bài tập tính toán

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 29

MỤC LỤC

Trang

Chương 1. Biến cố ngẫu nhiên 1

Chương 2. Đại lượng ngẫu nhiên 8

Chương 3. Một số quy luật phân phối xác suất quan trọng 11

Chương 4. Lí thuyết mẫu 16

Chương 5. Ước lượng tham số 18

Chương 6. Kiểm định giả thuyết thống kê 24

1
Chương 1

Biến cố ngẫu nhiên

A. Định nghĩa cổ điển về xác suất


1.1. Trong quyển sách "Phân tích kinh tế các dự án" của Herman gồm 200 trang. Tìm xác suất để
khi mở hú họa ra một trang thì số trang là bội của 6.
1.2. Tại một công ty gồm 80 cán bộ công nhân viên, trong đó có 20 là nữ. Ban giám đốc công ty
quyết định giảm biên chế 5 người. Tìm xác suất để :
a. Không cán bộ nữ nào bị giảm biên chế.

b. Có hai cán bộ nữ bị giảm biên chế.


1.3. Một lô hàng gồm có 40 sản phẩm loại I, 60 sản phẩm loại II, 45 sản phẩm loại III và 5 sản
phẩm hỏng.
a. Lấy hú họa một sản phẩm. Tìm xác suất để sản phẩm đó thuộc loại I hoặc loại II.

b. Lấy ngẫu nhiên hai sản phẩm. Tìm xác suất để 2 sản phẩm đó cùng loại.
1.4. Một người viết 3 lá thư cho 3 người bạn khác nhau, sau khi dán lại cẩn thận người đó mới đề
địa chỉ ra ngoài. Tìm xác suất sao cho có ít nhất hai người nhận nhầm thư của nhau.
1.5. Một em bé xếp chữ, em có 4 chữ cái A, N, O, H. Tìm xác suất để em đó xếp ngẫu nhiên được
chữ OANH.
1.6. Một người gọi điện thoại nhưng quên mất hai chữ số cuối, người đó chỉ nhớ đó là hai chữ số
khác nhau. Tìm xác suất để người đó quay ngẫu nhiên một lần thì được luôn số cần gọi.
1.7. Một lô hàng gồm 10 sản phẩm loại I và 5 sản phẩm loại II. Lấy ngẫu nhiên cùng lúc 3 sản
phẩm. Tìm xác suất sao cho trong 3 sản phẩm lấy ra có cả hai loại sản phẩm.
1.8. Một cỗ bài tú lơ khơ gồm 52 quân. Lấy hú họa ra 3 quân bài. Tìm xác suất sao cho trong 3
quân bài rút ra có:
a. Một quân át, một quân 10, một quân 9.

b. Cả 3 đều là quân át.

c. Ít nhất một quân át.


1.9. Một loại xổ số kiến thiết có cả thảy 15000 vé, trong đó có 1 vé trúng giải 500 nghìn đồng, 3
vé trúng giải 100 nghìn đồng, 6 vé trúng giải 50 nghìn đồng và 200 vé trúng giải 2 nghìn đồng. Một
người mua một vé xổ số loại trên. Tìm xác suất sao cho:
a. Người đó trúng không ít hơn 100 nghìn.

b. Người đó trúng ít nhất 2 nghìn đồng.

1
2

1.10. Một lô hàng gồm 10 sản phẩm loại I, 4 sản phẩm loại II và 3 phế phẩm. Lấy ngẫu nhiên ra
3 sản phẩm. Tìm xác suất để có:
a. Hai sản phẩm loại I.

b. Hai sản phẩm loại I và một sản phẩm loại II.

c. Cả 3 sản phẩm cùng loại.


1.11. Một lô hàng gồm n sản phẩm trong đó có m phế phẩm. Tìm xác suất để khi chọn ngẫu nhiên
k sản phẩm thì có đúng l phế phẩm
(1 ≤ k ≤ n; 0 ≤ l ≤ m; l ≤ k).
1.12. Có hai hộp đựng bút chì:
Hộp I có 6 bút xanh và 4 bút đỏ.
Hộp II có 4 bút xanh và 2 bút đỏ.
Lấy ngẫu nhiên 2 bút từ hộp I bỏ vào hộp II. Tìm xác suất để cả hai hộp có số bút đỏ bằng nhau.
1.13. Một hộp có 9 quả cầu giống hệt nhau, trong đó có 2 quả ghi số 1, 3 quả ghi số 2 và 4 quả
ghi số 3. Lấy ngẫu nhiên ra 3 quả. Tìm xác suất để tổng các số ghi trên 3 quả cầu bằng 5.
1.14. Bộ môn Toán trường ĐHTM cần tuyển 2 cán bộ. Có 8 người nộp đơn, trong đó có 3 nữ và 5
nam. Khả năng để mỗi người được chọn là như nhau. Tìm xác suất để:
a. Hai người nữ được chọn.

b. Một người nam và một người nữ được chọn.


1.15. Trong một lô hàng gồm n sản phẩm tốt và k phế phẩm. Lấy ngẫu nhiên ra l sản phẩm, kiểm
tra thấy đều là phế phẩm (2 ≤ l ≤ k ≤ n). Tìm xác suất sao cho lấy tiếp ngẫu nhiên 2 sản phẩm thì
cả hai sản phẩm đều tốt.
1.16. Gieo đồng thời 2 đồng tiền xu. Tìm xác suất để được một mặt sấp một mặt ngửa.
1.17. Gieo đồng thời 2 con xúc xắc. Tìm xác suất để:
a. Tổng số chấm xuất hiện trên hai con là 11.

b. Hai mặt có số chấm khác nhau.


1.18. Một lớp học có 50 học sinh. Biết rằng trong đó có 15 học sinh giỏi toán, 12 học sinh giỏi văn,
10 học sinh giỏi ngoại ngữ, 8 học sinh giỏi cả toán và văn, 7 học sinh giỏi cả toán và ngoại ngữ, 5
học sinh giỏi cả văn và ngoại ngữ và 3 học sinh giỏi cả 3 môn.
a. Tìm tỉ lệ học sinh giỏi ít nhất 1 trong 3 môn toán, văn và ngoại ngữ.

b. Tìm tỉ lệ học sinh giỏi ít nhất một trong hai môn toán và văn.

c. Trong số học sinh giỏi toán lấy ngẫu nhiên ra 2 học sinh. Tìm xác suất để 2 học sinh đó cùng
học giỏi cả ba môn.
1.19. Có 3 đại biểu nam và 4 đại biểu nữ cùng ngồi ngẫu nhiên vào một dãy ghế. Tìm xác suất để
không có đại biểu nữ nào ngồi cạnh nhau.
1.20. Có 4 khách hàng vào ngẫu nhiên 3 quầy bán hàng. Tìm xác suất để cả 4 khách cùng vào một
quầy.
1.21. Một phân xưởng có 10 máy. Trong tuần vừa qua có 4 lần phải sửa máy. Tìm xác suất để
không có máy nào phải sửa quá một lần, biết xác suất để mỗi máy phải sửa ở mọi thời điểm là như
nhau.
1.22. Có 5 sinh viên A, B, C, D và E ngồi vào một dãy bàn. Tìm xác suất để:
3

a. Hai sinh viên A và B ngồi hai đầu bàn.

b. Hai sinh viên A và B không ngồi cạnh nhau.

B. Các định lí về xác suất


1.23. Có hai hộp đựng bút chì:
Hộp I gồm 10 bút màu đỏ và 15 bút màu xanh.
Hộp II gồm 8 bút màu đỏ và 9 bút màu xanh.
Rút ngẫu nhiên từ mỗi hộp ra một bút. Tìm xác suất sao cho trong các bút lấy ra có:

a. Ít nhất một bút màu đỏ.

b. Chỉ một bút màu đỏ.

c. Hai bút có màu giống nhau.


1.24. Hai người ném bóng rổ, mỗi người ném 3 quả. Xác suất ném trúng rổ của họ lần lượt là 0,7
và 0,8. Tìm xác suất sao cho:
a. Hai người bằng điểm nhau.

b. Người thứ nhất ít điểm hơn người thứ hai.


1.25. Một em bé có ở túi phải 5 viên bi trắng và 3 viên bi đỏ, ở túi trái có 6 viên bi trắng và 4 viên
bi đỏ. Em đó lấy ngẫu nhiên ở mỗi túi ra 2 viên bi. Tìm xác suất để 4 viên bi lấy ra:
a. Cùng màu.

b. Có 3 viên bi màu trắng và một viên bi màu đỏ.


1.26. Một thùng đựng 24 chai bia trong đó có 4 chai bia giả.
a. Lấy ngẫu nhiên từ thùng ra 3 chai. Hãy chỉ ra một hệ đầy đủ các biến cố.

b. Lấy hú họa từng chai bia kiểm tra (lấy không hoàn lại) đến khi nào thấy chai bia giả thì dừng.
Tìm xác suất để quá trình kiểm tra kết thúc sau lần lấy thứ hai.
1.27. Một công nhân kỹ thuật đứng 3 máy tiện tự động hoạt động độc lập với nhau. Xác suất để
trong khoảng thời gian T các máy cần công nhân đến chăm sóc lần lượt là 0,1; 0,2; 0,3. Tìm xác
suất sao cho trong khoảng thời gian T :
a. Không máy nào cần công nhân đến chăm sóc.

b. Có 2 máy cần công nhân đến chăm sóc.

c. Ít nhất một máy cần công nhân đến chăm sóc.

d. Máy thứ nhất cần công nhân đến chăm sóc biết rằng có hai máy cần công nhân đến chăm sóc.
1.28. Có hai xe chở hàng độc lập về một xí nghiệp, xác suất để hai xe chở hàng về tới xí nghiệp
đúng giờ quy định lần lượt là 0,7 và 0,6. Tìm xác suất sao cho:
a. Chỉ có một xe chở hàng về tới xí nghiệp đúng giờ quy định.

b. Có xe chở hàng về tới xí nghiệp đúng giờ quy định.


1.29. Một lô hàng gồm 20 sản phẩm trong đó có 5 phế phẩm. Người ta kiểm tra bằng phương pháp
sau: kiểm tra lần lượt 4 sản phẩm (không hoàn lại). Nếu có ít nhất 1 trong 4 sản phẩm đó là phế
phẩm thì loại lô hàng đó. Tìm xác suất để lô hàng đó được chấp nhận.
4

1.30. (Bài toán về 4 người nói dối) Người thứ nhất nhận một thông tin dưới hai tín hiệu "có" hoặc
"không" và thông báo cho người thứ hai biết, sau đó người thứ hai thông báo cho người thứ ba và
người thứ ba thông báo cho người thứ tư. Bằng cách tương tự người thứ tư lại thông báo kết quả
nhận được cho người khác. Biết rằng mỗi một người trong 4 người đó chỉ nói đúng 1 lần trong 3 lần
nói. Tìm xác suất để người nói dối thứ nhất nói đúng với điều kiện người thứ tư nói đúng.
1.31. (Bài toán về cách lựa chọn tối ưu) Một cửa hàng bán áo len gồm 1000 chiếc. Một người đi
mua áo len và cần chọn áo tốt nhất có thể lựa chọn được. Người đó lần lượt xem áo nếu ưng ý thì
mua và việc lựa chọn kết thúc, nếu không ưng thì trả lại áo đó để xem áo khác và chiếc áo đã trả thì
không bao giờ xem xét lại. Giả sử theo quy tắc trên người đó chọn áo ở lần thứ 100 (tức là áo thứ
100 tốt hơn 99 áo đã xem). Tìm xác suất để áo đó là tốt nhất trong toàn bộ 1000 áo của cửa hàng.
1.32. Một đợt thi tuyển viên chức có 3 vòng thi. Vòng 1 lấy 80% thí sinh dự thi, vòng 2 lấy 70%
thí sinh đã qua vòng 1 và vòng 3 lấy 90% thí sinh đã qua vòng 2. Giả sử khả năng trúng tuyển của
các thí sinh là như nhau.

a. Tìm xác suất để một thí sinh bất kì trúng tuyển.

b. Phỏng vấn ngẫu nhiên một thí sinh, biết thí sinh bị trượt. Tìm xác suất để thí sinh bị trượt ở
vòng 2.

1.33. Một hộp gồm 9 quả bóng, mỗi lần chơi người ta lấy ra 3 quả, chơi xong lại bỏ vào hộp sau
đó lại lấy tiếp 3 quả ra chơi. Tìm xác suất để sau 3 lần lấy bóng ra chơi các bóng đều được sử dụng.
1.34. Một hộp gồm 24 sản phẩm trong đó có 2 sản phẩm loại II. Lấy ngẫu nhiên từng sản phẩm
ra kiểm tra (lấy không hoàn lại) đến khi nào được sản phẩm loại II thì dừng lại. Tìm xác suất để
quá trình kiểm tra kết thúc sau không quá 3 lần kiểm tra.
1.35. Một hộp gồm 4 viên bi đỏ và 5 viên bi xanh. Hai người lần lượt lấy từng viên theo phương
thức không hoàn lại, người nào lấy được viên bi xanh trước thì thắng cuộc. Tìm xác suất để người
thứ hai thắng cuộc.
1.36. Một hộp đựng 9 quả bóng, mỗi lần chơi người ta lấy ra 3 quả, chơi xong người ta trả hai quả
vào hộp rồi lấy tiếp 3 quả ra chơi . . . Tìm xác suất để sau 3 lần lấy bóng ra chơi tất cả các quả bóng
đều được sử dụng.
1.37. Hai xí nghiệp hoạt động độc lập với nhau, khả năng chỉ có một xí nghiệp hoàn thành kế
hoạch là 0,46. Tìm xác suất hoàn thành kế hoạch của xí nghiệp thứ nhất, biết rằng xác suất để hoàn
thành kế hoạch của xí nghiệp thứ hai là 0,6.
1.38. Một người say mê xổ số cào, người đó mua liên tiếp từng vé xổ số đến khi nào được vé trúng
thưởng thì dừng. Tìm xác suất sao cho người đó mua đến vé thứ tư thì dừng biết rằng xác suất trúng
thưởng của mỗi lần mua là như nhau và bằng 0,01.
1.39. Học kì này sinh viên được thi môn Lý thuyết xác suất và thống kê toán 3 lần. Xác suất để
một sinh viên thi đỗ ở lần thứ nhất là 0,5. Nếu trượt ở lần thi thứ nhất thì xác suất thi đỗ ở lần
thứ hai là 0,7. Còn nếu trượt ở cả hai lần đầu thì xác suất thi đỗ ở lần thứ 3 là 0,9. Tìm xác suất
để sinh viên nói trên thi đỗ trong học kì này.
1.40. Một người gọi điện thoại nhưng quên chữ số cuối cùng. Tìm xác suất để người đó quay ngẫu
nhiên không quá 3 lần thì được số cần gọi.
1.41. Phải gieo ít nhất bao nhiêu lần một con xúc xắc để với xác suất lớn hơn hoặc bằng 0,9 có ít
nhất 1 lần xuất hiện mặt 6 chấm.
1.42. Phải bắn ít nhất bao nhiêu viên đạn để xác suất không viên đạn nào bị trượt nhỏ hơn 0,4?
Biết rằng các lần bắn độc lập và xác suất bắn trúng của mỗi viên đạn là như nhau và bằng 0,8.

C. Công thức xác suất đầy đủ và công thức Bayes


5

1.43. Có hai hộp đựng bút chì:


Hộp I có 10 bút đỏ và 5 bút xanh.
Hộp II có 8 bút đỏ và 2 bút xanh.
Lấy ngẫu nhiên 2 bút từ hộp I bỏ vào hộp II sau đó từ hộp II lấy ra 1 bút. Tìm xác suất để bút
lấy ra từ hộp II là đỏ.
1.44. Trong một kho hàng của công ty gồm sản phẩm của hai xí nghiệp, trong đó sản phẩm của
xí nghiệp I chiếm 70%. Biết tỉ lệ phế phẩm của xí nghiệp I trong kho là 0,2 và xí nghiệp II là 0,1.
Lấy ngẫu nhiên từ kho của công ty ra 1 sản phẩm để kiểm tra. Tìm xác suất để sản phẩm đó là phế
phẩm.
1.45. Một lô hạt giống được phân làm ba loại, loại I chiếm 2/3 số hạt cả lô, loại II chiếm 1/4 còn
lại là loại III. Loại I có tỉ lệ nảy mầm là là 90%, loại II có tỉ lệ nảy mầm là 70% và loại III có tỉ lệ
nảy mầm là 35%. Lấy ngẫu nhiên từ lô ra một hạt, tìm xác suất để hạt nảy mầm.
1.46. Bắn 3 viên đạn vào một máy bay, xác suất bắn trúng máy bay của các viên đạn đều bằng
0,7. Nếu trúng 1 viên thì xác suất máy bay rơi là 0,3; nếu trúng 2 viên đạn thì xác suất máy bay rơi
là 0,8 còn nếu trúng cả 3 viên thì xác suất máy bay rơi là 0,99. Tìm xác suất để máy bay rơi.
1.47. Một hộp gồm 12 quả bóng bàn trong đó có 8 quả mới và 4 quả đã sử dụng. Lấy ngẫu nhiên
ra 2 quả để chơi sau đó trả lại hộp, rồi lại lấy ngẫu nhiên ra 2 quả nữa. Tìm xác suất để 2 quả lấy
ra lần sau là mới.
1.48. Có 5 hộp đựng bóng đèn, trong đó có 3 hộp loại I, trong mỗi hộp loại I có 9 bóng tốt và 1
bóng hỏng và có 2 hộp loại II, trong mỗi hộp loại II có 4 bóng tốt và 2 bóng hỏng. Lấy ngẫu nhiên
ra một hộp, từ hộp này lấy ngẫu nhiên ra 1 bóng.

a. Tìm xác suất để bóng đó bị hỏng.

b. Biết bóng lấy ra là bóng tốt. Tìm xác suất để hộp lấy ra là loại I.

1.49. Có hai lô sản phẩm:


Lô I có 10 chính phẩm và 5 phế phẩm.
Lô II có 8 chính phẩm và 4 phế phẩm.
Từ lô I lấy ra 2 sản phẩm và từ lô II lấy ra 3 sản phẩm, rồi từ 5 sản phẩm này lại lấy ngẫu nhiên
ra 1 sản phẩm. Tìm xác suất để sản phẩm đó là chính phẩm.
1.50. Có 3 hộp đựng sản phẩm:
Hộp I có 10 chính phẩm và 5 phế phẩm.
Hộp II có 6 chính phẩm và 4 phế phẩm.
Hộp III có 7 chính phẩm và 3 phế phẩm.
Lấy ngẫu nhiên ra 1 hộp, từ hộp này lấy ngẫu nhiên ra 1 sản phẩm.

a. Tìm xác suất để sản phẩm đó là chính phẩm.

b. Biết sản phẩm lấy ra là phế phẩm, tìm xác suất để hộp lấy ra là hộp I.

1.51. Có hai hộp đựng bi:


Hộp I có 9 bi đỏ và 1 bi xanh.
Hộp II có 1 bi đỏ và 5 bi xanh.
Từ mỗi hộp lấy ngẫu nhiên ra 1 viên bi, số bi còn lại của hai hộp được dồn vào hộp thứ III, từ
hộp thứ III lấy ngẫu nhiên ra một viên. Tìm xác suất để viên bi lấy ra là bi xanh.
1.52. Một kho rượu, trong đó số chai rượu chanh và mơ bằng nhau (có cùng kích thước và trọng
lượng). Chọn ngẫu nhiên trong kho ra 1 chai và đưa cho 5 người sành rượu nếm thử để xác định xem
loại rượu nào. Giả sử xác suất đoán trúng của mỗi người là 75%. Có 4 người kết luận đó chai rượu đó
là rượu chanh còn 1 người kết luận là rượu mơ. Tìm xác suất để chai rượu được chọn là rượu chanh.
6

1.53. Hai xạ thủ bắn vào một mục tiêu, mỗi người bắn 1 viên. Xác suất bắn trúng của mỗi người
lần lượt là 0,6 và 0,7. Sau khi bắn chỉ thấy có 1 viên đạn trúng mục tiêu. Tìm xác suất để viên đạn
trúng đó là của người thứ hai bắn.
1.54. Một nhà máy sản xuất giầy, có 85% sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Trong quá trình kiểm nghiệm,
xác suất để một đôi giầy đạt tiêu chuẩn kỹ thuật được chấp nhận là 0,95 và xác suất để một đôi
giầy không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật được chấp nhận là 0,09. Tìm xác suất để một đôi giầy được chấp
nhận qua kiểm nghiệm là đôi giầy đạt tiêu chuẩn kỹ thuật.
1.55. Trong kho của một công ty gồm sản phẩm của hai xí nghiệp, trong đó số sản phẩm của xí
nghiệp I gấp 3 lần số sản phẩm của xí nghiệp II. Tỉ lệ phế phẩm tương ứng của hai xí nghiệp là 0,2
và 0,1. Lấy ngẫu nhiên từ kho của công ty ra 1 sản phẩm để kiểm tra thấy nó là phế phẩm. Tìm xác
suất để phế phẩm đó là do xí nghiệp I sản xuất.
1.56. Có 3 em đồng thời ném bóng vào gôn cùng một lúc và chỉ có 1 em ném trúng gôn. Tìm xác
suất để quả bóng trúng gôn đó là do em thứ nhất ném. Biết rằng các em ném độc lập với nhau và
xác suất ném trúng gôn của các em lần lượt là 0,4; 0,3; 0,6.
1.57. Khoa Thương mại quốc tế có 1000 sinh viên (SV). Trong đó năm thứ nhất có 400 SV, năm
thứ hai có 300 SV, năm thứ 3 có 180 SV, năm thứ tư có 120 SV. Lần lượt gọi ngẫu nhiên hai SV thì
thấy SV gọi sau học ở khóa trên so với SV được gọi trước. Tìm xác suất để SV gọi sau là SV năm
thứ hai.
1.58. Hai máy cùng sản xuất một loại sản phẩm, tỉ lệ phế phẩm của máy thứ nhất là 2%, của máy
thứ hai là 1%. Từ lô sản phẩm chung của hai máy gồm 6 sản phẩm của máy thứ nhất và 4 sản phẩm
của máy thứ hai.

a. Lấy ngẫu nhiên ra 1 sản phẩm thấy sản phẩm đó là phế phẩm. Hãy xác định xem sản phẩm
đó có khả năng là của máy nào nhiều hơn.

b. Lấy ngẫu nhiên 2 sản phẩm. Tìm xác suất để có ít nhất 1 sản phẩm là phế phẩm.

1.59. Có 3 hộp sản phẩm:


Hộp I đựng 7 sản phẩm loại I và 3 sản phẩm loại II.
Hộp II đựng 8 sản phẩm loại I và 2 sản phẩm loại II.
Hộp III đựng 6 sản phẩm loại I và 4 sản phẩm loại II.
Lấy ngẫu nhiên 1 sản phẩm từ hộp I bỏ sang hộp II sau đó từ hộp II lấy ngẫu nhiên ra 1 sản
phẩm bỏ sang hộp III. Cuối cùng từ hộp III lấy ngẫu nhiên ra 1 sản phẩm. Tìm xác suất để sản
phẩm lấy ra từ hộp III là sản phẩm loại I.
1.60. Có hai thùng sản phẩm:
Thùng I đựng 7 sản phẩm loại I và 5 sản phẩm loại II.
Thùng II đựng 8 sản phẩm loại I và 4 sản phẩm loại II.
Lấy ngẫu nhiên 1sản phẩm từ thùng I bỏ sang thùng II. Sau đó từ thùng II lấy ngẫu nhiên ra 1
sản phẩm thấy đó là sản phẩm loại II. Tìm xác suất để sản phẩm loại II này là của thùng I bỏ sang.
1.61. Một hộp đựng 4 sản phẩm. Lấy ngẫu nhiên ra 1 sản phẩm thấy nó là chính phẩm. Tìm xác
suất để cả 4 sản phẩm trong hộp đều là chính phẩm.
1.62. Một hộp đựng 3 sản phẩm. Lấy ngẫu nhiên ra 1 sản phẩm thấy sản phẩm đó là chính phẩm.
Không hoàn trả lại sản phẩm đã lấy, lấy tiếp sản phẩm thứ hai.

a. Tìm xác suất để sản phẩm thứ hai cũng là chính phẩm.

b. Biết sản phẩm thứ hai cũng là chính phẩm thì khả năng để cả 3 sản phẩm trong hộp đều là
chính phẩm bằng bao nhiêu?

1.63. Trong bài 1.13, nếu lấy ngẫu nhiên ra 3 quả thấy tổng các số ghi trên 3 quả bằng 5 thì xác
suất để trong 3 quả đó có 1 quả ghi số 1 và hai quả ghi số 2 là bao nhiêu?
7

1.64. Trong bài 1.25, nếu lấy ngẫu nhiên từ mỗi túi ra 2 viên thấy cả 4 viên cùng màu, tìm xác
suất để 4 viên đó có cùng màu đỏ.
1.65. Nhà tài trợ gửi một hộp gồm 42 bộ quần áo thi đấu cho một đội tuyển bóng đá. Các bộ được
đóng gói riêng lẻ, trong đó có 20 bộ màu đỏ và 22 bộ màu xanh. Nhưng khi nhận thì thấy bị thiếu 1
bộ và chỉ còn lại 41 bộ trong hộp. Người ta lấy ngẫu nhiên từ hộp ra 1 bộ thấy là màu đỏ. Tìm xác
suất để bộ quần áo bị thiếu cũng là màu đỏ.
Chương 2

Đại lượng ngẫu nhiên

2.1. Có hai hộp đựng bút chì:


Hộp I đựng 15 bút chì đỏ, 5 bút chì xanh.
Hộp II đựng 10 bút chì đỏ, 2 bút chì xanh.
Lấy ngẫu nhiên từ mỗi hộp ra 1 bút. Gọi X là số bút chì đỏ có trong 2 bút lấy ra.
a. Lập bảng phân phối xác suất của X.

b. Tìm F (X), E(X), V ar(X)


2.2. Có 3 xe chở hàng độc lập về một xí nghiệp. Biết xác suất để các xe đó chở hàng về đến xí
nghiệp đúng giờ quy định lần lượt là 0,6; 0,5; 0,8. Gọi X là số xe về đến xí nghiệp đúng giờ quy định.
a. Lập bảng phân phối xác suất của X.

b. Tìm hàm phân phối xác suất của X.

c. Tìm kì vọng và phương sai của X

d. Tìm P (0, 5 < X < 2, 2)


2.3. Có 3 lô đựng sản phẩm, mỗi lô đều có 10 sản phẩm. Trong đó lô thứ nhất có 2 sản phẩm hỏng,
lô thứ hai có 3 sản phẩm hỏng và lô thứ ba có 4 sản phẩm hỏng. Lấy ngẫu nhiên từ mỗi lô ra 1 sản
phẩm. Gọi X là số sản phẩm hỏng có trong 3 sản phẩm lấy ra.
a. Tìm quy luật phân phối của X.

b. Tìm P (2 ≤ X ≤ 3)
2.4. Có hai hộp đựng bút chì mỗi hộp đều có 6 bút chì xanh và 4 bút chì đỏ. Lấy ngẫu nhiên 2 bút
từ hộp I bỏ sang hộp II. Sau đó từ hộp II lấy ra 3 bút. Gọi X là số bút đỏ lấy ra từ hộp II.
a. Tìm quy luật phân phối của X.

b. Lập hàm phân phối xác suất của X.

c. Tìm kì vọng toán, phương sai của X.


2.5. Một lô hàng gồm 8 sản phẩm loại I và 4 sản phẩm loại II. Lấy ngẫu nhiên (cùng một lúc) ra
3 sản phẩm. Gọi X là số sản phẩm loại I trong 3 sản phẩm đó.
a. Tìm quy luật phân phối của X.

b. Lập hàm phân phối xác suất của X.


2.6. Cho bảng phân phối xác suất:

8
9

X 0 1 2
P 0,12 0,46 0,42

a. Lập hàm phân phối xác suất của X.

b. Tìm P (|X − E(X)| < 2).

2.7. Một người thi bằng lái xe, nếu thi trượt lại đăng kí thi lại cho đến khi thi đạt mới thôi. Xác
1
suất thi đạt ở mỗi lần thi của người đó là . Lập bảng phân phối xác suất của số lần người đó dự
3
thi.
X −µ
2.8. Giả sử ĐLNN X có E(X) = µ, V ar(X) = σ 2 . Cho U = , chứng minh rằng E(U ) =
σ
0, V ar(U ) = 1
2.9. Cho X, Y là hai ĐLNN độc lập, V ar(X) = 3, V ar(Y ) = 5, tìm V ar(Z), biết:

a. Z = 3X + 4Y

b. Z = −2X

2.10. Trong hộp đựng 3 sản phẩm tốt và 2 phế phẩm. Lấy ngẫu nhiên từng sản phẩm để kiểm tra
theo phương thức không hoàn lại, đến khi nào gặp phế phẩm thì dừng. Gọi X là số lần kiểm tra.

a. Tìm quy luật phân phối xác suất của X.

b. Trung bình cần kiểm tra bao nhiêu lần?

2.11. Chùm chìa khóa của thủ kho gồm 9 chìa trong đó có hai chìa mở được kho. Người đó thử
từng chìa một để mở kho, chìa nào thử rồi thì bỏ ra ngoài không thử lại cho đến khi tìm được chìa
mở được kho. Gọi X là số lần thử. Tìm quy luật phân phối của X.
2.12. ĐLNN X có bảng phân phối xác suất:

X −5 2 3 4
P 0,4 0,3 0,1 0,2

a. Tìm P (|X − E(X)| < 4)

b. Lập hàm phân phối xác suất của X.

2.13. Gieo đồng thời 100 con xúc xắc (cân đối, đồng chất). Tìm kì vọng và phương sai của tổng số
chấm xuất hiện ở mặt trên của 100 con xúc xắc đó.
2.14. ĐLNN liên tục X có hàm mật độ:
(
kx2 (1 − x) nếu x ∈ [0, 1]
f (x) =
0 nếu x ∈
/ [0, 1]

a. Tìm k

b. Tìm P (0, 4 < X < 0, 6)


10

2.15. ĐLNN liên tục X có hàm mật độ:


1 1


 x+ nếu − 2 ≤ x ≤ 0
4
 2
f (x) = − 1 x + 1 nếu 0 < x ≤ 2


 4 2
0 nếu x ∈
/ [−2, 2]

Tìm kì vọng và phương sai của X.


2.16. ĐLNN liên tục X có hàm mật độ:

 1 cos x  π π

nếu x ∈ − ,
f (x) = 2 2 π
 π 2
0 nếu x ∈
/ − ,
2 2
π
a. Tìm P (0 < X < )
4
b. Tìm hàm phân phối của X.

c. Tìm kì vọng và phương sai của X.

2.17. ĐLNN liên tục X có hàm phân phối xác suất:




 0 nếu x ≤ −2
1 1 x

F (x) = + arcsin nếu − 2 < x ≤ 2

 2 π 2
1 nếu x > 2

a. Tìm P (|X| < 1)

b. Tìm hàm mật độ của X.

2.18. Nhân ngày 26/3, một nhóm sinh viên quyết định tổ chức một buổi ca nhạc có bán vé tại sân
trường vào tối 26/3. Số người đến xem dự kiến: Nếu thời tiết đẹp là 2000 người, nếu thời tiết xấu
là 1000 người. Theo dự báo thời tiết thì 70% tối 26/3 thời tiết sẽ đẹp. Chi phí bao gồm : thuê sân
trường 2 triệu, ban nhạc 3 triệu, các chi phí khác 1 triệu.

a. Nếu giá vé quy định là 20.000 VNĐ thì tiền lãi trung bình thu được là bao nhiêu?

b. Nếu muốn tiền lãi thu được bằng 40% doanh thu thì cần quy định giá vé là bao nhiêu?

2.19. Tỉ lệ ôtô bị tai nạn trong một năm tại một công ty vận tải hành khách theo thống kê khoảng
0,01. Ban giám đốc quyết định mua bảo hiểm, của công ty bảo hiểm A, cho tất cả xe ôtô của công
ty với mức 3 triệu VNĐ/1 xe/1 năm. Số tiền bảo hiểm trung bình cho mỗi xe trong 1 vụ tai nạn là
10 triệu VNĐ. Nếu tổng các chi phí cho một vụ tai nạn của công ty bảo hiểm A chiếm 30% số tiền
bán bảo hiểm thì lợi nhuận trung bình của công ty bảo hiểm A thu được là bao nhiêu cho mỗi hợp
đồng bảo hiểm.
Chương 3

Một số quy luật phân phối xác suất quan


trọng

A. Phân phối nhị thức


3.1. Một phân xưởng có 5 máy hoạt động độc lập nhau, xác suất để mỗi máy bị hỏng trong khoảng
thời gian T đều bằng 0,1. Tìm xác suất để trong khoảng thời gian T :

a. Có hai máy bị hỏng.

b. Có không quá 1 máy bị hỏng.

c. Gọi X là số máy bị hỏng trong khoảng thời gian T . Hãy tìm E(X), V ar(X), M od(X).

3.2.

a. Hai kiện tướng cờ ngang sức thi đấu với nhau. Hỏi thắng 2 trong 4 ván dễ hơn hay thắng 3
trong 6 ván dễ hơn?

b. Nếu hai đấu thủ A và B thi đấu với nhau 5 ván và xác suất thắng mỗi ván của đấu thủ A là
0,6 thì khả năng để A thắng B ít hơn 3 ván là bao nhiêu?

3.3. Một hộp đựng 20 sản phẩm trong đó có 4 sản phẩm loại II. Rút ngẫu nhiên từ hộp ra 5 lần
mỗi lần 1 sản phẩm, rút có hoàn lại. Lô hàng được nghiệm thu nếu trong 5 lần rút có không quá 1
sản phẩm loại II. Tìm xác suất để lô hàng được nghiệm thu.
3.4. Gieo 20 000 hạt giống, xác suất để mỗi hạt giống nảy mầm đều bằng 0,75. Gọi X là số hạt
giống nảy mầm.

a. Tìm quy luật phân phối của X.

b. Tìm E(X), V ar(X).

3.5. Để tiêu diệt 1 xe tăng địch phải có ít nhất 2 viên đạn trúng xe. Một tiểu đội bắn 10 viên đạn
độc lập vào xe tăng đó, xác suất mỗi viên trúng đều bằng 0,8. Tìm xác suất để xe tăng bị tiêu diệt.
3.6. Một gia đình nuôi 20 con gà đẻ. Xác suất để mỗi con gà đẻ trứng một ngày đều bằng 0,7. Tìm
xác suất để trong một ngày có:

a. 12 con gà đẻ.

b. Từ 10 đến 15 con gà đẻ.

3.7. Một bài thi trắc nghiệm gồm 10 câu hỏi. Mỗi câu hỏi có 3 cách trả lời trong đó chỉ có 1 cách
đúng. Giả sử mỗi câu trả lời đúng được 5 điểm và mỗi câu trả lời sai bị trừ 2 điểm. Một sinh viên
khi làm bài chọn ngẫu nhiên 1 trong 3 cách trả lời cho mỗi câu. Tìm xác suất để sinh viên đó :

11
12

a. Chỉ được 8 điểm.

b. Được ít nhất 8 điểm.


3.8. Một cầu thủ bóng rổ ném phạt nổi tiếng, với xác suất ném trúng rổ trong mỗi lần ném phạt
là 0,8.
a. Nếu kết luận cầu thủ đó ném phạt 10 quả thì 8 quả trúng rổ, kết luận đó có đúng không?

b. Tìm xác suất để trong 10 lần ném có 8 lần trúng rổ.


3.9. Hai cầu thủ bóng rổ mỗi người ném 3 lần một cách độc lập vào rổ, xác suất ném trúng rổ
trong mỗi lần ném của họ lần lượt là 0,6 và 0,65.
a. Tìm xác suất để hai người bằng điểm nhau (số quả bóng trúng rổ như nhau).

b. Người thứ nhất nhiều điểm hơn người thứ hai (số lần ném trúng nhiều hơn).
3.10. Trong thành phố có 40% gia đình có máy tính. Chọn ngẫu nhiên 15 gia đình.
a. Tìm xác suất để có 4 gia đình có máy vi tính.

b. Tìm xác suất để có ít nhất 2 gia đình có máy vi tính.

c. Trung bình có mấy gia đình có máy vi tính.


3.11. Xác suất bắn trúng đích của một xạ thủ là 0,6. Hỏi xạ thủ đó phải bắn ít nhất bao nhiêu
phát để với xác suất không nhỏ hơn 0,95 có thể hy vọng có ít nhất 1 phát trúng đích?
3.12. ĐLNN X có bảng phân phối xác suất :
X -1 0 2
P 0,1 0,5 0,4

Tìm xác suất sao cho trong 4 lần quan sát độc lập về X có 2 lần X nhận giá trị trong khoảng
(−0, 5; 2).
3.13. ĐLNN X có hàm mật độ xác suất:
 π
sin 2x nếu x ∈ (0, )
f (x) = 2
π
0 nếu x ∈
/ (0, )
2
Tìm xác suất để trong 4 lần quan sát độc lập về X có nhiều nhất 1 lần X nhận giá trị trong
π
khoảng (0, ).
4
3.14. Một kiện hàng gồm 10 chính phẩm và 2 phế phẩm. Lấy lần lượt từ kiện hàng ra 3 sản phẩm
theo phương thức có hoàn lại. Lập bảng phân phối xác suất của số phế phẩm có trong 3 sản phẩm
lấy ra.
3.15. Một kiện hàng trong đó số sản phẩm loại I gấp 4 lần số sản phẩm loại II. Lần lượt lấy từ kiện
hàng ra 3 sản phẩm, lấy có hoàn lại. Tìm xác suất để cả 3 sản phẩm lấy ra thuộc cùng một loại.
3.16. Tại vòng đấu bảng giải bóng chuyền toàn quốc, đội A phải thi đấu 3 trận. Ban huấn luyện
treo giải thưởng cho đội A là nếu thắng 1 trận được thưởng 5 triệu và thua bị phạt 2 triệu. Giả sử
xác suất thắng của đội A trong mỗi trận đấu là 0,6. Tính tiền thưởng trung bình của đội tại vòng
bảng đó.

B. Phân phối Poisson


3.17. Trong thành phố 1 tuần trung bình có 2 vụ tai nạn giao thông. Tìm xác suất để:
13

a. Không có vụ tai nạn giao thông nào trong 1 ngày.

b. Có ít nhất 3 vụ tai nạn giao thông trong vòng 2 ngày.


3.18. Một lô hàng có tỉ lệ phế phẩm là 0,01. Tìm xác suất để khi chọn ngẫu nhiên ra 80 sản phẩm
từ lô đó được:
a. Tất cả đều tốt.

b. 1 phế phẩm.

b. Từ 1 đến 3 phế phẩm.


3.19. Một siêu thị nhỏ trung bình 1 giờ có 60 lượt khách vào. Tìm xác suất để trong 1 phút không
có khách nào vào.
3.20. Một đợt xổ số người ta phát hành 100000 nghìn vé trong đó có 50 vé trúng thưởng. Cần phải
mua ít nhất bao nhiêu vé để xác suất trúng thưởng không nhỏ hơn 0,95.
3.21. Một của hàng có 4 xe ôtô cho thuê, số khách có nhu cầu thuê xe trong 1 ngày là ĐLNN X
có phân phối Poisson với E(X) = 2. Hãy tính số ôtô trung bình mà cửa hàng cho thuê trong 1 ngày.
3.22. Giả sử số thư mà Chủ tịch thành phố nhận được trong một ngày là một ĐLNN phân phối
Poisson với tham số λ = 1, 5. Tìm xác suất để trong một ngày ông Chủ tịch :
a. Không nhận được thư nào.

b. Nhận được hai thư.

c. Nhận được ít nhất hai thư.


3.23. Tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh ở một vùng là 0, 02%. Tìm xác suất để trong 5000 trẻ sơ sinh
tại vùng đó có không quá 3 trẻ bị chết.
3.24. Cần phải mua ít nhất bao nhiêu vé xổ số để xác suất thắng không nhỏ hơn 70%. Biết rằng
đợt xổ số phát hành 50000 vé trong đó có 50 vé trúng thưởng.
3.25. Một tổng đài điện thoại của một công ty gồm 100 máy điện thoại sử dụng độc lập nhau và
thường xuyên như nhau. Tìm xác suất sao cho khi 1 máy gọi thì tổng đài bận.
3.26. Một văn phòng cho thuê xe ôtô du lịch có 10 xe cho thuê. Giả sử số người đến thuê xe ôtô
trong một ngày là ĐLNN phân phối Poisson với λ = 2. Tìm xác suất để trong một ngày có:

a. Ít nhất 3 xe được thuê.

b. Công ty không đáp ứng được yêu cầu cho thuê.


3.27. Tỉ lệ hạt lép của một lô thóc giống là 3%
a. Cần phải chọn ra ít nhất bao nhiêu hạt để xác suất có ít nhất 1 hạt lép không nhỏ hơn 95%?

b. Tìm xác suất để khi chọn ngẫu nhiên ra 1000 hạt có từ 3 đến 5 hạt lép.

c. Chọn ngẫu nhiên ra 1000 hạt giống thấy có không quá 3 hạt lép. Tìm xác suất để trong 1000
hạt chọn ra có đúng 3 hạt lép.

C. Phân phối chuẩn


3.28. Trọng lượng của con gà là một ĐLNN phân phối chuẩn với trọng lượng trung bình là 1,5 kg
và độ lệch tiêu chuẩn 0,4 kg. Tìm xác suất để một con gà được chọn ngẫu nhiên có trọng lượng :
a. Nặng hơn 2 kg.
14

b. Nằm trong khoảng từ 1,6 kg đến 1,8 kg.

3.29. Thời gian đi từ nhà tới trường của sinh viên A là một ĐLNN X (đơn vị là phút) có phân
phối chuẩn. Biết rằng 75% số ngày sinh viên đến trường mất hơn 20 phút và 10% số ngày mất hơn
25 phút.

a. Tính thời gian đến trường trung bình của sinh viên A và độ lệch tiêu chuẩn của X.

b. Sinh viên A cần phải xuất phát trước giờ học là bao nhiêu phút để xác suất bị muộn học bé
hơn 0,04?

3.30. Trọng lượng của một loại sản phẩm là ĐLNN phân phối chuẩn với trọng lượng trung bình là
µ = 500 gam và độ lệch tiêu chuẩn σ = 2 gam.

a. Tính xác suất để sản phẩm được chọn ngẫu nhiên có trọng lượng nằm trong khoảng từ 494
gam đến 506 gam.

b. Nếu sản phẩm đó được chia làm ba loại :

- Loại I nếu trọng lượng lớn hơn 505 gam


- Loại II nếu trọng lượng từ 489 gam đến 505 gam
- Loại III nếu trọng lượng nhỏ hơn 489 gam

Tính tỉ lệ sản phẩm từng loại.

3.31. Đường kính của chi tiết máy do một máy tự động sản xuất là ĐLNN phân phối chuẩn với
µ = 10 mm, σ = 1mm. Tìm xác suất để chọn ngẫu nhiên 5 chi tiết máy thì có 2 chi tiết có đường
kính sai lệch so với đường kính trung bình không quá 0,5 mm.
3.32. Doanh thu một ngày của một cửa hàng là một ĐLNN phân phối chuẩn với doanh thu trung
bình là 52 triệu đồng và độ lệch tiêu chuẩn là 2 triệu đồng. Một ngày được coi là bán đắt hàng nếu
có doanh thu lớn hơn 55 triệu đồng. Tìm xác suất để trong 3 ngày bán hàng thì có 1 ngày bán đắt
hàng.
3.33. Bắn 100 viên đạn vào một mục tiêu. Biết xác suất trúng mục tiêu của mỗi viên đạn đều bằng
0,7. Tìm xác suất để có :

a. 65 viên trúng.

b. Từ 65 đến 70 viên trúng.

3.34. Tuổi thọ của một loại TV là một ĐLNN phân phối chuẩn với tuổi thọ trung bình là 7 năm
và độ lệch chuẩn về tuổi thọ là 2 năm. Tìm xác suất để trong 1000 TV loại này có ít nhất 700 chiếc
có tuổi thọ nằm trong khoảng từ 5 năm đến 9 năm.
3.35. Tuổi thọ của một loại sản phẩm điện tử là một ĐLNN phân phối chuẩn với tuổi thọ trung
bình là 4 năm và độ lệch chuẩn về tuổi thọ là 2 năm. Giá mua một sản phẩm là 5000000 đồng, giá
bán một sản phẩm là 5100000 đồng. Nếu bảo hành thì phải chi 300000 đồng cho việc bảo hành.

a. Nếu quy định thời hạn bảo hành là 2 năm thì tiền lãi trung bình khi bán một sản phẩm là bao
nhiêu.

b. Muốn cho tiền lãi khi bán một sản phẩm là 70000 đồng thì cần quy định thời gian bảo hành
là bao nhiêu?

3.36. Theo thống kê trong số những người hâm mộ bóng đá ở Hà Nội có tới 60% hâm mộ giải ngoại
hạng Anh. Tìm xác suất để khi điều tra ngẫu nhiên 400 người hâm mộ bóng đá ở Hà Nội có từ 250
đến 350 người hâm mộ giải bóng đá ngoại hạng Anh.
15

3.37. Năm 2008 có 100 đơn xin làm việc tại trường ĐHTM của các sinh viên vừa mới tốt nghiệp.
Tìm xác suất để số sinh viên nữ của trường vừa tốt nghiệp có đơn xin làm việc tại trường từ 55 đến
65 sinh viên. Biết tỉ lệ sinh viên nữ tốt nghiệp ĐHTM là 60%
3.38. Độ dài chi tiết máy do một máy tự động sản xuất là một ĐLNN phân phối chuẩn với độ lệch
tiêu chuẩn là 1 mm. Chi tiết máy được coi là đạt tiêu chuẩn nếu độ dài chi tiết máy sai lệch với độ
dài trung bình về giá trị tuyệt đối không vượt quá 2 mm.

a. Tìm tỉ lệ chi tiết máy đạt tiêu chuẩn.

b. Tìm xác suất để trong 100 chi tiết chọn ra ngẫu nhiên có 6 chi tiết không đạt tiêu chuẩn.

3.39. Độ dài chi tiết máy do một máy tự động sản xuất là một ĐLNN phân phối chuẩn với độ dài
quy định là µ = 20mm và độ lệch tiêu chuẩn là σ = 0, 2 mm. Chi tiết được coi là đạt tiêu chuẩn kỹ
thuật nếu độ dài của nó sai lệch với độ dài quy định không vượt quá 0,3 mm.

a. Tìm tỉ lệ chi tiết đạt tiêu chuẩn kỹ thuật.

b. Chọn ngẫu nhiên ra 100 chi tiết, tìm xác suất để có từ 75 đến 85 chi tiết đạt tiêu chuẩn kỹ
thuật.

3.40. Kho hàng xuất khẩu của công ty gồm 100 kiện hàng. Mỗi kiện hàng có 100 sản phẩm, biết
tỉ lệ phế phẩm ở mỗi kiện hàng đều bằng 0,05. Người ta kiểm tra bằng cách chọn ngẫu nhiên mỗi
kiện hàng 10 sản phẩm theo phương thức có hoàn lại. Tính xác suất để trong số các sản phẩm chọn
ra đó có từ 15 đến 25 phế phẩm.
Chương 4

Lí thuyết mẫu

4.1. Điều tra ngẫu nhiên 10 sinh viên của một trường đại học được số liệu về điểm thi môn Lý
thuyết xác suất và Thống kê toán như sau:

7 8 7 5 6 6 5 4 5 5

a. Lập bảng phân phối thực nghiệm.

b. Lập hàm phân phối thực nghiệm.

4.2. Điều tra một mẫu kích thước 20 được kết quả:

15 18 17 17 14 15 16 17 18 16
16 18 15 17 16 14 16 17 15 18

a. Lập bảng phân phối thực nghiệm.

b. Lập hàm phân phối thực nghiệm.

c. Tính trung bình mẫu và độ lệch tiêu chuẩn mẫu điều chỉnh.

4.3. Biết một giá trị của hàm phân phối xác suất: F (15) = 0, 7. Với một mẫu kích thước n = 25,
tìm P [F ∗ (15) < 0, 6]
4.4. Theo dõi doanh thu của một cửa hàng trong 25 ngày được kết quả:

Doanh thu (đv: triệu VND) 20 22 24 26 28 30


Số ngày 1 4 7 8 3 2

Tìm trung bình mẫu, độ lệch tiêu chuẩn mẫu và độ lệch tiêu chuẩn mẫu điều chỉnh.
4.5. Theo dõi mức chi tiêu của 20 khách nước ngoài trong một lần du lịch ở Việt Nam, được kết
quả:

Mức chi tiêu


Số khách
(đơn vị USĐ)
800 - 900 3
900 - 1000 5
1000 - 1100 10
1100 - 1200 2

16
17

Tìm trung bình mẫu, phương sai mẫu và phương sai mẫu điều chỉnh của mức chi tiêu.
4.6. Tuổi thọ của một loại sản phẩm là một ĐLNN phân phối chuẩn với tuổi thọ trung bình là 6
năm và độ lệch tiêu chuẩn là 2,4 năm. Tìm xác suất để tuổi thọ trung bình của 9 sản phẩm lớn hơn
7 năm.
4.7. Biết dấu hiệu cần nghiên cứu là X là một ĐLNN phân phối chuẩn. Với mẫu kích thước 16,
σ
tìm P (µ − < X)
2
4.8. Xét một ĐLNN gốc X. Lấy mẫu ngẫu nhiên kích thước 36.
σ
Tìm P (X − µ < ).
5
4.9. Biết tỉ lệ sản phẩm không đạt tiêu chuẩn do một máy tự động sản xuất là 0,08. Lấy một mẫu
kích thước 100. Gọi f là tỉ lệ sản phẩm không đạt tiêu chuẩn trên mẫu. Tìm P (f > 0, 1).
4.10. Biết tỉ lệ phế phẩm của một lô hàng là 0,06. Xác suất để tỉ lệ phế phẩm có trong 200 sản
phẩm lấy ra nhỏ hơn 0,05 là bao nhiêu?
4.11. Tỉ lệ người nhiễm vi rút viêm gan B trong một vùng được xác định là 20%. Hỏi xác suất
để trong 100 người lấy ra một cách ngẫu nhiên có ít hơn 15 người nhiễm vi rút viêm gan B là bao
nhiêu?

4.12. Lấy mẫu kích thước n = 20. Tìm P (S 2 > 1, 6σ 2 ). Biết dấu hiệu cần nghiên cứu là một ĐLNN
phân phối chuẩn.
′ σ2
4.13. Biết X là một ĐLNN phân phối chuẩn. Lấy một mẫu kích thước 15. Tính P (|S 2 − σ 2 | < ).
2
4.14. Biết hai ĐLNN X1 và X2 đều có phân phối chuẩn cùng kì vọng toán và phương sai tương
ứng là 12 và 15. Lấy hai mẫu kích thước lần lượt là 20 và 25. Tính P (X 1 − X 2 > 1, 5).
4.15. Tuổi thọ bóng đèn của hai nhà máy đều phân phối theo quy luật chuẩn, có cùng kì vọng và
phương sai tương ứng là 500(giờ)2 và 900(giờ)2 . Kiểm tra 10 bóng đèn của nhà máy thứ nhất và 9
bóng đèn của nhà máy thứ hai.
Tính P (X 1 − X 2 > 20).
4.16. Biết X1 và X2 đều có phân phối chuẩn với phương sai tương ứng là 150 và 100. Lấy mẫu kích

S12
thước tương ứng là 16 và 25. Tính P ( ′ 2 > 3, 165).
S2
Chương 5

Ước lượng tham số

Ước lượng điểm


5.1. Muốn ước lượng điểm doanh thu trung bình của một cửa hàng ta làm thế nào?
5.2. Muốn ước lượng điểm phương sai của giá bán lẻ của một loại hàng hóa ta làm thế nào?
5.3. Muốn ước lượng điểm tỉ lệ phế phẩm của một lô hàng hóa ta làm thế nào?
5.4. Cân thử 50 gói hàng do một máy đóng gói tự động đóng được kết quả:

Trọng lượng(gam) 496 497 498 499 500


Số gói 6 10 20 9 5

Hãy dùng phương pháp ước lượng điểm để ước lượng trọng lượng trung bình và phương sai của
trọng lượng gói hàng do máy đóng.
5.5. Một hình tròn có bán kính ρ và diện tích là πρ2 . Như ta đã biết đo bán kính hình tròn là một
việc rất khó. Hai nhà thống kê đo bán kính của hình tròn này một cách độc lập và được kết quả là
X1 và X2 . Biết E(X1 ) = E(X2 ) = ρ.
X1 + X 2
a. r = có phải là ước lượng không chệch của ρ hay không?
2
b. πr2 có phải là ước lượng không chệch của πρ2 hay không?
π.X12 + π.X22
c. có phải là ước lượng không chệch của diện tích hình tròn hay không?
2
Gợi ý: Sử dụng công thức: V ar(X) = E(X 2 ) − E 2 (X).
5.6. Hai người cùng ước lượng một cách độc lập thời hạn sử dụng của một loại thuốc mới. Người
thứ nhất kiểm tra 25 gói và tính được thời hạn sử dụng trung bình là X 1 . Người thứ hai kiểm tra 100
gói và tính được thời hạn sử dụng trung bình là X 2 . Biết kết quả đo thời hạn sử dụng của mỗi gói
thuốc tương ứng của người thứ nhất và người thứ hai X1 , X2 đều là những ước lượng không chệch
của thời hạn sử dụng trung bình của loại thuốc trên. Và do người thứ nhất đo không cẩn thận bằng
9
người thứ hai nên V ar(X1 ) = V ar(X2 ).
4
a. Để kết hợp kết quả của hai người trên ta có thể đưa ra những ước lượng sau:
1 1
θ1 = X 1 + X 2
2 2
1 2
θ2 = X 1 + X 2
3 3
3 2
θ3 = X 1 + X 2
5 5
1 4
θ4 = X 1 + X 2
5 5

18
19

Trong các ước lượng trên, những ước lượng nào là ước lượng không chệch, ước lượng nào là
ước lượng tốt nhất?

b. Trong lớp các ước lượng sau: θ = α1 X 1 + α2 X 2 , tìm α1 và α2 để θ là ước lượng không chệch
có phương sai nhỏ nhất.

5.7. Để ước lượng E(X) = µ ta lấy mẫu ngẫu nhiên W = (X1 , X2 , . . . , Xn ). Với giá trị nào của
αi (i = 1, 2, . . . , n) thì: θ = α1 X1 + α2 X2 + . . . + αn Xn là ước lượng:

a. Không chệch của µ?

b. Tốt nhất của µ?

Gợi ý: Để giải câu b. dùng bất đẳng thức Bunhiacovski.

Ước lượng bằng khoảng tin cậy

Ước lượng kì vọng toán của ĐLNN


5.8. Chạy thử 9 lần một loại xe ôtô đua mới sản xuất tính được lượng xăng tiêu thụ trung bình
trên 100 km là 13,2 lít. Với độ tin cậy 99% hãy ước lượng lượng xăng tiêu thụ trung bình trên 100
km của loại xe trên. Biết lượng xăng tiêu thụ của xe trên 100 km là một ĐLNN tuân theo quy luật
phân phối chuẩn với độ lệch tiêu chuẩn là 2,5 lít.
5.9. Biết tuổi thọ của người dân là một ĐLNN phân phối chuẩn với độ lệch tiêu chuẩn là 2 năm.
Điều tra ngẫu nhiên 36 người thấy tuổi thọ trung bình của mỗi người là 76 năm. Với độ tin cậy 95%
hãy ước lượng tuổi thọ trung bình tối đa của người dân.
5.10. Để ước lượng tiền gửi của khách hàng vào một ngân hàng, theo dõi 16 khách hàng và tính
được số tiền gửi trung bình của mỗi khách hàng là 25 triệu đồng. Với độ tin cậy 99% hãy ước lượng
số tiền gửi trung bình tối thiểu của khách hàng vào ngân hàng. Biết số tiền gửi của khách hàng vào
ngân hàng là một ĐLNN phân phối chuẩn với độ lệch tiêu chuẩn là 10 triệu đồng.
5.11. Tuổi thọ bóng đèn nê-ông do nhà máy Điện Quang sản xuất là một ĐLNN phân phối chuẩn
với độ lệch tiêu chuẩn là 60 giờ. Kiểm tra ngẫu nhiên 16 bóng thấy tuổi thọ trung bình của mỗi bóng
là 4380 giờ. Với độ tin cậy 99% bằng khoảng tin cậy đối xứng hãy ước lượng tuổi thọ trung bình của
bóng đèn nê-ông do nhà máy sản xuất.
5.12. Để xác định số vốn vay ngân hàng trung bình của một trang trại người ta dùng phương pháp
điều tra chọn mẫu. Nếu yêu cầu sai lệch giữa trung bình mẫu và trung bình đám đông không vượt
quá 10 triệu đồng với độ tin cậy 95% thì cần điều tra bao nhiêu trang trại. Biết số vốn vay ngân
hàng của các trang trại là một ĐLNN phân phối chuẩn với độ lệch tiêu chuẩn là 35 triệu đồng.
5.13. Biết trọng lượng của các gói hàng do một máy tự động đóng là một ĐLNN phân phối chuẩn
với trọng lượng trung bình là 1000 gam và độ lệch tiêu chuẩn là 2 gam. Với độ tin cậy 95% có thể
nói gì về trọng lượng trung bình của 25 gói hàng lấy ra một cách ngẫu nhiên?
5.14. Thời gian cần thiết để sản xuất ra một loại sản phẩm là một ĐLNN phân phối chuẩn với kì
vọng toán là 12 phút và phương sai là 4 (phút)2 . Với độ tin cậy là bao nhiêu để có thể nói rằng thời
gian trung bình để sản xuất ra 25 sản phẩm nằm trong khoảng từ 11 phút đến 13 phút?
5.15. Khám sức khỏe ngẫu nhiên cho 49 sinh viên năm thứ nhất, thấy chiều cao trung bình của
mỗi sinh viên là 172 cm và phương sai mẫu điều chỉnh về chiều cao là 100 (cm)2 . Với độ tin cậy 95%
bằng khoảng tin cậy đối xứng hãy ước lượng chiều cao trung bình của sinh viên năm thứ nhất.
5.16. Một sinh viên theo dõi 36 lần thời gian đi từ nhà mình đến trường và tính được thời gian
trung bình cho một lần là 35 phút, phương sai mẫu điều chỉnh là 25 (phút)2 . Nếu nói rằng thời gian
trung bình cần thiết để đi từ nhà đến trường nằm trong khoảng từ 33 phút đến 37 phút thì độ tin
cậy đạt được là bao nhiêu?
20

5.17. Cân khám sức khỏe cho 40 sinh viên năm thứ nhất trường ĐHTM tính được độ lệch tiêu
chuẩn mẫu điều chỉnh về trọng lượng là 10 kg. Để bảo đảm khi ước lượng trọng lượng trung bình
của toàn bộ số sinh viên năm thứ nhất của trường với độ tin cậy 99% và sai số không vượt quá 2 kg
thì cần cân ngẫu nhiên thêm bao nhiêu sinh viên nữa?
5.18. Theo dõi 100 doanh nghiệp tư nhân, thấy vốn điều lệ đăng ký trung bình là 1200 triệu đồng
và độ lệch tiêu chuẩn mẫu điều chỉnh về vốn điều lệ đăng ký là 80 triệu đồng. Với độ tin cậy 95%
hãy ước lượng vốn điều lệ đăng ký trung bình tối thiểu của các doanh nghiệp tư nhân.
5.19. Theo dõi 36 công nhân cùng sản xuất ra một loại sản phẩm và thu được bảng số liệu thống
kê về thời gian cần thiết (đơn vị phút) sản xuất ra một sản phẩm như sau:

Thời gian sản xuất một sản phẩm 9 10 11 12


Số công nhân 3 9 20 4

Với độ tin cậy 99% hãy ước lượng thời gian trung bình tối đa cần thiết để sản xuất ra một sản
phẩm loại trên.
5.20. Điều tra ngẫu nhiên 16 ngày liên tiếp thấy doanh thu trung bình một ngày của một cửa hàng
là 35 triệu đồng và độ lệch tiêu chuẩn mẫu điều chỉnh là 3 triệu đồng. Với độ tin cậy 90% hãy ước
lượng doanh thu trung bình một ngày của cửa hàng nói trên. Biết doanh thu một ngày của cửa hàng
là một ĐLNN phân phối chuẩn.
5.21. Theo dõi ngẫu nhiên doanh số bán ra trong 9 ngày của một cửa hàng bán bia hơi ở Hà Nội
thu được kết quả (đơn vị triệu đồng):

130 150 140 180 100 120 110 120 90

Với độ tin cậy 90% hãy ước lượng doanh số trung bình một ngày của cửa hàng. Biết doanh số
bán ra một ngày của cửa hàng là một ĐLNN phân phối theo quy luật chuẩn.
5.22. Theo dõi 16 ngày hoạt động của một chi nhánh của ngân hàng Ngoại thương thấy lượng tiền
giao dịch trung bình một ngày là 102 tỷ đồng và độ lệch tiêu chuẩn mẫu điều chỉnh về lượng tiền
giao dịch là 20 tỷ đồng. Với độ tin cậy 99% hãy ước lượng lượng tiền giao dịch trung bình tối đa
trong một ngày của chi nhánh. Biết lượng tiền giao dịch trong một ngày là một ĐLNN phân phối
theo quy luật chuẩn.
5.23. Thống kê 10 bệnh nhân ghép thận thấy thời gian sống thêm trung bình của mỗi người là 10
năm và độ lệch tiêu chuẩn mẫu điều chỉnh là 5 tháng. Để đảm bảo khi ước lượng thời gian sống thêm
trung bình sau khi ghép thận đạt độ tin cậy 0,95 và sai số không vượt quá 2 tháng thì cần theo dõi
thêm bao nhiêu bệnh nhân? Biết thời gian sống thêm sau khi ghép thận là một ĐLNN phân phối
theo quy luật chuẩn.
5.24. Theo dõi ngẫu nhiên 25 hộ ở Hà Nội được bảng số liệu về tiền tiêu thụ điện trong một tháng
(đơn vị nghìn đồng) như sau:

Tiền tiêu thụ điện 170 180 190 200 210 220 230
Số hộ 1 3 4 5 6 4 2

Nếu lấy mẫu trên để ước lượng số tiền tiêu thụ điện trung bình của một hộ ở Hà Nội:
a. Với độ tin cậy 95% thì sai số gặp phải là bao nhiêu?

b. Với yêu cầu sai số khi ước lượng không vượt quá 10 nghìn đồng, thì độ tin cậy đạt được là bao
nhiêu?
Biết số tiền tiêu thụ điện của một hộ dân ở Hà Nội là một ĐLNN phân phối theo quy luật chuẩn.
21

Số tiền 400 - 420 420 - 440 440 - 460 460 - 480 480 - 500
Số sinh viên 2 5 7 5 1

5.25. Phỏng vấn 20 sinh viên về số tiền chi tiêu trong một tháng được kết quả (đơn vị nghìn đồng):
Dựa vào mẫu trên với độ tin cậy 99% hãy ước lượng số tiền chi tiêu trung bình tối thiểu của một
sinh viên trong một tháng. Biết số tiền chi tiêu trong một tháng của sinh viên là một ĐLNN phân
phối theo quy luật chuẩn.
5.26. Trọng lượng của các gói hàng do một máy tự động đóng là một ĐLNN phân phối theo quy
luật chuẩn. Cân ngẫu nhiên 9 gói do máy đóng và tính được trọng lượng trung bình của mỗi gói là
498 gam và độ lệch tiêu chuẩn mẫu điều chỉnh về trọng lượng là 6 gam. Với độ tin cậy 99% hãy ước
lượng trọng lượng trung bình tối đa của gói hàng do máy đóng.
5.27. Đo chiều dài của 100 ống tuýp do một xí nghiệp sản suất được kết quả:

Chiều dài (cm) 178 179 180 181 182


Số ống 12 18 35 20 15

Với độ tin cậy 95% hãy ước lượng chiều dài trung bình tối đa của loại ống tuýp đó. Biết chiều
dài của ống tuýp có phân phối chuẩn.
5.28. Điều tra mức thu nhập (đơn vị triệu đồng/tháng) của 46 công nhân một ngành cơ khí được
bảng số liệu:

Mức thu nhập 2,6 2,8 3,0 3,2 3,4


Số công nhân 5 8 10 9 14

Với độ tin cậy 99% hãy ước lượng mức thu nhập hàng tháng trung bình của công nhân ngành cơ
khí nói trên.
5.29. Theo dõi 16 động cơ thuộc cùng một loại được bảng số liệu thống kê về mức tiêu thụ nhiên
liệu:

Mức tiêu thụ nhiên liệu (lít) 5,8 5,9 6,0 6,1
Số động cơ 2 5 6 3

Hãy ước lượng mức tiêu thụ nhiên liệu tối thiểu của loại động cơ này với độ tin cậy 0,95. Biết
mức tiêu thụ nhiên liệu tuân theo quy luật phân phối chuẩn.

Ước lượng tỉ lệ
5.30. Kiểm tra ngẫu nhiên 200 sản phẩm của một lô hàng thấy có 6 phế phẩm. Bằng khoảng tin
cậy đối xứng, với độ tin cậy 95% hãy ước lượng tỉ lệ phế phẩm của cả lô hàng.
5.31. Điều tra ngẫu nhiên 100 sinh viên của một trường đại học thấy có 13 sinh viên có hoàn cảnh
khó khăn về kinh tế. Với độ tin cậy 90% hãy ước lượng số sinh viên có hoàn cảnh khó khăn về kinh
tế của toàn trường. Biết toàn trường có tất cả 10000 sinh viên.
5.32. Điều tra 50 cơ sở giết mổ gia súc tư nhân ở Hà Nội thấy có 22 cơ sở không đạt tiêu chuẩn vệ
sinh. Với độ tin cậy 0,99 hãy ước lượng tỉ lệ tối đa các cơ sở giết mổ gia súc tư nhân không đạt tiêu
chuẩn vệ sinh ở Hà Nội.
5.33. Để nghiên cứu bệnh béo phì, người ta điều tra ngẫu nhiên 100 người có bố hoặc mẹ mắc bệnh
béo phì thì thấy có 52 người mắc căn bệnh này. Với độ tin cậy 98% hãy ước lượng tỉ lệ người mắc
bệnh béo phì tối thiểu khi có bố hoặc mẹ mắc căn bệnh này.
22

5.34. Điều tra ngẫu nhiên 500 bệnh nhân nhập viện thì thấy có 11 người là do dùng sai thuốc. Với
độ tin cậy 0,95 hãy ước lượng tỉ lệ bệnh nhân phải nhập viện do dùng sai thuốc.
5.35. Nếu nói rằng tỉ lệ các bản án dân sự được thi hành triệt để chỉ nằm trong khoảng từ 14%
đến 26% thì độ tin cậy đạt bao nhiêu? Biết rằng khi điều tra tình hình thi hành 200 bản án dân sự
thì chỉ thấy có 40 bản án được thi hành triệt để.
5.36. Biết tỉ lệ phế phẩm do một máy tự động sản xuất ra là 5%. Với độ tin cậy 99% có thể nói
gì về số phế phẩm có trong 200 sản phẩm được lấy ra một cách ngẫu nhiên từ số sản phẩm do máy
sản xuất ra.
5.37. Để hoạch định chính sách kinh doanh trong những năm tới, công ty Toyota Việt Nam đã
phỏng vấn 4000 người thì thấy có 120 người có ô tô, trong đó có 35 người có ô tô mang nhãn hiệu
Toyota Việt Nam. Với độ tin cậy 99% hãy ước lượng số ô tô đang lưu hành trong toàn quốc. Biết
công ty Toyota Việt Nam đã bán được tất cả là 380000 xe trên thị trường nội địa. Giả sử mỗi người
chỉ có nhiều nhất là một xe ô tô.
5.38. Trong 100 xí nghiệp được điều tra thấy có 70 xí nghiệp nộp thuế đúng thời hạn. Nếu lấy mẫu
trên để ước lượng tỉ lệ xí nghiệp nộp thuế đúng thời hạn với độ tin cậy 95% thì sai số gặp phải là
bao nhiêu?
5.39. Để ước lượng tỉ lệ phế phẩm của một lô hàng đạt độ tin cậy 99% và sai số không vượt quá
0,05 thì cần kiểm tra bao nhiêu sản phẩm?
5.40. Điều tra ngẫu nhiên 100 sinh viên nam của một trường đại học thấy có 12 người hút thuốc
lá. Để đảm bảo khi ước lượng tỉ lệ sinh viên nam hút thuốc lá trong toàn trường đạt độ tin cậy 95%
và sai số không vượt quá 2, 5% thì cần điều tra một mẫu gồm bao nhiêu sinh viên nam?
5.41. Tỉ lệ sản phẩm loại hai của một lô hàng là 15%. Muốn ước lượng tỉ lệ sản phẩm loại hai đạt
độ tin cậy 99% và sai số không vượt quá 5% thì cần lấy một mẫu gồm bao nhiêu sản phẩm?
5.42. Biết tỷ lệ sản phẩm loại hai của một lô hàng là 10%. Với độ tin cậy 95% hãy ước lượng số
sản phẩm loại hai tối đa có trong 120 sản phẩm lấy ra một cách ngẫu nhiên.
5.43. Phỏng vấn ngẫu nhiên 200 sinh viên năm cuối của một trường đại học thì thấy có 65 người
đã hoặc đang học ở các trung tâm ngoại ngữ. Với độ tin cậy 0, 99 hãy ước lượng số người tối thiểu
đã hoặc đang theo học ở các trung tâm ngoại ngữ trong số các sinh viên năm cuối của trường. Biết
số lượng sinh viên năm cuối của trường là 2570 người.
5.44. Biết tỷ lệ người nhiễm vi rút viêm gan B ở một vùng là 17%. Với độ tin cậy 99% hãy ước
lượng số người tối thiểu nhiễm loại vi rút này có trong 200 người trong vùng được điều tra một cách
ngẫu nhiên.

Ước lượng phương sai của ĐLNN phân phối chuẩn


5.45. Theo dõi giá cổ phiếu của TMS (Công ty cổ phần kho vận giao nhận ngoại thương TP.HCM
- Transimex Saigon) trong 16 phiên giao dịch liên tiếp thấy phương sai mẫu điều chỉnh của giá cổ
phiếu là 500 (đồng)2 . Với độ tin cậy 95% hãy ước lượng phương sai của giá cổ phiếu của TMS. Biết
giá cổ phiếu của TMS là một ĐLNN phân phối theo quy luật chuẩn.
5.46. Báo "Đầu tư - Chứng khoán" ra ngày 25 tháng 8 năm 2000 đưa ra danh sách gồm 23 công
ty cổ phần với số vốn điều lệ (đơn vị: triệu đồng) tương ứng như sau:

3000 3000 1605 8200 14000 20000 12500 5000


4000 5507 3131 25000 2346 2800 48000 7000
1800 1932 15000 525 6534 3887 5262

Với độ tin cậy 0,99 hãy ước lượng phương sai tối đa của vốn điều lệ của các công ty cổ phần. Biết
vốn điều lệ của các công ty cổ phần là một ĐLNN phân phối theo quy luật chuẩn.
23

5.47. Thống kê năng suất của một giống lúa mới trên 10 thửa ruộng thí nghiệm và tính được
phương sai mẫu điều chỉnh về năng suất trên một hécta là 2500 (kg)2 . Với độ tin cậy 0, 95 hãy ước
lượng phương sai tối thiểu của năng suất loại lúa trên. Biết năng suất lúa là một ĐLNN phân phối
theo quy luật chuẩn.
5.48. Kiểm tra ngẫu nhiên 20 chi tiết máy do một máy tự động sản xuất và tính được phương sai
mẫu điều chỉnh về chiều dài là 0,21 (cm)2 . Với độ tin cậy 0,99 hãy ước lượng phương sai về chiều dài
của chi tiết máy do máy sản xuất. Biết chiều dài của trục máy do máy sản xuất là một ĐLNN phân
phối theo quy luật chuẩn.
5.49. Biết thời gian đi từ nhà đến cơ quan của một người là một ĐLNN phân phối chuẩn. Người
đó thống kê 30 lần thời gian đi từ nhà đến cơ quan và được bảng số liệu

Thời gian (phút) 40 42 44 46 48


Số lần 2 7 11 9 1

Với độ tin cậy 95% hãy ước lượng độ phân tán của thời gian đi từ nhà đến cơ quan của người đó.
5.50. Đo chiều cao của 15 thanh niên đến tuổi trưởng thành được dãy số liệu thống kê (đơn vị cm):

168 165 172 180 175 159 178 176 169 163 165 162 170 178 173

Hãy ước lượng độ phân tán về chiều cao của thanh niên đến tuổi trưởng thành với độ tin cậy
0, 99. Biết chiều cao của thanh niên đến tuổi trưởng thành có phân phối chuẩn.
5.51. Cân 20 con gà được nuôi trong một trại được bảng số liệu:

Trọng lượng (kg) 1,8 1,9 2,0 2,1


Số con gà được cân 2 8 7 3

Với độ tin cậy 99% hãy ước lượng độ phân tán tối thiểu của trọng lượng của các con gà nuôi
trong trại đó. Biết trọng lượng của các con gà nuôi trong trại tuân theo quy luật phân phối chuẩn.
5.52. Theo dõi thời gian hoàn thành một loại sản phẩm được kết quả:

Thời gian hoàn thành (phút) 12 13 14 15


Số sản phẩm tương ứng 3 8 9 5

Với độ tin cậy 0,95 hãy ước lượng độ phân tán tối đa của thời gian hoàn thành sản phẩm. Biết
thời gian hoàn thành sản phẩm tuân theo quy luật chuẩn.
Chương 6

Kiểm định giả thuyết thống kê

6.1. Trước khi thay đổi trang thiết bị, tiền lãi trung bình mỗi ngày của một cửa hàng là 20 triệu
đồng. Sau khi thay đổi trang thiết bị, theo dõi 16 ngày liên tiếp thấy tiền lãi trung bình của mỗi
ngày là 20,3 triệu đồng.
a. Với mức ý nghĩa 0,05 có thể cho rằng sau khi thay đổi trang thiết bị tiền lãi trung bình đã
thay đổi hay không?

b. Tìm P-giá trị và kết luận với mức ý nghĩa 0,05.


Biết tiền lãi mỗi ngày của cửa hàng là một ĐLNN phân phối chuẩn với độ lệch tiêu chuẩn là 0,6
triệu đồng.
6.2. Theo dõi 25 bệnh nhân mắc bệnh ung thư gan thấy thời gian trung bình từ khi phát hiện ra
bệnh đến khi chết kéo dài 49 tháng.
a. Với mức ý nghĩa 0,05 có thể nói rằng thời gian trung bình từ khi phát hiện ra bệnh đến khi
chết kéo dài hơn 4 năm hay không?

b. Tìm P-giá trị và kết luận.


Biết thời gian từ khi phát hiện ra bệnh ung thư gan đến khi chết của bệnh nhân là một ĐLNN phân
phối chuẩn với độ lệch tiêu chuẩn là 4 tháng.
6.3. Cân thử lượng ga trong 9 bình được kết quả: 11,8kg; 11,7kg; 11,6kg; 11,4kg; 11,5kg; 11,6kg;
11,8kg; 11,4kg; 11,5kg.
a. Với mức ý nghĩa 0,01 có thể kết luận rằng trọng lượng trung bình của mỗi bình ga là nhỏ hơn
12kg hay không?

b. Tìm P-giá trị và kết luận.


Biết trọng lượng ga trong mỗi bình là ĐLNN phân phối theo quy luật chuẩn với độ lệch tiêu chuẩn
là 0,15kg.
6.4. Trước khi thay đổi nhân viên phục vụ, trung bình mỗi khách hàng vào cửa hàng ăn uống A
tiêu hết 80 nghìn đồng. Sau khi thay đổi nhân viên phục vụ, theo dõi 100 khách vào cửa hàng thấy
mức tiêu trung bình của mỗi người là 78 nghìn đồng và độ lệch tiêu chuẩn mẫu điều chỉnh là 16
nghìn đồng. Với mức ý nghĩa 0,05 có thể nói rằng do thay đổi nhân viên phục vụ nên số tiền chi tiêu
trung bình của mỗi khách hàng một lần vào cửa hàng đã thay đổi hay không?
6.5. Theo dõi thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm cùng loại của 49 công nhân
được kết quả:
Với mức ý nghĩa 0,05 có thể nói rằng thời gian trung bình cần thiết để sản xuất ra một đơn vị
sản phẩm là ít hơn 15 phút hay không?

24
25

Thời gian (phút) 13 14 15 16


Số công nhân 8 13 18 10

6.6. Thống kê doanh thu 36 ngày liên tiếp của một cửa hàng và tính được doanh thu trung bình
của một ngày là 63 triệu đồng và độ lệch tiêu chuẩn mẫu điều chỉnh là 9 triệu đồng. Với mức ý nghĩa
0,05 có thể nói rằng doanh thu trung bình trong một ngày của cửa hàng là lớn hơn 60 triệu đồng
hay không?
6.7. Năng suất của một giống lúa là một ĐLNN phân phối theo quy luật chuẩn. Thống kê năng
suất lúa ở 9 thửa ruộng tính được năng suất trung bình là 61 tạ trên một héc ta và độ lệch tiêu
chuẩn mẫu điều chỉnh là 1, 6129 tạ.
(
H0 : µ = 60
a. Với mức ý nghĩa 0, 05 hãy kiểm định giả thuyết
H1 : µ ̸= 60

b. Tìm P - giá trị và kết luận.


6.8. Điều tra giá bán lẻ thịt lợn ở 9 cửa hàng thấy giá trung bình 1 kg là 53500 đồng và độ lệch
tiêu chuẩn mẫu điều chỉnh là 517,9558 đồng.
a. Với mức ý nghĩa 0,05 có thể kết luận rằng giá thịt lợn cao hơn so với cùng kì tháng trước hay
không?
b. Tìm P - giá trị và kết luận.
Biết giá bán thịt lợn là một ĐLNN phân phối theo quy luật chuẩn và giá cùng kì tháng trước là
53000 đồng.
6.9. Chiều dài các trục máy do một máy tự động sản xuất là một ĐLNN phân phối chuẩn với chiều
dài thiết kế là 25 cm. Kiểm tra ngẫu nhiên 16 trục do máy sản xuất thấy chiều dài trung bình mỗi
trục là 24,8 cm và độ lệch tiêu chuẩn mẫu điều chỉnh về chiều dài là 0,2143 cm. Có ý kiến cho rằng
máy có sự cố đã làm giảm chiều dài trung bình của các trục máy.
a. Với mức ý nghĩa 0,01 hãy kết luận về vấn đề trên.
b. Hãy dùng P -giá trị để kết luận.
6.10. Kiểm tra 9 ngày liên tiếp lượng thịt lợn không qua kiểm dịch bán tại một chợ và tính được
x = 1, 2 tạ và s′ = 0, 1 tạ. Với mức ý nghĩa 0,1 có thể nói rằng lượng thịt lợn không qua kiểm dịch
trung bình được bán tại chợ nhiều hơn 1 tạ hay không? Biết lượng thịt lợn không qua kiểm dịch
được bán tại chợ là một ĐLNN phân phối theo quy luật chuẩn.
6.11. Tình hình ô nhiễm môi trường ở các làng nghề ở nước ta đang ở mức báo động. Trong một
bài báo đăng trong trang nhất của báo Hà Nội Mới ra ngày 21 tháng 04 năm 2009 có viết: Do ô
nhiễm môi trường nên tuổi thọ trung bình của người dân ở các làng nghề bị giảm 10 năm so với tuổi
thọ trung bình của người dân trong cả nước. Điều tra ngẫu nhiên 100 người ở các làng nghề trong
cả nước được bảng số liệu:
Tuổi thọ (năm) 45 – 55 55 – 60 60 - 65 65 – 70 70 - 90
Số người 10 24 36 20 10

Dựa vào số liệu điều tra trên, với mức ý nghĩa 5% có thể nói tác giả của bài báo đã đánh giá vấn
đề trầm trọng hơn sự thật hay không? Biết tuổi thọ trung bình của người dân trong cả nước là 70
tuổi.
6.12. Theo dõi trọng lượng của 25 trẻ sơ sinh ở một địa phương được bảng phân phối mẫu:

Trọng lượng (kg) 2,8 – 2,9 2,9 – 3,0 3,0 – 3,1 3,1 – 3,2 3,2 – 3,3
Số trẻ 3 6 9 5 2

Với mức ý nghĩa 5% có thể nói trọng của trẻ sơ sinh ở địa phương nói trên thấp hơn trọng lượng
trung bình của trẻ sơ sinh trong toàn quốc là 3,2kg hay không? Biết trọng lượng của trẻ sơ sinh có
phân phối chuẩn.
26

6.13. Tuổi thọ trung bình của một loại sản phẩm theo thiết kế là 5 năm. Người ta cho rằng tuổi
thọ trung bình của sản phẩm đã thay đổi. Điều tra 36 sản phẩm được kết quả:

Tuổi thọ (tháng) 57 58 59 60 61


Số sản phẩm 2 8 10 12 4

Với mức ý nghĩa 0,05 hãy cho kết luận về vấn đề trên. Biết tuổi thọ của sản phẩm là một ĐLNN
phân phối chuẩn.
Kiểm định giả thuyết về tỉ lệ của đám đông
6.14. Tỉ lệ sản phẩm loại hai của một nhà máy theo quy định là 10%. Kiểm tra ngẫu nhiên 100
sản phẩm của nhà máy thấy có 18 sản phẩm loại hai. Với mức ý nghĩa 0,05 hãy cho kết luận xem tỉ
lệ quy định trên có còn phù hợp hay không?
6.15. Theo báo cáo của một tỉnh thì 6% số người bị nhiễm chất độc màu da cam được hưởng trợ
cấp của nhà nước. Nghi ngờ tỉ lệ báo cáo trên cao hơn so với thực tế. Điều tra ngẫu nhiên 200 người
thì thấy có 10 người được hưởng trợ cấp của nhà nước. Với mức ý nghĩa 1% hãy cho kết luận về điều
nghi ngờ trên.
6.16. Theo báo cáo của cơ quan vệ sinh dịch tễ thì 20% cơ sở sản xuất nước khoáng không đảm
bảo chất lượng sản phẩm. Có ý kiến cho rằng tỉ lệ trên thấp hơn so với thực tế. Kiểm tra ngẫu nhiên
100 cơ sở sản xuất nước khoáng thì thấy có 30 cơ sở chưa đảm bảo chất lượng sản phẩm. Với mức ý
nghĩa 5% hãy kết luận xem ý kiến trên có xác đáng hay không?
6.17. Theo báo cáo của cơ quan y tế thì sau khi cai nghiện ma túy có tới 95% số người tái nghiện.
Để kiểm tra lại, người ta theo dõi 250 người sau khi cai nghiện thấy có 238 người tái nghiện. Với
mức ý nghĩa 0,05 có thể nói con số trong báo cáo trên là hợp lý hay không?

6.18. Ngày 15/01/2002 tác giả của một bài báo viết: Ở Việt Nam có tới 90% các doanh nghiệp
chưa quan tâm đến thương mại điện tử. Có ý kiến cho rằng tỉ lệ trên thấp hơn so với thực tế. Để
kiểm tra lại, người ta điều tra 120 doanh nghiệp thấy có 115 doanh nghiệp chưa quan tâm tới lĩnh
vực này. Với mức ý nghĩa 0,05 hãy cho nhận định về vấn đề trên.
6.19. Điều tra 200 phụ nữ Mỹ mang thai, thấy có 30 người hút thuốc lá. Với mức ý nghĩa 0,05 có
thể nói 10% số phụ nữ Mỹ mang thai hút thuốc lá hay không?
6.20. Điều tra 300 học sinh phổ thông trung học ở Hà Nội thấy có 66 em bị cận thị. Với mức ý
nghĩa 1% có thể nói rằng tỉ lệ học sinh phổ thông trung học cơ sở ở Hà Nội bị cận thị nhỏ hơn 25%
hay không?
6.21. Hiện nay ở Việt Nam tỉ lệ người có máy tính cá nhân là 1%. Điều tra 1500 người ở một thành
phố thấy có 20 có máy tính cá nhân. Với mức ý nghĩa 1% có thể nói rằng tỉ lệ người có máy tính cá
nhân ở thành phố này cao hơn mức chung của toàn quốc hay không?
6.22. Tỉ lệ sản phẩm loại II của một lô hàng theo thông báo là 15%. Nghi ngờ tỉ lệ này có khả năng
cao hơn. Kiểm tra ngẫu nhiên 100 sản phẩm thấy có 25 sản phẩm loại II. Với mức ý nghĩa 0,01 hãy
cho kết luận về điều nghi ngờ trên.
6.23. Năm vừa qua tỉ lệ sinh viên khá giỏi của một trường là 55%. Có ý kiến cho rằng tỉ lệ học
sinh khá giỏi năm nay giảm xuống. Để kiểm tra lại, người ta điều tra ngẫu nhiên 100 sinh viên của
trường thấy có 48 sinh viên khá giỏi. Với mức ý nghĩa 0,05 có thể cho ý kiến trên là đúng hay không?
6.24. Theo báo cáo của cơ quan Y tế thì tỷ lệ người bị mắc bệnh về mắt ở một địa phương là 8%.
Để kiểm tra lại, người ta điều tra ngẫu nhiên 250 người ở địa phương nói trên và thấy có 22 người
mắc bệnh về mắt. Với mức ý nghĩa 1% có thể nói con số đưa ra của cơ quan Y tế là chính xác hay
không?
27

6.25. Trong báo cáo kiểm định chất lượng của một trường đại học thì 70% số sinh viên sau khi
tốt nghiệp của trường tìm ngay được việc làm đúng chuyên môn. Đoàn đánh giá ngoài đã điều tra
ngẫu nhiên 200 sinh viên của trường sau khi tốt nghiệp và thấy có 125 người tìm được việc làm đúng
chuyên môn ngay sau khi tốt nghiệp. Với mức ý nghĩa 5% có thể nói con số trong báo cáo trên cao
hơn thực tế hay không?
6.26. Điều tra 150 hộ dân ở một địa phương thấy có 18 hộ thuộc diện nghèo. Với mức ý nghĩa 0,05
có thể nói tỷ lệ hộ nghèo ở địa phương nói trên là lớn hơn 10% hay không?

Kiểm định giả thuyết về phương sai của ĐLNN phân phối chuẩn
6.27. Thống kê năng suất của một loại giống lúa ở 16 địa phương và tính được phương sai mẫu
điều chỉnh là 2, 8489 (tạ/ha)2 .

a. Với mức ý nghĩa 0,05 hãy kiểm định giả thuyết H0 : σ 2 = 5 (tạ)2 với đối thuyết H1 : σ 2 ̸= 5
(tạ)2 .

b. Tìm P - giá trị và kết luận.

Biết năng suất lúa là một ĐLNN phân phối chuẩn.


6.28. Giá cổ phiếu của REE (Công ty cơ điện lạnh) là một ĐLNN phân phối chuẩn. Theo dõi 10
phiên giao dịch liên tiếp và tính được phương sai mẫu điều chỉnh về giá cổ phiếu của REE là 11566
(đồng)2 .

a. Với mức ý nghĩa 0,01 có thể nói: phương sai của giá cổ phiếu của REE là nhỏ hơn 60000 (đồng)2
hay không?

b. Tìm P - giá trị và kết luận.

6.29. Tuổi thọ của một loại linh kiện điện tử là một ĐLNN phân phối chuẩn. Kiểm tra ngẫu nhiên
13 chi tiết và tính được phương sai mẫu điều chỉnh về tuổi thọ là 23186 (giờ)2 .

a. Với mức ý nghĩa 0,05 có thể nói rằng phương sai của tuổi thọ của loại linh kiện điện tử này
lớn hơn 15000 (giờ)2 hay không?

b. Tìm P - giá trị và kết luận.

6.30. Mức thu nhập hàng tháng của cán bộ, nhân viên ngành Thương mại là một ĐLNN phân phối
chuẩn. Theo dõi ngẫu nhiên 100 người làm việc trong nghành Thương mại và tính được phương sai
mẫu điều chỉnh về mức thu nhập hàng tháng là 7464 (nghìn đồng)2 . Với mức ý nghĩa 5% hãy cho
kết luận về ý kiến cho rằng phương sai của mức thu nhập hàng tháng của cán bộ, nhân viên ngành
Thương mại là nhỏ hơn 10000 (nghìn đồng)2
6.31. Một máy đóng gói tự động được coi là hoạt động bình thường nếu phương sai về trọng lượng
của các gói hàng do máy đóng không vượt quá 100 (gam)2 . Cân ngẫu nhiên 15 gói hàng do máy đóng
và tính được phương sai mẫu điều chỉnh là 180 (gam)2 . Với mức ý nghĩa 5% có thể nói máy vẫn hoạt
động bình thường hay không? Biết trọng lượng của các gói hàng do máy đóng là một ĐLNN phân
phối chuẩn.
6.32. Điều tra mức chi tiêu hàng tháng của 30 sinh viên và tính được phương sai mẫu điều chỉnh
là 900 (nghìn đồng)2 . Với mức ý nghĩa 5% có thể cho rằng phương sai về mức chi tiêu của sinh viên
là 1000 (nghìn đồng)2 hay không? Biết mức chi tiêu hàng tháng của sinh viên là một ĐLNN phân
phối chuẩn.
6.33. Thời gian bán hết một lô hàng là một ĐLNN phân phối chuẩn. Thống kê thời gian bán hết
hàng của 15 lô riêng biệt và tính được phương sai mẫu điều chỉnh là 45 (ngày)2 . Với mức ý nghĩa
0,1 hãy kiểm định giả thuyết H0 : σ 2 = 50(ngày)2 với đối thuyết H1 : σ 2 < 50 (ngày)2 .
28

6.34. Giá cổ phiếu của một công ty được coi là ổn định nếu phương sai của giá khớp lệnh nhỏ hơn
hoặc bằng 50 (nghìn đồng)2 . Theo dõi 12 phiên giao dịch liên tiếp thấy phương sai mẫu điều chỉnh
của giá khớp lệnh của HAP (Công ty giấy Hải Phòng) là 95 (nghìn đồng)2 . Với mức ý nghĩa 0,05 có
thể nói giá cổ phiếu của HAP là ổn định hay không? Giả sử giá cố phiếu của công ty là một ĐLNN
phân phối chuẩn.
6.35. Phương sai của sai số của một phép đo theo công nghệ cũ là 100 (cm)2 . Có thể nói : sau khi
áp dụng công nghệ mới độ chính xác của phép đo tăng lên hay không? Nếu đo 15 lần theo công nghệ
mới và tính được phương sai mẫu điều chỉnh của sai số là 80 (cm)2 . Với mức ý nghĩa 0,01 hãy kết
luận về ý kiến trên. Biết sai số của một phép đo là một ĐLNN phân phối chuẩn.
6.36. Chiều dài của chi tiết được gia công trên một máy tự động là một ĐLNN phân phối chuẩn
với độ lệch tiêu chuẩn thiết kế là 0,1 mm. Để kiểm tra lại độ chính xác của máy sau một thời gian
làm việc, người ta đo 30 chi tiết được bảng số liệu:

Chiều dài của chi tiết (mm) 199,8 199,9 200,0 200,1 200,2
Số chi tiết 3 6 9 8 4

Với mức ý nghĩa 1% có thể nói độ chính xác của máy đã bị giảm sút hay không?
6.37. Trọng lượng của một loại sản phẩm là một ĐLNN phân phối chuẩn với độ lệch tiêu chuẩn
theo quy định là 2 gam. Nghi ngờ độ đồng đều của trọng lượng của sản phẩm bị giảm sút, người ta
cân thử ngẫu nhiên 22 sản phẩm và thu được bảng số liệu:

Trọng lượng (gam) 992 994 996 998 1000


Số sản phẩm 1 7 8 4 2

Với mức ý nghĩa 1% hãy cho kết luận về điều nghi ngờ trên.
6.38. Phương sai về trọng lượng của gói hàng được đóng gói bằng dây chuyền cũ là 1, 5(gam)2 . Cân
ngẫu nhiên 25 gói hàng được đóng gói bằng dây chuyền mới được bảng số liệu:
Trọng lượng (gam) 474 475 476 477 478
Số sản phẩm 2 7 10 5 1

Với mức ý nghĩa 0,05 có thể nói độ đồng đều của các gói hàng được đóng gói bằng dây chuyền
mới đã được tăng lên hay không? Biết trọng lượng của các gói hàng được đóng gói có phân phối
chuẩn.
6.39. Theo dõi vận động viên A nhảy cao 20 lần và thu được kết quả

Chiều cao (cm) 231 232 233 234 235


Số lần nhảy 2 5 8 4 1

Với mức ý nghĩa 0,01 có thể nói thành tích nhảy cao của vận động viên A ổn định hơn của vận
động viên B hay không? Biết thành tích nhảy cao của vận động viên A có phân phối chuẩn và phương
sai về chiều cao mỗi lần nhảy của vận động viên B là 2(cm)2 .

You might also like