Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 1

ĐĂNG NHẬP

ĐĂNG KÝ

Ngữ pháp tiếng Anh


» Tổng quan về 3 loại câu điều kiện » Bài này

3 loại câu điều kiện


trong tiếng Anh
(Conditional sentences)
Thích 645 Chia sẻ

Bài viết này được biên soạn bởi Tiếng Anh Mỗi
Ngày,
nơi phát triển Học tiếng Anh Mỗi Ngày,
chương trình học tiếng Anh online hiệu quả và
dễ học.

Mục lục:
1. Câu điều kiện là gì?
2. Các loại câu điều kiện trong tiếng Anh
3. Phương pháp ghi nhớ công thức câu
điều kiện
4. Câu điều kiện mở rộng
5. Tổng kết

1. Câu điều kiện là gì?

Câu điều kiện là câu diễn tả một sự việc


sẽ xảy ra với điều kiện một sự việc khác
xảy ra, hay nói nôm na là câu "nếu... thì..."

Câu "nếu... thì..." sẽ có 2 vế: vế nếu và vế thì:

Nếu John đến trễ thì chúng ta sẽ đợi anh ấy.

Nếu tôi học bài chăm chỉ hơn thì tôi đã thi


đậu rồi.

Tương tự như vậy, câu điều kiện trong tiếng Anh


sẽ có 2 vế: vế nếu và vế thì. Vế nếu thường được
gọi là mệnh đề if, còn vế thì hay được gọi là
mệnh đề chính.

If John is late, we will wait for him.


Nếu John đến trễ thì chúng ta sẽ đợi anh ấy.

If I had studied harder, I would have passed


the exam.
Nếu tôi đã học bài chăm chỉ hơn thì tôi đã
thi đậu rồi.

2. Các loại câu điều kiện


trong tiếng Anh

Tóm tắt:

Trong tiếng Anh có 3 loại câu điều kiện


chính.

Công thức câu điều kiện:

Câu điều kiện loại 1:  [If + thì hiện tại


đơn],  [will + động từ nguyên mẫu]

Câu điều kiện loại 2:  [If + thì quá


khứ đơn],  [would + động từ nguyên
mẫu]

Câu điều kiện loại 3:  [If + thì quá


khứ hoàn thành],  [would + have +
V3/V-ed]

Trong tiếng Anh có 3 loại câu điều kiện chính.


Các loại câu điều kiện này được dùng cho 3
trường hợp khác nhau và có 3 cách chia thì động
từ khác nhau cho mệnh đề if và mệnh đề chính.

1. Câu điều kiện loại 1

Câu điều kiện loại 1 được dùng để nói về một sự


việc có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai nếu có
một điều kiện nào đó.

Cách dùng

Mệnh đề if:

Nói về một điều kiện có thể thực sự xảy ra


trong hiện tại hoặc tương lai.

Mệnh đề chính:

Nói về một kết quả có thể thực sự xảy ra


trong hiện tại hoặc tương lai nếu điều kiện
trong mệnh đề if xảy ra.

Cách chia động từ

Mệnh đề if:

Thì hiện tại đơn

Mệnh đề chính:

will + động từ nguyên mẫu

Ví dụ

Mệnh đề if:

If it rains
rains,
Nếu trời mưa,

Mệnh đề chính:

we will cancel the trip.


chúng tôi sẽ hủy chuyến đi.

Giải thích

Mệnh đề if:

"Trời mưa" một điều kiện có thể thực sự


xảy ra trong hiện tại hoặc tương lai. Chúng
ta chưa biết sẽ có mưa hay không.

Mệnh đề chính:

"Chúng tôi sẽ hủy chuyến đi" là một kết


quả có thể thực sự xảy ra trong hiện tại
hoặc tương lai. Trong trường hợp trời mưa
trong hiện tại hoặc tương lai thì sẽ hủy
chuyến đi.

Ngoài ra, trong mệnh đề chính, chúng ta cũng có


thể thay thế will bằng may hoặc might
might. Khi
dùng may hoặc might
might, độ chắc chắn của hành
động ít hơn so với will
will:

If it rains, we will cancel the trip. = Nếu trời


mưa, chúng tôi sẽ hủy chuyến đi.

If it rains, we might cancel the trip. = Nếu


trời mưa, chúng tôi có thể sẽ hủy chuyến
đi.

Một số ví dụ khác về câu điều kiện loại 1:

If I have time, I will watch a movie.


Nếu tôi có thời gian, tôi sẽ xem một bộ
phim.

If we don't hurry up, we will miss our


flight.
Nếu chúng ta không nhanh lên thì chúng ta
sẽ trễ chuyến bay đấy.

Katy will be mad if Sam is late again.


Katy sẽ rất giận nếu Sam đến trễ lần nữa.

2. Câu điều kiện loại 2

Câu điều kiện loại 2 được dùng để nói về một sự


việc KHÔNG THỂ thực sự xảy ra trong hiện tại
nếu có một điều kiện nào đó.

Cách dùng

Mệnh đề if:

Nói về một điều kiện mà người nói tin rằng


KHÔNG THỂ thực sự xảy ra trong hiện tại.

Mệnh đề chính:

Nói về một kết quả CÓ THỂ xảy ra trong


hiện tại nếu điều kiện trong mệnh đề if CÓ
xảy ra trong hiện tại.
Tuy nhiên, vì điều kiện mệnh đề if KHÔNG
THỂ thực sự xảy ra trong hiện tại, nên kết
quả này cũng KHÔNG THỂ thực sự xảy ra
trong hiện tại.

Cách chia động từ

Mệnh đề if:

Thì quá khứ đơn


Lưu ý đặc biệt: thì quá khứ đơn bình
thường của động từ "to be" là "was" hoặc
"were", nhưng trong câu điều kiện, tất cả
chủ ngữ đều dùng "were", dù là số ít hay
số nhiều.

Mệnh đề chính:

would + động từ nguyên mẫu

Ví dụ

Mệnh đề if:

If I spoke German,
Nếu tôi nói được tiếng Đức,

Mệnh đề chính:

I would work in Germany.


tôi sẽ làm việc ở Đức.

Giải thích

Mệnh đề if:

Hiện tại, người nói không biết nói tiếng


Đức, nhưng người nói đang giả sử là mình
biết nói tiếng Đức.

Mệnh đề chính:

Trong trường hợp giả sử người nói biết nói


tiếng Đức thì họ sẽ làm việc ở Đức. Nhưng
trong thực tế hiện tại thì họ không biết nói
tiếng Đức và họ cũng không đang làm việc
ở Đức.

Ngoài ra, trong mệnh đề chính, chúng ta cũng có


thể thay thế would 
would bằng might
might. Khi dùng might
might,
độ chắc chắn của hành động sẽ giảm đi:

If I spoke German, I would work in


Germany. = Nếu tôi nói được tiếng Đức, tôi
sẽ làm việc ở Đức.

If I spoke German, I might work in


Germany. = Nếu tôi nói được tiếng Đức, tôi
có thể sẽ làm việc ở Đức.

Bên cạnh đó, trong mệnh đề chính, chúng ta


cũng có thể thay thế would bằng could để diễn
tả một khả năng sẽ xảy ra.

If I had a lot of money, I would travel


anywhere I want. = Nếu tôi có nhiều tiền, tôi
sẽ đi du lịch bất cứ nơi nào tôi thích.

If I had a lot of money, I could travel


anywhere I want. = Nếu tôi có nhiều tiền, tôi
sẽ có thể đi du lịch bất cứ nơi nào tôi thích.

Một số ví dụ khác về câu điều kiện loại 2:

If she knew that, she would be very


surprised.
Nếu cô ấy biết chuyện đó, cô ấy sẽ rất bất
ngờ.

If I were you, I wouldn't do that.


Nếu tôi là bạn thì tôi sẽ không làm vậy. (hiển
nhiên tôi không phải là bạn)

They would be very sad if they heard


that from you.
Họ sẽ rất buồn nếu họ nghe được điều đó từ
bạn. (nhưng họ chưa nghe được điều đó)

3. Câu điều kiện loại 3

Câu điều kiện loại 3 dùng để nói về một sự việc


ĐÃ KHÔNG THỂ xảy ra trong quá khứ nếu có một
điều kiện nào đó.

Cách dùng

Mệnh đề if:

Nói về điều kiện ĐÃ KHÔNG xảy ra trong


quá khứ.

Mệnh đề chính:

Nói về kết quả ĐÃ CÓ THỂ xảy trong quá


khứ nếu điều kiện trong mệnh đề if ĐÃ xảy
ra trong quá khứ.
Tuy nhiên, vì mệnh đề if ĐÃ KHÔNG xảy ra
trong quá khứ, nên kết quả này cũng ĐÃ
KHÔNG THỂ xảy ra trong quá khứ.

Cách chia động từ

Mệnh đề if:

Thì quá khứ hoàn thành

Mệnh đề chính:

would + have + V3/V-ed

Ví dụ

Mệnh đề if:

If I had studied harder,


Nếu tôi đã học bài chăm chỉ hơn

Mệnh đề chính:

I would have passed the exam.


thì tôi đã thi đậu rồi.

Giải thích

Mệnh đề if:

Trong quá khứ, người nói đã không học


bài chăm chỉ, nhưng người nói đang giả
sử là họ đã học bài chăm chỉ hơn.

Mệnh đề chính:

Trong trường hợp giả sử người nói đã học


bài chăm chỉ trong quá khứ thì họ đã thi
đậu trong quá khứ. Nhưng trong thực tế
thì họ đã không học bài chăm chỉ trong
quá khứ, và họ cũng không thi đậu trong
quá khứ.

Ngoài ra, trong mệnh đề chính, chúng ta cũng có


thể thay thế would 
would bằng might
might. Khi dùng might
might,
độ chắc chắn của hành động sẽ giảm đi:

If I had studied harder, I would have


passed the exam. = Nếu tôi đã học bài
chăm chỉ hơn, thì tôi đã thi đậu rồi.

If I had studied harder, I might have passed


the exam. = Nếu tôi đã học bài chăm chỉ
hơn, thì tôi có thể đã thi đậu rồi.

Bên cạnh đó, trong mệnh đề chính, chúng ta


cũng có thể thay thế would bằng could để diễn
tả một khả năng sẽ xảy ra.

If I had saved enough money, I would have


bought a new car. = Nếu tôi đã tiết kiệm đủ
tiền, thì tôi đã mua một chiếc xe mới rồi.

If I had saved enough money, I could have


bought a new car. = Nếu tôi đã tiết kiệm đủ
tiền, thì tôi đã có thể mua một chiếc xe mới
rồi.

Một số ví dụ khác về câu điều kiện loại 3:

If it hadn't rained, she would have gone


to the beach.
Nếu như trời đã không mưa thì cô ấy đã đi
ra bãi biển. (nhưng trời đã mưa, nên cô đã
không ra biển)

If I had known you were in hospital, I


would have visited you.
Nếu tôi biết bạn đã nhập viện thì tôi đã đến
thăm bạn rồi. (nhưng tôi đã không biết, nên
tôi đã không đến)

She would have been there on time if


her car hadn't broken down.
Cô ấy có thể đến đúng giờ nếu xe của cô ấy
đã không bị hỏng. (nhưng xe cô ấy hỏng,
nên cô ấy đã đến trễ)

Chúng mình cũng hiểu là công thức câu điều kiện


có vẻ hơi khó nhớ, nhưng thật ra là có quy luật
đấy. Chúng ta cùng học ngay ở phần tiếp theo
nhé:

Học tiếp với Tiếng Anh Mỗi


Ngày
Để học các phần tiếp theo của bài này, cũng như
các bài học khác của Chương trình Ngữ Pháp
PRO, bạn cần có một Tài khoản Học tiếng Anh
Mỗi Ngày, hoặc Tài khoản Luyện thi TOEIC.

Với Tài khoản Học tiếng Anh Mỗi Ngày, bạn sẽ


được học:

Toàn bộ 50 chủ đề ngữ pháp tiếng Anh


thiết yếu (Chương trình Ngữ pháp PRO)

Học từ vựng tiếng Anh thông dụng

Luyện nghe qua audios và videos.

Tất cả những thông tin hữu ích về kỳ thi


IELTS & Hướng dẫn luyện thi.

và nhiều tính năng học tiếng Anh thiết yếu


khác.

Xem toàn bộ tính năng của TK Học


tiếng Anh Mỗi Ngày

(Nếu bạn cũng muốn luyện thi TOEIC, xem chi


tiết về các TK Luyện thi TOEIC)

Một điểm tuyệt vời là bạn có thể học thử hoàn


toàn miễn phí trước khi mua tài khoản. Tạo cho
mình một tài khoản miễn phí và bắt đầu học thử
ngay:

Tạo một tài khoản miễn phí là bạn


có thể bắt đầu học thử ngay

Đăng ký dùng Facebook

hoặc

Tên:

Email:

Email bạn sử dụng hằng ngày

Mật khẩu:

Đăng ký

Tạo tài khoản nghĩa là bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng của Tiếng
Anh Mỗi Ngày

You might also like