Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

 

Phạm trù Nội dung - Hình thức


TỔNG HỢP NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH NHÓM 2:
PHẠM TRÙ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC
1. CÁC KHÁI NIỆM
a) Nội dung là gì?
- Nội dung của đối tượng là tổng thể các mặt, bộ phận, yếu tố hợp thành nó, những
quá trình tương tác và biến đổi trong nó. Nội dung không chỉ bao gồm các bộ phận
và sự tương tác của chúng với nhau, tức là những tương tác bên trong, mà còn quy
định cả những tương tác với những đối tượng bên ngoài khác. Nội dung chính là
chất liệu để trên cơ sở đó xây dựng nên các sự vật, hiện tượng. Do đó, nó được
xem là mặt bên trong của sự vật, cái được hình thức chứa đựng hay biểu hiện.
b) Hình thức là gì?
- Hình thức là phạm trù chỉ phương thức tồn tại, biểu hiện và phát triển của SV,  là
hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố cấu thành nội dung
của SV.
Ví dụ 1: Phân tử nước
- 2 nguyên tử hidro và 1 nguyên tử oxi là nội dung
- Cách thức liên kết H-O-H là hình thức
Ví dụ 2: Chữ “AN”
 Nội dung bao gồm chữ A và chữ N
 Hình thức là chữ A đứng trước N tạo thành “AN” chứ không phải là “NA” 
- Hình thức nội dung (hình thức bên trong): sự giao thoa nội dung và hình thức,
gắn liền chặt chẽ với nội dung, thuộc về cái riêng xác định, là cái đơn nhất.
- Hình thức hình thức (hình thức bên ngoài): hình thức chung cho nhiều cái riêng
của một lớp, là cái chung, xác định hình thức tồn tại của SV, HT.
=> Bất cứ SV, HT nào cũng có hình thức bên trong và hình thức bên ngoài.
Ví dụ 2: Chữ “AN”
– Hình thức bên trong là cơ cấu bên trong của pháp luật, là mối liên hệ, liên kết
giữa các yếu tố cấu thành pháp luật, hình thức bên trong của pháp luật được gọi là
hình thức cấu trúc của pháp luật.
– Hình thức bên ngoài là dáng vẻ bề ngoài hay phương thức tồn tại của pháp luật.
Dựa vào hình thức của pháp luật, người ta có thể biết pháp luật tồn tại trong thực tế
dưới dạng nào, nằm ở đâu?

2. MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC:


a) Nội dung và hình thức thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau.
- Mọi sự vật đều đồng thời có cả nội dung lẫn hình thức. Không có sự vật nào chỉ
có nội dung mà không có hình thức, hoặc chỉ có hình thức mà không có nội dung.
Do vậy, nội dung và hình thức phải thống nhất với nhau thì sự vật mới tồn tại.
- Trong khi nội dung là toàn bộ những mặt, những yếu tố, những quá trình hợp
thành cơ sở tồn tại và phát triển của sự vật thì hình thức là phương thức tồn tại và
phát triển của sự vật, là cách thức tổ chức kết cấu của nội dung. Chính vì vậy mà
nội dung và hình thức không thể tách rời nhau mà gắn bó hết sức chặt chẽ với
nhau. Không có một hình thức nào không chứa đựng nội dung, và cũng không có
nội dung nào lại không tồn tại trong hình thức.
 
(Ví dụ: Nội dung của cơ thể con người gồm tất cả những bộ phận, yếu tố tạo nên
cơ thể như tế bào, nội tạng, những quá trình lý, hóa, sinh.. diễn ra trong cơ thể.
Hình thức của một cơ thể là trình tự sắp xếp, liên kết của các bộ phận, các tế bào...
tương đối bền vững của cơ thể.)
- Tuy nhiên, một nội dung không phải bao giờ cũng chỉ gắn liền với một hình thức
nhất định
(Ví dụ: Tác phẩm “Tấm Cám” mang đến bài học về “Ở hiền gặp lành” được thể
hiện qua nhiều phương thức như truyện, phim, âm nhạc,...)
và một hình thức không phải luôn luôn chỉ chứa đựng một nội dung nhất định.
(VD: Bộ phim “Chiếc bật lửa và váy công chúa” thể hiện tình yêu nhiệt huyết
đầy thăng trầm và con đường theo đuổi lý tưởng, ước mơ của các bạn trẻ) 
 b) Nội dung quyết định hình thức.
- Nội dung bao giờ cũng là mặt động nhất của sự vật, khuynh hướng chủ đạo của
nội dung là biến đổi.
- Hình thức là mặt tương đối bền vững của sự vật, khuynh hướng chủ đạo của hình
thức là ổn định, chậm biến đổi hơn nội dung.
- Sự biến đổi, phát triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ nội dung sẽ kéo theo sự
biến đổi của hình thức cho phù hợp với nó. Khi nội dung biến đổi thì hình thức
buộc phải biến đổi theo cho phù hợp với nội dung mới.
(Ví dụ: Nội dung quan hệ giữa anh A và chị B là quan hệ bạn bè, khi đó hình thức
quan hệ giữa hai người không có “giấy chứng nhận”. Khi anh A và chị B kết hôn,
nội dung quan hệ đã thay đổi, thì hình thức quan hệ buộc phải thay đổi khi hai
người buộc phải có “giấy chứng nhận kết hôn”.)
c) Hình thức không thụ động mà tác động trở lại nội dung.
- Tuy nội dung quyết định hình thức, nhưng hình thức không thụ động, phụ thuộc
hoàn toàn vào nội dung, hình thức có tính độc lập tương đối và tác động mạnh mẽ
trở lại nội dung. Nếu hình thức phù hợp với yêu cầu phát triển của nội dung thì nó
thúc đẩy nội dung phát triển; và nếu ngược lại, thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của
nội dung. Sự tác động qua lại giữa nội dung và hình thức diễn ra trong suốt quá
trình phát triển của sự vật.
(Ví dụ: Học nhạc cụ, ca hát thì hình thức trực tiếp sẽ hiệu quả hơn trực tuyến)
d) Nội dung và hình thức có thể chuyển hóa cho nhau.
- Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức còn biểu hiện ở sự chuyển
hóa lẫn nhau giữa chúng. Cái trong điều kiện này hay quan hệ này là nội dung thì
trong điều kiện khác hay quan hệ khác lại là hình thức, và ngược lại.
(Ví dụ: Trong mối quan hệ với cuốn sách thì việc trang trí màu sắc, kiểu
chữ, hình ảnh trên bìa tác phẩm là hình thức bên ngoài, nhưng xét trong quan hệ
khác, việc trang trí màu sắc, kiểu chữ, hình ảnh trên bìa của một tác phẩm như thế
nào lại là nội dung công việc của người họa sỹ trình bày, vẽ bìa.)
 
3. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN:
Nội dung và hình thức là một cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật của chủ
nghĩa Mác-Lênin và là một trong những nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ
biến dùng để chỉ mối quan hệ biện chứng giữa Nội dung tức phạm trù chỉ tổng hợp
tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật và Hình thức là
phạm trù chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống các mối liên
hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của sự vật đó.
– Do nội dung và hình thức luôn gắn bó chặt chẽ với nhau nên trong hoạt động
thực tiễn, ta cần chống lại mọi khuynh hướng tách rời nội dung với hình thức. Ở
đây cần chống lại hai thái cực sai lầm:
+ Hoặc là tuyệt đối hóa hình thức, xem thường nội dung.
Ví dụ: Trong cuộc sống chỉ coi trọng vật chất xa hoa mà coi nhẹ tâm hồn con
người.
+ Hoặc là tuyệt đối hóa nội dung, xem thường hình thức.
Ví dụ: Trong cuộc sống, chỉ biết đến rèn luyện nhân cách, tâm hồn mà không chú ý
đến phương tiện vật chất tối thiểu.
– Vì nội dung quyết định hình thức nên để xét đoán sự vật nào đấy, cần căn cứ
trước hết vào nội dung của nó. Và nếu muốn làm biến đổi sự vật thì cần tác động
để thay đổi trước hết nội dung của nó.
– Vì hình thức có thể kìm hãm hoặc thúc đẩy sự phát triển của dung, nên trong
hoạt động thực tiễn cần luôn theo dõi mối quan hệ giữa hình thức và nội dung của
sự vật để có thể  kịp thời phát hiện, can thiệp vào tiến trình phát triển của sự vật
theo hướng có lợi nhất. Nếu muốn sự vật phát triển tiếp, cần tạo điều kiện để hình
thức phù hợp với nội dung. Ngược lại, nếu thấy sự vật phát triển lên sẽ có hại, cần
tìm cách để hình thức không phù hợp với nội dung.
– Vì cùng một nội dung, trong tình hình phát triển khác nhau, có thể có nhiều hình
thức, ngược lại, cùng một hình thức có thể thể hiện những nội dung khác nhau, nên
cần sử dụng một cách sáng tạo mọi loại hình thức có thể có (mới và cũ), kể cả phải
cải biến những hình thức cũ vốn có, để phục vụ hiệu quả cho việc thực hiện những
nhiệm vụ thực tiễn. Ở đây cũng cần tránh hai thái cực sai lầm:
+ Hoặc chỉ bám lấy hình thức cũ, bảo thủ, trì trệ mà không áp dụng cái mới.
+ Hoặc phủ nhận, bỏ qua hoàn toàn cái cũ trong hoàn cảnh mới. Chủ quan, nóng
vội, thay đổi hình thức một cách tùy tiện, không có căn cứ.

You might also like