Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

TUẦN 24 từ ngày 27/02 đến ngày 3/03/2023

Chủ đề lớn: Giao thông


Chủ đề nhỏ: Phương tiện giao thông đường bộ - đường sắt.
Người thực hiện: Trương Thị Liên

Thứ 2 ngày 27/02/2023


GIÁO ÁN PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Hoạt động: Khám phá khoa học
Đề tài: Trò chuyện về một số PTGT đường bộ: Xe đạp, xe máy
I. Mục  đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ 3 tuổi: gọi đúng tên và nêu được một số đặc điểm nổi bật của một số phương
tiện giao thông quen thuộc (xe đạp, xe máy). Biết xe đạp, xe máy là PTGT đường bộ.
- Trẻ 2 tuổi: Nhận biết và gọi tên được một số PTGT đường bộ: Xe đạp, xe máy
2. Kỹ năng:
- Phát triển ngôn ngữ, khả năng quan sát ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
3. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ có ý thức chấp hành luật giao thông.
II. Chuẩn bị:
- Sa bàn, một hộp quà: Xe máy, xe máy.
- Lô tô về các phương tiện giao thông đường bộ
III. Cách tiến hành:
                      Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
*Giới thiệu bài (2-3p)
- Tặng trẻ 1 món quà? - Trẻ quan sát
+ Cô có món quà gì tặng lớp? - Trẻ trả lời.
+ Xe đạp là PTGT đường gì? - Trẻ trả lời
- Cho trẻ kể tên một số PTGT đường bộ. - 2-3 trẻ kể
-> Đúng rồi! Có rất nhiều phương tiện giao thông
đi lại trên đường: Ô tô, xe máy, xe đạp… giúp - Trẻ lắng nghe
chúng ta đi từ nơi này đến nơi khác rất thuận
tiện. Hôm nay cô cùng chúng mình cùng tìm hiểu
để biết được một số PTGT đường bộ nhé.
*Phát triển bài (15-17p)
*Quan sát: Xe đạp
- Cô tạo tình huống cho bạn búp bê đến thăm lớp
đi bằng xe đạp.
+ Bạn búp bê đi bằng xe gì đến lớp mình?
+ Bạn nào có nhận xét gì về xe đạp?
+ Xe đạp là phương tiện giao thông gì?
+ Xe đạp dùng để làm gì? (cô nhắc lại ý trẻ)
*Quan sát: Xe máy
- Bạn búp bê có tặng cho chúng mình một món
quà đấy. Cô cùng trẻ chơi trò chơi “trời sáng, trời - Xe đạp ạ
tối” -2-3 trẻ nhận xét
+ Các con xem trong hộp quà có gì đây? (Cho trẻ - Đường bộ ạ
- Xe đạp dùng để đi ạ.
đọc: Xe máy)
+ Bạn nào có nhận xét gì về xe máy nào? - Xe máy
+ Xe máy là phương tiện giao thông đường gì?
+ Xe máy có công dụng gì? (cô nhắc lại ý trẻ) - 2-3 trẻ nhận xét
+ Tiếng còi kêu thế nào? - Xe máy là PTGT đường bộ
- Cho trẻ bắt chước tiếng kêu và tiếng còi của xe -2-3 trẻ trả lời
máy. - Trẻ bắt chước
- Ngoài xe đạp và xe máy ra bạn nào có thể kể
tên các PTGT đường bộ mà con biết
- Cô cho trẻ quan sát và gọi tên một số PTGT - Trẻ kể tên
đường bộ: Xe ô tô con, xe ô tô tải, ...
*Trò chơi : Về đúng bến: - Trẻ qua sát, gọi tên
- Cách chơi: Cô có 3 bến: 1 bến dành cho ô tô đỗ;
1 bến dành cho xe máy đỗ, bến cũn dành cho xe
đạp đỗ. Bây giờ cô sẽ phát cho các con mỗi bạn  Trẻ chú ý lắng nghe
một lô tô phương tiện giao thông. Các con vừa
đi, vừa hát. Khi có hiệu lệnh của cô “Tất cả các
phương tiện giao thông về đúng bến của mình”
thì các con chạy nhanh về đúng bến của mình.
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần (sau mỗi lần chơi cho
trẻ đổi lô tô cho nhau)
- Nhận xét sau mỗi lần chơi
*Kết thúc - Trẻ chơi
-  Nhận xét tuyên dương.
- Trẻ lắng nghe

ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY


1. Tình trạng sức khoẻ:
2. Thái độ, trạng thái cảm xúc, hành vi của trẻ:
3. Kiến thức và kỹ năng của trẻ:
Thứ 3 ngày 28 tháng 02 năm 2023

GIÁO ÁN PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ


Hoạt động: Văn học
Đề tài: Dạy trẻ đọc thơ “Xe chữa cháy”
I. Mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức 
- Trẻ 3 tuổi: nhớ tên bài, tên tác giả, hiểu nội dung và đọc thuộc bài thơ “Xe chữa
cháy”.
- Trẻ 2 tuổi: Biết đọc thơ cùng cô và các bạn.
2. Kỹ năng 
- Trẻ đọc thơ  rõ ràng, mạch lạc, biết ghi nhớ.
3. Giáo dục 
- Trẻ biết ơn xe chữa cháy.
II. Chuẩn bị
- Tranh vẽ nôi dung bài thơ, máy trình chiếu
III. Tiến hành

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ


1. Giới thiệu bài ( 2- 3 phút )
- Cô cho trẻ nghe âm thanh xe cứu hỏa -  Cả lớp lắng nghe
- Hỏi trẻ là âm thanh gì? - Cả lớp trò chuyện
- Trò chuyện dẫn dắt vào bài cùng cô
2. Phát triển bài ( 15-17p)
 Đọc mẫu, giảng nội dung, đàm thoại – trích dẫn:
- Cô giới thiệu bài thơ: Xe chữa cháy của tác giả Phạm
Hổ  - Cả lớp lắng nghe 
- Cô đọc lần 1: Thể hiện cử chỉ điệu bộ.
- Giảng ND: Bài thơ nói về đặc điểm và tác dụng của xe - Cả lớp lắng nghe
chữa cháy
- Cô đọc lần 2: Kết hợp tranh
- Cô vừa đọc bài thơ gì?  của tác giả nào? - Bài thơ “ Xe chữa
cháy” – tác giả Phạm
*Trích dẫn giảng giải từ khó Hổ
+ 4 câu thơ đầu: Mình đỏ… đường phố nói về đặc điểm
của xe chữa cháy - Trẻ lắng nghe
+ 4 câu thơ cuối: Nhà nào…có ngay nói về tác dụng của
xe chữa cháy
* Dạy trẻ đọc thơ.  - Cả lớp P/â
- Cô cho trẻ đọc thuộc thơ cùng cô  dưới  nhiều hỡnh thức:
Tập thể, tổ, nhóm, cá nhân.  - Trẻ lắng gnhe
 - Cô chú ý sửa sai cho trẻ
- Cho trẻ đọc thơ hình ảnh trình chiếu  - Trẻ đọc dưới các
* Đàm thoại: hình thức
-  Cô vừa đọc bài thơ gì? Do nhà thơ nào sáng tác? 
- Xe có đặc điểm gì? 
- Vì sao xe lại chữa cháy được? - Trẻ trả lời
- Khi xảy ra hỏa hoạn gọi ai? 
* Giáo dục: Xe chữa cháy rất quan trọng trong cuộc sống,
vì vậy các con phải giữ gìn bảo quản xe, không nghịch phá
- Cả lớp đọc thơ đi ra
xe. 
ngoài.
3. Kết thúc bài  (1- 2 Phút )
Cô cho cả lớp đọc thơ 1 lần và ra ngoài 

ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY


1. Tình trạng sức khoẻ:
2. Thái độ, trạng thái cảm xúc, hành vi của trẻ:
3. Kiến thức và kỹ năng của trẻ:
Thứ 4 ngày 1 tháng 3 năm 2023
GIÁO ÁN PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
                                           Hoạt động: Thể dục
  Đề tài : Chạy thay đổi hướng theo đường dích dắc
                                          Trò chơi vận động : Kéo co
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:  
-  Trẻ 3 tuổi: Tập đều bài tập PT chung, trẻ thực hiện được bài vận động: Chạy thay
đổi hướng theo đường dích dắc qua 3- 4 điểm không  chạm vạch. Biết chơi trò chơi
và chơi đúng luật
- Trẻ 2 tuổi: Thực hiện được vận động chạy thay đổi hướng theo đường dích dắc, biết
chơi trò chơi chuyền bóng cùng cô và các bạn.
2.  Kĩ năng:  
- Trẻ có kỹ năng chạy đúng kỹ thuật không chạm vạch,  kỹ năng định hướng trong 
không gian, sự khéo léo cho trẻ.  Phát triển kĩ năng nhanh nhẹn, mạnh dạn trong khi
tập.
3. Thái độ:  
- Trẻ hứng thú với giờ học, chú ý nghe hiệu lệnh của cô, yêu thích các hoạt động thế
dục. Từ đó giáo dục trẻ siêng năng tập thể dục.
II. Chuẩn bị
- Đường díc dắc.
- Sân tập sạch sẽ, không có chướng ngại vật
- Quần áo, đầu tóc trẻ gọn gàng.
III. Hướng dẫn Thực hiện
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Khởi động ( 2-3 phút).
- Lắng nghe- lắng nghe - Trẻ lắng nghe
- Cô mời 2 bạn lên ( Một có cân nặng bình - Tre lên
thường- một bạn suy dinh dưỡng
- Cho trẻ so sánh bạn to hơn, bạn nhỏ hơn - Trẻ so sánh
- Vậy các con làm gì để chúng mình mau lớn? - Tập thể dục, ăn hết xuất
- Đúng rồi chúng ta phải ăn uông đủ chất và - Trẻ lắng nghe
thường xuyên tập luyện thể dục đấy.
- Vậy cô con mình cùng tập thể dục để có cơ thể
khỏe mạnh nào?
- Cô cho trẻ đi thành vòng tròn, kết hợp các kiểu - Cả lớp đi theo đội hình vòng
đi, đi thường- đi bằng mũi bàn chân- đi thường- tròn, đi các kiểu đi theo hiệu
đi bằng gót bàn chân- đi thường- đi theo hiệu lệnh của cô.
lệnh của cô sau đó xếp thành 2 hàng ngang dãn
cách đều.
2. Trọng động (13-15 phút) 
- Cô cho trẻ chuyển đội hình từ 2 hàng dọc sang - Trẻ đứng đội hình 2 hàng
2 hàng ngang. ngang.
a.  Bài tập PTC: 
Cho trẻ tập các động tác theo lời bài “Em tập lái
ô tô” - Trẻ tập 2 lần x 4 nhịp
- Tay2: Từng tay đưa lên cao, hai tay dang ngang - Trẻ tập 2 lần x 4 nhịp
- Lưng, bụng, lườn2: Nghiêng người sang hai - Trẻ tập 2 lần x 4 nhịp
bên. - Nhấn mạnh động tác: tay 4l x
- Chân2: Ngồi xổm; đứng lên 4n)
- Cho trẻ chuyển đội hình thành 2 hàng ngang  - Trẻ đứng 2 hàng ngang đối
* VĐCB: Chạy thay đổi hướngh teo đường diện.
dích dắc.
+ Cô thực hiện mẫu lần1: Không phân tích động - Quan sát cô thực hiện mẫu.
tác.
+ Thực hiện lần 2: vừa thực hiện vừa giải thích:
TTCB: Đứng chân trái cô bước lên trước chân
sát vạch xuất phát, hai tay nắm hờ, mắt nhìn
thẳng về phía trước, chân phải ở phía sau theo
một hướng thẳng với chân trái, khi có hiệu lệnh
chạy, các con sẽ phối hợp tay nọ chân kia chạy
thay đổi hướng theo đường dích dắc qua 3- 4
điểm, khi chạy phải cẩn thận không chạm vào
đường díc dắc. Và chạy đến tới đích cô dừng lại
và nhẹ nhàng đi về cuối hàng.
- Mời 2 trẻ khá lên thực hiện 1 lần. - 2 trẻ khá thực hiện.
- Trẻ thực hiện: Lần lượt cho trẻ thực hiện, mỗi
trẻ thực hiện 2 lần  
+ Lần 1: 2 trẻ/ lượt. - Trẻ thực hiện dưới sự hướng
+ Lần 2: Cho trẻ thi đua theo đội. dẫn của cô.
 Trong quá trình trẻ tập cô chú ý sửa sai cho trẻ.
Sau đây các bé đến với phần  thứ 3  đó là.
* Trò chơi: Chuyền bóng.
Luật chơi: - Trẻ lắng nghe.
- Ai làm rơi bóng phải ra ngoài một lần chơi.
Cách chơi:
Giáo viên hướng dẫn chuẩn bị từ 2 quả bóng.
Cho trẻ đứng thành vòng tròn. Cứ 11 trẻ thì có
một trẻ cầm bóng. Khi giáo viên hô “bắt đầu” thì
người cầm bóng đầu tiên sẽ chuyền bóng cho bạn
bên cạnh, lần lượt theo chiều kim đồng hồ. Vừa
chuyền vừa hát theo nhịp:
Không có cánh
Mà bóng biết bay
Không có chân
Mà bóng biết chạy
Nhanh nhanhbạn ơi
Nhanh nhanh bạn ơi
Xem ai tài, ai khéo
Cùng thi đua nào. - Trẻ chơi 
- Tổ chức cho trẻ chơi 3- 4 lần.
- Cô hỏi lại tên bài tập, giáo dôc trẻ  chăm chỉ tập
luyện. - Trẻ nêu tên bài tập.
- NX: Trải qua các phần cô thấy các đội thể hiện
rất xuất sắc.  - Cả lớp vỗ tay. 
3. Hồi tĩnh (1- 2 phút)
- Đi hai vòng nhẹ nhàng - Trẻ đi nhẹ nhàng, ra vệ sinh
cá nhân.

ĐÁNH GIÁ TRẺ HÀNG NGÀY


1. Tình trạng sức khoẻ trẻ:
2. Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
3. Kiến thức và kĩ năng của trẻ:
Thứ 5 ngày 2/02/2023
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
Hoạt động: Âm nhạc          
Đề tài:  NDTT: Dạy hát: Em tập lái ô tô
NDKH: Nghe hát: Em đi chơi thuyền
TCAN: Tiếng hát ở đâu
I.Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
 - Trẻ 3 tuổi: nhớ tên tác giả, tên bài hát, hát thuộc bài hát “Em tập lái ô tô”, hứng thú
nghe cô hát và hưởng ứng cùng cô bài “Đoàn tàu nhỏ xíu”, biết chơi trò chơi “Tiếng
hát ở đâu”
- Trẻ 2 tuổi: Trẻ hát thuộc bài hát “Em tập lái ô tô”, biết chơi trò chơi Tiếng hát ở đâu
dưới sựh ướng dẫn của cô.
2. Kỹ năng:
- Rèn khả năng ghi nhớ, lắng nghe, phát triển tai nghe âm nhạc của trẻ
3. Thái độ: 
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động
- Giáo dục trẻ an toàn khi tham gia giao thông
II. Chuẩn bị: 
- Giáo án
- Hộp quà, ô tô
- Nhạc bài hát “ Em tập lái ô tô”, “ Em chơi thuyền”
- Mỗi trẻ 1 vô lăng
- Trang phục gọn gàng
III. Hướng dẫn thực hiện:
            Hoạt động của cô         Hoạt động của trẻ
1. Giới thiệu bài.( 3-5 phút)
Cô xuất hiện món quà - Trẻ hưởng ứng
- Hôm nay đến với lớp mình cô có một món quà, để - Trẻ trả lời
biết trong hộp quà có gì chúng mình phải làm gì?
- Cô có gì đây? - Trẻ trả lời
- Ô tô chạy ở đâu? - 2-3 trẻ trả lời
- Khi tham gia giao thông c/m phải như thế nào? - 2-3 trẻ trả lời
- Hôm nay cô có 1 bài hát rất hay nói về em bé - Trẻ lắng nghe
đang tập lái ô tô đấy! Đó là bài hát “ Em tập lái ô
tô”
- C/m cùng lắng nghe cô hát nhé!
2. Phát triển bài (15-17 phút) - Trẻ lắng nghe
- Cô hát lần 1: Cô hát không nhạc, hát chậm, rõ lời - 1-2 trẻ trả lời
+ Các con vừa được nghe cô hát bài hát gì? - Trẻ lắng nghe
- Cô hát lần 2: Cô hát kèm theo nhạc đệm - 1-2 trẻ trả lời
+ Cô vừa hát bài hát gì? - 1-2 trẻ trả lời
+ Bài hát “ Em tập lái ô tô” nói về điều gì? - 2-3 trẻ trả lời
+ Em bé đã ước sau này lớn lên sẽ làm gì? - Cả lớp trả lời
+ C/m có thích lái ô tô như em bé trong bài hát
không?
* Trẻ hát - Cả lớp hát
- Lần 1: Cả lớp hát cùng cô không nhạc - Cả lớp hát
- Lần 2: Cả lớp hát cùng cô kèm theo nhạc đệm - 3 nhóm hát
- Nhóm trẻ hát - 4 cá nhân trẻ hát
- Cá nhân hát - Trẻ hửng ứng
- Cô quan sát, sửa sai, khen ngợi động viên trẻ
* Hoạt động 2: Nghe hát “ Em đi chơi thuyền” - Trẻ lắng nghe
- Các bạn đã hát rất hay và giỏi rồi, bây giờ cô Mận
sẽ hát tặng chúng mình một bài hát nói về một bạn
nhỏ được đi chơi thuyền rất là vui đấy, đó là bài hát
“ Em đi chơi thuyền” - Trẻ hưởng ứng
- Các con cùng đứng dậy và đung dưa theo bài hát
cùng cô nào
* Trò chơi: “Tiếng hát ở đâu” - Trẻ nghe luật chơi, cách
- Luật chơi, cách chơi: chơi
-  Một trẻ đứng giữa lớp, đội mũ che kín mắt hoặc
dùng băng vải bịt mắt. Một hoặc 2 trẻ được chỉ định
hát. Trẻ đúng ở giữa lớp bị bịt mắt không nhìn thấy
bạn hát nhưng nghe và chỉ về hướng có tiếng hát và
nói tên người hát. Khi chơi đã thành thạo, cô cho trẻ
chơi nâng cao yêu cầu bằng cách trẻ chỉ tay về
hướng có tiếng hát và nói tên người hát, nếu nói
đúng thì cả lớp vỗ tay, nếu nói sai thì sẽ nhảy lò cò,
hoặc phải hát 1 bài. - Trẻ chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần
3. Kết thúc (1 - 2 phút). - Trẻ lắng nghe
Cô nhận xét tuyên dương trẻ.
ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
1. Tình trạng sức khoẻ:
2. Thái độ, trạng thái cảm xúc, hành vi của trẻ:
3. Kiến thức và kỹ năng của trẻ:
Thứ 6 ngày 3/03/2023
GIÁO ÁN PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
Hoạt động: Tạo hình
Đề tài: Chế tạo “Ô tô tải” (Bước 5 Dự án Steam)
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức : 
- Trẻ 3 tuổi: Biết nêu ý tưởng và biết chế tạo “Ô tô tải” từ những nguyên vật liệu khác
nhau. Ô tô tải có đầy đủ các phần như đầu, thân, bánh. Biết giới thiệu về đặc điểm
của ô tô tải mà mình chế tạo được
- Trẻ 2 tuổi: Biết Chế tạo ô tô tải từ các nguyên vật liệu dưới sựhớng dẫn của cô.
2. Kỹ năng : 
- Phát triển khả năng tư duy cho trẻ. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc
3. Thái độ, tình cảm:  
- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động
II. Chuẩn bị:
- Giấy bìa, vỏ hộp sữa, , keo, băng dính 2 mặt.
- Bàn ghế cho 3 nhóm, bàn trưng bày sản phẩm
- Nhạc bài hát: Em tập lái ô tô.
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
*HĐ1: Giới thiệu bài, nêu ý tưởng
- Cô chào các con - Trẻ lắng nghe
- Hôm nay các con sẽ làm dự án gì? - Trẻ trả lời (2 trẻ)
- Các con đã trải qua mấy bước của dự án Ô tô tải - 4 bước ạ (2 trẻ
rồi?
- Bước gần nhất của dự án là bước mấy? - Bước 4: Thiết kế ạ (3 trẻ)
- Hôm nay cô con mình cùng thực hiện sang bước - Vâng ạ
5 của dự án là bước chế tạo Ô tô tải nhé.
- Buổi chiều hôm qua cô cùng các con thảo luận - Trẻ lắng nghe
thiết kế về cái gì?
- Các con thiết kế ô tô tải như thế nào? -Trẻ trả lời
- Cô mời cá nhân trẻ nêu ý tưởng
+ Con chọn những nguyên liệu gì để chế tạo Ô tô
tải?
+ Khi chế tạo Ô tô tải gồm những phần gì?
- Cô chốt lại: Cô thấy các con có rất nhiều ý tưởng -Trẻ lắng nghe
để chế tạo Ô tô tải . Bây giờ cô mời chúng mình
cùng nhau chế tạo nhé.
* HĐ 2: Thực hành chế tạo Ô tô tải
- Trẻ về nhóm thực hiện.
- Trước khi các con thực hiện cô muốn nói mong -Trẻ thực hiện
muốn của mình: Khi các con chế tạo Ô tô tải có
đầy đủ các phần đầu, thân xe, bánh xe. Trong khi
chế tạo các con hợp tác chia sẻ lẫn nhau, không
được dùng vật liệu đồ dùng vào người nhau gây
thương tích, bỏ rác đúng nơi quy định các con nhớ
chưa nào?
Mời trẻ lên lấy vật liệu về nhóm thực hiện
- Cô quan sát, gợi ý, hướng dẫn trẻ.
* HĐ 3: Nhận xét sản phẩm -Trẻ lấy VL
- Cô cho trẻ mang sản phẩm lên trưng bày.
- Mời 1 số trẻ lên giới thiệu sản phẩm của mình, -Trẻ trưng bày SP
cho các bạn khác nhận xét  - 3-4 trẻ
- Cô nhân xét khen gợi, động viên trẻ, gợi ý thêm
ý tưởng và những chiếc ô tô tải nào chưa đảm bảo -Trẻ lắng nghe
các tiêu chí thì buổi chiều ngày hôm nay các con
cùng chỉnh sửa lại nhé.
* Kết thúc: Cho trẻ hát và vận động bài bài: “Em
tập lái ô tô. -Cả lớp hát
ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
1. Tình trạng sức khoẻ:
2. Thái độ, trạng thái cảm xúc, hành vi của trẻ:
3. Kiến thức và kỹ năng của trẻ:

You might also like