Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

Họ tên: Từ Thị Gia Minh

Lớp: YF45
Mã số sinh viên: 1953010354
Bài tự học:
“SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DÒNG TẾ BÀO MÁU”
Câu 1: Tế bào gốc máu cuống rốn là gì?
Tế bào gốc máu cuống rốn là những tế bào gốc có nguồn gốc từ máu cuống rốn hay
còn gọi là máu dây rốn hay máu bánh nhau. Máu chảy trong tuần hoàn máu thai nhi và
cung cấp chất dinh dưỡng cho bào thai đang phát triển trong tử cung người mẹ, là phần
máu còn lại trong dây rốn và bánh nhau khi sản phụ sinh em bé.
Câu 2: Nêu lợi ích của tế bào gốc máu cuống rốn.
- Máu cuống rốn là nguồn cung cấp tế bào gốc sẵn có dồi dào (do số lượng sản phụ
sinh con đông), có thể thu thập dễ dàng mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe sản phụ
và bé sơ sinh và có thể dùng ghép lại cho chính bà mẹ và đứa bé nếu sau này mắc bệnh.
- Việc thu thập và lưu giữ tế bào gốc máu cuống rốn không vi phạm đạo đức.
- Tế bào gốc máu cuống rốn có tính sinh miễn dịch thấp nên dễ được cơ thể khác gen
chấp nhận khi ghép khác gen.
- Các đơn vị tế bào gốc máu cuống rốn được bảo quản đông lạnh lâu dài trong Ngân
hàng máu cuống rốn, luôn sẵn sàng có thể sử dụng được khi có yêu cầu, đặc biệt trong
những trường hợp bệnh nhân trong tình trạng bệnh không ổn định, không thể chờ đợi
để tìm người cho tế bào gốc tủy xương hoặc ngoại vi có HLA phù hợp.
- So với tế bào gốc tủy xương được thu thập tươi có thời gian sống giới hạn, cần phải
có sự phối hợp làm việc đồng bộ giữa các bộ phận thu thập, khâu vận chuyển sản phẩm
ghép và ê kíp ghép tủy, máu cuống rốn bảo quản đông lạnh có thể dễ dàng vận chuyển
và giải đông để sử dụng.
Câu 3: Ghép tế bào gốc máu cuống rốn có thể được chỉ định trong các bệnh lý nào?
Cho đến nay, trên 70 bệnh lý được điều trị bằng phương pháp ghép tế bào gốc MCR.
Một số bệnh lý thường được chỉ định ghép tế bào gốc MCR:
- Bạch cầu cấp dòng lymphô
- Bạch cầu cấp dòng tủy
- bạch cầu mạn dòng tủy.
- Hội chứng loạn sinh tủy
- Suy giảm miễn dịch kết hợp trầm trọng
- Thiếu máu Fanconi
- Suy tủy nặng
- Lymphoma non-Hodgkin
- Bệnh beta thalassemie
- suy tủy dòng hồng cầu
- Thiếu máu hồng cầu liềm.
Những nghiên cứu gần đây cũng đã cho biết tế bào gốc hệ tạo máu có thể biệt hóa thành
những tế bào của những mô khác: Cơ (cơ vân, cơ tim), tế bào não, tế bào gan, tế bào
da, tế bào phổi, tế bào thận, tế bào ruột và tế bào tuyến tụy. Vì thế, có nhiều hứa hẹn
điều trị được nhiều bệnh lý ngoài huyết học khác trong tương lai. Trong đó, có bốn
bệnh lý được nghiên cứu ứng dụng điều trị gần đây nhất là:
- Tổn thương não
- Tiểu đường típ 1
- Tim mạch
- Tổn thương tủy sống.
Tế bào gốc hệ tạo máu trong máu cuống rốn cũng đang được nghiên cứu điều trị cho
những bệnh nhân ung thư tạng đặc như: Ung thư tinh hoàn, ung thư nguyên bào thần
kinh đã cho những kết quả bước đầu khả quan.
Nhiều nghiên cứu cũng được tiến hành trong việc ứng dụng điều trị ung thư vú và ung
thư buồng trứng ở phụ nữ, carcinoma ở thận, ung thư tế bào nhỏ ở phổi,…
Nhìn chung, ngoài những bệnh lý ác tính, tế bào gốc hệ tạo máu cuống rốn điều trị hiệu
quả những bệnh lý mắc phải hoặc bẩm sinh khác nữa, ví dụ: Thiếu máu bất sản nặng,
thalassemia, amyloidosis,…

You might also like