Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

NHÓM 2 (CLC47F)

Đỗ Lê Quỳnh Anh-2253801011008
Trịnh Gia Phát Đạt-2253801015060
Huỳnh Kim Ngân-2253801015186
Vương Bửu Linh-2253801015158
Huỳnh Thị Thanh Xuân-225380101136
Nguyễn Thị Thùy Trang-2253801011311
Trần Thị Cẩm Tiên-2253801015324

TƯ CÁCH PHÁP NHÂN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ


Tóm tắt Bản án số 1117/2012/LĐ-PT ngày 11/9/2012 của Tòa án nhân dân TP. Hồ
Chí Minh.
Nguyên đơn: Ông Nguyễn Ngọc Hùng; 
Bị đơn: Cơ quan đại diện Bộ Tài Nguyên và Môi trường;
Vụ Việc: tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. 
Ông Hùng khởi kiện cơ quan đại diện Bộ Tài Nguyên và Môi trường vì ông Hùng không
chấp nhận quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của cơ quan đại diện Bộ Tài nguyên
và Môi trường. Buộc cơ quan phải nhận ông trở lại làm việc, bồi thường thiệt hại cho ông
trong những ngày không được làm việc từ ngày 01/10/2011 cho đến khi giải quyết xong
vụ kiện. Xét thấy việc xác định không đúng người tham gia tố tụng với tư cách bị đơn
trong vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm. Do đó, tại Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
quyết định: Chấp nhận Quyết định huỷ án Lao động sơ thẩm số 07/2012/LĐ-ST ngày
25/05/2012. Chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân Quận 1 TP Hồ Chí Minh giải quyết
lại sơ thẩm vụ án.
Tình huống: Công ty Bắc Sơn có Quyết định số 10/QĐ-BS/2N thành lập Chi nhánh
Công ty Bắc Sơn tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong quy chế hoạt động của Chi nhánh,
Công ty Bắc Sơn có quy định Chi nhánh có chức năng sản xuất phụ tùng ô tô xe máy;
Lắp ráp xe máy mới, sửa chữa và phục chế xe máy cũ; Đại lý mua bán ký gửi hàng hoá.
Chi nhánh có quyền lựa chọn khách hàng, trực tiếp giao dịch, ký kết hợp đồng với khách
hàng, chủ động trong mọi hoạt động kinh doanh đã đăng ký. Ngoài ra, quy chế còn quy
định “chi nhánh là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập”.
Thực tế, Chi nhánh Công ty Bắc Sơn ký Hợp đồng kinh tế với Công ty Nam Hà trong đó
thỏa thuận bán cho Công ty Nam Hà 6.000 xe gắn máy Trung Quốc sản xuất với tổng giá
trị là 38.100.000.000đồng. Khi có tranh chấp, Công ty Bắc Sơn đã phủ nhận trách nhiệm
đối với hợp đồng trên với lý do Chi nhánh có tư cách pháp nhân.
Phần trả lời các câu hỏi
1. Điều kiện để trở thành pháp nhân (khoản 1 điều 74 Bộ Luật Dân sự 2015)
Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau: 
(1) Được thành lập hợp pháp; 
(2) Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; 
(3) Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
(4) Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
2. Trong bản án số 1117, theo Bộ tài nguyên và môi trường, cơ quan đại diện của Bộ
tài nguyên và môi trường có tư cách pháp nhân không? Đoạn nào của Bản án có câu
trả lời?
Trong bản án số 1117, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan đại diện của Bộ Tài
nguyên và Môi trường tại TP.HCM có tư cách pháp nhân. Nội dung này được thể hiện ở
đoạn có quyết định số 1364/QĐ - BTNMT như sau: “Cơ quan đại diện có tư cách pháp
nhân". 
Mặc dù trong quyết định số 1364/QĐ-BTNMT ngày 08/7/2008 của Bộ trưởng Bộ
TN&MT có nội dung: “Cơ quan đại diện có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản
riêng” nhưng cơ quan này vẫn phải hạch toán báo sổ. Do vậy, cơ quan này có tư cách
pháp nhân nhưng không đầy đủ, vẫn chỉ là một đơn vị phụ thuộc vào pháp nhân là Bộ
TN&MT.
3. Trong Bản án số 1117, vì sao Tòa án xác định Cơ quan đại diện của Bộ tài nguyên
và môi trường không có tư cách pháp nhân?
Trong bản án số 1117, Tòa án xác định Cơ quan đại diện của Bộ Tài nguyên và Môi
trường không có tư cách pháp nhân vì: Xét theo quyết định số 1364/QĐ-BTNMT ngày
8/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thì Cơ quan đại diện của Bộ Tài
nguyên và Môi trường là tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường giúp Bộ trưởng theo
dõi, tổng hợp tình hình thực hiện nhiệm vụ về lĩnh vực thuộc phạm vi của Bộ trên địa bàn
các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ở phía Nam; lập dự toán, tổ chức thực hiện dự
toán, quyết toán thu chi ngân sách theo quyết định của Nhà nước và phân cấp Bộ chú
không phải là một cơ quan hạch toán độc lập.
4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của tòa án. 
Theo em hướng giải quyết trên của Tòa án là hợp lý vì:
Về phía nguyên đơn-ông Nguyễn Ngọc Hùng trong quá trình khởi kiện và xét xử vụ án
đã xác định sai tư cách pháp nhân của bị đơn, bị đơn trong vụ kiện này phải được xác
định là Bộ tài nguyên và Môi trường chứ không thể là cơ quan đại diện. Tòa án sơ thẩm
xét thấy nguyên đơn kiện không đúng đối tượng phải hướng dẫn nguyên đơn xác định lại
nhưng không làm mà vẫn xác định cơ quan đại diện Bộ tài nguyên và Môi trường không
có tư cách pháp nhân là bị đơn là sai. Do đó để đảm bảo quyền lợi cho ông Nguyễn Ngọc
Hùng-nguyên đơn, tòa phúc thẩm đã quyết định hủy án sơ thẩm để giải quyết lại.
5. Pháp nhân và cá nhân có gì khác nhau về năng lực pháp luật dân sự? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời (nhất là trên cơ sở quy định của BLDS 2005 và BLDS 2015).

Năng lực pháp Cá nhân Pháp nhân


luật dân sự

Khái niệm Khoản 1 Điều 14 BLDS 2005 Khoản 1 Điều 86 BLDS 2005 quy
quy định: định: 
“Năng lực pháp luật dân sự “Năng lực pháp luật dân sự của
của cá nhân là khả năng của pháp nhân là khả năng của pháp
cá nhân có quyền dân sự và nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự
nghĩa vụ dân sự”. phù hợp với mục đích hoạt động của
mình”.
=> năng luật pháp luật dân sự pháp
nhân mang tính nguyên tắc chung,
bị thu hẹp so với cá nhân => gây ra
khá nhiều khó khăn trong thực tiễn,
có những giao dịch pháp nhân xác
lập nhưng khó xác định có phù hợp
với mục đích của pháp nhân hay
không 

Khoản 1 Điều 16 BLDS 2015: Khoản 1 Điều 86 BLDS 2015:


Năng lực pháp luật dân sự của Năng lực pháp luật dân sự của pháp
cá nhân là khả năng của cá nhân là khả năng pháp nhân có các
nhân có quyền dân sự và nghĩa quyền, nghĩa vụ dân sự. 
vụ dân sự. 

NLDS liên BLDS 2005 chỉ mới quy định không có 
quan đến giới về quyền xác định giới tính tại
tính, huyết Điều 36
thống 

BLDS 2015 quy định cá nhân


có quyền và nghĩa vụ  dân sự
liên quan đến giới tính, huyết
thống :quyền xác định giới
tính (Điều 36), quyền chuyển
đổi giới tính (Điều 37)

=> điểm mới trong BLDS


2015, khắc phục những khiếm
khuyết của BLDS 2005, khi
BLDS 2005 vẫn chưa có quy
định về việc chuyển đổi giới
tính của cá nhân.

Thời điểm Khoản 3 Điều 14 BLDS 2005 Khoản 2 Điều 86 BLDS 2005
phát sinh (Ngoại lệ Điều 635).
Khoản 2 Điều 86 BLDS 2015
NLPLDS 
Khoản 3 Điều 16 BLDS 2015
 Năng lực pháp luật dân sự của pháp
(Ngoại lệ Điều 613)
nhân phát sinh từ thời điểm pháp
Năng lực pháp luật dân sự của nhân được thành lập.
cá nhân có từ khi người đó
sinh ra. 
=> Cá nhân có NLPLDS từ
thời điểm lọt lòng mẹ (sinh
ra). Tuy nhiên, quyền thừa kế
của 1 người có thể phát sinh từ
khi còn là bào thai nếu người
đó sinh ra và còn sống. (Ngoại
lệ)

Thời điểm Khoản 3 Điều 14 BLDS 2005 Khoản 2 Điều 86 BLDS 2005
chấm dứt
Khoản 3 Điều 16 BLDS 2015 Khoản 3 Điều 86 BLDS 2015
NLPLDS 
Đối với cá nhân, năng lực Đối với pháp nhân chấm dứt từ thời
pháp luật dân sự của cá nhân điểm chấm dứt pháp nhân.
chấm dứt khi người đó chết.
6. Giao dịch do người đại diện của pháp nhân xác lập nhân danh pháp nhân có ràng
buộc pháp nhân không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Giao dịch do người đại diện của pháp nhân xác lập nhân danh pháp luật có ràng buộc
pháp nhân. Điều này được thể hiện thông qua quy định sau:
Trách nhiệm dân sự của pháp nhân
Theo quy định hiện hành của Bộ luật dân sự 2015 Trách nhiệm dân sự của pháp nhân
được quy định tại Điều 87 thì Trách nhiệm dân sự của pháp nhân được quy định như sau:
- Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do
người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.
- Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do sáng lập viên hoặc đại diện của sáng
lập viên xác lập, thực hiện để thành lập, đăng ký pháp nhân, trừ trường hợp có thỏa thuận
khác hoặc luật có quy định khác.
- Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình; không chịu trách nhiệm thay
cho người của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do người của pháp nhân xác lập, thực
hiện không nhân danh pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.
- Người của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa
vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Theo điều luật dân sự này pháp nhân phải chịu trách nhiệm về quyền và nghĩa vụ thực
hiện dân sự do người đại diện thực hiện xác lập, nhân danh.
7. Trong tình huống trên, hợp đồng ký kết với Công ty Nam Hà có ràng buộc Công
ty Bắc Sơn không? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Trong tình huống trên, hợp đồng ký kết với Công ty Nam Hà có ràng buộc công ty Bắc
Sơn. Vì đó chỉ là một chi nhánh của Công ty Bắc Sơn có chức năng sản xuất phụ tùng ô
tô xe máy, lắp ráp xe máy mới, sửa chữa và phục chế xe máy cũ; đại lý mua bán ký gửi
hàng hóa. Căn cứ theo cơ sở pháp lý Khoản 2 Điều 83 BLDS 2015 quy định: “Pháp nhân
có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.” Bên
cạnh đó, đối chiếu với quy định ở đề bài “Chi nhánh là một tổ chức kinh tế có tư cách
pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập” là quy định vô căn cứ, thiếu tính chính xác, thiết
thực.
CSPL: Theo Khoản 2 Điều 83, Khoản 1 Điều 85, Khoản 1 Điều 84.
Xét theo tình huống: “Ngoài ra, quy chế còn quy định: chi nhánh là một tổ chức kinh tế
có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập” nhưng theo Khoản 1 Điều 84 “Chi
nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân”
thì chi nhánh công ty Bắc Sơn tại TP.HCM có tư cách pháp nhân là vô lý.
 

You might also like