Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 36

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

BÁO CÁO THỰC VẬT DƯỢC

Nhóm 9

Chuyên ngành: Khoa Dược


Họ và tên: Đoàn Bùi Anh Thư-1911700396
Lê Phước Nhật Linh-1911700131
Nguyễn Ngọc Xuân Mai-1911700134
Nguyễn Thanh Duy-1911700399
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh- 1911700309
Lê Nguyễn Minh Sang- 1911700089

OCTOBER 9, 2020

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MÌNH, NĂM 2020


MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................................................1
MỤC LỤC BẢNG.....................................................................................................................4
MỤC LỤC HÌNH.......................................................................................................................5
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU..........................................................................................................6
1.1. Tổng quan về lớp Ngọc Lan (1)......................................................................................6
1.2. Phân loại lớp Ngọc Lan (1).............................................................................................7
CHƯƠNG 2. KHÁI QUÁT VỀ NHÓM TRÚC ĐÀO...........................................................7
2.1. Tổng quan về nhóm Trúc đào [2]....................................................................................7
2.2. Khái quát họ Trúc đào [2]...............................................................................................8
2.3 Cơ cấu học:.......................................................................................................................9
2.4. Phân bố cây......................................................................................................................9
2.5 Bột Trúc đào.....................................................................................................................9
2.6. Đặc điểm cây.................................................................................................................10
2.6.1 Mô tả cây (3)...............................................................................................................10
2.6.2 Vi phẫu (3)...................................................................................................................10
2.7. Bộ phận dùng.................................................................................................................11
2.8. Thành phần hóa học và tác dụng dược lý......................................................................11
2.8.1 Thành phần hóa học.....................................................................................................11
2.8.2 Tác dụng dược lý [3]...................................................................................................12
2.9. Công dụng.....................................................................................................................12
CHƯƠNG 3. KHÁI QUÁT VỀ CÂY HỒ TIÊU.................................................................13
3.1. Tổng quan về cây Hồ tiêu [4]............................................................................................13
3.2. Khái quát về họ Hồ tiêu [4]...........................................................................................13
3.3 Cơ cấu học [5]................................................................................................................14
3.4. Mô tả tiêu [5].................................................................................................................15
3.5.Vi phẫu [5]......................................................................................................................15
3.6. Phân bố cây....................................................................................................................16
3.7. Bột Hồ tiêu [5]...............................................................................................................16
3.8. Thành phần hóa học và tác dụng dược lý......................................................................17
3.8.1 Thành phần hóa học.....................................................................................................17
3.8.2 Tác dụng dược lý.........................................................................................................17
3.9. Công dụng.....................................................................................................................18
CHƯƠNG 4. KHÁI QUÁT VỀ CÂY BẠCH CHỈ..............................................................18

1
4.1. Tổng quan về cây Bạch Chỉ [6].....................................................................................18
4.2. Đặc điểm họ Hoa tán [7]...............................................................................................18
4.3. Cơ cấu học [7]...............................................................................................................20
4.4. Phân bố cây Bạch chỉ....................................................................................................20
4.5. Mô tả cây Bạch chỉ........................................................................................................21
4.6.Vi phẫu...........................................................................................................................21
4.7. Bột Bạch chỉ..................................................................................................................22
4.8. Thành phần hóa học và tác dụng dược lý......................................................................22
4.8.1 Thành phần hóa học.....................................................................................................22
4.8.2 Tác dụng dược lý.........................................................................................................23
4.9. Công dụng.....................................................................................................................24
4.10. Kiêng kị.......................................................................................................................24
CHƯƠNG 5. KHÁI QUÁT VỀ CÂY GẤC.........................................................................24
5.1. Tổng quan về cây gấc [10]............................................................................................24
5.2 Đặc điểm về chi Momoridica.........................................................................................25
5.3. Tổng quan về họ Bầu bí.................................................................................................25
5.4. Đặc điểm họ Bầu bí [10]...............................................................................................25
5.5. Cơ cấu học họ Bầu bí [10].............................................................................................27
5.6. Đặc điểm cây Gấc [11]..................................................................................................27
5.7. Vi phẫu [11]...................................................................................................................28
5.8. Bột Gấc [11]..................................................................................................................28
5.9. Phân bố..........................................................................................................................29
5.10. Thành phần hóa học và tác dụng dược lý....................................................................29
5.10.1 Thành phần hóa học...................................................................................................29
5.10.2. Tác dụng dược lý......................................................................................................29
5.11. Công dụng [11]............................................................................................................30
5.12. Kiêng kị [11]................................................................................................................30
CHƯƠNG 6. KHÁI QUÁT VỀ TRÀM GIÓ.......................................................................31
6.1. Tổng quan về Tràm gió [12]..........................................................................................31
6.2. Đặc điểm họ Sim [12]....................................................................................................31
6.3. Cơ cấu học họ Sim [12].................................................................................................32
6.4. Tổng quan về chi Myrtaceae.........................................................................................32
6.5. Đặc điểm về Tràm [13]..................................................................................................33
6.6. Vi phẫu [13]...................................................................................................................33
6.7. Bột Tràm gió [13]..........................................................................................................34

2
6.8. Thành phần hóa học và tác dụng dược lý......................................................................34
6.8.1 Thành phần hóa học.....................................................................................................34
6.8.2 Tác dụng dược lý.........................................................................................................35
6.9. Công dụng [13]..............................................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................36

3
MỤC LỤC BẢNG
Bảng 1. So sánh lớp Ngọc Lan và lớp Hành..............................................................................6
Bảng 2. Thành phần hóa học của Hồ tiêu................................................................................17
Bảng 3. Thành phần hóa học của Gấc......................................................................................29

4
MỤC LỤC HÌNH
Hình 1. Tiêu bản lớp Ngọc Lan.............................................................................................................6
Hình 2. Illicium verum.........................................................................................................................7
Hình 3. Hoa đồ N.oleander- K(5)C(5)A5G2.........................................................................................8
Hình 4. Đặc điểm họ Trúc đào..............................................................................................................9
Hình 5. Cấu tử bột Trúc đào.................................................................................................................9
Hình 6. Mô tả cây...............................................................................................................................10
Hình 7. Vi phẫu lá Trúc đào................................................................................................................11
Hình 8. Vi phẫu thân Trúc đào............................................................................................................11
Hình 9. Cây Trúc Đào.........................................................................................................................12
Hình 10. Bougainvillea spectabilis.....................................................................................................13
Hình 11. Hoa đồ Piperomia pellucida.................................................................................................13
Hình 12. Cây Hồ tiêu..........................................................................................................................14
Hình 13. Vi phẫu thân Hồ tiêu............................................................................................................15
Hình 14. Hồ tiêu sọ.............................................................................................................................15
Hình 15. Hồ tiêu đen...........................................................................................................................15
Hình 16. Vi phẫu vỏ của Hồ tiêu.........................................................................................................16
Hình 17. Bột Hồ tiêu...........................................................................................................................17
Hình 18. Angelica dahurica................................................................................................................18
Hình 19. Hoa thức Angelica dahurica- K5C5A5G(2).........................................................................19
Hình 20. Đặc điểm họ Hoa tán............................................................................................................20
Hình 21. Quả bế đôi của Apiaceae......................................................................................................20
Hình 22. Đặc điểm cây Bạch chỉ.........................................................................................................21
Hình 23. Vi phẫu rễ Bạch chỉ..............................................................................................................22
Hình 24. Bột Bạch chỉ.........................................................................................................................22
Hình 25. Chất có trong tinh dầu..........................................................................................................23
Hình 26. Cây Gấc...............................................................................................................................24
Hình 27. Họ Bầu bí.............................................................................................................................25
Hình 28. Đặc điểm họ Bầu bí..............................................................................................................26
Hình 29. Vi phẫu thân cây mướp đắng................................................................................................27
Hình 30. Đặc điểm cây Gấc................................................................................................................28
Hình 31. Quả, hoa, rễ của Gấc............................................................................................................28
Hình 32. Bột vi phẫu...........................................................................................................................29
Hình 33. Thành phần dinh dưỡng cây Gấc..........................................................................................30
Hình 34. Melaleuca cajuputi Powell...................................................................................................31
Hình 35. Đặc điểm họ Sim..................................................................................................................32
Hình 36. Họ Sim.................................................................................................................................32
Hình 37. Đặc điểm về Tràm gió..........................................................................................................33
Hình 38. Vi phẫu lá Tràm...................................................................................................................34
Hình 39. Bột lá Tràm gió....................................................................................................................34
Hình 40. Tinh dầu Tràm......................................................................................................................35
Hình 41. Công dụng tinh dầu Tràm.....................................................................................................35

5
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. Tổng quan về lớp Ngọc Lan (1)
-Cây mầm: có 2 lá mầm.
-Rễ: rễ mầm cho ra rễ chính của cây. Rễ này phát triển mạnh hơn các rễ phụ nên rễ cây
lớp Ngọc Lan thường thuộc loại rễ trụ và có cấu tạo cấp 2.
-Thân: thường có nhiều nhánh và có cấu tạo cấp 2.
-Lá: Hình dạng của phiến và của kiểu gân lá rất biến thiên, nhưng kiểu gân song song rất
hiếm gặp. Lá thường có cuống, bẹ lá ít phát triển trừ một vài họ như họ Hoa tán (Apiacea)
-Hoa: thông thường hoa mẫu 5 hay mẫu 4 với 2 lá bắc con ở hai bên. Hoa mẫu 3 chỉ gặp
ở những họ thực vật cổ như họ Na (Annonaceae)
Bảng 1. So sánh lớp Ngọc Lan và lớp Hành

Lớp Ngọc Lan Lớp Hành


Giống nhau Đã có rễ, thân, lá, mạch dẫn nhựa, quả, hạt được bảo vệ trong 1 quả khép kín
Hạt: 2 lá mầm Hạt: 1 lá mầm
Gân lá: gặp nhau, hình lông chim hay chân vịt Gân lá: song song

Hoa mẫu 4 hay 5 Hoa mẫu 3


Có tầng sinh gỗ Không có tầng sinh gỗ
Khác nhau
Thân cây cấp 1 có 1 vòng libe- gỗ Thân cây cấp 1 có nhiều vòng, bó libe-
gỗ xếp lộn xộn.
Thân, rễ: có cấu tạp cấp 2 Không có cấu tạo cấp 2
Rễ chính: thường phát triển thành trụ Rễ chính: ít phát triển thay thế bằng rễ
chùm.

Hình 1. Tiêu bản lớp Ngọc Lan

6
1.2. Phân loại lớp Ngọc Lan (1)
Theo hệ thống của Armen Takhtajan (1997) thì thực vật có hoa được sắp xếp trong 589
họ thuộc 232 bộ. Lớp Ngọc Lan được chia làm 11 phân lớp:
1.1.1 Phân lớp Ngọc Lan (Magnoliidae)
1.1.2 Phân lớp Súng (Nymphaeidae)
1.1.3 Phân lớp Sen (Nelumboidae)
1.1.4 Phân lớp Hoàng Liên (Ranunculidae)
1.1.5 Phân lớp Cẩm Chướng (Caryophyliidae)
1.1.6 Phân lớp Sau Sau (Hamamelididae)
1.1.7 Phân lớp Sổ (Dilleniidae)
1.1.8 Phân lớp Hoa Hồng (Rosidae)
1.1.9 Phân lớp Thù du (Cornidae)
1.1.10 Phân lớp Cúc (Asteridae)
1.1.11 Phân lớp Hoa Môi (Lamiidae)

CHƯƠNG 2.KHÁI QUÁT VỀ NHÓM NHA ĐAM


2.1. Tổng quan về nhóm Nha Đam [2]
-Tên khoa học: Aloe vera
-Họ: Thầu Dầu (Euphorbiaceae)
-Phân lớp: Sổ
-Chi: Thầu Dầu (Aloe)
-Giới: thực vật (Plantae)

Hình 2. Aloe vera

-Nha đam đã được sử dụng trong y học cổ truyền trong hàng ngàn năm và các nghiên cứu đã
liên kết loại cây này với nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau.

7
2.2. Khái quát họ Thầu Dầu [2]
-Thân: rất biến thiên; có thể là cỏ, đôi khi rất nhỏ (cỏ sữa lá nhỏ), gỗ nhỏ (Phyllanthus,
Sauropus), gỗ lớn (Euphorbia quantiquorum, E. Meloformis) xem giống như cây thuộc họ
xương rồng (Cactaceae) nhưng khác ở chỗ có nhựa mủ. Vài loại Phyllanthus sống nổi như
bèo.
-Lá: thường hay có lá kèm. Lá có thể mọc so le, mọc đối hay mọc vòng. Lá có thể đơn,
nguyên hoặc có khía răng hay có thùy hình chân vịt; có loại mang lá kép hình chân vịt
(Cao Su); có loại mang lá giống như kép hình lông chim (Chó đẻ, Bồ ngót). Cây có thể không
có lá nhưng có gai. Gân lá hình lông chim hay chân vịt, cuống lá đôi khi có tuyến.
-Cụm hoa:chùm, gié, xim.
-Hoa: đều, đơn tính cùng gốc hay khác gốc, thường hay có 1 đĩa mật ở trong vòng nhị (hoa
đực) hoặc cánh hoa rời (hoa cái).
-Bao hoa: 5 lá đài thường dính và 5 cánh hoa rời (Jatropha); hay hoa vô cánh (Manihot) với 5
lá đài nhưng đôi khi chỉ còn 4,3 hay 2 lá đài; hay hoa trần (Euphorbia; Poinsettia)
-Bộ nhị: thay đồi; 1 nhị (Euphorbia; Jatropha); 5 nhị đính trên 1 vòng (Phyllanthus); 10 nhị
đính trên 2 vòng (Manihot; Jatropha); rất nhiều nhị rời (Mallotus); bộ nhị giống như cây có
nhiều nhánh, mỗi nhánh tận cùng bằng 1 ô phấn (Ricinus), bộ nhị đơn thể (Hura). Màng hạt
phấn có nhiều kiểu: 3 rãnh, có rãnh lỗ, nhiều lỗ, không có khía rãnh.
-Bộ nhụy: 3 lá noãn dính liền thành bầu trên, 3 ô, mỗi ô đựng 1 hay 2 lá noãn. Vòi nhụy rời
hay dính nhau, một hay hai lần chẻ đôi. Lỗ noãn luôn luôn có nút bịt đậy lại, nút này do mô
dẫn dắt của giá noãn mọc nhô ra tạo thành mà nhiệm vụ là giúp ống dẫn phấn vào đến lỗ
noãn.
-Quả: nang tự mở thành 3 mảnh vỏ.
-Hạt: có mồng tạo bởi sự phát triển của bì quanh lỗ noãn, mầm thẳng, nội nhũ dầu.

Hình 3. Đặc điểm họ Nha Đam

2.3 Cơ cấu học:


-Yếu tố mạch hầu hết có mạch ngăn đơn nhưng lẫn lộn với mặt ngăn đơn có khi có mặt ngăn
hình thang. Thường có bộ máy tiết (ống nhựa mủ thân hoặc có đốt). Nhựa mủ chứa nhiều tinh
bột hay cao su. [3]

8
2.4. Phân bố cây
-Thế giới: Trung Quốc
-Việt Nam: được trồng ở khắp nơi nước ta. Hầu hết ở miền Nam Trung Bộ
2.5 Bột Nha Đam [3]

-Rạch 1 đường giữa lá Lô hội tươi, tách mở ra rồi dùng sống dao nạo phần giữa lá ra sẽ có 1
chất gel trong suốt. Đó là gel Lô hội. Phơi khô gel này sẽ có chất Nha đam màu nâu đen hoặc
màu ánh lục.
-Tán vừa nhỏ, dùng sống. Khi sắc thuốc, lấy nước thuốc đang sôi, chế vào Lô hội cho tan ra,
lọc bỏ tạp chất ở dưới rồi hòa chung với thuốc uống.
-Làm thuốc hoàn: thường dùng nó làm hồ để viên hoặclàm áo ngoài viên thuốc.

Hình 4. Cấu tử bột Nha Đam

2.6. Đặc điểm cây


2.6.1 Mô tả cây (3)
-Khối nhựa có kích thước không đồng đều, màu nâu đen  bóng, dễ vỡ vụn, chỗ vỡ óng ánh
như thủy tinh. Mùi hơi  khó chịu, vị đắng nồng.

Hình 5. Mô tả cây
2.6.2 Vi phẫu (3)

-Lá cắt ngang: biểu bì dày, mô mềm phần ngoài gồm các tế bào thành mỏng
chứa những hạt diệp lục. Phần giữa lá thì mô mềm gồm các tế bào to hơn chứa
chất nhầy. Một số tế bào mô mềm có chứa tinh thể calci oxalat hình kim. Ở ranh
giới 2 vùng mô mềm thì có 1 vòng các bó libe gỗ. Mỗi bó libe gỗ gồm các mạch
gỗ ở giữa và liber ở xung quanh. Phía ngoài libe thì có lớp tế bào to chứa các
dẫn chất anthranoid. Các tế bào này chạy dọc bó liber gỗ, vì có vách ngang
mỏng nên dễ rách làm cho dịch chứa hoạt chất dễ chảy ra sau khi thu hoạch lá.

Hình 6. Vi phẫu lá Nha Đam

9
Hình 7. Vi phẫu thân Nha Đam

2.7. Bộ phận dùng


- Lá.
2.8. Thành phần hóa học và tác dụng dược lý
2.8.1 Thành phần hóa học [3]
-Nhựa có 12-13% Antraglycozit, chủ yếu là Aloin (Dược Liệu Việt Nam).
-Nhựa chứa Aloin, Isoaloin, b-Aloin, Aloe-emodin, Aloinoside A, B (Những Cây Thuốc Và
Vị Thuốc Việt Nam).
-Trong Lô hội có Aloin, p-Coumaric acid, Glucose, Aldopentose, Calcium oxalate
-Prostanoid, Cyclooxygenase, Cholesterol.
-Aloeresitanol, Cinnamic acid.
-Isobarbaloin, Aloin B.
-Cholesterol, Campesterol, b-Sitosterol, Lupeol
2.8.2 Tác dụng dược lý [3]
-Tác dụng đối với Vị trường: Aloin là chất tẩy xổ mạnh và mạnh hơn so với Đại hoàng. Aloin
tác động trên kết trường.
-Tác dụng tẩy xổ: Aloin là chất tẩy xổ mạnh, tác dụng kích thích đại trường gây xổ thường
kèm theo đau bụng, hố chậu sung huyết. Nghiêm trọng có thể gây viêm thận.
-Tác dụng đối với tim mạch: nước sắc Lô hội có tác dụng ức chế tim cô lập của ếch
-Nước ngâm kiệt Lô hội có tác dụng ức chế với mức độ khác nhau đối với nấm gây bệnh
ngoài da.
-Lô hội còn có tác dụng kháng hoạt tính ung thư.
-Tác dụng chữa vết thương và vết phỏng: nước sắc Lô Hội 10% bôi trên thỏ và chuột thấy rút
ngắn được thời gian điều trị.
-Tác dụng chống khối u: Lô hội chiết xuất bằng alcohol có tác dụng ức chế sự phát triển của
1 số khối u và xơ gan cổ trướng.

10
-Liều nhỏ Lô hội giúp kích thích tiêu hóa (liều thường dùng: 0,5-1g), vì nó kích thích nhẹ
niêm mạc ruột và không cho cặn bã ở lâu trong ruột. Liều cao, nó là vị thuốc tẩy mạnh nhưng
tác dụng chậm, gây sự sung huyết ở các cơ quan bụng, nhất là ở ruột gìa.
-Tác dụng kháng sinh: các nghiên cứu mới nhất chứng minh gel Lô Hội tươi có tính sát
khuẩn, gây tê (làm giảm đau sau khi bôi), tăng vi tuần hoàn vì vậy giúp mau lành vết thương
khi bôi lên.
2.9. Công dụng
-Thanh can nhiệt, thông tiện.

-Chủ trị: Can có thực nhiệt, đại  tiện bí, tiểu nhi cam tích kinh phong, can nhiệt, bế kinh,  làm
giảm độc ba đậu.

Hình 8. Cây Nha Đam


2.10 Kiêng kị
-Tỳ vị suy yếu, đang ỉa lỏng hoặc phụ nữ có thai không dùng.

CHƯƠNG 3. KHÁI QUÁT VỀ CÂY HỒ TIÊU


3.1. Tổng quan về cây Hồ tiêu [4]
-Tên khoa học: Piper lolot
-Họ: Hồ tiêu (Piperaceae)
-Phân lớp: Ngọc Lan
-Chi: Piper
-Giới: thực vật (Plantae)

Hình 9. Bougainvillea spectabilis


3.2. Khái quát về họ Hồ tiêu [4]
-Thân: cỏ (Piperomia) hay dây leo thân gỗ nhờ rễ bám (Piper).
-Lá: đơn, nguyên, mọc cách, có hay không có lá kèm. Phiến lá hình tim hay hình trứng. Gân
lá hình chân vịt hay lông chim.
-Cụm hoa: gié không phân nhánh mọc ở nách lá hay đối diện với lá vì phát hoa ở tận cùng
nhánh bị hất qua 1 bên do sự phát triển của nhánh nách (phát triển công trụ). Trục phát hoa
thường mập. Mỗi hoa mọc ở nách lá một lá bắc, xếp theo đường xoắn ốc và thông thường áp
sát vào trục.

11
-Hoa: trần, lưỡng tính, mẫu 3 với 2 vòng nhị, nhưng hoa có thể trở thành đơn tính vì trụy.

Hình 10. Hoa đồ Piperomia pellucida

-Bộ nhị: 6 nhị đính trên 2 vòng (Piper amalago). Nhưng số nhị thường bị giảm do vòng trong
có thể mất đi hoàn toàn hoặc 1 phần. Ở hầu hết các piper và peperomia, vòng ngoài lại mất
thêm 1 nhị nên hoa chỉ còn 2 nhị.
-Bộ nhụy: thông thường 3 lá noãn, nhưng cũng có thể 1-4 hay 5 lá noãn, hợp thành 1 ô, đựng
1 noãn thẳng đính ở đáy.
-Quả: mọng, đựng 1 hạt. Hạt có nội nhũ và ngoại nhũ.

Hình 11. Cây Hồ tiêu

3.3 Cơ cấu học [5]


-Thân có ít nhất 2 vòng bó libe-gỗ.
-Ở Piper, các bó libe-gỗ của vòng ngoài nối liền nhau bởi 1 vòng mô cứng, bó libe-gỗ vòng
trong là của vết lá.

12
-Ở Piperomia có nhiều vòng bó libe-gỗ của vết lá xếp không thứ tự và không có vòng mô
cứng ở ngoài; cấu tạo này giống cấu tạo của cây lớp Hành. Tất cả các mô mềm đều có tế bào
tiết tinh dầu và ống chứa gôm.

Hình 12. Vi phẫu thân Hồ tiêu

3.4. Mô tả tiêu [5]


-Hồ tiêu đen: Quả hình cầu, đường kính 3,5 mm đến 5 mm. Mặt ngoài màu nâu đen, có nhiều
vết nhăn hình mạng lưới nổi lên. Đầu quả có vết của vòi nhụy nhỏ hơi nổi lên, gốc quả có vết
sẹo của cuống quả. Chất cứng. Phần thịt quả có thể bóc ra được. Vỏ quả trong màu trắng tro
hoặc màu vàng nhạt; mặt cắt ngang màu vàng nhạt. Quả có chất bột, trong có lỗ hổng nhỏ là
vị trí của nội nhũ. Mùi thơm, vị cay.
-Hồ tiêu sọ: Mặt ngoài màu trắng tro hoặc màu trắng vàng nhạt, nhẵn.

Hình 13. Hồ tiêu sọ Hình 14. Hồ tiêu đen

3.5.Vi phẫu [5]


- Vỏ quả ngoài cấu tạo bởi một lớp tế bào xếp không đều và hơi uốn lượn. Vòng mô
cứng xếp sát vỏ quả ngoài. Tế bào mô cứng hình nhiều cạnh, thành dày, khoang hẹp,
có ống trao đổi rõ, xếp thành đám sát nhau thành nhiều vòng liên tục.

13
-Vỏ quả giữa: Vùng ngoài cấu tạo bởi tế bào nhỏ, thành mỏng, nhăn nheo, bị bẹp, kéo
dài theo hướng tiếp tuyến, có nhiều tế bào chứa tinh dầu. Vỏ quả trong gồm tế bào mô
cứng thành dày phía trong và hai bên thành hình chữ U. Một lớp tế bào vỏ hạt xếp đều
đặn, thành mỏng. Vùng ngoại nhũ rất rộng, phía ngoài gồm 2 đến 3 lớp tế bào nhỏ
thành mỏng, ở sát vỏ hạt; phía trong gồm tế bào lớn hơn, thành mỏng chứa nhiều tinh
bột và tế bào tiết tinh dầu. Đối diện với cuống quả có một vùng nội nhũ rất nhỏ, cây
mầm nằm trong nội nhũ.

Hình 15. Vi phẫu vỏ của Hồ tiêu

3.6. Phân bố cây


-Việt Nam: tập trung nhiều ở Bình Phước, Tây Nguyên, Bà Rịa-Vũng Tàu, Phú Quốc, Quảng
Trị.
3.7. Bột Hồ tiêu [5]
-Hồ tiêu đen: Bột màu tro thẫm, tế bào đá ở vỏ ngoài hình gần vuông. chữ nhật hoặc không
đều, đường kính 19 pm đến 66 gm, thành tương đối dày. Tế bào đá vỏ quả trong hình đa giác,
đường kính 20 pm đến 30 pm, nhìn mặt bên có hình vuông, thành tế bào có một mặt mỏng.
Tế bào vỏ hạt hình đa giác, màu nâu, thành dày mỏng không đều và có hình chuỗi hạt. Giọt
dầu tương đối ít, hình tròn, đường kính 51 pm đến 75 pm. Hạt tinh bột rất nhỏ, thường tụ tập
lại thành khối.

14
Hình 16. Bột Hồ tiêu

3.8. Thành phần hóa học và tác dụng dược lý


3.8.1 Thành phần hóa học
Bảng 2. Thành phần hóa học của Hồ tiêu

Thành phần Tiêu trắng Tiêu đen

Chất đạm 11,71% 11,67%

Chất khoáng 1,62% 4,51%

Chất béo 9,21% 8,1%

Chất đường bột 62,30% 42,45%

Tinh dầu 1,86% 1,56%

Cellulose 6,53% 16,49%

Piperin 8,59% 9,2%

Nhựa 1,19% 1,58%

3.8.2 Tác dụng dược lý


-Dùng liều nhỏ tăng dịch vị, dịch tụy, kích thích tiêu hóa ăn ngon, nhưng liều lớn kích
thích niêm mạc dạ dày gây sung huyết và viêm cục bộ, gây sốt viêm đường tiểu, đái ra
máu. Piperin và piperidin gây độc ở liều cao, piperidin làm tăng huyết áp, làm tê liệt
hô hấp và một số dây thần kinh (50mg/kg cân nặng). Piperin tiêm bắp cho thỏ và
chuột bạch hoặc cho hít hơi với liều cao thì sau một thời gian kích thích ngắn, có hiện
tượng thở nhanh lên chân sau tê liệt rồi mê hoàn toàn, co quắp, chết do ngừng thở.
Giải phẩu thi thể, các phủ tạng đều có hiện tượng xuất huyết. Hồ tiêu có tác dụng sát
trùng, diệt ký sinh trùng, gây hắt hơi. Mùi Hồ tiêu đuổi sâu bọ nên được dùng để bảo
vệ quần áo len khỏi bị sâu cắn. Ankaloit Hồ tiêu có tác dụng an thần đối với chuột
nhắt rõ rệt.

15
3.9. Công dụng
-Ôn trung tán hàn, kiện vị chi đau. Chủ trị: Vị hàn gây nôn mửa, tiêu chảy đau bụng và khó
tiêu, chán ăn. [5]

3.10 Kiêng kị
- Âm hư, hỏa vượng, trĩ, táo bón không nên dùng. [5]

CHƯƠNG 4. KHÁI QUÁT VỀ CÂY BẠCH CHỈ


4.1. Tổng quan về cây Bạch Chỉ [6]
-Tên khoa học: Angelica dahurica
-Họ: Hoa tán (Apiaceae)
-Phân lớp: Thù du
-Chi: Angelica
-Giới: thực vật (Plantae)

Hình 17. Angelica dahurica

4.2. Đặc điểm họ Hoa tán [7]


-Thân: cỏ đứng, sống 1 năm, 2 năm hay nhiều năm, đôi khi là cỏ bò (Rau má). Thân thường
rỗng, mặt ngoài có khía dọc.
-Rễ: có thể phù lên thành củ (Cà Rốt) .
-Lá: mọc cách, không có lá kèm; phiến lá thường xẻ theo hình lông chim 2-3 lần giống như lá
kép, gân lá thường hình lông chim; ít khi phiến có khía cạn với gân hình chân vịt; lá kép hình
lông chim hiếm gặp; bẹ lá phát triển.

16
-Cụm hoa: tán ở nách lá hay ngọn cành, tán có thể đơn hay kép. Trong trường hợp tán đơn,
cây lá bắc của hoa tập trung ở gốc tán tạo thành tổng bao lá bắc, đôi khi có gai (Eryngium),
tổng bao lá bắc này có thể thiếu. Trong trường hợp tán kép, mỗi tán con có thể được che chở
bởi 1 tiểu bao lá bắc. Tán có thể tụ thành chùm, xim hoặc tán. Đôi khi cuống hoa rất ngắn
làm cho tán giống như một hoa đầu. Tán có thể có nhiều hoa hay thu hẹp chỉ còn 3 hoa, tán
có thể tận cùng bằng 1 hoa giữa và khi đó hoa này khác với các hoa bìa. Tán đôi khi tạp tính,
các hoa ở giữa là hoa lưỡng tính hoặc hoa cái, các hoa ở bìa là hoa đực. Các hoa bìa thường
có tràng to và bất đối xứng do sự phát triển của các cánh hoa bên ngoài.
-Hoa: thường đều, lưỡng tính, mẫu 5,4 vòng. Hoa thức theo kiểu:

Hình 18. Hoa thức Angelica dahurica- K5C5A5G(2)

-Bao hoa: lá đài thường thu hẹp, chỉ còn 5 răng, chỉ có 1 vài trường hợp hoa có đài phát triển.
5 cánh hoa rời, ở các hoa bìa của tán, cánh hoa ngoài phát triển nhiều làm cho hoa trở nên
không đều.
-Bộ nhị: 5 nhị đính xen kẽ với cánh hoa, chỉ nhị cong vào giữa khi hoa còn là nụ, bao phấn
nứt dọc, hướng trong
-Bộ nhụy: 2 lá noãn dính nhau thành bầu dưới 2 ô dính vào đế hoa. Vòi rời, choãi ra; ở gốc
mỗi vòi có 1 đĩa mật hình vòng cung gọi là chân vòi (Stylopode). Mỗi ô của bầu có 2 noãn
nhưng chỉ có 1 noãn phát triển, noãn chỉ có 1 lớp vỏ.
-Quả: bế đôi, cấu tạo bởi 2 phần quả, khi chín tách rời khỏi quả trụ. Mỗi phần quả có 1 mặt
phẳng bụng và mặt lưng lồi. Ở mặt lưng có 5 sóng dọc gọi là cạnh lồi cấp 1, gồm 1 sóng
lưng, 2 sóng bên và 2 sóng bìa. Mỗi cạnh có 1 bó libe-gỗ, gỗ ở bên trong, libe ở bên ngoài.
Giữa 2 cạnh cấp 1 là rãnh, trong mỗi rảnh có 1 hay nhiều túi tiết.
-Hạt: có nội nhũ thịt hay sừng, mầm nhỏ.

17
Hình 19. Đặc điểm họ Hoa tán

Hình 20. Quả bế đôi của Apiaceae


1. Foenicilum dulce, 2. Daucus carota, 3. Angelica sylvestris, 4. Hydrocotyle vulgaris
4.3. Cơ cấu học [7]
-Thân: không có cấu tạo cấp 2 bần- lục bì, biểu bì luôn luôn tồn tại. Các bó libe-gỗ không
bằng nhau, bó nhỏ là vết lá, được nối với nhau bởi một khoen mô cứng. Tủy thường bị tiêu
hủy sớm nên thân rỗng, đôi khi tủy còn tồn tại ít nhiều và có chứa những bó libe-gỗ phụ trội.
Mô dày ở dưới những chỗ lồi của thân cây.
-Rễ: rễ sơ cấp chỉ có 2 bó gỗ giáp nhau ở mặt giữa; trong trụ bì, đối diện với bó gỗ có 1 ống
tiết, do đó rễ cấp 2 phát sinh 2 bên bó gỗ nên có 4 hàng rễ thứ cấp.
-Bộ máy tiết: có ống tiết dầu nhựa trong libe, trụ bì, mô mềm vỏ và mô mềm tủy.
-Vỏ quả: có 1 túi tiết gọi là dải nhỏ.
4.4. Phân bố cây Bạch chỉ
-Cây bạch chỉ ưa mọc ở bìa rừng có độ cao khoảng 500 – 1000m so với mực nước biển hoặc
các vùng thung lũng, đồng cỏ và ven bờ suối.

-Trên thế giới: Thảo dược này được tìm thấy nhiều ở Nhật Bản, Triều Tiên, các tỉnh nằm phía
đông bắc Trung Quốc ( Cát Lâm, Liêu Ninh…), Đông Siberi.

-Ở Việt Nam: Cây sinh trưởng tốt nhất ở khu vực miền Bắc, bao gồm các tỉnh như Hà Nội,
Ninh Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Lào Cai…

18
4.5. Mô tả cây Bạch chỉ
-Rễ hình chùy, thẳng hay cong, dài 10 cm đến 20 cm, đường kính phần to có thể đến 3 cm,
phần cuối thon nhỏ dần. Mặt ngoài củ có màu vàng nâu nhạt, còn dấu vết của rễ con đã cắt bỏ
có nhiều vết nhăn dọc và nhiều lỗ vỏ lồi lên thành những vết sần ngang. Mặt cắt ngang có
màu trắng hay trắng ngà, tầng sinh libe-gỗ rõ rệt. Thể chất cứng, vết bẻ lởm  chởm, nhiều bột.
Mùi thơm hắc, vị cay hơi đắng. Dược liệu sau khi đã chế biến là những phiến dày gân
tròn. Mặt ngoài màu nâu xám hoặc nâu vàng. Mặt bẻ gẫy màu trắng hoặc trắng xám, có tinh
bột, có vòng màu nâu gân tròn hoặc thuôn (của tầng phát sinh libe-gỗ), rải rác có các chấm
(nốt) chứa tinh dầu. Mùi thơm, vị cay hơi đắng. [7]

Hình 21. Đặc điểm cây Bạch chỉ

4.6.Vi phẫu
-Lớp bần gồm nhiều hàng tế bào hình chữ nhật có vách dày. Mô mềm vỏ gồm những tế bào
thành mỏng, hình nhiều cạnh, có những khuyết to, nhiều ống tiết to nằm rải rác trong mô
mềm và cả trong vùng libe. Libe-gỗ cấp 2 bị tia ruột chia cắt thành từng mảng hình quạt.
Tầng sinh libe-gỗ không liên tục. Mô mề m gỗ hóa gỗ rất ít. [7]

19
Hình 22. Vi phẫu rễ Bạch chỉ
4.7. Bột Bạch chỉ
-Bột có màu trắng mịn hay trắng ngà, mùi thơm hắc, vị đắng. Soi kính hiển vi thấy: Mảnh
bần màu vàng nâu, vách dày. Mảnh mô mềm chứa nhiều hạt tinh bột, hạt tinh bột có hình
trứng hay hình nhiều cạnh đứng riêng rẽ hay dính vào nhau. Mảnh mạch mạng, mạch vạch,
mạch điểm. Khối màu vàng, vàng sậm. [7]

Hình 23. Bột Bạch chỉ


1. Hạt tập trung thành từng đám trong mô mềm, 2. Hạt hình tròn, hình khối mặt, riêng lẻ,
3. Các mảng mạch mạng hoặc mạch vạch
4.8. Thành phần hóa học và tác dụng dược lý
4.8.1 Thành phần hóa học
-Trong Bạch chỉ chứa tinh dầu và các dẫn chất Curamin là:Byak-Angelicin, Byak Angelicol,
Oxypeucedanin, Imperatorin, Isoimperatorin, Phelloterin, Xanthotoxin, Anhydro
Byakangelicin (Iso Byakangelicol), Neobyak Angelicol. Ngoài ra còn có Marmezin và
Scopetin (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

-Byak-Angelicin, Byak Angelicol, Oxypeucedanin, Imperatorin, Isoimperatorin, Phelloterin,


Angelic Acid, Angelicotoxin, Xanthotoxin, Marmesin, Scopolotin, Isobyakangelicol,
20
Neobyakangelicol (Trung Dược Học).

-Isoimperatorin, Alloisoimperatorin, Alloimperatorin, Oxypeucedanin, Oxypeucedanin


hydrate, Byakangelicin, Byakangelicol, Neobyakangelicol, Phellopterin, Xanthotoxol,
Bergapten, 5-Methoxyl-8-Hydroxypsoralen, Cnidilin, Pabulenol

-Sitosterol, Palmitic acid (Đái Phu Tiến, Hóa Tây Dược Học Tạp Chí 1990, 38 (4): 1084).

-Bạch chỉ chứa tinh dầu trong tinh dầu có các thành phần: α-pinen, β-pinen, camphen,
myrcen, α-phelandren, α-terpinen, terpinolen, caryophylen, ligustilid...và các hợp chất
sesquiterpen.

-Ngoài tinh dầu, trong rễ củ Bạch chỉ có các dẫn chất coumarin: Angenomalin, Anomalin,
Bergapten, Marmesin, Scopoletin*, Byak-angelicin, Byak-angelicol, Oxypeucedanin,
Imperatorin, Isoimperatorin, Phellopterin, Xanthotoxin, Anhydrobyakangelicin,
Neobyakangelicol.

Hình 24. Chất có trong tinh dầu


4.8.2 Tác dụng dược lý
-Tác dụng kháng khuẩn:

+Trong thí nghiệm, Bạch chỉ có tác dụng kháng khuẩn đối với các loại Shigella và
Salmonella Bằng phương pháp khuyếch tán trên môi trường nuôi cấy vi khkhu.

-Tác dụng giảm đau: Trên mô hình gây quặn đau bằng cách tiêm xoang bụng dung dịch Acid
Acetic 6%o cho chuột nhắt trắng, Bạch chỉ với liều lượng 10g/kg, có tác dụng giảm đau rõ rệt
(Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam). Làm giảm đau đầu do cảm cúm, đau đầu sau đẻ, đau lợi
răng, đau thần kinh mặt

-Tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh: Với liều nhỏ Angelicotoxin có tác dụng hưng phấn
trung khu vận động huyết quản, trung khu hô hấp và dây thần kinh phế vị làm cho huyết áp
tăng, mạch chậm, hơi thở kéo dài, chảy nước dăi và nôn mửa. Với liều lớn dẫn tới co giặt và
tê liệt toàn thân (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).

-Dùng trong nhãn khoa: Loại Pommade làm từ Bạch chỉ có tác dụng tăng khả năng trị liệu và
tránh được loét giác mạc do bỏng ánh sáng gây ra (Trung Dược Học).

21
-Tác dụng chống viêm: Với mô hình gây viêm thực nghiệm bằng Kaolin trên chuột cống
trắng, Bạch chỉ với liều lượng 10g/kg có tác dụng chống viêm. Angelicotoxin, một hoạt chất
chiết từ Bạch chỉ, dùng với liều nhỏ, có tác dụng kích thích trung khu vận mạch, tủy sống,
gây tăng huyết áp, mạch chậm, hô hấp hưng phấn, các phản xạ được tăng cường, ngoài ra
việc kích thích tiết nước bọt. Dùng với liều quá lớn gây co giật và cuối cùng dãn đến tê liệt
(Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

-Dùng trong tai mũi họng: Bột làm từ Bạch chỉ và Băng phiến, hít vào lỗ mũi, có tác dụng trị
đầu đau, trị răng đau, thần kinh sinh ba đau (Trung Dược Học).

-Độc tính của Angelicotoxin giống như chất Xicutoxin nhưng không mạnh bằng
(Những Cây Thuốc Và Vị ThuốcViệt Nam).

4.9. Công dụng


-Giải biểu, khu phong, thắng thấp, hoạt huyết tổng mù ra, sinh cơ chi đau. Chủ trị: Cảm mạo
phong hàn, nhức đầu vùng trán, đau xương lông mày, ngạt mũi, chảy nước mũi do viêm
xoang, đau răng; mụn nhọt sưng tấy, vết thương có mủ, ngứa ớ các bộ phận trong người. [7]
4.10. Kiêng kị
-Âm hư hòa vượng, nhiệt thịnh không nên dùng. [7]

CHƯƠNG 5. KHÁI QUÁT VỀ CÂY GẤC


5.1. Tổng quan về cây gấc [10]
-Tên khoa học: Momordica cochinchinensis (Luor.) Spreng..
-Họ: Bầu bí (Cucurbitaceae)
-Phân lớp: Sổ (Dilleniidae)
-Ch: Momordica
-Giới: thực vật (Plantae)

Hình 25. Cây Gấc


5.2 Đặc điểm về chi Momoridica
22
-Sống bò hoặc leo nhờ tua cuốn, lá đơn, mọc cách, không có lá kèm. Hoa đơn tính cùng gốc
hoặc khác gốc, đều mẫu 5. Đài gồm 5 lá đài, có khi dính nhau, tràng có hoa 5 cánh hoa,
thường dính nhau, nhị 5, rời hoặc dính. Bộ nhụy gồm 3 lá noãn dính thành bầu hạ rất đặc
trưng bởi có bầu hạ và có quả mọng đặc biệt.
5.3. Tổng quan về họ Bầu bí

-Họ bầu bí (Cucurbitaceae) ở Việt Nam đến nay đã biết 23 chi, 64 loài, là những cây thảo
mộc một năm hay nhiều năm, mọc hoang dại hay trồng. Các loại mọc hoang dại phân bố rải
rác trong các điều kiện sinh thái rất khác nhau, số lượng cá thể ít.

Hình 26. Họ Bầu bí

5.4. Đặc điểm họ Bầu bí [10]


-Thân: cỏ, sống một năm hay nhiều năm: dây leo bằng tua cuốn hay mọc bên trên mặt dất.
Thân có cạnh, láng hay có lông cứng.
-Lá: mộc so le, đơn, có cuống dài, không có lá kèm. Phiến thưong có lông nhám và có thùy
kiểu chân vịt, gân lá hình chân vịt. Ở nách lá có một hệ thông phức tạp, trong trường hợp
phức tạp nhất như ở Cucumis, hệ thông này gồm 4 cơ quan khác nhau: 1 hoa riêng lẻ, đực
hay cái, 1 cụm hoa mang nhiều hoa (thường là hoa đực), 1 cành mang lá và 1 hay 2 vòi cuốn
chia nhánh ở hai bên. Theo Eichler giải thích: Lá mang ở nách một xim 2 ngả thu hẹp chỉ còn
1 hoa, đực hay cái, với 2 lá bắc con biến thành 1 hay 2 vòi cuốn. Các lá bắc con này đáng lẽ
mang hoa ở nách như những xim 2 ngả bình thường thì một cái mang cành có lá, cái kia
mang một phát hoa với nhiều hoa.

-Hoa: đơn tính cùng gốc hay khác gốc, đều, mẫu 5. Đôi khi hoa trở nên không đều do những
biến dổi xảy ra trong bộ nhị.

23
-Bao hoa: Ở hoa đực và hoa cái, 2 vòng bao hoa dính vào nhau và dính vào bầu giống như
đính trên miệng bầu. Lá đài nhỏ, hình tam giác, cánh hoa to. Sau khi đài tách khỏi tràng các
cánh hoa có thể rời hoặc dính liền nhau trên một đoạn dài hay ngắn tùy loại.
-Bộ nhị: 5 nhị rơi, không dính trên tràng mà đính ở nơi tiếp giáp giữa đài và tràng. Bao phần
thẳng; mỗi bao phẩn có 2 ô, mở bằng một đường nứt dọc. Màng hat phấn có nhiều rãnh lỗ,
nhiều lỗ (3 rãnh lỗ hoặc 3 đến nhiều lỗ). Bộ nhị có thể biển đổi như sau:
+Hoa đực có 5 nhị rời. Bao phấn cong queo, 1 ô và mở bằng một đường nứt cong queo.
Dưới nhị có đĩa mật có 5 thùy (Mướp hương).
Hoa đực có 4 nhị dính thành 2 cặp ở chỉ nhị và bao phấn, nhị thứ năm rời. Bao phấn cong
queo có 1 ô và mở bằng một dường nứt cong queo. Đôi khi chỉ nhị vẫn như trên nhưng các
bao phấn dính vào nhau thành một cột duy nhất (Cucurbita, Cucumis, Citrullus).
+Hoa đực có 5 nhị dính vào nhau bởi chỉ thành một cột, tận cùng là 5 ô phấn rời hay
dinh nhau (Sechium).
Chỉ nhị dính nhau và các bao phấn cũng diính nhau thành một cột duy nhất, mở bàng một
đường nút chạy vòng (Cyclanthera).
+Hoa đực thường mang dấu vết của bộ phận cái.
-Bộ nhuy: Hoa cái có 3 lá noãn dính nhau thành bầu dưới có 3 ô, các giá noãn trung trụ của
bầu tiến ra phía thành bầu rồi phân thành 2 nhánh mọc cong vào trong và mang nhiều noãn:
do đó lối đính noãn trung trụ trở thành trắc mô đặc biệt. 1 vòi nhụy, 3 dầu nhụy (Hình 5.1.1).
Hiếm khi số lá noãn là 4 hay 5. Hoa cái thường mang đấu vết của bộ nhị lép. Đĩa mật bao
quanh gếc vòi. Quả: mong, to. Vỏ ngoài cứng, đối khi hoá gô, vỏ giữa dày và nạc, có thể có
xd (xơ mướp). Phần ruột của quả bị chiếm bởi một thứ cơm quả có nhiều nước, dó là quả loại
bí. Đôi khi gặp quả khô mở bằng lỗ hay nắp. Hạt gần như không có nội nhũ, lá mầm dày và
chứa nhiều dầu.

Hình 27. Đặc điểm họ Bầu bí

24
Cụm hoa Cucumis (1). Cucurbita (2). Bộ nhị Actinostemma (3), Bryonia dioica (4),
Cucurbita pepo (5). Cyclanthera (6), Sicyos (7), Lagenaria (8), Lát cắt ngang bầu noãn
Cucurbita pepo (9)
5.5. Cơ cấu học họ Bầu bí [10]
-Ở những cạnh lồi của thân có những cum mô dày dưới biểu bì. Sợi trụ bì tạo thành một vòng
liên tục. Thường có 2 vòng bó libe-gỗ kiểu chồng kép, các bó vòng trong là vết lá, mạch rây
có kích thước to lớn.

Hình 28. Vi phẫu thân cây mướp đắng


5.6. Đặc điểm cây Gấc [11]
-Cây gấc là một loại dây leo, mỗi năm lụi một lần, nhưng lại đâm chồi từ gốc cũ lên vào mùa
xuân năm sau.
-Lá mọc so le, chia thùy khía sâu tới ½ phiến lá.
-Hoa đực, hoa cái riêng biệt, cánh hoa màu vàng nhạt. Mùa hoa tháng 4-5.
-Quả hình bầu dục dài độ 15-20cm, đáy nhọn, ngoài có nhiều gai, khi chín màu vàng đỏ đẹp
tươi. Mùa quả tháng 6 đến tháng 2 năm sau. Gấc nếp thì thưa gai hơn gấc tẻ. Trong quả có
nhiều hạt xếp thành những hàng dọc, quanh hạt có màng màu đỏ máu, tươi. Bóc lớp màng đỏ
sẽ thấy hạt hình gần giống con ba ba nhỏ, ngoài có lớp vỏ cứng, mép có răng cưa. Trong hạt
có nhân trắng chứa nhiều dầu.

25
Hình 29. Đặc điểm cây Gấc

Hình 30. Quả, hoa, rễ của Gấc

5.7. Vi phẫu [11]

-Mặt cắt ngang: Tầng bần có một số hàng tế bào. Vỏ hẹp; phía ngoài libe có khe nứt, phía
trong libe có tế bào mô mềm, sắp xếp tương đôi dày hoặc rải rác, với những ống nhựa chứa
chất tiết màu vàng. Tầng phát sinh hình vòng tròn; tia gỗ rộng, các mạch rải rác, đơn hoặc tụ
họp lại, xếp thành dãy xuyên tâm, gián đoạn, đôi khi có kèm theo các sợi không hóa gỗ; tế
bào mô mềm chứa những cụm tinh thể calci oxalat.

5.8. Bột Gấc [11]

-Bột (từ Hạt): Hạt gần tròn, dẹt, giữa hơi phồng lên, đường kính 2 cm đến 4 cm, dày 0,5 cm.
Vỏ hạt cứng màu nâu đen, mép có răng tu va rộng. Phía trong vỏ cứng có màng mỏng như
nhung, màu lục xám, trên mặt có những vết dài nhỏ màu nâu. Hai lá mầm màu trắng ngà ép
vào nhau, có chất dầu. Mùi đặc biệt, vị đắng.

- Bột (từ áo hạt): Bột màu đỏ cam, soi kính hiển vi thấy: Mảnh mô mềm gồm các tế bào hình
đa giác, kích thước tương đối đều, thành hơi dày, xếp sít nhau, đều đặn. Nhiều hạt dầu tròn
nhỏ màu cam. Rải rác có các khối chất màu nâu đen.

26
Hình 31. Bột vi phẫu
5.9. Phân bố
-Trên thế giới: một loại trái cây của Đông Nam Á được tìm thấy trên khắp khu vực từ miền
Nam Trung Quốc đến Đông Bắc nước Úc.

-Ở Việt Nam: Đặc tính của cây gấc phù hợp với các loại đất cát cổ, đất đỏ 3 gian, feralit…
những loại đất này phân bố rộng rãi ở trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Đông Nam
Bộ.

5.10. Thành phần hóa học và tác dụng dược lý


5.10.1 Thành phần hóa học
Bảng 3. Thành phần hóa học của Gấc

STT Thành phần Hàm lượng (%)


1 Lycopene 0,12
2 Β-carotene 0,16
3 Protein 2,1
4 Glucid 7,5
5 Acid béo 22
6 Oleic acid 32
7 Plamatic acid 29
8 Linoleic acid 28
9 Stearic 7,7
10 Vitamin E 0,046
11 Vitamin Q 0,019
12 Vitamin C 0,034
13 Khoáng chất 0,08

5.10.2. Tác dụng dược lý

-Chất béo có trong hạt gấc có khả năng hấp thụ các caroten và các chất dinh dưỡng tan trong
chất béo khác vào cơ thể.

27
-Nhờ hàm lượng cao các chống oxy hóa mà gấc có khả năng tăng cường hệ miễn dịch và có
tác dụng tốt với những bệnh nhân bị các bệnh về tim mạch, ung thư, đục thủy tinh thể, thoái
hóa điểm vàng.

+Đối với mắt: gấc chứa các chất dinh dưỡng tốt cho mắt như vitamin E, beta-carotene và
lycopene, vitamin C, kẽm. Ngoài ra, Lutein và Zeaxanthin có trong gấc là hai chất tạo nên sắc
tố màu vàng trong hoàng điểm võng mạc củ con người, giúp giảm nguy cơ bị đục thủy tinh
thể.

+Bổ sung vitamin A: nhờ có nồng độ beta-carotene (tiền vitamin A) cao mà dầu gấc giúp
hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị thiếu vitamin A. Ngăn chặn tình trạng quáng gà, chống lại các
bệnh truyền nhiễm.

+Chống lão hóa: các chất chống oxy hoa trong gấc có khả năng làm giảm sự mất cân
bằng oxy hóa, chống lại quá trình lão hóa của cơ thể.

+Chăm sóc da: beta-carotene và lycopene giúp da khỏe mạnh và đẹp hơn, làm sáng da, cải

thiện nếp nhăn, bảo vệ da khỏi quá trình lão hóa.

Hình 32. Thành phần dinh dưỡng cây Gấc


5.11. Công dụng [11]
-Hỗ trợ điều trị mở mắt, khô mắt, bổ mắt, làm sáng da, trẻ em chậm lớn do thiếu vitamin A.

-Trị quai bị.

-Trị tụ huyết do chấn thương.

-Chữa mụn nhọt, sưng tấy.

-Làm đẹp da mặt.

-Trị mụn trứng cá.

28
5.12. Kiêng kị [11]
-Thận trọng đối với phụ nữ có thai.

CHƯƠNG 6. KHÁI QUÁT VỀ TRÀM GIÓ


6.1. Tổng quan về Tràm gió [12]
-Tên khoa học: Melaleuca cajuputi Powell
-Họ: Sim (Myrtaceae)
-Phân lớp: Hoa hồng (Rosidae)
-Chi: Tràm (Myrtaceae)
-Giới: thực vật (Plantae)

Hình 33. Melaleuca cajuputi Powell

6.2. Đặc điểm họ Sim [12]


-Thân: gỗ, cây nhỏ, vừa hay to và khi rất cao như Bạch đàn (100-150 m).
-Lá: đơn, mọc đối, không có lá kèm. Phiến nguyên, dày, cứng, có thể có nhiều chấm trong
mờ để tạo túi tiết tạo ra. Hình dạng và vị trí của lá có thể thay đổi tùy chọn theo cành non hay
già (Eucalyptus globulus).
-Cụm hoa: Hoa có thể mọc riêng lẻ hay tụ thành từng chùm, chùm-xim, xim ở ngọn lá hay
ngọn cành.
-Hoa: đều, lưỡng tính, mẫu 5 hoặc mẫu 4, vòng loại, đế hoa hình ống hoặc hình chén.
-Bao hoa: Lá đài và cánh hoa có thể rời hay dính nhau thành một chóp, bị hất tung ra ngoài
khi hoa không chỉ còn lại một sço tròn, chóp này là đặc sắc của họ. Ở một vài chi, chóp chỉ
do tràng hoa tạo thành vì đài rất nhỏ (Eucalyptus).

29
-Bộ nhị: Nhị xếp trên 2 vòng, nhưng loại này chỉ gặp ở một vài chi (Verticordia), thông
thường nhị phân và hợp lại thành 2 loại khác nhau: Nhiều nhị rời xếp không xếp thứ tự quanh
miệng của đế hoa (Eucalyptus , Eugenia, Rhodamnia, Rhodomyrtus) hoặc nhị hợp thành
nhiều bó (Melaleuca).
-Bộ nhụy: Số lá noãn bằng số cánh hoa hoặc ít hơn, liên kết thành bầu bên dưới, nhiều ô, mỗi
ô nhiều ngăn, đính noãn trung trụ, 1 vòi và 1 dầu nhuy.
-Quả: mọng, phần nạc do đế hóa tạo ra (Mận, ổi) hay quả nang (Bạch đàn), thường quả chỉ có
ít hạt. Hạt không nội nhũ, hạt thẳng hay cong.

Hình 34. Đặc điểm họ Sim


6.3. Cơ cấu học họ Sim [12]
-Túi tiết tinh dầu kiểu ly bào dưới biểu bì của lá, trong mô mềm vỏ của thân. Libe 2 kết tầng,
libe quanh tủy. Yếu tố mạch có mặt ngăn thủng lỗ đơn.

Hình 35. Họ Sim


6.4. Tổng quan về chi Myrtaceae
-Chi Tràm (Melaleuca) là một chi thực vật có hoa trong họ Đào kim nương (Myrtaceae).
Theo các ước tính khác nhau chi này chứa 220-236 loài, tất cả đều có mặt tại Australia với
phần lớn các loài (khoảng 230) là đặc hữu của Australia, các loài còn lại có ở Malaysia,
Indonesia, New Guinea, quần đảo Solomon và New Caledonia.
-Tùy theo loài mà chúng có thể là cây bụi hay cây thân gỗ, cao tới 2–30 m, thông thường với
lớp vỏ cây dễ tróc.
-Lá: của chúng là thường xanh, mọc so le, hình trứng hay mũi mác, dài 1-25 cm và rộng 0,5-7
cm, mép lá nhẵn, màu xanh lục sẫm hay xanh xám.

30
-Hoa: mọc thành cụm dày dặc dọc theo thân, mỗi hoa với các cánh hoa nhỏ và một chùm nhị
mọc dày dặc; màu hoa từ trắng tới hồng, đỏ, vàng nhạt hay ánh lục.
-Quả: là dạng quả nang nhỏ chứa nhiều hạt nhỏ.
6.5. Đặc điểm về Tràm [13]

-Cây gỗ nhỏ hay trung bình, thường xanh, cao 10-15m (đôi khi tới 20-25m), và đường kính
có thể đạt 50-60cm. Đôi khi là cây bụi, cao 0,5-2m, nếu mọc ở vùng đồi cằn cỗi Thân thường
không thẳng; vỏ ngoài mỏng, xốp, màu trắng xám, thường bong thành nhiều lớp.

-Hệ rễ: phát triển mạnh.

-Lá: đơn, mọc so le; phiến lá hình mác hay hình trái xoan hẹp, thường không cân đối, kích
thước 4-8cm; đầu nhọn hoặc tù, gốc tròn; dày; lúc non có lông mềm màu trắng bạc, sau nhẵn,
màu xanh lục; gân chính 5 (đôi khi 6), hình cung; cuống lá ngắn, có lông.

-Cụm hoa: bông mọc ở đầu cành hay nách lá. Hoa nhỏ, màu trắng, trắng xanh nhạt, trắng
vàng nhạt hoặc trắng kem; đài hợp ở gốc thành ống hình trụ hay hình trứng, 5 thuỳ đài rất
ngắn; cánh tràng 5, có móng rất ngắn (các thuỳ đài và cánh tràng đều sớm rụng); nhị nhiều,
hợp thành 5 bó, xếp đối diện với thuỳ đài; đĩa mật chia thuỳ, có lông mềm; bầu ẩn trong ống
đài, 3 ô.

-Quả: nang gần hình chén hoặc hình bán cầu hoặc hình cầu, kích thước 3-3cm, khi chín nứt
thành 3 mảnh. Hạt hình nêm hoặc hình trứng. Sau khi hoa nở, tạo quả; trục cụm hoa tiếp tục
sinh trưởng, phát triển tạo thành từng đoạn mang hoa quả và mang lá xen kẽ nhau.

Hình 36. Đặc điểm về Tràm gió


6.6. Vi phẫu [13]
-Biểu bì có lớp cutin dày mang nhiều lỗ khí ở cả 2 mặt lá.
-Mô mềm giậu có từ 1 đến 2 hàng tế bào ở cả 2 mặt của phiếu lá.

31
-Bó libe gỗ được bao bọc bởi 1 vòng nội bì và 1 vòng sợi trụ bì.
-Các túi tiết tinh dầu nằm rải rác trong mô mềm.

Hình 37. Vi phẫu lá Tràm


1. Cutin; 2. Biểu bì trên; 3. Mô mềm giậu; 4. Canxi oxalat hình khối; 5. Mô khuyết; 6. Mô
cứng; 7. Túi tiết tinh dầu; 8. Libe; 9 gỗ. 10 Libe; 11. Đám sợi; 12. Mô dầy; 13. Biểu bì dưới;
14. Lỗ khí

6.7. Bột Tràm gió [13]


-Bột màu xanh nhạt, khô tơi, có ít xơ, mùi thơm, vị đắng. Nhiều sợi thành dày, khoang rộng
hay hẹp, thường có kèm tinh thể calci oxalat hình khối ở các tế bào mô mềm xung quanh sợi.
Mảnh mô mềm, tế bào thành mỏng, trong có thế chứa tinh thể calci oxalat hình khối và hình
cầu gai. Các tế bào mô cứng rất ít, thường đứng riêng rẽ, hình đa giác, thành hơi dày, có ống
trao đổi. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai và hình khối rời. Mảnh biểu bì mang lỗ khí kiểu
hỗn bào. Lông che chở đơn bào ít. Mảnh mạch vạch, mạch xoắn, mạch điểm.

Hình 38. Bột lá Tràm gió

6.8. Thành phần hóa học và tác dụng dược lý


6.8.1 Thành phần hóa học

32
-Tinh dầu màu vàng lục, có thành phần chủ yếu: 1,8-cineole (46,9-57,9%) kèm theo các
alcohol monoterpenic a- terpineol. (-)-linalol và (-)-terpinen-4-ol. Còn có một hàm lượng cao
các hydrocarbon monoterpen (27,8%), một lượng nhỏ các hydrocarbon sesquiterpen và
alcohol.

6.8.2 Tác dụng dược lý


-Có vị cay, tính ấm, mùi thơm; có tác dụng làm ra mồ hôi, trừ thấp và giảm đau. Tinh
dầu Tràm gió có tác dụng sát trùng mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn gây bệnh.

Hình 39. Tinh dầu Tràm

6.9. Công dụng [13]


-Phát tán phong hàn, giảm đau, sát trùng.

-Chủ trị: Cảm mạo phong hàn. Dùng ngoài trị viêm da dị ứng, chàm (thấp chân).

33
Hình 40. Công dụng tinh dầu Tràm

34
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Trương Thị Đẹp (2007), Thực Vật Dược, tr185
2) Trương Thị Đẹp (2007), Thực Vật Dược, tr269
3) Dược điển Việt Nam 5 [2.3; 2.5; 2.6; 2.8; 2.9]
4) Trương Thị Đẹp (2007), Thực Vật Dược, tr185
5) Dược điển Việt Nam 5 [3.3; 3.4; 3.5; 3.7; 3.9; 3.10]
6) Trương Thị Đẹp (2007), Thực Vật Dược, tr260
7) Dược điển Việt Nam 5 [ 4.3; 4.5; 4.6; 4.7; 4.9; 4.10]
8) Đái Phu Tiến, Hóa Tây Dược Học Tạp Chí (1990)
9) Đỗ Tất Lợi, Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam, tr598
10) Trương Thị Đẹp (2007), Thực Vật Dược, tr208
11) Dược điển Việt Nam 5 [5.6; 5.7; 5.8; 5.10]
12) Trương Thị Đẹp (2007), Thực Vật Dược, tr233
13) Dược điển Việt Nam 5 [6.5; 6.6; 6.7; 6.9]

35

You might also like