Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 17

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.

HCM

BÀI TẬP CÁ NHÂN


MÔN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

GVHD: Nguyễn Đình Tình

SV: Trần Thị Mai Chinh - 2008210292


Họ tên: Trần Thị Mai Chinh
MSSV: 2008210292
Bài tập cá nhân môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam

BÀI TẬP 1- CHƯƠNG II


Câu 1: Triết lí Âm Dương là gì ? Triết lí Âm Dương có quan hệ như thế nào đến tính
cách người Việt ?
- Triết lí Âm Dương là: sản phẩm trừu tượng hóa từ ý niệm và ước mơ của cư dân
nông nghiệp về sự sinh sản của hoa màu và con người. Từ hai cấp đối lập gốc
“mẹ–cha” và “đất–trời” người xưa dần dần suy ra hàng loạt cặp đối lập như những
thuộc tính của âm dương. Lối tư duy đó tạo nên ở người Đông Nam Á cổ đại một
quan niêm lưỡng phân lưỡng hợp (= nhị nguyên) có phần chất phác và thô sơ về
thế giới. [1],[3]
- Triết lí Âm Dương có quan hệ đến tinh cách người Việt là: Ở người Việt, “ tư duy
phân lưỡng hợp” bộc lộ rất đậm nét qua khuynh hướng cặp đôi ở khắp nơi, từ tư
duy đến cách sống, từ các dấu vết cổ xưa đến những thói quen hiện đại:
 Trong khi trên thế giới, vật tổ của các dân tộc thường là một loài động vật
cụ thể (chim ưng, đại bang, chó sói, bò…) thì vật tổ của người Việt là một
cặp đôi trừu tượng Tiên - Rồng. Những khái niệm truyền thuyết mang tính
cặp đôi cũng gặp ở người Mường (chim Ây - cái Ứa), người Tày (Báo
Luông - Slao Cái), người Thái (nàng Kè - tạo Cặp)…. Đó là những dấu vết
của tư duy âm dương thời xa xưa. [2]

Cặp đôi Tiên – Rồng

 Ở Việt Nam, mọi thứ thường đi đôi từng cặp theo nguyên tắc âm dương hài
hòa: ông Đồng - bà Cốt, đồng Cô - đồng Cậu, đồng Đức Ông - đồng Đức
Bà… Khi xin âm dương ( xin keo) thì hai đồng tiền phải một ngửa một sấp;
ngói âm dương lợp nhà phải viên ngửa viên sấp; khi ghép gỗ thì phải một
tấm có gờ lồi ra khớp với tấm kia có rãnh lõm vào… Lối tư duy âm dương
khiến người Việt nói đến đất, núi liền nghĩ ngay đến nước, nói đến cha liền
nghĩ ngay tới mẹ: Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong
nguồn chảy ra. [2]
 Tổ quốc đối với người Việt Nam là một khối âm dương: ĐẤT NƯỚC. Đất-
Nước, Núi - Nước, Non - Nước, Lửa - Nước là những cặp khái niệm thường
trực. Ở Tây Nguyên, phần lớn các địa danh đều bắt đầu bằng chư (= núi, ví
dụ: Chư Sê) và krông, dak (= sông, nước, ví dụ: KroongPa, Dak B’la). Một
thời, ở Tây Nguyên đã từng tồn tại các vương quốc của Vua Lửa (Pơtao
Pui) và Vua Nước (Pơtao la). [2]

Vua Lửa Siu Luynh –


năm 1990

[4]

 Ngay những khái niệm vay mượn đơn độc, khi vào Việt Nam cũng được
nhân đôi thành cặp: ở Trung Hoa, thần mai mối là một ông Tơ Hồng thì
vào Việt Nam được biến thành ông Tơ – bà Nguyệt; ở Ấn Độ chỉ có Phật
ông thì vào Việt Nam xuất hiện Phật Ông – Phật Bà (người Mường gọi là
Bụt đực, Bụt Cái)… [2]

Ông Tơ – Bà Nguyệt Phật Ông – Phật Bà


 Biểu tượng âm - dương dùng phổ biến hiện nay mới được đặt ra từ đầu
Công nguyên. Trong khi đó thì người Việt vẫn giữ được một biểu tượng âm
- dương có truyền thống lâu đời hơn, đó chính là biểu tượng vuông - tròn.
Có vuông có tròn, tức là có âm có dương, nói vuông - tròn là nói đến sự
hoàn thiện. Thành ngữ có câu: Mẹ tròn con vuông, Ba vuông bảy tròn… Ca
dao thì có: Ba vuông sánh với bảy tròn, Đời cha vinh hiển, đời con sang
giàu… Lạy trời cho đặng vuông tròn, Trăm năm cho trọn lòng son với
chàng ! Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du viết: Trăm năm tính cuộc vuông
tròn, Phải dò cho đến ngọn nguồn lạch song; Nghĩ mình phận mỏng cánh
chuồn, Khuôn xanh biết có vuông tròn mà hay ? [2],[3]
 Sở dĩ trời tròn vì trời là dương, mà biểu tượng của dương là tròn: đất vuông
vì đất là âm, mà biểu tượng của âm là vuông. [2]
 Người Việt Nam chúng ta còn nhận thức rõ về hai quy luật của triết lí âm
dương. Những quan niệm dân gian như: “Trong rủi có may, trong dở có
hay, trong họa có phúc”; “Chim sa, cá nhảy chớ mừng, Nhện sa, xà đón
xin đừng có lo” … có lẽ đó cũng chính là sự diễn đạt cụ thể của quy luật
“trong dương có âm” và “trong âm có dương”. Những nhận thức dân gian
về quan hệ nhân quả như: “Sướng lắm khổ nhiều; Trèo cao ngã đau; Yêu
nhau lắm, cắn nhau đau”… chắc đó cũng là sự diễn đạt cụ thể của quy luật
“âm dương chuyển hóa”.
 Chính nhờ có lối tư duy âm dương từ trong máu thịt mà người Việt Nam có
được triết lí sống quân bình: Trong cuộc sống gắng không làm mất lòng ai;
Trong việc ăn, ở gắng giữ sự hài hòa âm dương trong cơ thể và hài hòa với
môi trường thiên nhiên… Triết lí quân bình âm dương được vận dụng
không chỉ cho người sống mà ngay cả cho người chết: Trong những ngôi
mộ cổ ở Lạch Trường (Thanh Hóa) có niên đại vào thế kỉ III TCN được
gióng theo hướng nam - bắc, các đồ vật bằng gỗ (dương) được đặt ở phía
bắc (âm) và ngược lại, các vật bằng gốm đất (âm) được đặt ở phía nam
(dương). Cách sắp xếp âm dương bù trừ nhau này rõ ràng là để tạo ra sự
quân bình. Do triết lí quân bình âm dương, ngay cả hộ pháp ở chùa cũng có
ông Thiện ông Ác (Thiện trước Ác sau). [3]
 Chính triết lí quân bình âm dương này tạo ra ở người Việt một khả
năng thích nghi cao trong mọi hoàn cảnh, dù khó khăn đến đâu vẫn
không nản lòng. Người Việt Nam là dân tộc sống bằng tương lai
(tinh thần lạc quan): thời trẻ khổ thì tin rằng về già sẽ sướng, suốt
đời khổ thì tin rằng đời con mình sẽ sướng ( Không ai giàu ba họ,
không ai khó ba đời…).
Câu 2: Ngũ hành là gì? Trình bày ứng dụng của ngũ hành trong đời sống của người
Việt?
- Ngũ hành là: Người xưa thấy có 5 loại vật chất chính: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ và
đem các hiện tượng trong thiên nhiên vào trong cơ thể con người và xếp theo 5 loại
vật chất trên gọi là ngũ hành. Ngũ hành còn có ý nghĩa nữa là sự vận động, chuyển
hóa các vật chất trong thiên nhiên và của tạng phủ trong cơ thể. [5]
- Ứng dụng của ngũ hành trong đời sống của người Việt:
 Ẩm thực: Người Việt Nam chúng ta phân biệt món ăn theo năm mức độ hay
còn gọi là năm mức âm dương ứng với ngũ hành, luật âm dương bù trừ và
chuyển hóa được tuân thủ nghiêm ngặt trong hầu hết các món ăn ngay từ
khâu chế biến. Người Việt chia thức ăn ra năm mức âm dương tương ứng
với ngũ hành:
 Thực phẩm có tính Hàn (lạnh) ví dụ như: măng tây, bí ngô, hải sản,
…, âm thịnh ứng với hành Thuỷ.
 Thực phẩm có tính Nhiệt (nóng) ví dụ như: các loại thịt đỏ, gừng, tỏi,
ớt ,dương (thịnh) ứng với hành Hoả.
 Thực phẩm có tính Ôn (âm) ví dụ như: ngũ cốc, khoai lang,..,dương
ít ứng với hành Mộc.
 Thực phẩm có tính Lương (mát) ví dụ như: lúa mì, cua đồng, sứa,
đậu xanh,..,âm ít ứng với hành Kim.
 Thực phẩm có tính Bình (trung tính) ví dụ như: gạo tẻ, khoai môn,
chim cút, bồ câu, trứng gà,..,ứng với hành Thổ.
 Người Việt có thói quen sử dụng rất nhiều loại gia vị, bởi vì gia vị giúp kích
thích sự thèm ăn, làm dậy lên mùi thơm của món ăn, ngoài ra còn chứa
kháng sinh thực vật giúp bảo quản thức ăn, hạn chế sự sinh sôi này nở của
các vi sinh vật, điều hòa âm dương, hàn nhiệt trong thức ăn. Khi chế biến
còn kết hợp rất nhiều loại nguyên liệu khác nhau một cách hài hòa theo quy
tắc âm dương ngũ hành để món ăn trở nên ngon và hấp dẫn hơn. Ngoài ra
còn tùy theo vùng miền mà cách chế biến món ăn được thay đổi theo khẩu
vị cũng như tính linh hoạt trong quy tắc âm dương ngũ hành nhằm đảm bảo
sự cân bằng âm dương giữa con người và môi trường. Người Việt chúng ta
cũng thường có thói quen ăn uống theo khí hậu và theo mùa:
 Mùa hè nóng nực mang tính nhiệt - hành hoả thì ăn các loại thức ăn
tính hàn (mát) , có nước (âm-hành thuỷ), vị chua (âm) dễ ăn, dễ tiêu
hoá, giải khát , giải nhiệt ví dụ như: dưa hấu, cam, chanh,..
 Mùa đông lạnh mang tính hàn ( âm) ăn các loại thức ăn khô, nhiều
mỡ, cay nồng như các món chiên, xào để vừa ngon vừa làm ấm cơ
thể ví dụ như: khoai lang, trà gừng, táo,…

Bảng âm
dương ngũ
hành trong ẩm
thực Việt.

 Trang phục: Theo phong thuỷ, màu sắc trang phục đóng một vai trò không
nhỏ trong việc cân bằng, hỗ trợ và điều hoà yếu tố âm dương - ngũ hành.
Mỗi một hành theo phong thủy sẽ mang một hành trong Ngũ hành (Kim,
Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ và mỗi hành ấy lại có một màu sắc riêng cho mình,
liên quan đến màu sắc của hành khác theo cơ chế sinh – khắc trong Hai
hành.
 Với việc hoạt động theo quy tắc khắc - sinh thì việc mặc đồ màu gì
cũng sẽ ảnh hưởng đến vận của mình có thể là xui xẻo, hoặc may
mắn. Mặc màu và hợp với mệnh sẽ gặp nhiều may mắn, tiền tài,
thuận lợi trong công việc. Màu sắc đóng vai trò quan trọng trong
phong thủy cũng như cân bằng mọi thứ trong cuộc sống. Đặc biệt là
đối với những người làm văn phòng, làm ăn lớn. Trong các dự án thì
việc áp dụng quy tắc ngũ hành vào là một điều tất yếu.

Bảng màu sắc hợp - khắc theo từng mệnh


 Qua đó ta có thể thấy được rằng màu sắc trang phục trong ngũ hành
cũng đóng một vai trò to lớn về mặt tâm linh, giúp cân bằng hài hòa
âm dương, và cuộc sống chúng ta hơn.
 Kiến trúc: Có thể nói rằng âm dương là hai mặt của cuộc sống, thể hiện sự
đối lập, trái ngược hoàn toàn nhau. Tuy nhiên chúng lại có tính thống nhất
và bổ trợ cho nhau về mọi mặt. Và trong kiến trúc nhà cửa cũng như thế,
đặc biệt là với những gia đình làm ăn lớn, kinh xe doanh mua bán, thì vấn
đề phong thủy luôn là điều mà họ cân nhắc trước khi mua nhà, xây nhà.
Chính vì vậy, đối với mỗi người mang những hành khác nhau thì sẽ đều có
những lựa chọn phù hợp, riêng biệt cho ngôi nhà của mình theo từng hành.
 “Mộc” đối ứng với hướng đông, mùa xuân và màu xanh. Điều này
tương ứng với một sự khởi đầu, vạn vật sinh sôi nảy nở, ôn hòa
hướng về phía trước giống như thời điểm mặt trời bắt đầu mọc ở
phương đông.
o Đặt hướng bàn làm việc hợp phong thủy sẽ giúp người làm
việc trở nên tỉnh táo và minh mẫn. Bàn làm việc của người
mệnh Mộc nên quay hướng Bắc, Đông Bắc, Tây Nam. Sử
dụng bàn làm việc có chất liệu từ gỗ và có hình dạng tròn hay
uốn lượn cũng sẽ khiến cho người mệnh Mộc gặp nhiều may
mắn trong công việc.
o Trong việc chọn hướng giường ngủ cho người mệnh Mộc, các
yếu tố tương sinh trong ngũ hành và bản mệnh nên được lưu
ý. Khi chọn hướng đầu giường cho người mệnh Mộc, bạn nên
kê theo hướng của mệnh Thủy- Hướng Bắc. Tuy nhiên, vẫn
nên chọn hướng bản mệnh của Mộc là tốt nhất. Theo các
chuyên gia về phong thủy, mệnh Mộc đặt hướng giường theo
các hướng này có thể có được may mắn và tài lộc.
 “Hỏa” đối ứng với hướng nam, mùa hạ và màu đỏ. Điều này tương
ứng với sự nóng bức, hướng lên trên, hướng về phía trước, thịnh
vượng và phát triển, giống như khi mặt trời đã nhô lên trên không
trung.
o Vì cung mệnh Hỏa khắc Kim nên tuyệt đối tránh các đồ nội
thất làm từ kim loại. Thay vào đó, nên chọn nội thất làm từ
các nguyên liệu như: Gỗ ép, gỗ tự nhiên… Các hướng phòng
ngủ phong thủy dành cho mệnh Hỏa là các hướng thuộc hành
Mộc và hành Hỏa, chính là: Đông, Nam hoặc Đông Nam.
o Đối với bàn làm việc, người mệnh Hỏa nên chọn hướng Tây,
Tây Bắc, Tây Nam hoặc Đông Bắc. Và nên tránh hướng Bắc,
hướng Đông và Đông Nam. Những hướng này sẽ giúp bạn có
tinh thần làm việc tốt, mang lại nhiều may mắn trong công
việc. Nếu phòng làm việc không thể đặt bàn theo đúng hướng
thì bạn có thể mở cửa kính hoặc cửa sổ lớn về những hướng
hợp mệnh.
 “Kim” đối ứng với hướng tây, đối ứng với mùa thu và màu trắng.
Điều này tương ứng với sự mát lạnh, đìu hiu và suy thoái, giống như
mặt trời lặn ở phương tây.
o Mệnh Kim khi thiết kế phòng ngủ việc đầu tiên cần lưu ý đó
là hướng giường. Hướng giường người mệnh Kim nên quay
về hướng Thổ. Màu sắc trang trí thích hợp màu đen.
o Trong không gian làm việc, yếu tố phong thủy cũng có vai trò
rất quan trọng trong sự thăng tiến hay sự suôn sẻ trong làm ăn.
Những người mệnh Kim nên lựa chọn phòng làm việc với
nhiều đồ được thiết kế với chất liệu sáng như inox, kim loại…
Màu sắc trắng và vàng nên được ưu tiên hàng đầu. Theo
phong thuỷ cho người mệnh kim thì bàn làm việc của người
mệnh Kim cần được quay về hướng cửa chính để có thể quan
sát tất cả mọi hoạt động và hướng tốt nhất là hướng ra phía
Tây, Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam. Nhờ đó, sẽ phát huy được
hết ưu điểm của tính cách thuộc mệnh này. Đồ vật trang trí
trên bàn cũng nên lựa theo chất liệu gốm, sứ hoặc kim loại.
 “Thủy” đối ứng với hướng bắc, đối ứng với mùa đông và màu
đen.Điều này tương ứng giá rét, lạnh lẽo và hướng xuống phía dưới,
đêm khuya dài đằng đẵng.
o Phòng ngủ và giường ngủ nên đặt ở hướng Tây Bắc, hướng
Tây hoặc hướng Bắc. Còn màu sắc nên chọn màu trắng hoặc
màu xám bạc, màu đen, màu xanh lam, màu xanh lá cây hoặc
màu gỗ.
 “Thổ” đối ứng với trung tâm, chỗ giữa nhất, đối ứng với giữa mùa
hè và màu vàng. Điều này tương ứng với sự dưỡng dục lâu dài và
bền chắc
o Theo quy luật ngũ hành tương sinh, Hỏa sinh Thổ, bởi vậy
bạn nên chọn hướng giường quay về hướng hợp với Hỏa đó là
hướng Nam hoặc các hướng hợp mệnh là Tây Nam và Đông
Bắc. Màu sắc phòng ngủ là một yếu tố quan trọng trong phong
thủy phòng ngủ giúp người mệnh Thổ có được giấc ngủ sâu
thư giãn. Nên sử dụng màu hồng, màu đỏ, màu tím hoặc là các
màu tương sinh với mệnh Thổ là màu vàng và nâu đất khi
chọn màu sơn hoặc rèm cửa.
 Kiến trúc của ngôi nhà phải luôn đảm bảo được sự cân bằng âm
dương, nếu kiến trúc được xây ở hướng thuận dương nhiều thì dương
khí quá vương, người trong nhà bất ổn định, năng động, tinh thần, dễ
phấn khích dẫn đến hấp tấp, vội vàng, vì thế đã đưa ra những quyết
định thiếu suy nghĩ và lệch lạc trọng làm ăn, cuộc sống.
 Vì lẽ đó, một ngôi nhà mà làm cho gia chủ cảm thấy thoải mái, phát
triển bình thường và hài hòa trong cuộc sống thì ngôi nhà đây phải
được đảm bảo sự cân bằng giữa âm và dương. đó cũng chính là yếu
tố cốt lõi cho một công trình kiến trúc thời nay.
 Y học: Ngũ hành được ứng dụng để quan sát quy nạp và nêu lên sự tương
quan trong hoạt động sinh lý các tạng phủ, để chẩn đoán bệnh tật, để tìm
tính năng và tác dụng thuốc, để tiến hành công tác bào chế thuốc men.
 Nếu đem đồ hình Thái cực, áp dụng vào khuôn mặt, nhìn từ sau ra
trước, ta thấy:
o Trán thuộc Tâm.
o Cằm thuộc Thận.
o Má bên trái thuộc Can.
o Má bên phải thuộc Phế.
o Mũi thuộc Tỳ (trung ương).
o Ví dụ: Nếu nhìn thấy dấu hiệu báo bệnh ở cằm thì ta có thể
nghĩ tới thận,…
 Nếu xếp đồ hình dọc theo cơ thể con người ta thấy :
Từ ngực trở lên thuộc Tâm.
o Từ thắt lưng xuống thuộc Thận.
o Nửa bên trái thuộc Can.
o Nửa bên phải thuộc Phế.
o Bụng thuộc Tỳ.
 Sự phân chia này giúp rất nhiều, trong việc chẩn bệnh.
 Căn cứ vào ngũ hành tìm vị trí phát sinh một chứng bệnh của một
tạng hay một phủ nào đó, để đề ra phương pháp chữa bệnh thích hợp.
Sự phát sinh ra một chứng bệnh ở một tạng phủ nào đó có thể xảy ra
ở 5 vị trí khác nhau sau đây:
o Chính tà: do bản thân tạng phủ ấy có bệnh.
o Hư tà: do dạng trước nó gây bệnh cho tạng đó, còn gọi là
bệnh từ mẹ truyền sang con.
o Thực tà: do tạng sau nó gây bệnh cho tạng đó, còn gọi là bệnh
từ con truyền sang mẹ.
o Vi tà: do tạng khắc tạng đó không khắc được mà gây ra bệnh
(tương thừa).
o Tặc tà: do tạng đó không khắc được tạng khác mà gây ra
bệnh (tương vũ).
 Về cách chẩn đoán bệnh: Căn cứ vào những triệu chứng ngũ sắc, ngũ
vị, ngũ quan, thể chất để tìm bệnh thuộc các tạng phủ có liên quan.
o Ngũ sắc: sắc vàng bệnh thuộc tỳ, sắc trắng bệnh thuộc phế,
sắc xanh bệnh thuộc can, sắc đỏ thuộc bệnh tâm, sắc đen bệnh
thuộc thận.
o Ngũ chí: giận giữ, cáu gắt bệnh ở can; sợ hãi bệnh ở thận;
cười nói huyên thuyên bệnh ở tâm; lo nghĩ bệnh ở tỳ; buồn rầu
bệnh ở phế.
o Ngũ khiếu và ngũ thể: bệnh ở cân: chân tay run co quắp thuộc
bệnh can; bệnh ở mũi: viêm mũi dị ứng, chảy máu cam…
thuộc bệnh phế vị: bệnh ở mạch: mạch hư, nhỏ…thuộc bệnh
tâm; bệnh ở xương tuỷ: chậm biết đi, chậm mọc răng…thuộc
bệnh thận.
 Về thuốc: Người ta tìm kiếm và xét tác dụng của thuốc đối với bệnh
tật các tạng phủ trên cơ sở liên quan giữa vị, sắc với tạng phủ.
o Vị chua, màu xanh vào can.
o Vị đắng, màu đỏ vào tâm.
o Vị ngọt, màu vàng vào tỳ.
o Vị cay, màu trắng vào phế.
o Vị mặn, màu đen vào thận.
o Người ta còn vận dụng ngũ vị để bào chế làm vị thuốc thay
đổi tính năng và tác dụng cho đi vào các tạng phủ theo yêu
cầu chữa bệnh: sao với giấm cho vị thuốc vào can; sao với
muối cho vị thuốc vào thận; sao với đường cho vị thuốc vào
tỳ; sao với gừng cho vị thuốc vào phế… [8]

BÀI TẬP 2 – CHƯƠNG IV


Câu 1: Anh, chị hãy phân tích các đặc trưng cơ bản của nghệ thuật ngôn từ Việt
Nam?
a) Tính biểu trưng: [3]
- Tính biểu trưng thể hiện ở xu hướng khái quát hóa, ước lệ hóa, công thức hóa với
những cấu trúc cân đối, hài hòa.
- Xu hướng ước lệ bộc lộ ở chỗ tiếng Việt thích những cách diễn đạt bằng các con số
biểu trưng. Trong khi người Pháp nói “de toutes parts (từ tất cả các phía)”, người
Anh nói “he opens his eyes (nó mở những con mắt của nó)” thì người Việt nói “từ
ba bề bốn bên, từ khắp bốn phương trời; nó mở to đôi mắt”. Ở những trường hợp,
khi người châu Âu dùng từ “tất cả” thì người Việt dùng các từ chỉ số lượng ước lệ:
ba thu, nói ba phải, ba mặt một nhời, năm bè bảy mối, tam khoanh tứ đốm, trăm
khôn ngàn khéo, tiền trăm bạc vạn, trăm họ, vạn sự, ngàn thu…
- Lối tư duy tổng hợp mọi yếu tố, lối sống ổn định có quan hệ tốt với hết thảy mọi
người dẫn đến xu hướng trọng sự cân đối hài hòa trong ngôn từ – một biểu hiện
khác của tính biểu trưng. Tính cân xứng là một đặc tính rất điển hình của tiếng
Việt.
- Theo nguyên lý cấu trúc loại hình, tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn tiết, song nó
chứa một khối lượng không nhỏ các từ song tiết; điều quan trọng hơn nữa là mỗi từ
đơn tiết lại hầu như đều có thể có những biến thể song tiết, dạng láy, cho nên thực
chất trong ngôn từ, lời nói Việt thì cấu trúc song tiết lại là chủ đạo. Các thành ngữ,
tục ngữ tiếng Việt đều cấu tạo theo cấu trúc có hai vế đối ứng: trèo cao / ngã đau;
ăn vóc / học hay; một quả dâu da / bằng ba chén thuốc; biết thì thưa thốt / không
biết dựa cột mà nghe…
- Tiếng Việt rất phát triển hình thức câu đối là một loại sản phẩm văn chương đặc
biệt, nó vừa công phu tỷ mỷ, lại vừa cô đúc ngắn gọn. Trong một tác phẩm “mini”
ấy thể hiện đủ cả cái đẹp cân đối nhịp nhàng của hình thức và cái uyên thâm của
chiều sâu triết lý phương Đông.
- Ở Việt Nam xưa kia, nhà nhà, đình đình, chùa chùa…, nơi nào cũng đều có treo
câu đối. Và trong mọi dịp, người ta đều làm câu đối từ việc hiếu cho đến việc hỷ.
Câu đối chữ Hán có, chữ Nôm có, vừa Hán vừa Nôm cũng có. Ở Việt Nam, văn
xuôi truyền thống cũng là một thứ văn xuôi thơ, thế mạnh đó còn do tiếng Việt là
một ngôn ngữ giàu thanh điệu, tự thân các thanh điệu đã tạo nên tính nhạc cho câu
văn rồi. Từ những bài văn xuôi viết theo lối biền ngẫu như Hịch tướng sĩ của Trần
Quốc Tuấn, hoặc viết theo lối tự do như thơ dụ hàng của Nguyễn Trãi gửi địch,
cho tới những lời văn nôm bình dân … khắp nơi, ta đều gặp một lối cấu trúc cân
đối, nhịp nhàng, chặt chẽ và có tiết tấu vần điệu.
- Thậm chí ngay cả trong việc chửi nhau, người Việt cũng chửi nhau một cách có bài
bản, cân đối, nhịp nhàng, đầy chất thơ (không chỉ lời chửi, mà cả cách thức chửi,
dáng điệu chửi… cũng mang đầy tính nhịp điệu). Với lối chửi có vần điệu, có cấu
trúc chặt chẽ, người Việt có thể chửi từ giờ này qua giờ khác, ngày này qua ngày
khác mà không hề nhàm chán. Đây là một “nghệ thuật chửi” độc nhất vô nhị mà có
lẽ không một dân tộc nào trên thế giới có được.
- Ở Việt Nam, văn chương truyền thống là văn chương thơ; và thơ truyền thống là
thơ có vần điệu, cấu trúc cân đối, nhịp nhàng. Chỉ có sau này, từ đầu thế kỷ XX, do
ảnh hưởng của phương Tây, thơ tự do và tiểu thuyết mới xuất hiện. Nhưng ngay
trong thể loại tiểu thuyết mới xuất hiện do ảnh hưởng của văn xuôi phương Tây
này cũng vẫn bộc lộ rất đậm nét dấu ấn của truyền thống cân đối nhịp nhàng, biểu
trưng ước lệ.
b) Tính biểu cảm: [3]
- Về mặt từ ngữ, chất biểu cảm này thể hiện ở chỗ các từ, bên cạnh yếu tố gốc mang
sắc thái nghĩa trung hòa, thường có rất nhiều biến thể với những sắc thái nghĩa biểu
cảm.
- Các từ láy mang sắc thái biểu cảm mạnh cũng rất phổ biến trong tiếng Việt (ở phần
lớn các ngôn ngữ khác, kể cả tiếng Hán, tuy có phương thức láy, nhưng số lượng
từ láy thì hết sức ít ỏi, tới mức không đáng kể), không phải ngẫu nhiên mà trong
thơ ca của ta có thể gặp rất nhiều từ láy. Ở trên vừa nói tiếng Việt thiên về thơ, mà
thơ là mang đậm chất tình cảm rồi, cho nên từ láy với bản chất biểu cảm rất phù
hợp với nó.
- Về mặt ngữ pháp, tiếng Việt sử dụng rất nhiều các hư từ có sắc thái biểu cảm: à, ư,
nhỉ, nhé, chăng, chớ, hả, phỏng, sao, chứ… Cấu trúc “iếc hóa” mang sắc thái đánh
giá (sách siếc, bàn biếc…) cũng góp phần quan trọng trong việc tăng cường hệ
thống các phương tiện biểu cảm cho tiếng Việt.
- Sự phổ biến của thơ hơn văn xuôi đã nói đến ở trên không chỉ là sản phẩm của tính
biểu trưng mà rõ ràng cũng đồng thời là sản phẩm của tính biểu cảm. Khuynh
hướng biểu cảm còn thể hiện ở chỗ trong lịch sử văn chương truyền thống không
có những tác phẩm anh hùng ca ca ngợi chiến tranh; có nói đến chiến tranh chăng
thì chỉ là nói đến nỗi buồn của nó (ví dụ: Chinh phụ ngâm, một truyện thơ Nôm dài
nói về nỗi lòng của người vợ có chồng đi chinh chiến).
c) Tính động, linh hoạt: [3]
- Tính động, linh hoạt này trước hết bộc lộ ở hệ thống ngữ pháp. Trong khi ngữ pháp
biến hình của các ngôn ngữ châu Âu là một thứ pháp chặt chẽ tới mức máy móc thì
ngữ pháp tiếng Việt tổ chức chủ yếu theo lối dùng các từ hư để biểu hiện các ý
nghĩa và quan hệ ngữ pháp, khiến cho người sử dụng được quyền linh hoạt tối đa.
Ngữ pháp của các ngôn ngữ phương Tây là ngữ pháp hình thức, còn ngữ pháp Việt
Nam là ngữ pháp ngữ nghĩa.
- Nói bằng một ngôn ngữ châu Âu, ta bắt buộc phải chia động từ theo các thể, các
ngôi…; phải đặt danh từ vào các giống, các số, các cách…; phải đặt tính từ vào
những hình thái phù hợp với danh từ… Còn trong tiếng Việt thì tùy theo ý đồ của
người nói mà anh ta có thể diễn đạt, không diễn đạt hay diễn đạt nhiều lần một ý
nghĩa ngữ pháp nào đó. Chẳng hạn, để diễn đạt ý nghĩa thời tương lai, tiếng Việt
có thể có các cách nói: (Ngày mai) tôi đi Hà Nội; (Ngày mai) tôi sẽ đi Hà Nội,
trong khi tiếng Anh chỉ có thể nói: I’ll go to Ha Noi (tomorrow).
- Tính động, linh hoạt của ngôn từ Việt Nam còn bộc lộ ở chỗ trong lời nói, người
Việt rất thích dùng cấu trúc động từ: trong một câu có bao nhiêu hành động thì có
bấy nhiêu động từ. Trong khi đó thì các ngôn ngữ phương Tây có xu hướng ngược
lại – rất thích dùng danh từ.
- Người phương Tây không chỉ danh hóa các động từ mà còn danh hóa cả các tính
từ, các cụm chủ vị. Thì người Việt Nam sẽ nói đơn giản hơn rất nhiều.
- Tính linh hoạt, năng động còn là nguyên nhân khiến cho tiếng Việt ưa dùng cấu
trúc chủ động mà ít dùng cấu trúc bị động. Cấu trúc bị động thích hợp cho việc
diễn đạt lối tư duy hướng ngoại, khách quan (tách rời khỏi người nói) của người
Phương Tây, còn cấu trúc chủ động thì thích hợp cho việc diễn đạt lối tư duy
hướng nội, chủ quan (gắn bó mật thiết với người nói) của văn hóa nông nghiệp
phương Đông.
 Như vậy, có thể nói rằng trong giao tiếp, người Việt Nam có thiên
hướng nói đến những nội dung tĩnh (tâm lý, tình cảm, dẫn đến nghệ
thuật thơ ca và phương pháp biểu trưng) bằng hình thức động (cấu
trúc động từ, ngữ pháp ngữ nghĩa linh hoạt). Trong khi đó người
phương Tây nói riêng và truyền thống văn hóa trọng dương nói
chung lại có thiên hướng nói đến những nội dung động (hành động,
sự việc, dẫn đến nghệ thuật văn xuôi và phương pháp tả thực) bằng
hình thức tĩnh (cấu trúc danh từ, ngữ pháp hình thức chặt chẽ).
Câu 2: Anh chị hãy trình bày tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ thần của
người Việt Nam? Nêu ý nghĩa của các loại hình tín ngưỡng này với đời sống xã hội?
a) Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được hình thành từ xa
xưa và tồn tại ở nhiều dân tộc trên thế giới. Ở Việt Nam, tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên là một loại hình tín ngưỡng dân gian, xuất phát từ quan niệm “vạn vật hữu
linh” - mọi vật đều có linh hồn, người Việt cũng như các dân tộc khác trên thế giới
tôn sùng các vị thần cổ sơ nhất là các nhiên thần, đặc biệt là thần cây, thần đá, thần
núi, thần sông nước...
- Về nguồn gốc tâm lý, thờ cúng tổ tiên được hình thành trên cơ sở niềm tin vào sự
bất tử của linh hồn tổ tiên. Tổ tiên khi còn sống thì “khôn”, đến lúc chết thì
“thiêng”, vẫn ngự trên bàn thờ, vừa gần gũi, vừa xa lạ, lại rất đỗi linh thiêng. Con
cháu thành kính, tôn thờ tổ tiên là tỏ lòng biết ơn tổ tiên. Ý thức về tổ tiên là ý thức
về cội nguồn. Thờ cúng tổ tiên là sự phản ánh liên tục của thời gian, là cầu nối giữa
quá khứ, hiện tại và tương lai. Sự sống là bất diệt, chết không phải là hết. Các thế
hệ tiếp nối nhau, chết chỉ là sự bắt đầu của một chu kỳ sinh mới.
- Các nghi thức thờ cúng tổ tiên ở nước ta tuy phần lớn phỏng theo nghi lễ Nho giáo,
nhưng lại có những yếu tố rất gần gũi với Phật giáo hay Đạo giáo. Mặt khác, với
tính chất một tín ngưỡng dân dã, các hành vi lễ thức thường được thực hiện theo
tâm thức dân gian và cũng không hoàn toàn thống nhất ở các gia đình, các địa
phương.
- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được thể hiện ở 3 cấp độ khác nhau: tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên trong gia đình, họ tộc (dòng họ), tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong
làng xã (tín ngưỡng thờ thành hoàng làng) và đỉnh cao của tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương (thờ cúng tổ tiên trong cả nước). Với
niềm tin thiêng liêng rằng, tổ tiên tuy đã chết nhưng linh hồn vẫn còn tồn tại, có
khả năng che chở, phù giúp con cháu, được thể hiện thông qua nghi lễ thờ phụng.
Đó là sự biết ơn, tưởng nhớ và tôn thờ những người có công sinh thành, tạo dựng,
bảo vệ cuộc sống như: cha mẹ, ông bà, cụ, kỵ, tổ sư tổ nghề, thành hoàng, tổ
nước...
- Thờ cúng tổ tiên cùng huyết thống có nhiều hình thức, cấp độ khác nhau. Trước
hết là việc thờ cúng tổ tiên trong mỗi gia đình (thờ cúng gia tiên). Mang đặc tính
của cư dân nông nghiệp đa thần giáo, trong gia đình người ta thường thờ phụng
nhiều vị thần. Bên cạnh việc thờ tổ tiên, thờ Phật, người ta còn thờ bà Cô, ông
Mãnh là những người thân thích, chết trẻ, hoặc chết vào giờ linh thiêng. Trong các
vị thần được thờ tại gia, thường không có vị thần nào được sắp xếp ngang hàng với
tổ tiên.[9]
- Đặc trưng của văn hóa nông nghiệp cũng được thể hiện ở trên bàn thờ tổ tiên của
người Việt. Thông thường, ở ngay sau bát hương thường có một cái đỉnh ba chân,
nắp đỉnh được vẽ hình con lân với ý nghĩa sức mạnh bề trên kiểm soát tinh thần
con cháu khi đứng trước bàn thờ. Bàn thờ tổ tiên luôn cần được thanh tịnh. Vì thế,
đồ tế lễ chỉ có thể là hương, hoa, trà, quả… Những ngày giỗ, Tết, con cháu muốn
dâng cúng cỗ mặn phải đặt ở một chiếc bàn phụ phía trước và thấp hơn bàn thờ
chính.
- Hướng bàn thờ cũng được người Việt rất quan tâm. Thông thường hướng nhà theo
đạo Phật thì hướng Nam là nơi của bát nhã, tức trí tuệ, hướng của sự sáng tạo, của
sinh lực tràn trề, đầy dương khí.
- Trong việc thờ phụng tổ tiên thì ngày giỗ hay còn gọi là kỵ nhật rất quan trọng.
Trong ngày giỗ, người ta làm cỗ bàn mời thân bằng quyến thuộc. Ở làng quê, ngày
giỗ là dịp để gia chủ mời lại những người đã từng mời mình đi ăn uống, người ta
gọi là trả nợ miệng. Giỗ có thể làm to hoặc làm nhỏ tuỳ theo gia cảnh và nhiều khi
lại tuỳ thuộc vào mối liên hệ giữa người sống và người chết. Ví như giỗ cha mẹ,
giỗ ông bà thường làm to, giỗ anh em, chú bác cùng các vị cao tằng tổ khảo thường
chỉ có cơm canh cúng đơn sơ để khỏi bỏ giỗ.
- Tết là thời điểm quan trọng trong năm cho nên bàn thờ ngày Tết cũng trở nên đặc
biệt. Việc trang hoàng bàn thờ tùy thuộc điều kiện hoàn cảnh mỗi nhà nhưng dứt
khoát nhà nào cũng phải bày mâm ngũ quả. Thông thường ngũ quả gồm 5 loại quả
có 5 màu khác nhau như chuối xanh, bưởi vàng, hồng đỏ, lê trắng, quýt da cam
tượng trưng cho mong ước: Phú (giàu có) – quý (sang trọng) – thọ (sống lâu) –
khang (khỏe mạnh) – ninh (bình yên). [10]
- Việc thờ cúng tổ tiên tại gia đình thường được tiến hành quanh năm, xuất phát từ
quan niệm, dù thác nhưng linh hồn vẫn luôn ở bên cạnh con cháu. Không chỉ cúng
lễ trong những dịp quan trọng như tang ma, giỗ chạp, cưới xin…, không chỉ trong
những ngày lễ tiết như tết Nguyên đán, Thanh minh, Hàn thực, Đoan ngọ…, các
ngày Sóc, Vọng theo chu kì tuần trăng, mà các vị tổ còn được con cháu kính cáo
mọi chuyện vui buồn: sinh nở, ốm đau, thi cử, đỗ đạt, kiện cáo, bất hoà… Con
cháu còn kính mời các vị về hưởng thụ hoa trái đầu mùa, lễ tạ tổ tiên khi có phúc,
có lộc. [11]
 Ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên:
- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là quan niệm về sự tồn tại của những linh hồn và mối
liên hệ giữa người đã khuất và người sống bằng đấng vô hình hiện hữu trong cuộc
sống dõi theo con cháu và đem lại phước lộc, tài thọ cho họ.
- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mang một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với dân tộc
Việt Nam. Thông qua phong tục này, nó không chỉ thể hiện ý thức luôn hướng về
nguồn cội, bày tỏ lòng hiếu thảo mà còn mang giá trị về mặt tâm linh. Tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên mang ý nghĩa bày tỏ sự biết ơn luôn hướng về cội nguồn của mỗi
người, với cội nguồn dân tộc.
- Có thể nói, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên nhắc nhớ mỗi chúng ta, dù ở đâu, xa quê
hương nhưng luôn tôn thờ và khắc ghi nguồn cội của mình.
- Những giá trị này luôn được dân tộc ta đúc kết và truyền dạy cho những thế hệ sau
qua những câu ca dao hết sức ý nghĩa “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hay “Cây có gốc
mới nở cành xanh ngọn – Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu”.
- Trong mỗi gia đình Việt, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên truyền tải đạo lý sâu sắc
“Uống nước nhớ nguồn” đã trở thành nét đẹp trong văn hóa của người Việt. Thông
qua đó, mỗi con người hiểu được giá trị của “đạo hiếu” trong cuộc sống trong mối
quan hệ với những người trong gia đình.
- Công cha nặng tựa mây núi, nghĩa mẹ rộng tựa biển trời bao la, do đó chúng ta
luôn phải hiếu thảo và biết ơn với cha mẹ khi còn sống và luôn khắc cốt và bày tỏ
sự thành kính và xót thương khi cha mẹ về thế giới vĩnh hằng.
- Giá trị quý báu nhất tiềm ẩn trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt đó là
lời răn dạy về lòng hiếu thảo.
- Như vậy, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên không chỉ là nét đẹp truyền thống của văn
hóa dân tộc mà nó còn là bài học đạo đức vô giá trong tiềm thức của mỗi người.
Nó răn dạy con người về đức hiếu thảo, hiếu sinh và hướng về cội nguồn…[12]
b) Tín ngưỡng thờ thần: Người Việt xưa thờ Thần là để nhớ ơn và cũng để tỏ lòng
kính sợ. Tất cả các Thần đều linh thiêng, đều có phẩm chất và quyền năng vô
lượng để mọi người tôn kính.
- Thờ cúng là để được Thần giúp cho người yên vật thịnh, và dù đạt nguyện vọng
hay không, con người vẫn tạ ơn Thần, một lối ứng xử rất văn hoá và trần tục.
Ngoài mục đích cầu được yên lành, thịnh vượng, thoả mãn đời sống tâm linh, việc
thờ cúng còn có mục tiêu giải thoát con người, hướng con người đến lý tưởng
Chân, Thiện, Mỹ, bớt nỗi khổ đau, hạn chế điều ác, tăng thêm điều thiện. Như vậy,
tín ngưỡng thờ Thần không chỉ có ý nghĩa cầu phồn thực, mà còn có ý nghĩa đạo
đức.
- Do là một đất nước nông nghiệp nên việc sùng bái tự nhiên là điều dễ hiểu. Điều
đặc biệt của tín ngưỡng Việt Nam là một tín ngưỡng đa thần và âm tính (trọng tình
cảm, trọng nữ giới). Các vị thần ở Việt Nam chủ yếu là nữ giới, do ảnh hưởng của
tín ngưỡng phồn thực như đã nói ở trên nên các vị thần đó không phải là các cô gái
trẻ đẹp như trong một số tôn giáo, tín ngưỡng khác mà là các bà mẹ, các Mẫu.
- Thờ động vật:
 Trong phong tục, tín ngưỡng dân gian việc thờ cúng tự nhiên đã giữ một vai
trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân, và trong các tín
ngưỡng dân gian đó phải kể đến Tín ngưỡng thờ động vật hay còn gọi là tục
thờ thú. Người Việt Nam là dân tộc đa dạng trong việc thờ các vị thần có
nguồn gốc từ động vật, họ thờ những con vật mạnh mẽ như thờ hổ, cá voi,
thờ ngựa, thờ rắn, thì người Việt còn thờ các con vật hiền cóc, chó, cá, hạc,
dơi, các con vật đó gần gũi với cuộc sống của người dân của một xã hội
nông nghiệp. Người dân còn đẩy các con vật lên thành mức biểu trưng như
Tiên, Rồng. Theo truyền thuyết thì tổ tiên người Việt thuộc "họ Hồng Bàng"
(có nghĩa là một loài chim nước lớn), thuộc giống "Rồng Tiên". Con rồng
có đầy đủ đặc tính của lối tư duy nông nghiệp: tổng hợp của cá sấu, rắn;
sinh ra ở dưới nước nhưng lại có thể bay lên trời mà không cần cánh; có thể
vừa phun nước vừa phun lửa. Có rất nhiều địa danh Việt Nam có tên liên
quan đến rồng như Thăng Long, Hạ Long, sông Hoàng Long, cầu Hàm
Rồng.
- Thờ cây cối:
 Thứ cây cối được tôn sùng nhất là cây lúa, có Thần Lúa, Hồn Lúa, Mẹ
Lúa,... đôi khi còn thấy còn thờ Thần Cây Đa, Cây Cau. Các câu chuyện về
ma cây cũng khá phổ biến, nhất là chuyện hồn ma quanh quẩn bên gốc cây
chỗ người chết, trong truyền thuyết có cây Chiên Đàn gắn với thần hổ
Xương Cuồng. Một số dân tộc còn có tập tục thờ hòn đá (hòn đá vía) nhưng
nó cũng dẫn đến những biểu hiện mê tín.
- Thờ người:
 Ngoài phồn thực và tự nhiên, tín ngưỡng Việt Nam rất coi trọng con người.
Họ cũng hay thờ con người, đặc biệt là thờ sống và phong thánh, chẳng hạn
như người ta phong Trần Hưng Đạo là Đức Thánh Trần, Nguyễn Minh
Không là Đức Thánh Nguyễn, Từ Đạo Hạnh là Đức Thánh Láng, hay thờ
những người được mến trọng như Hồ Chí Minh ( Đức Ngọc Phật Hồ Chí
Minh), Võ Nguyên Giáp...
- Thờ Thành Hoàng:
 Ở phạm vi gia đình, người Việt thờ tổ tiên và Thổ Công, ở phạm vi làng xã,
người Việt thờ Thành hoàng. Giống như Thổ công, Thành hoàng cai quản
và quyết định họa phúc của một làng. Không có làng nào ở Việt Nam mà
không có Thành hoàng. Những người được thờ thường là những người có
tên tuổi và địa vị, có công lao đối với làng đó. Tuy nhiên một số làng còn
thờ những người lý lịch không rõ ràng gì như trẻ con, ăn xin, ăn mày, trộm
cắp... nhưng họ chết vào "giờ thiêng" (Giờ xấu theo mê tín dị đoan).
- Thờ Tứ pháp
 Tứ pháp là danh từ để chỉ các bà thần Mây-Mưa-Sấm-Chớp, đại diện cho
các hiện tượng tự nhiên có vai trò quan trọng trong xã hội nông nghiệp. Sau
này khi Phật giáo vào Việt Nam thì nhóm các nữ thần này được biến thành
Tứ pháp với truyền thuyết về Phật Mẫu Man Nương. Ảnh hưởng của Tứ
Pháp ở Việt Nam rất lớn, nhiều lần triều đình nhà Lý phải rước tượng Pháp
Vân về Thăng Long để cầu mưa. Tứ pháp gồm:
+ Pháp Vân (thần mây) thờ ở chùa Bà Dâu
+ Pháp Vũ (thần mưa) thờ ở chùa Bà Đậu
+ Pháp Lôi (thần sấm) thờ ở chùa Bà Tướng
+ Pháp Điện (thần chớp) thờ ở chùa Bà Dàn [13]
 Ý nghĩa của tín ngưỡng thờ Thần:
- Tín ngưỡng thờ Thần là một hình thức sinh hoạt tín ngưỡng, tâm linh, phản ánh rất
nhiều mặt về đời sống kinh tế, văn hóa, tinh thần của người dân Việt Nam. Nó còn
là một biểu tượng mang tính giá trị, mang một quyền năng, một sức mạnh đặc biệt
đối với đời sống con người.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]: https://ngotoc.vn/Van-hoa-Doi-song/ban-ve-triet-li-am-duong-va-tinh-cach-
nguoi-viet-711.html
[2]: http://ditichlichsu-vanhoahanoi.com/co-so-van-hoa-viet-nam/van-hoa-nhan-
thuc/triet-ly-am-duong-va-tinh-cach-nguoi-viet/
[3]: Tài liệu Cơ sở văn hóa Việt Nam của Trần Ngọc Thêm.
[4]: https://cand.com.vn/Kinh-te-Van-hoa-The-Thao/tren-vuong-quoc-cua-vua-lua-
i658283/
[5]: http://tonghoiyhoc.vn/hoc-thuyet-ngu-hanh.htm#:~:text=1.,t%E1%BA%A1ng
%20ph%E1%BB%A7%20trong%20c%C6%A1%20th%E1%BB%83.
[6]: https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-hong-duc/chu-nghia-xa-hoi-
khoa-hoc/ung-dung-cua-ngu-hanh-trong-doi-song-van-hoa-nguoi-viet/41441516
[7]: https://suckhoedoisong.vn/thuc-pham-cung-co-thuoc-tinh-am-duong-ban-
chon-loai-nao-169210808164530479.htm
[8]: http://yhoccotruyenqd.vn/kien-thuc-yhct/Ly-luan-YHCT/HOC-THUYET-
NGU-HANH-8/#:~:text=Trong%20y%20h%E1%BB%8Dc%2C%20h%E1%BB
%8Dc%20thuy%E1%BA%BFt,t%C3%A1c%20b%C3%A0o%20ch%E1%BA
%BF%20thu%E1%BB%91c%20men.
[9]: https://baophapluat.vn/giai-ma-tin-nguong-tho-cung-to-tien-cua-nguoi-viet-
post415447.html
[10]: https://melinh.hanoi.gov.vn/tho-cung-to-tien-net-dep-van-hoa-cua-nguoi-viet-
nam-173220130195045071.htm
[11]: https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/72868/1/02050003111.pdf
[12]: https://vndoc.com/y-nghia-cua-tin-nguong-tho-cung-to-tien-cua-nguoi-viet-
2908#mcetoc_1fp6r2n9i7
[13]:https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%ADn_ng%C6%B0%E1%BB%A1ng_d
%C3%A2n_gian_Vi%E1%BB%87t_Nam

You might also like