Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Quyền con người

Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân


1. Quyền con người: được hiểu là quyền của con người với tư cách là một sinh vật cao cấp.

Nguồn gốc: quyền tự nhiên hay quyền pháp lý ??

Khoa học pháp lý vốn chỉ là bề mặt còn cái ở dưới là những tư tưởng liên quan đến triết học.

 Thuyết quyền tự nhiên (natural rights) cho rằng quyền con người là quyền tự nhiên, cơ bản và
vốn có của con người.
 Quyền con người mang tính phổ quát, không phụ thuộc và nhà nước, truyền thống, tập
quán,… tất cả mọi người đều có quyền con người giống nhau
 Xuất phát từ học thuyết khế ước xh, thể hiện giữa con người với thượng đế và của
nhà nước với công dân. Quyền tự nhiên có trước nhà nước, bất khả xâm phạm, thiêng
liêng,… nhà nước phải tôn trọng các quyền tự nhiên của con người.
 Không bị giới hạn bởi biên giới, trật tự công cộng,.. (nghĩa là dù đất nước có sụp đổ
thì quyền con người cũng không bị ảnh hưởng)
 Con người tự nhiên( quyền tự nhiên) -> khế ước xã hội -> công dân( quyền tự nhiên+
quyền công dân)
 Thuyết quyền pháp lý (legal rights) cho rằng quyền con người do nhà nước xác định và quy
định bằng luật, hoặc xuất phát từ truyền thống văn hóa chính trị.
 Quyền con người phụ thuộc vào ý chí của tầng lớp thống trị và phong tục, tập quán, truyền
thống, văn hóa… của các xã hội
 Phải đặt dưới chủ quyền QG, phụ thuộc nhà nước, mỗi nhà nước, cộng đồng sẽ có
quyền con người khác nhau
 Quyền con người không đặt cao hơn lợi ích xã hội, trật tự công cộng, chủ quyền quốc
gia, lợi ích dân tộc (nghĩa là nếu chủ quyền quốc gia bị xâm phạm thì quyền con
người bị hạn chế, phải đặt lợi ích của cộng đồng là cao hơn hết)
 Theo chủ nghĩa Marx- Lenin: quyền con người là “những đặc tính xuất phát từ phẩm giá và
nhu cầu vốn có của con người, được pháp luật ghi nhận và bảo đảm”.
bản chất con người là phụ thuộc vào các mqh của con người.
 Con người là một thực thể tự nhiên- xã hội ( phẩm giá, nhu cầu tự nhiên vốn có+ chịu sự tác
động từ xã hội)

Kết luận: quyền con người là phẩm giá, năng lực, nhu cầu và lợi ích hợp pháp của con người được
thể chế, bảo vệ bởi luật quốc gia và quốc tế. Hiện nay, quan điểm về quyền con người có sự kế
thừa, kết hợp từ cả thuyết quyền tự nhiên và quyền pháp lý.

Đặc điểm về quyền con người:

1. Tính phổ quát: quyền con người là quyền cơ bản của tất cả mọi người không phân biệt tôn
giáo, sắc tộc, tuổi tác, giới tính, quốc tịch,…
Tính phổ biến không loại trừ tính đặc thù, đặc thù là một ngoại lệ của tính phổ quát. Quyền
con người là không cào bằng, không khuôn mẫu, không áp đặt, tất cả các quốc gia phải tuân
theo
Quyền con người xuất phát từ đặc thù, truyền thống, chính trị, trình độ phát triển kinh tế của
mỗi quốc gia
2. Tính không thể tước bỏ (tính không thể chuyển nhượng): các quyền con người không thể bị
tước đoạt một cách tùy tiện bởi nhà nước hay bất kì chủ thể nào khác
3. Tính không thể phân chia: các quyền con người tồn tại trong một tổng thể và không quyền
nào được nhận thức là cao hơn quyền nào, việc phân chia các quyền con người chỉ là tương
đối và nhằm mục đích nghiên cứu.
4. Tính liên hệ, phụ thuộc lẫn nhau: các quyền con người có sự phụ thuộc, liên hệ và tác động
lẫn nhau, bảo vệ một quyền đòi hỏi sự bảo vệ tương ứng từ các quyền có liên quan, xâm
phạm một quyền cũng sẽ ảnh hưởng đến các quyền có liên quan khác. VD: đảm bảo tự do
ngôn luận phải đảm bảo tự do tư tưởng.
Việt Nam đã gia nhập các công ước sau:

3 công ước quan trọng nhất

 Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người (UDHR 1948)


 Công ước quốc tế về chính trị, dân sự (CCPR 1966)
 Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội (ICESCR 1966)

Quan điểm của VN về quyền con người:

 Là giá trị chung của nhân loại


 Quan điểm mang tính giai cấp
 Gắn với quyền dân tộc cơ bản và thuộc phạm vi chủ quyền quốc gia
 Gắn liền với lịch sử, truyền thống và phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, văn hóa của
mỗi quốc gia.
 Quyền con người phải được ghi nhận và bảo vệ bằng pháp luật
 Quyền không tách rời nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân
 Đối thoại và hợp tác quốc tế là yêu cầu cần thiết, khách quan.

2. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Điều 17 HP2013: công dân nước CHXHCN Việt Nam là người có quốc tịch VN

Quốc tịch là gì? – thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa cá nhân với nhà nước, làm phát sinh quyền và
nghĩa vụ của công dân VN đối với NN, trách nhiệm của NN đối với công dân (Điều 1 Luật quốc
tịch VN 2008)

Quyền công dân: là những gì được hưởng, được bảo vệ ở một quốc gia dành cho công dân của
nước mình. Gắn liền với sự tự do, lựa chọn làm hay không

Nghĩa vụ của công dân: là yêu cầu bắt buộc của nhà nước về việc công dân phải thực hiện những
hành vi nhất định nhằm đáp ứng lợi ích của nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.
Không gắn với tự do.

 Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là những quyền và nghĩa vụ đã được quy định
trong hiến pháp và là một chế định cơ bản trong Luật hiến pháp
Đặc điểm của quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

- Quyền cơ bản của công dân thường được xuất phát từ các quyền con người
- Nghĩa vụ cơ bản của công dân là những nghĩa vụ tối thiểu mà công dân phải thực hiện
- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong hiến pháp
- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là cơ sở chủ yếu để xác định địa vị pháp lý của
công dân trong xã hội, đồng thời làm rõ mối quan hệ giữa nhà nước và công dân
- Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được xem như 1 tiêu chí quan trọng để đánh
giá mức độ dân chủ, nhân văn và tiến bộ của nhà nước và xã hội
3. Nguyên tắc về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
 Nguyên tắc
- Công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người của công dân
- Hạn chế quyền con người, quyền công dân
- Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân
- Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật
a. Công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân
Khoản 1 điều 14 Hiến pháp 2013
- Được quy định trong HP và luật (HP 1992): được nhà nước quyết định, ban phát các quyền
con người, nếu không quy định là không có quyền con người
- Theo HP và PL (HP 2013): những phương tiện để bảo vệ quyền con người, quyền công dân;
quyền con người luôn được tồn tại dù có được quy định trong luật hay không
BTVN: chỉ ra điểm khác biệt giữa quyền con người và quyền công dân
 Công nhận
- Nghĩa vụ mang tính thụ động
- Thể hiện nhận thức, thái độ của nhà nước đối với nguồn gốc của quyền con người
Q: Tại sao nhà nước lại xâm phạm quyền con người, quyền công dân ở mức độ cao nhất?
 Do nhà nước có quyền lực nhà nước, khi nhà nước xâm phạm thì sẽ ảnh hưởng đến toàn
bộ công dân chứ không riêng cá thể nào.
 Tôn trọng
- Nghĩa vụ mang tính thụ động
- Nhà nước phải kiềm chế không can thiệp vào việc thụ hưởng các quyền con người, quyền
công dân
 Bảo vệ
- Nghĩa vụ đòi hỏi tính chủ động
- Nhà nước phải ngăn chặn hay phòng chống sự vi phạm quyền con người, quyền công dân từ
bên thứ 3.
 Bảo đảm
- Đòi hỏi tính chủ động
- Nhà nước phải tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân thực hiện quyền của mình.
Q: Chủ thể nào có thể bảo vệ quyền con người tốt nhất? – Nhà nước, mỗi người chỉ có khả
năng nhận thức quyền của mình là tốt nhất
 Trách nhiệm của nhà nước
- Ghi nhận các quyền con người, quyền công dân trong hiến pháp
- Chủ động tham gia, ký kết nội luật hoá và thực hiện 1 cách có thiện chí các điều ước quốc
tế về quyền con người
b. Hạn chế quyền con người, quyền công dân

You might also like