Đề Cương Thảo Luận SHTT 2022-2023 PDF

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 32

MỤC LỤC

BUỔI THẢO LUẬN THỨ NHẤT ......................................................................... 2

BUỔI THẢO LUẬN THỨ HAI ............................................................................. 5

BUỔI THẢO LUẬN THỨ BA .............................................................................. 15

BUỔI THẢO LUẬN THỨ TƯ .............................................................................. 19

BUỔI THẢO LUẬN THỨ NĂM .......................................................................... 23

1
BUỔI THẢO LUẬN THỨ NHẤT

KHÁT QUÁT VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

I. Các thông tin cần thiết cho việc thảo luận

1. Mục đích yêu cầu:

- Sinh viên (SV) hiểu được nội dung của các phần lý thuyết trước đó liên quan đến khái
niệm cơ bản về sở hữu trí tuệ (SHTT), quyền SHTT cũng như đối tượng của quyền
SHTT tại Việt Nam theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
- Phát huy cách thức làm việc nhóm của SV, dựa trên việc phân nhóm của các môn trước
đây (khoảng 6-8 SV/nhóm) các thành viên của nhóm có khả năng tương tác với nhau,
cũng như tương tác với giáo viên phụ trách cao hơn.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp của SV. Trên cơ sở bài thảo luận được đưa trước
cho SV, SV có sự chuẩn bị chu đáo từ trước.
- Rèn luyện kỹ năng viết và lập luận cho SV, vì kết quả làm việc của SV sẽ được trình bày
thành sản phẩm và nộp cho Giảng viên đọc và chấm điểm.
- Rèn luyện kỹ năng thuyết trình và nói trước đám đông. Đây là một trong các yêu cầu đặt
ra đối với SV luật. Theo đó, trong giờ thảo luận khi có yêu cầu thì SV sẽ trình bày một
hoặc một vài nội dung thảo luận.

2. Tài liệu cần đọc:

- Trường Đại học Luật TP.HCM, Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ, NXB Hồng Đức, 2019;
- Trường Đại học Luật TP.HCM, Sách tình huống Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, NXB
Hồng Đức, 2017;
- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết, Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt Nam, NXB Đại
học quốc gia, 2007;
- Lê Nết, Quyền sở hữu trí tuệ, NXB Đại học quốc gia, 2006;
- Và các tài liệu tham khảo khác (khuyến khích SV tìm hiểu trong danh mục tài liệu tham
khảo môn Luật SHTT trên trang web của trường, mục Khoa luật dân sự).

3. Tiêu chí đánh giá:

a. Hình thức: 1 điểm

- Trình bày nội dung ngắn gọn;


- Diễn đạt chặt chẽ, logic;
- Không sai chính tả và các lỗi văn phạm, các lỗi đánh máy thường gặp như không viết
hoa, thiếu khoảng cách giữa các từ hay trước các dấu câu, thiếu dấu câu…
b. Tài liệu tham khảo: 1 điểm
2
- SV căn cứ vào danh mục tài liệu tham khảo đối với môn Luật SHTT để tìm cho mình
những tài liệu có nội dung liên quan.
- Khuyến khích SV có nguồn tài liệu phong phú có sự đầu tư nghiêm túc cho bài viết của
mình.
- Không sử dụng các nguồn thông tin không chính thống (sẽ không được tính điểm), hoặc
những nguồn thông tin không thể kiểm chứng được.
- Khi sử dụng tài liệu của tác giả khác cần trích dẫn nguồn tài liệu đầy đủ, rõ ràng, chính;
trường hợp sử dụng tài liệu tham khảo mà không trích nguồn đầy đủ sẽ bị trừ điểm.

c. Nội dung: 8 điểm

4. Thời hạn nộp bài:

Trước mỗi buổi thảo luận, lớp trưởng tập hợp bài các nhóm để gửi cho Giảng viên phụ trách thảo
luận qua email.

Chế tài: nhóm nào không nộp đúng thời hạn, thì coi như không nộp bài và không có điểm 30%.

II. Hệ thống các câu hỏi thảo luận

A. Nội dung thảo luận tại lớp:

A.1. Lý thuyết:

1/ Vì sao cần phải bảo hộ tài sản trí tuệ? Quyền sở hữu trí tuệ có những đặc trưng gì so với
các tài sản hữu hình?

2/ Cho ví dụ về các đối tượng được bảo hộ quyền SHTT: tác phẩm, sáng chế, nhãn hiệu, kiểu
dáng công nghiệp, tên thương mại, thiết kế bố trí, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh và giống cây
trồng.

3/ Nêu những điểm khác biệt cơ bản trong việc bảo hộ quyền tác giả và quyền sở hữu công
nghiệp.

4/ Tóm tắt 1 vụ tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, cho biết vấn đề pháp lý đặt ra và kết quả
giải quyết vụ việc của Tòa án.

A.2. Bài tập:

Theo bản án số 1437/2010/KDTM-ST ngày 14/9/2010 của Tòa án nhân dân TP.HCM, ông Trí
và ông Định là 2 anh em, ông Định là chủ cơ sở kinh doanh cá thể Phước Lộc Thọ. Từ năm 2000,
ông Trí hợp tác làm ăn với ông Định để mở rộng cơ sở sản xuất. Trong quá trình làm ăn cùng nhau,
các bên xảy ra mâu thuẫn. Ông Trí cho rằng ông Định đã sử dụng đối tượng SHTT thuộc quyền
sở hữu của ông là hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm 7 loại rượu để
3
bán các sản phẩm rượu. Ông Trí đã khởi kiện ra Tòa yêu cầu giải quyết. Trong bản án, Tòa án xét
thấy các hồ sơ này được nộp cho Sở Y tế TP.HCM trong khoảng thời gian từ năm 2002 đến 2004
và sử dụng từ đó đến năm 2009 nên áp dụng quy định về SHTT trong BLDS 1995 và Luật SHTT
2005 để xem xét. Căn cứ vào Điều 747 Bộ luật Dân sự năm 1995 (các loại hình tác phẩm được
bảo hộ quyền tác giả), Điều 781 (các đối tượng SHCN) và Điều 788 (xác lập quyền SHCN theo
văn bằng bảo hộ) xác định các hồ sơ này không phải là đối tượng quyền SHTT. Ngoài ra theo Điều
3, Điều 15 Luật SHTT năm 2005 thì hồ sơ này cũng không phải đối tượng SHTT được Nhà nước
bảo hộ. Do đó tranh chấp về việc sử dụng các hồ sơ này không thuộc sự điều chỉnh của các quy
định pháp luật về SHTT. Các hồ sơ này được xác định là các quyền về tài sản.

1/ Theo quy định của pháp luật SHTT hiện hành, đối tượng quyền SHTT bao gồm những
gì? Nêu cơ sở pháp lý. Giả sử áp dụng quy định của pháp luật SHTT hiện hành thì hồ sơ công
bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với 7 loại rượu có phải là đối tượng
quyền SHTT hay không? Vì sao?

2/ Theo Tòa án xác định, các hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực
phẩm đối với 7 loại rượu mà nguyên đơn đang tranh chấp có phải là đối tượng quyền SHTT hay
không? Vì sao Tòa án lại xác định như vậy? Anh/chị có đồng tình với quan điểm của Tòa án?

B. Phần Câu hỏi sinh viên tự làm (có nộp bài) và KHÔNG thảo luận trên lớp:

Đọc, nghiên cứu Bản án số 4 “Bảo hộ tác phẩm kiến trúc” (gồm cả phần tình huống và
bình luận) trong Sách tình huống Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam và trả lời các câu hỏi sau đây:

1/ Theo quy định của pháp luật SHTT, đối tượng quyền tác giả bao gồm những đối tượng
nào? Nêu cơ sở pháp lý.

Dựa trên quy định của pháp luật SHTT hiện hành thì tác phẩm kiến trúc có phải là đối tượng
quyền tác giả hay không? Vì sao?

2/ Theo Tòa án xác định trong bản án số 4, đối tượng đang tranh chấp có phải là đối tượng
của quyền tác giả hay không? Vì sao Tòa án lại xác định như vậy?

3/ Quan điểm của tác giả bình luận có rằng cho đối tượng đang tranh chấp là đối tượng của
quyền tác giả không? Lập luận của tác giả như thế nào về vấn đề này?

4/ Theo quan điểm của bạn, tác phẩm đang tranh chấp trong tình huống nêu trên có là đối
tượng của quyền tác giả hay không? Giải thích vì sao.

5/ So sánh quy định của Nghị định 100/2006/NĐ-CP và Nghị định 22/2018/NĐ-CP về bảo
hộ tác phẩm kiến trúc. Theo bạn, tại sao lại có sự thay đổi này trong quy định của pháp luật?


4

BUỔI THẢO LUẬN THỨ HAI

QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN TÁC GIẢ

I. Các thông tin cần thiết cho việc thảo luận

1. Mục đích yêu cầu:

- Sinh viên (SV) hiểu được nội dung của các phần lý thuyết trước đó liên quan đến khái
niệm cơ bản về sở hữu trí tuệ (SHTT), quyền SHTT cũng như đối tượng của quyền
SHTT tại Việt Nam theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
- Phát huy cách thức làm việc nhóm của SV, dựa trên việc phân nhóm của các môn trước
đây (khoảng 6-8 SV/nhóm – tuỳ theo tình hình thực tế của lớp) các thành viên của nhóm
có khả năng tương tác với nhau, cũng như tương tác với giáo viên phụ trách cao hơn.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp của SV. Trên cơ sở bài thảo luận được đưa trước
cho SV, SV có sự chuẩn bị chu đáo từ trước.
- Rèn luyện kỹ năng viết và lập luận cho SV, vì kết quả làm việc của SV sẽ được trình bày
thành sản phẩm và nộp cho Giảng viên đọc và chấm điểm.
- Rèn luyện kỹ năng thuyết trình và nói trước đám đông. Đây là một trong các yêu cầu đặt
ra đối với SV luật. Theo đó, trong giờ thảo luận khi có yêu cầu thì SV sẽ trình bày một
hoặc một vài nội dung thảo luận.

2. Tài liệu cần đọc:

- Trường Đại học Luật TP.HCM, Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ, NXB Hồng Đức, 2019;
- Trường Đại học Luật TP.HCM, Sách tình huống Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, NXB
Hồng Đức, 2017;
- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết, Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt Nam, NXB Đại
học quốc gia, 2007;
- Lê Nết, Quyền sở hữu trí tuệ, NXB Đại học quốc gia, 2006;
- Và các tài liệu tham khảo khác (khuyến khích SV tìm hiểu trong danh mục tài liệu tham
khảo môn Luật SHTT trên trang web của trường, mục Khoa luật dân sự).

3. Tiêu chí đánh giá:

a. Hình thức: 1 điểm


- Trình bày nội dung ngắn gọn;
- Diễn đạt chặt chẽ, logic;
- Không sai chính tả và các lỗi văn phạm, các lỗi đánh máy thường gặp như không viết
hoa, thiếu khoảng cách giữa các từ hay trước các dấu câu, thiếu dấu câu…
b. Tài liệu tham khảo: 1 điểm
5
- SV căn cứ vào danh mục tài liệu tham khảo đối với môn Luật SHTT để tìm cho mình
những tài liệu có nội dung liên quan.
- Khuyến khích SV có nguồn tài liệu phong phú có sự đầu tư nghiêm túc cho bài viết của
mình.
- Không sử dụng các nguồn thông tin không chính thống (sẽ không được tính điểm), hoặc
những nguồn thông tin không thể kiểm chứng được.
- Khi sử dụng tài liệu của tác giả khác cần trích dẫn nguồn tài liệu đầy đủ, rõ ràng, chính;
trường hợp sử dụng tài liệu tham khảo mà không trích nguồn đầy đủ sẽ bị trừ điểm.

c. Nội dung: 8 điểm

4. Thời hạn nộp bài:

Trước mỗi buổi thảo luận, lớp trưởng tập hợp bài các nhóm để gửi cho Giảng viên phụ trách thảo
luận qua email.

Chế tài: nhóm nào không nộp đúng thời hạn, thì coi như không nộp bài và không có điểm 30%.

II. Hệ thống các câu hỏi thảo luận

A. Nội dung thảo luận tại lớp:

A.1. Lý thuyết:

1. Phân tích mối liên hệ giữa quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả.

2. Điểm b khoản 3 Điều 20 là một quy định hoàn toàn mới được bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2022. Theo đó, chủ sở hữu quyền tác giả không có
quyền ngăn cấm tổ chức, cá nhân khác thực hiện hành vi “phân phối lần tiếp theo, nhập khẩu để
phân phối đối với bản gốc, bản sao tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc
cho phép thực hiện việc phân phối”. Anh/chị hiểu như thế nào về quy định này.

A.2. Bài tập:

1. Khi được yêu cầu cho ví dụ về 1 trường hợp chủ sở hữu quyền tác giả không đồng thời là
tác giả của tác phẩm, bạn Linh cho ví dụ như sau: A là một hoạ sĩ nổi tiếng, A tự bỏ công sức, chi
phí để vẽ một bức tranh và được nhiều người yêu thích. Sau đó một người yêu tranh của A tên là
B đã mua lại bức tranh đó của A và mang về nhà treo. Trong trường hợp này, khi A chưa bán bức
tranh đi thì A vừa là tác giả vừa là chủ sở hữu quyền tác giả của bức tranh. Khi A đã bán bức tranh
đó cho B thì A vẫn là tác giả nhưng chủ sở hữu quyền tác giả của bức tranh lúc này là B. Hãy tìm
điểm sai trong ví dụ của bạn Linh.
2. Phòng tập gym Mỹ Hòa in tờ rơi quảng cáo truyền thông cho hình ảnh phòng tập. Mặt trước
tờ rơi in các bài viết về lợi ích của việc tập gym (được lấy từ các trang báo điện tử) và có ghi
6
nguồn cuối bài viết là “Theo Báo ...”, mặt sau in thông tin của phòng tập và chính sách khuyến
mãi cho khách hàng. Hỏi phòng tập làm như vậy có vi phạm quyền tác giả không?
3. Nghiên cứu tranh chấp quyền tác giả trong vụ việc Truyện tranh Thần Đồng Đất Việt
(thông qua các phương tiện thông tin đại chúng) và đánh giá các vấn đề pháp lý sau (trên
cơ sở các thông tin này): (giả sử áp dụng quy định của Luật SHTT 2005 để giải quyết tranh
chấp này)

a) Theo Luật SHTT, hình thức thể hiện của các nhân vật truyện tranh Thần Đồng Đất Việt có
được bảo hộ quyền tác giả không?

b) Ai là chủ sở hữu của hình thức thể hiện của các nhân vật Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả
Mẹo trong bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt?

c) Ai là tác giả của hình thức thể hiện của các nhân vật Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo
trong bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt?

d) Công ty Phan Thị có quyền gì đối với bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt?

e) Việc công ty Phan Thị cho xuất bản bộ truyện từ tập 79 trở đi có phù hợp với quy định
pháp luật không?

B. Phần Câu hỏi sinh viên tự làm (có nộp bài) và KHÔNG thảo luận trên lớp:

Nghiên cứu Bản án số 213/2014/DS-ST của Tòa án nhân dân quận Tân Bình ngày
14/8/2014 và trả lời các câu hỏi sau:

a) Ai là tác giả tác phẩm “Hình thức thể hiện tranh tết dân gian”? Tác phẩm này có được
bảo hộ quyền tác giả không? Vì sao?

b) Từng “cụm hình ảnh” trong tác phẩm “Hình thức thể hiện tranh tết dân gian” có được bảo
hộ quyền tác giả không? Vì sao?

c) Hành vi của bị đơn có xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của nguyên đơn không? Nêu cơ sở
pháp lý.

d) Việc bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian có những điểm khác biệt nào so với
các loại hình tác phẩm khác?




7
TÒA ÁN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TÒA ÁN NHÂN DÂN
QUẬN TÂN BÌNH

Bản án số: 213/2014/DS-


ST Ngày: 14/8/2014
Vụ án: Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ.

NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN TÂN BÌNH – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Với Hội đồng xét xử gồm có:


Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa: Ông Võ Văn
Đức Các Hội thẩm nhân dân:
1. Ông Trần Văn Từ
2. Ông Nguyễn Văn Sơn
Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên tòa: Ông Ngô Trương Bảo - Cán bộ Tòa án nhân
dân quận Tân Bình – Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 14 tháng 8 năm 2014 tại Tòa án nhân dân quận Tân Bình mở phiên tòa xét xử
sơ thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số 239/2013/TLST-DS ngày 01 tháng 7 năm 2013
về việc “Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ” theo quyết định đưa vụ án ra xét xử số
420/2014/QĐST-DS ngày 29 tháng 7 năm 2014 giữa các đương sự:
Nguyên đơn: Ông Nguyễn Văn Lộc
Địa chỉ : 117 Ba Tháng Hai, phường 11, quận 10, Tp. Hồ Chí Minh
Bị đơn : CÔNG TY CP Xuất Nhập Khẩu và Dịch Vụ Ô Tô Mặt Trời Mọc
Đại diện theo pháp luật : Ông Nguyễn Công
Người đại diện theo ủy quyền : Ông Lê Tấn Đạt
Địa chỉ : 39/28/2C KP Bến Cát, P. Phước Bình, Quận 9, Tp Hồ Chí Minh (Giấy ủy quyền
lập ngày 19/02/2014 và ngày 20/2/2014)
Người có quyền, nghĩa vụ liên quan :
Công Ty TNHH Dịch Vụ Quảng Cáo Đăng Viễn (VẮNG MẶT)
Địa chỉ : 339/1 Tô Hiến Thành, phường 13, quận 10, Tp Hồ Chí Minh
Người đại diện theo pháp luật : Ông Đặng Vĩnh Lộc – Chức vụ : Giám đốc.

NHẬN THẤY
Theo đơn khởi kiện kèm theo các chứng cứ được Tòa án nhân dân quận Tân Bình tiếp nhận, trong
các bản tự khai và trong các biên bản hòa giải tại Tòa án nhân dân quận Tân Bình;
Nguyên đơn trình bày:

8
Ông là tác giả của tác phầm “Hình thức thể hiện tranh tết dân gian” Loại hình: Mỹ thuật ứng dụng,
tác phẩm đã được Cục bản quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền số 169/2013/QTG ngày
07/01/2013, có kèm theo hình ảnh đăng ký bản quyền, nội dung tác phẩm là tập hợp những hình
ảnh của các nhân vật có nguồn gốc từ dân gian (hình ảnh ông thầy đồ, múa lân, ông địa...) được sắp
xếp lại để thể hiện không khí ngày tết của Việt Nam. Tranh tết dân gian đã được nhiều tác giả khác
thể hiện, nhưng với mong muốn có cách thể hiện riêng của mình ông đã tập hợp các hình ảnh có
nguồn gốc từ dân gian và thể hiện mới theo phong cách của riêng ông để cho nhân vật sinh động
hơn. Trên cơ sở như vậy, ông đã hình thành 05 cụm hình vẽ để gộp chung lại trong 01 tác phẩm với
chủ đề: “Hình thức thể hiện tranh Tết dân gian” cụm từ này ông cũng sử dụng để đặt tên cho tác
phẩm. Đây là tác phẩm thuộc loại hình mỹ thuật ứng dụng nên hình ảnh sẽ có nhiều phiên bản thay
đổi nhưng về cơ bản thì hình gốc vẫn là theo tác phẩm dã đăng ký. Ngoài tác phẩm này (bao gôm
05 cụm hình) ông không còn có tác phẩm nào khác có tên gọi là hình thức thể hiện tranh dân gian
ngày tết. Theo trình tự đăng ký, ông phải đăng ký quyền tác giả đối với từng cụm hình riêng. Nhưng
như vậy thì sẽ phải lập 05 bộ hồ sơ cho năm cụm hình, điều này sẽ mất nhiều thời gian vì vậy ông
quyết định gộp chung cả 05 cụm hình vào trong một tác phẩm để thổ hiện không khí ngày Tết dân
gian đê đăng ký quyên tác giả đối với tác phẩm này. Vì đây là tác phẩm thê hiện không khí Tết dân
gian nên nêu tách rời từng cụm hình riêng rẽ sẽ không thê hiện được tranh chủ đề Tết.
Vào dịp trước Tết quý tỵ (2013), ông phát hiện tại địa điểm “Showroom Honda ô tô Cộng Hòa”
trực thuộc chi nhánh Công ty CP xuất nhập khẩu & dịch vụ ô tô mặt trời mọc đã sử dụng hình ảnh
trong tác phẩm của ông để trang trí tết và không được sự đồng ý của ông. Điều này là hành vi xâm
phạm quyền tác giả theo quy định tại điều 28 của Luật sở hữu trí tuệ.
Ngày 03/4/2013 ông đã gởi văn bản đến Ban giám đốc Công ty ô tô Mặt Trời Mọc nêu rõ vấn đế
sai phạm của công ty, yêu cầu công ty có văn bản trả lời và liên hệ với ông để giải quyết vấn đề
nhưng phía công ty không thực hiện.
Nay ông yêu cầu Tòa án buộc Công ty CP XNK & DV Ô tô Mặt Trời Mọc phải:
Công khai xin lỗi trên 03 tờ báo (Báo tuổi trẻ, Báo thanh niên và báo Pháp luật).
Bồi thường số tiền 20.000.000 đồng do việc sử dụng hình ảnh trong tác phẩm của ông gây ảnh
hưởng đến giá trị của tác phẩm và công việc của ông.
Phía bị đơn trình bày:
Vào dịp Tết hàng năm, công ty Mặt Trời Mọc cũng như những công ty khác đều trang trí phòng
trưng bày trong dịp Tết. Ngày 24/12/2012 công ty Mặt trời mọc có ký hợp đồng số 241212/DV-
MTM thuê công ty TNHH dịch vụ quảng cáo Đăng Viễn (Sau đây gọi tắt là công ty Đăng Viễn) thi
công, lắp đặt, trang trí trong trưng bày tại số 18 Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình (Chi nhánh
công ty CP xuất nhập khẩu và dịch vụ ô tô Mặt Trời Mọc). Nay ông Nguyễn Văn Lộc khởi kiện
yêu cầu công ty xin lỗi trên báo chí do vi phạm quyền tác giả của ông đối với tác phẩm hình thức
thể hiện tranh tết dân gian công ty Mặt Trời Mọc không đồng ý vì các lẽ sau:
Căn cứ theo hợp đồng đã ký kết giữa hai bên, công ty Đăng Viễn chịu trách nhiệm về phần hình
ảnh và thiết kế cho việc trang trí tại shovvroom của công ty nên nếu có vi phạm quyền tác giãi của
ông Nguyễn Văn Lộc thì trách nhiệm bồi thường và xin lỗi là của công ty Dăng Viền. Mặt khác,
căn cứ theo tác phẩm do ông Lộc xuất trình tại Tòa án so sánh với phần trang trí của Công ty Đăng
Viễn tại shovvxoom của Công ty Mặt Trời Mọc thì nội dung, bố cục, hình thức thể hiện là không
giống nhau nên công ty cho rằng không có việc vi phạm quyền tác giả ở đây.
Người có quyền, nghĩa vụ liên quan, công ty TNHH Dịch vụ quảng cáo Đăng Viễn do ông Đặng
Vĩnh Lộc trình bày:

9
Ngày 24/12/2012 Công ty Đăng Viễn có ký với công ty Mặt Trời Mọc hợp đồng cung cấp dịch vụ
số 241212/ĐV-MTM, theo dó công ty Đăng Viễn chịu trách nhiệm thiết kế, thi công trang trí cho
shovvroom của công ty Mặt Trời Mọc tại 18 Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình. Để thực hiện
hợp đồng, công ty Đăng ‘Viễn đã tìm mua và tải các hình ảnh rời rạc từ các vvebsite
(nguyenthehien.com; vectordcp.vn...) trong đó có những hỉnh ảnh như trống đồng, tranh dân gian,
ông đồ, liễn chúc tết, hoa mai, hoa đào... đê thiết kê, săp xêp thành một bô cục và hình thức thê hiện
riêng của mình nhăm phục vụ cho việc trang trí tại showroom của công ty Mặt Trời Mọc. Nay ông
Nguyên Văn Lộc xuất trình tác phẩm “ Hình thức thế hiện tranh tết dân gian” được cục bản quyền
tác giả chứng nhận quyền tác giả của ông đối với tác phẩm này để cho rằng công ty Mặt Trời Mọc
sử dụng tác phàm của ông đê trang trí tại shovvroom của mình là vi phạm quyên tác giả của ông
nên yêu cầu bồi thường và xin lỗi trên báo chí, phía công ty Đăng Viễn có ý kiến như sau:
Thể hiện tranh không khí tết dân gian, từ trước đến nay đã có nhiều tác giả thể hiện trên cơ sở những
hình ảnh thuộc về văn hóa dân gian từ đó mỗi tác giả có bố cục và hình thức thể hiện riêng của
mình. So sánh tác phẩm của ông Lộc với tác phẩm của công ty Đăng Viễn trang trí shoVvTOom
của công ty Mặt Trời Moc thì nhận thấy bố cục và hình thức thể hiện của hai tác phẩm là khác nhau
nên việc ông Lộc cho rằng công ty Mặt Trời Mọc vi phạm quyền tác giả của ông Lộc là không đúng.
Do không có việc vi phạm quyền tác giả ở đây nên yêu cầu của ông Lộc là không có cơ sở để chấp
nhận.
Tại phiên tòa hôm nay:
Nguyên đơn:
- Ông Lộc căn cứ vào khoản 3, 6, 8 của Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ sữa đổi bổ sung đế cho rằng
Công ty Mặt Trời Mọc vi phạm quyền tác giả của ông
- Ông Lộc cho rằng các hình ảnh đăng ký bản quyền kèm theo giấy chứng nhận bàn quyền là do
ông tự tạo, tự vẽ và vẽ vào năm 2012, ông lấy cảm hứng từ văn hóa dân gian, tranh tết dân gian đã
được nhiều tác giả thể hiện, mỗi tác giả có bố cục và hình thức thế hiện riêng của mình, do vậy,
hình ảnh đăng ký bản quyền này là tác phẩm đã được Cục bản quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký
bản quyền số 169/2013/QTG ngày 07/01/2013 là thuộc quyền sở hữu trí tuệ của ông.
- Không có gì chứng minh là các bức tranh được trang trí tại cửa hàng trưng bày 18 Cộng Hòa,
phường 4, Tân Bình đúng với nguyên bản là các bức tranh của ông.
- Xuất trình văn bản số 202/BQTG-QLQTG-QLQ về việc trả lời dơn thư của ông Nguyễn Văn Lộc
của Cục bản quyền tác giả ngày 29/7/2014, ông cho rằng Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng của ông
được cấp Giấy chứng nhận và bảo hộ tổng thể, ông không cần phải chứng minh quyền tác giả thuộc
về mình khi có tranh chấp.
- Các bức tranh trang trí tại cửa hàng trưng bày 18 Cộng Hòa, phường 4, Tân Bình do ông chụp
hình bàng điện thoại.
Giữ nguyên yêu cầu công ty CP XNK & DV ô lô Mặt Trời Mọc phải công khai xin lỗi trên 03 tờ
báo (Báo tuổi trỏ, Báo thanh niên và báo Pháp luật), mỗi tờ 3 kỳ và bồi thường số tiền 20.000.000
đồng do việc sử dụng hình ảnh trong tác phẩm của ông gây ảnh hưởng đến giá trị của tác phẩm và
công việc của ông.
Bị đơn:
- Việc trang trí tại phòng trưng bày Ô tô số 18 Cộng Hòa trong dịp Tết 2013 là Công ty Mặt Trời
Mọc ký hợp dồng số 241212/DV-MTM ngày 24/12/2012 thuê công ty TNHH dịch vụ quảng cáo
Đãng Viễn thi công, lắp đặt, trang trí. Nay ông Nguyễn Văn Lộc khởi kiện yêu cầu công ty xin lỗi
trên báo chí và yêu cầu bồi thường quyền lợi cho ông do vi phạm quyền tác giả của ông đối với tác
phẩm hình thức thể hiện tranh tết dân gian công ty Mặt Trời Mọc không đồng ý vì nếu có vi phạm
10
quyền tác giải của ông Nguyễn Văn Lộc thì trách nhiệm bồi thường và xin lồi là của Công ty Đăng
Viễn. Mặt khác, căn cứ theo tác phẩm do ông Lộc xuất trình tại Tòa án so sánh với phần trang trí
của Công ty Đăng Viễn tại phòng trưng bày Công Hòa của Công ly Mặt Trời Mọc thì nội dung, bố
cục, hình thức thể hiện là không giống nhau nên công tỵ CP XNK & DV ô tô Mặt Trời Mọc không
vi phạm quyền tác giả của ông Lộc, không đống xin lỗi trên báo và không đồng ý bồi thường.
- Trình Biên bản nhiệm thu và thanh lý ngày 05/12/2012 đã nộp cho Tòa án nhân dần quận Tân
Bình ngày 17/7/2013 dổ chứng minh rằng Hợp đồng số 241212/DV-MTM ngày 24/12/2012 thuê
Công tv TNHH dịch vụ quảng cáo Đăng Viễn thi công, lắp đặt, trang trí tại cửa hàng trưng bày 18
Cộng Hòa, phường 4, Tân Bình, Công ty TNHH dịch vụ quảng cáo Đăng Viễn đã hoàn thành và
hai bên đã nhiệm thu, thanh lý ngày 05/12/2012; trước ngày ông Lộc được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký bản quyền số 169/2013/QTG ngày 07/01/2013, nên không chịu trách nhiệm theo yêu cầu
của ông Lộc.
Người có quyền, nghĩa vụ liên quan (Công ty TNHH Dịch vụ quảng cáo Đăng Viễn):
Có đơn xin vắng mặt trong các phiên hòa giải, phiên tòa xét xử vụ án, Hội đồng xét xử công bố đơn
xin vắng mặt và hai bản tự khai của ông Đặng Vĩnh Lộc ngày 19/5/2014 (là người đại diện Công ty
TNHH Dịch vụ quảng cáo Đăng Viễn) có nội dung khổrig chịu trách nhiệm theo yêu cầu của ông
Nguyễn Văn Lộc
XÉT THẤY
Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên tòa và căn cứ vào kết
quả tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:
Quan hệ tranh chấp giữa ông Nguyễn Văn Lộc và Công ty CP xuất nhập khẩu và dịch vụ ô tô Mặt
Trời Mọc là tranh chấp “quyền sở hữu trí tuệ”. Xét việc khởi kiện của nguyên đơn phù hợp quy
định tại khoản 4 điều 25, điểm a khoản 1 Điều 33; điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân
sự (Đã sửa đổi, bổ sung năm 2011); vụ án này thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân
quận Tân Bình.
Về thời hiệu khởi kiện: Ông Lộc cho ràng căn cứ hình ảnh do ông chụp tại phòng trưng bày Ô tô
Cộng Hòa của Công ty CP XNK & DV Ô tô Mặt Trời Mọc vào năm 2013, ngày 03/6/2013 ông nộp
đơn khởi kiện là còn trong thời hiệu khởi kiện được quy định tại điểm b, khoản 3 Điều 159 Bộ luật
tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011.
Về người tham gia tố tụng:
- Bị đơn là Công ty CP XNK & DV ô tô Mặt Trời Mọc ủy quyền cho ông Lê Tấn Đạt, chức vụ
trưởng phòng kinh doanh. Giấy ủy quyền do người đại diện theo pháp luật của Công ty ký là hợp
lệ.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Căn cứ hợp đồng số 241212/DV-MTM ngày 24/12/2012
là Công ty Mặt trời mọc thuê công ty TNHH dịch vụ quảng cáo Đăng Viễn trang trí tết 2013 tại
phòng trưng bày Ô tô số 18 Cộng Hòa nên Tòa án đưa Công ty TNHH Dịch vụ quảng cáo Đăng
Viễn vào tham gia tố tụng là phù hợp với khoản 4 Điêu 56 Bộ luật tố tụng dân sự (Đã sửa đổi, bổ
sung năm 2011)
Công ty TNHH Dịch vụ quảng cáo Đăng Viễn do ông Đặng Vĩnh Lộc là người đại diện theo pháp
luật của Công ty trực tiếp tham gia tố tụng là hợp lệ.
Về nội dung tranh chấp:
Quan hệ tranh chấp trong vụ án này là quan hệ tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể là quyền
tác giả đôi với tác phẩm. Nguvền đơn khởi kiện vì cho răng bị đơn là Công ty CP XNK & DV Ô tô
Mặt Trời Mọc có hành vi vi phạm quyền tác giả đối với tác phẩm nên yêu cầu bồi thường và xin lỗi

11
công khai trên báo chí. Do đó, cần phải xem xét có hay không hành vi vi phạm quyên tác giả, quyên
sở hữu trí tuệ. Đây là nội dung cân xem xét giải quyết của vụ án.
Hội đồng xét xử xét: Có hay không hành vi vi phạm quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ.
Ông Lộc cho rằng Ông Lộc cho rằng các hình ảnh đăng ký bẳn quyền kèm theo giấy chứng nhận
bàn quyền là do ông tự tạo, tự vẽ và vẽ vào năm 2012 nhưng không có gì chứng minh mà ông được
cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyên ngày 07/01/2013; ông xuất trình văn bản số 202/BQTG-
QLQTG-QLQ về việc trả lời đơn thư của ông Nguyễn Văn Lộc của Cục bản quyền tác giả ngày
29/7/2014, ông cho rằng Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng của ông cho dù có các phần riêng biệt của
tác phẩm thì được cấp Giấy chứng nhận và bảo hộ tổng thể, ông không cần phải chứng minh quyền
tác giả thuộc về mình khi có tranh chấp; do vậy ông căn cứ vào khoản 3, 6, 8 của Điều 28 Luật sở
hữu trí tuệ sữa đổi bổ sung để cho rằng Công ty Mặt Trời Mọc vi phạm quyền tác giả của ông đôi
với tác phẩm Hình thức thê hiện tranh têt dân gian” Loại hình: Mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm đã
được Cục bản quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền số 169/2013/QTG ngày 07/01/2013,
có kèm theo bản photo hình ảnh đăng ký bản quyền. Căn cứ chứng cứ do ông Lộc cung cấp hình
ảnh dã dược trang trí tại showroom của công ty Mặt Trời Mọc tại 18 Cộng Hòa, phường 4, quận
Tân Bình Hội đồng xét xử xét thấy tác phẩm của ông Nguyễn Văn Lộc và hình ánh trang tri tại
showroom của Công ty Mặt Trời Mọc có bố cục và hình thức thể hiện là khác nhau, những hình
ảnh này do ông chụp bằng điện thoại và không có gì chứng minh là các bức tranh được trang trí tại
cửa hàng trưng bày 18 Cộng Hòa, phường 4, Tân Bình đúng với nguyên bản là các bức tranh của
ông.
Theo ông Lộc trình bày, tác phẩm của ông là tập hợp gồm 05 cụm hình ảnh được đặt tên là “Hình
thức thể hiện tranh Tết dân gian”, các cụm hình ảnh này có nguồn gốc từ văn hóa dân gian được
ông thể hiện theo phong cách riêng để hình thành nên tác phẩm của mình. Theo trình bày của ông
Đặng Vĩnh Lộc, người đại diện theo pháp luật của công ty Đăng Viễn, lời trình bày này cũng được
ông Nguyễn Văn Lộc thừa nhận là lấy cảm hứng từ văn hóa dân gian, tranh tết dân gian đã được
nhiều tác giả thể hiện, mỗi tác giả có bố cục và hình thức thể hiện riêng của mình.
Xét nguồn gốc của các cụm hình ảnh được thể hiện trong tác phẩm của ông Nguyễn Văn Lộc là
những hình ảnh đã được lưu truyền trong văn hóa dân gian từ lâu đời (hình ảnh múa lân, ông địa,
liễn chúc tết, ông đồ viết chữ...) các tác giả chỉ thay đổi một số đường nét và sắp xếp theo một bố
cục và hình thức thể hiện để tạo nên tác phẩm riêng của mình. Do đó, quyền tác giả của các hình
ảnh riêng rẽ đã được lưu truyền lâu đời trong văn hóa dân gian không thể xác định là của ai. Quyền
tác giả đối với tác phẩm ở đâỵ được xác định chính là bố cục sắp xếp, hình thức thể hiện trong một
tổng thể thống nhât không thê tách rời ra theo từng bộ phận đê xác định quyên tác giả. Mặt khác,
ông Nguyễn Văn Lộc cũng trình bày do trình bày, theo trình tự đăng ký quyền tác giả nếu muôn
bảo hộ cho từng cụm hình ảnh ông phải lập từng hồ sơ tương ứng với từng cụm hình ảnh (ở đây là
05 cụm hình ảnh tương ứng với 05 hồ sơ) để đăng ký quyền tác giả. Điêu này sẽ mât nhiêu thời gian
nên ông đã gộp chung cà 05 cụm hình vào trong một tác phẩm để đăng ký quyền tác giả. Từ đó có
thế nhận thấy quyền tác giả của ông Nguyễn Văn Lộc đối với từng cụm hình riêng rẽ chưa được
xác lập. Ngoài ra, theo lời trình bày của công ty Đăng Viễn thì công ty Đăng Viễn không sử dụng
tác phẩm của ông Lộc để trang trí tại showroom của công ty Mặt Tròi Mọc, mà công ty Đăng Viễn
sưu tầm, mua lại các hình ảnh riêng rẽ tại các wcbsitcs (vcctordcp.vn, nguycnthchien.com) từ đó
thiết kế, sắp xếp, bố cục hình thành hình thức thể hiện không khí Tết dân gian cho tác phẩm trang
trí của mình, Hội đồng xét xử nhận thấy biểu tượng thuộc về văn hóa dân gian được lưu truyền lâu
đời (như thầy dồ viết chữ, múa lân, liễn chúc tết, hoa mai, hoa đào, trẻ em vui chơi với pháo....) thì
mỗi người có sự hình dung và thể hiện riêng của mình nhưng bản thân mồi một biểu tượng riêng rẽ
12
không thể tự thân tạo nên một tác phẩm để thể hiện không khí tết dân gian mà các biểu tượng này
phải được sắp xếp, thể hiện trong những bố cục chinh thể thì mới có hình thành nên tác phẩm mang
thông diệp và nội dung cụ thể. Do đó, việc công ty Đăng Viên cho rằng không sử dụng tác phẩm và
không vi phạm quyền tác giả của ông Nguyễn Văn Lộc là có cơ sở để chấp nhận.
Mặt khác tại phiên tòa hôm nay, phía bị đơn trình Biên bản nhiệm thu và thanh lý ngày 05/12/2012
đã nộp cho Tòa án nhân dân quận Tân Bình ngày 17/7/2013 đế chứng minh rằng Hợp đồng số
241212/DV-MTM ngày 24/12/2012 thuê Công ty TNHH dịch vụ quảng cáo Đăng Viễn thi công,
lắp đặt, trang trí tại cừa hàng trưng bày 18 Cộng Hòa, phường 4, Tân Bình; Công ty TNHH dịch vụ
quảng cáo Đăng Viễn đã hoàn thành và hai bên đã nghiệm thu, thanh lý ngày 05/12/2012; trước
ngày ông Lộc được cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền số 169/2013/QTG ngày 07/01/2013,
có kèm theo hình ảnh đăng ký bàn quyền, do vậy không thể nói Công ty TNHH dịch vụ quảng cáo
Đăng Viễn hay Công ty CP XNK & DV Ô tô Mặt Trời Mọc vi phạm quyền tác giả của ông Nguyễn
Vãn Lộc nên không chịu trách nhiệm theo yêu cầu của ông Lộc.
Từ những nhận định nêu trên, Hội đồng xét xử xét thấy không có hành vi phạm quyền tác giả trong
vụ án này. Do không có hành vi phạm quyền tác giả đối với tác phẩm “Hình thức thể hiện tranh tết
dân gian” Loại hình: Mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm đã được Cục bản quyền cấp giấy chứng nhận
đăng ký bản quyền số 169/2013/QTG ngày 07/01/2013 có kèm theo hình ảnh đăng ký bản quyền
được duyệt nên yêu cầu của ông Nguyễn Văn Lộc yêu cầu công ty CP XNK & DV ô tô Mặt Trời
Mọc công khai xin lỗi trên 03 tờ báo (Báo tuổi trẻ, Báo thanh niên và báo Pháp luật), mỗi tờ 3 kỳ
và bồi thường số tiền 20.000.000 đồng không được chấp nhận là hợp lẽ.
Về án phí:
Do ông Nguyễn Văn Lộc yêu cầu công khai xin lồi trên 03 tờ báo; đây là yêu cầu tranh chấp dân sự
không có giá ngạch không được Tòa án chấp nhận nên ông Lộc phải chịu án phí dân sự sơ thảm là
200.000 (hai trăm nghìn) đồng theo quy định tại mục 1 Phần 1 về án phí dân sự không có giá ngạch
theo Danh mục mức án phí, lệ phí tòa án ban hành kèm theo Pháp lệnh số
10/2009/UBTVQH12 ngày 27/2/2009;
Đối với yêu cầu bồi thường số tiền 20.000.000 đồng không được Tòa án chấp nhận nên ông Lộc
phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là 1.000.000 (một triệu) đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 131
Bộ luật tố tụng dân sự (Đã sửa đổi, bổ sung năm 2011), khoản 3 Điều 27 Pháp lệnh Án phí, lệ phí
Tòa án; và điểm a mục 3 phần I Danh mục mức án phí, lệ phí tòa án ban hành kèm theo Pháp lệnh
số 10/2009/UBTVQH12 ngày 27/2/2009.
Tổng cộng ông Lộc phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là 1.200.000 (một triệu, hai trăm nghìn) đồng.
Bởi các lẽ trên;
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ khoản 4 điều 25; Điều 33; Điều 35, khoản 1 Điều 131 và Điều 245 Bộ luật tố tụng dân sự
Bộ luật tố tụng dân sự (Đã sửa đổi, bổ sung năm 2011).
- Căn cứ khoản 3 Điều 27 Pháp lệnh Án phí, lệ phí Tòa án; mục 1 Phần I về án phí dân sự không có
giá ngạch, và căn cứ diêm a mục 3 phần I Danh mục mức án phí, lệ phí tòa án ban hành kèm theo
Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12 ngày 27/2/2009.
- Căn cứ Điều 26 Luật thi hành án dân sự.
TUYÊN XỬ
1. Bác yêu cầu của ông Nguyễn Văn Lộc về việc yêu cầu Công ty CP XNK & DV 0 tô Mặt Trời
Mọc phải công khai xin lỗi trên 03 tờ báo: Báo tuối trẻ, Báo thanh niên và báo Pháp luật và bồi
thường cho ông số tiền 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng do việc sử dụng hình ảnh trong tác phẩm
của ông gây ảnh hưởng đến giá trị của tác phẩm và công việc của ông.
13
2. Về án phí dân sự sơ thẩm:
Ông Nguyền Văn Lộc phải chịu án phí là 1.200.000 (một triệu, hai trăm nghìn) đồng, nhưng ông đã
nộp tiền tạm ứng án phí là 500.000 đồng theo biên lai thu sổ AH/2011/02436 ngày 12/6/2013 của
Chi cục Thi hành án dân sự quận Tân Bình, ông Lộc còn phải nộp bổ sung 700.000 (bảy trăm nghìn)
dồng, nộp tại Chi cục Thi hành án dân sự quận Tân Bình.
3. Xác định Công ty TNHH dịch vụ quáng cáo Đăng Viễn không phải chịu trách nhiệm, nghĩa vụ
gì trong vụ án này.
4. Về quyền kháng cáo:
Án xử công khai, đương sự có mặt được quyền kháng cáo lên Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí
Minh trong hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án, đương sự vắng mặt được quyền kháng cáo trong hạn
15 ngày kể từ ngày được tống đạt, niêm yết hợp lệ bản sao án. Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên
trực tiếp được quyền kháng nghị bản án theo quy định của luật pháp.
Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì
người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án,quyền
yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều
6,7 và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án dân sự được thực hiện theo quy định tại
Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.

14
BUỔI THẢO LUẬN THỨ BA

SÁNG CHẾ VÀ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

I. Các thông tin cần thiết cho việc thảo luận

1. Mục đích yêu cầu:

- Sinh viên (SV) hiểu được nội dung của các phần lý thuyết trước đó liên quan đến khái
niệm cơ bản về sở hữu trí tuệ (SHTT), quyền SHTT cũng như đối tượng của quyền
SHTT tại Việt Nam theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
- Phát huy cách thức làm việc nhóm của SV, dựa trên việc phân nhóm của các môn trước
đây (khoảng 6-8 SV/nhóm) các thành viên của nhóm có khả năng tương tác với nhau,
cũng như tương tác với giáo viên phụ trách cao hơn.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp của SV. Trên cơ sở bài thảo luận được đưa trước
cho SV, SV có sự chuẩn bị chu đáo từ trước.
- Rèn luyện kỹ năng viết và lập luận cho SV, vì kết quả làm việc của SV sẽ được trình bày
thành sản phẩm và nộp cho Giảng viên đọc và chấm điểm.
- Rèn luyện kỹ năng thuyết trình và nói trước đám đông. Đây là một trong các yêu cầu đặt
ra đối với SV luật. Theo đó, trong giờ thảo luận khi có yêu cầu thì SV sẽ trình bày một
hoặc một vài nội dung thảo luận.

2. Tài liệu cần đọc:

- Trường Đại học Luật TP.HCM, Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ, NXB Hồng Đức, 2019;
- Trường Đại học Luật TP.HCM, Sách tình huống Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, NXB
Hồng Đức, 2017;
- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết, Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt Nam, NXB Đại
học quốc gia, 2007;
- Lê Nết, Quyền sở hữu trí tuệ, NXB Đại học quốc gia, 2006;
- Và các tài liệu tham khảo khác (khuyến khích SV tìm hiểu trong danh mục tài liệu tham
khảo môn Luật SHTT trên trang web của trường, mục Khoa luật dân sự).

3. Tiêu chí đánh giá:

a. Hình thức: 1 điểm

- Trình bày nội dung ngắn gọn;


- Diễn đạt chặt chẽ, logic;
- Không sai chính tả và các lỗi văn phạm, các lỗi đánh máy thường gặp như không viết
hoa, thiếu khoảng cách giữa các từ hay trước các dấu câu, thiếu dấu câu…
b. Tài liệu tham khảo: 1 điểm
15
- SV căn cứ vào danh mục tài liệu tham khảo đối với môn Luật SHTT để tìm cho mình
những tài liệu có nội dung liên quan.
- Khuyến khích SV có nguồn tài liệu phong phú có sự đầu tư nghiêm túc cho bài viết của
mình.
- Không sử dụng các nguồn thông tin không chính thống (sẽ không được tính điểm), hoặc
những nguồn thông tin không thể kiểm chứng được.
- Khi sử dụng tài liệu của tác giả khác cần trích dẫn nguồn tài liệu đầy đủ, rõ ràng, chính;
trường hợp sử dụng tài liệu tham khảo mà không trích nguồn đầy đủ sẽ bị trừ điểm.

c. Nội dung: 8 điểm

4. Thời hạn nộp bài:

Trước mỗi buổi thảo luận, lớp trưởng tập hợp bài các nhóm để gửi cho Giảng viên phụ trách thảo
luận qua email.

Chế tài: nhóm nào không nộp đúng thời hạn, thì coi như không nộp bài và không có điểm 30%.

II. Hệ thống các câu hỏi thảo luận

A. Nội dung thảo luận tại lớp:

A.1. Lý thuyết:

1. Phân tích nguyên tắc nộp đơn đầu tiên và nguyên tắc về quyền ưu tiên. Các nguyên tắc
này được áp dụng cho những đối tượng nào?

2. Tóm tắt các bước trong quy trình xử lý đơn và cấp Bằng độc quyền sáng chế.

A.2. Bài tập:

1. Viện Khoa học X đã nghiên cứu và sản xuất thành công sản phẩm “máy điều hòa sử dụng
năng lượng nhân tạo” và đã đưa ra giới thiệu trong triển lãm về công nghệ tổ chức vào ngày
14/12/2019. Sau đó, Viện Khoa học X đã quyết định nộp đơn đăng ký sáng chế cho sản phẩm này
tại Cục Sở hữu trí tuệ vào ngày 5/10/2020.
Anh/chị hãy đánh giá điều kiện về tính mới theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành?

16
2. Ông A là kỹ sư làm việc trong công ty M. Giữa ông A và công ty M có ký kết hợp đồng
lao động thỏa thuận về phạm vi công việc, mức lương và các nội dung khác. Trong quá trình
làm việc, ông A được công ty giao nhiệm vụ sáng tạo một chiếc máy gieo hạt mới (có đầu tư về
kinh phí, cơ sở vật chất). Chiếc máy này sau đó được đăng ký bảo hộ và được cấp Bằng độc
quyền sáng chế. Câu hỏi:

a) Xác định tác giả và chủ sở hữu của sáng chế được bảo hộ trên. Chủ thể nào có quyền đăng
ký? Giải thích và nêu cơ sở pháp lý.

b) Ông A và công ty M có những quyền gì đối với sáng chế trên?

c) Trong những trường hợp nào chủ Bằng độc quyền sáng chế trên không có quyền ngăn cấm
các tổ chức, cá nhân khác sử dụng sáng chế do mình sở hữu?

3. Những đối tượng nào dưới đây là đối tượng của KDCN theo quy định pháp luật hiện hành,
trường hợp không phải thì giải thích tại sao?

3. Cổng đình làng 4. Mì nui


1. Chìa khóa
2. Kem đánh răng

5. Ren vít bugi 6. Dao 7. Cây kem


8. Thân chai nước

9. Đồng hồ
10. Lốp xe 11. Lâu đài 12. Ống tiết kiệm

17
4. Công ty Vạn Sự chuyên sản xuất đồ nội thất. Công ty đã nộp đơn đăng ký kiểu dáng công
nghiệp cho một bộ sản phẩm bàn ghế của mình vào năm 2019 và đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp
Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp ngày 25/10/2020. Sau một thời gian kinh doanh, vào đầu
năm 2022 công ty Vạn Sự phát hiện công ty Như Ý đang sản xuất và kinh doanh sản phẩm bàn ghế
giống với kiểu dáng sản phẩm của mình. Điều này làm cho doanh số công ty giảm sút đáng kể.
Công ty Vạn Sự khởi kiện Công ty Như Ý ra tòa về hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp. Hỏi:
a/ Trong tình huống trên, yêu cầu khởi kiện của Công ty Vạn Sự có cơ sở không? Vì sao?
Nêu cơ sở pháp lý.
b/ Nếu tại tòa án, phía công ty Như Ý đưa ra được chứng cứ và được Tòa án xác thực rằng
vào năm 2017 công ty đã sản xuất và bán ra thị trường bộ sản phẩm bàn ghế có kiểu dáng công
nghiệp này. Trường hợp này công ty Như Ý có xâm phạm kiểu dáng công nghiệp của công ty Vạn
Sự không? Giải thích và nêu cơ sở pháp lý.

B. Phần Câu hỏi sinh viên tự làm (có nộp bài) và KHÔNG thảo luận trên lớp:

Đọc, nghiên cứu Bản án số 12 “Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp” Chương 3 (Bản án số
03/2006/HC-PT ngày 01/3/2006 của Tòa phúc thẩm TANDTC tại TPHCM) (gồm cả phần
tình huống và bình luận) trong Sách tình huống Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam và trả lời các câu
hỏi sau đây:

1/ Phân tích các điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

2/ Kiểu dáng công nghiệp hộp đèn taxi của Công ty Mai Linh có được pháp luật bảo hộ
không? Vì sao?

3/ Trong tranh chấp trên, để xem xét hành vi của Công ty Ánh Dương (Vinasun) có xâm
phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp của Công ty Mai Linh hay không, Tòa án đã làm gì?















18

BUỔI THẢO LUẬN THỨ TƯ

NHÃN HIỆU

I. Các thông tin cần thiết cho việc thảo luận

1. Mục đích yêu cầu:

- Sinh viên (SV) hiểu được nội dung của các phần lý thuyết trước đó liên quan đến khái
niệm cơ bản về sở hữu trí tuệ(SHTT), quyền SHTT cũng như đối tượng của quyền SHTT
tại Việt Nam theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
- Phát huy cách thức làm việc nhóm của SV, dựa trên việc phân nhóm của các môn trước
đây (khoảng 6-8 SV/nhóm) các thành viên của nhóm có khả năng tương tác với nhau,
cũng như tương tác với giáo viên phụ trách cao hơn.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp của SV. Trên cơ sở bài thảo luận được đưa trước
cho SV, SV có sự chuẩn bị chu đáo từ trước.
- Rèn luyện kỹ năng viết và lập luận cho SV, vì kết quả làm việc của SV sẽ được trình bày
thành sản phẩm và nộp cho Giảng viên đọc và chấm điểm.
- Rèn luyện kỹ năng thuyết trình và nói trước đám đông. Đây là một trong các yêu cầu đặt
ra đối với SV luật. Theo đó, trong giờ thảo luận khi có yêu cầu thì SV sẽ trình bày một
hoặc một vài nội dung thảo luận.

2. Tài liệu cần đọc:

- Trường Đại học Luật TP.HCM, Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ, NXB Hồng Đức, 2019;
- Trường Đại học Luật TP.HCM, Sách tình huống Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, NXB
Hồng Đức, 2017;
- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết, Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt Nam, NXB Đại
học quốc gia, 2007;
- Lê Nết, Quyền sở hữu trí tuệ, NXB Đại học quốc gia, 2006;
- Và các tài liệu tham khảo khác (khuyến khích SV tìm hiểu trong danh mục tài liệu tham
khảo môn Luật SHTT trên trang web của trường, mục Khoa luật dân sự).

3. Tiêu chí đánh giá:

a. Hình thức: 1 điểm

- Trình bày nội dung ngắn gọn;


- Diễn đạt chặt chẽ, logic;
- Không sai chính tả và các lỗi văn phạm, các lỗi đánh máy thường gặp như không viết
hoa, thiếu khoảng cách giữa các từ hay trước các dấu câu, thiếu dấu câu…

19
b. Tài liệu tham khảo: 1 điểm
- SV căn cứ vào danh mục tài liệu tham khảo đối với môn Luật SHTT để tìm cho mình
những tài liệu có nội dung liên quan.
- Khuyến khích SV có nguồn tài liệu phong phú có sự đầu tư nghiêm túc cho bài viết của
mình.
- Không sử dụng các nguồn thông tin không chính thống (sẽ không được tính điểm), hoặc
những nguồn thông tin không thể kiểm chứng được.
- Khi sử dụng tài liệu của tác giả khác cần trích dẫn nguồn tài liệu đầy đủ, rõ ràng, chính;
trường hợp sử dụng tài liệu tham khảo mà không trích nguồn đầy đủ sẽ bị trừ điểm.

c. Nội dung: 8 điểm

4. Thời hạn nộp bài:

Trước mỗi buổi thảo luận, lớp trưởng tập hợp bài các nhóm để gửi cho Giảng viên phụ trách thảo
luận qua email.

Chế tài: nhóm nào không nộp đúng thời hạn, thì coi như không nộp bài và không có điểm 30%.

II. Hệ thống các câu hỏi thảo luận

A. Nội dung thảo luận tại lớp:

A.1. Lý thuyết:

1. So sánh thời hạn hiệu lực và các thủ tục duy trì hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực của văn bằng
bảo hộ sáng chế, nhãn hiệu và KDCN.

2. Phân tích điểm mới về bảo hộ nhãn hiệu âm thanh trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật sở hữu trí tuệ năm 2022.

3. Cho 3 ví dụ nhãn hiệu không được bảo hộ do không đáp ứng điều kiện bảo hộ theo Luật Sở
hữu trí tuệ.

A.2. Bài tập:

1. Hoa văn “Cổng chùa” trên sản phẩm gạch ngói là hình ảnh đã có từ lâu đời và đã trở thành
biểu tượng của làng nghề gạch ngói truyền thống tại Phú Phong, Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Cơ sở
gạch ngói Sơn Vũ (do ông Ngô Văn Diệu làm chủ) đã sử dụng hoa văn “Cổng chùa” này để đăng
ký nhãn hiệu cho sản phẩm ngói do cơ sở sản xuất và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận
đăng ký nhãn hiệu hàng hóa số 54406 ngày 21/5/2004. Cơ sở gạch ngói Tám Tha (do ông Trần Văn
Tám là chủ cơ sở) đã sản xuất sản phẩm ngói với họa tiết hoa văn “cổng chùa” giống nhãn hiệu

20
hàng hóa đã được Cục SHTT cấp giấy chứng nhận cho cơ sở gạch ngói Sơn Vũ. Do đó ông Diệu
đã khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc ông Tám đình chỉ sản xuất ngói có dấu hiệu giống nhãn hiệu
ngói mà ông đã đăng ký và bồi thường thiệt hại.
a/ Hành vi của cơ sở Tám Tha có xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của cơ sở Sơn Vũ hay không?
Vì sao?
b/ Các yêu cầu của ông Diệu có cơ sở để Tòa án chấp nhận không? Vì sao?
2. Công ty cổ phần Vạn Phúc, trụ sở chính tại tỉnh Đồng Nai, đang kinh doanh trong lĩnh vực
chăn nuôi, trồng trọt. Các sản phẩm chủ yếu bán ra thị trường của công ty là sữa, sản phẩm từ sữa
và các loại nông sản. Sắp tới công ty quyết định tung ra một loạt sản phẩm mang nhãn hiệu mới.
Phòng Nhận diện và Phát triển thương hiệu nhận nhiệm vụ nghiên cứu, lập danh sách tên các nhãn
hiệu sử dụng cho kế hoạch sắp tới này. Tuy nhiên có một số nhãn hiệu mà họ vẫn chưa thống nhất
ý kiến. Anh (chị) hãy đưa ra ý kiến giúp họ đánh giá khả năng bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu cho
các trường hợp sau đây:
a/ “MAX ENERGY” cho sản phẩm “sữa”.
b/ “NGON NHẤT” cho sản phẩm “gạo”.
c/ “ĐỒNG NAI” cho sản phẩm “ngô bao tử đóng hộp”.
d/ “HÒA LỘC” cho sản phẩm “xoài cát”.
3. Cửa hàng thời trang Hương Canh (xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí
Minh) hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thời trang từ năm 2020. Nhãn hiệu dự định đăng ký
gồm tên cửa hàng là “Hương Canh” và logo cho các sản phẩm “Quần áo, phụ kiện của quần áo, cụ
thể là thắt lưng, khăn quàng cổ và găng tay, cà vạt; giày dép, bít tất và mũ nón” thuộc nhóm 25 và
“Dịch vụ của hàng bán lẻ và dịch vụ bán lẻ trực tuyến quần áo, các phụ kiện” thuộc nhóm 35.
a/ Bằng kiến thức về pháp luật sở hữu trí tuệ, anh/chị hãy hướng dẫn Cửa hàng thời trang
Hương Canh chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu này.
b/ Sau khi văn bằng bảo hộ được cấp cho nhãn hiệu trên, nếu chủ văn bằng không nộp lệ phí
duy trì hiệu lực thì văn bằng bảo hộ bị chấm dứt hiệu lực. Nhận định này là đúng hay sai?

B. Phần Câu hỏi sinh viên tự làm (có nộp bài) và KHÔNG thảo luận trên lớp:

Công ty LACOSTE là chủ sở hữu của nhãn hiệu “Lacoste và Hình cá sấu”. Tại Việt Nam,
nhãn hiệu này được bảo hộ cho các sản phẩm trong đó có quần áo thuộc nhóm 25. Ngày 25/7/2008,
Công ty LACOSTE (thông qua đại diện sở hữu công nghiệp là Công ty Sở hữu trí tuệ WICO) đã
gửi đơn yêu cầu xử lý xâm phạm đến Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ tố cáo Cửa hàng Thương
21
mại dịch vụ thời trang HD (Hà Nội) vì hành vi kinh doanh, buôn bán các sản phẩm quần, áo giả
mạo nhãn hiệu “LACOSTE và Hình cá sấu” của Công ty LACOSTE. Công ty LACOSTE khẳng
định những sản phẩm được bán tại Cửa hàng HD không phải là sản phẩm chính hãng của Công ty
LACOSTE. Trên cơ sở tài liệu, chứng cứ của Công ty LACOSTE, Thanh tra Bộ Khoa học và Công
nghệ đã tiến hành thanh tra việc sản xuất, buôn bán các sản phẩm quần áo có gắn các dấu hiệu
“LACOSTE và Hình cá sấu” của Cửa hàng HD. Thông qua kiểm tra, Thanh tra Bộ Khoa học và
Công nghệ đã đưa ra kết luận và hướng xử lý như sau: Cửa hàng HD có hành vi buôn bán sản phẩm
quần, áo có gắn dấu hiệu “LACOSTE và Hình cá sấu” trùng với nhãn hiệu “LACOSTE và Hình cá
sấu” đang được bảo hộ tại Việt Nam cho Công ty LACOSTE (Cộng hoà Pháp) theo các đơn đăng
ký quốc tế. Ngày 04/9/2008, Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ký Quyết định xử phạt
Cửa hàng HD với số tiền 183.360.000 đồng, tịch thu để sử dụng không nhằm mục đích thương mại
đối với 1703 chiếc quần, áo giả mạo nhãn hiệu trên.
Câu hỏi:
a/ Xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của Cửa hàng Thương mại dịch vụ thời
trang HD.
b/ Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nào đã được Công ty LACOSTE sử dụng để bảo vệ
quyền lợi cho mình?
c/ Văn bản pháp luật nào được áp dụng để xử phạt vi phạm của Cửa hàng HD trong tình huống
này?
d/ Công ty LACOSTE có được quyền khởi kiện ra Tòa án yêu cầu Cửa hàng HD bồi thường
thiệt hại sau khi Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ra quyết định xử phạt vi phạm
hay không?


















22


BUỔI THẢO LUẬN THỨ NĂM

CÁC ĐỐI TƯỢNG QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP KHÁC

I. Các thông tin cần thiết cho việc thảo luận

1. Mục đích yêu cầu:

- Sinh viên (SV) hiểu được nội dung của các phần lý thuyết trước đó liên quan đến khái
niệm cơ bản về sở hữu trí tuệ (SHTT), quyền SHTT cũng như đối tượng của quyền
SHTT tại Việt Nam theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
- Phát huy cách thức làm việc nhóm của SV, dựa trên việc phân nhóm của các môn trước
đây (khoảng 6-8 SV/nhóm) các thành viên của nhóm có khả năng tương tác với nhau,
cũng như tương tác với giáo viên phụ trách cao hơn.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp của SV. Trên cơ sở bài thảo luận được đưa trước
cho SV, SV có sự chuẩn bị chu đáo từ trước.
- Rèn luyện kỹ năng viết và lập luận cho SV, vì kết quả làm việc của SV sẽ được trình bày
thành sản phẩm và nộp cho Giảng viên đọc và chấm điểm.
- Rèn luyện kỹ năng thuyết trình và nói trước đám đông. Đây là một trong các yêu cầu đặt
ra đối với SV luật. Theo đó, trong giờ thảo luận khi có yêu cầu thì SV sẽ trình bày một
hoặc một vài nội dung thảo luận.

2. Tài liệu cần đọc:

- Trường Đại học Luật TP. HCM, Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ, Nxb Hồng Đức – Hội
luật gia Việt Nam, 2019;
- Trường Đại học Luật TP. HCM, Sách tình huống Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Nxb
Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, 2017;
- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết, Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt Nam, Nxb Đại
học quốc gia, 2007;
- Lê Nết, Quyền sở hữu trí tuệ, Nxb Đại học quốc gia, 2006;
- Và các tài liệu tham khảo khác (khuyến khích SV tìm hiểu trong danh mục tài liệu tham
khảo môn Luật SHTT trên trang web của trường, mục Khoa luật dân sự).

3. Tiêu chí đánh giá:

a. Hình thức: 1 điểm


- Trình bày nội dung ngắn gọn;
- Diễn đạt chặt chẽ, logic;

23
- Không sai chính tả và các lỗi văn phạm, các lỗi đánh máy thường gặp như không viết
hoa, thiếu khoảng cách giữa các từ hay trước các dấu câu, thiếu dấu câu…
b. Tài liệu tham khảo: 1 điểm

- SV căn cứ vào danh mục tài liệu tham khảo đối với môn Luật SHTT để tìm cho mình
những tài liệu có nội dung liên quan.
- Khuyến khích SV có nguồn tài liệu phong phú có sự đầu tư nghiêm túc cho bài viết của
mình.
- Không sử dụng các nguồn thông tin không chính thống (sẽ không được tính điểm), hoặc
những nguồn thông tin không thể kiểm chứng được.
- Khi sử dụng tài liệu của tác giả khác cần trích dẫn nguồn tài liệu đầy đủ, rõ ràng, chính;
trường hợp sử dụng tài liệu tham khảo mà không trích nguồn đầy đủ sẽ bị trừ điểm.

c. Nội dung: 8 điểm

4. Thời hạn nộp bài:

Trước mỗi buổi thảo luận, lớp trưởng tập hợp bài các nhóm để gửi cho Giảng viên phụ trách thảo
luận qua email.

Chế tài: nhóm nào không nộp đúng thời hạn, thì coi như không nộp bài và không có điểm 30%.

II. Hệ thống các câu hỏi thảo luận

A. Nội dung thảo luận tại lớp:

A.1. Lý thuyết:

So sánh chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu tập thể.

A.2. Bài tập:

1. Đọc, nghiên cứu Bản án số 369/2012/KDTM-ST ngày 28/3/2012 của Tòa án nhân dân
thành phố Hồ Chí Minh (đính kèm dưới đây) và trả lời các câu hỏi sau:

a) Tên thương mại của nguyên đơn và bị đơn là gì? Tên thương mại giữa hai chủ thể này
giống, tương tự hay khác nhau? Vì sao? Anh (chị) có đồng ý với quan điểm bị đơn cho rằng hai
tên thương mại của nguyên đơn và bị đơn là không tương tự nhau vì hai công ty thuộc hai loại
hình doanh nghiệp khác nhau hay không?

b) Theo Tòa án, lĩnh vực kinh doanh của nguyên đơn và bị đơn là trùng nhau, tương tự gây
nhầm lẫn hay khác nhau? Anh (chị) có đồng tình với quan điểm của Tòa án không? Vì sao?

24
c) Với những phân tích trên, bị đơn có hành vi xâm phạm tên thương mại của nguyên đơn
không?

2. Tình huống:

Giáo sư A của trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TPHCM đến công ty của anh/chị nhờ tư vấn
về việc bảo hộ một giải pháp kỹ thuật do giáo sư tạo ra trong quá trình công tác tại trường. Thông
qua việc so sánh cơ chế bảo hộ thể hiện ở các quy định pháp luật hiện hành (đối tượng bảo hộ,
điều kiện bảo hộ, căn cứ xác lập quyền, thời hạn bảo hộ, nội dung quyền…), anh/chị hãy tư vấn
về những lợi thế và bất lợi trong trường hợp lựa chọn hình thức bảo hộ giải pháp kỹ thuật này
dưới dạng sáng chế hoặc BMKD để giáo sư A quyết định.

3. Tình huống:

Theo các chuyên gia kiểm định chất lượng thì nhà vườn ông E tuy trồng bưởi tại xã Phúc
Trạch, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh nhưng chất lượng bưởi lại không ngon, không đáp ứng
các tiêu chuẩn về chất lượng. Do vậy nhà vườn này không được sử dụng chỉ dẫn địa lý Phúc Trạch
cho sản phẩm bưởi của mình. Anh (chị) có đồng ý với quan điểm trên không? Vì sao?

4. Tình huống:

Tấm có một bí quyết nấu ra nước phở với mùi vị đặc biệt, thơm ngon và đã đem lại nhiều lợi
nhuận cho quán phở của mình. Cám là một thực khách sành ăn, trong một lần đến quán phở của
Tấm, Cám rất thích loại nước phở đó nên đã thử nghiệm nhiều lần và cuối cùng đã nấu ra được
nước phở có mùi vị giống nước phở của Tấm và mở quán phở kinh doanh cạnh tranh với Tấm.
Hỏi hành vi của Cám có xâm phạm bí mật kinh doanh của Tấm không? Vì sao? Nêu cơ sở pháp
lý.

B. Phần Câu hỏi sinh viên tự làm (có nộp bài) và KHÔNG thảo luận trên lớp:
Năm 2014, ông T đã đăng ký sử dụng các tên miền bmwmotorrad.com.vn, bmw-
motorrad.com.vn, bmwmotorraad.vn, bmw-motorrad.vn tại Trung tâm Internet Việt Nam (thuộc Bộ
Thông tin và Truyền thông). Các trang web này được ông T sử dụng để quảng cáo cho dịch vụ bảo
dưỡng, sửa chữa ô tô của gara ô tô do ông làm chủ. Sau đó, Công ty BMW đã khởi kiện ông T ra
Tòa án vì cho rằng các tên miền này xâm phạm nhãn hiệu BMW với các yêu cầu sau:
- Yêu cầu bị đơn chấm dứt sử dụng các tên miền trên.
- Yêu cầu bị đơn xin lỗi công khai nguyên đơn trên ba kỳ liên tiếp của Báo Tuổi trẻ về việc vi
phạm quyền sở hữu trí tuệ.
- Yêu cầu bị đơn bồi thường thiệt hại 500.000.000 đồng và thanh toán chi phí hợp lý thuê luật
sư là 200.000.000 đồng.
25
Biết rằng BMW là nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam dùng cho các sản phẩm ô tô, xe máy và
phụ kiện, phụ tùng ô tô, xe máy.
a/ Tên miền có phải là đối tượng được bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt
Nam hay không?
b/ Hành vi sử dụng các tên miền trên của ông T có xâm phạm nhãn hiệu của Công ty BMW
hay không? Vì sao?
c/ Các yêu cầu của nguyên đơn có cơ sở để Tòa án chấp nhận hay không? Vì sao?



26
TÒA ÁN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập- Tự do-Hạnh phúc
Bản án số 369/2012/KDTM-ST
Ngày 28/3/2012
V/v “Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ”

NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Với thành phần tham gia Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có:
- Thẩm phán- chủ tọa phiên tòa: NGUYỄN CÔNG PHÚ
- Các Hội thẩm nhân dân: Ông DƯƠNG VĂN TÁM
Ông HỒ THỊ MƯỜI
- Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên tòa: Ông MAI HIẾU HẠNH- Cán bộ TAND
TPHCM
XÉT THẤY
Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra tại phiên tòa và
căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:
1. Về thẩm quyền giải quyết vụ án:
Đây là tranh chấp về kinh doanh, thương mại (tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ) giữa
các tổ chức đều có mục đích lợi nhuận, bị đơn có trụ sở tại TPHCM. Vì vậy, căn cứ vào khoản
2 Điều 29, khoản 1 Điều 34 và khoản 1 Điều 35 BLTTDS, vụ tranh chấp này thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa án nhân dân TPHCM theo thủ tục tố tụng dân sự.
2. Về thời hiệu khởi kiện:
Căn cứ vào điểm a khoản 3 Điều 159 BLTTDS, nguyên đơn đã làm đơn yêu cầu Tòa
án giải quyết vụ án trong thời hạn quy định (2 năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của
nguyên đơn bị xâm phạm), do đó, cần được chấp nhận thụ lý để giải quyết.
3. Về nội dung tranh chấp:

27
Xét yêu cầu của nguyên đơn đòi bị đơn phải chấm dứt hành vi sử dụng tên thương mại
đồng thời cũng là tên doanh nghiệp đã ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của bị
đơn là “Công ty TNHH SE COM”, đồng thời phải bồi thường cho nguyên đơn chi phí thuê
luật sư là 100.000.000 đồng.
Căn cứ vào các chứng cứu do các bên đương sự giao nộp cho Tòa án (bao gồm: Giấy
chứng nhận đầu tư của nguyên đơn; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp của bị đơn) cũng như lời trình bày và xác nhận của đại diện các bên
đương sự tại phiên tòa hôm nay, có đủ có sở để xác định:
- Nguyên đơn được thành lập theo Giấy phép đầu tư số 1010/GP-HCM ngày
06/01/2006 với tên gọi là Công ty liên doanh SECOM Việt Nam, đến ngày 22/7/2008, được
chuyển đổi theo Giấy chứng nhận đầu tư số 411022000285 do UBND TPHCM cấp thành
Công ty TNHH SECOM Việt Nam (tên viết tắt là “SECOM VIETNAM”), có ngành nghề
kinh doanh bao gồm: Tư vấn và cung cấp các giải pháp an toàn, bao gồm việc tư vấn các kế
hoạch an toàn, hoạt động an toàn và an toàn về công nghệ thông tin; các dịch vụ tư vấn về
thiết bị an toàn và thiết bị môi trường, bao gồm việc tư vấn thiết kế giám sát lắp đặt và bảo trì
thiết bị.
- Bị đơn có tên thương mại đồng thời là tên doanh nghiệp ghi trong Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh số 4102049111 ngày 12/4/2007 và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
số 0304927572 ngày 08/12/2010 là Công ty TNHH SE COM với ngành, nghề kinh doanh có
bao gồm ngành, nghề: Lắp đặt, sửa chữa, bảo trì, mua bán thiết bị phòng cháy chữa cháy,
camera quan sát, thiết bị báo động - báo cháy, cửa tự động.
- Đại diện các bên đương sự đều xác nhận các bên đã sử dụng các tên doanh nghiệp
nói trên trong hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh nên theo quy định tại khoản 21 Điều 4 Luật SHTT 2005, các bên đã
sử dụng tên doanh nghiệp làm tên thương mại của mình kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu
tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Như vậy, tên thương mại “Công ty liên doanh
SECOM Việt Nam” đã được nguyên đơn sử dụng (từ ngày 06/01/2006) trước khi bị đơn đăng
ký và sử dụng tên thương mại “Công ty TNHH SE COM” (từ ngày 12/4/2007).
- Theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Luật SHTT năm 2005, mọi hành vi sử dụng
chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã sử dụng trước
cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ
thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó đều bị coi là
xâm phạm quyền đối với tên thương mại. Như vậy, để xác minh bị đơn có hành vi xâm phạm
28
quyền đối với tên thương mại của nguyên đơn hay không, cần xem xét hai yếu tố: Tên thương
mại của bị đơn có trùng hoặc tương tự với tên thương mại của nguyên đơn và sản phẩm, dịch
vụ mà nguyên đơn kinh doanh có cùng loại hoặc tương tự với sản phẩm, dịch vụ mà nguyên
đơn kinh doanh đến mức gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh hay không. Chỉ trong trường
hợp thỏa mãn cả hai điều kiện (về tên thương mại mà các bên sử dụng và về loại sản phẩm,
dịch vụ mà các bên kinh doanh) như đã quy định nói trên thì mới có đủ căn cứ xác định việc
sử dụng tên thương mại của bị đơn là hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại của
nguyên đơn.
- Về tên thương mại (đồng thời là tên doanh nghiệp) của các bên: Theo quy định tại
điểm g khoản 2 Điều 34 của LDN 2005 cũng như điểm g khoản 2 Điều 15 Nghị định số
43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, tên doanh nghiệp
được coi là gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác nếu tên riêng của các doanh nghiệp
chỉ khác nhau bằng các từ “miền Bắc”, “miền Trung”, “miền Nam”, “miền Tây”, “miền Đông”
hoặc các từ có ý nghĩa tương tự, trừ trường hợp doanh nghiệp này là công ty con của doanh
nghiệp kia. Trong vụ án này tên riêng của bị đơn là “SE COM” và tên riêng của nguyên đơn
(kể cả trước và sau khi chuyển đổi từ công ty liên doanh sang công ty TNHH) là “SECOM
VIỆT NAM”, chỉ khác nhau bởi hai từ “Việt Nam”. Ý nghĩa của “Việt Nam” trong trường
hợp này là chỉ khu vực địa lý nên có thể xem là có ý nghĩa tương tự như các từ “miền Bắc”,
“miền Trung”, “miền Nam”, “miền Tây”, “miền Đông” là các từ cũng chỉ khu vực địa lý. Do
đó, theo quy định của pháp luật nói trên, ý kiến của nguyên đơn cho rằng, tên thương mại
(đồng thời là tên doanh nghiệp) của bị đơn bị xem là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên
thương mại (đồng thời là tên doanh nghiệp) của nguyên đơn là có căn cứ.
Đại diện bị đơn tại phiên tòa có viện dẫn lý do hai công ty thuộc hai loại hình doanh
nghiệp khác nhau (khi nguyên đơn chưa chuyển đổi thành công ty TNHH theo quy định), có
thành phần tên riêng khác nhau và nguyên đơn chưa chứng minh được hai công ty có cùng
khu vực kinh doanh để cho rằng bị đơn không xâm phạm quyền đối với tên thương mại của
nguyên đơn nhưng các lý do không phù hợp để chứng minh cho ý kiến của bị đơn vì:
- Theo quy định của pháp luật đã dẫn ở trên, để xác định tên doanh nghiệp có gây
nhầm lẫn hay không, chỉ cần điều kiện so sánh thành phần tên riêng của doanh nghiệp mà gây
nhầm lẫn hay không, chỉ cần điều kiện so sánh thành phần tên riêng của doanh nghiệp mà
không cần điều kiện các doanh nghiệp phải thuộc cùng loại hình, tức là không nhất thiết thành
phần loại hình doanh nghiệp trong cơ cấu tên doanh nghiệp phải giống nhau “theo quy định

29
tại khoản 1 Điều 31 của LDN 2005 và khaorn 1Điều 13 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP đã dẫn,
tên doanh nghiệp phải bao gồm ít nhất hai thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng).
- Không chỉ đặt tên trùng mà cả việc đặt tên gây nhầm lẫn (dù không trùng) với tên
của doanh nghiệp đã đăng ký trong phạm vi toàn quốc (không giới hạn trong cùng loại hình
doanh nghiệp hay lĩnh vực kinh doanh) cũng bị coi là vi phạm điều cấm theo quy định tại
khoản 1 Điều 32 của Luật Doanh nghiệp 2005 và khoản 1 Điều 14 của Nghị định số
43/2010/NĐ-CP đã dẫn.
- Về sản phẩm, dịch vụ mà các bên kinh doanh: Như trên đã xác định, lĩnh vực kinh
doanh của nguyên đơn (thể hiện bởi ngành, nghề kinh doanh ghi trong giấy phép đầu tư và
Giấy chứng nhận đầu tư) là: Tư vấn và cung cấp các giải pháp an toàn và các dịch vụ tư vấn
về thiết bị an toàn và thiết bị môi trường; còn lĩnh vực kinh doanh của bị đơn (thể hiện bởi
ngành nghề kinh doanh ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp) là: Lắp đặt, sửa chữa, bảo trì, mua bán thiết bị phòng cháy, chữa cháy,
camera quan sát, thiết bị báo động- báo cháy, cửa tự động và một số ngành, nghề khác (Nguyên
đơn không viện dẫn để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện).
Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn tại phiên tòa cho rằng các
bên có cùng lĩnh vực kinh doanh vì ngành, nghề kinh doanh của các bên đều có liên quan đến
đối tượng hàng hóa là các loại thiết bị an toàn (Đại diện nguyên đơn cho rằng đến đối tượng
hàng hóa là các loại thiết bị an toàn (Đại diện nguyên đơn cho rằng các thiết bị phòng cháy,
chữa cháy, camera quan sát, thiết bị báo động - báo cháy, cửa tự động mà bị đơn kinh doanh
cũng được coi là thiết bị an toàn mà nguyên đơn đã đăng ký kinh doanh). Tuy nhiên, căn cứ
vào ngành, nghề kinh doanh cụ thể mà các bên đã đăng ký như trên thì tuy lĩnh vực kinh doanh
của các bên đều có liên quan đến cùng một đối tượng hàng hóa là thiết bị an toàn nhưng vẫn
là hai lĩnh vực kinh doanh khác nhau và sản phẩm, dịch vụ mà các bên kinh doanh cũng không
cùng loại hay tương tự (Nguyên đơn chỉ kinh doanh dịch vụ tư vấn còn bị đơn chỉ kinh doanh
dịch vụ lắp đặt, sửa chữa, bảo trì và mua bán các thiết bị mà nguyên đơn cho là thiết bị an
toàn). Khi người tiêu dùng có nhu cầu về thiết bị an toàn thì họ sẽ tự xác định nhu cầu của
mình là cần được tư vấn hay cần lắp đặt, sửa chữa, bảo trì hoặc mua sắm thiết bị an toàn để
lựa chọn người cung cấp dịch vụ là chủ thể kinh doanh cho phù hợp, không thể có trường hợp
người tiêu dùng có nhu cầu tư vấn (là lĩnh vực kinh doanh của nguyên đơn) lại lựa chọn dịch
vụ của bị đơn vì bị đơn không có kinh doanh dịch vụ này mà chỉ kinh doanh dịch vụ lắp đặt,
sửa chữa, bảo trì và mua bán thiết bị và các dịch vụ mà các bên kinh doanh cũng không thể
thay thế lẫn nhau.

30
Do đó, ý kiến của đại diện bị đơn tại phiên tòa cho rằng ngành, nghề kinh doanh và đối
tượng khách hàng của các bên khác nhau nên không thể cho rằng bị đơn đã xâm phạm quyền
đối với tên thương mại của nguyên đơn là có căn cứ; ý kiến của luật sư bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của nguyên đơn cho rằng các bên có cùng lĩnh vực kinh doanh để từ đó cho rằng
việc sử dụng tên thương mại của bị đơn là hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại
của nguyên đơn là chưa có căn cứ.
Như vậy, trong hai điều kiện cần có để xác định việc sử dụng tên thương mại của bị
đơn là hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại của nguyên đơn theo quy định tại
khoản 2 Điều 129 LSHTT 2005, phía nguyên đơn chỉ chứng minh được điều kiện thứ nhất
(tên doanh nghiệp của bị đơn là tương tự, có thể gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp của
nguyên đơn) nhưng không chứng minh được điều kiện thứ hai (sản phẩm, dịch vụ mà các bên
kinh doanh là cùng loại hoặc tương tự với nhau) nên không có đủ căn cứ để xác định bị đơn
đã có hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại của nguyên đơn. Do đó, yêu cầu khởi
kiện của nguyên đơn đòi bị đơn phải chấm dứt hành vi sử dụng tên thương mại đồng thời là
tên doanh nghiệp đã ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của bị đơn là “Công ty
TNHH SE COM” và phải bồi thường cho nguyên đơn chi phí thuê luật sư 100.000.000 đồng
là không có căn cứ để được chấp nhận.
4. Về án phí:
Căn cứ vào khoản 3 Điều 128, khoản 1 Điều 131 của BLTTDS và các Điều 5, 18 và 27
của pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án:
Nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm đối với yêu cầu khởi kiện không được Tòa án
chấp nhận (bao gồm án phí đối với yêu cầu chấm dứt hành vi là yêu cầu không có giá ngạch
và án phí đối với yêu cầu bồi thường thiệt hại là yêu cầu có giá ngạch).
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
Áp dụng khoản 1 Điều 79 BLTTDS, khoản 2 Điều 129, khoản 1 và khoản 3 Điều 203
của LSHTT:
1. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn đòi công ty TNHH SE COM
phải chấm dứt hành vi sử dụng tên thương mại đồng thời là tên doanh nghiệp “Công ty TNHH
SE COM” và bồi thường cho nguyên đơn chi phí thuê luật sư 100.000.000 đồng.
2. Án phí:

31
Công ty TNHH SECOM Việt Nam phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là 7.000.000 (bảy
triệu) đồng; cấn trừ vào số tiền tạm ứng án phí đã nộp 3.500.000 đồng (theo Biên lai thu tiền
số AE/2010/09283 ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Cục Thi hành án dân sự TPHCM và Giấy
nộp tiền vào tài khoản số 3429 ngày 25 tháng 8 năm 2011 của Kho bạc Nhà nước TPHCM),
Công ty TNHH SECOM Việt Nam còn phải nộp thêm 3.500.000 đồng.
3. Các đương sự được quyền kháng cáo bản án này trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày
tuyên án.
4. Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 12 LTHADS thì người
được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền
yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại
các Điều 6, 7 và 9 Luật Thi hành án dân sự, thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định
tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.
TM. Hội đồng xét xử sơ thẩm
Thẩm phán- chủ tọa phiên tòa
Nguyễn Công Phú (đã ký)

32

You might also like