Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

CHỦ TỊCH NƯỚC

I. Vị trí, tính chất pháp lý


- Chủ tịch nước trong HP 1946:
o Vừa là nguyên thủ quốc gia, đứng đầu nhà nước, vừa đứng đầu chính phủ
o Được trao quyền hạn mạnh mẽ (quyền yêu cầu thảo luận lại luật, thống lĩnh các lực lượng
vũ trang, quyền quyết định bổ nhiệm quân hàm của cấp tướng, quan chức cấp cao trong
quân đội, quyền kí quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các bộ trưởng, các thủ
tướng, dân sự cấp cao ở trong cơ quan hành pháp) .
o Thay mặt nước về đối nội, đối ngoại
- Chủ tịch nước trong HP 1959:
o Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia
o Quyền hạn bị thu hẹp đáng kể. Không còn quyền yêu cầu nghị viện thảo luận lại luật đã
thông qua. Bấy giờ quốc hội gần như là toàn quyền, không bị bất kỳ cơ quan cá nhân tổ
chức nào kiểm soát.
o Quyền hạn , nhiệm vụ của chủ tịch nước chỉ mang tính nghi lễ, hình thức như các nguyên
thủ quốc gia khác
o Triệu tập và chủ tọa Hội nghị chính trị đặc biệt khi xét thấy cần thiết
- Hội đồng nhà nước trong HP 1980:
o Vừa là cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của QH, vùa là Chủ tịch tập thể của nước
CHXHCN VN. Quyền hạn vô cùng mạnh mẽ
o Làm việc theo chế độ tập thể
- Chủ tịch nước trong HP 1992:
o Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước CHXHCN VN về đối nội và đối
ngoại (giống Hp 1959)
o Khôi phục lại chế định chủ tịch nước
o Chủ tịch nước là một cơ quan riêng biệt, đặc biệt do một cá nhân phụ trách
- Điều 86 HP 2013
o Vị trí, tính chất pháp lý không có gì thay đổi so với năm 1992
o Chỉ có đúng 1 vị trí, tính chất pháp lý: Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt
nhà nước CHXHCN VN về đối nội và đội ngoại. Thể hiện:
 Có những thẩm quyền quyết định riêng liên quan đến vai trò cơ quan thay mặt nhà nước
 Quyết định mang tính hình thức (những vấn đề cơ quan nhà nước khác đã quyết định)
 Chủ tịch nước vẫn là một thiết chế độc lập, không thuộc bất kì cơ quan nào thực hiện quyền
lập pháp, hành pháp và tư pháp
 Chủ tịch nước giữ chức chủ tịch hội đồng quốc phòng và an ninh
 Chủ tịch nước bắt buộc là đại biểu QH (căn cứ điều 8 luật tổ chức Quốc hội năm 2014 sửa
đổi 2020) => điều kiện chủ tịch nước, do QH bầu theo sự giới thiệu của UBTVQH => Cách
thành lập CTN
 Nhiệm kỳ của chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của QH (điều 87 theo HP 2013). Vì chủ tịch
nước do tự tín nhiệm, tin tưởng của đại biểu QH, QH thay đổi thì chủ tịch nước cũng phải
thay đổi theo
 Chủ tịch nước chịu trách nhiệm & báo cáo công tác với QH
 Sau khi được bầu, Chủ tịch nước phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và HP
 Một quốc gia phải có…. Vì trong bộ máy nhà nước của trung ương, có 2 bộ máy cơ quan
đại diện là Quốc hội (tầng lớp, tiếng nói khác nhau trong xã hội) và nguyên thủ quốc gia
(đại diện cho khối đoàn kết thống nhất của toàn dân tộc)
Phó chủ tịch nước:
o Là đại biểu QH
o Do QH bầu theo sự giới thiệu của Chủ tịch nước

II. Nhiệm vụ, quyền hạn


- Nhóm nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến việc điều phối với các cơ quan thực hiện quyền lập
pháp, hành pháp và tư pháp (nhóm 1)
- Nhóm nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến chức năng đại diện, thay mặt nước về đối nội và đối
ngoại, thống lĩnh các lực lượng vũ trang (nhóm 2)
II.1. Nhóm 1
- Trong lĩnh vực lập pháp:
o Chủ tịch nước có quyền đề nghị làm HP, sửa đổi HP
o Trình dự án luật trước QH
o Trình dự án pháp lệnh trước UBTVQH
o Chủ tịch nước có quyền và nhiệm vụ công bố HP, luật, pháp lệnh
o Chủ tịch nước có quyền đề nghị UBTVQH xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn 10 ngày
o Điều 90 HP 2013: Chủ tịch nước có quyền tham dự phiên họp của UBTVQH
- Hành pháp
o Chủ tịch nước có vai trò quan trọng trong việc thành lập chính phủ (thủ tướng, các phó
thủ tướng, các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ)
o Chủ tịch nước đề nghị QH bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm – Thủ tướng chính phủ
o Chủ tịch nước căn cứ vào NQ của QH, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách nước – Các thành
viên khác của Chính phủ
o Khoản 3 điều 28 Luật tổ chức CP năm 2015: Trong thười gian QH không họp, Chủ tichn
nước quyết định tạm đình chỉ công tác của Phó thủ tướng CP, Bộ trưởng và thành viên
khác của CP
o Điều 90 HP năm 2013
- Tư pháp
o Chủ tịch có vai trò quan trọng trong vấn đề nhân sự của hệ thống cơ quan tư pháp
o Chủ tịch nước có quyền đề nghị QH mầu, nhiễm, bãi nhiệm – Chánh án TANDTC, Viện
trưởng VKSNDTC
o Căn cứ vào NQ của QH phê chuẩn bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức – Thẩm phán
TANDTC
o Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức – Phó chán án TANDTC, Thẩm phán các Tòa án khác,
Phó viện trưởng, kiểm soát viên VKSNDTC
o Ngoài ra, Chủ tịch nước có quyền:
 Căn cứ vào nghị quyết của QH, công bố quyết định đại xá
 Quyết định đặc xác

You might also like