói quen gây nghiện khiến cho người sử dụng không thể
thoát ly được.
Ngoài ra, sự phát triển của các nội dung video, livestream trên các nền tảng
MXH.. cũng là nguyên nhân dẫn đến mức độ lạm dụng và phụ thuộc vào
Internet và MXH tăng cao. Khảo sát trong tháng 5 của Google cho thấy, mỗi
ngày người Việt dành trung bình 70 phút sử dụng nền tảng YouTube, và trong
một tháng có 25 triệu người theo dõi YouTube trên TV nối mạng, cao nhất khu
vực châu Á - Thái Bình Dương.
Covid-19 đã làm thay đổi và xáo trộn thói quen lối sống sinh hoạt thường nhật
của mỗi người, khiến cho chúng ta trong thời gian rảnh rỗi tìm đến nhiều các
hoạt động giải trí, những thú vui, trò tiêu khiển ảo để giảm bớt sự buồn chán,
muốn giải thoát cảm giác cô đơn khi không được tiếp xúc ngoài thế giới thực.
Điều đó vô hình chung đã tạo thành thói quen của mỗi người như một chất gây
nghiện, để rồi khi đại dịch qua đi, chúng ta quay trở về cuộc sống như trước,
nhưng mức độ lạm dụng quá mức và sử dụng thường xuyên các nền tẳng của
mạng xã hội vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm. Điển hình cho nhận định trên
là việc các tiktoker, youtuber, người nổi tiếng … thu hút đông đảo sự chú ý của
giới trẻ nổi lên như nấm sau mưa, với những nội dung sáng tạo không hoàn toàn
là tích cực, gây nhiều tranh cãi, những trào lưu, xu hướng tràn ngập không gian
mạng, xâm chiếm các nền tảng MXH được đông đảo bộ phận giới trẻ đón nhận
và tiếp thu.
Không chỉ thế, vấn đề về an ninh mạng và lỗ hổng bảo mật liên quan đến quyền
riêng tư cá nhân, quyền bảo vệ nhân phẩm và danh dự cũng đang là một trong
những vấn đề được đặt ra cho toàn xã hội ngày nay. Khi mà các nền tảng MXH
mà chúng ta vẫn hay dùng như Youtube và Facebook, Zalo,.. thì đều từng có
những cáo buộc liên quan đến quyền riêng tư và làm lộ thông tin người dùng,
mức độ cao nhất phải kể đến là Facebook với hàng triệu người sử dụng. Không
gian mạng là một thế giới mở, chỉ với một thời gian ngắn, hàng nghìn những lời
bình phẩm, đánh giá, nhận xét được đăng tải về một vấn đề xã hội được dư luận
quan tâm, tồn tại không ít những từ ngữ thiếu văn minh, thẩm mĩ được đăng tải
lên không gian mạng, tạo lên một sức ép không nhỏ, thậm chí còn bôi nhọ danh
dự, nhân phẩm của người khác.
Cùng với đó, trình trạng tin giả tin thật lẫn lộn cũng là một vấn đề đáng báo
động. Trong thời điểm dịch Covid-19 diễn ra vô cùng căng thẳng thì hàng loạt
các thông tin giả không chính thống mạo danh các tổ chức được đăng tải tràn
lan trên mạng xã hội, đã có những vụ việc công an phải tham gia phối hợp điều
tra bắt kẻ giả mạo, án phạt lên tới 15-20 triệu đồng. Mặc dù có tính răn đe
nhưng điều đó cũng không thể ngăn chặn hàng ngày, hàng giờ số lượng tin giả,
câu view câu like xuất hiện trên các nền tảng MXH được, đòi hỏi các cơ quan
chức năng phải tích cực và hoạt động năng suất hơn nữa trong việc phòng chống
và ngăn chặn tin giả trên không gian mạng.
Mạng xã hội mở ra cho người dùng một thế giới mới, đó là “thế giới phẳng”
theo đúng nghĩa khi xóa nhòa được sự hiện hữu của khoảng cách và thời gian,
kết nối năm châu bốn bể lại với nhau chỉ bằng một cú nháy chuột. Khi không có
sự ngăn cản về khoảng cách địa lý, sự giao thoa văn hóa cũng diễn ra một cách
sôi động hơ, nhanh chóng hơn và mạnh mẽ hơn. Văn hóa các vùng miền lãnh
thổ xa xôi được du nhập vào trong nước, được sự hưởng ứng và đón nhận nồng
nhiệt của đại bộ phận giới trẻ, làm thay đổi một phần trong nhận thức và tư duy,
thói quen lối sống bản sắc dân tộc. Khi mà sự giao thoa văn hóa diễn ra quá
mạnh mẽ như vậy, thì vấn đề đặt ra cho việc liệu bản sắc văn hóa dân tộc có bị
xóa nhòa, phôi phai hay không lại là một mối nguy hại đáng lo. Không chỉ thế,
một phần những tư tưởng, lối sống không lành mạnh, mang tư tưởng bạo động,
chống phá cách mạng, lôi kéo, bôi nhọ chính quyền cũng là một vấn đề cấp thiết
ở hiện tại, khi mà đối tượng tấn công của những kẻ xấu có chủ đích phần lớn
nhằm vào giới trẻ, thanh thiếu niên đang trong giai đoạn hình thành tư duy và
nhận thức. Biểu hiện là những biệt hiệu như “Mị châu 4.0” ám chỉ những người
yêu thích ngoại lai mà bênh vực cho các đối tượng thù địch đang ngày càng nổi
lên và xuất hiện ngày càng nhiều.
Theo khảo sát mới đây của Bộ lao động và thương binh xã hội, thì trẻ em đang
sử dụng mạng xã hội ngày càng nhiều, thời gian có thể lên đến 5 – 7 giờ, thậm
chí hơn 10 giờ mỗi ngày. Cũng theo kết quả khảo sát này thì chỉ 36% trẻ em hầu
hết ở độ tuổi từ 16 – 17 tuổi được dạy về việc đảm bảo an toàn trên không gian
mạng.
Trong 07 tháng đầu năm 2022 đã có hơn 700 cuộc gọi đến Tổng đài bảo vệ trẻ
em 111, đều cần tư vấn liên quan các 3 vấn đề lớn như là xâm hai tình dục trẻ
em trên môi trường mạng, tư vấn về cách sử dụng Internet an toàn và tư vấn khi
mà trẻ em bị dụ dỗ, gạ gẫm.
Có thể nói, sự phát triển nhanh chóng như tàu cao tốc của Internet và MXH đem
đến cho chúng ta nhiều những giá trị thiết thực, từ việc phải mất hàng tháng để
di chuyển từ nơi này đến nơi khác, thì trong thời gian tích tắc, chúng ta đã có
thể từ Á sang Âu, chỉ với một chiếc điện thoại thông minh là có thể cập nhật và
nắm bắt tình hình thông tin của toàn thế giới thì bên cạnh đó không thể tránh
khỏi những hệ lụy mà quá trình phát triển này kéo theo, đã và đang ảnh hưởng
đến đại bộ phận cư dân, người dùng trên thế giới, đặc biệt là giới trẻ, những lứa
tuổi mầm non khi được tiếp xúc với công nghệ quá sớm, những thanh thiếu niên
đang trong quá trình phát triển hoàn thiện về tư duy và nhận thức, … thay đổi
về lối suy nghĩ và tư duy, đạo đức lối sống đòi hỏi chúng ta phải đặt ra những
vấn đề cấp thiết để phân tích và giải quyết vấn đề, để chúng ta có thể sử dụng
Internet và MXH một cách hữu hiệu và lành mạnh nhất.

Link tham khảo:


https://baocaothuctap.net/anh-huong-cua-mang-xa-hoi-va-internet-doi-voi-sinh-
vien-dai-hoc/
https://vi.wikipedia.org/wiki/D%E1%BB%8Bch_v%E1%BB%A5_m%E1%BA
%A1ng_x%C3%A3_h%E1%BB%99i
https://vi.wikipedia.org/wiki/Facebook
https://vi.wikipedia.org/wiki/Twitter#
https://vi.wikipedia.org/wiki/YouTube
https://text.xemtailieu.net/tai-lieu/tac-dong-cua-mang-xa-hoi-den-gioi-tre-
327168.html
https://dntech.vn/lich-su-cua-internet-110-26.html

https://genk.vn/toan-canh-tinh-hinh-dan-so-internet-va-toc-do-duong-truyen-
20110403052425905.chn
https://baocaothuctap.net/anh-huong-cua-mang-xa-hoi-va-internet-doi-voi-sinh-
vien-dai-hoc/
https://xemtailieu.net/tai-lieu/luan-van-thac-si-nganh-bao-tri-tac-dong-cua-
mang-xa-hoi-den-gioi-tre-130309.html
https://vnexpress.net/giai-chinh-vinfuture-2022-vinh-danh-nghien-cuu-
cong-nghe-mang-toan-cau-4550454-tong-thuat.html

https://www.slideshare.net/trongthuy3/luan-van-nhan-thuc-va-thai-do-ve-mang-
xa-hoi-cua-hoc-sinh-hay

https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%A1ch#Th%E1%BB%9Di_c%E1%BA
%ADn_hi%E1%BB%87n_%C4%91%E1%BA%A1i

https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C6%B0_%C4%91i%E1%BB%87n_t
%E1%BB%AD
https://ybox.vn/gia-vi/mang-xa-hoi-va-internet-mo-rong-goc-nhin-hay-thuc-
day-su-cuc-doan-5f48735689259f6f4ca430a3

https://vnexpress.net/internet-viet-nam-dang-o-dau-so-voi-the-gioi-
4405005.html
https://www.youtube.com/watch?v=FHCUpCg1mGE
https://www.youtube.com/watch?v=FEL6KTvhJBE
https://www.youtube.com/watch?v=rZWE8dm2EmU

You might also like