Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ 01

TP HỒ CHÍ MINH NĂM HỌC 2019-2020


TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU CẦU Môn: Ngữ Văn Khối 11 (17/12/2019)
Thời gian làm bài: 90 phút; không kể thời gian phát đề
(Đề kiểm tra có 02 trang)

Họ, tên thí sinh:.........................................Lớp:...........Số báo danh:.............................

I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)


Đọc đoạn trích sau:
Trái đất rộng giàu sang bao thứ tiếng
Cao quý thâm trầm rực rỡ vui tươi
Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người
Như tiếng sáo như dây đàn máu nhỏ.
Buồm lộng gió sóng xô, mai về trúc nhớ
Phá cũi lồng vời vợi cánh chim bay
Tiếng nghẹn ngào như lời mẹ đắng cay
Tiếng trong trẻo như hồn dân tộc Việt.
Mỗi sớm dậy nghe bốn bề thân thiết
Người qua đường chung tiếng Việt cùng tôi
Như vị muối chung lòng biển mặn
Như dòng sông thương mến chảy muôn đời.
(Lưu Quang Vũ, Thơ Việt Nam thế kỉ XX, NXB Giáo dục, 2004, tr.901)
Thực hiện những yêu cầu:
Câu 1: Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ. (0,5 điểm)
Câu 2: Đoạn thơ thể hiện nội dung gì? (1,0 điểm)
Câu 3: Cho biết hiệu quả của phép so sánh được sử dụng trong hai dòng thơ: (1,5 điểm)
Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người
Như tiếng sáo như dây đàn máu nhỏ.
II.LÀM VĂN: (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc – hiểu, hãy viết 01 đoạn văn (từ 12 đến 15
dòng) trình bày suy nghĩ của anh/chị về hậu quả của thực trạng thanh niên Việt Nam hiện
nay đang lạm dụng ngôn ngữ “chat”.
Câu 2: (5,0 điểm)
Trình bày cảm nhận của anh/chị về hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong đoạn trích sau:
“Nhớ linh xưa:
Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó.
Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.
Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; tập khiên, tập súng, tập
mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.
Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trời hạn trông
mưa; mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.
Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì,
muốn ra cắn cổ.
Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu; hai vầng nhật nguyệt chói lòa,
đâu dung lũ treo dê bán chó.
Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược trốn
xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ.”
(Trích: Văn tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu)
……….Hết………
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ 01
TP HỒ CHÍ MINH NĂM HỌC 2019-2020
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU CẦU Môn: Ngữ Văn Khối 11 (17/12/2019)

I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)


Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: biểu cảm. (0,5 điểm)
Câu 2: Nội dung đoạn thơ: Vẻ đẹp của Tiếng Việt; (0,5 điểm) tình cảm tự hào, yêu quý
đối với Tiếng Việt của tác giả. (0,5 điểm)
Câu 3: Hiệu quả của phéo so sánh được sử dụng trong hai dòng thơ:
Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người
Như tiếng sáo như dây đàn máu nhỏ.
Phép so sánh: Tiếng Việt – tiếng sáo, dây đàn máu nhỏ. (0,5 điểm)
- Hiệu quả nội dung: nhấn mạnh đặc điểm, vẻ đẹp của tiếng Việt: giàu nhạc điệu, có
thể diễn tả được những cung bậc cảm xúc phong phú trong tâm hồn con người. (0,5
điểm)
- Hiệu quả nghệ thuật: tạo tính nhạc, tăng sự sinh động, hấp dẫn. (0,5 điểm)
II. LÀM VĂN: (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Yêu cầu: Đảm bảo dung lượng (12 – 15 dòng); hình thức, nội dung của đoạn văn;
HS có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, song hành, móc
xích; có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khia vấn đề nghị luận: về hậu
quả của thực trạng thanh niên Việt Nam hiện nay đang lạm dụng ngôn ngữ “chat”.
Sau đây là một gợi ý:
- Thực trạng thanh niên Việt Nam hiện nay đang lạm dụng ngôn ngữ “chat” (ngôn
ngữ do giới trẻ tự sáng tạo, chủ yếu dùng trong giao tiếp trên mạng xã hội, nhắn tin,…) đã
và đang gây ra những hậu quả to lớn: làm biến dạng ngôn ngữ dân tộc, làm mất đi sự trong
sáng, giàu đẹp của tiếng Việt; ảnh hưởng tới văn hóa dân tộc.
- Việc sử dụng tùy tiện, lạm dụng ngôn ngữ “chat” (như đơn giản hóa ngôn từ khi
giao tiếp: yêu thành iu, biết thành bít; viết tắt tùy tiện: với thành vs, cũng thành cg; kết hợp
chữ ta với chữ Tây,…) còn ảnh hưởng đến nhận thức, nhân cách, những mối quan hệ xã
hội…

Câu 2: (5,0 điểm)


Bài viết cần đảm bảo các ý sau:
 Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn trích, vấn đề cần
0,5 điểm
nghị luận
 Cảm nhận về hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong văn
bản:
 Về nội dung: đoạn văn dựng lại tương đối trọn vẹn bức tượng đài
về người nông dân nghĩa sĩ trong toàn tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ
Cần Giuộc.
1,0 điểm
- Về hoàn cảnh xuất thân: họ vốn là những người nông dân nghèo,
quanh năm suốt tháng lam lũ, lầm lũi với công việc đồng áng
(cui cút), chưa từng biết đến việc binh đao (chưa quen cung
ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng
bộ).
- Khi quân giặc xâm phạm đất đai, bờ cõi của cha ông, có sự
chuyển biến mạnh mẽ về tình cảm, nhận thức và hành động:
+ Căm thù giặc sâu sắc theo cách của những người nông dân
(ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ, muốn tới ăn gan, cắn cổ). 1,0 điểm
+ Nhận thức về trách nhiệm đối với sự nghiệp cứu nước. (Một
mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu; hai vầng nhật
nguyệt chói lòa, đâu dung lũ treo dê bán chó.).
+ Tự nguyện hành động (mến nghĩa làm quân chiêu mộ) với ý
chí quyết tâm diệt giặc (nào đợi, chẳng thèm, ra sức đoạn kình, 1,0 điểm
ra tay bộ hổ), khác hẳn với hình ảnh lính thú thời xưa.
 Về nghệ thuật:
- Phép liệt kê, điệp từ: “Việc…việc”, “tập…tập”.
- Phép so sánh: trông tin quan như trời hạn trông mưa, ghét thói
0,75 điểm
mọi như nhà nông ghét cỏ.
- Điển tích: chém rắn đuổi hươu, một loạt động từ mạnh: ăn, cắn,
đòi, bắt, trốn ngược, trốn xuôi,…
Đánh giá 0,5 điểm
Kết thúc bài – Liên hệ bản thân 0,25 điểm

You might also like