Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 55

1

CASE STUDY F6 ACCA


5 Dạng Bài Tập Phổ Biến Về Thuế
1
Page | 1
Môn F6 ACCA – Taxation – là môn học về Thuế ở cấp độ nền tảng của chương
trình ACCA. Với đặc thù mỗi quốc gia, luật thuế được áp dụng ở các nước
không giống nhau. Vì vậy, F6 ACCA là môn học được cập nhật chương trình
trên nhiều quốc gia để phù hợp với học viên trên thế giới.

Môn học này cung cấp cho học viên những kiến thức đầy đủ về những sắc thuế
mà chúng ta bắt gặp hàng ngày, liên quan trực tiếp đến cuộc sống mỗi cá nhân
hay doanh nghiệp. Học viên học môn F6 ACCA không chỉ vì đây là một môn học
trong chương trình ACCA, mà còn vì tính thực tế và hữu ích của môn học này.

Cuốn Case Study F6 ACCA – 5 Dạng Bài Tập Phổ Biến Về Thuế sẽ cung cấp
những case study cơ bản nhưng quan trọng nhất của môn học F6. Nội dung
sách bao gồm các case study thực tế về thuế thu nhập cá nhân (PIT), thuế thu
nhập doanh nghiệp (CIT), thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế nhà thầu (FCT)
và các văn bản hợp nhất, thông tư, chuẩn mực sẽ được sử dụng chủ yếu cho
đề thi F6 ACCA kỳ tháng 6 và tháng 12 năm 2018.

Cuốn sách đặc biệt hữu ích cho những bạn học viên đang trong quá trình học
môn F6. Các bạn đã học xong môn học này vẫn có thể sử dụng như một nguồn
tài liệu hữu ích để rà soát lại kiến thức đã học.

SAPP Academy chúc các bạn thành công!

Page | 2
Page | 3
I. CASE STUDY 1 – CIT – Q5 DECEMBER 2016 ................................................. 5
II. CASE STUDY 2 – CIT – Q1 DECEMBER 2016 ............................................... 14
III. CASE STUDY 3 – PIT – Q2 DECEMBER 2016 ............................................... 22
IV. CASE STUDY 4 – VAT – Q4 DECEMBER 2015 .............................................. 29
V. CASE STUDY 5 – FCT – Q3 JUNE 2015 ........................................................ 37

Page | 4
I. CASE STUDY 1 – CIT – Q5 DECEMBER 2016

Question 1

VTL JSC (VTL) is a Vietnamese company, whose shares are listed on the
Vietnamese stock exchange. VTL specialises in the manufacture and installation
of telecommunication equipment and in recent years has conducted several
successful investment projects in both Vietnam and overseas.

VTL’s audited financial statements for 2015 show a profit before tax of
VND680,000 million. The following issues have been identified as relevant to the
preparation of the company’s 2015 corporate income tax return. All amounts are
stated exclusive of any applicable value added tax (VAT), except where
specifically stated otherwise.

1. Special bonuses are offered to the management team and some employees
with exceptional performance. However, the bonuses for 2015 were not
settled by the fiscal year end of 31 December 2015. VTL accrued VND11,000
million in the 2015 audited financial statement for these bonuses,
representing a 10% increase from the accrued bonuses for 2014 of
VND10,000 million. For 2014, the actual bonuses settled and paid in February
2015 were VND10,500 million. The difference (between the accrued
expenses of VND10,000 million and the actual settlement amount) of
VND500 million was recorded as an additional expense in the 2015 audited
financial statements. The actual bonuses for 2015 of VND12,500 million were
settled and paid on 15 March 2016 (after the audited financial statements
were finalised).

2. During 2015, VTL received USD5 million being the after tax profit share from
its investment project in Singapore. The profits had been subject to the
common income tax rate in Singapore of 17%.

3. In 2014, VTL rented out an office in Ho Chi Minh City, which was not required
for its own use, for a period of four years. VTL received the full rental payment
for the whole four-year period, of VND26,400 million (inclusive of 10% VAT)
on the signing of the rental agreement. For accounting purposes VTL will
recognise the rental income over the four years of the rental period (2014 to

Page | 5
2017) but for tax purposes it elected to treat the whole amount as taxable in
2014.

4. During 2015, VTL received and paid invoices for the medical costs of its
directors amounting to VND1,200 million. Under VTL’s insurance policy with
an insurer, 50% of the medical costs will be covered by the insurer. According
to the contract with the directors, VTL will only bear up to a total of VND400
million per year for the costs not covered by the insurer, however, in 2015
VTL decided not to seek any reimbursement from the directors.

5. In 2015, VTL purchased some hi-tech equipment and shortened its useful life
from five years (as stipulated in Circular 45/2013 on depreciation) to three
years. The depreciation charge for this equipment in the 2015 financial
statements was VND600 million.

6. In December 2014, VTL obtained a loan from a bank specifically to finance a


new investment to set up a new company in Cambodia. In 2015, the interest
incurred on this loan amounted to VND3,600 million. The capital
contributions to VTL by its shareholders have been made in full.

7. In 2015, VTL incurred the following foreign exchange gains/losses, all of which
had been recorded in the 2015 audited income statement:

• A realised net gain of VND900 million;

• An unrealised loss on receivables as at 31 December 2015 of VND1,400


million;

• An unrealised gain on payables as at 31 December 2015 of VND1,200


million; and

• An unrealised gain on cash at bank as at 31 December 2015 of VND300


million.

Required
Calculate VTL JSC’s taxable income and tax liabilities (in VND millions) for
corporate income tax (CIT) purposes for the year ended 31 December 2015.

Page | 6
Answer 1

Item VND million

1. Staff bonuses

– Accrual for bonuses in 2015 11,000

– Actual bonuses settlement re 2015 (12,500)

– Bonuses re 2014 recorded in 2015 expenses 500

2. Gross up for tax paid on profit sharing in Singapore


22,530
((USD5 million * 22,000)/83 * 17)

3. Rental income (26,400/1·1/4) (6,000)

4. Medical costs (1,200 * 50% – 400) 200

5. Quick depreciation 0

6. Loan for investment in new company 0

7. Foreign exchange gain/loss

– Realised net gain 0

– Unrealised loss on receivables 1,400

Page | 7
– Unrealised gain on payables 0

– Unrealised gain on cash (300)

Total adjustments 16,830

Profit per financial statements 680,000

Total taxable income 696,830

Tax at 22% 153,303

Credit for tax paid in Singapore (22,530)

Total tax in Vietnam 130,773

Page | 8
Tutorial notes (not required as part of the answer):

The accrued bonuses are non-deductible but the actual


1 bonus payments are deductible in the year to which
they relate.

The profit share from Singapore is taxable in Vietnam, but a


2
foreign tax credit is available.

As the rental income was taxed in full in 2014, it will be non-


3
taxable in the subsequent years.

The medical costs are non-deductible as they are not


4
covered in the directors’ employment contracts.

No adjustment is required for the quick depreciation,


because the company made a profit and depreciation
5 of up to two times the regulated depreciation expense is
allowed. A reduction from five years to three years does not
exceed two times.

No adjustment is required for the loan interest, as provided


6 in Circular 96/2015, Article 4, point 2.18 amending the same
point in Article 6 of Circular 78/2014.

Page | 9
Câu hỏi 1

Công ty cổ phần VTL là một công ty Việt Nam có cổ phiếu được niêm yết trên sàn
giao dịch chứng khoán Việt Nam. VTL hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và lắp
đặt các thiết bị viễn thông. Một vài năm gần đây, VTL đã thực hiện một vài dự án
đầu tư thành công tại Việt Nam và cả nước ngoài.

Báo cáo tài chính được kiểm toán năm 2015 của VTL chỉ ra rằng lợi nhuận trước
thuế là 680,000 triệu đồng. Một số vấn đề được phát hiện liên quan đến thuế
thu nhập doanh nghiệp năm 2015 như sau. Những khoản tiền dưới đây đều chưa
bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT), trừ khi đề bài đề cập đến.

1. Khoản khen thưởng dành cho đội quản lý và một số nhân viên có thành tích
xuất sắc. Tuy nhiên, khoản khen thưởng năm 2015 đã không được trả vào
cuối năm tài chính 31/12/2015. VTL trích trước 11,000 triệu đồng trong báo
cáo tài chính năm 2015 đã được kiểm toán cho khoản khen thưởng này, tăng
lên 10% so với khoản trích trước cho năm 2014 là 10,000 triệu đồng.

2. Năm 2014, khoản khen thưởng đã trả vào tháng 2/2015 là 10,500 triệu đồng.
Sự chênh lệch giữa chi phí trích trước 10,000 triệu đồng và chi phí thực tế trả
là 500 triệu đồng được ghi nhận là chi phí tăng thêm năm 2015 trong báo cáo
tài chính được kiểm toán.

3. Khoản thưởng thực tế năm 2015 là 12,500 triệu đồng đã trả vào ngày
15/03/2016 (sau khi hoàn thành báo cáo kiểm toán).

4. Trong năm 2015, VTL nhận 5 triệu USD là lợi nhuận sau thuế từ đầu tư dự án
ở Singapore. Lợi nhuận này đã chịu thuế với mức thuế suất 17% ở Singapore.

5. Năm 2014, VTL cho thuê một văn phòng ở Thành phố Hồ Chí Minh trong 4
năm. VTL nhận khoản tiền thuê trả đầy đủ cho 4 năm là 26,400 triệu đồng (đã
bao gồm 10% VAT) tại thời điểm ký hợp đồng. Về mặt kế toán, VTL ghi nhận
khoản tiền cho thuê trong 4 năm (2014 đến 2017) nhưng về mặt tính thuế,
VTL lựa chọn ghi nhận toàn bộ tiền thuê là khoản thu nhập chịu thuế trong
năm 2014.

Page | 10
6. Năm 2015, VTL nhận và trả hóa đơn cho chi phí y tế của các giám đốc công ty
tổng số tiền là 1,200 triệu đồng. Theo chính sách bảo hiểm của nhà cung cấp
dịch vụ bảo hiểm cho VTL, 50% chi phí y tế sẽ được trả bởi bên bảo hiểm.
Theo hợp đồng với các giám đốc công ty, VTL sẽ chịu chi phí y tế lớn nhất là
400 triệu đồng mỗi năm cho phần chi phí không được trả bởi bên bảo hiểm,
tuy nhiên, năm 2015 VTL quyết định không cần thu hồi bất kỳ khoản hoàn lại
nào từ các giám đốc.

7. Năm 2015, VTL mua các thiết bị công nghệ cao và giảm thời gian sử dụng hữu
ích từ 5 năm (theo quy định trong thông tư 45/2013 về khấu hao) xuống còn
3 năm. Chi phí khấu hao cho thiết bị này trong báo cáo tài chính năm 2015 là
600 triệu đồng.

8. 12/2014, VTL vay một khoản từ ngân hàng để đầu tư thành lập một công ty
ở Campuchia. Năm 2015, lãi suất phát sinh của khoản vay này là 3,600 triệu
đồng. Các cổ đông đã góp đủ vốn cho công ty VTL.

9. Năm 2015, VTL phát sinh những khoản lãi lỗ từ trao đổi ngoại tệ như sau, tất
cả được ghi nhận trong năm 2015:

• Lợi nhuận đã thực hiện 900 triệu đồng;

• Lỗ chưa thực hiện từ phải thu tại 31/12/2015 là 1,400 triệu đồng;

• Lãi chưa thực hiện từ phải trả tại 31/12/2015 1,200 triệu đồng;

• Lãi chưa thực hiện từ tiền gửi ngân hàng tại 31/12/2015 300 triệu đồng.

Yêu cầu
Tính thu nhập chịu thuế và thuế TNDN phải nộp (đơn vị triệu VND) cho năm tài
chính kết thúc 31/12/2015 của VTL.

Page | 11
Đáp án 1

Mục Triệu đồng

1. Khen thưởng

− Trích trước năm 2015 11,000

− Thực trả năm 2015 (12,500)

− Khen thưởng năm 2014 được ghi nhận là chi phí năm
500
2015

2. Phần thuế đã nộp tại Singapore ($5 triệux 22,000)/83x17 22,530

3. Thu nhập từ hoạt động cho thuê văn phòng (6,000)

4. Chi phí y tế 200

5. Khấu hao nhanh 0

6. Khoản vay cho đầu tư vào công ty mới 0

7. Lãi lỗ chênh lệch tỷ giá

− Lãi đã hiện thực hóa 0

− Lỗ từ phải thu chưa thực hiện 1,400

− Lãi từ phải trả chưa thực hiện 0

− Lãi từ tiền gửi ngân hàng chưa thực hiện (300)

Tổng điều chỉnh 16,830

Lợi nhuận trên báo cáo 680,000

Page | 12
Tổng thu nhập chịu thuế 696,830

Thuế (22%) 153,303

Thuế đã trả ở Singapore (22,530)

Tổng thuế phải trả ở Việt Nam 130,773

Gợi ý giải

Chi phí trích trước là không được khấu trừ nhưng chi phí thực
1
trả được khấu trừ trong năm liên quan.

Lợi nhuận từ Singapore chịu thuế ở Việt Nam, nhưng vẫn


2
được trừ đi số thuế đã nộp ở Singapore.

Thu nhập từ cho thuê là thu nhập chịu thuế toàn bộ trong
3
năm 2014, vì vậy sẽ không chịu thuế trong những năm sau.

Chi phí y tế 200 triệu đồng là không được khấu trừ vì nó
4
không nằm trong điều khoản hợp đồng lao động.

Không cần điều chỉnh cho khấu hao nhanh vì công ty vẫn có
lợi nhuận và thông tư cho phép khấu hao nhanh gấp 2 lần so
5
với khấu hao được quy định. Giảm thời gian sử dụng hữu ích
từ 5 năm còn 3 năm không vượt quá 2 lần.

Không cần điều chỉnh cho chi phi lãi vay theo quy định của
6 thông tu 96/2015, điều 4, điểm 2.18, sửa đổi cho điểm tương
tự tại điều 6 thông tư 78/2014.

Page | 13
II. CASE STUDY 2 – CIT – Q1 DECEMBER 2016

Question 2

HVNV Co (HVNV) is a Vietnamese company owned by two shareholders, Ms An


and Mr Bao, with the shareholding ratio of 65% and 35%, respectively. HVNV
specialises in software development and the trading of computer hardware. The
company’s recent taxable income/(tax losses) from operations have been as
follows:

Software Trading of
Year ended computer Combined total
development hardware
31 December
VND million VND million VND million

Cannot be separated for each


2011
activity (9,000)

2012 8,000 7,000 15,000

2013 (10,000) 2,500 (7,500)

2014 15,500 2,000 17,500

2015 (11,000) 3,000 (8,000)

HVNV is entitled to four years tax exemption plus a nine-year 50% tax reduction
for its software development activity from the first year of profits, which was in
2009. Due to inappropriate planning, the tax exemptions available in the years
2009 and 2010 were used inefficiently when the company made small profits but
could not identify separately from which of its activities the profits came. The

Page | 14
software activity is also entitled to the 10% tax rate in the 15 years from the year
of first revenue, which was also 2009.

The trading of computer hardware activity is subject to the common tax rate (i.e.
25% up to 2013, and 22% in 2014 and 2015).

In 2012, HVNV was instructed in a written ruling by tax authorities that apart
from the guidance under the corporate income tax (CIT) Circulars, the losses
must be utilised in a consecutive manner to fully offset all profits from all
activities within five years after their incurrence.

At the end of 2015, as a result of unresolvable disputes, the shareholders


decided to split HVNV into two separate companies according to their current
shareholding ratio – AHV (to be held by Ms An) and BHV (to be held by Mr Bao).

Required
(a) Calculate (in VND millions) the assessable income for corporate income tax
(CIT) for each of HVNV Co’s activities in the years 2012, 2013, 2014 and 2015
and state the tax rate applicable in each case.

(b) Calculate (in VND millions) the tax loss carry forward to be allocated to AHV
and BHV respectively after the split.

Page | 15
Answer 2

(a) CIT

Software Hardware
Year
VND million VND million

Taxable income 8,000 7,000

Loss from 2011 (must offset


against the incentive activity (8,000) (1,000)
2012 first)

Assessable income 0 6,000

Tax rate Exempt 25%

Taxable income (10,000) 2,500

Offset loss between software


2,500 (2,500)
and hardware
2013

Assessable income (7,500) 0

Tax rate 5% 25%

Taxable income 15,500 2,000

2014
Loss carried forward from
(7,500) 0
2013

Page | 16
Assessable income 8,000 2,000

Tax rate 5% 22%

Taxable income (11,000) 3,000

Offset loss between software


3,000 (3,000)
and hardware
2015

Assessable income (8,000) 0

Tax rate 5% 22%

(b) Tax loss allocation after the split

AHV BHV

VND million VND million

Tax loss at the end of 2015 (before the split)


VND8,000 million

Capital split ratio 65% 35%

Allocated loss to each company (5,200) (2,800)

Page | 17
Câu hỏi 2

Công ty HVNV là một công ty Việt Nam được sở hữu bởi 2 thành viên, bà An và ông
Bảo, với tỷ lệ góp vốn là 65% và 35%. HVNV hoạt động trong lĩnh vực phát triển
phần mềm và kinh doanh phần cứng máy tính. Thu nhập chịu thuế (lỗ được chuyển
tiếp) từ hoạt động kinh doanh như sau:

Kinh doanh
Phát triển phần
Năm tài chính phần cứng máy Tổng
mềm
tính
(kết thúc 31/12)
Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng

Không thể phân chia lỗ từ từng


2011 (9,000)
hoạt động

2012 8,000 7,000 15,000

2013 (10,000) 2,500 (7,500)

2014 15,500 2,000 17,500

2015 (11,000) 3,000 (8,000)

HVNV được hưởng 4 năm miễn thuế và 9 năm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp
50% cho hoạt động bán phần mềm tự phát triển, được tính từ năm đầu tiên có
lợi nhuận cho hoạt động này, năm 2009. Do lên kế hoạch sử dụng ưu đãi thuế
không phù hợp, thuế được miễn trong 2 năm đầu 2009 và 2010 chưa được sử
dụng hiệu quả khi công ty tạo ra lợi nhuận nhỏ nhưng không thể xác định riêng
biệt lợi nhuận đến từ hoạt động nào (phần mềm hay phần cứng). Hoạt động kinh
doanh phần mềm cũng được hưởng mức thuế ưu đãi 10% trong 15 năm tính từ
năm đầu tiên có doanh thu, tức năm 2009.

Page | 18
Hoạt động kinh doanh phần cứng thuộc đối tượng chịu thuế theo thuế suất (25%
đến năm 2013, 22% năm 2014 và 2015).

Trong năm 2012, HVNV được chỉ dẫn bởi cơ quan thuế theo công văn hướng dẫn
về thuế thu nhập doanh nghiệp rằng, khoản lỗ phải được sử dụng liên tiếp để
khấu trừ vào lợi nhuận từ tất cả các hoạt động trong vòng 5 năm kể từ khi bắt
đầu có lỗi.

Cuối năm 2015, do tranh chấp không thể giải quyết, cổ đông quyết định chia
công ty thành 2 công ty độc lập theo tỷ lệ góp vốn – công ty AHV (bà An) và công
ty BHV (ông Bảo).

Yêu cầu
(a) Tính thu nhập tính thuế cho mục đính tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo
từng hoạt động của công ty HVNV năm 2012, 2013, 2014 và 2015. Nêu rõ
thuế suất được áp dụng.

(b) Tính lỗ được khấu trừ chuyển tiếp cho công ty AHV và BHV sau khi chia tách.

Page | 19
Đáp án 2

(a) Thu nhập tính thuế và thuế suất năm 2012, 2013, 2014 và 2015

Phần mềm Phần cứng


Năm
Triệu đồng Triệu đồng

Thu nhập chịu thuế 8,000 7,000

Lỗ chuyển từ 2011 (phải được


khấu trừ vào hoạt động có ưu (8,000) (1,000)
2012 đãi trước)

Thu nhập tính thuế 0 6,000

Thuế suất Miễn thuế 25%

Thu nhập chịu thuế (10,000) 2,500

Cấn trừ lỗ giữa phần mềm và


2,500 (2,500)
phần cứng trong năm
2013

Thu nhập tính thuế (7,500) 0

Thuế suất 5% 25%

Thu nhập chịu thuế 15,500 2,000


2014
Lỗ chuyển từ năm 2013 (7,500) 0

Page | 20
Thu nhập tính thuế 8,000 2,000

Thuế suất 5% 22%

Thu nhập chịu thuế (11,000) 3,000

Cấn trừ lỗ giữa phần mềm và


3,000 (3,000)
phần cứng trong năm
2015

Thu nhập tính thuế (8,000) 0

Thuế suất 5% 22%

(b) Phân bổ lỗ được khấu trừ sau chia tách

AHV BHV
Chỉ tiêu
(triệu đồng) (triệu đồng)

Tổng thua lỗ cuối năm 2015: 8,000 triệu đồng


(trước khi phân chia công ty)

Tỷ lệ góp vốn 65% 35%

Phân bổ lỗ cho từng công ty (5,200) (2,800)

Page | 21
III. CASE STUDY 3 – PIT – Q2 DECEMBER 2016

Question 3

Mr Nghia Phan, who is 45 years old and a Vietnamese citizen, is the general
director of HMCP JSC (HMCP) a company listed on the Vietnamese stock market.

According to his labour contract with HMCP, Mr Nghia Phan’s monthly gross
income is VND300 million (covering all benefits in cash and in kind and all
taxable). He is also entitled to incentives based on the performance of the
company.

At the end of 2014, HMCP offered Mr Nghia Phan a ‘cashing shares award’
scheme as an appendix to his labour contract, by which he would receive a
nominal award of 1·5 million shares of HMCP (with no dividend and voting
rights). On 31 December 2015, HMCP would pay him an ‘award’ equal to the
difference between the share price at
the beginning of 2015 (of VND12,000 per share) and that on 30 December 2015.
In 2015, HMCP made a substantial profit and the share price on 30 December
2015 had increased to VND20,000 per share.

The board of directors was very happy with Mr Nghia Phan’s performance in
2015 and they are considering offering him additional incentives as follows:

– Option 1: a special cash bonus of VND4,800 million, payable immediately on


31 December 2015; or

– Option 2: a cash bonus of VND1,600 million, plus 150,000 shares to be awarded


with full rights to receive dividends, payable immediately on 31 December 2015.
The board plans to make a dividend payment for 2015 of VND1,000 per share in
April 2016.

Mr Nghia Phan has three dependants, being his children. His compulsory
insurance is calculated based on the cap of VND23 million per month.

Page | 22
Required
(a) Describe the personal income tax (PIT) treatment of (1) the ‘cashing shares
award’ scheme and (2) the shares awarded under Option 2 above.

(c) Calculate (in VND millions) Mr Nghia Phan’s PIT liability in Vietnam in the
year 2015 under Option 1 above.

Page | 23
Answer 3

(a) Tax treatment of share awards

‘Cashing shares award’ scheme

This is effectively an employment-related performance incentive since the terms


are stated in the labour contract. Therefore, it will be treated as employment
income, not investment income.

The payment was made in cash, not by shares, thus the tax delay applicable to a
share-based bonus (Article 26, point 11 of Circular 111/2013) is not applicable.
So, the ‘cashing’ share award would be taxed in Mr Nghia’s hands on payment.

Actual ‘share award’ scheme.

This award is also employment-based (additional bonus), thus the award would
be employment income.

However, any income received from the shares received after the award (e.g.
dividends) will be investment income.

The award involves the issuance of shares to Mr Nghia, thus the income would
not be taxable upon receipt, but delayed until Mr Nghia sells the shares.

Page | 24
(b) Personal income tax (PIT) liability for the year 2015 under Option 1

Amount
Items
VND million

Salary (300 million x 12 months) 3,600

Cashing award 1.5 million shares x (20,000 – 12,000) 12,000

Cash bonus 4,800

Taxable income 20,400

Self-deduction and dependant (9 + 3.6x3)x12 (238)

Insurance deduction (23x10.5%x12) (29)

Total assessable income 20,133

Monthly assessable income (20,133/12) 1,678

Annual tax liability (1,678x35% - 9.85)x12 months 6,929

Page | 25
Câu hỏi 3

Ông Nghĩa Phan, 45 tuổi, quốc tịch Việt, là giám đốc công ty HMCP JSC (HM) -
công ty được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam.

Theo hợp đồng lao động với HM, tổng thu nhập của ông Nghĩa hàng tháng là 300
triệu đồng (bao gồm cả thu nhập bằng tiền mặt và hiện vật và tất cả đều chịu
thuế). Ông ấy cũng nhận các khoản lương thưởng dựa vào hoạt động của công
ty.

Cuối năm 2014, HM đưa ra mức thưởng cho ông Nghĩa theo phụ lục của hợp
đồng lao động là 1.5 triệu cổ phiếu của HM (không kèm cổ tức và quyền biểu
quyết). 31/12/2015, HM sẽ trả khoản thưởng tương đương với sự chênh lệch
giữa giá cổ phiếu tại thời điểm đầu năm 2015 (12,000 đồng mỗi cổ phiếu) và giá
tại 30/12/2015. Năm 2015, HM đã tạo ra một khoản lợi nhuận lớn và giá cổ phiếu
tại 30/12/2015 đã tăng lên 20,000 đồng mỗi cổ phiếu.

Ban quản trị cảm thấy hài lòng với những đóng góp của ông Nghĩa trong năm
2015 và họ quyết định đưa ra 2 lựa chọn khen thưởng cho ông Nghĩa như sau:

Lựa chọn 1: một khoản tiền 4,800 triệu đồng, trả ngay lập tức tại
31/12/2015

Lựa chọn 2: một khoản tiền 1,600 triệu đồng, cộng thêm 150,000 cổ phiếu
có quyền biểu quyết và quyền nhận cổ tức, trả ngay tại 31/12/2015. Công
ty trả cổ tức năm 2015 (1,000 đồng mỗi cổ phiếu) vào tháng 4/2016.

Ông Nghĩa có ba người phụ thuộc đều là con ông ấy. Bảo hiểm bắt buộc được
tính dựa trên số tiền tối đa là 23 triệu đồng mỗi tháng.

Yêu cầu
(a) Nêu nghĩa vụ thuế của (1) khoản thưởng 1.5 triệu cổ phiếu và (2) khoản
thưởng theo lựa chọn 2.

(b) Tính số thuế ông Nghĩa phải nộp năm 2015 theo lựa chọn 1.

Page | 26
Đáp án 3

(a) Nghĩa vụ thuế liên quan đến việc thưởng cổ phiếu

(1) Khoản thưởng tiền dựa trên chênh lệch giá của 1.5 triệu cổ phiếu trong năm
2015.

Đây là khoản thu nhập theo hợp đồng lao động nên được coi là thu nhập từ tiền
lương tiền công, không phải thu nhập từ đầu tư.

Khoản thu nhập này được trả bằng tiền, không phải bằng cổ phiếu, vì thế mà việc
hoãn tính thuế quy định cho lương thưởng từ việc nhận cổ phiếu (điều 26, điểm
11 của thông tư 111/2013) không được áp dụng. Vậy nên, khoản tiền thưởng
này sẽ được tính thuế ngay khi ông Nghĩa nhận được.

(2) Khoản thưởng cổ phiếu.

Khoản thưởng này cũng liên quan đến tiền lương tiền công (thưởng thêm) vì thế
khoản thưởng sẽ là thu nhập từ tiền lương tiền công.

Tuy nhiên, mọi khoản thu nhập nhận được từ cổ phiếu sau khi chuyển giao cổ
phiếu cho ông Nghĩa (như là cổ tức) sẽ được tính là thu nhập từ đầu tư.

Khoản thưởng liên quan đến việc phát hành cổ phiếu cho ông Nghĩa, vì thế thu
nhập này sẽ không chịu thuế khi nhận, nhưng sẽ được hoãn lại tới khi ông Nghĩa
bán cổ phiếu đó đi.

Page | 27
(b) Thuế thu nhập cá nhân theo lựa chọn 1

Số tiền
Chỉ tiêu
(triệu đồng)

Lương (300 triệu x 12 tháng) 3,600

Thưởng tiền từ chênh lệch giá: 1.5 triệu cổ phiếu x (20,000 –
12,000
12,000)

Thưởng tiền mặt 4,800

Thu nhập chịu thuế 20,400

Giảm trừ gia cảnh giảm trừ người phụ thuộc (9 + 3.6x3)x12 (238)

Bảo hiểm được trừ (23x10.5%x12) (29)

Tổng thu nhập tính thuế 20,133

Thu nhập tính thuế theo tháng (20,133/12) 1,678

Nghĩa vụ thuế theo năm (1,678x35% - 9.85)x12 tháng 6,929

Page | 28
IV. CASE STUDY 4 – VAT – Q4 DECEMBER 2015

Question 4

SCG Co owns a chain of retail stores and supermarkets in Vietnam. The


company’s transactions in December 2014 included the following:

Transaction 1: SCG Co set up a new supermarket in Binh Duong. The total


construction costs invoiced by the contractor on 1 December 2014 were VND660
billion (inclusive of value added tax (VAT) at 10%). The completed project was
handed over to SCG Co on 1 January 2015 and SCG Co intends to depreciate the
property at the rate of VND50 billion each year from 2015 onwards.

Transaction 2: On 10 December 2014, SCG Co purchased a four-seater car with


a quoted price of VND1,870 million (inclusive of VAT at 10%) for its general
director. The seller granted SCG Co a 6% discount off the quoted price of the car.

Transaction 3: On 20 December 2014, SCG Co received a cash incentive of VND1


billion from SG Milk to display their products in an exclusive place in SCG Co’s
supermarkets and stores in January and February 2015.

Transaction 4: During December 2014, SCG Co gave a free helmet to the first 500
customers who purchased goods with an invoice value of more than VND1
million. This promotional programme was registered with the Department of
Industry and Trade as a promotion. The helmets were purchased by SCG Co for
VND220,000 each (inclusive of VAT at 10%) on 1 December 2014. All of the
helmets were given to customers during the promotion.

Transaction 5: SCG Co produces bottled water for sale in its supermarket chain
with the selling price of VND4,400 per bottle (inclusive of VAT at 10%). During
December 2014, SCG Co issued 2,000 bottles of the water for internal use of
which 50% were used in meetings with suppliers/customers/partners, 30% for
processing foods and other drinks for sale in the supermarket, and 20% were
used on the annual vacation trip for SCG Co’s employees.

All the transactions were settled via a bank, unless otherwise stated.

Page | 29
Required

(a) For each of the transactions (1 to 5) calculate the output and/or creditable
input value added tax (VAT) for SCG Co in the month of December 2014.

(b) For Transaction 5, advise SCG Co on the invoice issuance requirements for
each category of water issued for internal use.

Page | 30
Answer 4

Value added tax (VAT)

Output
Input VAT
VAT
Transactions
VND
VND
million
million

(1) Input VAT for the construction costs is deductible


in full in the period of receiving invoice (allocation to
the 60,000
depreciation period of 12 years is not relevant)
(660,000/1·1*10%)

(2) Input VAT for the car is deductible in full because


the invoiced amount after the discount is lower than
VND1,600 million.
160
Invoice price (net VAT): 1,870 * (1 – 6%)/1·1 = 1,598
VAT = 1,598 * 10% = 160

(3) The cash incentive for displaying goods in the


supermarkets and stores is subject to VAT at 10%
100
(point 1, Article 5, Circular 219/2013, Example 15)
(1,000 * 10%)

(4) SCG Co can charge VAT at 10% on a taxable value


of zero for the helmets given away for free as the
promotion is registered with the authorities (point 5, 0 10
Article 7 of Circular 219/2013). The input is creditable
in full (0·22 million/1·1 * 10% * 500)

Page | 31
(5) No VAT output arises in respect of the water
issued for customer/supplier meetings and for
processing food and drinks. A full VAT charge at 10% 0.16
applies to the water used for the vacation trip (2,000
* 20% * (4,400/1·1 * 10%)). Input VAT is creditable in
full (2,000 * (4,400/1·1 * 10%)) 0.8

(a) Invoicing requirements for Transaction 5

For the water used for meetings, SCG Co is neither required to issue VAT invoices
nor to declare this output VAT on these invoices in its return.

For the water used for the processing of foods, SCG Co is neither required to
issue VAT invoices nor to charge VAT (point 4, Article 7 of Circular 219/2013 and
point 3 (a) Article 5 of Circular 119/2014).

For the water used on the vacation trip by its employees, SCG Co is required to
issue VAT invoices as for normal sales (example 25, point 4, Article 7 of Circular
219/2013).

Page | 32
Câu hỏi 4

Công ty SCG sở hữu một chuỗi các cửa hàng bán lẻ và siêu thị ở Việt Nam. Các
giao dịch của công ty vào tháng 12/2014 như sau:

Giao dịch 1: SCG thành lập một siêu thị mới ở Bình Dương. Tổng chi phí xây dựng
trên hóa đơn của nhà thầu xây dựng vào 01/12/2014 là 660 tỷ đồng (đã bao gồm
thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế suất 10%). Dự án hoàn thành được chuyển giao
cho SCG vào ngày 01/01/2015 và SCG có dự định khấu hao tài sản cố định ở mức
50 triệu đồng mỗi năm từ 2015 trở đi.

Giao dịch 2: vào ngày 10/12/2014, SCG mua một xe 4 chỗ với giá niêm yết 1,870
triệu đồng (đã bao gồm VAT 10%) cho tổng giám đốc. Người bán giảm cho SCG
6% trên giá niêm yết.

Giao dịch 3: vào ngày 20/12/2014, SCG nhận 1 tỷ đồng từ SG Milk để trưng bày
sản phẩm của họ ở siêu thị và các cửa hàng của SCG trong tháng 1 và tháng 2
năm 2015.

Giao dịch 4: trong tháng 12/2014, SCG phát miễn phí mũ bảo hiểm cho 500 khách
hàng đầu tiên mua sản phẩm với hóa đơn giá trị trên 1 triệu đồng. Chương trình
khuyến mãi này đã được đăng ký theo luật thương mại. Mũ khuyến mãi được
mua với giá 220,000 đồng mỗi cái (đã bao gồm VAT 10%) tại ngày 01/12/2014.
Tất cả mũ đã được trao cho khách hàng trong chương trình khuyến mãi.

Giao dịch 5: SCG sản xuất nước đóng chai để bán trong chuỗi siêu thị của nó với
giá bán 4,400 đồng (đã bao gồm VAT 10%). Tháng 12/2014, SCG xuất kho 2,000
chai nước cho sử dụng nội bộ, 50% đươc dùng cho cuộc họp với khác hàng, đối
tác và nhà cung cấp, 30% được dùng cho sử lý thực phẩm và các đồ uống khác
để bán trong siêu thị, 20% được sử dụng cho nhân viên đi du lịch.

Tất cả các giao dịch được thực hiện qua ngân hàng, trừ khi được đề cập là không.

Page | 33
Yêu cầu
(a) Với mỗi giao dịch, tính thuế giá trị gia tăng đầu ra và đầu vào cho tháng
12/2014 của SCG.

(b) Với giao dịch 5, đưa ra lời khuyên cho SCG về hóa đơn yêu cầu cho mục
đích sử dụng nội bộ.

Page | 34
Đáp án 4

(a) VAT

Thuế VAT Thuế VAT


đầu ra đầu vào
Giao dịch
(triệu (triệu
đồng) đồng)

1. VAT đầu vào cho chi phí xây dựng được khấu
trừ toàn bộ trong kỳ nhận hóa đơn (không phân
bổ theo thời gian khấu hao 12 năm) 60,000

(660,000/1.1*10%)

2. VAT đầu vào cho ô tô 4 chỗ được khấu trừ toàn


bộ bởi vì giá trị hóa đơn sau khi chiết khấu thấp
hơn 1,600 triệu đồng.
160
Giá trên hóa đơn (không bao gồm VAT):
1,870*(1 – 6%)/1.1 = 1,598

VAT = 1,598 *10% = 160

3. Tiền nhận được từ việc trưng bày sản phẩm cho


SG Milk thuộc đối tượng chịu thuế VAT 10%
100
(theo điểm 1, điều 5, thông tư 219/2013, ví dụ
15) (1,000*10%)

4. SCG có thể tính 10% VAT trên giá trị chịu thuế
bằng 0 của mũ khuyến mãi vì chương trình 0 10
khuyến mãi đã được đăng ký với cơ quan có
thẩm quyền (điểm 5, điều 7 thông tư

Page | 35
219/2013). Thuế đầu vào được khấu từ toàn
bộ(0.22 triệu đồng/1.1*10%*500)

5. Thuế VAT đầu ra không phát sinh đối với nước


đóng chai sử dụng cho cuộc họp với khách
hàng, nhà cung cấp và xử lý thực phẩm, đồ
uống.

– VAT tính toàn bộ cho 10% đối với nước đóng chai
sử dụng cho nhân viên đi du lịch 0.16
(2,000*20%*(4,400/1.1*10%))

– VAT đầu vào được khấu trừ toàn bộ


(2,000*(4,400/1.1*10%)) 0.8

(b) Hóa đơn yêu cầu cho giao dịch 5

Nước sử dụng cho cuộc họp, SCG không cần phát hành hóa đơn VAT hay kê khai
VAT đầu ra.

Nước sử dụng cho xử lý thực phẩm, SCG không cần phát hành hóa đơn VAT hay
tính VAT (điểm 4, điều 7 thông tư 219/2013 và điểm 3(a) điều 5 thông tư
119/2014).

Nước sử dụng cho nhân viên đi du lịch, SCG được yêu cầu phát hành hóa đơn
VAT như bán hàng bình thường (ví dụ 25, điểm 4, điều 7 thông tư 219/2013).

Page | 36
V. CASE STUDY 5 – FCT – Q3 JUNE 2015

Question 5

MCSP Co (MC) is an international supplier of foodstuff processing equipment


incorporated in Singapore. MC intends to enter into a contract with KCD, a
Vietnamese corporation, for the supply of a large foodstuff production line in
Vietnam.

The expected contract value of the production line will consist of the following
(after withholding tax in Vietnam):

• Machinery and equipment: USD25 million

• Design of the production line: USD2 million

• Supervision, installation and training: USD3 million

MC is considering whether to make the contract a lump sum contract for USD30
million, or a contract with the value of each activity shown separately (as above).

MC also wants to subcontract a part of the equipment supply amounting to USD5


million to Vietnamese subcontractors.

The whole of the above supplies are in a list of objects subject to value added tax
(VAT) at 10% under the Vietnamese VAT regulations.

According to the draft contract, KCD will bear all the withholding tax in Vietnam
in respect of the activities of MC.

Required
(a) Calculate the foreign contractor tax (FCT) applicable to MC Co if the contract
value is stated as a lump sum of USD30 million.

(b) Calculate the FCT applicable to MC Co if the contract value is shown


separately for each activity.

Page | 37
Answer 5

(a) Lump sum contract

CIT VAT

USD’000 USD’ 000

25,510 26,299
Taxable income
= (30,000 – 5,000)/(1 – 2%) = 25,510/(1 – 30%*10%)

510 789
Tax
=(25,510*2%) =(26,299*3%)

(b) Seperate value contract

CIT VAT

USD’000 USD’ 000

Machinary and
equipment

20,202
Taxable income 0
=(25,000 – 5,000)/(1 – 1%)

202 0
Tax
=(20,202*1%) (exempt)

Page | 38
Services

5,263 5,540
Taxable income
=(2,000 + 3,000)/(1 – 5%) =5,263/(1 – 50%*10%)

263 277
Tax
=(5,263*5%) =(5,540*5%)

Page | 39
Câu hỏi 5

Công ty MC là một nhà cung cấp quốc tế thiết bị chế biến thực phẩm thành lập
ở Singapore. MC dự định kí kết một hợp đồng với KCD - một công ty Việt Nam,
cho việc cung cấp dây chuyền sản xuất thực phẩm ở Việt Nam.

Giá trị hợp đồng ước tính của dây chuyền bao gồm (sau khi khấu trừ thuế tại Việt
Nam):

• Máy móc và thiết bị: 25 triệu đô

• Chi phí thiết kế dây chuyền: 2 triệu đô

• Lắp đặt, đào tạo và giám sát: 3 triệu đô

MC đang xem xét kí hợp đồng với tổng giá trị 30 triệu đô, hay kí nhiều hợp đồng
theo từng hoạt động như trên.

MC cũng muốn nhà thầu phụ cung cấp một phần giá trị thiết bị 5 triệu đô cho
nhà thầu phụ Việt Nam.

Những hoạt động trên thuộc đối tượng chịu thuế VAT với thuế suất 10% theo
quy định về thuế VAT tại Việt Nam.

Theo bản thảo của hợp đồng, KCD sẽ chịu trách nhiệm khấu trừ tại nguồn thuế
ở Việt Nam cho các hoạt động của MC.

Yêu cầu
(a) Tính thuế nhà thầu (FCT) áp dụng cho MC nếu hợp đồng được kí kết theo
tổng giá trị 30 triệu đô.

(b) Tính thuế nhà thầu áp dụng cho MC nếu giá trị hợp đồng được chia theo
từng hoạt động.

Page | 40
Đáp án 5

(a) Tổng giá trị 30 triệu đô

CIT VAT

USD’000 USD’ 000

25,510
26,299
Thu nhập chịu thuế
= (30,000 – 5,000)/(1 –
= 25,510/(1 – 30%*10%)
2%)

510 789
Thuế
=(25,510*2%) =(26,299*3%)

(b) Hợp đồng từng phần

CIT VAT

USD’000 USD’ 000

Máy móc và thiết bị

20,202
Thu nhập chịu thuế 0
=(25,000 – 5,000)/(1 –
1%)

Page | 41
202 0
Thuế
=(20,202*1%) (exempt)

Dịch vụ

5,263 5,540
Thu nhập chịu thuế
=(2,000 + 3,000)/(1 – 5%) =5,263/(1 – 50%*10%)

263 277
Thuế
=(5,263*5%) =(5,540*5%)

Page | 42
VI. TỔNG HỢP CÁC THÔNG TƯ, QUYẾT ĐỊNH, LUẬT VỀ THUẾ SỬ DỤNG CHO
KỲ THI THÁNG 6 & THÁNG 12/2018

Kỳ thi tháng 6 và tháng 12 năm 2018 sẽ sử dụng các văn bản, thông tư, quyết
định về Thuế có hiệu lực đến 31/12/2017. Một số thông tư bắt đầu có hiệu lực
từ năm 2018 sẽ không áp dụng trong kỳ thi năm 2018.

Loại Thuế Thông Tư


• Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị
định 218/2013/NĐ-CP
• Văn bản hợp nhất số 26/VBHN-BTC
• Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa đổi Thông tư
78/2014/TT-BTC để cải cách, đơn giản thủ tục hành
1. Thuế Thu Nhập
chính về thuế
Doanh Nghiệp (CIT)
• Thông tư 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành
Nghị định 91/2014/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số
điều tại Nghị đinh về thuế
• Thông tư 96/2015/TT-BTC sửa đổi bổ sung một số
điều của thông tư 78/2014/TT-BTC
• Thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn luật thuế
thu nhập cá nhân
• Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BCT
• Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa đổi thông tư
111/2013/TT-BTC để cải cách, đơn giản thủ tục
2. Thuế Thu Nhập Cá hành chính về thuế
Nhân (PIT) • Thông tư 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành
nghị định 91/2014/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số
điều tại nghị đinh về thuế
• Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện
thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối
với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng
dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về

Page | 43
thuế thu nhập cá nhân quy định tại luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của các luật về thuế số
71/2014/QH13 và nghị định số 12/2015/NĐ-CP
ngày 12/02/2015 của chính phủ quy định chi tiết thi
hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật
về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các
nghị định về thuế
• Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn luật thuế
giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP
• Văn bản hợp nhất số 16/VBHN-BTC
• Thông tư 130/2016/TT-BTC hướng dẫn mới về thuế
GTGT, TTĐB
3. Thuế Giá Trị Gia
Tăng (VAT) • Thông tư 173/2016/TT-BTC sửa đổi, bổ sung khổ
thứ nhất khoản 3 điều 15 thông tư số 219/2013/TT-
BTC ngày 31/12/2013 của Bộ tài chính
• Thông tư 93/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ sung khoản
3, khoản 4 điều 12 thông tư số 219/2013/TT-BTC
ngày 31/12/2013
• Thông tư 103/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện
4. Thuế Nhà Thầu nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân
(FCT) nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu
nhập tại Việt Nam

Page | 44
Page | 45
Mặc dù đã hết sức cố gắng để đem đến cho độc giả một cuốn sách hoàn chỉnh
nhất, nhưng việc xảy ra sai sót là điều khó tránh khỏi. Trong cuốn sách chắc vẫn
sẽ còn tồn tại những lỗi sai hay những sự nhầm lẫn. Nếu bạn phát hiện ra sự
nhầm lẫn nào đó, SAPP Academy hy vọng có thể nhận được sự phản hồi từ các
bạn qua hòm thư email: EducationCentre@sapp.edu.vn. Những ý kiến đóng
góp của độc giả sẽ giúp SAPP hoàn thiện cuốn sách ở trong những phiên bản
tiếp sau. Hơn thế nữa, sự cộng tác của độc giả cũng là một nguồn cảm hứng
quan trọng để những con người đang làm việc tại SAPP có thể tiếp tục đưa ra
những sản phẩm hữu ích hơn nữa cho các bạn sinh viên.

- Ban biên tập

Page | 46
Page | 47
Page | 48
Page | 49
Page | 50
Page | 51

You might also like