Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

VẤN ĐỀ ÔN TẬP HỌC PHẦN TRIẾT HỌC

PHẦN TỰ LUẬN
Chương 1:
1. Triết học là gì? Phân tích nguồn gốc ra đời của triết học.
2. Tại sao nói triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan. Ý nghĩa của
việc nghiên cứu triết học đối với bản thân.
3. Phân tích nội dung vấn đề cơ bản của triết học. Ý nghĩa của việc giải
quyết vấn đề này trong lịch sử triết học.
4. Phân biệt sự đối lập giữa hai phương pháp tư duy trong quá trình nhận
thức. Ý nghĩa thực tiễn của vấn đề này.
5. Các hình thức cơ bản của phép biện chứng. Vai trò của phép biện chứng
duy vật trong nhận thức khoa học và hoạt động thực tiễn.
6: Phân tích những điều kiện và tiền đề ra đời của triết học Mác-Lênin.
7: Tại sao nói sự ra đời của triết học Mác là một cuộc cách mạng có tính chất
bước ngoặt trong lịch sử triết học.
8: Vai trò của V.I. Lênin trong việc bảo vệ và phát triển triết học Mác. Vận
dụng vấn đề này vào đường lối đổi mới ở Việt Nam hiện nay.
9: Triết học Mác-Lênin là gì? Đối tượng của triết học Mác-Lênin; phân
biệt đối tượng của của triết học Mác-Lênin với đối tượng của các khoa học cụ
thể.
10. Chức năng của triết học Mác-Lênin. Ý nghĩa của vấn đề này đối với
nhận thức khoa học và thực tiễn xã hội hiện nay.
11: Vai trò của triết học Mác-Lênin trong đời sống xã hội và trong sự
nghiệp đổi mới ở Việt Nam
Chương 2:
12 (1). Quan niệm về vật chất của các nhà triết học duy vật trước Mác. Tại
sao nói quan niệm vật chất của Lênin là khoa học nhất.

13 (2). Điều kiện ra đời và nội dung định nghĩa vật chất của V.I.Lênin. Ý
nghĩa của nó đối với nhận thức khoa học.

14 (3). Định nghĩa của Ph Ăngghen về vận động và ý nghĩa của nó với
việc khắc phục các quan niệm sai lầm về vận động. Các hình thức vận động cơ
bản và ví dụ minh họa.

15 (4). Khái niệm ý thức. Phân tích nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã hội
của ý thức và ý nghĩa thực tiễn của vấn đề này. Tại sao nói sự phản ánh năng
động, sáng tạo là hình thức phản ánh cao nhất?

16 (5). Quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về bản chất của ý thức.
Tại sao nói ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan? Tại sao nói ý
thức xã hội là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội?

17 (6). Kết cấu của ý thức theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện
chứng. Tại sao tri thức giữ vai trò quyết định trong kết cấu đó?

18 (7). Thế nào là trí tuệ nhân tạo? Theo em, trong tương lai người máy có
thể thay thế toàn bộ hoạt động lao động của con người được không? Tại sao?

19 (8). Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức; ý nghĩa phương
pháp luận. Vận dụng bài học “đổi mới tư duy”; “tôn trọng hiện thực khách quan”
; “phát huy tính năng động chủ quan” vào hoạt động thực tiễn và bản thân sinh
viên.

9. Phân biệt biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan. Tại sao phép
biện chứng duy vật là hình thức phát triển cao nhất của phép biện chứng?

10. Nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Ý nghĩa phương pháp luận
và liên hệ với sự nghiệp đổi mới đất nước của Việt Nam hiện nay.

11. Nội dung nguyên lý về sự phát triển. Ý nghĩa phương pháp luận trong
công cuộc đổi mới ở Việt Nam.

12. Mối quan hệ biện chứng giữa cặp phạm trù cái chung và cái riêng. Ý
nghĩa phương pháp luận và liên hệ thực tiễn cuộc sống của sinh viên.

13. Mối quan hệ biện chứng giữa cặp phạm trù nguyên nhân, kết quả. Ý
nghĩa phương pháp luận và liên hệ thực tiễn cuộc sống của sinh viên.

14. Nội dung cơ bản của quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến
những sự thay đổi về chất và ngược lại. Ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ với
công cuộc đổi mới ở Việt Nam và quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên.

15. Nội dung cơ bản của quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt
đối lập. Ý n g h ĩ a p h ư ơ n g pháp luận và vận dụng quy luật vào thực tiễn và
đời sống của sinh viên.

16. Nội dung cơ bản quy luật phủ định của phủ định. Ý nghĩa phương pháp
luận và sự vận dụng vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay.

17. Khái niệm và các hình thức cơ bản của thực tiễn. Vai trò của thực tiễn
đối với nhận thức. Ý nghĩa phương pháp luận.

18. Nhận thức là gì? Những nguyên tắc cơ bản của nhận thức theo quan
điểm duy vật biện chứng. Các giai đoạn cơ bản của quá trình nhận thức.

19. Nguồn gốc và bản chất của nhận thức. Mối quan hệ giữa chủ thể và
khách thể của nhận thức. Ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ với quá trình học
tập, rèn luyện của sinh viên.

20. Nội dung quan điểm của V.Lênin về con đường biện chứng của sự
nhận thức chân lý. Vận dụng lý luận này trong học tập và nghiên cứu khoa học
của sinh viên.

Chương 3:

1. Khái niệm phương thức sản xuất. Vai trò của phương thức sản xuất đối
với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Vận dụng quy luật vào sự vận động và
phát triển của lịch sử nhân loại.

2. Sản xuất vật chất là gì? Tại sao sản xuất vật chất là cơ sở đối với sự tồn
tại và phát triển của xã hội. Ý nghĩa của lý luận này ở Việt Nam.

3. Khái niệm kết cấu của lực lượng sản xuất. Phân tích mối quan hệ biện
chứng giữa các yếu tố trong kết cấu đó, làm rõ vai trò của nhân tố con người; tư
liệu sản xuất; công cụ lao động; khoa học công nghệ và liên hệ với sự nghiệp đổi
mới ở Việt Nam.

4. Khái niệm và kết cấu quan hệ sản xuất. Phân tích mối quan hệ biện
chứng giữa các yếu tố trong kết cấu đó. Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam.

5. Nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất. Vận dụng lý luận này vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam.

6. Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội. Ý
nghĩa của lý luận này ở Việt Nam.

7. Khái niệm hình thái kinh tế - xã hội. Phân tích kết cấu của hình thái kinh
tế - xã hội. Ý nghĩa của nó với việc phát triển lực lượng sản xuất; đổi mới quan
hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng ở Việt Nam hiện nay.

8. Giá trị khoa học của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội. Tại sao nói sự
phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử - tự nhiên. Vận
dụng lý luận này vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.

9. Khái niệm giai cấp. Nguồn gốc và kết cấu của giai cấp. Liên hệ với vấn
đề giai cấp ở Việt Nam hiện nay.

10. Khái niệm đấu tranh giai cấp. Vai trò của đấu tranh giai cấp đối với sự
phát triển của xã hội. Vận dụng ở Việt Nam.

11. Khái niệm tồn tại xã hội. Kết cấu của tồn tại xã hội và mối quan hệ biện
chứng giữa các yếu tố trong kết cấu đó. Liên hệ vấn đề này vào thực tiễn.

12. Khái niệm ý thức xã hội. Kết cấu của ý thức xã hội (phân biệt tâm lý xã
hội và hệ tư tưởng).

13. Nêu các hình thái ý thức xã hội. Vai trò của các hình thái ý thức chính
trị, khoa học và triết học đối với các hình thái ý thức xã hội khác.

14. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội. Vận dụng để nhận thức vai trò
của đổi mới tư duy và xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

15. Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Vận dụng
để giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần
trong phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề thực tiễn xã hội.
16. Quan niệm của triết học Mác - Lênin về con người. Quan niệm này đã
khắc phục được những hạn chế của các nhà triết học trước đó như thế nào?

17. Quan niệm của triết học Mác - Lênin ve bản chất con người. Ý nghĩa
của nó đối với phát triển con người Việt Nam toàn diện đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Liên hệ với việc rèn luyện phẩm
chất tư cách đạo đức và lối sống của sinh viên trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

18. Mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân và xã hội. Ý nghĩa của vấn đề này
trong thực tiễn.

19. Khái niệm, vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử. Liên hệ thực
tiễn cách mạng Việt Nam.

20. Quan niệm của triết học Mác – Lênin về lãnh tụ và vai trò của lãnh tụ
trong lịch sử. Liên hệ thực tiễn cách mạng Việt Nam.

21. Mối quan hệ biện chứng giữa quần chúng nhân dân và lãnh tụ trong lịch
sử. Liên hệ thực tiễn cách mạng Việt Nam.

PHẦN TRẮC NGHIỆM

Chương 1:

1. Nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội của triết học.

2. Đối tượng của triết học trong lịch sử.

3. Triết hoc – hạt nhân lý luận của thế giới quan.

4. Vấn đề cơ bản của triết học.

5. Khái niệm biện chứng và siêu hình trong lịch sử, các hình thức của phép
biện chứng trong lịch sử.

6. Sự ra đời của triết học Mác – Lênin.

7. Đối tượng và chức năng của triết học Mác – Lênin.

Chương 2:
1. Quan niệm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật trước Mác về
phạm trù vật chất, cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX đầu
thế kỷ XX và sự phá sản của các quan điểm duy vật siêu hình về vật chất.
2. Quan niệm của triết học Mác – Lênin về vật chất, phương thức tồn tại của
vật chất.
3. Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức.
4. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
5. Khái niệm, nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về mối
liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển.
6. Khái niệm, nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của phạm trù nguyên
nhân và kết quả, phạm trù cái chung cái riêng.
7. Khái niệm, nội dung, ý nghĩa phương pháp luận của quy luật lượng chất.
8. Khái niệm, nội dung, ý nghĩa phương pháp luận của quy luật thống nhất
và đấu tranh giữa các mặt đối lập.
9. Khái niệm, nội dung, ý nghĩa phương pháp luận của quy luật phủ định của
phủ định.
10. Quan niệm về nhận thức trong lịch sử triết học.
11. Các nguyên tắc xây dựng lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện
chứng.
12. Nguồn gốc, bản chất của nhận thức; thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối
với nhận thức; các giai đoạn cơ bản của quá trình nhận thức.
Chương 3:
1. Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội.
2. Phương thức sản xuất, khái niệm, nội dung và ý nghĩa phương pháp luận
của biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
3. Khái niệm, nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của biện chứng giữa cơ
sở hạ tầng và kiến thức thượng tầng.
4. Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội.
5. Kết cấu của hình thái kinh tế - xã hội.
6. Tiến trình lịch sử - tự nhiên của xã hội loài người
7. Giá trị khoa học bền vững và ý nghĩa cách mạng của hình thái kinh tế xã
hội.
8. Sự vận dụng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của Đảng ta vào sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
9. Khái niệm giai cấp.
10. Nguồn gốc hình thành giai cấp.
11. Kết cấu xã hội - giai cấp.
12. Nguyên nhân đấu tranh giai cấp, vai trò của đấu tranh giai cấp.
13. Đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản.
14. Khái niệm tồn tại xã hội và các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội.
15. Khái niệm, kết cấu, tính giai cấp, các hình thái của ý thức xã hội.
16. Khái niệm con người và bản chất con người.
17. Hiện tượng tha hóa con người và vấn đề giải phóng con người.
18. Quan hệ cá nhân và xã hội; vai trò của quần chúng nhân dân và lãnh tụ
trong lịch sử.
19. Vấn đề con người trong sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam.

You might also like