Ta đây: ... Căm giặc nước thề không cùng sống

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Lịch sử Việt Nam đã có biết bao nhiêu cuộc kháng chiến để bảo vệ nền độc

lập của dân tộc. Nổi bật trong đó phải kể đến khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc
Minh xâm lược. Đây là một cuộc chiến đầy khó khăn, gian khổ để tiến tới thắng
lợi đầy vinh quang trước quân Minh, là chiến thắng của chủ nghĩa anh hùng Đại
Việt. Và người có công lớn nhất đem lại niềm tự hào cho cả dân tộc chính là
người anh hùng Lê Lợi-lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa. Vẻ đẹp của vị thủ lĩnh Lê
Lợi đã được Nguyễn Trãi khắc họa trong tác phẩm “Bình Ngô Đại Cáo”.

Nguyễn Trãi là một con người toàn tài. Ông là một nhà quân sự tài ba, một
danh nhân văn hóa thế giới nhưng đồng thời, ông cũng là người phải trải qua
những rối ren của triều đại phong kiến lúc bấy giờ, phải chịu nỗi oan thảm khốc.
Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi khá đồ sộ với nhiều tác phẩm có giá trị ở
nhiều thể loại. Một trong những tác phẩm nổi bật nhất của ông phải kể đến là
“Bình Ngô Đại Cáo”.

“Bình Ngô Đại Cáo” là một tác phẩm thuộc thể loại cáo - một thể văn
chính luận thường được vua chúa, thủ lĩnh sử dụng để thông báo cho toàn dân
biết sự kiện quan trọng nào đó. Tác phẩm chứa đựng tất cả những tâm tư tình
cảm của Nguyễn Trãi, ca ngợi tinh thần chống giặc của dân ta cũng như vạch
trần tội ác của quân Minh. Bài cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai
của dân tộc, là một áng “thiên cổ hùng văn”. “Bình Ngô Đại Cáo” có tất cả 5
phần. Phần 1 chính là cơ sở của kháng chiến: tư tưởng nhân nghĩa và tư tưởng
nhân đạo. Phần 2 tố cáo tội ác của giặc Minh đối với Đại Việt. Phần 3 khắc họa
hình tượng người anh hùng Lê Lợi. Phần 4 là quá trình kháng chiến của cả cuộc
khởi nghĩa Lam Sơn. Và kết thúc bài cáo là lời tuyên bố độc lập. Hình ảnh của
chủ tướng Lê Lợi và những phẩm chất quý giá của ông được Nguyễn Trãi thể
hiện qua phần 3 của tác phẩm.

Mở đầu đoạn cáo, Nguyễn Trãi đứng trên cương vị là Lê Lợi - người thủ
lĩnh, hồi tưởng lại những ngày đầu của cuộc khởi nghĩa với những khó khăn
chồng chất
Ta đây:
...
Căm giặc nước thề không cùng sống

Nguyễn Trãi đã khắc họa thành công Lê Lợi có sự kết hợp và thống nhất
giữa con người bình thường và lãnh tụ nghĩa quân: bình thường từ nguồn gốc
xuất thân “chốn hoang dã nương mình” đến cách xưng hô “ta” đầy khiêm
nhường, gần gũi nhưng cũng thể hiện ý thức của nhân vật về vị trí và tầm vóc
của mình trong nghĩa quân. Lê Lợi ý thức được trách nhiệm bảo vệ đất nước của
một đấng nam nhi để trả món nợ công danh nên đã sẵn sàng từ bỏ cuộc sống
giàu sang, an nhàn của một chúa trại, chấp nhận cuộc sống nơi chiến trận khó
khăn, thiếu thốn, nguy hiểm. Tất cả đều xuất phát từ lòng yêu nước, căm thù
giặc sâu sắc của Lê Lợi: “Ngẫm thù lớn há đội trời chung/ Câm giặc nước thề
không cùng sống”. Lê Lợi đã trở thành một vị thủ lĩnh tài ba, là người anh hùng
áo vải xuất thân từ tầng lớp nhân dân, xứng đáng trở thành người đứng đầu của
một đất nước sau này.

Lê Lợi không chỉ mang lòng căm thù giặc Minh ra chiến trận mà bên cạnh
đó là những nỗi lo lắng băn khoăn về cuộc khởi nghĩa của một vị chủ tướng

Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời


....
Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi

Người anh hùng áo vải Lê Lợi hiện lên với những tâm trạng “đau lòng”,
“nhức óc”, “nếm mật nằm gai”, “quên ăn vì giận”, “trằn trọc trong cơn mộng
mị”, “băn khoăn một nỗi đồ hồi”. Đó là tất cả những nỗi lòng sâu kín, nỗi lo
lắng của vị thủ lĩnh. Lê Lợi một lòng nuôi quân, trăn trở suốt mấy năm trời để
xây dựng một lực lượng quân đội hùng hậu, kiên nhẫn “nếm mật nằm gai” để
suy xét nghiên cứu sách lược chiến đấu. Chứng kiến giặc Minh giày xéo đất
nước, một người yêu nước thương dân như Lê Lợi “quên ăn vì giận”, càng thêm
đắn đo, suy nghĩ sao cho cuộc khởi nghĩa diễn ra thuận lợi, nhưng không vì thế
mà được phép hành động nóng vội làm tổn thất nghĩa quân. Điều đó càng làm
cho Lê Lợi trằn trọc, băn khoăn với trách nhiệm phải gánh vác. Tất cả đã khắc
họa nên một vị thủ lĩnh rất biết suy nghĩ, lo lắng, bền gan, nhẫn nhịn, nuôi chí
dài lâu, vì dân vì nước mà quên ăn, quên ngủ. Tâm trạng của Lê Lợi trong Bình
Ngô Đại Cáo khiến cho ta liên tưởng tới tâm trạng của Trần Quốc Tuấn trong
“Hịch tướng sĩ”: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt,
nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xé thịt lột da, nuốt gan uống máu quân
thủ”. Cả hai vị thủ lĩnh đều mang lòng căm thù giặc sục sôi, cùng nuôi chí lớn
đánh bại quân thù.

Qua hình tượng Lê Lợi Nguyễn Trãi đã nêu lên tính chất nhân nghĩa của
cuộc khởi nghĩa Lam Sơn vượt qua gian khổ khó khăn và sức mạnh chiến thắng

Vừa khi cờ nghĩa dấy lên,


...
Ta gắng trí khắc phục gian nan.

Buổi đầu khởi nghĩa phải chịu biết bao gian nan: thế giặc mạnh, tàn bạo,
việc quân cơ thao lược không thể nào một mình Lê Lợi có thể kham hết, ngặt
nỗi “tuấn kiệt như sao buổi sớm/ nhân tài như lá mùa thu”. Người tài thạo quân
sự chính trị gọi mãi chẳng ai thấu, hoặc là vì muốn tránh né sự đời mà tìm chốn
ẩn giật nương náu. Đó chính là điều khiến Lê Lợi băn khoăn, trăn trở nhất. Tuy
nhiên ý chí chiến đấu vì độc lập dân tộc chưa khi nào nguôi ngoai, trái lại càng
thêm mạnh mẽ, “tấm lòng cứu nước, vẫn đăm đăm muốn tiến về đông/ cỗ xe cầu
hiền, thường chăm chăm còn dành phía tả”. Từ đó ta cảm nhận được tấm lòng
tha thiết, mong mỏi tập hợp toàn bộ người tài cho cuộc khởi nghĩa, bởi họ
giường cột, là nguyên khí của đất nước. Không chỉ thiếu thốn về mặt nhân tài,
nghĩa quân Lam Sơn còn thiếu cả lương thực và quân đội. Khó khăn chồng chất
nhưng Lê Lợi vẫn không nao núng, “tự ta phải dốc lòng, vội vã hơn cứu người
chết đuối”, tự thân vận động để khắc phục tình hình. Vị thủ lĩnh ấy luôn lạc
quan, tự tin, cố gắng vượt qua mọi thử thách dù cho “trời thử lòng trao cho
mệnh lớn” thì “ta gắng phí khắc phục gian nan”.

Không chỉ có tài thao quân cùng tấm lòng yêu nước tha thiết, người anh
hùng áo vải của khởi nghĩa Lam Sơn còn tập hợp được nhân dân dưới cờ Đại
Nghĩa của mình tạo thành một khối đoàn kết dân tộc

Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới
...
Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều.

Hình ảnh “dựng cần trúc làm cờ” thể hiện tính chất cuộc khởi nghĩa của
nhân dân, đứng lên vì nghĩa lớn. Hình ảnh “hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”
cho thấy tinh thần đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi. Tất cả như một lời hiệu
triệu lòng dân, thu phục lòng người của vị chủ tướng. Lê Lợi còn kịp thời đưa ra
những phương cách, đường lối kháng chiến phù hợp cho toàn nghĩa quân: dựa
vào tinh thần tự lực cánh sinh, cầu hiền kết hợp đường lối kháng chiến “dùng
quân mai phục”, “thế trận xuất kì” và sức mạnh đoàn kết toàn dân.

Để xây dựng thành công hình tượng người anh hùng áo vải Lê Lợi, làm nổi
bật linh hồn nghĩa quân, Nguyễn Trãi đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật rất
đặc sắc, đặc biệt là cách xây dựng hình tượng tâm lí nhân vật và việc sử dụng
kết hợp bút pháp tự sự – trữ tình, qua đó phản ánh những khó khăn gian khổ của
buổi đầu và ý chí đấu tranh giải phóng đất nước của quân dân Đại Việt. Lời văn
biền ngẫu với những vế đối cân xứng, nhịp nhàng góp phần làm nên thành công
của đoạn cáo.

Chỉ thông qua một đoạn thơ ngắn, hình tượng người anh hùng áo vải Lê
Lợi, vị lãnh tụ kiệt xuất trong lịch sử trung đại của dân tộc đã hiện lên một cách
khá đầy đủ và sắc nét. Khắc họa được những vẻ đẹp hơn người từ đức độ, tài
năng, tới tấm lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc. Có thể nói rằng, Lê Lợi chính
là nhân tố then chốt, đóng góp vai trò to lớn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn,
đồng thời là người có vai trò quan trọng trong lịch sử dân tộc giai đoạn 1418-
1433.

You might also like