Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

1.1.

Phân loại theo hình thức sử dụng:


 Bảo lãnh có điều kiện: Là loại bảo lãnh mà theo đó Người bảo lãnh chỉ thanh toán cho
người thụ hưởng khi người thụ hưởng có đủ các chứng từ hay các bằng chứng pháp lý
chứng minh minh đã thực hiện những nghĩa vụ cụ thể hay chứng minh Người được bảo
lãnh đã vi phạm những điều quy định trong bảo lãnh (những chứng từ và giấy tờ pháp lý
này được quy định rõ ràng trong bảo lãnh)
 Bảo lãnh vô điều kiện: là loại bảo lãnh trong đó quy định Người bảo lãnh sẽ thanh toán
ngay cho Người thụ hưởng khi Người thụ hưởng có bản tuyên bố đầu tiên kèm với một
lệnh thanh toán chứng minh rằng Người được bảo lãnh đã vi phạm nghĩa vụ quy định
trong bảo lãnh, mà không cần có sự đồng ý của Người được bảo lãnh. 
 Bảo lãnh vô điều kiện còn được gọi là bảo lãnh theo yêu cầu. Loại bảo lãnh này có lợi
cho Người thụ hưởng, cho nên nó được áp dụng nhiều trong giao dịch quốc tế.
1.2. Phân loại theo tính chất của hợp đồng cơ sở:
Cách phân loại này dựa trên tính chất của hợp đồng cơ sở giữa Người được bảo lãnh và Người
thụ hưởng. 
 Bảo lãnh dự thầu: Là cam kết của ngân hàng với chủ thầu sẽ trả tiền thay trong phạm vi
thời hạn và số tiền bảo lãnh nếu bên dự thầu vi phạm quy chế dự thầu mà không nộp hoặc
nộp không đủ số tiền phạt cho bên chủ thầu.
 Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Là cam kết của ngân hàng bảo lãnh về việc thực hiện hợp
đồng của bên được bảo lãnh. Trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hợp
đồng mà không nộp hoặc không nộp đủ tiền phạt cho bên yêu cầu bảo lãnh thì ngân hàng
bảo lãnh trả thay trong phạm vi số tiền và thời hạn bảo lãnh.
 Bảo lãnh bảo hành: Là một loại bảo lãnh được sử dụng để đảm bảo rằng sản phẩm hoặc
dịch vụ được cung cấp đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng hoặc hiệu suất được quy định
trong thời gian hợp đồng.
 Bảo lãnh thanh toán: Được dùng như một phương tiện đảm bảo thanh toán trong hợp
đồng mua bán, hợp đồng thuê mua tài chính, hợp đồng đại lý, hợp đồng xây dựng, hợp
đồng nhượng quyền thương mại,... Về mục đích, loại bảo lãnh này giống như một Tín
dụng thư dự phòng thương mại.
 Bảo lãnh tiền đặt cọc: Là cam kết của ngân hàng về việc sẽ hoàn trả tiền ứng trước cho
bên mua (Người hưởng bảo lãnh) nếu bên cung cấp (Người được bảo lãnh) không trả
hoặc trả không đầy đủ. Bảo lãnh tiền ứng trước thường được sử dụng trong các hợp đồng
mua bán máy móc thiết bị hoặc các hợp đồng có giá trị lớn, số tiền đặt cọc thường từ 5-
10% giá trị hợp đồng.
 Bảo lãnh tín dụng: Là loại bảo lãnh mà Người bảo lãnh cam kết với bên cho vay (Người
thụ hưởng) sẽ chịu trách nhiệm trả thay cho bên vay nếu bên vay thanh toán không đầy
đủ, đúng hạn khoản vay ngay khi bên thụ hưởng yêu cầu. Bảo lãnh tín dụng mang tính rủi
ro cao cho Người bảo lãnh nên việc thực hiện chúng rất phức tạp và đòi hỏi sự cân nhắc
kỹ lưỡng từ phía Ngân hàng.
1.3. Các loại bảo lãnh khác:
 Bảo lãnh vận đơn: Mục đích của bảo lãnh vận đơn nhằm bảo vệ người có quyền lợi
chính đáng trước sự lợi dụng vận đơn. Trị giá bảo lãnh từ 100%-150% giá trị hàng hoá để
có thể bù đắp những rủi ro xảy ra. Bảo lãnh vận đơn gồm 2 loại, do người xuất khẩu khẩu
hoặc người nhập nhẩu đề nghị phát hành.
 Bảo lãnh hải quan: Là một loại bảo lãnh được yêu cầu bởi các cơ quan hải quan để đảm
bảo rằng các khoản thuế và phí hải quan sẽ được trả đầy đủ và đúng hạn. Bảo lãnh hải
quan thường được yêu cầu cho các lô hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu hoặc các hoạt động
thương mại quốc tế khác.
 Bảo lãnh sai sót trong chứng từ nhờ thu: Theo đề nghị của nhà xuất khẩu, Người bảo
lãnh đứng ra cam kết với nhà nhập khẩu sẽ bù đắp những thiệt hại phát sinh trong phương
thức nhờ thu kèm chứng từ do việc xuất trình chứng từ không phù hợp với những điều
khoản của hợp đồng mua bán, hoặc số lượng chứng từ thiếu không được gửi bổ sung.
 Bảo lãnh thanh toán hối phiếu nhận nợ: Đây là cam kết của Người bảo lãnh sẽ trả tiền
cho người hưởng lợi hối phiếu nhận nợ khi hối phiếu đến hạn trả tiền mà Người được bảo
lãnh không trả tiền. Bảo lãnh hối phiếu nhận nợ có thể được thực hiện bằng một văn bản
riêng biệt (L/G), nhưng cũng có thể bằng chữ ký bảo lãnh trực tiếp của Người bảo lãnh
trên bề mặt của hối phiếu nhận nợ.
Bảo lãnh phát hành chứng khoán: Là việc một công ty chứng khoán được bảo lãnh cho việc
phát hành chứng khoán ra công chúng. Bảo lãnh phát hành chứng khoán được thực hiện trên cơ
sở hợp đồng bảo lãnh phát hành ký kết giữa tổ chức phát hành và công ty chứng khoán.

Chịu trách nhiệm bảo lãnh trực tiếp


NGÂN HÀNG BÊN ĐƯỢC
PHÁT HÀNH BẢO LÃNH
Bồi hoàn trực tiếp

NGÂN HÀNG
PHÁT BẢO LÃNH
(BÊN CÓ NGHĨA
VỤ)

NGÂN HÀNG
TRUNG GIAN
BÊN BẢO LÃNH
(BÊN BẢO LÃNH
ĐỐI ỨNG)

You might also like