Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 40

VIỆT NAM GIỮA THẾ KỶ XIX - ĐẦU THẾ KỶ XX

NHÂN VẬT LỊCH


SỬ TIÊU BIỂU
Lớp 11, trường THPT Vinschool Ocean Park

PHAN BỘI CHÂU

LƯƠNG VĂN CAN PHAN CHÂU TRINH


VIỆT NAM GIỮA THẾ KỶ XIX - ĐẦU THẾ KỶ XX

NHÂN VẬT LỊCH


SỬ TIÊU BIỂU
Lớp 11, trường THPT Vinschool Ocean Park

PHAN BỘI CHÂU

LƯƠNG VĂN CAN PHAN CHÂU TRINH

1
MỤC LỤC
I. GIỚI THIỆU
A.
CHUNG

II. NỘI DUNG


1. Phan Châu Trinh

2. Phan Bội Châu

3. Lương Văn Can

4. So sánh

III. TỔNG KẾT

2
I. GIỚI THIỆU CHUNG
Nhóm tác giả: Ngô Minh Nhi (11A5), Lê Ngọc Châu (11A2),
Bùi Minh Châu (11A1)

Tạp chí này hướng đến cung cấp cho người đọc những
thông tin cơ bản về tiểu sử, tư tưởng, hoạt động, đóng
góp của 3 nhân vật tiêu biểu của Việt Nam giữa thế kỷ
A. Trinh, Phan Bội Châu, và
XIX - đầu thế kỷ XX: Phan Châu
Lương Văn Can. Tiếp theo đó sẽ là một số đánh giá về vai
trò của từng nhân vật trong phong trào cứu nước những
năm thế kỷ XX. Đặc biệt, chúng mình sẽ so sánh tư tưởng,
hoạt động của 3 nhân vật để thấy sự tương đồng và khác
nhau trong cách lựa chọn con đường cứu nước của Phan
Châu Trinh, Phan Bội Châu, và Lương Văn Can. Từ đó, cả
nhóm sẽ có những cảm nhận, suy nghĩ về 3 nhân vật và
rút ra những bài học, thông điệp ý nghĩa cho bản thân.

3
A.

II.
NỘI DUNG

4
CON NGƯỜI
Phan Châu Trinh (1872 -
1926) là nhà cách mạng xã
hội, có tư tưởng dân chủ đầu
tiên, là nhà văn hóa, một
nhân cách lớn.

Ông là một tấm gương sáng


trong phong trào Duy Tân
đầu thế kỷ 20, là một nhà
nho yêu nước có nhiều suy
nghĩ tiến bộ.

Đặc biệt hơn nữa, ông chọn


con đường dấn thân tranh
đấu nhưng ôn hòa, bất bạo
động. Ông coi dân chủ cấp
bách hơn độc lập và coi việc
dùng luật pháp, cai trị quy củ
có thể quét sạch hủ bại
phong kiến.

Với tinh thần yêu nước nồng


nàn, suốt đời gắn bó với vận
mệnh đất nước, với cuộc
sống sôi nổi, gian khó và
thanh bạch, ông xứng đáng
để hậu thế ngưỡng mộ, noi
theo.

6
CUỘC ĐỜI & SỰ NGHIỆP
Phan Châu Trinh sinh ngày 9
tháng 9 năm 1872, người làng Tây
Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Khoa Canh Tý (1900), Phan Châu
Kỳ (nay thuộc xã Tam Lộc, huyện Trinh đỗ cử nhân thứ ba ở trường
Phú Ninh), tỉnh Quảng Nam, hiệu Thừa Thiên. Năm sau (1901), triều
là Tây Hồ, Hy Mã, tự là Tử Cán. đình mở ân khoa, ông đỗ phó
bảng, đồng khoa với tiến sĩ Ngô
Cha ông là Phan Văn Bình, làm Đức Kế và phó bảng Nguyễn Sinh
chức Quản cơ sơn phòng, sau Sắc. Khoảng thời gian này, người
tham gia phong trào Cần Vương anh cả mất nên ông về để tang, ở
trong tỉnh, làm Chuyển vận sứ nhà dạy học đến năm Quý Mão
đồn A Bá (Tiên Phước) phụ trách (1903) thì được bổ làm Thừa biện
việc quân lương. Mẹ ông là Lê Thị Bộ Lễ.
Trung, con gái nhà vọng tộc,
thông thạo chữ Hán, ở làng Phú Năm 1906, ông bí mật sang
Lâm, huyện Tiên Phước. Quảng Đông (Trung Quốc) gặp
Phan Bội Châu, trao đổi ý kiến rồi
Mẹ ông mất năm ông lên 6 tuổi. cùng sang Nhật Bản, tiếp xúc với
Quê nhà bị quân Pháp đốt cháy nhiều nhà chính trị tại đây (trong
trong cuộc trấn áp phong trào số đó có Lương Khải Siêu) và xem
Cần vương, nên ông phải theo xét công cuộc duy tân của xứ sở
cha, được cha dạy chữ và dạy võ. này.
Sau khi cha mất, ông trở về quê
sống với anh là Phan Văn Cừ và Phan Châu Trinh chủ trương tiến
tiếp tục đi học. Ông học rất giỏi hành một phong trào Duy Tân
nên năm 27 tuổi được tuyển vào nhằm vận động cải cách kinh tế,
trường tỉnh và học chung với văn hoá, xã hội và gắn liền với
Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc việc động viên lòng yêu nước,
Kháng, Nguyễn Đình Hiến, Phan căm thù giặc, đấu tranh cho dân
Quang, và Phạm Liệu. tộc thoát khỏi ách thống trị của
ngoại xâm.

7
Chân dung Phan Châu Trinh, nhà cách mạng Việt Nam. Chân dung này đã được phát hành trên hình bìa cuốn Phan
Tây Hồ Tiên sinh lịch sử, của Minh Viên Huỳnh Thúc Kháng, Anh Minh xuất bản, Huế, năm 1959.

Năm 1906, Phan Năm 1908, diễn ra phong trào chống sưu thuế ở các
Châu Trinh cùng một tỉnh miền Trung huy động được hàng vạn người
số sĩ phu yêu nước tham gia đấu tranh chống thực dân Pháp và chính
tiến bộ khởi xướng quyền phong kiến tay sai. Khuynh hướng vận động
cuộc vận động Duy cải cách của Phan Châu Trinh đã cỗ vũ tinh thần
tân ở Trung Kì. học tập, tự cường, chống các hủ tục phong kiến

8
1919: Phan Châu Trinh cùng với
Phan Văn Trường, Nguyễn Thế
Truyền và Nguyễn Tất Thành
soạn bản "Yêu sách của nhân
dân An Nam" gửi cho Hội nghị
Versailles, ký tên chung là
"Nguyễn Ái Quốc", và đã gây
được tiếng vang.

1922: Khi vua Khải Định sang


Pháp dự đấu xảo Marseille, ông
viết một bức thư dài buộc tội
vua Khải Định 7 điều, quen gọi
là Thất Điều Trần hay Thư Thất
Điều, khuyên vua về nước gấp,
đừng làm nhục quốc thể.

1925: Phan Châu Trinh cùng Chân dung Phan Châu Trinh (1872 – 1926)

nhà cách mạng trẻ Nguyễn An


Ninh xuống tàu rời nước Pháp,
đến ngày 26 tháng 6 cùng năm
thì về tới Sài Gòn. Sau đó, ông
Ninh đưa ông về thẳng khách
sạn Chiêu Nam Lầu. Đang lúc
Phan Châu Trinh nằm trên
giường bệnh, thì hay tin ông
Ninh vừa bị mật thám Pháp
đến vây bắt tại nhà vào lúc 11
giờ 30 trưa ngày 24 tháng 3
năm 1926. Ngay đêm hôm đó,
lúc 21 giờ 30, ông qua đời tại
khách sạn Chiêu Nam Lầu và
được đem quàn tại Bá Huê lầu,
số 54 đường Pellerin, Sài Gòn.
Hưởng dương 54 tuổi.
Chân dung Phan Châu Trinh (1872 – 1926) năm 37 tuổi, lúc
mới ra tù tại Côn Đảo

9
Hơn 60 ngàn người dân đã đến Sài Gòn, không phân biệt
chính trị, đảng phái, tôn giáo tham dự, đã đưa linh cữu
Phan Châu Trinh đến nghĩa trang của hội Gò Công tương
tế lúc 6 giờ sáng ngày 4 tháng 4 năm 1926.

Phan Châu Trinh và con trai Phan Châu Dật khi đang ở Pháp.

Đám tang Phan Châu Trinh tại Sài Gòn năm 1926.

Tượng Phan Châu Trinh trong khuôn viên mộ.

10
Mộ Phan Châu Trinh (số 9 Phan Thúc Duyện, Phường 4) tại Tượng Phan Châu Trinh tại Trường trung học Phan Chu
Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Trinh, Đà Nẵng.

Tem in hình Phan Châu Trinh do Việt Nam Cộng Hòa Tượng Phan Châu Trinh trong khuôn viên mộ.
phát hành.

bì và tem in hình Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh năm 1967.

11
THƠ VỀ ÔNG
Là chí sĩ yêu nước, Năm Một chín không sáu
Học rộng, tầm nhìn xa, Ông trốn sang Quảng Châu
Suốt đời ông trăn trở Gặp được người bạn lớn
Với vận mệnh nước nhà. Là cụ Phan Bội Châu.


Ba năm sau, về nước
Ông học hỏi cái mới Rồi hai cụ sau đó Chí sĩ Phan Chu Trinh
Từ phương Tây văn minh. Sang Nhật Bản, ở đây Được đồng bào quốc nội
Học Nhật Bản mở cửa Họ nghiên cứu, học hỏi Chào đón rất nhiệt tình.
Để đổi mới chính mình. Cải cách của nước này.



Ông viết thư, khẩn thiết
Ông tìm đường cứu nước. Năm Một chín không tám Gửi Toàn quyền, yêu cầu
Hình như đã tìm ra. Ông tham gia phong trào Hủy bản án quá nặng
Tiếc, không ai thực hiện. Chống sưu thuế, bị bắt Cho cụ Phan Bội Châu.
Ử tiếc cho nước nhà. Và tống vào nhà lao.



Tháng Mười một năm ấy,
Vào năm hăm tám tuổi Năm Một chín một một, Liên tiếp trong mấy ngày
Ông thi đỗ cử nhân. Ông được tha, một phần Ông đăng đàn diễn thuyết
Năm sau, đỗ phó bảng Nhờ Hội Nhân quyền Pháp Về Luân lý Đông Tây.
Tiếng vang nức xa gần. Và phản ứng của dân.



Về Chủ nghĩa Quân trị
Sau đó, triều nhà Nguyễn Ông lên tàu sang Pháp, Và Dân chủ Cộng hòa
Cho ông một chức quan, Vất vả một chuyến đi. Tại Sài Gòn - Chợ Lớn.
Là Thừa biện, bộ Lễ. Viết Đông Dương chính trị Nức lòng người gần xa.
Chức quan nhỏ và nhàn. Và Dân biến Trung kỳ.



Tháng Ba, năm Hai sáu,
Hai năm sau, chán nản, Ông lên án mạnh mẽ Ông lâm bệnh, từ trần.
Ông từ quan 1 về quê. Chuyện sưu thuế nhiễu nhương Để lại niềm thương tiếc
Đọc sách và suy ngẫm Và chính sách cai trị Sâu sắc trong lòng dân.
Và kết giao bạn bè. Của Pháp ở Đông Dương.

Ông vào Nam, ra Bắc, Cùng bốn nhân sĩ khác,


Gặp gỡ rất nhiều người. Năm Một chín hai mươi,
Cùng lý tưởng, chí hướng, Ông thành lập tại Pháp
Để cứu mình, giúp đời. Nhóm Ngũ Long, năm người.

12

THƠ VỀ ÔNG

Ông là nhà cách mạng


Nhưng chủ trương ôn hòa.
Tạm thời chưa lật Pháp
Để độc lập quốc gia.

Mà phải, KHAI DÂN TRÍ.


Bỏ phong kiến hủ Nho.
Mở trường dạy Quốc ngữ,
Dân chủ và tự do.

Rồi đến CHẤN DÂN KHÍ. Đó là những chính sách


Để tự lực, tự thân. Ít nhiều giống Duy Tân
Ở xứ sở Nhật Bản.
Qua văn minh, văn hóa,
Khả thi và thực cần.
Giác ngộ cho người dân.

Ông phản đối bạo động.


Tiếp nữa, về kinh tế,
Chống xu hướng cải lương.
Đó là HẬU DÂN SINH.
Quan trọng là Dân Trí,
Khai hoang rồi lập hội,
Dân Khí và Tự Cường.
Lo sản xuất, mưu sinh.


Nhờ Duy Tân, nước Nhật

Mới được như ngày nay.

Những chủ trương của cụ,

Dẫu đúng đắn, tiếc thay,

Không trở thành hiện thực,


Làm ta, kẻ hậu sinh,
Chỉ biết tiếc, có lỗi
Trước cụ Phan Chu Trinh.

13
TƯ TƯỞNG
Phan Châu Trinh chủ trương Theo Phan Châu Trinh, nhiệm vụ
tiến hành một phong trào Duy cấp bách của dân tộc ta là:
Tân nhằm vận động cải cách
kinh tế, văn hoá, xã hội và gắn
liền với việc động viên lòng Chấn dân khí:
yêu nước, căm thù giặc, đấu
Thức tỉnh tinh thần tự lực tự cường, làm cho
tranh cho dân tộc thoát khỏi mọi người giác ngộ được quyền lợi của mình,
ách thống trị của ngoại xâm. xoá bỏ nọc độc chuyên chế. Vì vậy, ông chủ
trương: “Không cần hô hào đánh Pháp, chỉ
nên đề xướng dân quyền, dân đã giác ngộ
Phan Châu Trinh chủ trương quyền lợi của mình, bấy giờ mới có thể dần
dần mưu tính đến việc khác.
dùng những cải cách văn hóa,
mở mang dân trí, nâng cao Khai dân trí:
dân khí, phát triển kinh tế
Bỏ lối học tầm chương trích cú, mở trường
theo hướng tư bản chủ nghĩa dạy chữ Quốc ngữ, kiến thiết khoa học thực
trong khuôn khổ hợp pháp, dụng, bài trừ hủ tục, xa hoa, tuyên truyền lối
sống tiết kiệm, văn minh.
làm cho dân giàu, nước mạnh,
buộc thực dân Pháp phải trao Hậu dân sinh:
trả độc lập cho nước Việt
Nam. Mặt khác, Phan Châu Chăm lo đời sống cho nhân dân bằng việc
phát triển kinh tế, chỉ con đường làm ăn cho
Trinh còn phản đối việc dùng dân, như khẩn hoang làm vườn, lập hội buôn,
vũ lực để giành độc lập dân sản xuất hàng nội hoá.

tộc quốc như cầu viện bên


ngoài “Bất bạo động, bạo động
tắc tử, bất vọng ngoại, vọng
ngoại giả ngu”.

14
ĐÓNG GÓP
Tạo sự chuyển biến về chất Thức tỉnh tinh thần yêu nước và
trong nội dung tư tưởng và hình tính tự cường dân tộc. đánh đuổi
thức biểu hiện trong phong trào thực dân Pháp xâm lược và canh
giải phóng dân tộc nước ta đầu tân đất nước để đất nước trở nên
thế kỉ XX. giàu mạnh.

Đóng góp trong lĩnh vực tư Thay đổi trong tư duy kinh tế,
tưởng, giúp nhân dân nhìn thấy đưa nền kinh tế phát triển theo
chế độ phong kiến không còn hình thức mới, kinh tế tư bản
phù hợp, ý thức hệ phong kiến chủ nghĩa. Thay đổi trong tư duy
không giải quyết được yêu cầu văn hóa, lối sống, nền Hán học,
độc lập, cần phải thay thế nó truyền bá về nền học thuật mới,
bằng một xã hội mới tiến bộ hơn. văn minh, tiến bộ.

Đồng bào ta, người nước ta, ai mà ham mến


tự do, tôi xin có một vật rất quý báu tặng
cho đồng bào, là "Chi Bằng Học"

15
ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ

Nhln chung, những phát hiện,


đóng góp của ông có ý nghĩa
tiếp nối chủ nghĩa yêu nước
truyền thống, khơi dậy những
giá trị tốt đẹp. Ông là đại biểu
xuất sắc cho tầng lớp tri thức
tiến bộ chuyển hướng tư duy
dân tộc sang một thời kỳ mồi
một cách chủ động tích cực,
xứng đáng là nhà dân chủ tiên
khu của Việt Nam đầu thế kỷ
XX này. Hơn bao giờ hết, trong
công cuộc đổi mới hiện nay của
nhân dân ta dưới sự lãnh đạo
của Đảng, những bài học về dân
chủ, dân quyền từ thời gian
Phan Châu Trinh vẫn còn giá
trị, đã và đang có ý nghĩa to lớn.

Nguyễn Ái Quốc cũng đánh giá cao: "năm 1926 có một


sự thức tỉnh trong toàn quốc tiếp theo sau cái chết của
một nhà quốc gia chủ nghĩa già Phan Châu Trinh"
(Hồ Chí Minh, 1983, tập 3, tr. 20).

16
02.
PHAN BỘI CHÂU

17
CON NGƯỜI

Phan Bội Châu (1867 - 1940) là


một nhà yêu nước lớn, một chí
sĩ cách mạng Việt Nam có ý
chí tranh đấu, nghĩa khí và hết
lòng tận tụy đóng góp cực kỳ
lớn lao cho sự nghiệp cách
mạng dành độc lập của Việt
Nam từ tay thực dân Pháp.

Ông đã thành lập phong trào


Duy Tân Hội (1904), khởi
xướng phong trào Đông Du
(1905). Ông là một tác giả lớn
về thơ và tiểu thuyết, với
những bút danh Hải Thu, Sào
Nam, Thị Hán, Độc Tỉnh Tử,…

18
CUỘC ĐỜI & SỰ NGHIỆP
Phan Bội Châu (tên cũ là Phan Văn
San). Vì tên San trùng với tên húy
vua Duy Tân (Vĩnh San) nên phải
Gia cảnh khó khăn, ông đi dạy
đổi thành Phan Bội Châu. Ông có
học kiếm sống và học thi, nhưng
hiệu là Hải Thụ, về sau đổi là Sào
thi suốt 10 năm không đỗ, lại can
Nam. Phan Bội Châu còn có nhiều
tội "hoài hiệp văn tự" (mang văn
biệt hiệu và bút danh khác như
tự trong áo) án ghi "chung thân
Thị Hán, Phan Giải San, Sào Nam
bất đắc ứng thí" (suối đời không
Tử, Hạo Sinh, Hiếu Hán … Ông
được dự thi).
sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867,
trong một gia đình nhà Nho
Năm 1896, ông vào Huế dạy học,
nghèo tại làng Đan Nhiễm, xã
do mến tài ông nên các quan xin
Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh
vua Thành Thái xóa án "chung
Nghệ An.
thân bất đắc ứng thí". Khi được
xóa án, ông dự khoa thi hương
Cha ông là Phan Văn Phổ, mẹ là
năm Canh Tí (1900) ở trường
Nguyễn Thị Nhàn. Ông nổi tiếng
Nghệ và đậu Giải nguyên.
thông minh từ bé, năm 6 tuổi học
3 ngày thuộc hết Tam Tự Kinh, 7
Trong 5 năm sau khi đỗ Giải
tuổi ông đã đọc hiểu sách Luận
nguyên, ông bôn ba khắp nước
Ngữ, 13 tuổi ông thi đỗ đầu huyện.
Việt Nam liên kết với các nhà yêu
Thuở thiếu thời ông đã sớm có
nước như Phan Châu Trinh,
lòng yêu nước.
Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý
Cáp, Nguyễn Thượng Hiền, Đặng
Năm 17 tuổi ông viết bài "Hịch
Thái Thân... để cùng chống Pháp.
Bình Tây Thu Bắc" đem dán ở cây
Ông chọn Kỳ Ngoại Hầu Cường
đa đầu làng để hưởng ứng việc Bắc
Để - một người thuộc dòng dõi
Kì khởi nghĩa kháng Pháp. Năm 19
nhà Nguyễn - làm lãnh tụ phong
tuổi (1885) ông cùng bạn Trần Văn
trào Cần Vương.
Lương lập đội nghĩa quân Cần
Vương chống Pháp nhưng việc
không thành.

19
Năm 1904, ông cùng Năm 1905, ông sang Nhật Bản và Trung Quốc để cầu
20 người họp mặt tại viện trợ tài chính cho phong trào do ông thành lập.
Quảng Nam để thành Ông viết nhiều tác phẩm có tác động lớn với sĩ phu
lập Hội Duy Tân. trong nước, tạo nên một làn sóng mới thúc đẩy nhiều
thanh niên yêu nước tham gia phong trào Đông Du,
xuất ngoại học tập để tìm đường chống Pháp.

20
Năm 1906, Phan Bội Châu đưa
một số học sinh người Việt
khác sang Nhật. Ông mời Phan
Châu Trinh đến thăm ông tại
thủ đô Tokyo, thế nhưng hai
người không giải quyết được
bất đồng chính kiến về cách
chống Pháp. Trong khi Phan
Bội Châu muốn giữ thể chế
quân chủ, Phan Châu Trinh
muốn hủy bỏ chế độ này để
tạo một quốc gia dân chủ.

Năm 1907, Phan Bội Châu


thành lập Việt Nam Cống Hiến
Hội. Tuy nhiên, dưới áp lực của
Pháp, Nhật Bản đã trục xuất họ
Phan Bội Châu
trong năm 1908.

Năm 1907, trường Đông Kinh


Nghĩa Thục được thành lập để
huấn luyện các nhà cách mạng
chống thực dân Pháp. Các tác
phẩm của ông được nghiên
cứu tại trường. Ông bị nghi có
liên quan đến trường, Đông
Kinh Nghĩa Thục bị đóng cửa
trong vòng gần một năm. Họ
cũng cho rằng ông có trách
nhiệm trong các cuộc biểu tình
chống thuế vào đầu năm 1908,
dính líu đến một cuộc nổi dậy
bị thất bại tại Hà Nội vào tháng
6 năm 1908.

Phan Bội Châu và Cường Để ở Nhật

21
Năm 1909, Phan Bội Châu bị Nhật
trục xuất theo đề nghị của Pháp.

Năm 1912, Phan Bội Châu thành lập


một tổ chức cách mạng thay thế
cho Hội Duy Tân tại Quảng Châu.
Tôn chỉ của tổ chức mới với tên
Việt Nam Quang phục Hội là đánh
đuổi người Pháp ra khỏi đất nước,
khôi phục chủ quyền của Việt
Nam, và thành lập "Việt Nam Cộng
hòa Dân quốc".
Phan Bội Châu (phải) với Hồ Tùng Mậu (giữa) và Ngô
Thành (trái)
Năm 1913 ông cho tổ chức ám sát,
đặt chất nổ phá hoại nhiều nơi
trong nước và bị chính quyền
Trung Quốc bắt giam.

Năm 1917, Phan Bội Châu được


phóng thích và lưu lạc tại Trung
Quốc suốt tám năm sau đó. Trong
thời gian từ 1921 đến 1924, sự kiện Một số lưu học sinh phong trào Đông Du:
Cách mạng Tháng Mười Nga (1917),
liên minh Quốc - Cộng tại Trung
Quốc... đã có ảnh hưởng lớn đến
Phan Bội Châu. Ông tìm hiểu về
cuộc Cách mạng Tháng Mười, và
viết báo tôn vinh Vladimir Ilyich
Lenin. Giữa năm 1924, phỏng theo
Trung Quốc dân đảng của Tôn
Trung Sơn, ông đã cải tổ Việt Nam
Quang phục hội thành Việt Nam
Quốc dân đảng.

Ảnh cụ Phan Bội Châu ở Huế, tháng 5/1936

22
Năm 1925, ông lại bị Pháp bắt tại Hàng Châu, ông bị dẫn giải về Hà Nội và
xử án chung thân khổ sai, về sau, bản án được đổi lại thành án quản thúc
tại gia do phản ứng mạnh mẽ của toàn dân đối với nhà cầm quyền Pháp.

Từ năm 1926, ông bị đưa về sống ở Bến Ngự, Huế, cho đến khi mất vào năm
1940. Lúc đó ông được gọi là Ông già Bến Ngự. Trong thời gian này, tư
tưởng chống Pháp của Phan Bội Châu đã ôn hòa hơn. Phan Bội Châu mất
ngày 29 tháng 12 năm 1940 tại Huế.

Căn nhà tranh là nơi ở của ông già Bến Ngự

Mộ phần

23
THƠ VỀ ÔNG
Phan Bội Châu ngày bé Đến lúc ông thi Hội, Kỳ Ngoại Hầu Cường Để,
Gọi là Phan Văn San, Thì phạm tội “tày trời”, Thuộc dòng dõi đế vương,
Cha là Phan Văn Phố. Là “hoài hiệp văn tự”, Được ông chọn lãnh đạo
Mẹ là Nguyễn Thị Nhàn. Tức giấu bài trong người. Phong trào mới, Cần Vương.

Vì thế ông bị phạt


Ông là người xứ Nghệ. Năm Một chín không bốn,
“Chung thân bất ứng thi”.
Làng Đan Nhiễm, Nam Hòa, Tức suốt đời bị cấm
Sau trì hoãn nhiều lần,
Huyện Nam Đàn, nổi tiếng Không được vào trường thi. Cùng hai mươi người khác,
Đất của nhiều Nho gia.
Ông lập Hội Duy Tân.

Năm Một tám chín sáu

Khi mới lên sáu tuổi, Ông bỏ vào Phú Xuân, Rồi cùng Tăng Bạt Hổ,
Sáng dạ và thông minh. Nay là thành phố Huế, Ông đi Nhật, đi Tàu
Trong ba ngày đọc thuộc Để dạy học kiếm ăn. Xin hỗ trợ tài chính
Hết cuốn Tam Tự Kinh.
Cho Hội, buổi ban đầu.

Nghe tiếng ông học giỏi,

Các quan lớn tức thì


Bảy tuổi, ông đọc hiểu, Ở Tàu, ông đã gặp
Tâu, xin vua Thành Thái
Thậm chí thuộc nhiều chương, Lãnh tụ Lương Khải Siêu.
Tha ông tội cấm thi.
Luận ngữ của Khổng Tử.

Ông này tiếp trọng thị


Quả đúng là phi thường. Ngay mùa thi năm ấy Và gợi ý nhiều điều.

Ông thi đậu Giải Nguyên.

Mười ba tuổi, thi huyện, Bài xuất sắc, vượt trội. Trong đó có cả việc
Ông đỗ đầu, đỗ ngay. Tiếng tăm càng lưu truyền. Dùng văn hóa, thơ văn
Mười bảy tuổi đã viết
Để thức tỉnh ý thức
Hịch Thu Bắc Bình Tây. Trong năm năm sau đó Và nghĩa vụ người dân.

Ông ngược xuôi khắp nơi

Ông viết và dán nó Tìm người cùng chí hướng Ông nghe theo, đã viết
Và tìm được nhiều người.
Lên cổng làng, gốc si Cuốn Huyết Lệ Tân Thư,

Để ủng hộ khởi nghĩa Việt Nam Vong Quốc Sử


Đó là Huỳnh Thúc Kháng,
Chống Pháp ở Bắc Kỳ. Nguyễn Hàm, Nguyễn Thượng
Và cuốn Ngục Trung Thư...

Hiền,

Mười chín tuổi, thành lập, Lê Huân, Ngô Đức Kế, Những cuốn sách khích lệ
Cùng bạn Trần Văn Lương, Phan Chu Trinh, Nguyễn Nhiều thanh niên nước ta.
Đội nghĩa quân chống Pháp, Quyền… Đúng lúc Nhật đại thắng
Gọi là Đội Cần Vương.
Trong chiến tranh với Nga.

24
THƠ VỀ ÔNG
Nhiều người trẻ yêu nước
Nghe theo lời của ông
Sang nước Nhật học hỏi,
Mỗi ngày một thêm đông.

Phong trào ấy được gọi


Là Đông Du - thanh niên
Học để về chống Pháp,
Đưa đất nước tiến lên.

Ngày Ba mươi tháng Sáu


Năm Một chín hai lăm
Ông bị Pháp bắt cóc,
Di lý về Việt Nam.

Tòa đại hình


tuyên phạt
Án khổ sai chung thân.
Nhưng trước sự phản đối
Mạnh mẽ của nhân dân,

Cuối cùng án được đổi


Thành quản thúc tại gia.
Thi hành án ở Huế
Cho đến lúc về già.

Từ Một chín hai sáu


Đến Một chín bốn mươi
Ông sống ở Bến Ngự,
Rồi lặng lẽ qua đời.

25
TƯ TƯỞNG
Yêu cầu giải phóng cho nhân
Tư tưởng dân chủ của ông chứa
dân các dân tộc nói chung và
đựng những nội dung tiến bộ, sâu
cho dân tộc Việt Nam, phát huy
sắc, phong phú, có tính cách mạng.
quyền làm chủ dân tộc, quyền
sống, quyền tự do và quyền
Một
mưu cầu hạnh phúc nói riêng.
Quan điểm về nhà nước dân chủ, nhà nước
Đó là sự tiếp thu những tiền đề mà mọi quyền lực thuộc về nhân dân. Trong
đó nhân dân thể hiện quyền chính trị của
tư tưởng trước đó, là tinh thần mình thông qua việc tham gia ứng cử, bầu cử,
yêu nước thương nòi, là quan quyền xem xét, đánh giá công việc của các cơ
quan trong bộ máy nhà nước và nhất là
điểm đề cao vai trò của dân,
quyền bãi miễn người không xứng đáng trong
dân là gốc, “trọng dân”, “thân bộ chức nhà nước.
dân”, “khoan sức dân”
Hai
Là tinh thần cố kết cộng đồng Quan điểm của Phan Bội Châu về các quyền
trong truyền thống văn hóa và nghĩa vụ của công dân

Việt Nam; đó còn là tư tưởng đề


cao giá trị tốt đẹp trong đạo lý
của Nho giáo, như “dân vi quý”,
“dân vi bản”.

Là các quan điểm từ bi, hỷ xả,


nhân văn Phật giáo; “ái nhân
như kỷ” của đạo Datô; là quan
điểm tiến bộ về pháp quyền,
nhân quyền, dân quyền, quốc
quyền, về dân chủ, tự do, bình
đẳng, bác ái trong tư tưởng
phương Tây. Trong đó, đặc biệt
là tư tưởng dân chủ, giải phóng
con người của chủ nghĩa Mác -
Lênin.

26
ĐÓNG GÓP
Khởi xướng phong trào giải Sáng tạo nhiều hình thức đấu tranh
phóng dân tộc mang tính mới như bạo động biểu tình, cải cách,
cách mạng theo khuynh kết hợp cải cách cùng bạo động, kết
hướng tư sản, gắn công cuộc hợp chuẩn bị lực lượng bên trong với
giải phóng dân tộc với duy lực lượng giúp đỡ bên ngoài...
tân đất nước và thay đổi chế
độ xã hội, thể hiện qua các Góp phần làm chuyển biến tư tưởng
phong trào tiêu biểu như yêu nước của nhân dân Việt Nam
Đông Du, Đông Kinh Nghĩa
Thục... Cổ động, phát triển kinh tế theo hướng
mới: chấn hưng lập nghiệp, lập hội
Xác định mục tiêu mới của buôn, mở công ty....
phong trào giải phóng dân
tộc là giành độc lập, xây Phê phán tư tưởng nho giáo lỗi thời,
dựng 1 chế độ tiến bộ hơn lên án các hủ tục lạc hậu, cải cách văn
theo kiểu Phương Tây hóa - xã hội…

“Trước sau tôi vẫn chủ trương dùng văn hóa


mà phản đối chính trị, văn hóa không xong
tôi mới dùng tới võ lực”

27
ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ
Phan Bội Châu mãi
là tấm gương sáng
ngời phẩm chất
cách mạng, người
đại diện tiêu biểu
cho nhân cách, khí
phách của dân tộc.
Ông là ngọn đuốc
sáng của cách mạng
Việt Nam những
năm đầu thế kỷ XX .
Ngay giờ đây những
“câu thơ dậy sóng’’
của cụ, tư tưởng yêu
nước nồng nàn của
Phan Bội Châu vẫn
có sức cổ vũ lớn đối
với chúng ta .

Phan Bội Châu là “bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả


thân vì độc lập, được 20 triệu con người trong vòng
nô lệ tôn sùng”
( Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 2, Sđd, tr 70).

28
03.
LƯƠNG VĂN CAN

29
CON NGƯỜI

Lương Văn Can


(1854 - 1927) được
biết đến là người đã
góp công rất lớn
vào sự hình thành
và phát triển của
nghề kinh doanh
trong thuở khởi
đầu. Ông là nhà
giáo dục, nhà yêu
nước lớn của nước
ta đầu thế kỷ XX.

Tên tuổi, sự nghiệp và uy tín của Lương Văn Can có thể xếp ngang
hàng với các nhà cách mạng đi tiên phong những năm đầu thế kỷ
XX như: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh...

Lương Văn Can đã có những đóng góp rất lớn, trong việc mở
trường Đông Kinh Nghĩa Thục (ĐKNT) nói riêng và phong trào yêu
nước nói chung. Ngay cả khi tuổi già sức yếu, ông cũng đóng góp
cho dân cho nước theo cách của mình.

30
CUỘC ĐỜI & SỰ NGHIỆP
Lương Văn Can (1854-1927) (có
sách ghi là Lương Ngọc Can), tự
Ôn Như, hiệu Sơn Lão. Ông quê
làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, Căn nhà của ông ở phố Hàng Đào
tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). được dùng làm trường học.
Cha ông là Lương Văn Tích, một Trường dạy chữ quốc ngữ, chữ
người có gia sản bậc trung, cha Hán lẫn chữ Pháp. Không những
ông đã phải cần cố gia sản cho là người sáng lập, ông còn là một
ông và em đi học. giáo viên và biên soạn nhiều bài
giảng.
Ban đầu ông học ở trường ba cụ
Tú trong làng, sau đó theo học Năm 1914, ông bị kết án10 năm
trường cụ Cử Vũ Thạch Nguyễn biệt xứ, lưu đày sang Nam Vang
Huy Đức, và đỗ đầu nên được cử (Phnômpênh – Campuchia).
làm trưởng môn của trường này. Chính quyền thực dân giảm án và
Năm 17 tuổi, Lương Văn Can đã đi cho ông trở về Hà Nội ngày
thi Hương, đến năm 21 tuổi ông đỗ 25/11/1921.
Cử nhân.
Trở về Hà Nội, ông mở trưởng Ôn
Năm 1907, ông liên kết với các Như dạy học, chuyên tâm soạn
đồng chí, lập ra trường Đông Kinh sách. Trong thời gian ở Nam
nghĩa thục, hưởng ứng phong trào Vang và sau này ở Hà Nội, ông
Đông Du ở Hà Nội. Đây là một soạn được những bộ sách như:
trường học được tổ chức theo Quốc sư phạm lịch sử, Hán học
kiểu Khánh Ứng nghĩa thục ở Nhật tiệp kính, Hán tự quốc ân, Âu học
thời Duy tân Minh Trị, với mục tùng đàm, Gia huấn, Thương học
đích truyền bá tư tưởng mới , kiến phương châm…
thức mới và không thu học phí.
Với bản tính ôn nhu mà khí tiết, Ngày 12/6/1927, Lương Văn Can
Lương Văn Can được tín nhiệm cử qua đời, thọ 73 tuổi.
làm Thục trưởng (tương đương với
chức hiệu trưởng ngày nay).

31
Giờ học địa lý tại trường Đông Kinh nghĩa thục

Trường Đông Kinh Nghĩa Thục (ngôi nhà bên phải có 3


vòm cửa màu trắng) tại phố Hàng Đào, Hà Nội

Các sĩ phu và thầy cô giáo của trường Đông Kinh nghĩa thục

Đám tang chí sĩ Lương Văn Can tại Hà Nội, năm1927


32
TƯ TƯỞNG
Học hỏi cải cách duy tân từ
Trung Quốc, Nhật Bản, Lương
Văn Can đã thể hiện bước
chuyển dứt khoát từ tưởng yêu
Đông Kinh Nghĩa Thục
nước theo khuynh hướng duy
Trường Đông kinh Nghĩa thục không chỉ dạy
tân. kiến thức thực tế, trường còn còn dạy cả Việt
văn, Hán văn, Pháp văn và tổ chức những
cuộc diễn thuyết để trao đổi tư tưởng cùng
Tư tưởng của ông thể hiện bước cổ động tinh thần yêu nước cho học trò.
chuyển biến mạnh mẽ từ tư
Thành lập nhằm “hóa dân cường quốc”, bằng
tưởng Nho giáo thành khuynh con đường mở mang dân trí và chấn hưng
hướng tư tưởng dân chủ tư sản. kinh tế.

Tư tưởng ấy được lan truyền Đông kinh Nghĩa thục được mọi người hưởng
rộng rãi bằng phong trào Đông ứng trước hết ở tinh thần yêu nước truyền bá
cho quốc dân, thứ hai là mở ra con đường
Kinh nghĩa thục, từng bước
cho tất cả mọi người dùng trí tuệ, văn minh,
thực hiện khát vọng đưa xã hội văn hóa để truyền tải tinh thần yêu nước đó
Việt Nam thoát khỏi cảnh phục vụ cho phong trào cách mạng, giải
phóng dân tộc.
nghèo nàn, lạc hậu, hướng tới
giá trị văn minh, tiến bộ. Tư
tưởng và hành động của ông
luôn hướng đến mục tiêu "vì
dân, vì nước".

Kiên trì giúp thế hệ sau đổi mới nhận thức về giáo
dục và doanh thương, trên cơ sở kế thừa truyền
thống văn hoá của dân tộc và hướng tới mục tiêu
dân giàu nước mạnh, xây dựng nội lực cho cuộc
đấu tranh giải phóng non sông.

33
ĐÓNG GÓP
Để lại hơn một chục cuốn Ông đã có những đóng góp tích
sách thuộc về nhiều lĩnh vực, cực cho phong trào chung trong cả
từ truyền thụ Hán tự - Hán nước (Duy Tân hội, phong trào
học, giáo dục nhân cách, Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục)
giáo dục gia đình, cho đến
các kiến thức về địa lý, lịch Thành lập trường Đông Kinh Nghĩa
sử và kinh doanh, thương Thục nhằm “hóa dân cường quốc”,
mại. Từ đó đánh dấu sự ra bằng con đường mở mang dân trí
đời của một tầm nhìn mới, và chấn hưng kinh tế.
một kiến thức mới, một
phương pháp mới đối với lĩnh Góp phần làm chuyển biến tư
vực kinh doanh - thương mại tưởng yêu nước của nhân dân Việt
của doanh nhân và trí thức Nam
Việt Nam đầu thế kỷ 20.

34
ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ

Lương Văn Can, một nhà ái quốc,


một nhà cách mạng Duy Tân có
tầm nhìn sâu rộng không chỉ về
giáo dục, văn hoá mà cả về kinh
tế, những giá trị đến ngày nay
vẫn được học hỏi, nghiên cứu,
nghiền ngẫm. Chính vì những
đóng góp đó mà hậu thế luôn
nhớ đến cụ, nhiều giải thưởng,
tên đường, tên trường học mang
tên Lương Văn Can như một cách
để tri ân những đóng góp của cụ
cho đất nước.

Dương Bá Trạc đã viếng đôi câu đối:


"Tân khổ vị tông bang, tư tử vọng phu, song nhiệt lệ.
Ái ưu hữu hiền trợ, thành nhân thủ nghĩa, nhất đan tâm."
Dịch nghĩa:
"Xót đau vì giống nòi đất nước, thương con, ngóng chồng tuôn đôi hàng lệ nóng.
Trọn lẽ lo toan bán buôn tài đảm, nên người giữ nghĩa một lòng son."

35
04.
SO SÁNH

36
GIỐNG NHAU
Xuất phát từ lòng yêu nước
để đi tìm con đường giải
phóng cho dân tộc.

Đều đại diện cho phong


trào dân tộc dân chủ của
tầng lớp sĩ phu yêu nước
tiến bộ đầu thế kỉ XX.

Tạo ra những cuộc vận


động cách mạng mới theo
con đường dân chủ tư sản.

Thống nhất về chủ trương


chiến lược, thống nhất về
mục đích cách mạng là
muốn cứu nước, cứu dân,
gắn liền dân với nước, gắn
cứu nước với duy tân làm
đất nước phát triển theo
hương cách mạng tư sản
đứng lên con đường chủ
nghĩa tư bản.

Được sự ủng hộ nhiệt tình


của đông đảo quần chúng
nhân dân.

37
KHÁC NHAU
Tiêu chí Phan Bội Châu Phan Châu Trinh Lương Văn Can

Đánh đổ phong kiến, thực hiện cải cách xã hội “khai Mở ra con đường cứu nước,
Đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục nước Việt
Nhiệm vụ thông dân trí, chấn hưng dân trí, phát triển dân thực hiện chính sách “ Đông
Nam.
sinh” kinh nghĩa thục ’’

Giảng dạy và tuyên truyền tinh


thần cứu nước qua giáo dục.
Vận động quần chúng tranh thủ sự giúp đỡ Gương cao ngọn cờ dân chủ, cải cách xã hội, chủ biên soạn được một số sách
Chủ trương cứu của nước ngoài (Nhật Bản), tổ chức bạo động trương cứu nước bằng phương pháp nâng cao dân giáo khoa và tài liệu tuyên
nước đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập, xây trí, dân quyền. Vạch trần chế độ phong kiến thối truyền gồm: Quốc dân độc bản;
dựng chế độ Quân chủ lập hiến nát, đòi Pháp sửa đổi chính sách cai trị thuộc địa Nam quốc gia sự; Nam quốc địa
dư; Quốc văn giáo khoa thư,
Luân lý giáo khoa thư. 

Hoạt động công khai, hợp


pháp, phát triển tinh thần và
Cải cách ôn hòa (thông qua cải cách kinh tế, văn
Phương pháp Bạo động vũ trang tiến tới sự phối hợp hoạt động
hóa, giáo dục, xã hội)
theo xu hướng cách mạng bạo
động Đông Du.

Mục tiêu “Cứu nước để cứu dân” “Cứu dân để cứu nước” “Cứu dân để cứu nước”

- Thành lập trường Đông Kinh


– Tháng 5 – 1904, Phan Bội Châu thành lập – Năm 1906, Phan Châu Trinh cùng một số sĩ phu
Nghĩa Thục nhằm “hóa dân
Duy Tân hội tại Quảng Nam với chủ trương yêu nước tiến bộ khởi xướng cuộc vận động Duy tân
cường quốc”, bằng con đường
đánh Pháp, giành độc lập và thành lập chính ở Trung Kì.
mở mang dân trí và chấn hưng
thể quân chủ lập hiến. + Kinh tế: cổ động việc chấn hưng thực nghiệp, lập
kinh tế.
hộ kinh doanh phát triển các nghề thủ công nghiệp
– 1905 – 1908: tổ chức phong trào Đông Du, (mở lò rèn, xưởng mộc), làm vườn.
- Biên soạn và biên dịch được
đưa thanh niên Việt Nam sang học tập tại Nhật + Giáo dục: mở các trường học theo lối mới, dạy chữ
hơn một chục cuốn sách thuộc
Bản. Chủ trương dựa vào Nhật Bản để chống Quốc ngữ, môn học mới.
về nhiều lĩnh vực, từ truyền thụ
Pháp nhưng không thành Phan Bội Châu về + Xã hội: tổ chức những buổi diễn thuyết kêu gọi sự
Hán tự - Hán học, giáo dục
Xiêm chờ thời cơ. thay đổi để tiến bộ hơn, phù hợp trong giao lưu,
nhân cách, giáo dục gia đình,
Hoạt động tiêu buôn bán, ngăn chặn các tệ nạn rượu chè, thuốc
cho đến các kiến thức về địa lý,
biểu – Năm 1911: Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc phiện… thành lập trường Đông Kinh Nghĩa Thục,
lịch sử và kinh doanh, thương
bùng nổ. Phan Bội Châu về Trung Quốc lập ra nội dung và phương pháp đổi mới
mại; đặc sắc nhất là hai cuốn
Việt Nam Quang phục Hội (1912) chủ trương
Thương học phương châm và
đánh Pháp, thành lập nước Cộng hoà Dân – Năm 1908 diễn ra phong trào chống sưu thuế
Kim cổ cách ngôn, Nội dung
quốc Việt Nam. Hoạt động: trừ khử, tiêu diệt khắp các tỉnh miền Trung huy động hàng vạn người
chủ yếu bàn về kinh doanh,
tên đầu xỏ, tay sai của chúng. Tuy nhiên cũng tham gia đấu tranh chống lại thực dân Pháp và
thương mại, đúc kết những
không thành công chính quyền phong kiến tay sai
chiêm nghiệm của cụ về kỹ
+ Pháp thẳng tay đàn áp phong trào. Năm 1908,
thuật và đạo đức kinh doanh
– Ngày 24 -12 -1913, Phan Bội Châu bị giới Phan Châu Trinh bị bắt và bị đày ở Côn Đảo.
được đúc kết những kiến thức
quân phiệt Trung Quốc bắt giam ở nhà tù
và suy nghiệm của cả một đời
Quảng Đông.. -Năm 1911, Phan Châu Trinh bị đưa sang Pháp.
cụ. 

Hiểu biết sâu rộng không chỉ về


Khuấy động tinh thần yêu nước, cổ vũ tinh Cổ vũ tinh thần yêu nước, phát động phong trào giáo dục, văn hoá mà cả về kinh
Tác dụng thần dân tộc, tập hợp lực lượng kháng Pháp chống thuế, lập nhiều trường… giáo dục tư tưởng tế, những giá trị đến ngày nay
hùng mạnh. chống lại các hủ tục phong kiến. vẫn được học hỏi, nghiên cứu,
nghiền ngẫm. 

Cầu viện Nhật để chống Pháp mà không thấy


Đông kinh nghĩa thục đi theo
được tham vọng và bản chất của đế quốc Nhật. Biện pháp ôn hòa, xu hướng dựa vào Pháp để “Khai
con đường bạo động Đông Du,
Do quá tin vào Nhật và sự giúp đỡ của Nhật mà dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”, để từ đó giành
Hạn chế khai sáng ra lĩnh vực văn học,
Phan Bội Châu đã quên mất bản chất của một lại chủ quyền cho đất nước, tự do, hạnh phúc cho
giảng dạy và truyền đạt tư
nước đế quốc là họ sẵn sàng trở mặt, thỏa hiệp nhân dân. 
tưởng tới nhân dân. 
khi đụng đến quyền lợi của họ.

38
III. TỔNG KẾT
Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu và Lương Văn Can quả
là những nhân vật vô cùng tiêu biểu trong phong trào yêu
nước của Việt Nam cuối TKXIX, đầu TKXX. Dù thực hiện
đường lối thành công hay thất bại, mỗi nhân vật đều
đóng một vai trò hết sức quan trọng, và đem đến nhiều
A.
giá trị cho xã hội xưa, cũng như nhiều bài học kinh
nghiệm cho đất nước ta hiện nay về những đường lối
phát triển đất nước.

Qua quá trình tìm hiểu, chúng mình cảm thấy ngày càng
biết ơn, trân trọng những đóng góp cũng như tinh thần
yêu nước sâu đậm của ông cha ta ngày xưa. Quả thực,
phía sau nền độc lập, hòa bình là biết bao sự hi sinh vô
cùng thiêng liêng của các vị anh hùng dân tộc.

39
NHÓM TÁC GIẢ:
NGÔ MINH NHI, LÊ NGỌC CHÂU, BÙI MINH CHÂU

You might also like