Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đặt ra nhiều thách thức cho Việt Nam trong xây

dựng và phát triển văn hóa, con người, vừa tiếp thu các giá trị tiến bộ, tinh hoa của nhân loại,
vừa phải bảo vệ và giữ gìn được bản sắc dân tộc.

Đầu tiên, văn hóa tác động đến việc xây dựng nguồn nhân lực trên các mặt lao động, khả
năng dự báo, thúc đẩy việc phát huy năng lực cá nhân trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội, từ
kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục đến khoa học - công nghệ, v.v.. Tất cả những mặt ấy đều
dựa trên một nền tảng học vấn vững vàng, trình độ ngày càng cao, phù hợp với xu thế của thời
đại.
Thứ hai, văn hóa đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong định hướng cho các cá nhân và xã hội,
nhất là thế hệ trẻ, hướng đến những giá trị cốt lõi Chân - Thiện - Mỹ trong truyền thống nhân
văn của dân tộc ta, đồng thời nâng các giá trị ấy lên ngang tầm thời đại, phù hợp với những
yêu cầu của thời đại.
Thứ ba, văn hóa có khả năng khơi dậy tính năng động, khả năng sáng tạo của con người trong
xu hướng phát triển văn hóa nói chung, chất lượng nguồn nhân lực nói riêng; xây dựng con
người có phẩm chất về tư tưởng, lý tưởng, đạo đức, lối sống, đặc biệt là nhân cách văn hóa và
khát vọng, đáp ứng những đòi hỏi của CMCN 4.0 cũng như công cuộc hội nhập quốc tế ngày
càng sâu rộng hiện nay và trong tương lai.     
Thứ tư, văn hóa ngày càng thể hiện rõ hơn chức năng điều tiết các mối quan hệ của con người
với chính bản thân mình, con người với môi trường tự nhiên và con người với cộng đồng xã
hội.
Nước ta hội nhập quốc tế nhằm củng cố môi trường hòa bình, tranh thủ tối đa các điều
kiện quốc tế thuận lợi để phát triển đất nước nhanh, bền vững, bảo vệ vững chắc Tổ quốc,
quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc, tăng
cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, nâng cao vị thế và uy tín quốc tế, góp phần tích cực vào
sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Chính những giá trị cốt lõi và nổi trội
được kết tinh qua các thế hệ đã làm nên sức mạnh to lớn của dân tộc, đưa đất nước vượt qua
nhiều khó khăn, thách thức trong lịch sử hàng ngàn năm qua.  Vì thế, hội nhập quốc tế là sự
nghiệp của toàn dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của
Nhà nước. Mọi cơ chế, chính sách phải phát huy tính chủ động, tích cực, khả năng sáng tạo
của tất cả các tổ chức, cá nhân, khai thác hiệu quả sức mạnh của toàn xã hội.
Văn hóa ngày càng được đề cao trong các mối quan hệ xã hội, các lĩnh vực hoạt động
và đặc biệt là trong xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa:

+ Đối với kinh tế - xã hội: Văn hóa được xem là động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững
kinh tế - xã hội. Văn hóa không nằm ngoài kinh tế, các giá trị văn hóa chuẩn mực luôn ẩn
chứa trong kinh tế. Đối với doanh nghiệp, đó là văn hóa doanh nghiệp với những mục tiêu
hướng tới lợi ích kinh tế song hành với thực hành các giá trị văn hóa, xã hội, thực hiện quản
trị doanh nghiệp (thể hiện ở chất lượng sản phẩm tạo ra, ở sự ứng xử chuyên nghiệp với
doanh nghiệp khác, góp phần xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh, ở sự ứng xử với
người lao động có văn hóa và có trách nhiệm với cộng đồng, với môi trường…), với đất nước
(thực hiện nghĩa vụ thuế, tham gia tích cực vào các lĩnh vực Nhà nước kêu gọi xã hội hóa…).
Đối với doanh nhân, đó là văn hóa doanh nhân (là sự tự trau dồi kiến thức, kĩ năng, trình độ
về mọi mặt để đủ tài, đủ đức dẫn dắt doanh nghiệp, từng bước tiến ra thị trường quốc tế…).

Trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
kinh tế quốc tế sâu rộng, văn hóa càng phải thẩm thấu sâu hơn vào kinh tế. Văn hóa phải thực
sự trở thành bản chất nội tại của nền kinh tế, là yếu tố tự thân của nền kinh tế. Phát triển kinh
tế gắn với văn hóa phải vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ trong xây dựng nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Đối với chính trị: Văn hóa không thể tách rời chính trị, được xem là yếu tố cố kết chặt chẽ
với chính trị. Mục tiêu chính trị mà Đảng ta phấn đấu là vì dân, vì nước, vì sự phát triển và
thịnh vượng của quốc gia - dân tộc, được thể hiện rõ trong chủ trương xây dựng “dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” vốn là nội hàm đặc trưng của văn hóa.

Chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cũng không nằm ngoài
mục tiêu hướng tới thực hiện một nhà nước có văn hóa pháp quyền. Văn hóa chính trị cần có
trong ứng xử của tất cả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị. Đó là
văn hóa chính trị thông qua ứng xử với nhân dân, qua hiệu quả làm việc của những người đại
diện cho nhà nước, là đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Các giá trị văn hóa chuẩn mực là yếu tố quan trọng hình thành nên nhân cách con người và
phẩm chất chính trị người cán bộ. Người có văn hóa chính trị sẽ biết tự tu dưỡng, rèn luyện
đạo đức, lối sống theo các giá trị văn hóa chuẩn mực vốn được xã hội thừa nhận; biết tự trau
dồi kiến thức chuyên môn, kĩ năng quản lý hiện đại; dám chịu trách nhiệm cá nhân; dám từ
chức khi thấy nhiệm vụ vượt quá khả năng bản thân hay để xảy ra sai phạm, dám nói không
với các giá trị vật chất khi thấy không xứng đáng, thiếu trong sáng.

Về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị,
đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” trực diện đề
cập đến các vấn đề cần đặc biệt quan tâm giải quyết liên quan đến văn hóa chính trị. Trong
mối quan hệ này, văn hóa tiếp tục được xác định là nền tảng quan trọng mang tính quyết định
đến hoạt động chính trị. Từng cán bộ, đảng viên, từng tổ chức đảng nếu ứng xử, hành động
theo những hệ giá trị chuẩn mực văn hóa thì hoạt động chính trị sẽ đem lại hiệu quả, tạo dựng
được lòng tin của nhân dân, là nền tảng vững chắc cho sự ổn định và phát triển.

+ Đối với việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa: Văn hóa bồi đắp và khơi dậy “tinh
thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, thành văn hóa vươn lên,
văn hóa, khát vọng làm giàu, khát vọng sáng tạo, đóng góp cho sự phát triển bền vững của đất
nước.

Mối quan hệ giữa văn hóa với con người là sự tương tác hai chiều. Văn hóa là môi
trường sản sinh ra những phẩm chất của con người, có tác động đến sự hình thành nhân cách
con người; và, con người lại là chủ thể tác động trở lại văn hóa. Dưới tác động của con người,
môi trường văn hóa có thể thay đổi và ngược lại. Chính vì vậy, trong mối quan hệ này phải
đặc biệt chú ý làm sao để các giá trị văn hóa dân tộc luôn có tác động tích cực đến sự phát
triển con người, hướng con người đến tự nhận thức các chân giá trị thực sự, từ đó hướng con
người đến hành động có trách nhiệm với xã hội, với môi trường văn hóa để đóng góp vào sự
phát triển lành mạnh của môi trường văn hóa.

You might also like