Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 26

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

=====000=====

BÁO CÁO TỔNG KẾT


ĐỀ TÀI THAM GIA HỘI THẢO QUỐC GIA

“Xây dựng nền kinh tế số nhằm phát triển bền vững và bao trùm’’

ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ CỦA


CHUYỂN ĐỔI SỐ CHO CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM

Nhóm thực hiện:

Ngô Quang Anh

Ngô Mai Anh

Cao Thùy Anh

Nguyễn Tuấn Thành Cương

Nguyễn Hà My

Hoàng Lê Giang

Hà Nội – 11/2021
ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ CỦA
CHUYỂN ĐỔI SỐ CHO CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM
Nguyễn Hà My 1, Ngô Quang Anh, Ngô Mai Anh, Cao Thùy Anh, Nguyễn Tuấn Thành Cương,
Hoàng Lê Giang
Tóm tắt
Hiện nay, trên thế giới và tại Việt Nam, chuyển đổi số không còn là sự lựa chọn mà đã trở thành xu hướng
tất yếu để các doanh nghiệp có thể thực sự đứng vững trước sự thay đổi không ngừng của thời cuộc, đặc
biệt là trong lĩnh vực ngân hàng. Tuy nhiên, nhóm chúng tôi nhận thấy, hiện nay tại Việt Nam, các ngân
hàng chưa xây dựng mô hình nào để đo lường, đánh giá hiệu quả của việc chuyển đổi số. Vì vậy, nhóm
chúng tôi quyết định thực hiện đề tài “Đề xuất mô hình đo lường hiệu quả của chuyển đổi số cho các
ngân hàng Việt Nam” nhằm cung cấp một mô hình đánh giá hiệu quả của việc chuyển đổi số tại các
ngân hàng.
Phương pháp nghiên cứu chúng tôi sử dụng là phương pháp định tính: Đi sâu nghiên cứu, học tập và cải
thiện một mô hình tại Thái Lan. Từ đó, đánh giá và xem xét tính khả thi, cũng như đề xuất giải pháp cải
thiện, nâng cao chất lượng mô hình, nhằm đưa mô hình này ứng dụng về Việt Nam một cách hiệu quả
nhất.
Sau quá trình nghiên cứu, chúng tôi đi đến kết luận chung nhất rằng: Việc áp dụng mô hình này tại Việt
Nam, nếu như được cải thiện, sửa đổi theo những giải pháp phù hợp, là hoàn toàn khả thi và mang lại
hiệu quả cao.

Abstract
In the modern world, digital transformation has become an inevitable trend for businesses to develop
sustainably, especially in the banking sector. However, in Vietnam, the banks do not have any models to
value the effectiveness of digital transformation. Therefore, our group decided to carry out the project
"Proposing a model to measure the effectiveness of digital transformation for Vietnamese banks". The
research method is qualitative in terms of concentrating on researching and improving the model of
Thailand. So that evaluates and considers the feasibility, propose some solutions to improve the quality of
the model as well. And it will be effective in Vietnamese banks. After the research process, we conclude
that: “The application of this model in Vietnam, if improved and modified according to appropriate
solutions, is entirely feasible and efficient.

Keywords: digital transformation, bank’s profitability, linear regression model


1
Đại học Ngoại thương, 91 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội. Email: k59.2011410062@ftu.edu.vn
MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................................................6


PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................................................8
1. GIỚI THIỆU MÔ HÌNH:........................................................................................................10
1.1. Giả thuyết nghiên cứu:......................................................................................................10
1.1.1. Chuyển đổi kỹ thuật số có tác động tích cực đến lợi nhuận tài chính:.........................10
1.1.2. Chuyển đổi kỹ thuật số có tác động lợi nhuận tài chính thông qua trung gian chi phí
hoạt động:...............................................................................................................................11
1.1.3. Chuyển đổi kỹ thuật số có tác động lợi nhuận tài chính thông qua trung gian tổng
doanh thu:...............................................................................................................................12
1.2. Xây dựng mô hình:............................................................................................................12
1.2.1. Mô hình:........................................................................................................................12
1.2.2. Kết luận bài nghiên cứu gốc:........................................................................................13
2. ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH:...........................................................................................................15
2.1. Chuyển đổi kỹ thuật số ở Thái Lan giúp giảm chi phí vận hành:.................................15
2.2. Chuyển đổi số tác động đến lợi nhuận thông qua doanh thu:.......................................16
2.3. Kiểm định giả thuyết thống kê:........................................................................................18
2.4. Điểm bất cập khi áp dụng mô hình vào Việt Nam:.........................................................19
3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP:...........................................................................................................20
3.1. Giải pháp giúp chuyển đổi số ở Việt Nam nhằm giảm chi phí vận hành:....................20
3.2. Giải pháp giúp chuyển đổi số ở Việt Nam nhằm tăng doanh thu:................................21
3.3. Xây dựng thêm mô hình kiểm định giả thuyết thống kê:...............................................21
3.4. Giải quyết bất cập khi áp dụng mô hình ở Việt Nam:....................................................24
4. KẾT LUẬN:..............................................................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................26
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

AI Trí tuệ nhân tạo

IC Điện toán đám mây ( Icloud Computing )

IoT Internet vạn vật

SEM Tiếp thị trực tuyến

SEO Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm

DT Chuyển đổi số ( Digital Transformation )

FP Khả năng sinh lời ( Financial Profitability )

OC Chi phí vận hành ( Operating Cost )

R Doanh thu ( Revenue )


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1: Thể hiện chi phí hoạt động và lợi nhuận của ngân hàng BIDV 6 quý gần đây............16
Bảng 2. 2: Kết quả hồi quy tuyến tính (Doanh thu và Chuyển đổi số)..........................................17
Bảng 2. 3: Số lượng tài khoản điện tử của ngân hàng BIDV của tỉnh Điện Biên (cuối 2018 -
2020)...............................................................................................................................................18

DANH MỤC HÌNH


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Ngày nay, chắc hẳn chúng ta ai cũng đã từng nghe đến khái niệm “chuyển đổi số” qua các
phương tiện thông tin đại chúng, báo đài, tivi,v.v… Thật vậy, chuyển đổi số không còn là sự lựa
chọn mà đã trở thành xu hướng phát triển tất yếu để các doanh nghiệp có thể thực sự đứng vững
trước sự thay đổi không ngừng của thời cuộc. Và đặc biệt, trước sự phát triển nhanh chóng của
khoa học công nghệ và sự tàn phá, ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19 trong 3 năm trở lại
đây càng khiến các doanh nghiệp ý thức hơn được tầm quan trọng của việc chuyển đổi số.
Chuyển đổi số giúp các doanh nghiệp có thể tìm cho mình một mô hình kinh doanh phù hợp hơn,
linh hoạt hơn, vừa tiết kiệm được chi phí, vừa tối ưu hóa được nguồn lực. Bên cạnh đó, việc áp
dụng các tiến bộ khoa học công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big data), điện toán
đám mây (cloud computing), Internet vạn vật (IoT),v.v...sẽ giúp các doanh nghiệp bắt kịp được
xu hướng của thời đại, có sức mạnh cạnh tranh, phát triển hướng đi riêng và bứt phá trong khi các
doanh nghiệp còn lại vẫn chưa định hình được hướng phù hợp. Bởi vậy, chuyển đổi số đã trở
thành “một chiếc chìa khóa” mở cánh cửa dẫn đến thành công cho tất cả các doanh nghiệp trên
thế giới. 
Các doanh nghiệp Việt Nam ở mọi lĩnh vực cũng không nằm ngoài xu thế đó. Đặc biệt, ở
Việt Nam hiện nay, chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng đang là một vấn đề được quan tâm
hàng đầu. Hầu hết các ngân hàng đều xây dựng cho mình một hệ thống Mobile Banking tích hợp
hệ sinh thái số với nhiều lĩnh vực như: dịch vụ công, y tế, điện lực, viễn thông,..trên ứng dụng di
động của khách hàng, tạo ra nhiều lợi ích hơn cho khách hàng so với việc giao dịch trực tiếp tại
ngân hàng. Có thể kể đến một loạt các ứng dụng ngân hàng số như VCB Digital (Vietcombank),
Smart Banking (BIDV), eBank X (TP Bank), iPay (VietinBank),v.v… thu hút hàng chục triệu
khách hàng số và có xu hướng tiếp tục tăng trong tương lai. Hầu hết ngân hàng Việt Nam đều
thực hiện chuyển đổi số nhưng lại chưa có một mô hình nào để đánh giá, đo lường hiệu quả của
việc chuyển đổi số theo từng giai đoạn cụ thể để từ đó đưa ra những giải pháp hay những hướng
đi mới trong tương lai. Nhận thấy tầm quan trọng và tính cấp thiết trong việc sử dụng một mô
hình đánh giá chất lượng của quá trình chuyển đổi số tại các ngân hàng, nhóm chúng tôi quyết
định thực hiện đề tài “Đề xuất mô hình đo lường hiệu quả của chuyển đổi số cho các ngân
hàng Việt Nam” nhằm cung cấp một mô hình chung dùng để đánh giá hiệu quả của việc chuyển
đổi số của các ngân hàng tại Việt Nam qua từng giai đoạn, từ đó giúp các ngân hàng có thể tiện
lợi hơn trong việc định hướng kế hoạch phát triển việc chuyển đổi số của mình trong tương lai.
Bài nghiên cứu của chúng tôi vận dụng mô hình thể hiện quan hệ giữa việc chuyển đổi số
với việc tạo ra  lợi nhuận tài chính tại các ngân hàng của nhóm nghiên cứu người Thái Lan
(Ranjan Kumar, Maheshwor Shrestha, Yuosre F. Badir) của “Trường Quản lý, Viện công nghệ
Châu Á” (School of Management, Asian Institute of Technology) với đề tài “Digital
transformation of financial institutions and its impact on their profitability’’. Từ đó đề xuất một
mô hình có thể áp dụng trực tiếp vào các ngân hàng Việt Nam trong việc đánh giá hiệu quả của
quá trình chuyển đổi số.

2. Mục tiêu nghiên cứu:


Nghiên cứu nhằm đánh giá mô hình thể hiện quan hệ giữa việc chuyển đổi số với việc tạo
ra lợi nhuận tài chính tại các ngân hàng của nhóm nghiên cứu người Thái Lan và đưa ra giải pháp
khắc phục những điểm yếu của mô hình này; từ đó đề xuất mô hình áp dụng vào các ngân hàng
tại Việt Nam nhằm đánh giá hiệu quả của quá trình chuyển đổi số.

3. Đối tương nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu:


Đối tượng nghiên cứu: 
 Mô hình nghiên cứu của nhóm tác giả tại Thái Lan “Mô hình thể hiện mối quan hệ giữa
chuyển đổi số và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận tài chính”
 Tình hình của các ngân hàng tại Việt Nam

4. Cấu trúc đề tài:


Đề tài của nhóm chúng tôi gồm 3 phần chính:
Chương I: Giới thiệu mô hình
Chương II: Đánh giá mô hình
Chương III: Đề xuất giải pháp
1. GIỚI THIỆU MÔ HÌNH:
Ranjan Kumar1, Maheshwor Shrestha1, Yuosre F. Badir, trường Quản lý, Học viện Công
nghệ Châu Á, Thái Lan, đã đưa ra nghiên cứu tập trung vào việc phân tích dữ liệu của thập kỷ
trước do Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BOT) cung cấp và xem xét việc các ngân hàng áp
dụng công nghệ kỹ thuật số giúp họ tối ưu hóa chi phí hoạt động, doanh thu và lợi nhuận tài
chính như thế nào. Việc phân tích những dữ liệu đó mang lại những hiểu biết sâu sắc hơn, hữu
ích cho các quyết định trong tương lai, tính bền vững của các ngân hàng. Giờ chúng tôi xin giới
thiệu chi tiết về mô hình.

1.1. Giả thuyết nghiên cứu:

Nguồn: Nhóm tác giả Trường Quản lý, Học viện Công nghệ Châu Á, Thái Lan

Hình 1.1: Mô hình thể hiện mối quan hệ giữa chuyển đổi số và các nhân tố ảnh hưởng đến
lợi nhuận tài chính

Trоng bài nghiên cứu, tác giả đã đưа rа giả thiết về tác động của chuyển đổi số kỹ thuật
lên lợi nhuận tài chính. Có tất cả 3 giả thuyết nghiên cứu:

1.1.1. Chuyển đổi kỹ thuật số có tác động tích cực đến lợi nhuận tài chính:

Mithas, S., Tafti, A., Bardhan, I., & Goh, J. M. (2012) cho rằng chuyển đổi số kỹ thuật
giúp các doanh nghiệp tạo ra kênh tiếp thị và bán hàng để cung cấp cho họ thêm dịch vụ tiếp cận
với khách hàng hiện tại và thu hút tập khách hàng mới. Chưa hết công nghệ kỹ thuật số giải quyết
nhiều vấn đề đã được xác định trong quá khứ khi các cơ chế và công cụ quản lý hiệu suất được
triển khai. Công nghệ kỹ thuật số rút ngắn thời gian trễ giữa việc đạt được kết quả và nhận dữ
liệu về kết quả, tăng đáng kể số lượng nguồn dữ liệu. Dо đó, nhóm tác giả chо rằng chuyển đổi số
kỹ thuật sẽ là yếu tố chính tác động đến khả năng sinh lời tài chính của ngân hàng. Thео quаn
điểm củа lý dо này, nhóm tác giả đưа rа giả thuyết.

H1. Chuyển đổi kỹ thuật số có tác động tích cực đến lợi nhuận tài chính.

1.1.2. Chuyển đổi kỹ thuật số có tác động lợi nhuận tài chính thông qua trung gian chi
phí hoạt động:

Nghiên cứu trước đây của nhóm tác giả Ford, CM & Gioia, DA (2000) đã kiểm tra các mô
hình doanh thu được sử dụng bởi các công ty trực tuyến kinh doanh hàng hóa kỹ thuật số. Kết
quả thu được là hàng hóa kỹ thuật số hầu như có chi phí giao dịch thấp, chi phí sản xuất và phân
phối biên bằng không, tiếp thị rẻ và quản lý rẻ hơn. Với IoT và công nghệ tự động hóa được phân
tích bởi dữ liệu thông minh kết hợp cơ sở hạ tầng duy nhất có thể phục vụ nhiều khách hàng đã
giúp chi phí của ngành dịch vụ cũng được kiểm soát, lực lượng lao động được tiết kiệm để sử
dụng cho các mảng công việc khác. Từ đó đưa chi phí vận hành xuống mức không đáng kể mà
trước đây rất tốn kém.

Chi phí hoạt động bao gồm tất cả các khoản chi phi vốn được chi trong quá trình tạo ra
doanh thu. Trên thực tế, Forbes tuyên bố rằng 51% công ty coi việc giảm chi phí là lợi ích chính
của công nghệ trí tuệ nhân tạo. Trước đây khách hàng đến chi nhánh dịch vụ của ngân hàng để
gửi tiền, rút tiền, thanh toán hóa đơn điện nước và vay các khoản vay. Các tổ chức tài chính có sự
hiện diễn lớn các kênh kỹ thuật số đã cho thấy tỷ lệ khách hàng đến các chi nhánh dịch vụ giảm
nhiều do hầu hết các dịch vụ có thể được cung cấp cho khách hàng bằng Ứng dụng di động, Máy
rút tiền tự động (ATM ), ngân hàng trực tuyến kèm theo 1 số dịch vụ khác như boxchat, các ứng
dụng tự phục vụ cho phép nạp tiền điện thoại, thanh toán các hóa đơn điện nước. Kết quả là các
ngân hàng vẫn tiếp cận được các nhóm khách hàng và ngày một tăng lên dù họ bắt đầu đóng cửa
các chi nhánh dịch vụ của họ trong khu vực. Điều đó tác động trực tiếp tới việc giảm chi phí hoạt
động, vì đã cắt giảm được các khoản chi phí khổng lồ như tiền thuê mặt bằng, tiền thuê và đào
tạo nhân sự, phúc lợi nhân viên. Do đó, DT làm giảm chi phí vận hành và do đó, điều này làm
tăng FP.

H2. Chi phí hoạt động làm trung gian cho mối quan hệ giữa chuyển đổi kỹ thuật số và Khả năng
sinh lời tài chính.
1.1.3. Chuyển đổi kỹ thuật số có tác động lợi nhuận tài chính thông qua trung gian tổng
doanh thu:

Sự thay đổi kỹ thuật số đã thách thức các nguồn doanh thu truyền thống nhưng lại mở ra
các con đường cho các hình thức và kênh thu nhập khác nhau với mục đích là thay thế hoặc nâng
cao các dòng doanh thu. Một số dịch vụ mà chuyển đổi số mang lại như tiếp thị kỹ thuật số để
tiếp cận người mua thực tế và thu được doanh thu từ họ, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, tạo
ra giá trị với các đối tác, v.v. Hơn nữa, nhóm tác giả của mô hình đã khẳng định rằng DT tạo điều
kiện tăng trưởng doanh thu bằng cách giới thiệu các đề xuất giá trị mới, các kênh tiếp thị và bán
hàng mới cũng như cải thiện quản lý các tệp khách hàng. Không cần chi tiêu nhiều, các ngân
hàng đang cung cấp nhiều dịch vụ thông qua các kênh kỹ thuật số của họ như đặt vé xem phim,
bán sản phẩm bảo hiểm, thanh toán hóa đơn thẻ tín dụng của bên thứ ba hoặc hóa đơn điện nước.
Đổi lại, các ngân hàng nhận được khoản hoa hồng khổng lồ từ các bên thứ ba đó, cuối cùng sẽ
cộng vào doanh thu của họ. Do đó, nhóm tác giả của mô hình đã đề xuất rằng:

H3. Doanh thu làm trung gian cho mối quan hệ giữa Chuyển đổi kỹ thuật số và Khả năng sinh lời
tài chính; tức là, DT làm tăng doanh thu, và điều này, đến lượt nó, làm tăng FP.

1.2. Xây dựng mô hình:

1.2.1. Mô hình:

Để tính toán và phân tích kết quả đầu ra, nhóm nghiên cứu xin chỉ ra phương pháp mà tác
giả của mô hình sử dụng, phương pháp thống kê, đó là ước tính và xác minh giả thuyết. Do đó,
với mục đích khẳng định mối quan hệ giữa chuyển đổi kỹ thuật số và khả năng sinh lời trong
ngành ngân hàng thương mại với trung gian là doanh thu của ngân hàng và chi phí hoạt động,
nhóm đã sử dụng mô hình hồi quy để chỉ ra mối liên hệ giữa các biến.

Với quan sát, mô hình hồi quy mẫu là một hàm với các giá trị số và vi phân như đạo hàm,
vi phân và trực tiếp phân tích ý nghĩa.

 Mô hình hồi quy tổng thể 1:

Biến phụ thuộc: Doanh thu (R)

Biến độc lập (1 biến): chuyển đổi kỹ thuật số (DT).


Mô hình hồi quy tổng thể: Ri = β0 + β1.DTi + ui trong đó: Biến phụ thuộc:

 β0 là hệ số góc khi tất cả các biến độc lập bằng 0.


 β1 là hệ số hồi quy của biến độc lập DT .
 ui là sai số ngẫu nhiên của quan sát i.
 Mô hình hồi quy tổng thể 2:

Biến phụ thuộc: Chi phí hoạt động (OC)

Biến độc lập (1 biến): chuyển đổi kỹ thuật số (DT)

Mô hình hồi quy tổng thể: OCi = β0 + β1.DTi + ui trong đó: Biến phụ thuộc:

 β0 là hệ số góc khi tất cả các biến độc lập bằng 0.


 β1 là hệ số hồi quy của biến độc lập DT .
 ui là sai số ngẫu nhiên của quan sát i.
 Mô hình hồi quy tổng thể 3: 

Biến phụ thuộc: lợi nhuận tài chính (FP).

Biến độc lập (3 biến): chuyển đổi kỹ thuật số (DT), doanh thu (R) và chi phí hoạt động (OC)

Mô hình hồi quy tổng thể: FPi = β0 + β1 .DTi + β2 .Ri +β3 .OCi + ui trong đó: Biến phụ thuộc:

 β0 là hệ số góc khi tất cả các biến độc lập bằng 0.


 β1 là hệ số hồi quy của biến độc lập DT .
 β2 là hệ số hồi quy của biến độc lập R.
 β3 là hệ số hồi quy của biến độc lập OC.
 ui là sai số ngẫu nhiên của quan sát i.

1.2.2. Kết luận bài nghiên cứu gốc:

Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả của mô hình đã khám phá tác động của DT đối với
FP và nhận thấy rằng nó có ảnh hưởng tích cực đến nó. Hơn nữa, nghiên cứu này xác nhận rằng
DT giúp các ngân hàng giảm chi phí và chi phí hoạt động và mang lại nhiều cơ hội kiếm được
nhiều doanh thu hơn trước đây từ các nguồn thu nhập mới khác nhau và đổi lại, làm tăng tổng
doanh thu. Hơn nữa, chi phí hoạt động thấp hơn và doanh thu cao hơn dẫn đến lợi nhuận tài
chính, điều này được chứng minh bằng thực nghiệm trong nghiên cứu. Điều này đã được thực
nghiệm xác nhận trong lĩnh vực ngân hàng của Thái Lan bằng cách sử dụng dữ liệu thống kê do
BOT cung cấp. 

Đóng góp về mặt lý thuyết của nghiên cứu này là nó đã bổ sung bằng chứng thực nghiệm
bằng cách thiết lập ảnh hưởng tích cực của DT đối với khả năng sinh lời của ngân hàng. Đóng
góp về mặt lý thuyết của nghiên cứu này là nó đã bổ sung bằng chứng thực nghiệm bằng cách
thiết lập ảnh hưởng tích cực của DT đối với khả năng sinh lời của ngân hàng. Hơn nữa, đóng góp
thiết thực của nghiên cứu này là các doanh nghiệp nên tăng tốc độ tăng DT nếu họ muốn cạnh
tranh và bền vững về lâu dài.
2. ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH:

2.1. Chuyển đổi kỹ thuật số ở Thái Lan giúp giảm chi phí vận hành:
Các khảo sát, nghiên cứu được thực hiện ở ngành ngân hàng ở Thái Lan về việc chuyển
đổi ngân hàng sang các kênh mã hóa, online cho thấy: Từ khi e-banking được giới thiệu đến với
người dùng vào năm 2017 thì số lượng người dùng tăng trưởng tính đến 2021 là 6000% cho thấy
việc chuyển đối số ở ngân hàng gần như là tất yếu. Và lý do cho việc này đó là dịch vụ giao dịch
số tiết kiệm được rất nhiều chi phí cơ hội cho người dùng khiến họ có nhiều sự lựa chọn hơn so
với khi phải đi giao dịch trực tiếp.
Và có một sự dịch chuyển đáng chú ý ở 5 ngân hàng được coi là đi đầu trong ngành ngân
hàng ở Thái Lan đó là 20% các trụ sở giao dịch trực tiếp của các ngân hàng đã bị hay nói đúng
hơn là được đóng cửa không phải vì thiếu chi phí vận hành mà là do chúng đã trở nên không cần
thiết đối với hoàn cảnh hiện tại.
Việc chuyển đổi số phát triển nhanh vượt kế hoạch dự tính khiến cho các thủ tục giao dịch
mang tính chất phức tạp như: xin cấp tín dụng, vay thế chấp, chuyển đổi tài khoản,... càng ngày
càng trở nên đơn giản do ngân hàng đã có thể thu thập, trao đổi thông tin qua các kênh dữ liệu.
Hơn nữa, ít cơ sở chi nhánh hơn đồng nghĩa với việc các ngân hàng tiết kiệm được thêm chi phí
vận hành hay còn biết đến với OC (Operating Cost). Điều này đồng nghĩa với việc lợi nhuận thu
được sẽ tăng thêm do ít chi phí khấu hao.
Không những thế, việc đóng cửa các cơ sở giao dịch còn thể hiện tính hiệu quả của chúng
khi số khách hàng  được phục vụ ở các cơ sở còn hoạt động ngày càng tăng đi cùng với chất
lượng càng được cải thiện khiến cho độ hài lòng của người dân với việc chuyển đổi số ở Thái
Lan rất cao.
Việc chuyển đổi ngân hàng số ở Thái Lan bắt đầu chậm hơn so với Việt Nam nhưng
dường như nước bạn đang làm nhanh hơn trong việc thích nghi với môi trường mới khi cắt giảm
được hàng loạt thủ tục, chi phí và cơ sở để có thể tối ưu hóa lợi nhuận và trải nghiệm. Qua nghiên
cứu trên, Việt Nam cũng nên có những động thái mới để phát triển việc chuyển đổi số trở nên dễ
dàng hơn để có thể hội nhập với thế giới.
Bước tiến đầu của Việt Nam và giải pháp giảm thiểu chi phí vận hành trong công cuộc
biến đổi số:
 Dù chuyển đổi số ở các ngân hàng ở Việt Nam đang được chính phủ ưu ái và các doanh
nghiệp quan tâm, vẫn còn một số vấn đề khúc mắc khiến cho trải nghiệm và doanh thu khách
hàng chưa được tối ưu.
 Có thể làm một so sánh nhỏ của ngân hàng BIDV 6 quý gần đây:
Bảng 2. 1: Thể hiện chi phí hoạt động và lợi nhuận của ngân hàng BIDV 6 quý gần đây

Năm Quý Chi phí hoạt động (đồng) Lợi nhuận (đồng)

2020 I 4,910,290,000,000 4,182,655,000,000

II 4,182,440,000,000 4,615,614,000,000

III 4,578,828,000,000 3,995,811,000,000

IV 3,430,347,000,000 5,673,803,000,000

2021 I 4,779,221,000,000 6,907,522,000,000

II 4,736,182,000,000 3,964,674,000,000

Nguồn: Tổng hợp dựa trên báo cáo thường niên của BIDV

Như vậy, chi phí vận hành của BIDV đang chiếm tỷ trọng rất lớn trong doanh thu tổng và
trong đó chi phí cho nhân viên và các cơ sở giao dịch đang chiếm đến hơn 80% vậy nên ta có thể
học tập, áp dụng phương pháp chuyển đổi số này của Thái Lan để có thể giảm thiểu một khoản
khổng lồ trong chi phí vận hành (OC).

2.2. Chuyển đổi số tác động đến lợi nhuận thông qua doanh thu:

Một trong những điểm mạnh của mô hình là chứng minh chuyển đổi số tác động đến lợi
nhuận thông qua doanh thu bằng cách đa dạng hóa nguồn thu, mở rộng nguồn thu truyền thống
và mang lại nguồn thu mới.
Dựa vào tình hình phát triển của các ngân hàng Thái Lan, việc đa dạng hóa nguồn thu,
đẩy mạnh các kênh kỹ thuật số cho dịch vụ ngân hàng đã đem đến những tác động tích cực. 
Các nguồn thu truyền thống được thay thế hoặc mở rộng, các ngân hàng tiến hành giao
dịch thông qua ngân hàng số, thanh toán không dùng tiền mặt. Thanh toán nhanh đã được giới
thiệu ở Thái Lan vào năm 2017, đây là một cách khác để chuyển tiền từ tài khoản này sang tài
khoản khác bằng số điện thoại di động, tạo nên mức tăng trưởng lớn trong việc ứng dụng. 
Bảng 2. 2: Kết quả hồi quy tuyến tính (Doanh thu và Chuyển đổi số)

Hệ số Sai số chuẩn  P-value 

Hằng số 223671.39914 5653.92642 0.00001

Lượng thanh toán điện tử 0.03897 0.01095 0.00102

Nguồn: Nhóm tác giả Trường Quản lý, Học viện Công nghệ Châu Á, Thái Lan

Các hình thức và kênh thu nhập mới xuất hiện, vì cung cấp dịch vụ thông qua kênh kỹ
thuật số hầu như không có chi phí cận biên, thúc đẩy các ngân hàng đổi mới dịch vụ của mình để
gia tăng lợi thế cạnh tranh. Việc sử dụng ngày càng nhiều các kênh kỹ thuật số cho các dịch vụ
ngân hàng đã tác động tích cực đến nền kinh tế của đất nước vì các giao dịch này dễ dàng giải
trình và chịu sự chi phối của hệ thống thuế. 
 Đặt vào tình hình phát triển của Việt Nam, đây là một hướng đi phù hợp. 
 Đa dạng hóa nguồn thu trong lĩnh vực ngân hàng thường kéo theo sự tăng lên của chi phí,
nhưng đồng thời cũng làm gia tăng nguồn thu nhập ngoài lãi, tạo lợi thế cạnh tranh nhờ sự xuất
hiện của dịch vụ số. 
 Việt Nam đã chủ động nghiên cứu, xây dựng hành lang pháp lý để tạo lập hệ sinh thái số
trong lĩnh vực ngân hàng, triển khai các dịch vụ thanh toán dựa trên ứng dụng công nghệ như
hướng dẫn các ngân hàng mở tài khoản thanh toán thông qua xác thực khách hàng bằng phương
thức điện tử (eKYC), ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật thanh toán (mã QR, thẻ chip nội địa...).
 Các ngân hàng ở Việt Nam đang thúc đẩy việc đa dạng hóa nguồn thu, phát triển dịch vụ
ứng dụng trên internet và thiết bị di động và thực hiện giao dịch thông qua ngân hàng số, đạt
được những kết quả tích cực. Công bố kết quả kinh doanh quý 3/2021 của ngân hàng
Techcombank cho biết, trong vòng 9 tháng đầu năm, khối lượng và giá trị giao dịch qua kênh
điện tử của khách hàng cá nhân trong 9 tháng đầu năm 2021 lần lượt đạt 456 triệu giao dịch (tăng
78,1% so với cùng kỳ năm ngoái) và 6,3 triệu tỷ đồng (tăng 91,0% so với cùng kỳ năm ngoái),
góp phần làm doanh thu ngoài lãi tăng trưởng 29,0%, đạt 5,2 nghìn tỷ đồng. Đồng thời, ngân
hàng cũng nâng cao hạ tầng kỹ thuật, để thích nghi với chuyển đổi số, ví dụ chi nhánh BIDV của
tỉnh Điện Biên đang đầu tư để gia tăng số lượng tài khoản Mobile banking. 
Bảng 2. 3: Số lượng tài khoản điện tử của ngân hàng BIDV của tỉnh Điện Biên (cuối 2018 -
2020)

Năm Quý BID Mobile (gồm SMB) lũy kế BIDV Internet Banking lũy kế

2020 4 19,386 22,243

3 17,243 20,018

2 15,569 18,279

1 14,029 16,680

2019 4 12,690 15,289

3 11,184 13,701

2 9,731 12,171

1 8,387 10,753

2018 4 7,311 9,619

Nguồn: Phỏng vấn nhân viên BIDV (2021)

 Tuy nhiên, để đảm bảo tính hiệu quả của việc đa dạng hóa nguồn thu, các ngân hàng cần
phải có chiến lược quản trị rủi ro cụ thể trong giai đoạn hội nhập tài chính sâu rộng như
hiện nay, tránh giảm khả năng sinh lời.

2.3. Kiểm định giả thuyết thống kê:

Câu hỏi nhóm chúng tôi đặt ra: Tại sao lại cần có kiểm định giả thuyết thống kê?
Theo từ điển Oxford, kiểm định giả thuyết thống kê là lý thuyết, phương pháp và thực
hành kiểm tra giả thuyết bằng cách so sánh nó với giả thuyết không. Giả thuyết không (H0) chỉ bị
bác bỏ nếu xác suất của nó giảm xuống dưới mức ý nghĩa xác định trước, trong trường hợp đó giả
thuyết đang được kiểm định (H1) được cho là có mức ý nghĩa đó.
Mục đích của kiểm định giả thuyết thống kê là để xác định xem liệu có đủ bằng chứng
nhằm ủng hộ hay bác bỏ giả thuyết về từng tham số cụ thể trong mô hình. (“Introduction to
Hypothesis Testing”, OPRE 6301)
Nhóm chúng tôi nhận thấy rằng bài nghiên cứu tại Thái Lan của các tác giả chưa xây
dựng phần kiểm định giả thuyết thống kê. Nếu chỉ đưa ra mô hình và tính toán các tham số dựa
trên dữ liệu của các mẫu nhỏ thì chưa đủ để kết luận và chưa đủ để chứng minh được độ tin cậy
của các tham số trong mô hình.

2.4. Điểm bất cập khi áp dụng mô hình vào Việt Nam:

Trong mô hình của Thái Lan chứng minh chi phí vận hành của ngân hàng giảm là một yếu
tố giúp lợi nhuận tăng. Đặt trong tình hình phát triển các ngân hàng ở Thái Lan, ngoài việc
chuyển đổi số giúp tự động hóa các quy trình, có tác động tích cực lên năng suất lao động, giảm
sai sót do con người gây ra thì số lượng chi nhánh của ngân hàng Thái Lan khi chuyển đổi số
giảm đi đáng kể cũng là một nguyên nhân lớn giúp làm giảm chi phí vận hành của ngân hàng. 
Tuy nhiên ở Việt Nam, số lượng chi nhánh của các ngân hàng hầu như giữ nguyên mà
không giảm, một số ngân hàng còn được chính phủ phê duyệt mở thêm các chi nhánh mới. Nên
trong quá trình chuyển đổi số, chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các hoạt động đào tạo nguồn
nhân lực, nghiên cứu các ứng dụng khoa học - công nghệ hay giải quyết những rủi ro xảy ra trong
quá trình chuyển đổi số (vấn đề đường truyền, trình độ nhân viên, …) không chắc chắn có thể
giúp ngân hàng giảm chi phí vận hành (trong ngắn hạn của quá trình chuyển đổi số).
Mặc dù vậy, trong dài hạn, sự đầu tư thông minh vào phát triển công nghệ và đào tạo đội
ngũ nhân viên có trình độ kỹ thuật cao sẽ mang lại nhiều cơ hội cho các ngân hàng: tăng thu
nhập, tăng khả năng tiếp cận thông tin và dữ liệu, kết nối, hợp tác, tăng khả năng cạnh tranh với
các đối thủ, … 
3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP:

3.1. Giải pháp giúp chuyển đổi số ở Việt Nam nhằm giảm chi phí vận hành:
Đưa thêm các giao dịch khả thi lên phần mềm giao dịch số để giảm thiểu tối đa chi phí cơ
hội của khách hàng. Từ đó có thể thống kê để cắt bỏ, ngưng hoạt động một số chi nhánh không
cần thiết hỗ trợ cho lợi nhuận tổng. Nhất là trong thời buổi bất động sản tăng giá ở hầu hết các
khu vực. 
Với các cơ sở đang trong tình trạng “nhàn rỗi” nhân công ( Idle ), có thể xem xét cắt giảm
nhân lực hoặc sáp nhập với các cơ sở các trong phạm vi chung quanh. Việc này có thể thực hiện
bằng nhiều phần mềm quản trị nhân lực như SAP 4/HANA, ERP,... Thay đổi cơ cấu quản lý bằng
phần mềm số cũng là một cách tối ưu hóa nguồn lực và giảm thiểu được chi phí quản lý nhân
công.
Vì nhà nước cũng đã ban hành các Nghị quyết có lợi cho việc chuyển đổi số ( Nghị định
số 16/2019/NĐ-CP, Quyết định 749/QĐ-TTG ) cho nên các ngân hàng trong những năm gần đây
đều có những bước tiến đúng đắn trong việc chuyển đổi kĩ thuật số như : 
 VPBank đã phối hợp với Lifestyle Project Management Vietnam thành lập ngân hàng số
thế hệ mới Timo và ngân hàng số Yolo - ngân hàng số đầu tiên hoạt động trên đám mây dịch vụ
web Amazon.
 Ngân hàng BIDV đã chính thức ra mắt Trung tâm ngân hàng số BIDV (Digital Banking
Centre) nhằm chuyên biệt hóa việc phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân
hàng.
 Ngân hàng TPBank đã phát triển một hệ sinh thái với các kênh kết nối chặt chẽ với nhau,
tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng như LiveBank hoạt động 24/7 tại các địa điểm
chiến lược như tiếp xúc vật lý để phục vụ nhu cầu tiền mặt và thực hiện định danh khách hàng
(KYC).
Một số ví dụ tiên phong kể ra ở trên đủ để cho thấy tiềm năng để tiếp tục phát triển công
nghệ giảm chi phí vận hành ngành ngân hàng Việt Nam là cực kì lớn, bên cạnh sự hậu thuẫn của
hành lang pháp lý từ bên chính phủ đang ngày càng sửa đổi, các doanh nghiệp xuyên quốc gia
cũng đang tích cực chuyển giao công nghệ. Đánh giá theo tình hình thực tại, Việt Nam trong
tương lai không những sẽ bắt kịp Thái Lan trong việc tối ưu hóa chi phí vận hành ở mô hình đang
nói tới, mà còn có khả năng trở thành quốc gia đi đầu Đông Nam Á trong việc áp dụng các mô
hình chuyển đổi số để đem lại lợi nhuận cho ngành ngân hàng.
3.2. Giải pháp giúp chuyển đổi số ở Việt Nam nhằm tăng doanh thu:

Mở rộng một cách hợp lý các kênh bán truyền thống và các kênh phân phối phi truyền
thống đối với các dịch vụ ngân hàng, mở rộng nguồn thu từ các dịch vụ số. Đẩy nhanh tốc độ tiếp
cận thị trường thông qua việc hợp tác với các đối tác công nghệ quy mô lớn và các công ty tài
chính công nghệ (Fintech) để đáp ứng được đặc thù ngành ngân hàng. 
Trong những năm gần đây, các ngân hàng thương mại cũng đã có bước đi đúng đắn trong
việc đa dạng hóa nguồn thu từ dịch vụ. 
Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) đã ra mắt ứng dụng
Ipay Mobile phiên bản 5.0, giới thiệu nền tảng công nghệ dựa trên Open API với tên gọi
VietinBank iConnect giúp tối ưu hóa trải nghiệm người dùng trên ứng dụng Internet.
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) ra mắt dịch vụ
ngân hàng số VCB Digibank trên cơ sở hợp nhất các nền tảng giao dịch trực tuyến, thay thế cho
các dịch vụ Internet Banking và Mobile Banking trước đây. 

3.3. Xây dựng thêm mô hình kiểm định giả thuyết thống kê:
Với lý do nêu trên, nhóm chúng tôi xin phép đề xuất phần kiểm định giả thuyết thống kê theo 3
câu hỏi kiểm định như sau:
 Kết quả thu được có phù hợp với lý thuyết, giả thuyết không?
 Mô hình có thực sự có ý nghĩa thống kê không?
 Các hệ số hồi quy có ý nghĩa thống kê không?
Công cụ mà chúng tôi đề xuất sử dụng khi làm kiểm định là phần mềm STATA.
Chúng tôi xin đề xuất kiểm định theo từng mô hình đã được xây dựng trong bài nghiên cứu của
các tác giả:
 Mô hình hồi quy tổng thể 1:
 Kết quả thu được có phù hợp với giả thuyết không?
Giả thuyết của bài nghiên cứu: Chuyển đổi số (DT) có tác động tích cực (làm tăng) đến doanh thu
(R), nói cách khác: β1 > 0.
Câu hỏi kiểm định: Với mức ý nghĩa α (%), hệ số hồi quy của biến DT có lớn hơn 0 một cách
đáng kể?
Cặp giả thuyết kiểm định:
H0: β1 ≤ 0
H1: β1 > 0
Dùng giá trị p-value khi chạy dữ liệu trong phần mềm STATA để kiểm định:
Nếu p-value < α thì phủ định H0.
Nếu p-value > α thì không thể phủ định H0.
Sau đó, đưa ra kết luận và câu trả lời cho câu hỏi kiểm định.
 Mô hình có thực sự có ý nghĩa thống kê không?
Ở phần này, chúng tôi sẽ kiểm tra ý nghĩa thống kê tổng thể của mô hình.
Câu hỏi kiểm định: Với mức ý nghĩa α (%), mô hình có thực sự có ý nghĩa thống kê không?
Cặp giả thuyết kiểm định:
H0: β1 = 0
H1: β 12 ≠ 0
Dùng giá trị p-value phù hợp (p-value của Fs) khi chạy dữ liệu trong phần mềm STATA để kiểm
định:
Nếu p-value < α thì phủ định H0.
Nếu p-value > α thì không thể phủ định H0.
Sau đó, đưa ra kết luận và câu trả lời cho câu hỏi kiểm định.
 Các hệ số hồi quy có ý nghĩa thống kê không?
Câu hỏi kiểm định: Với mức ý nghĩa α (%), hệ số hồi quy của biến DT có khác 0 một cách đáng
kể?
Cặp giả thuyết kiểm định:
H0: β1 = 0
H1: β1 ≠ 0
Dùng giá trị p-value khi chạy dữ liệu trong phần mềm STATA để kiểm định:
Nếu p-value < α thì phủ định H0.
Nếu p-value > α thì không thể phủ định H0.
Sau đó, đưa ra kết luận và câu trả lời cho câu hỏi kiểm định.
 Mô hình hồi quy tổng thể 2:
Cách kiểm định của mô hình thứ hai này tương tự như mô hình thứ nhất.
 Mô hình hồi quy tổng thể 3:
 Kết quả thu được có phù hợp với giả thuyết không?
Giả thuyết của bài nghiên cứu:
Chuyển đổi số (DT) có tác động tích cực (làm tăng) đến lợi nhuận tài chính (FP), nói cách khác:
β1 > 0.
Doanh thu (R ) có tác động tích cực (làm tăng) đến lợi nhuận tài chính (FP), nói cách khác: β2 >
0.
Chi phí hoạt động (OC) có tác động tiêu cực (làm giảm) đến lợi nhuận tài chính (FP), nói cách
khác: β3 < 0.
Câu hỏi kiểm định 1: Với mức ý nghĩa α (%), hệ số hồi quy của biến DT có lớn hơn 0 một cách
đáng kể?
Cặp giả thuyết kiểm định:
H0: β1 ≤ 0
H1: β1 > 0
Dùng giá trị p-value khi chạy dữ liệu trong phần mềm STATA để kiểm định:
Nếu p-value < α thì phủ định H0.
Nếu p-value > α thì không thể phủ định H0.
Sau đó, đưa ra kết luận và câu trả lời cho câu hỏi kiểm định.
Làm tương tự với 2 câu hỏi kiểm định sau:
Với mức ý nghĩa α (%), hệ số hồi quy của biến R có lớn hơn 0 một cách đáng kể?
Với mức ý nghĩa α (%), hệ số hồi quy của biến OC có nhỏ hơn 0 một cách đáng kể?
 Mô hình có thực sự có ý nghĩa thống kê không?
Ở phần này, chúng tôi sẽ kiểm tra ý nghĩa thống kê tổng thể của mô hình.
Câu hỏi kiểm định: Với mức ý nghĩa α (%), mô hình có thực sự có ý nghĩa thống kê không?
Cặp giả thuyết kiểm định:
H0: β1 = β2 = β3 = 0
H1: β 12 + β 2 2+ β 3 2≠ 0
Dùng giá trị p-value phù hợp (p-value của Fs) khi chạy dữ liệu trong phần mềm STATA để kiểm
định:
Nếu p-value < α thì phủ định H0.
Nếu p-value > α thì không thể phủ định H0.
Sau đó, đưa ra kết luận và câu trả lời cho câu hỏi kiểm định.
 Các hệ số hồi quy có ý nghĩa thống kê không?
Câu hỏi kiểm định 1: Với mức ý nghĩa α (%), hệ số hồi quy của biến DT có khác 0 một cách
đáng kể?
Cặp giả thuyết kiểm định:
H0: β1 = 0
H1: β1 ≠ 0
Dùng giá trị p-value khi chạy dữ liệu trong phần mềm STATA để kiểm định:
Nếu p-value < α thì phủ định H0.
Nếu p-value > α thì không thể phủ định H0.
Sau đó, đưa ra kết luận và câu trả lời cho câu hỏi kiểm định.
Làm tương tự với 2 câu hỏi kiểm định sau:
Với mức ý nghĩa α (%), hệ số hồi quy của biến R có khác 0 một cách đáng kể?
Với mức ý nghĩa α (%), hệ số hồi quy của biến OC có khác 0 một cách đáng kể?

3.4. Giải quyết bất cập khi áp dụng mô hình ở Việt Nam:
Trong thời đại công nghệ ngày càng phát triển và chi phối nhiều hoạt động của con người,
các ngân hàng có thể cân nhắc về việc tập trung hơn vào việc phát triển các ngân hàng số (Số hóa
toàn bộ ngân hàng từ các sản phẩm, dịch vụ tương tác trực tiếp với khách hàng tới việc tự động
hóa các quy trình xử lý nội bộ) để cung cấp các dịch vụ nhanh chóng, tiện lợi hơn và phù hợp với
xu hướng của thời đại. Hơn nữa, để chuyển đổi số thành công, các ngân hàng cần phải có chiến
lược phát triển phù hợp theo từng giai đoạn (tùy theo tình hình kinh doanh), xây dựng đội ngũ
nghiên cứu công nghệ thông tin hoặc kết hợp với các công ty công nghệ để có phương án chuyển
đổi số thích hợp. 

Một số kinh nghiệm về việc tích hợp ngân hàng số và ngân hàng truyền thống nhằm nâng
cao trải nghiệm người dùng như: Krung Thai Bank với mô hình ngân hàng gồm các hệ thống
quản lý tích hợp đa kênh, quản lý thẻ, Internet Banking, Mobile Banking và hệ thống giao dịch
tại chi nhánh. Ngân hàng UOB (một tổ chức ngân hàng đa quốc gia Singapore) không đặt vấn đề
chuyển sang ngân hàng số 100% mà thay vào đó chi nhánh được thiết kế và xây dựng theo mô
hình tích hợp với công nghệ. Thiết kế không gian theo hướng hỗ trợ đào tạo khách hàng về kênh
giao dịch tự động trong khi vẫn phục vụ khách hàng qua các quầy giao dịch truyền thống. 
4. KẾT LUẬN:
Đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, chuyển đổi số có tác động tích cực đến hoạt
động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, tăng thêm lợi thế cạnh tranh và lợi nhuận tài
chính tại các ngân hàng. Mô hình của nhóm nghiên cứu người Thái Lan có thể được ứng dụng
rộng rãi để đánh giá hiệu quả quá trình chuyển đổi hạ tầng kỹ thuật số, thiết lập hệ sinh thái số
của ngân hàng tại Việt Nam, từ đó đẩy nhanh tốc độ tiếp cận thị trường trong môi trường cạnh
tranh hiện nay. Tuy nhiên, do sự khác biệt của văn hóa và tình hình kinh tế - xã hội, mô hình
cũng có một vài điểm yếu khi tiếp cận, gây nên một vài thách thức trong quá trình áp dụng vào
Việt Nam. Nhóm chúng tôi đã đề xuất một vài giải pháp để khắc phục tình trạng này, phát triển
bốn nhóm giải pháp để áp dụng mô hình hiệu quả nhất tại Việt Nam. Ngoài ra, để tận dụng cơ hội
và sẵn sàng đối phó với những thách thức trong quá trình chuyển đổi số tại các ngân hàng thương
mại, Việt Nam cũng cần tiếp tục củng cố và ổn định nền kinh tế vĩ mô nhằm tạo môi trường
thuận lợi để đổi mới công nghệ với những mục tiêu và chính sách dài hạn. Không chỉ dựa vào sự
nỗ lực của bản thân các ngân hàng thương mại, Chính phủ nên củng cố và xây dựng hành lang
pháp lý đầy đủ, đồng bộ, khơi dậy và duy trì động lực phát triển công nghệ số để tạo nên môi
trường tương tác giữa Nhà nước, ngân hàng, thị trường lành mạnh hơn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aliyu, A., & Tasmin, R. B. HJ. (2012). The impact of information and communication
technology on banks‟ performance and customer service delivery in the banking industry.
https://www.um.edu.mt/library/oar/handle/123456789/68875
2. Gopalan, S., Jain, G., Kalani, G., & Tan, J (2012). Breakthrough IT banking
McKinseQuarterly.
https://www.mckinsey.com/business-functions/digital-mckinsey/our-insights/
breakthrough-itbanking
3. Abbas, J., Muzaffar, A., Mahmood, H. K., Ramzan, M.A., & Rizvi, S.S.U.H, (2014).
Impact of Technology on Performance of Employees (A Case Study on Allied Bank Ltd,
Pakistan).
Impact of Technology on Performance of Employees (A Case Study on Allied Bank Ltd,
Pakistan)
4. Imran, M., (2014). Impact of Technological Advancement on Employee Performance (A
CASE STUDY OF PZ NIGERIA LIMITED).
5. Mithas, S., & Tafti, A., & Bardhan, I., & Goh, J. M. (2012). Information technology and
firm profitability: Mechanisms and empirical evidence. MIS Quarterly: Management
Information Systems.
https://doi.org/10.2307/41410414.
6. Malar, D. A., Arvidsson, V., & Holmstrom, J. (2019). Digital Transformation in Banking:
Exploring Value Co-Creation in Online Banking Services in India. Journal of Global
Information Technology Management, 22(1).
https://doi.org/10.1080/1097198X.2019.1567216 
7. Dangolani, S.K. (2011). The Impact of Information Technology in Banking System (A
Case Study in Bank Keshavarzi IRAN).
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1877042811018283
8. Kumar, R., Shrestha, M., & Badir, Y.F. (2021), Digital transformation of financial
institutions and its impact on their profitability.
https://www.researchgate.net/publication/355436282_DIGITAL_TRANSFORMATION_
OF_FINANCIAL_INSTITUTIONS_AND_ITS_IMPACT_ON_THEIR_PROFITABILIT
Y
9. Shirley, J. H., & Sushanta, K. M. (2006), The Impact of Information Technology on the
Banking Industry: Theory and Empirics.
http://webspace.qmul.ac.uk/pmartins/mallick.pdf
10. Vân, D.T.T, & Phương, N.T. (2019). Phát triển ngân hàng số - Kinh nghiệm quốc tế và
bài học cho Việt Nam.
http://tapchinganhang.gov.vn/phat-trien-ngan-hang-so-kinh-nghiem-quoc-te-va-bai-hoc-
cho-viet-nam.htm 

You might also like