2. Đề cương Điện THPT 105 tiết

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 34

TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG

XUYÊN HAI BÀ TRƯNG


BỘ MÔN ĐIỆN DÂN DỤNG

MỘT SỐ CÂU HỎI TRỌNG TÂM ÔN TẬP


CHƯƠNG TRÌNH THPT 105 TIẾT

NĂM 2022 – 2023

Trung tâm GDNN – GDTX HBT Trang 1


CÂU HỎI
Phần I. An toàn điện
1. Trình bày các nguyên nhân gây tai nạn lao động trong nghề Điện dân dụng.
2. Nêu một số biện pháp an toàn lao động trong nghề Điện dân dụng.

Phần II. Đo lường điện


3. Nêu vai trò quan trọng của đo lường điện đối với nghề Điện dân dụng.
4. Hãy phân loại dụng cụ đo lường điện.
5. Cho biết cấu tạo chung của dụng cụ đo lường điện.
6. Tính sai số tuyệt đối lớn nhất của vôn kế thang đo 500V, cấp chính xác 1,5.

Phần III. Máy biến áp


7. Hãy chọn từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau để nêu
được công dụng của máy biến áp, mỗi từ có thể dùng nhiều lần:
biến đổi; sản xuất; cao; thấp; máy biến áp; máy phát
Để......điện áp của dòng điện xoay chiều từ điện áp......xuống điện áp thấp,
hoặc ngược lại từ điện áp thấp lên điện áp......, ta dùng.......
8. Em hãy kể tên và nêu công dụng của một số loại máy biến áp mà em biết.
9. Nêu các số liệu định mức của máy biến áp.
10. Trình bày cấu tạo của máy biến áp cảm ứng 1 pha. (có vẽ hình minh hoạ và
ghi chú thích)
11. Trình bày nguyên lý làm việc của máy biến áp cảm ứng một pha và máy biến
áp tự ngẫu một pha.
12. Tính toán, thiết kế máy biến áp 1 pha công suất nhỏ gồm những bước nào?
13. Em hãy nêu những điểm cần chú ý khi sử dụng máy biến áp.
14. Trình bày những hiểu biết của mình về các loại vật liệu thường dùng để chế
tạo máy biến áp.
15. Nêu những hư hỏng thường gặp ở Máy biến áp, nguyên nhân và cách khắc
phục.
16. Kể tên các loại cách điện chính của máy biến áp.

Phần IV. Động cơ điện


17. Em hãy nêu khái niệm và các số liệu định mức của động cơ điện.

Trung tâm GDNN – GDTX HBT Trang 2


18. Trình bày nguyên lý làm việc của động cơ điện một pha.
19. Trình bày cấu tạo của động cơ điện không đồng bộ một pha. (có vẽ hình
minh hoạ và ghi chú thích)
20. Làm thế nào để đảo chiều quay của động cơ điện 1 pha? Muốn thay đổi tốc
độ quay của động cơ quạt điện người ta làm thế nào và cần chú ý những gì?
21. Nêu cách sử dụng và bảo dưỡng quạt điện.
22. Khi đóng điện vào quạt mà quạt không mà quay là do những nguyên nhân
nào gây ra?
23. Nêu các hư hỏng về cơ khí thường gặp ở quạt điện. Những hư hỏng trên sẽ
gây ra các hiện tượng như thế nào?
24. Nêu các nguyên nhân làm bộ tuốc năng ở quạt điện bị trục trặc.
25. Kể tên các số liệu kĩ thuật của máy bơm nước.
26. Nêu cách sử dụng và bảo dưỡng máy bơm nước gia đình.
27. Nêu các nguyên nhân hay hỏng thường gặp ở máy bơm nước và cách khắc
phục.
28. Kể tên các số liệu kĩ thuật của máy giặt.
29. Nêu nguyên lý làm việc và cấu tạo cơ bản của máy giặt.
30. Nêu một số lưu ý khi sử dụng và bảo dưỡng máy giặt.
31. Cho biết nguyên nhân một số hư hỏng thường gặp ở máy giặt và cách khắc
phục.

Phần V. Mạng điện trong nhà


32. Kể tên các bước tính toán, thiết kế chiếu sáng trong nhà.
33. Kể tên các bước thực hành tính toán, thiết kế mạng điện trong nhà.
34. Nêu nguyên nhân hư hỏng của mạng điện và biện pháp khắc phục.
35. Nêu khái niệm sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt mạch điện.
36. Nêu nguyên nhân hư hỏng, bảo dưỡng dây điện và cáp.
37. Nêu nguyên nhân hư hỏng và bảo dưỡng các thiết bị đóng cắt.
38. Em hãy cho biết ký hiệu, đơn vị của một số đại lượng đo ánh sáng thường
dùng.
39. Một số yêu cầu sử dụng mạng điện trong nhà.
40. Một số sơ đồ thực hành lắp đặt mạch điện.

Trung tâm GDNN – GDTX HBT Trang 3


ĐÁP ÁN
Phần I. An toàn điện
1. Trình bày các nguyên nhân gây tai nạn lao động trong nghề Điện dân dụng.
* Tai nạn điện:
- Không cắt điện trước khi sửa chữa đường dây và thiết bị điện đang nối với mạch
điện.
- Do chỗ làm việc chật hẹp, người làm vô ý chạm vào bộ phận mang điện.
- Do sử dụng các đồ dùng điện có vỏ bằng kim loại: quạt bàn, bàn là, tủ lạnh… bị
hư hỏng bộ phận cách điện để điện truyền ra vỏ.
- Vi phạm khoảng cách an toàn lưới điện cao áp và trạm biến áp.
- Đến gần những nơi dây điện đứt xuống đất.
* Các nguyên nhân khác:
- Do phải làm việc trên cao.
- Bất cẩn khi thực hiện một số công việc cơ khí như khoan, đục...

2. Nêu một số biện pháp an toàn lao động trong nghề Điện dân dụng.
* Các biện pháp chủ động phòng tránh tai nạn điện:
- Phải che chắn, đảm bảo khoảng cách an toàn với các thiết bị điện.
- Đảm bảo tốt cách điện các thiết bị điện.
- Sử dụng điện áp thấp, máy biến áp cách li.
- Sử dụng những biển báo, tín hiệu nguy hiểm.
- Sử dụng các phương tiện phòng hộ, an toàn.
* Thực hiện an toàn lao động trong phòng thực hành hoặc phân xưởng sản xuất:
+ Phòng thực hành hoặc phân xưởng sản xuất phải đạt tiêu chuẩn an toàn lao động
- Nơi làm việc có đủ ánh sáng.
- Chỗ làm việc đảm bảo sạch sẽ khô thoáng.
- Có chuẩn bị sẵn cho các trường hợp cấp cứu: Có đủ thiết bị, vật liệu chữa
cháy, để nơi dễ thấy và lấy; Có dụng cụ sơ cứu y tế; Có các số điện thoại cấp
cứu và khẩn cấp như y tế, cảnh sát phòng cháy chữa cháy...
+ Mặc quần áo và sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động khi làm việc: kính, mũ, găng
tay, giày...
+ Thực hiện các nguyên tắc an toàn lao động:
- Luôn cẩn thận khi làm việc với mạng điện.
- Hiểu rõ quy trình trước khi làm việc.

Trung tâm GDNN – GDTX HBT Trang 4


- Cắt cầu dao điện trước khi thực hiện công việc sửa chữa.
- Trước khi làm việc tháo bỏ đồng hồ, đồ nữ trang.
- Sử dụng các dụng cụ lao động đúng tiêu chuẩn (cách điện), các vật lót cách điện.
* Nối đất bảo vệ
A O
 Cách làm:
Dùng dây dẫn điện tốt có điện trở nhỏ R =
3 - 4Ω, một đẩu nối vào vỏ của thiết bị, 1 Ing
đầu nối xuống đất. MÁY
 Hình vẽ: Itđ

0.8 ÷ 1m

Al
 Giải thích: 2.5 ÷ 3m
Dùng định luật ôm cho đoạn mạch mắc
song song để giải thích.
Khi có hiện tượng chạm vỏ, phần lớn dòng
điện theo dây dẫn xuống đất (Iđ rất lớn do Rtđ nhỏ), và dòng qua người Ing rất
nhỏ (do có Rng rất lớn) nên không gây nguy hiểm.

A
* Nối trung hòa: B
 Cách làm: C
D
Dùng dây dẫn điện tốt có điện trở
nhỏ R = 3 - 4Ω, một đẩu nối vào
vỏ của thiết bị, 1 đầu nối với dây
trung hòa. Máy

 Hình vẽ:

 Giải thích:
Khi có hiện tượng chạm vỏ, dòng ở vỏ máy theo dây nối dây trung hòa “tạo
mạch kín không tải” nên dòng tăng đột ngột gây nổ cầu chì (ngắt mạch). Do vậy
người sử dụng sẽ an toàn tuyệt đối vì dòng qua người bằng 0 (Ung = 0).

Trung tâm GDNN – GDTX HBT Trang 5


Phần II. Đo lường điện
3. Nêu vai trò quan trọng của đo lường điện đối với nghề Điện dân dụng.
- Nhờ dụng cụ đo lường có thể xác định được trị số của các đại lượng điện trong
mạch.
- Nhờ dụng cụ đo, có thể phát hiện một số hư hỏng xảy ra trong thiết bị điện, mạch
điện.
- Nhờ dụng cụ đo và mạch đo thích hợp, có thể xác định được các thông số kĩ thuật
của các thiết bị điện để đánh giá chất lượng các thiết bị mới chế tạo hoặc sau đại
tu, sửa chữa, bảo dưỡng.
4. Hãy phân loại dụng cụ đo lường điện.
* Theo đại lượng đo:
Tên Đại lượng đo Kí hiệu

Ampe kế Cường độ A
Vôn kế Điện áp V
Ôm kế Điện trở Ω

Oát kế Công suất W

Tần số kế Tần số Hz

Công tơ điện Điện năng tiêu thụ KWh

* Theo nguyên lí hoạt động:

Tên Đại lượng đo Kí hiệu

Kiểu từ điện U

Kiểu điện từ I

Kiểu điện động P

Kiểu cảm ứng Điện năng tiêu thụ

Trung tâm GDNN – GDTX HBT Trang 6


5. Cho biết cấu tạo chung của dụng cụ đo lường điện.
Gồm có 3 phần: Vỏ – mặt – cơ cấu đo
* Vỏ:
- Là phần ngoài cùng, có tác dụng bảo vệ các bộ phận bên trong.
- Thường được làm bằng vật liệu cách điện, phần trên cùng của vỏ là lớp nhựa
trong hoặc kính.
* Mặt:
- Là phần ngay sau lớp kính hay nhựa trong.
- Thường là lá nhôm mỏng có phủ nền trắng.
- Có tác dụng: đọc được các giá trị đo, cách sử dụng, biết được các thông số kĩ
thuật.
* Cơ cấu đo:
Gồm có 3 phần: Động – tĩnh – mạch đo
a. Phần tĩnh:
Có thể là nam châm điện hoặc nam châm vĩnh cửu tạo ra từ trường
b. Phần động:
- Có thể là trục – kim, đĩa nhôm – bộ đếm số.
- Có tác dụng là tiếp nhận từ trường tạo Mô men quay.
- Ngoài ra phần động còn có một số bộ phận khác như: lò xo phản có tác dụng tạo
Mc, bộ phận cản dịu giúp kim nhanh chóng ổn định.
c. Mạch đo:
Là bộ phận nối giữa đại lượng cần đo và cơ cấu đo

6. Tính sai số tuyệt đối lớn nhất của vôn kế thang đo 500V, cấp chính xác 1,5.
Sai số tuyệt đối lớn nhất của vôn kế là:
500
1,5 = 7,5 V
100

Phần III. Máy biến áp


7. Hãy chọn từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau để nêu
được công dụng của máy biến áp, mỗi từ có thể dùng nhiều lần:

biến đổi; sản xuất; cao; thấp; máy biến áp; máy phát

Trung tâm GDNN – GDTX HBT Trang 7


Để......điện áp của dòng điện xoay chiều từ điện áp......xuống điện áp thấp,
hoặc ngược lại từ điện áp thấp lên điện áp......, ta dùng.......
Thứ tự điền vào chỗ trống: biến đổi; cao; cao; máy biến áp.
8. Em hãy kể tên và nêu công dụng của một số loại máy biến áp mà em biết.
- Máy biến áp điện lực: dùng trong truyền tải và phân phối điện năng trong hệ
thống điện lực.
- Máy biến áp tự ngẫu: biến đổi điện áp trong phạm vi không lớn và để mở
máy những động cơ điện xoay chiều.
- Máy biến áp công suất nhỏ: dùng cho các thiết bị đóng cắt, các thiết bị điện
tử và dùng trong gia đình.
- Máy biến áp đo lường, máy biến áp thí nghiệm, máy biến áp chuyên dùng…

9. Nêu các số liệu định mức của máy biến áp.


Các số liệu định mức của máy biến áp quy định điều kiện kĩ thuật do nhà máy
chế tạo quy định ghi trên nhãn hiệu máy biến áp gồm:
- Dung lượng hay công suất định mức Sđm là công suất toàn phần (biểu
kiến). Đơn vị là vôn - ampe (VA) hoặc KVA.
- Điện áp sơ cấp định mức U1đm là điện áp của dây quấn sơ cấp. Đơn vị là
vôn (V) hoặc KV.
- Dòng điện sơ cấp định mức I1đm là dòng điện của dây quấn sơ cấp ứng với
công suất và điện áp định mức. Đơn vị là ampe (A) hay KA
- Điện áp thứ cấp định mức U2đm là điện áp của dây quấn thứ cấp. Đơn vị là
vôn (V) hay KV.
- Dòng điện thứ cấp định mức I2đm là dòng điện của dây quấn thứ cấp ứng
với công suất và điện áp định mức. Đơn vị là ampe (A) hay KA
- Tần số định mức f đm. Ở Việt Nam là 50Hz.
Giữa công suất, điện áp và dòng điện có quan
hệ:
Sđm = U1đm.I1đm = U2đm.I2đm.

10. Trình bày cấu tạo của máy biến áp cảm ứng một pha. (có vẽ hình minh hoạ,
ghi chú thích)
* Vỏ:
- Là bộ phận ngoài cùng, được làm bẳng kim loại có phủ lớp sơn cách điện.

Trung tâm GDNN – GDTX HBT Trang 8


- Có tác dụng: Bảo vệ lõi thép và dây quấn

Trung tâm GDNN – GDTX HBT Trang 9


- Trên vỏ có gắn các đồng hồ đo, núm điều chỉnh điện áp, các vít để nối dây, bên
sườn có các khe để làm mát.
* Lõi thép: (Bộ phận dẫn từ)
- Tác dụng: dẫn từ, tạo khung đặt dây quấn
- Cấu tạo:
+ Có nhiều hình dáng khác nhau: E ghép I, O đơn, O kép, Hình vuông, hình tròn
+ Được ghép từ nhiều lá thép kĩ thuật điện mỏng có độ dày 0.3 -> 0.5 mm có tác
dụng làm giảm tổn hao trong lõi thép, hạn chế dòng fucô.
* Dây quấn: (Bộ phận dẫn điện)
- Tác dụng: dẫn điện
- Làm bằng đồng tráng men hoặc bọc sợi cách điện, dẫn điện tốt, độ bền cao, mềm.
- Gồm có 2 cuộn dây:
+ Dây quấn sơ cấp: Nối với nguồn, nhận năng lượng từ nguồn, các thông số đi kèm
chỉ số 1.
+ Dây quấn thứ cấp: Nối với tải, cung cấp điện cho phụ tải, các thống số đi kèm
chỉ số 2.

- U1, I1, E1 lần lượt là: Điện áp, dòng điên,


sức điện động của cuộn dây sơ cấp N1.
N2U2 - U2, I2, E2 lần lượt là: Điện áp, dòng điên,
U1
N1
Rt sức điện động của cuộn dây thứ cấp N2.

11. Trình bày nguyên lý làm việc của máy biến áp cảm ứng một pha và máy biến
áp tự ngẫu một pha.
* Nguyên lý làm việc cúa máy biến áp cảm ứng
một pha:
Khi nối cuộn dây sơ cấp với nguồn điện xoay
chiều có điện áp U1. Dòng điện I1 chạy trong cuộn dây
sẽ sinh ra trong lõi thép một từ thông biến thiên. Do
mạch từ khép kín nên từ thông này móc vòng sang
cuộn thứ cấp sinh ra sức điện động cảm ứng E2 tỉ lệ

Trung tâm GDNN – GDTX HBT Trang 10


với số vòng dây N2. Đồng thời từ thông biến thiên đó cũng sinh ra ở cuộn sơ cấp
một sức điện động tự cảm E1 tỷ lệ với số vòng dây quấn N1. Nếu bỏ qua tổn hao
điện áp (thường rất nhỏ) ta có:
U1  E1 và U2  E2
Do đó: E1
K  N1 U1

E2 N 2 U 2
Trong đó: K gọi là hệ số biến áp
K > 1 có U1 > U2; N1 > N2: Máy biến áp hạ áp
K < 1 có U1 < U2; N1 < N2: Máy biến áp tăng
áp
* Nguyên lý làm việc cúa máy biến áp tự ngẫu một pha:
Máy biến áp tự ngẫu (tự biến áp) chỉ có một cuộn dây quấn chung cho sơ cấp và
thứ cấp (Cuộn sơ cấp và thứ cấp có liên hệ với nhau về điện).
Khi cho vào 2 đầu cuộn sơ cấp AX một điện áp U1 ta sẽ có một điện áp thứ
cấp U2.
Thay đổi trị số U2 bằng cách thay đổi vị trí I1 A
con trượt a để điều chỉnh số vòng dây giữa 2 đầu
ax. Vì thế máy tự biến áp dùng để điều chỉnh điện a I2
N1
áp một cách liên tục. Sự truyền tải năng lượng từ
N2
sơ cấp sang thứ cấp bằng 2 đường: điện và điện U2
Zt

từ. Trong khi đó ở máy biến áp thông thường có


X x
dây quấn sơ cấp và thứ cấp riêng biệt, thì năng
lượng từ sơ cấp sang thứ cấp chỉ bằng điện từ.
Ưu điểm: Lõi thép nhỏ và tiết kiệm được dây quấn hơn, đồng thời giảm
được tổn hao.
Nhược điểm: Mức độ an toàn điện không cao vì sơ cấp và thứ cấp có liên hệ
trực tiếp với nhau về điện.

12. Tính toán, thiết kế Máy biến áp công suất nhỏ gồm những bước nào?
I- Các bước tính toán, thiết kế Máy biến áp một pha công suất nhỏ:
Bước 1. Tính công suất máy biến áp (P1)
Từ số liệu công suất của máy định thiết kế dự kiến cho trước (P2) của đầu ra
cuộn thứ cấp, dùng công thức sau để tính công suất (P1):
P1 = P2 (VA)

Trung tâm GDNN – GDTX HBT Trang 11


 : Hiệu suất máy biến áp ( = 0.85 - 0.95). Công suất máy càng nhỏ thì
hiệu suất  càng nhỏ.
Dòng điện cuộn sơ cấp và thứ cấp được tính theo công thức:
P1
I1= P2
U1 ; I2=
U
2

Trong đó U1 và U2 là điện áp đầu vào và đầu ra của máy biến áp


Bước2. Chọn mạch từ và xác định tiết diện thực của lõi sắt (S0)
Căn cứ vào công suất của máy để chọn loại mạch từ. (Máy có công suất nhỏ
chọn mạch từ kiểu vỏ. Các máy BA có công suất trung bình trở lên chọn mạch từ
kiểu cột)
Căn cứ vào kích thước của lõi sắt S = a x b (cm 2). Ta xác định tiết diện thực
lõi sắt nơi quấn dây:
* Đối với MBA mạch từ kiểu vỏ tiết diện của trụ được tính theo công thức:
S  1,2 P (cm2 )
1
* Trên thực tế tiết diện thực của lõi thép nơi quấn dây thường lớn hơn so với
tính toán khoảng 1/10 vì khấu trừ đi phần lớp cách điện, do các lá thép không thể
ghép sát vào với nhau cho nên tiết diện a
a b
b
thực sẽ là:
S0 = S x 1.1 (cm2)

Bước 3. Tính số vòng dây mỗi vôn n (vòng/vôn)


Các máy biến áp một pha kiểu cảm ứng 1 pha sử dụng điện công nghiệp tần
số f = 50 Hz. Để tính số vòng dây quấn ứng với 1 vôn ta sử dụng công thức:
K
n= (vòng/vôn)
B.S0
n: Số vòng dây quấn ứng với 1 vôn
B: Độ từ thẩm của lõi thép [Chọn B từ 0.7- 1.5 T (Tesla)]
S: Tiết diện thực lõi thép (cm2)
K: Hằng số phụ thuộc theo B (weber/m2). Chọn K tuỳ thuộc vào độ từ
thẩm của lõi thép). Thép tốt thì K thấp và ngược lại.
Bảng 1: Cho phép chọn hệ số K theo mật độ từ B
Mật độ từ B(wb/mm2 ) 0.7 0.8 0.9 1.0 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5
Hệ số K 64 56 50 45 41 37.5 34.5 32.4 30
Bước 4 : Tính số vòng dây của cuộn sơ cấp N1 và cuộn thứ cấp N2

Trung tâm GDNN – GDTX HBT Trang 12


N1 = n.u1; n [vòng/vôn]
*Chú ý: Khi tính số vòng dây cuộn thứ cấp cần phải dự trù tăng thêm một số vòng
dây, để bù trừ sự sụt áp do trở kháng của cuộn thứ cấp:
N2 = n. (u2 + u2); n [vòng/vôn]
Bảng 2: Độ dự trù điện áp
P (V. A) 100 200 300 500 750 1000 1200 1500 >1500
U2 (%) 4.5 4 3.9 3 2.5 2.5 2.5 2.5 2.0
Bước 5: Tiết diện dây và đường kính dây quấn sơ cấp, thứ cấp (S)
Căn cứ vào điều kiện làm việc và công suất để chọn mật độ dòng điện (J)
cho phù hợp. Sao cho khi máy vận hành không bị nóng quá 800
Bảng 3: Cho phép chọn mật độ dòng điện (J)
(Điều kiện cho phép máy làm việc ổn định lâu dài)
P (V.A ) 0 - 50 50 - 100 100 - 200 200 - 250 500 - 1000
J (A/mm2) 4 3.5 3 2.5 2
- Tiết diện dây sơ cấp (S1; S2)
S1 = P2
(mm2 )
.U1.J
Với : Hiệu suất máy bíến áp khoảng từ 0.85  0.9
U1: Điện áp nguồn vào
- Tính tiết diện dây quấn thứ cấp:

S2 = I 2
(mm2 )
J
- Khi đã biết tiết diện dây (S1 và S2). Ta có thể dùng công thức để tính đường
kính dây:
S
Từ công thức: d = 2 3.14  1,13S Suy ra:

 Đường kính dây quấn sơ cấp: d1 = 1,13 S1 (mm)


 Đường kính dây quấn thứ cấp: d2 = 1,13 S2 (mm)
Bước 6: Sắp xếp dây quấn trong cửa sổ:
mẫu:

II – Bài tập

Trung tâm GDNN – GDTX HBT Trang 13


 Số vòng /lớp =
h/đường kính dây
có cách điện – 1
 Số lớp dây quấn
= số vòng dây/(số
vòng dây/lớp)

Trung tâm GDNN – GDTX HBT Trang 14


Tính toán một máy biến áp có công suất 1000VA. Biết điện áp đầu vào cuộn
sơ cấp (U1= 220V) và đầu ra cuộn thứ cấp (U2 = 127V).

Bài giải
1- Tính công suất máy
* Chọn hiệu suất = 0.9 ứng với công suất máy là 1000VA
Công suất: P1 P2 1000
  1110VA
=  0.9
2- Chọn mạch từ và Tính tiết diện thực của lõi thép
* Do máy có công suất nhỏ chọn mạch từ kiểu vỏ

* Tính tiết diện lõi thép từ công thức: S  P (cm2 ) ta có:


1.2 1

S = 1.2 1110 = 39.9 (cm2)


Vậy tiết diện thực của lõi thép S0 = 39.9 x 1.1 = 43.89 làm tròn= 44 (cm2)

3- Tính số vòng dây quấn ứng với 1 vôn


* Tra bảng 1, chọn B = 1; K = 45 ta có:
K
n=
B.S 45 (vòng/vôn)
0  1x44 
1.2
4- Tính số vòng dây quấn sơ cấp và thứ cấp
N1 = n.U1 = 1.02 x 220 = 224.4. Chọn N1 = 225 vòng.
* Tra bảng 2 ứng với công suất máy chọn u2 = 2.5% ta có:
 127x2.5 
N2 = n.(U2+u2)=1.02x  ) = 132.778. Chọn N2 = 133 vòng.
12
7 (
 100 

5- Tính tiết diện và đường kính dây quấn sơ, thứ cấp
* Tính cường độ dòng điện trong hai cuộn dây.
I1 = P2 1000
P1 1110
5A
I2 =   7.87 A  7.9A
U1  220  U2 127
* Tra bảng 3 chọn mật độ dòng điện J = 2 ta có:
S1 = I 5 2.5x4
1
 
 2.5mm2  d  3.14  1.8 mm
J 2 1

3.95x4
3.14
Trung tâm GDNN – GDTX HBT Trang 15
S 2 = I2 7.9
  3.95mm2  d   2.2 mm.
J 2 2

Trung tâm GDNN – GDTX HBT Trang 16


13. Khi sử dụng máy biến áp cần chú ý các điểm sau:
- Không đóng cắt máy khi có phụ tải.
- Không sử dụng tải lớn hơn công suất định mức của máy.
- Điện áp đưa vào máy biến áp không được lớn hơn điện áp định mức của máy.
- Đặt máy biến áp nơi khô thoáng và ít bụi.
- Khi máy biến áp không sử dụng một thời gian dài mới dùng đến thì phải sấy
và kiểm tra rò điện ra vỏ máy trước khi sử dụng.
- Nếu xảy ra sự cố cháy máy biến áp thì phải cắt hết nguồn điện vào máy rồi
mới được dùng các phương tiện để chữa cháy.

14. Trình bày những hiểu biết của mình về các loại vật liệu thường dùng để chế
tạo máy biến áp
- Vật liệu chế tạo mạch từ: là thép hợp kim được cán mỏng (0,35 - 0,5mm).
có thành phần từ 3 - 5% Si. Giữa các lá thép của lõi thép được cách điện với nhau,
mục đích làm giảm tổn hao năng lượng điện trong quá trình làm việc ở dòng điện
có tần số cao (50Hz).
- Vật liệu chế tạo dây quấn: Thường là vật liệu đồng điện phân dẫn điện tốt,
có độ bền cơ học cao, dẻo dai... Tiết diện có thể tròn hoặc vuông, được bọc cách
điện.
- Vật liệu cách điện: Tuổi thọ của máy biến áp phụ thuộc phần lớn vào chất
lượng của chất cách điện.
Các chất cách điện (Sơn cách điện, giấy cách điện, vải thuỷ tinh, vải bông)
dùng để cách điện giữa các vòng dây quấn, cách điện giữa các lớp dây, cách điện
giữa các lá thép với nhau, cách điện giữa các dây quấn với nhau và với vỏ máy.

15. Nêu những hư hỏng thường gặp ở Máy biến áp, nguyên nhân và cách khắc
phục.
Hiện tượng Nguyên nhân Khắc phục
+ Thay dây chảy cầu chì
- Cháy cầu chì
+ Kiểm tra, đưa đúng điện áp
- Sai điện áp
1. Máy không + Nối lại dây, chữa tiếp xúc
- Hở mạch sơ cấp, thứ cấp,
làm việc
tiếp xúc chuyển mạch xấu
+ Tháo máy, kiểm tra, quấn lại
- Đứt ngầm dây quấn
dây

Trung tâm GDNN – GDTX HBT Trang 17


- Quá tải + Kiểm tra, giảm tải
2. Máy làm việc
- Chập một số vòng dây + Tháo máy, tìm dây quấn bị
nhưng nóng
quấn chập, hỏng để quấn lại
3. Máy làm việc
- Các lá thép ép không chặt + Tháo máy, gông chặt lá thép
nhưng kêu ồn
- Dây quấn chạm lõi thép + Làm lại cách điện
4. Rò điện ra vỏ - Đầu dây hỏng cách điện + Bọc lại cách điện
máy chạm vỏ
- Máy quá ẩm + Sấy khô máy
5. Điện áp vượt
- Hỏng tắcte + Thay tắcte
quá mức nhưng
- Cuộn nam châm đứt hoặc + Quấn lại cuộn dây hoặc chỉnh
chuông không
khe hở lớn khe hở
báo
- Công suất máy không đủ + Tháo máy, ghi chép số liệu,
6. Máy bị cháy
cấp cho tải quấn lại dây

16. Kể tên các loại cách điện chính của máy biến áp.
- Cách điện giữa các vòng dây.
- Cách điện giữa các lớp dây.
- Cách điện giữa các dây quấn với nhau và với vỏ.

Phần IV. Động cơ điện


17. Em hãy trình bày các đại lượng định mức của động cơ điện.
Các đại lượng định mức là số liệu kĩ thuật quan trọng do nhà sản xuất quy
định để động cơ điện làm việc được tốt bền lâu và an toàn.
Các đại lượng định mức của động cơ điện là:
1- Công suất cơ có ích trên trục : Pđm đơn vị W; kW
2- Điện áp Stato định mức: Udm đơn vị V; kV
3- Dòng điện Stato định mức: Iđm đơn vị A; KA
4- Tần số dòng điện Stato: Fđm đơn vị Hz
5- Tốc độ quay Rôto: nđm đơn vị vòng/phút
6- Hệ số công suất: Cosđm
7- Hiệu suất động cơ: đm

Trung tâm GDNN – GDTX HBT Trang 18


18. Trình bày nguyên lý làm việc của động cơ điện một pha.
Nguyên lý làm việc chung của động cơ điện không đồng bộ một pha là tạo
ra hai dòng điện lệch pha, chạy trong hai dây quấn đặt lệch trục 90 0 điện, sẽ sinh ra
từ trường quay. Từ trường quay xuyên qua các dây quấn rôto làm xuất hiện dòng
điện cảm ứng chạy trong dây quấn rôto. Tác dụng của từ trường quay và dòng điện
cảm ứng tạo ra mômen quay làm cho rôto quay theo chiều quay của từ trường với
tốc độ n<n1.
Ví dụ: Nguyên lý làm việc của động cơ vòng chập khi cho dòng điện xoay
chiều một pha vào dây quấn stato sẽ xuất hiện dòng điện cảm ứng chạy trong vòng
chập. Dòng điện trong dây quấn và dòng điện cảm ứng ở vòng chập lệch pha nhau
sẽ tạo ra từ trường quay. Từ trường quay này tác dụng lên dòng điện cảm ứng ở
thanh dẫn rôto lực điện từ F kéo rôto quay theo chiều quay của từ trường với tốc độ
n < n1. (trong đó n: tốc độ quay rôto; n1: tốc độ quay của từ trường)

19. Trình bày cấu tạo của động cơ điện không đồng bộ một pha. (Vẽ hình minh
hoạ, ghi chú thích)
Cấu tạo của động cơ điện không đồng bộ một pha gồm hai bộ phận chính là:
- Stato (Phần đứng yên): gồm có lõi thép hình trụ rỗng và dây quấn. Đối với
động cơ vòng chập mặt trong có đặt các cực từ để quấn dây. Dây quấn stato được
quấn tập trung quanh các cực từ, còn động cơ chạy tụ thì mặt trong được xẻ rãnh
theo hướng trục để đặt dây quấn. Dây quấn stato có hai cuộn dây làm việc và cuộn
dây khởi động được bố trí đặt lệch trục nhau một góc 90 0. Dây quấn phụ được nối
tiếp với tụ điện để tạo ra sự lệch pha với dòng điện trong dây quấn chính.
- Rôto (Phần quay): Thường sử dụng loại rôto kiểu lồng sóc có lõi thép hình
trụ, ở giữa có lỗ để lắp trục công tác, mặt ngoài có các rãnh theo hướng trục để đặt
dây quấn. Dây quấn roto là những thanh đồng hoặc nhôm được đúc trong các rãnh
và nối với nhau bằng vòng ngắn mạch ở hai đầu.

Trung tâm GDNN – GDTX HBT Trang 19


R T
1
2
 3
C
5 LV
4
S

Sơ đồ động cơ điện một pha vòng


chập 1- Vòng ngắn mạch Sơ đồ động cơ điện một pha chạy tụ:
2- Thanh dẫn roto - R đầu dây cuộn làm việc (màu xanh)
3- Lỗ lắp trục công - S đầu dây tụ điện (màu đỏ)
tác 4- Cực từ - T đầu dây chung (màu trắng)
5- Dây quấn stato

20. Làm thế nào để đảo chiều quay của động cơ điện 1 pha? Muốn thay đổi tốc
độ quay của động cơ quạt điện người ta làm thế nào và cần chú ý những gì?
* Nguyên tắc:
Đảo chiều từ trường quay nhờ đảo đầu nối dây của 1 trong 2 cuộn dây

* Khi sử dụng quạt điện việc


thay đổi lưu lượng gió là rất quan
trọng và cần thiết. Muốn thay đổi
lưu lượng gió tức là phải thay đổi
tốc độ quay của cánh quạt Người
ta thường dùng những cách sau:
1- Dùng cuộn điện kháng để điều chỉnh tốc độ (Cuộn dây quấn trên lõi thép)
2- Thay đổi số vòng dây quấn stato để điều chỉnh tốc độ. (Quấn thêm cuộn dây
số nằm chung rãnh với cuộn khởi động hay thấy ở các loại quạt bàn, quạt cây…)
3- Dùng mạch điều khiển bán dẫn và tiristo để điều chỉnh tốc độ của quạt điện.

Trung tâm GDNN – GDTX HBT Trang 20


1 2 3
220 Đ
R1R2 ~U Nối vào quạt

* Chú ý: Khoảng sụt áp các cách nêu trên không được vượt quá 30% điện áp
nguồn, vì động cơ chạy quá chậm phát nhiệt nóng sẽ hỏng.
21. Nêu cách sử dụng và bảo dưỡng quạt điện.
a) Muốn quạt điện sử dụng được bền tốt cần lưu ý các điểm sau:
- Sử dụng đúng với điện áp định mức của quạt.
- Đặt quạt (quạt bàn, quạt cây). Treo quạt (quạt trần, quạt treo tường) phải
vững chắc. Quạt hộp tản gió mặt sau không để sát vào vật cản. Cánh quạt khi quay
không bị vướng, bị đảo lắc.
- Khi khởi động nên bật số tốc độ cao để thời gian khởi động ngắn, sau đó
giảm làm mát theo ý muốn.
- Để quạt ở nơi khô thoáng. Quạt chạy lâu nên cho nghỉ đến khi nhiệt độ hạ
xuống mới hoạt động tiếp.
- Quạt đang hoạt động thấy có tiếng kêu hoặc mùi khét lạ phải cắt điện để
kiểm tra sửa chữa.
b) Bảo dưỡng quạt điện gồm các công việc sau:
- Giữ gìn cho quạt sạch sẽ giúp dễ thoát nhiệt và chống gỉ sét.
- Quạt mới trước khi sử dụng phải kiểm tra, quạt cũ trước khi dùng phải bôi
trơn, quạt dùng một vài năm phải bảo dưỡng lau chùi sạch sẽ kiểm tra các bộ phận
và bôi trơn các bộ phận chuyển động.
- Khi không dùng đến quạt phải vệ sinh sạch sẽ, tra dầu mỡ bảo quản và
đóng bao kín để nơi khô thoáng.

22. Khi đóng điện vào quạt mà quạt không chạy (về phần điện) là do những
nguyên nhân nào gây ra?
- Mất điện nguồn, hoặc điện áp nguồn quá thấp
- Phích cắm và ổ điện tiếp xúc kém, lỏng mối hàn nối.
- Đứt dây điện nguồn.
- Đứt dây nối điện ở quạt.
- Công tắc chuyển mạch tiếp xúc kém, hoặc hỏng.
- Hỏng cuộn điện kháng ở hộp tốc độ.

Trung tâm GDNN – GDTX HBT Trang 21


- Tụ điện hỏng.
- Dây quấn Stato ở động cơ bị đứt hoặc cháy. Nếu dây quấn ở Stato bị ngắn
mạch một vài vòng hoặc nhiều vòng quạt sẽ bị nóng cục bộ và gây ra chập cháy.

23. Nêu các hư hỏng về cơ khí thường gặp ở quạt điện. Những hư hỏng trên sẽ
gây ra các hiện tượng như thế nào?
+ Các hư hỏng phần cơ khí hay gặp ở quạt điện gồm:
- Hỏng ổ đỡ. (Bi hoặc bạc)
- Lắp ráp trục không cân, trục mòn hoặc bị cong.
- Mòn hỏng bánh vít, trục vít của tuốc năng.
- Cánh quạt không cân.
- Lõi thép ép các lá thép không chặt.
- Thiếu dầu mỡ bôi trơn.
+ Những hư hỏng phần cơ khí gây ra các hiện tượng:
- Kẹt trục chạy yếu, phát ra tiếng ồn, quạt bị nóng.
- Quạt bị sát cốt không chạy được.
- Khi quạt chạy bị rung, lắc mạnh.
- Quạt không xoay qua xoay lại được.
TT Hiện tượng Nguyên nhân và cách khắc phục
Đóng điện vào quạt, quạt - Mất điện nguồn.
không quay - Phích cắm và ổ điện tiếp xúc kém.
- Đứt đây nguồn ở ổ cắm.
- Đứt day nối điện của quạt.
1 - Công tắc chuyển mạch tốc độ hỏng hoặc tiếp xúc
xấu.
- Cuộn điện kháng ở hộp tốc độ bị hỏng.
- Tụ điện bị hỏng.
- Cuộn dây stato của động cơ điện vị đứt hoặc cháy.
Đóng điện vào, quạt khởi - Nếu nguồn điện bình thường thì do kẹt trục, hoặc
động khó khăn bánh răng bị kẹt…
2
- Kiểm tra trục bạc, điều chỉnh đồng tâm của trục,
chêm dầu, hoặc tóp trục.
Đóng điện vào quạt, quạt - Các tiếp điểm trong mạch điện không tốt.
lúc chạy lúc không - Dây dẫn vào bị lỏng hoặc đứt chập chờn.
- Mối hàn trong động cơ không tốt.
3
- Các dây quấn stato có chỗ bị đứt; công tắc chuyển
tốc độ, công tắc định giờ tiếp xúc không tốt.
- Bộ phận tuốc năng lắp ráp quá chặt.
Bộ chuyển tốc độ không - Bộ phím hỏng: Hàn lại hoặc thay mới.
4
hoạt động - Bộ dây điện kháng bị chập mạch hoặc đứt mạch.

Trung tâm GDNN – GDTX HBT Trang 22


Động cơ điện quá nóng - Nhiệt độ môi trường quá nóng. Đường thông của
quạt bị tắc: cần lau sạch dầu mỡ, bụi bám.
- Điện áp nguồn quá cao: điều chỉnh lại mức điện áp.
5
- Các dây quấn bị chập: tháo ra quấn lại.
- Trục quá mòn, thiếu dầu bôi trơn: thay trục hoặc
lau sạch dầu mỡ ở ổ trục, tra dầu mới.
Bộ tuốc năng trục trặc - Dây cáp tuốc năng bị tuột.
- Bánh rang truyền động bị tuột.
6
- Thanh dằng ngang của cơ cấu tuốc năng bị tuột.
- Các răng của bánh xe bị mòn.

24. Nêu các nguyên nhân làm bộ tuốc năng ở quạt điện bị trục trặc.
- Dây cáp tuốc năng bị tuột.
- Bánh răng truyền động bị tuột.
- Thanh dằng ngang của cơ cấu tuốc năng bị tuột.
- Các răng của bánh xe bị mòn.

25. Nêu các thông số kĩ thuật của máy bơm nước


- Lưu lượng nước bơm m3/ phút hoặc giờ
- Chiều sâu cột nước hút tính bằng mét (m) từ vị trí đặt máy bơm đến mặt nước
hút.
- Chiều cao cột nước bơm (m) theo phương thẳng đứng.
- Đường kính ống hút và ống xả nước (mm).
- Công suất động cơ Pđm
- Tốc độ quay rôto (n) vòng/phút
- Điện áp làm việc (U) và tần số dòng điện (Hz).

26. Nêu cách sử dụng và bảo dưỡng máy bơm nước gia đình
a) Sử dụng máy bơm:
- Lắp đặt máy bơm: cần lưu ý về vị trí lắp đặt sao cho tiện sử dụng, dễ kiểm
tra, sửa chữa và bảo dưỡng, đồng thời sao cho hệ thống đường ống nối nguồn nước
với bơm và đường ống từ bơm ra bể chứa càng ngắn và ít gấp khúc càng tốt. Lắp
đặt máy đúng tư thế nhà chế tạo quy định, máy và đường ống đảm bảo cứng vững.
Đường dây cấp điện, thiết bị bảo vệ mạch và tiếp xúc của mạch đảm bảo tốt và có
dây nối đất an toàn.
- Khi vận hành máy bơm cần lưu ý sau đóng điện phải quan sát và nghe máy
làm việc, nếu thấy tiếng kêu không bình thường phải ngắt điện tìm cách khắc phục.

Trung tâm GDNN – GDTX HBT Trang 23


b) Bảo dưỡng máy bơm:
- Phần động cơ cần giữ cho sạch sẽ và bảo dưỡng bôi trơn định kì đối với ổ
đỡ trục và kiểm tra định kì thay mới phớt cao su ngăn tràn nước giữa buồng bơm
và động cơ khi bị lão hóa.
- Phần bơm cần lưu ý: Bảo dưỡng đường ống nước không để dập vỡ. Đặc
biệt cần thường xuyên kiểm tra làm vệ sinh đầu miệng ống hút không để các vật lạ
chui vào làm tắc miệng ống hút.

27. Nêu các nguyên nhân hay hỏng thường gặp ở máy bơm nước và cách khắc
phục.
Hiện tượng Nguyên nhân Khắc phục
- Mất điện áp nguồn cung cấp. + Kiểm tra lại nguồn điện.
- Mạch cấp điện cho động cơ bị + Kiểm tra, sửa lại các mối
1. Đóng điện cho
hở mạch do các mối nối dây bị nối tiếp xúc điện và dây dẫn
máy bơm, động
hở, tiếp xúc kém, dây dẫn đứt... cho tốt.
cơ điện không
- Với máy có tự động điều + Kiểm tra, sửa lại các phần
quay
khiển: Công tắc, phao không tử của mạch điều khiển.
hoạt động, tiếp điểm bị hỏng...
- Điện áp nguồn quá thấp. + Kiểm tra, tăng điện áp
2. Đóng điện, đúng định mức.
động cơ rung nhẹ - Tụ điện hỏng. + Thay tụ điện mới.
nhưng máy - Dây quấn bị chập, khó khởi + Kiểm tra, tháo máy, quấn
không quay động, đứt 1 trong 2 dây quấn... lại động cơ.
- Ổ bi bị mòn, sát cốt. + Kiểm tra, thay ổ bi.
- Không có nước vào đầu ống + Kiểm tra, cấp nước nguồn.
3. Máy chạy hút.
êm, không có - Mất nước mồi. + Mồi lại nước cho máy.
nước đẩy ra, - Miệng ống hút bị tắc. + Kiểm tra, thông tắc ống
chạy lâu thấy hút.
buồng bơm - Ống hút bị gãy, nứt, vỡ... + Kiểm tra, sửa chữa, thay
hơi nóng mới.
- Dây nối, dây quấn bị chạm + Kiểm tra, bọc lại cách điện
4. Rò điện ra vỏ
vỏ do hỏng cách điện.
máy
- Động cơ bị ẩm + Sấy khô động cơ

Trung tâm GDNN – GDTX HBT Trang 24


5. Máy chạy êm, - Đầu miệng ống hút vị rác bẩn + Kiểm tra, thông sạch ống
lượng nước đẩy hoặc vật lạ lấp bịt làm hẹp diện hút
ra yếu tích lỗ hút.
6. Động cơ điện - Dây quấn động cơ điện bị + Tháo máy, ghi chép số
nhanh bị nóng chập vòng dây. liệu, quấn lại dây
7. Khi đóng điện, - Dây quấn động cơ bị cháy, + Tháo máy, ghi chép số
áptômát tự động chập mạch. liệu, quấn lại dây
ngắt hoặc cầu chì
bị cháy đứt

28. Kể tên các số liệu kĩ thuật của máy giặt.


1. Dung lượng máy
2. Áp suất nguồn nước cấp
3. Mức nước trong thùng
4. Lượng nước tiêu tốn cho cả lần giặt
5. Công suất động cơ điện
6. Điện áp nguồn cung cấp
7. Công suất gia nhiệt

29. Nêu nguyên lý làm việc và cấu tạo cơ bản của máy giặt.
* Nguyên lý làm việc:
+. Giặt:
- Thùng giặt quay theo 2 chiều, đồ giặt và xà phòng đảo lộn và cọ xát vào nhau
trong môi trường nước, các chất bẩn văng ra dần dần.
- Thời gian giặt: 3 – 18 phút
- Cuối giai đoạn, nước bẩn qua cửa van xả ở đáy thùng giặt ra ngoài => Vắt
+. Vắt:
- Thùng giặt quay theo một chiều với tốc độ tăng dần đến 600 vòng/phút (máy
quay trục đứng) 4 – 5 giây thì động cơ được ngắt điện.
- Sau đó 4 – 5 giây, động cơ được cấp điện trở lại; cứ thế vài lần, tốc độ động cơ
gần đạt định mức, động cơ được cấp điện liên tục để thùng quay nhanh 5 – 7 phút.
- Dưới tác dụng của lực li tâm, nước trong đồ giặt chỉ còn là hơi ẩm.
+. Giũ: (Giống thao tác giặt)
- Đầu giũ, nạp nước sạch; cuối giũ, xả nước bẩn

Trung tâm GDNN – GDTX HBT Trang 25


- Giũ từ 1 – 3 lần, mỗi lần 6 – 7 phút

Nạp nước Nạp nước

Bột giặt
Xà Giặt Vắt Giũ Vắt
phòng
Đồ giặt
Xả nước bẩn Xả nước bẩn
Giặt 1 lần từ 3 – 18 phút Giũ từ 1 đến 3 lần
Mỗi lần giũ từ 6 đến 7 phút

Chương trình giặt

* Cấu tạo máy giặt: 3 phần


+. Phần công nghệ:
a. Nhiệm vụ: thực hiện các thao tác giặt, giũ, vắt
b. Cấu tạo: Thùng chứa nước, thùng giặt, thùng vắt, bàn khuấy, các van nạp nước
sạch, van xả nước bẩn
+. Phần động lực:
a. Nhiệm vụ: Cấp năng lượng cho phần công nghệ làm việc
b. Cấu tạo: Động cơ điện, hệ thống puli và dây đai truyền, điện trở gia nhiệt, phanh
hãm.
+. Phần điều khiển và bảo vệ:
a. Nhiệm vụ: Dùng để điều khiển 2 phần trên thực hiện các thao tác giặt, giũ, vắt
theo trình tự và thời gian nhất định của chương trình đã đặt trước và bảo vệ máy
làm việc được an toàn.
b. Cấu tạo: Các núm trên bề mặt máy giặt.

30. Nêu một số lưu ý khi sử dụng và bảo dưỡng máy giặt.
* Vị trí đặt máy:
- Đủ rộng để sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa dễ dàng.

Trung tâm GDNN – GDTX HBT Trang 26


- Các bề mặt máy cách tường ít nhất 5 – 7 cm, thoáng; tránh nơi ẩm, có mưa, ánh
nắng trực tiếp, nguồn nhiệt, gần hóa chất.
- Chân máy cân ở vị trí thẳng đứng, không nghiêng, không cập kênh.
- Gần ổ điện và nước sạch, thoát nước bẩn nhanh.
* Nguồn điện: (220 – 230V)
- Ổ cắm tiếp xúc tốt, không có chỗ hở hoặc rò điện, có dây tiếp đất an toàn cho
máy và người sử dụng.
* Nguồn nước:
- P ≥ 0.3atm; nước nạp không yếu quá, thời gian nạp nước không bị lâu; chỗ nối
ống xiết đủ chặt, không rò rỉ nước hoặc tuột ống khi máy làm việc.
* Chuẩn bị giặt:
- Kiểm tra đồ giặt, loại bỏ vật lạ, cứng (chìa khóa, bật lửa, cúc đứt, dao…)
- Phân loại đồ giặt: phai màu, chất liệu vải, mức độ bẩn…
* Chuyển chế độ giặt:
- Chọn chế độ giặt thích hợp: mức nước, thời gian giặt, số lần giũ, thời gian vắt,
nhiệt độ nước giặt, lượng bột giặt và nước xả bằng cách ấn nhẹ các phím nhỏ trên
bàn điều khiển ở máy giặt => Ấn hoặc kéo núm khởi động. Sau đó máy dừng và tự
động ngắt nguồn điện.
* Bảo dưỡng:
- Sau vài tuần sử dụng nên làm vệ sinh các lưới lọc nước vào, lưới lọc bẩn, hốc nạp
xà phòng; … Chú ý trước khi vệ sinh phải rút phích cắm.
- Khi nghỉ một thời gian dài không dùng máy, cho máy chạy ở chế độ vắt không tải
1 phút, mở nắp máy 1 giờ, rút phích cắm, tháo ống cấp nước.

31. Cho biết nguyên nhân một số hư hỏng thường gặp ở máy giặt và cách khắc
phục.
* Đèn báo không sáng:
- Nguồn cấp điện ở ổ cắm bị mất => Kiểm tra
- Tiếp xúc giữa phích cắm và ổ cắm bị hỏng => Sửa lại
- Đứt nguồn dây dẫn từ phích cắm vào máy => Kiểm tra, thay mới
- Cầu chì máy bị đứt => Sửa lại, thay mới
* Có điện vào máy, đèn báo sáng, các đèn hiệu khác sáng, không có hiện
tượng nước nạp vào thùng, chờ lâu máy không hoạt động:
- Mất nước nguồn cấp => Kiểm tra
- Van nguồn nước bị đóng => Mở van

Trung tâm GDNN – GDTX HBT Trang 27


- Lưới lọc nước nguồn bị bẩn quá => Vệ sinh
- Van điện từ nạp nước bị kẹt
- Cuộn dây van nạp nước bị đứt, cháy => Nối, thay mới
- Không có điện cấp cho van nạp nước => Sửa chữa
* Nạp nước đủ, máy làm việc nhưng mâm khuấy khó quay, có hiện
tượng kẹt hoặc không quay được:
- Có vật lạ nhỏ, cứng (cúc áo, chìa khóa…) rơi lọt dưới khe mâm khuấy => Tắt
máy, lôi vật lạ ra
- Cho nhiều đồ giặt vào thùng hoặc ít nước quá => Giảm đồ giặt hoặc tăng lượng
nước
- Dây curoa truyền bị dão, trượt hoặc đứt => Nối, thay mới
- Động cơ điện chính bị hỏng => Kiểm tra, sửa chữa
- Tụ điện hỏng => Thay mới
* Khi vắt, máy bị rung và lắc mạnh, có tiếng va đập vào thùng máy:
- Đồ giặt bị xoắn chặt với nhau thành cụm, hàng => Phải gỡ tơi và dàn đều ra các
phía của thùng giặt
* Máy hoạt động bình thường nhưng có tiếng ồn lớn:
- Ổ bi bị khô dầu hoặc mòn nhiều => Thay mới
* Máy hoạt động bình thường nhưng có mùi khét, mâm khuấy quay yếu
và chậm:
- Động cơ điện cháy, chập mạch => Quấn lại
- Tụ điện hỏng => Thay mới
* Chạm điện ra vỏ:
- Dây dẫn bị mất lớp cách điện tiếp xúc với vỏ máy => Bọc cách điện hoặc thay
mới

Phần V. Mạng điện trong nhà


32. Kể tên các bước tính toán, thiết kế chiếu sáng trong nhà
A. Thiết kế chiếu sáng trong nhà bằng phương pháp hệ số sử dụng ksd: (6 bước)
Bước 1: Xác định độ rọi yêu cầu:
E = 300 lx
“Bề mặt hữu ích” có độ cao trung bình: 0,8 – 0,85 m so với mặt sàn, phụ thuộc vào
đặc điểm cần chiếu sáng
Bước 2: Chọn nguồn sáng:

Trung tâm GDNN – GDTX HBT Trang 28


Đảm bảo yêu cầu chiếu sáng và tiết kiệm điện năng: đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang,
đèn ống huỳnh quang
Bước 3: Chọn kiểu chiếu sáng:
- Trực tiếp: > 90% ánh sáng được chiếu xuống dưới
- Bán trực tiếp: 60 – 90% ánh sáng được chiếu xuống dưới
Bước 4: Tính quang thông tổng:

= (lm)
E.Sk.
Với ksd: 0,2 – 0,6 ksd
k: hệ số dự trữ
S: diện tích bề mặt hữu ích
Bước 5: Tính số bóng đèn và bộ đèn:
Số bóng đèn: N = 
1bong
N
Số bộ đèn =
n
n: số bóng đèn của 1 bộ đèn
Bước 6: Vẽ sơ đồ bố trí đèn:
Đèn được bố trí sao cho tạo được độ rọi đồng đều trên bề mặt hữu ích.
B. Thiết kế chiếu sáng trong nhà bằng phương pháp công suất đơn vị: (công suất
phụ tải)
P
p= (W/m2)
S
P: Tổng công suất điện toàn bộ bóng trong phòng
S: Diện tích của phòng
Số bóng đèn: N = P
P1bong
Phương pháp này sử dụng khi thiết kế sơ bộ và không yêu cầu độ chính xác cao.

33. Kể tên các bước thực hành tính toán, thiết kế mạng điện sinh hoạt trong nhà
Bước1: Xác định mục đích, yêu cầu sử dụng của mạng điện
 Yêu cầu sử dụng: An toàn, thuận tiện, tiết kiệm điện, bền, chắc,
đẹp, mạch hoạt động độc lập...
 Tính công suất yêu cầu của phụ tải đối với mạng
điện: Pyc = Kyc . Pt
Pt: Tổng công suất định mức của các đồ dùng điện (W)

Trung tâm GDNN – GDTX HBT Trang 29


Kyc: Hệ số yêu cầu, biểu thị sự làm việc không đồng thời và
không hết công suất của các phụ tải
Bước 2: Lên phương án thiết kế sơ đồ mạng điện và lựa chọn một phương án
thích hợp.
 Kiểu phân nhánh từ đường dây trục chính đi qua khu vực,
phòng cần cung cấp dòng điện
 Kiểu tập chung
Bước 3: Chọn dây dẫn, thiết bị bảo vệ, đóng cắt và nguồn lấy điện của mạng điện
đáp ứng được điện áp định mức và dòng điện sử dụng lâu dài, đồng thời đảm bảo
mỹ thuật.
Bước 4: Lắp đặt và kiểm tra mạch điện theo mục đích thiết kế.
Bước 5: Vận hành thử và sửa chữa những lỗi (nếu có).

34. Nêu nguyên nhân hư hỏng của mạng điện và biện pháp khắc phục.
- Dự đoán sơ bộ nguyên nhân gây hư hỏng các phần tử sau khi đã xem xét, kiểm
tra từng bộ phận.
+ Nguyên nhân chủ quan: Do vận hành, thao tác không đúng qui trình kĩ thuật,
hoặc do thiết kế mạng điện, tính chọn thiết bị không chính xác.
+ Nguyên nhân khách quan: Do lỗi của sản phẩm, nhà cung cấp, do yếu tố môi
trường.
- Tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa:
+ Nếu hư hỏng do vận hành, cần tiến hành bảo dưỡng sửa chữa thay thế.
+ Nếu hư hỏng do thiết kế, chọn thiết bị, yếu tố môi trường, cần phải hiệu chỉnh
lại hoặc thay thế bằng các phần tử thích hợp, kiểm tra toàn mạng điện.
+ Nếu hư hỏng do lỗi sản phẩm, cần tiếp xúc với hãng cung cấp thiết bị để xác
định nguyên nhân và tìm biện pháp khắc phục.

35. Nêu khái niệm sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt mạch điện.


- Sơ đồ nguyên lý mạch điện chỉ nêu lên mối liên hệ điện của các phần tử trong
mạch điện, mà không thể hiện vị trí và cách lắp đặt của chúng trong thực tế.
- Sơ đồ lắp đặt mạch điện biểu thị rõ vị trí, cách lắp đặt các phần tử của mạch điện
trong thực tế.

36. Nêu nguyên nhân hư hỏng, bảo dưỡng dây điện và cáp.

Trung tâm GDNN – GDTX HBT Trang 30


* Nguyên nhân hư hỏng của dây điện và cáp:
- Hư hỏng cơ học
- Ăn mòn vỏ cáp
- Ẩm xâm nhập vào cách điện
- Phát nóng của dây điện và cáp
- Đánh thủng về điện
* Bảo dưỡng dây điện và cáp:
- Ngắt nguồn điện.
- Kiểm tra cáp treo do dao động cơ học hoặc xuống cấp của hệ thống giá đỡ và treo
- Biện pháp khắc phục: Nâng cấp cách điện, gia cố vỏ cáp, thay thế.

37. Nêu nguyên nhân hư hỏng và bảo dưỡng các thiết bị đóng cắt.
* Nguyên nhân hư hỏng:
- Do va đập khi vận chuyển, lắp ráp, do nóng lạnh đột ngột của môi trường, hoặc
do lực điện động khi bị ngắn mạch, hoặc do phát nóng quá mức làm cho nhiệt độ
cao hơn nhiệt độ cho phép của cách điện khiến chúng bị già hoá
Nhận biết: - Sự biến màu của vật liệu cách điện
- Các vết rạn nhỏ, rạn lớp phủ bề mặt
- Có thể có bụi than, nếu quá nóng
- Mùi đặc biệt của cách điện, nhất là với cách điện gốc hữu cơ.
+. Bảo dưỡng tủ điện:
- Đang vận hành: Lắng nghe tiếng động, rung, quan sát
- Không làm việc: Quan sát, kiểm tra ốc vít, làm sạch cách điện, tìm lỗ hổng bụi
bẩn chui vào.
- Xem xét kĩ những chỗ đặc biệt.
- Các chỗ có khả năng rạn nứt.
+. Áptomát, cầu dao:
- Làm vệ sinh bên ngoài.
- Quan sát, phát hiện chỗ hỏng hóc.
- Kiểm tra phần đầu nối.
- Thử đóng cắt bằng tay để kiểm tra cơ cấu truyển động.
- Kiểm tra các chi tiết cách điện, bề mặt phóng điện.
- Kiểm tra điện trở tiếp xúc của tiếp điểm.
+. Cầu chì:
- Kiểm tra phần tiếp điểm, đầu nối của cầu chì, phải đánh sạch bẩn gỉ.

Trung tâm GDNN – GDTX HBT Trang 31


- Làm sạch phần cách điện vỏ cầu chì.
- Cách điện: Các giá đỡ cách điện, sứ…

38. Em hãy cho biết ký hiệu, đơn vị của một số đại lượng đo ánh sáng thường
dùng.
- Quang thông  (hoặc F), đơn vị đo là lumen (viết tắt là lm)
- Cường độ sáng, kí hiệu là I, đơn vị đo là candela (viết tắt là cd, còn gọi là nến)
- Độ rọi, kí hiệu là E, đơn vị đo là lux (viết tắt là lx)
- Độ chói, kí hiệu là L, đơn vị là cd/m2

39. Một số yêu cầu sử dụng mạng điện trong nhà.


- Đạt tiêu chuẩn an toàn điện.
- Sử dụng thuận tiện, dễ kiểm tra và sửa chữa.
- Không ảnh hưởng giữa mạch điện chiếu sáng và các mạch điện cung cấp điện cho
các thiết bị và đồ dùng điện khác.
- Đạt các yêu cầu kĩ thuật mĩ thuật.

Trung tâm GDNN – GDTX HBT Trang 32


Câu 40: Một số sơ đồ thực hành lắp đặt mạch điện
* Vẽ sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt mạch đèn cầu thang gồm:

Cầu chì 1 chiếc, công tắc 3 cực 2 chiếc, đèn sợi đốt 1 chiếc. Yêu cầu đóng
cắt được đèn ở hai vị trí khác nhau.
A O

Sơ đồ nguyên lý

Sơ đồ lắp đặt

* Vẽ sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt mạch đèn huỳnh quang:

O
Sơ đồ nguyên lý

A
A
B

O Sơ đồ lắp đặt

Trung tâm GDNN – GDTX HBT Trang 33


O A O A

2 đèn mắc nối tiếp

OA
O A

2 đèn mắc song


2 ổ cắm, 2 đèn
mắc song song

A O O A

2 công tắc 2 đèn Mạch điện đèn


luân phiên

O A

Mạch hỗn hợp

♥ Chúc các em thi tốt! ♥

Trung tâm GDNN – GDTX HBT Trang 34

You might also like