Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

VẬT LÝ 11 ĐỊNH LUẬT COULOMB

ĐỊNH LUẬT COULOMB

1. Hai điện tích điểm dương q1 và q2 có cùng độ lớn điện tích là 8.10-7C được đặt trong không khí cách nhau 10cm.
a) Hãy xác định lực tương tác giữa hai điện tích đó.
b) Đặt hai điện tích đó vào trong môi trường có hằng số điện môi là = 2 thì lực tương tác giữa chúng sẽ thay đổi
thế nào ? Để lực tương tác giữa chúng là không đổi (bằng lực tương tác khi đặt trong không khí) thì khoảng cách giữa
chúng khi đặt trong môi trường có hằng số điện môi = 2 là bao nhiêu ?

2. Tính lực điện giữa 2 quả cầu kim loại nhỏ tích điện q1= 8.10-8C, q2= 2.10-8C đặt cách nhau 20cm trong không
khí? Cho hai quả cầu tiếp xúc rồi đặt trong chất điện môi = 2 thì chúng đẩy nhau 1 lực F= 1,25.10-4N. Tính
khoảng cách giữa chúng?

3. Hai quả cầu nhỏ giống nhau bằng kim loại có điện tích lần lượt là q1 = 8.10-8C, q2 = 1,2.10-7C đặt tại A và B cách
nhau một khoảng 3cm trong không khí.
a) Xác định lực tương tác Culông giữa hai quả cầu.
b) Cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau, tìm điện tích của mỗi quả cầu.

4. Hai điện tích điểm như nhau đặt trong chân không cách nhau một đoạn 4 cm, lực đẩy tĩnh điện giữa chúng là 10-5
N.
a) Tìm độ lớn mỗi điện tích.
b) Tìm khoảng cách giữa chúng để lực đẩy tĩnh điện giữa chúng là 2,5.10-6 N.

5. Hai điện tích điểm q1= -6.10-7C và q2 lần lượt đặt tại A, B trong chân không với AB= 6cm đẩy nhau bởi một lực
có độ lớn F= 0,9N. Tìm q2.

6. Mỗi prôtôn có khối lượng m= 1,67.10-27 kg, điện tích q= 1,6.10-19C. Hỏi lực đẩy giữa hai prôtôn lớn hơn lực hấp
dẫn giữa chúng bao nhiêu lần?

7. Hai vật nhỏ giống nhau, mỗi vật thừa 1 electron. Tìm khối lượng mỗi vật để lực tĩnh điện bằng lực hấp dẫn.

8. Hai vật nhỏ đặt trong không khí cách nhau một đoạn 1m, đẩy nhau một lực F= 1,8 N. Điện tích tổng cộng của hai
vật là 3.10-5 C. Tìm điện tích của mỗi vật.

9. Cho hai điện tích q1 và q2 đặt cách nhau một khoảng r= 30 cm trong không khí, lực tác dụng giữa chúng là F.
Nếu đặt chúng trong dầu thì lực này yếu đi 2,25 lần. Vậy cần dịch chuyển chúng lại một khoảng bằng bao nhiêu
để lực tương tác giữa chúng vẫn bằng F?

10. Hai quả cầu nhỏ, giống nhau, bằng kim loại. Quả cầu A mang điện tích 4,50 μC; quả cầu B mang điện tích – 2,40
μC. Cho chúng tiếp xúc nhau rồi đưa chúng ra cách nhau 1,56 cm. Tính lực tương tác điện giữa chúng.

11. Hai quả cầu nhỏ bằng kim loại giống hệt nhau, mang điện tích như nhau q đặt cách nhau một khoảng R, chúng
đẩy nhau một lực có độ lớn 6,4 N. Sau khi cho chúng tiếp xúc nhau rồi tách ra một khoảng 2R thì chúng đẩy
nhau một lực bao nhiêu?

12. Hai quả cầu kim loại giống nhau, được tích điện 3.10-5 C và 2.10-5 C. Cho hai quả cầu tiếp xúc nhau rồi đặt cách
nhau một khoảng 1m. Lực điện tác dụng lên mỗi quả cầu có độ lớn là bao nhiêu?

13. Hai hòn bi bằng kim loại giống nhau, hòn bi này có độ lớn điện tích bằng 5 lần hòn bi kia. Cho xê dịch hai hòn bi
chạm nhau rồi đặt chúng lại vị trí cũ. Độ lớn của lực tương tác biến đổi thế nào nếu điện tích của chúng:
a) cùng dấu.
b) trái dấu.

14. Hai hòn bi bằng kim loại giống nhau có điện tích cùng dấu q và 4q ở cách nhau một khoảng 20cm. Sau khi cho
hai hòn bi tiếp xúc nhau, để cho lực tương tác giữa chúng không thay đổi, ta phải đặt chúng cách một khoảng r.
Tìm r.

15. Hai điện tích điểm q1 và q2 đặt tại A và B cách nhau 12cm trong không khí thì đẩy nhau bằng một lực F= 10N.
Cho điện tích tổng cộng của chúng là 10.10-6 C và q1> q2. Tính độ lớn của mỗi điện tích.

16. Hai quả cầu nhỏ đặt cách nhau 20cm trong chân không thì lực hút giữa chúng là F= 4,5.10-4 N. Điện tích tổng
cộng của chúng là -10-8C. Tính q1 , q2 (biết q1 > 0)

1
VẬT LÝ 11 ĐỊNH LUẬT COULOMB

17. Hai điện tích q1 và q2 đặt tại A, B cách nhau 30 cm trong không khí, chúng hút nhau với một lực F= 1,2 N. biết q1
+ q2 = -4.10-6 C và |q1| < |q2|. Tính q1 và q2

18. Hai quả cầu kim loại nhỏ như nhau mang các điện tích q1 và q2 đặt trong không khí cách nhau 2 cm, đẩy nhau
bằng một lực 2,7.10-4 N. Cho hai quả cầu tiếp xúc nhau rồi lại đưa về vị trí cũ, chúng đẩy nhau bằng một lực
3,6.10-4 N. Tính q1, q2 ?

19. Hai qủa cầu nhỏ đặt cách nhau 20cm trong điện môi có   2 thì lực hút giữa chúng là 4,5.10-4 N. Điện tích tổng
cộng của chúng là -10-8C .
a) Tính q1, q2 (Biết quả cầu 1 mang điện tích dương). Mỗi quả cầu thừa hay thiếu bao nhiêu electron?
b) Cho hai quả cầu tiếp xúc, sau đó đặt lại vị trí cũ. Hỏi electron đã di chuyển từ quả cầu nào sang quả cầu nào
khi cho tiếp xúc? Tính số electron đã di chuyển và lực tương tác giữa hai quả cầu khi đặt lại vị trí cũ

20. Electron quay quanh hạt nhân nguyên tử Hiđrô theo quỹ đạo tròn với bán kính R= 5.10-11m
a) Tính độ lớn lực hướng tâm đặt lên mỗi elcctron.
b) Tính vận tốc và tần số chuyển động của electron. Coi electron và hạt nhân nguyên tử Hiđrô tương tác theo
định luật tĩnh điện.

21. Có hai giọt nước giống nhau, mỗi giọt có thừa 1 electron. Cho rằng giọt nước hình cầu và lực đẩy Cu-lông cân
bằng với lực hấp dẫn giữa chúng. Tính bán kính R của mỗi giọt nước?

22. Cho 2 điện tích q1, q2> 0 đặt tại A, B cách nhau 1 m. Chúng đẩy nhau một lực F= 81.10-9(N). Tìm q1, q2 để khi
cho tiếp xúc rồi đưa về vị trí cũ lực tương tác của chúng đạt giá trị nhỏ nhất.

23. Cho hai quả cầu nhỏ trung hòa điện, đặt các nhau 30 cm trong không khi. Giả sử có 3.1012 electron chuyển từ quả
này sang quả kia thì chúng tương tác với nhau như thế nào, tính lực tương tác tĩnh điện khi đó. Cho qe= -1,6.10-19
C

24. Hai điện tích q1, q2 đặt cách nhau 30cm trong chân không thì lực tương tác giữa chúng có độ lớn F. Nếu đặt 2
điện tích vào trong rượu cùng khoảng cách thì lực tương tác có độ lớn F’ nhỏ hơn F 27 lần
a) Tính hằng số điện môi của rượu
b) Để lực tương tác của 2 điện tích trong rượu vẫn có độ lớn là F thì ta phải di chuyển 2 điện tích lại gần nhau 1
đoạn x. tìm x?

25. Hai quả cầu nhỏ bằng kim loại mang điện tích lần lượt q1 =  2,4.10-9C và q2 = 8.10-9C. Khi đặt trong không khí
cách nhau một khoảng r thì chúng hút nhau một lực có độ lớn 1,6.10-2 N . Cho chúng tiếp xúc nhau rồi sau đó tách
ra một khoảng r/2. Hỏi chúng sẽ hút hay đẩy nhau một lực bằng bao nhiêu? Biết trong lúc tiếp xúc có 2.1010
chuyển động từ quả cầu 1 sang quả cầu 2 và điện tích của electron là qe =  1,6.10-19C .

26. Một mô hình về cấu tạo của nguyên tử Hiđrô được đề ra vào đầu thế kỷ 20 như sau: nguyên tử gồm hạt nhân là
một proton mang điện tích +e và một electron mang điện tích –e chuyển động tròn đều quanh hạt nhân do lực hút
tĩnh điện. Bán kính quỹ đạo của electron r0 = 5.10-11m. Khối lượng của electron me = 9,1.10-31kg. Khối lượng của
proton lớn hơn rất nhiều so với khối lượng của electron. Cho biết e = 1,6.10-19 C. Hãy tìm tốc độ dài và tốc độ
góc của electron trong mô hình này.

TRẮC NGHIỆM

27. Hai hạt bụi trong không khí, mỗi hạt chứa 5.108 electron cách nhau 2 cm. Lực đẩy tĩnh điện giữa hai hạt bằng
A. 1,44.10-5 N B. 1,44.10-6 N C. 1,44.10-7 N D. 1,44.10-9 N.

28. Lực hút tĩnh điện giữa hai điện tích là 2.10-6 N. Khi đưa chúng xa nhau thêm 2 cm thì lực hút là 5.10-7 N. Khoảng
cách ban đầu giữa chúng là
A. 1 cm. B. 2 cm. C. 3 cm. D. 4 cm.

29. Hai điện tích điểm được đặt cố định và cách điện trong một bình không khí thì đẩy nhau một lực là 42N. Nếu đổ
đầy dầu hỏa có hằng số điện môi 2,1 vào bình thì hai điện tích đó sẽ:
A. Hút nhau một lực bằng 20N B. Hút nhau một lực bằng 10N
C. Đẩy nhau một lực bằng 20N D. Đẩy nhau một lực bằng 10N

30. Hai điện tích điểm đứng yên trong không khí cách nhau một khoảng r tác dụng lên nhau lực có độ lớn bằng F.
Khi đưa chúng vào trong dầu hoả có hằng số điện môi  = 2 và giảm khoảng cách giữa chúng còn r/3 thì độ lớn
của lực tương tác giữa chúng là

2
VẬT LÝ 11 ĐỊNH LUẬT COULOMB

A. 18F. B. 1,5F. C. 6F. D. 4,5F.

31. Hai điện tích q1= q, q2 = -3q đặt cách nhau một khoảng r. Nếu điện tích q1 tác dụng lên điện tích q2 có độ lớn là F
thì lực tác dụng của điện tích q2 lên q1 có độ lớn là
A. F. B. 3F. C. 1,5F. D. 6F.

32. Lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm đứng yên đặt cách nhau một khoảng 4 cm là F. Nếu để chúng
cách nhau 1 cm thì lực tương tác giữa chúng là
A. 4F. B. 0,25F. C. 16F. D. 0,5F.

33. Hai quả cầu nhỏ có kích thước giống nhau tích các điện tích là q1= 8.10-6 C và q2= -2.10-6 C. Cho hai quả cầu tiếp
xúc với nhau rồi đặt chúng cách nhau trong không khí cách nhau 10 cm thì lực tương tác giữa chúng có độ lớn là
A. 4,5 N. B. 8,1 N. C. 0.0045 N. D. 81.10-5 N.

34. Lực tương tác giữa hai điện tích q1= q2= -3.10-9 C khi đặt cách nhau 10 cm trong không khí là
A. 8,1.10-10 N. B. 8,1.10-6 N. C. 2,7.10-10 N. D. 2,7.10-6 N.

35. Tính lực tương tác điện giữa một electron và một prôtôn khi chúng đặt cách nhau 2.10-9cm:
A. 9.10-7N B. 6,6.10-7N C. 5,76.10-7N D. 0,85.10-7N

36. Hai quả cầu nhỏ mang điện tích q1 = -3.10-9 C và q2 = 6.10-9C hút nhau bằng lực 8.10-6N .Nếu cho chúng chạm
vào nhau rồi đưa trở về vị trí ban đầu thì chúng :
A. hút nhau bằng lực 10-6N B. đẩy nhau bằng lực 10-6N
C. không tương tác nhau D. hút nhau bằng lực 2.10-6N

37. Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng 4 cm thì đẩy nhau một lực là 9.10-5 N.
Để lực đẩy giữa chúng là 1,6.10-4 N thì khoảng cách giữa chúng là
A. 1 cm. B. 2 cm. C. 3 cm. D. 4 cm.

38. Hai điện tích điểm đặt trong không khí cách nhau 12cm, lực tương tác giữa chúng bằng 10N. Đặt chúng vào
trong dầu cách nhau 8cm thì lực tương tác giữa chúng vẫn bằng 10N. Hằng số điện môi của dầu là:
A. 1,51 B. 2,01 C. 3,41 D. 2,25

39. Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng 2cm thì lực đẩy giữa chúng là 1,6.10-
4
N. Khoảng cách giữa chúng bằng bao nhiêu để lực tương tác giữa chúng là 2,5.10-4N, tìm độ lớn các điện tích
đó:
A. 2,67.10-9C; 1,6cm B. 4,35.10-9C; 6cm C. 1,94.10-9C; 1,6cm D. 2,67.10-9C; 2,56cm

40. Cho hai quả cầu nhỏ trung hòa điện cách nhau 40cm. Giả sử bằng cách nào đó có 4.1012 electron từ quả cầu này
di chuyển sang quả cầu kia. Khi đó chúng hút hay đẩy nhau? Tính độ lớn lực tương tác đó
A. Hút nhau F= 23mN B. Hút nhau F= 13mN C. Đẩy nhau F= 13mN D. Đẩy nhau F= 23mN

41. Hai quả cầu nhỏ giống nhau, có điện tích q1 và q2 khác nhau ở khoảng cách R đẩy nhau với lực F0. Sau khi chúng
tiếp xúc, đặt lại ở khoảng cách R chúng sẽ
A. hút nhau với F < F0. B. hút nhau với F > F0. C. đẩy nhau với F < F0. D. đẩy nhau với F > F0.

42. Hai quả cầu có cùng kích thước và cùng khối lượng, tích các điện lượng q1= 4.10-11C, q2= 10-11C đặt trong không
khí, cách nhau một khoảng lớn hơn bán kính của chúng rất nhiều. Nếu lực hấp dẫn giữa chúng có độ lớn bằng lực
đẩy tĩnh điện thì khối lượng của mỗi quả cầu bằng
A. 0,23 kg. B. 0,46 kg. C. 2,3 kg. D. 4,6 kg.

43. Hai viên bi sắt kích thước nhỏ, mang các điện tích q1 và q2, đặt cách nhau một khoảng r. Sau đó các viên bi được
phóng điện sao cho điện tích các viên bi chỉ còn một nữa điện tích lúc đầu, đồng thời đưa chúng đến cách nhau
một khoảng 0,25r thì lực tương tác giữa chúng tăng lên
A. 2 lần. B. 4 lần. C. 6 lần. D. 8 lần.

44. Hai điện tích điểm q1= 3.10-6C và q2= -3.10-6C đặt cách nhau 3 cm trong một điện môi đồng chất có = 2. Lực
tương tác giữa hai điện tích là:
A. 30 N. B. 60 N .C. 90 N. D. 45 N

45. Hai quả cầu nhỏ có điện tích 10-7 C và 4.10-7C đẩy nhau một lực 0,1N trong chân không. Khoảng cách giữa
chúng là:
A. 3,6mm B. 6cm C. 6mm D. 3,6cm

3
VẬT LÝ 11 ĐỊNH LUẬT COULOMB

46. Trong 22,4 lít khí Hyđrô ở 00C, áp suất 1atm thì có 12,04.1023 nguyên tử Hyđrô. Mỗi nguyên tử Hyđrô gồm 2 hạt
mang điện là prôtôn và electron. Tính tổng độ lớn các điện tích dương và tổng độ lớn các điện tích âm trong một
cm3 khí Hyđrô:
A. Q+ = Q- = 3,6C B. Q+ = Q- = 5,6C C. Q+ = Q- = 6,6C D. Q+ = Q- = 8,6C

47. Tính lực tương tác điện, lực hấp dẫn giữa electron và hạt nhân trong nguyên tử Hyđrô, biết khoảng cách giữa
chúng là 5.10-9cm, khối lượng hạt nhân bằng 1836 lần khối lượng electron
A. Fđ= 7,2.10-8 N, Fh= 34.10-51N B. Fđ= 9,2.10-8 N, Fh= 36.10-51N
-8 -51
C. Fđ= 9,2.10 N, Fh= 41.10 N D. Fđ= 10,2.10-8 N, Fh= 51.10-51N

48. Hai điện tích điểm cách nhau một khoảng 2cm đẩy nhau một lực 1N. Tổng điện tích của hai vật bằng 5.10-5C.
Tính điện tích của mỗi vật:
A. q1= 2,6.10-5 C; q2= 2,4.10-5 C B. q1= 1,6.10-5 C; q2= 3,4.10-5 C
-5 -5
C. q1= 4,6.10 C; q2= 0,4.10 C D. q1= 3.10-5 C; q2= 2.10-5 C

49. Hai điện tích dương q1= q và q2= 4q đạt tại hai điểm A, B trong không khí cách nhau 12 cm. Gọi M là điểm tại
đó, lực tổng hợp tác dụng lên điện tích q0 bằng 0. Điểm M cách q1 một khoảng
A. 8 cm. B. 6 cm. C. 4 cm. D. 3 cm.

50. Hai quả cầu nhỏ mang điện tích q1 = 2.10-9 C và q2 = 4.10-9C. Cho chúng chạm vào nhau rồi tách ra sau đó đặt
một quả cầu cách quả cầu thứ ba mang điện tích q3 = 3.10-9C một khoảng 3cm thì lực tác dụng lên q3 là
A. 9.10-5N B. 18.10-5N C. 4,5.10-5N D. 9.10-7N

51. Hai quả cầu A và B giống nhau ,quả cầu A mang điện tích q, quả cầu B không mang điện. Cho A tiếp xúc B sau
đó tách chúng ra và đặt A cách quả cầu C mang điện tich -2.10-9C một đoạn 3cm thì chúng hút nhau bằng lực
6.10-5N. Điện tích q của quả cầu A lúc đầu là:
A. 4.10-9C B. 6.10-9C C. 5.10-9C D. 2.10-9C

52. Hai điện tích điểm đặt trong không khí, cách nhau khoảng R = 20cm. Lực tương tác tĩnh điện giữa chúng có một
giá trị nào đó. Khi đặt trong dầu, ở cùng khoảng cách, lực tương tác tĩnh điện giữa chúng giảm đi 4 lần. Để lực
tương tác giữa chúng bằng lực tương tác ban đầu trong hkông khí, phải đặt chúng trong dầu một khoảng bao
nhiêu ?
A. 5cm B. 10cm C. 15cm D. 20cm

CÔNG – CÔNG SUẤT – ĐỊNH LUẬT JUN - LENXO

53. Một bóng đèn ghi 120V – 60W được đặt vào hiệu điện thế 100V. Tính:
a) Điện trở của đèn và cho biết độ sáng đèn.
b) Tiền điện phải trả cho việc sử dụng bóng đèn này trong 30 ngày, mỗi ngày12 giờ. Cho rằng giá tiền điện là
1500đ/KWh.

54. Cho R1= 6,R2= 4, mắc nối tiếp với nhau và mắc vào hiệu điện thế 20V.
a) Tính cường độ dòng điện qua các điện trở và hiệu điện thế hai đầu mỗi điện trở?
b) Tính công suất tỏa nhiệt trên mỗi điện trở và đoạn mạch?
c) Tính nhiệt lượng tỏa ra trên R2 trong 10 phút?

55. Một bếp điện có công suất tiêu thụ bằng 1000W được dùng ở mạng điện 110V.
a) Nếu dây cắm có điện trở r = 0,5 thì điện trở của bếp R bằng bao nhiêu?
b) Nếu dùng bếp liên tục trong 30 phút thì điện năng tiêu thụ bằng bao nhiêu?

56. Trên nhãn của một ấm điện có ghi 220V-1000W.


a) Cho biết ý nghĩa của các số ghi trên.
b) Tính điện trở của ấm điện.
c) Sử dụng ấm điện với hiệu điện thế 220V để đun sôi 2 lít nước từ nhiệt độ 250C. Tính thời gian đun nước, biết
hiệu suất của ấm là 90% và nhiệt dung riêng của nước là 4190J/(Kg.K).

57. Mạng điện trong một ngôi nhà có 4 bóng đèn loại 220V – 50W và 2 bóng đèn 220V – 100W. Mỗi ngày các bóng
đèn được sử dụng thắp sáng trung bình 5 giờ. Đèn sáng bình thường.
a) Tính điện năng tiêu thụ của nhà đó trong một tháng 30 ngày.
b) Tính số tiền điện nhà đó phải trả trong một tháng trên. Biết giá 1kWh là 700 đồng.

4
VẬT LÝ 11 ĐỊNH LUẬT COULOMB

58. Một nhà có một bàn là loại 220V – 1000W, và một máy bơm nước loại 220 – 500W. Trung bình mỗi ngày nhà
đó dùng bàn để là quần áo trong thời gian 2 giờ, bơm nước để dùng, tưới trong thời gian 5 giờ.
a) Tính điện năng tiêu thụ bàn là, máy bơm nước của nhà đó trong một tháng 30 ngày.
b) Tính số tiền điện nhà đó phải trả khi sữ dụng hai thiết bị trên trong một tháng. Biết giá 1kWh là 700 đồng.

59. Một bếp điện được sử dụng dưới hiệu điện thế 220V, có công suất P= 600W được dùng để đun sôi 2l nước. Từ
200C. Hiệu suất bếp là 80%.
a) Tính thời gian đun nước, điện năng tiêu thụ ra kWh?
b) Dây bếp có đường kính d= 0,2mm, ρ= 4.10-7Ωm được quấn trên ống sứ hình trụ có đường kính d2= 2cm. Tính
số vòng dây?

60. Một bếp điện có hiệu suất H = 70% dùng để đun sôi 2l nước ở nhiệt độ 20oC trong một ấm nhôm có khối lượng
m= 0,5kg thì sau 15 phút nước sôi, Cho biết nhiệt dung riêng của nước là c1 = 4,28kJ/kg.K, nhiệt dung riêng của
nhôm là c2 = 920J/kg.K và hiệu điện thế đặt vào bếp là 220V. Hãy tính nhiệt lượng cần thiết cung cấp cho ấm và
dòng điện chạy qua bếp?

61. Dùng bếp điện để đun nước trong ấm. Nếu nối bếp với hiệu điện thế U1= 120V thời gian nước sôi là t1= 10 phút
còn nếu U2= 100V thì t2= 15phút. Hỏi nếu dùng U3= 80V thì thời gian nước sôi là bao nhiêu? Biết rằng nhiệt
lượng hao phí trong khi đun nước tỉ lệ thuận với thời gian đun nước.

62. Có hai điện trở R1= 2Ω và R2= 8Ω. Khi mắc hai điện trở này nối tiếp nhau rồi mắc vào nguồn điện có hiệu điện
thế U thì công suất tỏa trên cả đoạn mạch là 3,6W. Khi mắc hai điện trở đó song song nhau rồi mắc vào nguồn
điện trên thì công suất tỏa trên cả đoạn mạch là bao nhiêu?

63. Có hai điện trở mắc giữa hai điểm có hiệu điện thế 12V. Khi R1 nối tiếp R2 thì công suất của mạch là 4W. Khi R1
mắc song song R2 thì công suất mạch là 18W. Hãy xác định R1 và R2?

64. Ba điện trở giống nhau được mắc như sau R3 nt (R1//R2), nếu công suất tiêu thụ trên điện trở (1) là 3W thì công
suất toàn mạch là bao nhiêu?

65. Ba điện trở có trị số R, 2R, 3R mắc như sau R3 nt (R1//R2). Nếu công suất của điện trở (1) là 8W thì công suất
của điện trở (3) là bao nhiêu ?

66. (PN HK2016) Ba điện trở R1, R2, R3 mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế U = 12(V). Biết R1  2() và công suất
tỏa nhiệt trên các điện trở bằng nhau. Tìm R2, R3 và điện năng mạch tiêu thụ trong 2 giờ.

67. Điện trở R mắc vào hiệu điện thế U= 160V không đổi, tiêu thụ công suất P= 320W.
a) Tính R và cương độ dòng điện qua R.
b) Thay R bằng hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp, R1= 10Ω. Khi này công suất tiêu thụ của R2 là P2= 320W.
Tính cường độ qua R2 và giá trị của R2. Biết R2 chịu được dòng điện không quá 10A.

68. (TB-HK 2011) Bàn ủi loại (220V- 1000W) và bóng đèn (220V – 40W) cả hai đều được sử dụng với mạng điện
220V.
a. Tìm nhiệt lượng tỏa ra bởi bàn ủi trong 30 phút theo đơn vị Jun và kWh
b. Tính tiền điện phải trả cho việc sử dụng bàn ủi và bóng đèn trong 30 ngày, mỗi ngày ủi đồ 30 phút và thắp
sáng 6 giờ. Cho rằng tiền điện 1500 đ/kWh.

69. NTD HK2016: Một gia đình sử dụng máy lạnh (220V – 1,5 Hp), mỗi ngày sử dụng liên tục 2 giờ. Tính điện
năng tiêu thụ trong 1 ngày và tiền điện phải trả trong 1 tháng (30 ngày) của máy lạnh trên. Máy lạnh này sử dụng
đúng hiệu điện thế định mức. Biết 1Hp= 746W và giá tiền điện là 2.500 đ/ KWh.

70. (BTX – HK 2014) Một ấm đồng có khối lượng m1  200 g chứa 500g nước ở 120 C được đặt lên một bếp điện.
Điện trở của bếp R= 24Ω; bếp điện được sử dụng ở hiệu điện thế định mức 120V. Sau thời gian 5 phút người ta
thấy nhiệt độ nước tăng đến 600 C . Tính hiệu suất của bếp. Cho biết nhiệt dung riêng của nước và đồng lần lượt
là Cn  4200J / kg. độ, Cd  380J / kg. độ.

71. (TP – HK 2017-18) Người ta sử dụng hai điện trở R1 và R2 mắc vào hiệu điện thế U để nấu nước. Nếu chỉ dùng
điện trở R1 thì thời gian nấu sôi nước là 10 phút, nếu chỉ dùng điện trở R2 thì thời gian nấu sôi nước là 20 phút.
Biết R1= 10Ω. Tính R2 và thời gian nấu sôi nước nếu dùng cả hai điện trở ghép nối tiếp nhau vào cùng hiệu điện
thế U.

72. (ND-HK 2011) Một phòng học ở Nguyễn Du gồm 16 bóng đèn loại (220V – 40W), 4 quạt loại 60W và 2 máy
lạnh mỗi máy 1,5 kW. Giả sử mỗi ngày các thiết bị hoạt động liên tục trong 8,5h. Tính điện năng tiêu thụ của
5
VẬT LÝ 11 ĐỊNH LUẬT COULOMB

phòng học này trong 1 tháng (30 ngày) tính ra (kW.h)

73. (ND-HK 2011) Một phòng học ở Nguyễn Du gồm 16 bóng đèn loại (220V – 40W), 6 quạt loại 60W và 2 máy
lạnh mỗi máy 1,5 kW. Giả sử mỗi ngày các thiết bị hoạt động liên tục trong 7,5h.
a/ Tính điện năng tiêu thụ của phòng học này (tính ra kW.h) trong 1 tháng (30 ngày).
b/ Tiền điện tiêu tốn trong một tháng (30 ngày) cho phòng học này là bao nhiêu? Biết 1 kWh điện giá 1500đ.

74. MC HK2016: Để hưởng ứng giờ trái đất 2015 diễn ra tại 62 tỉnh thành trên cả nước cùng khẩu hiệu “Tiết kiệm
năng lượng - Ứng phó biến đổi khí hậu”. Một gia đình đã tắt toàn bộ 18 bóng đèn huỳnh quang loại 15W từ
20h30 đến 21h30 ngày 28/3/2015 và xuyên suốt các ngày trong năm. Hỏi sau một năm (365 ngày) gia đình này
sẽ tiết kiệm được bao nhiêu tiền điện từ việc làm trên? Biết giá tiền điện trung bình là 1786 đồng/kWh.

75. TB HK2016: Trường học có 38 phòng học được trang bị giống nhau. Mỗi phòng gồm 8 bóng đèn có cùng công
suất 40W và 4 quạt điện cùng công suất 80W. Để tiết kiệm điện năng trong các giờ ra chơi các đèn và quạt được
tắt. Cho mỗi ngày tổng thời gian tắt là 1h. Gía 1 Kwh điện là 2000 đồng. Hỏi mỗi ngày cả trường tiết kiệm được
bao nhiêu tiền điện?

76. NCT HK2016 Một hộ gia đình sử dụng các thiết bị điện như sau: 2 máy lạnh (220V-800W) sử dụng
4h/ngày/máy, 4 quạt (220V-45W) sử dụng 5h/ngày/quạt, 6 đèn (220V-25W) sử dụng 8h/ngày/đèn, 1 tivi (220V-
700W) sử dụng 6h/ngày.
a) Tính điện năng tiêu thụ của các thiết bị trên trong 1 tháng (30 ngày).
b) Tính tiền điện phải trả trong tháng, biết giá điện được tính như sau: giá 1000đ/kWh cho 99 số đầu tiên. Kể từ
số 100 trở đi: cứ 100 số thì giá điện tăng 20%.

77. MC HK1819 Một hộ gia đình mỗi ngày trung bình dùng một nồi cơm điện công suất 600W trong vòng 1 giờ, 6
bóng đèn LED loại 50W trong vòng 5 giờ và 2 quạt hơi nước có công suất 150W trong vòng 10 giờ thì trong một
tháng (30 ngày) gia đình này phải trả bao nhiêu tiền điện? Biết giá bán điện áp dụng cho hộ gia đình sinh hoạt
như sau:
Bậc 1: Cho kWh từ 0 – 50 1.549 đồng
Bậc 2: Cho kWh từ 51 – 100 1.600 đồng
Bậc 3: Cho kWh từ 101 – 200 1.858 đồng

78. LHP – HK1819 Căn hộ chung cư Lương Định Của (quận 2) sử dụng các thiết bị điện trong sinh hoạt hàng ngày
như sau:
Thiết bị Số lượng Công suất định mức Thời gian sử dụng trong ngày
Đèn ống 5 40W 6 giờ
Quạt treo tường 2 45W 10 giờ
Máy lạnh 2 1HP (≈ 736W) 5 giờ
a) Cho rằng khi sử dụng các thiết bị đều hoạt động đúng công suất. tính điện năng sử dụng trong một tháng (30
ngày) theo kWh của hộ dân này.
Giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc thang
Bậc 1: Cho kWh từ 0 – 50 1.484 đồng
Bậc 2: Cho kWh từ 51 – 100 1.533 đồng
Bậc 3: Cho kWh từ 101 – 200 1.786 đồng
Bậc 4: Cho kWh từ 201 – 300 2.242 đồng
b) Căn cứ theo bảng giá bán lẻ điện sinh hoạt (theo Quyết định số 2256/QĐ-BCT ngày 12/03/2015), hãy tính tiền
điện mà hộ chung cư này phải trả cho một tháng.

79. PN – HK1819 Một mạch điện được mắc R1 nt (R2 // R3) với R1 = R; R2 = 2R; R3 = 4R. Cho công suất tiêu thụ
trên R1 là 9W. Tìm công suất tiêu thụ trên R3.

80. TP – HK1819 Một Đặt vào 2 đầu điện trở R1 hiệu điện thế 100V và công suất tiêu thụ của R1 là 500W. Nếu đặt
hiệu điện thế trên vào 2 đầu của điện trở R2 thì công suất tiêu thụ của R2 là 250W. Hỏi khi đặt hiệu điện thế trên
vào 2 đầu đoạn mạch gồm R1 và R2 mắc nối tiếp thì công suất tiêu thụ của mạch là bao nhiêu?

TRẮC NGHIỆM

81. Có hai điện trở R1 và R2 được mắc theo hai cách. Nếu mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện chạy qua mạch là
0,12A, nếu mắc song song thì cường độ dòng điện trong mạch chính là 0,5A. Hiệu điện thế hai đầu mạch luôn
bằng 12V. Biết R1  R2. Giá trị của R1, R2 là
A. R1= 30; R2= 10 B. R1= 40; R2= 60 C. R1= 10; R2= 30 D. R1= 60; R2= 40

6
VẬT LÝ 11 ĐỊNH LUẬT COULOMB

82. Để bóng đèn 120V – 60W sáng bình thường ở mạng điện có hiệu điện thế 220V người ta mắc nối tiếp nó với
điện trở phụ R. R có giá trị:
A. 120Ω B. 180Ω C. 200Ω D. 240Ω

83. Mắc nối tiếp Đ1(220V – 40W) và Đ2(220V – 100W) vào mạng điện 220V thì tỉ số công suất điện tiêu thụ P1/P2 là
A. 0,4. B. 0,8. C. 1,25. D. 2,5.

84. Cho đoạn mạch AB gồm R1 nối tiếp biến trở Rx. Đặt vào hai đầu AB một hiệu điện thế UAB không đổi. Khi Rx có
giá trị 2Ω hoặc 8Ω thì công suất tiêu thụ trên Rx là như nhau. Khi đó R1 có giá trị nào sau đây ?
A. 4Ω. B. 3Ω. C. 6Ω. D. 2Ω.

85. Ba điện trở bằng nhau R1= R2= R3 nối vào nguồn như sau R1 nt (R2//R3). Công suất tiêu thụ:
A. lớn nhất ở R1 B. nhỏ nhất ở R1
C. bằng nhau ở R1 và bộ hai điện trở mắc song song D. bằng nhau ở R1, R2 và R3

86. Một đoạn mạch có hiệu điện thế không đổi. Khi điện trở của mạch là 100 thì công suất của mạch là 20W. Khi
điều chỉnh điện trở của mạch là 50 thì công suất của mạch là
A. 80W B. 5W C. 10W D. 40W

87. Khi hai điện trở giống nhau mắc song song và mắc vào nguồn điện thì công suất tiêu thụ là 40W. Nếu hai điện
trở này mắc nối tiếp vào nguồn thì công suất tiêu thụ là:
A. 10W B. 80W C. 20W D. 160W

88. Mắc hai điện trở R1= 10Ω, R2= 20Ω vào nguồn có hiệu điện thế U không đổi. So sánh công suất tiêu thụ trên các
điện trở này khi chúng mắc nối tiếp và mắc song song thấy:
A. nối tiếp P1/P2= 0,5; song song P1/P2= 2 B. nối tiếp P1/P2= 1,5; song song P1/P2= 0,75
C. nối tiếp P1/P2= 2; song song P1/P2= 0,5 D. nối tiếp P1/P2= 1; song song P1/P2= 2

89. Một bếp điện gồm hai dây điện trở R1 và R2. Nếu chỉ dùng R1 thì thời gian đun sôi nước là 10 phút, nếu chỉ dùng
R2 thì thời gian đun sôi nước là 20 phút. Hỏi khi dùng R1 nối tiếp R2 thì thời gian đun sôi nước là bao nhiêu:
A. 15 phút B. 20 phút C. 30 phút D. 10phút

90. Một bếp điện gồm hai dây điện trở R1 và R2. Nếu chỉ dùng R1 thì thời gian đun sôi nước là 15 phút, nếu chỉ dùng
R2 thì thời gian đun sôi nước là 30 phút. Hỏi khi dùng R1 song song R2 thì thời gian đun sôi nước là bao nhiêu:
A. 15 phút B. 22,5 phút C. 30 phút D. 10phút

91. Dùng một nguồn có U không đổi để nấu sôi 1 lượng nước xác định. Nếu ta dùng điện trở R1 thì phải mất 10 phút
để nước sôi, nếu dùng điện trở R2 thì phải mất 20 phút, nếu dùng điện trở R3 thì phải mất 30. Hỏi nếu ta dùng R1
nối tiếp R2 rồi mắc cụm R12 song song với R3 để nấu nước thì phải mất thời gian bao lâu để nước sôi?
A. 15phút B. 5,45 phút C. 20 phút D. 60 phút.

92. Ba điện trở bằng nhau R1= R2= R3 mắc như sau (R2//R3) nt R1 vào nguồn điện. Công suất tiêu thụ:
A. lớn nhất ở R1 B. nhỏ nhất ở R1
C. bằng nhau ở R1 và hệ nối tiếp R23 D. bằng nhau ở R1, R2, R3.

93. Cho một đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc song song và mắc vào một hiệu điện thế không đổi. Nếu
giảm trị số của điện trở R2 thì
A. độ sụt thế trên R2 giảm. B. dòng điện qua R1 không thay đổi.
C. dòng điện qua R1 tăng lên. D. công suất tiêu thụ trên R2 giảm.

94. Cho đoạn mạch điện trở 10 Ω, hiệu điện thế 2 đầu mạch là 20 V. Trong 1 phút điện năng tiêu thụ của mạch là:
A. 2,4 kJ. B. 40 J. C. 24 kJ. D. 120 J.

95. Một đoạn mạch xác định trong 1 phút tiêu thụ một điện năng là 2 kJ, trong 2 giờ tiêu thụ điện năng là:
A. 4 kJ. B. 240kJ. C. 120kJ. D. 1000J.

96. Một đoạn mạch tiêu thụ có công suất 100W, trong 20 phút nó tiêu thụ một năng lượng:
A. 2000 J. B. 5J. C. 120 kJ. D. 10kJ.

97. Nhiệt lượng tỏa ra trong 2 phút khi một dòng điện 2A chạy qua một điện trở thuần 100 Ω là:
A. 48kJ. B. 24J. D. 24000kJ. D. 400J.

7
VẬT LÝ 11 ĐỊNH LUẬT COULOMB

98. Trên nhãn một bàn là ghi (220V – 1500W), nếu dung điện ở hiệu điện thế 220V thì trong 10 phút bàn là tiêu thụ
điện năng bao nhiêu:
A. 1,5.104J B. 90KJ C. 1000J D. 900KJ

99. Một bếp điện được sử dụng với hiệu điện thế 220V thì dòng điện có cường độ 4A. Dùng bếp nàythì đun sôi được
2l nước từ nhiệt độ ban đầu 25oC trong thời gian 10 phút. Cho nhiệt dung riêng của nước là c= 4200J/ kg.K-1.
Hiệu suất của bếp là:
A. H= 0,7955 % B . H= 7,955 % C. H= 79,55 % D. Cả 3 câu đều sai

100. Điện lượng chuyển qua 1 dây điện trở đặt trong 1 nhiệt lượng kế là q = 100C. Hiệu điện thế ở 2 đầu dây điện trở
là U= 20V. Nhiệt lượng kế chứa 1 khối lượng nước là m= 0,2kg. Nhiệt dung riêng của nước là c = 4,19.103 J /
kg.độ. Tính độ biến thiên nhiệt độ của nước.
A. t = 2,4o C B. t = 4,2o C C. t = 24o C D. t = 42o C

101. Một lò điện có thể sản ra 1 điện lượng là Q = 24kcal trong thời gian t = 10 phút. Lò điện làm việc dưới hiệu điện
thế U = 36V. Nếu tiết diện của dây điện trở làm bằng Ni- Cr cuốn lò là S= 5.10-7 m2 và điện trở suất = 1,2.10-6
m. Tính chiều dài dây,
A. l = 3,24 m B. l = 2,24 m C. l = 32,4 m D. l = 324 m

102. Một căn phòng sau 1 ngày đêm mất 1 nhiệt lượng Q = 8,7.107 J. Để cho nhiệt lượng đủ giữ cho nhiệt độ trong
phòng không đổi cần 1 lò sưởi làm việc dưới hiệu điện thế U = 120V, dây điện trở của lò có đường kính tiết diện
d= 1mm, điện trở suất = 1,1.10-6 m . Tính chiều dài của dây.
A. 101 m B. 11 m C. 10 m D. 10,1 m

103. Nhiệt độ ban đầu của nước t1 = 20oC. Hiệu suất của 1 bếp điện là H= 70%. Nhiệt dung riêng của nước là c=
4,19.103 J/kg.độ. Nếu sau thời gian t = 2 phút, bếp đun sôi được 2l nước thì công suất bếp điện bằng :
A. P= 88 W B. P= 800 W C. P= 880 W D. P= 80 W

104. Tính hiệu suất của 1 bếp điện nếu sau t = 20 phút nó đun sôi được 2l nước ban đầu ở 20oC. Biết rằng cường độ
dòng điện chạy qua bếp là I= 3A, hiệu điện thế của bếp là U = 220V.
A. H = 75 % B. H = 85 % C. H = 95 % D. H = 65 %

105. Một dây bếp điện bằng hợp kim Ni – Cr co tiết diện S = 0,15mm2 , chiều dài l= 10m. Nếu hiệu điện thế 2 đầu dây
của bếp là U = 220V, hiệu suất của bếp điện H= 80 %, điện trở suất của Ni – Cr là = 1,1.10-6 m thì thời gian
cần thiết để đun sôi được 2l nước ban đầu ở 20oC là :
A. t = 1350 s B. t = 3150 s C. t = 135 s D. t = 315 s

106. Một ống dây dẫn điện bằng đồng chiều dài l = 30m, đường kính ngòai là 12mm, đường kính trong là 10mm,
cường độ dòng điện chạy qua ống là I= 1000A. Để làm nguội ống dây, người ta cho 1 dòng nước chảy qua ống.
Nhiệt độ của dòng nước khi vào và khi ra lần lượt là 10oC và 20oC. Tính khối lượng nước chảy qua trong thời
gian t = 1 giờ:
A. m = 65,3 kg B. m = 63,5 kg C. m = 653 kg D. m = 635 kg

You might also like