ĐỊA LÝ TỈNH HOÀ BÌNH

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

A.

Khái quát chung


- Diện tích: 4.590,6 km²
- Dân số: 871.700 người
- Hành chính: gồm 10 đơn vị hành chính cấp huyện: 1 thành phố (Thành phố Hoà Bình) và 9
huyện (Cao Phong, Đà Bắc, Kim Bôi, Lạc Sơn, Lạc thủy, Lương Sơn, Mai Châu, Tân Lạc,
Yên Thủy) với 151 xã, phường, thị trấn.
B. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ

C. Điều kiện tự nhiên


I. Địa hình
● Đặc điểm nổi bật của địa hình Hòa Bình là núi cao trung bình, núi thấp bị chia
cắt phức tạp, độ dốc lớn và kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam. Địa hình
thấp dần từ tây sang đông chia thành 2 vùng rõ rệt:
- Vùng núi cao trung bình phía Tây Bắc: (độ cao trung bình 600-700 m)
+ Khu vực núi của huyện Đà Bắc: là khu vực cao và hiểm trở nhất tỉnh,
địa hình chia cắt mạnh, có đỉnh núi cao nhất là đỉnh Phu Canh (1.373
m)
+ Khu vực trung tâm và phía Bắc huyện Lương Sơn có nhiều đỉnh núi
cao trên 1000m (Cốt Ca, Viên Nan,...)
+ Khu vực núi đá vôi ở phía Tây và Tây Nam (là một phần cao nguyên
Mộc Châu kéo xuống, qua Mai Châu, Lạc Sơn, Tân Lạc, Cao Phong):
có khối núi đá vôi đồ sộ Hàng Kia, dãy núi Pà Cò => Vùng Cacxto
điển hình của tỉnh Hoà Bình
- Khu vực đồi - đồng bằng - thung lũng phía Đông Nam (Kỳ
Sơn, Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thuỷ, Yên Thuỷ). Đồi có độ
cao trung bình từ 200 - 500m. Đồng bằng - thung lũng có diện
tích nhỏ với độ cao 40 - 100m
II. Đất đai
- Có hai nhóm đất chính: đất feralit đỏ vàng và đất phù sa và một số loại đất
khác.
- Trong đó đất feralit đỏ vàng là nhóm đất điển hình, có diện tích lớn nhất.
- Đất phù sa được bồi đắp bởi sông Đà và các sông khác.
=> Thuận lợi :
+ Đất feralit đỏ vàng thích hợp trồng cây ăn quả, cây công nghiệp và cây hoa màu
+ Đất phù sa sông thích hợp trồng cây lương thực, cây hoa màu và cây công nghiệp
ngắn ngày
Khó khăn: một số loại đất khác nghèo dinh dưỡng, dễ bị rửa trôi và phân bố ở vùng địa
hình khó canh tác

III. Khí hậu


- Hoà Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với các đặc trưng: nóng,
ẩm, có mùa đông lạnh.
- Nhiệt độ trung bình năm là 23°C
- Lượng mưa trung bình năm là 1800 mm/năm
- Độ ẩm tương đối là 85%
- Khí hậu trong năm chia làm hai mùa rõ rệt:
+ Mùa hạ: (từ tháng 4 - tháng 10) nóng, nhiệt độ trung bình trên 25°C,
mưa nhiều tập trung vào tháng 7, 8. Lượng mưa toàn mùa chiếm 85 -
90% lượng mưa cả năm.

+ Mùa đông: (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) lạnh, ít mưa, nhiệt độ
trung bình dưới 20°C do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc
IV. Sông ngòi
- Hòa Bình có nhiều sông, suối, hồ, đầm.
- Do địa hình bị chia cắt mạnh nên sông suối ở Hòa Bình thường dốc và ngắn.
- Mùa hè mưa nhiều, mực nước sông suối lên cao, chảy xiết.
- Mùa đông thiếu nước, lượng nước ở các sông suối giảm mạnh, có nhiều suối
nhỏ bị khô cạn.
- Hiện nay, Hoà Bình có 4 hệ thống sông chính: Sông Đà (151 km), Sông Bôi
(66 km), Sông Bưởi, Sông Bùi.
=> Thuận lợi:
+ Xây dựng công trình thủy điện
+ Cũng cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, tưới tiêu.

V. Tài nguyên thiên nhiên

1. Khoáng sản

● Hoà bình có nhiều loại khoáng sản, chia làm 4 nhóm chính:

- Nhóm nhiên liệu liệu có than ở Đồi Hoa (Lạc Thủy), Đoàn Kết (Yên Thủy), Mỹ Thành
(Lạc Sơn)...
- Khoáng sản kim loại khá phong phú: vàng, sắt, đồng, chì, kẽm,...tập trung ở Mai
Châu, Lạc Sơn, Kim Bôi => Hoà Bình là khu vực có tiềm năng khai thác vàng của cả
nước
- Khoáng sản phi kim loại: phốtpho (Tân Lạc, Mai Châu, Lạc Sơn,...), Sét (Tân Lạc,
Thành phố Hoà Bình,...), đá vôi (Lạc Sơn, Thành phố Hoà Bình,...),...
- Nguồn nước khoáng tiềm năng với các điểm nước khoáng quan trọng như Mớ Đá và
Sào Báy (Kim Bôi), Quý Hoà (Lạc Sơn),...

=> Thuận lợi: + Tạo nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp và xuất khẩu.
+ Phát triển du lịch (suối khoáng)
Khó khăn: quy mô nhỏ, phân tán gây khó khăn cho khai thác.

2. Sinh vật

● Tài nguyên sinh vật của tỉnh Hoà Bình khá phong phú và đa dạng.

- Thực vật

+ Nhiều loài quý hiếm: thông đỏ, pơ mũ, dẻ tùng,...


+ Nhiều loài có giá trị kinh tế cao: trai lý, nghiến, cánh kiến, trẻ,...
+ Nhiều dược liệu quý: xạ đen, sa nhân, củ bình vôi
+ Thảm thực vật: thảm thực vật trên núi đá vôi, thảm thực vật trên núi đất, thảm cây
bụi,...
- Động vật
+ Nhiều loài chim, thú, côn trùng, bò sát - lưỡng cư, tôm, cá,....
+ Nhiều loài quý hiếm: vượn đen má trắng, báo hoa mai, báo gấm, chích choè lửa, gà
lôi trắng,...
- Ngoài ra còn có các rừng nguyên sinh có diện tích không đáng kể, khu bảo tồn thiên
nhiên (Hang Kia - Pà Cò ở Mai Châu, Thượng Tiến ở Kim Bôi, Phu Canh ở Đà
Bắc,...), Vườn quốc gia (Ba Vì, Cúc Phương)

=> Có ý nghĩa to lớn về mặt tự nhiên và kinh tế

D. Đặc điểm dân cư - lao động, văn hoá


1. Dân cư - lao động
- Tỉnh Hòa Bình được biết đến là “miền đất sử thi” với nhiều dân tộc cùng chung sống.
Trong đó, dân tộc thiểu số chiếm 74,31% dân số, gồm các dân tộc: Mường, Thái,
Tày, Dao, Mông và một số dân tộc thiểu số khác. Các dân tộc có nét văn hóa riêng
về phong tục, tập quán, nếp nghĩ, cách làm trong sinh hoạt hàng ngày.
- Người Mường:
+ Hoà Bình được coi là thủ phủ của người Mường vì phần lớn người mường
sống tập trung ở Hoà Bình, chiếm 63,79% dân số toàn tỉnh
+ Địa bàn cư trú ở các huyện: Kim Bôi, Lạc Sơn, Tân Lạc, Lương Sơn, Yên
Thủy, Cao Phong, Kỳ Sơn…
+ Người Mường có truyền thống canh tác lúa nước, sản xuất nông, lâm nghiệp
lâu đời, ngoài ra còn có nghề thủ công như trồng bông, dệt vải, đan lát.
Người Mường cũng được biết đến với đặc sản rượu cần có hương vị đậm
đà, khó quên.
- Người Thái
+ Chiếm khoảng 4% dân số toàn tỉnh, địa bàn cư trú tập trung tại huyện Mai
Châu.
+ Đồng bào người Thái có truyền thống trồng lúa nước và cải tạo ruộng bậc
thang, sản xuất chủ yếu là nông, lâm nghiệp, trồng bông, nuôi tằm dệt vải và
làm hàng thủ công mỹ nghệ.
- Người Tày
+ Chiếm khoảng 3% dân số toàn tỉnh, địa bàn cư trú tập trung tại huyện Đà Bắc
và một số xã của huyện Mai Châu.
+ Đồng bào Tày cũng sản xuất nông, lâm nghiệp là chủ yếu, ngoài ra còn làm
nghề thủ công như dệt vải, đan lát mây, tre…
- Người Kinh đa số là người dân vùng đồng bằng lân cận (Hà Nam, Nam Định,
Ninh Bình,...) di cư tới.
- Người Dao sống rải rác ở các huyện.
2. Văn hoá
- Kiến trúc: đặc trưng là nhà sàn thường được dựng theo kiểu truyền thống của
người Mường. Ngoài chức năng để ở, cất trữ tài sản, phòng tránh thú dữ và phù hợp
với điều kiện khí hậu nóng ẩm ở vùng núi, nhà sàn còn là nơi giữ gìn bản sắc văn
hóa, giáo dục các thành viên trong gia đình.
- Trang phục:
+ Đàn ông thường là mặc áo cánh xẻ ngực, cổ tròn, có hai túi dưới hoặc thêm
túi trên ngực trái. Quần của của đàn ông thường có ống rộng và dùng khăn
thắt giữa bụng (còn gọi là khăn quần). Khi nhà có lễ hay dịp Tết, đàn ông
Mường thường mặc áo lụa tím hoặc tơ vàng, khăn màu tím than, ngoài
khoác đôi áo chùng đen dài tới gối.
+ Nữ giới hằng ngày thường mặc áo pắn (áo ngắn). Đây là loại áo cánh ngắn,
xẻ ngực, ống tay dài, bên trong mặc áo yếm trắng. Đầu thường đội khăn
trắng, xanh. Váy là loại váy kín màu đen. Nét đặc sắc trên trang phục của
người Mường chính là những mảng hoa văn nổi lên giữa trang phục và cạp
váy, thắt lưng. Tài năng của người dệt thể hiện ở việc bố cục, sắp xếp hoa
văn trên từng bộ phận sao cho hợp lý, đẹp mắt, để các họa tiết có thể hỗ trợ,
làm nổi bật lẫn nhau mà không phá vỡ bố cục chung.
- Loại hình nghệ thuật: Đồng bào Mường có một kho tàng văn nghệ dân gian phong
phú với nhiều thể loại như: Thơ dài, truyện cổ, dân ca, ví đúm, tục ngữ. Người
Mường còn có hát ru em, đồng dao, hát đập hoa, hát đố, hát trẻ con chơi... Cồng là
nhạc cụ đặc sắc của đồng bào Mường, ngoài ra còn nhị, sáo trống, khèn lù. Đặc sắc
nhất trong các loại hình này chính là những làn điệu của những bài dân ca Mường.
E. Đặc điểm kinh tế - xã hội
I. Khái quát chung
- Đồng bào các dân tộc chủ yếu sống bằng nghề nông. Quy mô sản xuất nhỏ,
trồng lúa dọc theo các thung lũng hoặc trồng chè, cà phê, cây lương thực ở
các triền đồi núi.
- Ngành công nghiệp phát triển tập trung ở thành phố và các vùng thị trấn.
- Hiện nay cơ cấu kinh tế vẫn tiếp tục chuyển dịch theo hướng: tăng tỷ trọng
GDP của khu vực sản xuất công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng
GDP của khu vực sản xuất nông - lâm nghiệp.
- Thành phố Hòa Bình là trung tâm văn hoá chính trị của tỉnh, nơi tập trung các
trường đào tạo về chính trị, văn hoá, khoa học, có bệnh viện đa khoa. Các
huyện cũng đã có các trường phổ thông, trung học, các bệnh viện,... Mạng
lưới giao thông xã, huyện cũng được chú ý để tạo điều kiện cho nhân dân đi
lại và giao lưu văn hoá.

II. Một số ngành kinh tế chính

1. Nông - lâm - ngư nghiệp


a. Nông nghiệp
i. Trồng trọt
● Diện tích sản xuất cây ăn quả khá lớn chiếm 5 % cả nước
● Điều kiện phát triển
- Thuận lợi
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa và phân hóa đa dạng > cơ cấu sản phẩm công
nghiệp đa dạng.
+ Đất feralit và diện tích đất tự nhiên lớn.
=> Thuận lợi phát triển các loài cây ăn quả, cây lương thực, cây hoa màu.
- Khó khăn
+ Nhiễu động thời tiết, thời tiết cực đoan: rét đậm rét hại, => ảnh hưởng đến
sản xuất nông nghiệp
+ Hình thức tổ chức sản xuất chưa đáp ứng yêu cầu phát triển
● Tình hình phát triển và phân bố
- Đến nay Hoà Bình đã hình thành và mở rộng vùng trồng trọt tập trung cây có múi
(Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thuỷ), vùng mía nguyên liệu ( Đà Bắc, Cao Phong, Tân
Lạc,..), rau hữu cơ (Lương Sơn, Mai Châu)
- Diện tích cây lương thực có hạt: 34,08 nghìn ha
ii. Chăn nuôi
● Điều kiện phát triển
- Thuận lợi
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa và phân hoá đa dạng -> hình thành cơ cấu vật nuôi
(trâu, bò)
+ Quỹ đất đồi rừng khá lớn, nguồn lương thực dồi dào
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn là Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ
+ Việc phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại đã tiếp cận đc nhiều tiến bộ kĩ thuật mới
về xây dựng chuồng trại, giống, thức ăn, ..
- Khó khăn
+ Hình thức chăn nuôi phổ biến trên địa bàn còn nhỏ lẻ, phân tán
+ Chưa có quản lí nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan dịch bệnh
+ Việc sử dụng nguồn thức ăn chưa hợp lý, chưa có sự liên kết trong sản xuất chăn
nuôi
- tình hình pt và phân bố
+ Ngành chăn nuôi từng nước chuyển dịch theo hướng sx quy mô lớn, hình
thức trang trại, gia trại
+ Tổng đàn gia cầm: 3.830.700 con với 55 trang trại chăn nuôi gà thương phẩm
(2022)

🐃
+ Giá trị sản xuất: 3,6 nghìn tỷ đồng

🐮
+ : 115 nghìn con

🐷
+ : 86 nghìn con
+ :453 nghìn con
+ Gia cầm: 8,3 triệu con(2021)
b. Lâm nghiệp
● Điều kiện phát triển:
- Thuận lợi
+ Đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng lớn -> phát triển trồng rừng
+ Nguồn gen đa dạng -> phát triển cây lâm sản ngoài gỗ
- Khó khăn
+ Phụ thuộc vào điều kiện địa hình, thời tiết, giá cả vật tư, tiêu thụ sabr phẩm
+ Địa bàn quản lý rộng, đi lại khó khăn, diện tích phát triển cây lâm sản ngoài gỗ phát
triển dàn trải
● Tình hình pt và phân bố
- HB có 33 cơ sở chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ có quy mô vừa và nhỏ (nhà máy
MDF Kỳ Sơn, xí nghiệp chế biến lâm sản Sơn Thuỷ, nhà máy ván ând HB, Công ty
TNhH Phú Đạt- Lương Sơn,…)
- Khai thác bình quân 2500 ha rừng trồng/ năm
- Sản lượng khác thác 124.447 m³ gỗ, 10 nghìn cây tre luồng làm nguyên liệu cho các
cơ sở chế biến gỗ, ván sàn, đũa, bột giấy,…
- Sản phẩm hàng hóa chủ yếu: gỗ ván xẻ, gỗ bao bì, đũa,…
c. Thuỷ sản
● Điêù kiện phát triển
- thuận lợi:
+ Hơn 500 hồ thuỷ lợi, hơn 14 nghìn ha mặt nước, ao ,hồ, công trình thủy lợi.
+ Nhiều sông, suối, ao, đầm => nuôi cá lồng bè
+ Hồ thuỷ điện dài 80km, tổng diện tích mặt nước 8.900 ha => đc coi là kho tàng quý
báu về thuỷ sản sinh vật và nguồn lợi thuỷ sản vùng Tây Bắc
- Khó khăn: ko giáp biển-> không phát triển nuôi cá ở môi trường nước mặn.
● tình hình pt và pbo:
- nuôi cá hồ chứa: 5000 lồng
- Sản lượng nuôi trồng: 6000 tấn/ năm
- Gtsx: 254 tỷ đồng/ năm
- Chăn nuôi cá: hình thức quảng canh cải tiến và bán thâm canh với các loài cá truyền
thống , việc nuôi cá lồng được đầu tư khá bài bản, với hệ thống lồng bè nuôi công
nghệ tiên tiến, khung sắt, lồng lưới 50-100m³, các loài giá trị cao: trắm đen, cá
ngạnh, cá chiên, tầm,

2. Công nghiệp
● đk ptrien
- Thuận lợi
+ Nguồn nguyên liệu của nông-lâm-thuỷ sản
- Khó khăn
+ Tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị chưa đạt yêu cầu phát triển
+ Nguyên liệu đầu vào cho sản xuất vẫn phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu là chủ yếu.
+ Các công trình hạ tầng thiếu và chưa được đầu tư đồng bộ tại các khu, cụm công
nghiệp.
- Tình hình pt và pbo
+ Trên địa bàn Tỉnh đã có 8 Khu CN, với tổng diện tích 1.507,43 ha, 21 cụm CN ; nhiều
KCN có tỷ lệ lấp đầy khá (KCN Lương Sơn 100%; KCN Bờ trái sông Đà 91,53%;
KCN Nam Lương Sơn đạt 60,08%...)
+ Đến nay, toàn tỉnh có 450 dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, trong
đó có 77 dự án khai thác chế biến khoáng sản; 155 dự án SXCN, 285 dự án đầu tư
SXCN chế biến, chế tạo.
+ Sản xuất của một số nhóm ngành công nghiệp chế biến có mức tăng trưởng cao, tập
trung ở các ngành có thị trường xuất khẩu ổn định như: May mặc, sản phẩm điện tử,
sản phẩm thấu kính quang học , sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác và chế biến
khoáng sản, chế biến nông, lâm sản…
3. Dịch vụ (tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm 26,6%)

a. GTVT
● vai trò: Việc hoàn chỉnh mạng lưới giao thông nội tỉnh giữ vai trò đặc biệt quan trọng
tới sự phát triển kinh tế - xã hội của Hòa Bình. Hạ tầng giao thông được xem như là
"xương sống", tạo động lực để nâng đỡ nền kinh tế bứt phá.
● đkpt
- Thuận lợi

+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc thuận lợi GT đường sông
+ Sự quan tâm của Nhà nước, tập trung nguồn vốn lớn để đầu tư xây dựng & cải tạo
các tuyến GT quan trọng.
+ CSVC-KT của ngành có nhiều tiến bộ: xây dựng một số nhà máy sản xuất ô-tô
- Khó khăn:
+ Tính liên kết vùng còn thiếu, quy mô nhỏ
+ Địa hình đồi núi -> gtvt kk
+ Kỹ thuật còn hạn chế; năng lực lưu thông, vận chuyển hàng hóa chưa cao,
chưa đảm bảo phục vụ nhu cầu giao thông an toàn, thuận lợi, liên tục, nhanh
chóng...
● tình hình pt và pbo
- Các loại hình gtvt: đường bộ, đường sông

- Tỉnh đã đầu tư một số tuyến giao thông trọng điểm điển hình như đường Hòa
Lạc - TP Hòa Bình, đường tỉnh 435, đường liên huyện vùng cao Lạc Sơn -
Tân Lạc, đường Hang Kia - Cun Pheo
- Thành công thực hiện dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao
tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu), tổng chiều dài tuyến 49,02 km.
- Một số dự án, công trình giao thông nội tỉnh trọng điểm đã và đang được triển
khai hoàn thiện theo quy hoạch như: cầu Hòa Bình 2, đường nối từ Quốc lộ 6
với đường Chi Lăng (thành phố Hòa Bình), đường nối Hồ Chí Minh với Quốc
lộ 12B đi Quốc lộ 1,…
b. Thương mại
● Nội thương
- Điều kiện phát triển
+ Thuận lợi: hệ thống chợ phát triển, thị trường thống nhất, hàng hoá phong phú đa
dạng, nhu cầu người dân tăng
+ khó khăn: nhiều hàng kém chất lượng tràn lan
- Tình hình pt và pbo
+ Có 95 chợ, trong đó, 1 chợ hạng 1; 10 chợ hạng 2 và 84 chợ hạng 3. Toàn tỉnh có
5 siêu thị, 3 trung tâm thương mại và hàng trăm cửa hàng mua sắm tự chọn, tiện
ích.(2020)
+ Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 52.466 tỷ đồng tăng 18% so
với năm 2021; Chỉ số giá tiêu dùng bình quân cả năm tăng dưới 5%.
● Ngoại thương
- Điều kiện phát triển
+ thuận lợi: nằm cạnh thị trường tiêu thụ rộng lớn là HN và ĐBSH
+ kk: ch thu hút dc nhiều vốn đầu tư
- tình hình pt và pbo:
+ Kim ngạch xuất khẩu năm 2022 phấn đấu đạt 1.437 triệu USD tăng 18% (2021)
+ Kim ngạch nhập khẩu đạt 1.007 triệu USD (2021)
+ Tỷ lệ số hộ sử dụng lưới điện quốc gia đạt 99,84%.
c. Du lịch
● Điều kiện phát triển
- Thuận lợi
+ Được coi là “cửa ngõ Tây Bắc” của Thủ đô Hà Nội
+ Vùng đất có truyền thống lịch sử, văn hóa mang đậm đà bản sắc văn hóa của cộng
đồng các dân tộc thiểu số
+ Lòng hồ thủy điện Hòa Bình cùng hệ sinh vật phong phú, đa dạng, tỉnh có nhiều
địa điểm có sức hấp dẫn đối với khách du lịch.
+ Nhiều núi cao, rừng nguyên sinh, hang động, sông hồ cùng các Khu bảo tồn thiên
nhiên là thế mạnh cho du lịch phát triển.
● Tình hình phân bố và phát triển
- Các tài nguyên DL tự nhiên: động Đá Bạc( Lương Sơn),suối Ngọc Vua Bà(
Lương Sơn), Khu du lịch thác Thăng Thiên (Kỳ Sơn), Nhà máy Thủy điện
Hoà Bình, Hang Kia - Pà Cò (Mai Châu), Thung Nai (Cao Phong),..
- Tài nguyên DL nhân văn:Di tích đền chúa Thác Bờ,Di tích lịch sử Nhà tù Hòa
Bình,Tượng đài Tây Tiến,Tượng đài anh hùng Cù Chính Lan, lễ hội đu
Mường Vôi,…
- 2021, tổng khách du lịch đến tỉnh Hòa Bình ước đạt 1,55 triệu lượt khách.
Trong đó, khách quốc tế 60 nghìn lượt; khách nội địa 1,49 triệu lượt. Tổng
doanh thu ước đạt 1.300 tỷ đồng

You might also like