Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 484

Giới thiệu môn học

Kinh tế xây dựng


Giảng viên: Nguyễn Văn Minh
Cấu trúc môn học
❑Bài 1: Tổng quan
❑Bài 2: Đầu tư xây dựng cơ bản – Hiệu quả kinh tế đầu tư
❑Bài 3: Tiến bộ kỹ thuật trong xây dựng
❑Bài 4: Thiết kế trong xây dựng
❑Bài 5: Dự toán
❑Bài 6: Vốn sản xuất trong xây dựng

2
Tài liệu tham khảo
• Nguyễn Công Thạnh, Kinh tế xây dựng, Nhà xuất bản đại học
Quốc Gia TP HCM
• Bộ Xây Dựng, Giáo trình tiên lượng xây dựng, Nhà xuất bản Xây
dựng
• Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan

3
Phân bổ thời gian
• 2 tín chỉ
• 15 buổi
• 30 tiết học

4
Phương pháp học tập
• Đọc, tìm hiểu, và thực hành các tài liệu được gửi trước mỗi buổi
học
✓File bài giảng
✓Bài đọc
✓Văn bản pháp luật

5
Phương pháp đánh giá
• 3 bài kiểm tra: trọng số điểm 50%
• Thi cuối kỳ: trọng số điểm 50%
✓Ôn tập vào buổi thứ 10

6
7
Bài 1:
Tổng quan

Kinh tế Xây dựng


Giảng viên: Nguyễn Văn Minh
Nội dung bài 1
1. Giới thiệu về ngành Xây dựng
2. Đối tượng và nhiệm vụ của môn kinh tế trong quá
trình sản xuất xây dựng
3. Một số kiến thức cơ bản về quản lý kinh tế

2
Tunnel sous le Manche The Hoover Dam

The Golden Gate bridge Burj Al Arab Hotel Beijing Capital Airport
3
4
1. Giới thiệu về ngành Xây dựng
1.1. Vai trò của ngành xây dựng
• Ngành XD đóng vai trò quan trọng
✓Xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật
✓Nâng cao năng lực sản xuất cho tất cả các ngành.
✓Nâng cao khả năng quốc phòng.
✓Nâng cao đời sống vật chất - tinh thần.
✓Đóng góp đáng kể lợi nhuận cho nền kinh tế quốc dân

Ngành xây dựng giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Nó quyết định qui mô và trình độ kỹ thuật của xã hội của đất nước nói
chung và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói riêng.

5
1. Giới thiệu về ngành Xây dựng

(Báo cáo nghiên cứu thị trường – HouseLink 2020)


6
1. Giới thiệu về ngành Xây dựng
• Tổng sản phẩm quốc nội hay GDP (viết tắt của Gross
Domestic Product) là giá trị thị trường của tất cả hàng
hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm
vi một lãnh thổ nhất định (thường là quốc gia) trong
một thời kỳ nhất định (thường là một năm).

7
1. Giới thiệu về ngành Xây dựng

(Báo cáo thị trường ngành XD – FPT 2020)

8
1. Giới thiệu về ngành Xây dựng

(Báo cáo nghiên cứu thị trường – HouseLink 2020)


9
1. Giới thiệu về ngành Xây dựng
1.2. Các khái niệm trong ngành xây dựng
• Hoạt động xây dựng (khoản 21)
• Dự án đầu tư xây dựng (khoản 15)
• Công trình xây dựng (khoản 10)
• Hoạt động tư vấn đầu tư xây dựng (khoản 24)
• Nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng (khoản 28)
• Tổng thầu xây dựng (khoản 35)
• Thi công xây dựng công trình (khoản 38)
(Điều 3 – Luật xây dựng)

10
1. Giới thiệu về ngành Xây dựng
1.2. Các khái niệm trong ngành xây dựng
• Các ngành sản xuất cung ứng đầu vào cho dự án xây
dựng:
Vật liệu, Cơ khí xây dựng, cung cấp vật tư thiết bị
cho DAXD
• Các ngành dịch vụ khác phục vụ cho DAXD:
tài chính, ngân hàng, thông tin, đào tạo…
• Các lực lượng chủ yếu tham gia:
Chủ đầu tư, tư vấn, xây dựng (thi công), vật liệu-
thiết bị, ngân hàng, cơ quan quản lí nhà nước...
11
1. Giới thiệu về ngành Xây dựng
1.2. Các khái niệm trong ngành xây dựng

Hoạt động sản Hoạt động xây


xuất kinh doanh dựng

Bên mua Người tiêu dùng Chủ đầu tư

Bên bán Người sản xuất Nhà thầu

12
2. Đặc tính kinh tế- kỹ thuật của ngành
2.1. Đặc điểm của sản phẩm xây dựng
• Sản phẩm xây dựng là những công trình đã hoàn thành
• Đặc điểm:
✓Tính đơn chiếc (unique)
✓Được xây dựng và sử dụng tại chỗ
✓Thường có kích thước và trọng lượng lớn
✓Tác động đến môi trường
✓Phản ảnh trình độ kinh tế khoa học kỹ thuật và văn hóa
trong từng giai đoạn phát triển của khu vực, đất nước

13
2. Đặc tính kinh tế- kỹ thuật của ngành
2.2. Đặc điểm của quá trình sản xuất xây dựng
• Một số đặc điểm về sản xuất như sau:
✓Sản xuất thiếu tính ổn định, có tính lưu động cao theo
lãnh thổ
✓Thời gian xây dựng công trình dài, chi phí sản xuất lớn
✓Quá trình xây dựng mang tính tổng hợp, các công việc
xen kẽ và ảnh hưởng nhau
✓Chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến các hoạt
động xây dựng
✓Xây dựng theo đơn đặt hàng của Chủ đầu tư

14
3. Đối tượng,phương pháp nghiên cứu
• Sản phẩm của quá trình sản xuất bao giờ cũng có hai
mặt: kỹ thuật và xã hội
✓Mặt kỹ thuật của sản xuất do các môn khoa học tự nhiên
và khoa học kỹ thuật nghiên cứu.
✓Mặt xã hội của sản xuất do các môn kinh tế nghiên cứu.

15
3. Đối tượng,phương pháp nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
a) Nghiên cứu những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của
ngành công nghiệp xây dựng trong nền kinh tế quốc
dân;
b) Nghiên cứu những phương hướng cơ bản của tiến
bộ khoa học - công nghệ xây dựng;
c) Nghiên cứu cơ sở lý luận về kinh tế đầu tư và thiết
kế xây dựng nhằm đánh giá, so sánh và lựa chọn
phương án kỹ thuật, các dự án đầu tư cũng như các
giải pháp thiết kế tốt nhất

16
3. Đối tượng,phương pháp nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
d) Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về tổ chức lao
động và tiền lương cũng như các biện pháp quản lý
vốn của doanh nghiệp xây lắp;
e) Nghiên cứu về quản lý chi phí xây dựng và phương
pháp xác định chi phí xây dựng;
f) Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật hợp
lý nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất với chi
phí hợp lý nhằm đảm bảo chất lượng, rút ngắn thời
gian thi công và hạ giá thành xây dựng.

17
3. Đối tượng,phương pháp nghiên cứu
3.2. Phương pháp nghiên cứu
• KTXD dựa vào phương pháp duy vật biện chứng dựa trên
các nguyên tắc sau:
✓Thế giới là vật chất và tồn tại khách quan;
✓Thế giới vật chất là thể thống nhất và có quan hệ mật thiết lẫn
nhau;
✓Vật chất luôn biến đổi không ngừng;
✓Vật chất luôn phát triển và đấu tranh để giải quyết mâu thuẩn.
• Môn KTXD còn sử dụng phương pháp diễn giải kết hợp với
phương pháp quy nạp, kết hợp giữa lý thuyết với thực tiễn
hoạt động sản xuất - kinh doanh của ngành.

18
3. Đối tượng,phương pháp nghiên cứu
3.2. Phương pháp nghiên cứu

19
4. Kiến thức cơ bản về quản lý kinh tế
• Quản lý: sự tác động liên tục có tổ chức, có hướng
đích của chủ thể → đối tượng nhằm đạt kết quả và mục
tiêu đã định trước.
• Đầu tư: sử dụng tiền vốn, tài nguyên trong một thời
gian tương đối dài → thu về lợi nhuận hoặc lợi ích.
• Đầu tư xây dựng cơ bản: xây dựng mới tài sản cố định.

20
4. Kiến thức cơ bản về quản lý kinh tế
4.1. Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng
✓là hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền từ trung ương đến địa phương dựa trên cơ sở quy
hoạch, định hướng, pháp luật, chính sách và các công cụ
quản lý khác để tác động đến hoạt động đầu tư xây dựng
và các chủ thể tham gia quản lý, thực hiện nó nhằm điều
chỉnh các hành vi của các chủ thể tham gia hoạt động
đầu tư xây dựng theo đúng pháp luật xây dựng đảm bảo
cho các hoạt động đầu tư xây dựng hoàn thành tốt nhất
các mục tiêu đặt ra ban đầu.

21
4. Kiến thức cơ bản về quản lý kinh tế
4.2. Vai trò của NN trong quản lý XD
✓Xây dựng chiến lược, định hướng phát triển ngành XD;
✓Xây dựng cơ sở pháp lý, quy chế quản lý đầu tư XD;
✓Xây dựng các quy định và biện pháp quản lý nguồn vốn
và quản lý chất lượng công trình;
✓Xây dựng các chính sách về quản lý và về kinh tế cho
các chủ thể tham gia vào hoạt động XD;
✓Kiểm tra, theo dõi và điều chỉnh quá trình thực hiện các
quy định của NN trong lĩnh vực đầu tư XDCB.

22
4. Kiến thức cơ bản về quản lý kinh tế
4.3. Các nguyên tắc QLNN
✓Thống nhất quản lý ;
✓Tập trung dân chủ;
✓Kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương
và vùng lãnh thổ;
✓Kết hợp hài hòa các lợi ích kinh tế;
✓Tiết kiệm và hiệu quả.

23
4. Kiến thức cơ bản về quản lý kinh tế
4.4. Các phương pháp quản lý:
• Phương pháp hành chính: tác động trực tiếp của chủ
thể quản lý đến đối tượng quản lý bằng những văn
bản, chỉ thị, những quy định về tổ chức
• Phương pháp kinh tế: bằng các chính sách và đòn bẩy
kinh tế như tiền lương, tiền thưởng, tiền phạt, giá cả,
lợi nhuận, tín dụng, thuế…
• Phương pháp giáo dục: về thái độ lao động, ý thức kỷ
luật, tinh thần trách nhiệm, khuyến khích phát huy sáng
kiến, về giữ gìn uy tín đối với người tiêu dùng…

24
4. Kiến thức cơ bản về quản lý kinh tế
4.4. Các phương pháp quản lý:

Phương pháp kinh tế

25
4. Kiến thức cơ bản về quản lý kinh tế
4.5. Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng
✓Bộ Xây dựng,
✓Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
(sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và
✓Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện).
(Điều 3 Luật Xây dựng 2014)

26
4. Kiến thức cơ bản về quản lý kinh tế
4.5. Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng

Quốc hội

Chính phủ

Cấp bộ và các ngành liên quan

Cấp tỉnh, thành phố (Sở XD và các sở liên quan)

Cấp Quận, huyện (Phòng Quản lý đô thị hoặc


Phòng Hạ tầng và các phòng liên quan)

27
Bài 2:
Đầu tư xây dựng cơ bản –
Hiệu quả Kinh tế đầu tư

Kinh tế Xây dựng


Giảng viên: Nguyễn Văn Minh
Nội dung bài 2a
1. Đầu tư và dự án đầu tư xây dựng
2. Các giai đoạn thực hiện dự án
3. Các loại chi phí ở từng giai đoạn của dự án
4. Tính tổng mức đầu tư xây dựng công trình
5. Nội dung dự án đầu tư xây dựng

2
Văn bản quy phạm pháp luật
1. Luật Xây dựng 2014; Luật Xây dựng sửa đổi số 62/2020/QH14

2. Luật đầu tư công 2019;

3. Luật đầu tư theo phương thức PPP 2020

4. Nghị định số 15/2021/NĐ-CP về Quản lý dự án đầu tư xây dựng

5. Nghị định số 10/2021/NĐ-CP về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng

6. Nghị định số 06/2021/NĐ-CP về Quản lý chất lượng, thi công xây dựng, và
bảo trì công trình xây dựng

7. Thông tư số 11/2021/TT-BXD Hướng dẫn một số nội dung xác định và quản
lý chi phí đầu tư xây dựng

8. Thông tư số 06/2021/TT-BXD quy định về phân cấp công trình xây dựng và
hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng

9. Quyết định số 610/QĐ-BXD năm 2022 về Suất vốn đầu tư xây dựng công
trình năm 2021
3
1. Dự án đầu tư xây dựng
1.1. Đầu tư
• Hoạt động đầu tư là hoạt động bỏ vốn vào các lĩnh vực kinh tế - xã
hội để thu được các lợi ích dưới các hình thức khác nhau
• Mục đích
✓Lợi ích tài chính
✓Lợi ích chính trị, bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm an ninh
quốc gia, an toàn sinh mạng cộng đồng
✓Lợi ích xã hội
✓Lợi ích ngắn hạn
✓Lợi ích dài hạn

4
1. Dự án đầu tư xây dựng
1.2. Dự án

- Đạt được mục tiêu


Đề xuất đề ra

và - Khoảng thời gian


Thực thi xác định
Ý tưởng
- Nguồn tài nguyên
giới hạn

• Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để
tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong
khoảng thời gian xác định.
• Dự án đầu tư mở rộng
• Dự án đầu tư mới

5
1. Dự án đầu tư xây dựng
1.3. Dự án đầu tư xây dựng

• Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến
việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng
mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy
trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong
thời hạn và chi phí xác định.

• Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể


hiện thông qua
• Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng,

• Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, hoặc

• Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

6
1. Dự án đầu tư xây dựng
1.3. Dự án đầu tư xây dựng
• Dự án đầu tư xây dựng được phân loại (Luật Xây dựng)
✓Căn cứ quy mô, mức độ quan trọng
✓Căn cứ công năng phục vụ, tính chất chuyên ngành của công trình và
mục đích quản lý
✓Căn cứ nguồn vốn sử dụng và hình thức đầu tư

7
1. Dự án đầu tư xây dựng
1.3. Dự án đầu tư xây dựng
Căn cứ quy mô, mức Căn cứ công năng phục vụ, tính chất chuyên Căn cứ nguồn vốn
độ quan trọng ngành của công trình và mục đích quản lý sử dụng và hình
(Chi tiết tại Luật đầu (PL IX- NĐ 15/2021 NĐ-CP về QLDADTXD thức đầu tư
tư công 2019) và PL I- NĐ 06/2021NĐ-CP về QLCL)

• Dự án quan • Dự án ĐTXD công trình dân dụng; • Dự án sử dụng vốn


trọng quốc gia, • Dự án ĐTXD công trình công nghiệp; đầu tư công;
• Dự án nhóm A, • Dự án ĐTXD công trình hạ tầng kỹ thuật; • Dự án sử dụng vốn
• Dự án nhóm B, • Dự án ĐTXD công trình giao thông; nhà nước ngoài
• Dự án nhóm C • Dự án ĐTXD công trình phục vụ nông đầu tư công;
nghiệp và phát triển nông thôn; • Dự án PPP (Chi tiết
• Dự án ĐTXD công trình quốc phòng, an tại Luật đầu tư theo
ninh; phương thức PPP
• Dự án ĐTXD nhà ở, dự án đầu tư xây 2020)
dựng khu đô thị và dự án ĐTXD có công • Dự án sử dụng vốn
năng phục vụ hỗn hợp khác. khác
(Điều 49 Luật xây dựng)
8
1. Dự án đầu tư xây dựng

Dự án Hệ thống xử lý nước thải Yên Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô


Xá thị số 1 Tp.HCM, tuyến Bến Thành –
Tổng vốn đầu tư hơn 16.293 tỷ Suối Tiên
đồng. Tổng vốn đầu tư hơn 43.757 tỷ
→ Dự án quan trọng quốc gia đồng.
→ Dự án quan trọng quốc gia
9
1. Dự án đầu tư xây dựng

Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch I. Dự án điện gió 7A (Hà Đô Group)
Tổng mức đầu tư của dự án là Tổng mức đầu tư của dự án là
41.130 tỷ đồng 1.875 tỷ đồng - Quy mô: 50MW
→ Dự án quan trọng quốc gia → Dự án nhóm B

10
BOT
BOT Build-Operate-Transfer, Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao
Chính phủ có thể kêu gọi các công ty bỏ vốn xây dựng trước (build)
thông qua đấu thầu, sau đó khai thác vận hành một thời gian (operate)
và sau cùng là chuyển giao (transfer) lại cho nhà nước sở tại.
11
1. Dự án đầu tư xây dựng

Danh mục một số dự án PPP tại Thành phố Hồ Chí Minh


12
1. Dự án đầu tư xây dựng
1.4. Cấp công trình
Cấp công trình được xác định theo các tiêu chí
a) Mức độ quan trọng, quy mô công suất: Áp dụng cho từng công trình
độc lập hoặc một tổ hợp các công trình hoặc một dây chuyền công
nghệ gồm nhiều hạng mục thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình;
b) Quy mô kết cấu: Áp dụng cho từng công trình độc lập thuộc dự án
đầu tư xây dựng công trình theo các loại kết cấu.

(Thông tư 06/2021/TT-BXD quy định phân cấp công trình XD)


13
1. Dự án đầu tư xây dựng
1.4. Cấp công trình

14
1. Dự án đầu tư xây dựng
1.4. Cấp công trình

15
1. Dự án đầu tư xây dựng
1.4. Cấp công trình

16
1. Dự án đầu tư xây dựng
1.4. Cấp công trình

17
1. Dự án đầu tư xây dựng
1.4. Cấp công trình

18
1. Dự án đầu tư xây dựng
1.4. Cấp công trình
• Chiều cao của công trình/kết cấu: Chiều cao được tính từ cao độ mặt đất
đặt công trình tới điểm cao nhất của công trình (kể cả tầng tum hoặc mái
dốc).
✓Đối với công trình/kết cấu đặt trên mặt đất có các cao độ mặt đất khác nhau thì
chiều cao tính từ cao độ mặt đất thấp nhất.
✓Nếu trên đỉnh công trình có các thiết bị kỹ thuật như cột ăng ten, cột thu sét,
thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, bể nước kim loại.... thì chiều cao của các
thiết bị này không tính vào chiều cao công trình.
• Số tầng cao của công trình: Tổng của tất cả các tầng trên mặt đất và tầng
nửa/bán hầm nhưng không bao gồm tầng áp mái.
✓Tầng tum không tính vào số tầng cao của công trình khi sàn mái tum có diện
tích không vượt quá 30% diện tích của sàn mái.

19
1. Dự án đầu tư xây dựng
1.4. Cấp công trình
• Nhịp kết cấu lớn nhất của nhà/công trình: Khoảng cách lớn nhất giữa tim
của các trụ (cột, tường) liền kề, được dùng để đỡ kết cấu nằm ngang
(dầm, sàn không dầm, giàn mái, giàn cầu, cáp treo...).
• Tổng diện tích sàn của nhà/công trình: Tổng diện tích sàn của tất cả các tầng,
bao gồm cả các tầng hầm, tầng nửa hầm, tầng lửng, tầng kỹ thuật, tầng áp mái và
tầng tum.
• Diện tích sàn của một tầng là diện tích sàn xây dựng của tầng đó, gồm cả tường
bao (hoặc phần tường chung thuộc về nhà) và diện tích mặt bằng của lôgia, ban
công, cầu thang, giếng thang máy, hộp kỹ thuật, ống khói.

20
1. Dự án đầu tư xây dựng
1.4. Cấp công trình
Ví dụ 1

1. Xác định cấp của tổ hợp các công trình chính


2. Xác định cấp các công trình thuộc Trường THPT A
21
1. Dự án đầu tư xây dựng
1.4. Cấp công trình
Ví dụ 2

Xác định cấp các công trình thuộc khu phức hợp X

22
1. Dự án đầu tư xây dựng
1.5. Chủ đầu tư
• Chủ đầu tư được xác định trước khi lập dự án đầu tư xây dựng
hoặc khi phê duyệt dự án hoặc các trường hợp khác theo quy định
của pháp luật có liên quan.
• Căn cứ nguồn vốn sử dụng cho dự án đầu tư xây dựng, việc xác
định chủ đầu tư được quy định như sau:
a) Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, người quyết định đầu tư
giao Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành hoặc Ban
quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực làm chủ đầu tư.
✓Trường hợp không có Ban quản lý dự án hoặc có Ban quản lý dự
án nhưng không đủ điều kiện thực hiện thì người quyết định đầu
tư giao cơ quan, tổ chức có kinh nghiệm, năng lực quản lý làm chủ
đầu tư.;

(Điều 7 Luật Xây dựng)


23
1. Dự án đầu tư xây dựng
1.5. Chủ đầu tư
b) Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước, chủ đầu tư là cơ quan, tổ
chức được người quyết định đầu tư giao quản lý, sử dụng vốn để
đầu tư xây dựng;
c) Đối với dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (sau đây
gọi là dự án PPP), chủ đầu tư là doanh nghiệp dự án PPP được
thành lập theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức
đối tác công tư;
d) Đối với dự án khác, chủ đầu tư là tổ chức, cá nhân bỏ vốn để đầu
tư xây dựng.

(Điều 7 Luật Xây dựng)


24
2. Các giai đoạn thực hiện dự án
• Luật Xây dựng phân ra 03 giai đoạn của một dự án đầu tư xây
dựng
✓Giai đoạn chuẩn bị dự án

✓Giai đoạn thực hiện dự án

✓Giai đoạn kết thúc xây dựng

(Chi tiết tại điều 4 NĐ 15/NĐ-CP năm 2021 về QLDA DTXD)

25
2. Các giai đoạn thực hiện dự án

Đầu vào Quá trình đầu tư Đầu vào

Công trình
Tài nguyên: Vật
hoàn thành và
tư, thiết bị , tài
đưa vào sử
chính, nhân lực
dụng
Các giai đoạn

Chuẩn bị đầu tư Thực hiện đầu tư Kết thúc XD, đưa


CT vào khai thác
26
2. Các giai đoạn thực hiện dự án

Giai đoạn chuẩn Giai đoạn thực hiện dự án Giai đoạn kết thúc
bị dự án xây dựng

• Khảo sát xây • Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá • Quyết toán hợp
dựng bom mìn (nếu có);
đồng xây dựng,
• Báo cáo nghiên • Khảo sát xây dựng; thiết kế, dự toán xây
dựng; • Quyết toán dự án
cứu tiền khả thi • Cấp giấy phép xây dựng hoàn thành,
• Chủ trương đầu tư • Lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng • Xác nhận hoàn
• Báo cáo nghiên xây dựng; thành công trình,
cứu khả thi • Thi công xây dựng; giám sát thi công xây
• Bảo hành công
• Quyết định đầu tư dựng;
• Tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn trình xây dựng,
xây dựng thành; • Bàn giao các hồ sơ
• Vận hành, chạy thử; nghiệm thu hoàn liên quan
thành công trình xây dựng;
• Bàn giao công trình đưa vào sử dụng

(Điều 4, Nghị định 15/2021/NĐ-CP)


27
3. Chi phí đầu tư
3.1. Vốn đầu tư

Vốn đầu tư
là toàn bộ
số tiền dự
kiến để
thanh toán
cho toàn bộ
chi phí cần
thiết để đạt
được mục
tiêu đầu tư

28
3. Chi phí đầu tư
3.2. Nguyên tắc quản lý vốn đầu tư

Dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước quản lý toàn bộ quá


nhà nước trình đầu tư xây dựng

Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước quản lý về chủ trương


nhà nước bảo lãnh và quy mô đầu tư
Doanh nghiệp tổ chức thực hiện và
quản lý dự án

Dự án sử dụng nguồn vốn tư Chủ đầu tư quyết định hình thức


nhân quản lý

29
3. Chi phí đầu tư
3.3. Quá trình hình thành giá của DADT
GĐ chuẩn bị dự án GĐ thực hiện dự án GĐ kết thúc dự án

Lập BC Lập BC NC khả thi Lập KH lựa Tư vấn Tư vấn đấu Nhà thầu Tư vấn Nghiệm Bảo Khai thác
NC tiền (DA<15 tỷ lập chọn nhà thầu thiết kế thầu thi công giám sát thu, bàn hành vận hành,
khả thi BCKTKT) XDCT giao bảo trì

Thiết kế •Giá dự thầu


CĐT lập hồ sơ
KT hoặc •Giá đề nghị
Thiết kế quyết toán
TKBVTC trúng thầu
cơ sở trình phê duyệt

SƠ BỘ TỔNG MỨC Giá gói thầu TỔNG Giá gói thầu GIÁ HỢP GIÁ GIÁ TRỊ Quy đổi
TỔNG ĐẦU TƯ DỰ TOÁN được cập ĐỒNG THANH QUYẾT vốn ĐTXD
MỨC ĐẦU nhật TOÁN TOÁN

CP Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư


CP Xây dựng (Gxd) CP Xây dựng (Gxd) Hệ thống định mức và đơn giá xây
Suất vốn
đầu tư dựng theo quy định của Bộ xây dựng
CP Thiết bị (Gtb) CP Thiết bị (Gtb)
CP Quản lý dự án (Gqlda) CP Quản lý dự án (Gqlda):
CP Tư vấn (Gtv) CP Tư vấn (Gtv)
CP khác (Gk) CP khác (Gk)
CP Dự phòng (Gdp): Dự phòng KL CP Dự phòng (Gdp): Dự phòng KL phát sinh (5%) + DP trượt giá
phát sinh (10%) + DP trượt giá
30
4. Xác định Tổng mức đầu tư

Ví dụ Cơ cấu Tổng mức đầu tư một công trình xây dựng


31
4. Xác định Tổng mức đầu tư

32
4. Xác định Tổng mức đầu tư

33
4. Xác định Tổng mức đầu tư
Phương pháp 1: Theo thiết kế cơ sở
TMĐT = 𝑮𝑮𝑷𝑴𝑩 + 𝑮𝑿𝑫 + 𝑮𝑻𝑩 + 𝑮𝑻𝑽 + 𝑮𝑸𝑳𝑫𝑨 + 𝑮𝑲 + 𝑮𝑫𝑷

Phương pháp 2: Theo chỉ tiêu suất vốn đầu tư


Tổng
mức
đầu tư
Phương pháp 3: Giá các công trình tương tự đã thực
hiện

Phương pháp 4: Kết hợp các phương pháp trên

(Chi tiết tại Điều 6 NĐ 10/2021 NĐ-CP về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng)
34
4. Xác định Tổng mức đầu tư
4.1. Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
✓chi phí bồi thường về đất, nhà, công trình trên đất, các tài sản gắn liền
với đất, trên mặt nước và chi phí bồi thường khác theo quy định;
✓các khoản hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất; chi phí tái định cư;
✓chi phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
✓chi phí sử dụng đất, thuê đất tính trong thời gian xây dựng (nếu có);
✓chi phí di dời, hoàn trả cho phần hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư xây
dựng phục vụ giải phóng mặt bằng (nếu có) và các chi phí có liên quan
khác;

35
4. Xác định Tổng mức đầu tư
4.2. Chi phí xây dựng
✓chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình của dự án;
✓công trình, hạng mục công trình xây dựng tạm, phụ trợ phục vụ thi
công;
✓chi phí phá dỡ các công trình xây dựng

36
4. Xác định Tổng mức đầu tư
4.2. Chi phí xây dựng

Phương pháp 1: Theo thiết kế cơ sở

Chi phí Phương pháp 2: Theo chỉ tiêu suất vốn đầu tư
xây
dựng Phương pháp 3: Giá các công trình tương tự đã thực
hiện

Phương pháp 4: Kết hợp các phương pháp trên

(Chi tiết tại Mục 2.2 – Phụ luc II - TT 11/2021/TT-BXD hướng dẫn một số nội dung xác
định và quản lý chi phí ĐTXD) 37
4. Xác định Tổng mức đầu tư
4.3. Chi phí thiết bị
✓chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ; chi phí quản
lý mua sắm thiết bị (nếu có);
✓chi phí mua bản quyền phần mềm sử dụng cho thiết bị công trình, thiết
bị công nghệ (nếu có);
✓chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có);
✓chi phí gia công, chế tạo thiết bị cần gia công, chế tạo (nếu có);
✓chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh;
✓chi phí chạy thử thiết bị theo yêu cầu kỹ thuật (nếu có);
✓chi phí vận chuyển;
✓bảo hiểm; thuế và các loại phí; chi phí liên quan khác

38
4. Xác định Tổng mức đầu tư
4.4. Chi phí quản lý dự án
✓là chi phí cần thiết để tổ chức quản lý việc thực hiện và thực hiện các
công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án
đến kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử
dụng và quyết toán vốn đầu tư xây dựng

39
4. Xác định Tổng mức đầu tư
4.5. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
✓là chi phí cần thiết để thực hiện các công việc tư vấn đầu tư xây dựng
từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến kết thúc xây dựng
đưa công của dự án vào khai thác sử dụng và quyết toán vốn đầutrình
tư xây dựng

40
4. Xác định Tổng mức đầu tư
4.6. Chi phí khác
✓chi phí rà phá bom mìn, vật nổ;
✓chi phí di chuyển máy, thiết bị thi công đặc chủng đến và ra khỏi công
trường;
✓chi phí đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công;
✓chi phí hoàn trả hạ tầng kỹ thuật do bị ảnh hưởng khi thi công xây
dựng;
✓chi phí kho bãi chứa vật liệu;
✓chi phí xây dựng nhà bao che cho máy, nền móng máy, hệ thống cấp
điện, khí nén, hệ thống cấp nước tại hiện trường, lắp đặt, tháo dỡ một
số loại máy;
✓chi phí bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng; đăng kiểm chất
lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình;
✓kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư

41
4. Xác định Tổng mức đầu tư
4.6. Chi phí khác
✓kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng và khi
nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình của cơ quan
chuyên môn về xây dựng hoặc hội đồng do Thủ tướng Chính phủ
thành lập;
✓nghiên cứu khoa học công nghệ, áp dụng, sử dụng vật liệu mới liên
quan đến dự án;
✓vốn lưu động ban đầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích
kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng;
✓chi phí cho quá trình chạy thử không tải và có tải dây chuyền công
nghệ, sản xuất theo quy trình trước khi bàn giao (trừ giá trị sản phẩm
thu hồi được);
✓chi phí thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, Báo
cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng;

42
4. Xác định Tổng mức đầu tư
4.7. Chi phí dự phòng
✓chi phí dự phòng cho khối lượng, công việc phát sinh
✓chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án.

43
5. Suất vốn đầu tư
Suất vốn đầu tư xây dựng là mức chi phí cần thiết cho một đơn vị
tính theo diện tích, thể tích, chiều dài hoặc công suất hoặc năng lực
phục vụ của công trình theo thiết kế, là căn cứ để xác định sơ bộ
tổng mức đầu tư xây dựng, tổng mức đầu tư xây dựng (NĐ
10/2021/NĐ-CP về QLCP)

• Suất vốn đầu tư xây dựng gồm:

Chi phí xây dựng Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
Chi phí thiết bị Chi phí khác
Chi phí quản lý dự án Thuế giá trị gia tăng

44
5. Suất vốn đầu tư
• Suất vốn đầu tư xây dựng chưa gồm chi phí dự phòng và chi phí
thực hiện một số loại công việc theo yêu cầu riêng của dự án,
công trình

• Suất vốn đầu tư được ban hành bình quân cho cả nước. Khi áp
dụng suất vốn đầu tư cho công trình cụ thể thì sử dụng hệ số điều
chỉnh cho vùng.

45
5. Suất vốn đầu tư
• Suất vốn đầu tư công trình ở Bảng tính cho công trình nhà ở
chung cư trong trường hợp có xây dựng tầng hầm được xác định
cho tầng hầm sử dụng làm khu đỗ xe.
• Trường hợp xây dựng tầng hầm có phần diện tích sử dụng là khu
thương mại thì được điều chỉnh bổ sung hoặc loại trừ chi phí theo
yêu cầu thực tế.
• Suất vốn đầu tư công trình ở Bảng tính cho công trình nhà ở
chung cư có có diện tích xây dựng tầng hầm tương đương với
diện tích xây dựng tầng nổi.

46
5. Suất vốn đầu tư
Ví dụ 3: Tầng hầm sử dụng là khu để xe, diện tích xây
dựng tầng hầm tương đương với diện tích xây dựng tầng nổi

• Xây dựng một Nhà chung cư 4 tầng cấp III có 1 tầng hầm được sử
dụng làm khu để xe với tổng diện tích là 3.500 m2 sàn.
• Với giả định cơ bản là:
✓Không có Gia cố đặc biệt về nền móng công trình
✓Không có Chi phí xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và chi phí cho
phần ngoại thất bên ngoài công trình, hệ thống kỹ thuật tiên tiến như
hệ thống điều hòa không khí trung tâm, thông gió, phương tiện phòng
cháy và chữa cháy,...
✓Chỉ giới xây dựng tầng hầm tương đương với chỉ giới xây dựng tầng
nổi
Tính toán các khoản mục chi phí trong TMĐT?
47
• CP xây dựng = 3.500 x 7.135.000 = 24.972.500.000 đồng
• CP thiết bị = 3.500 x 400.000 = 1.400.000.000 đồng
• TMĐT không bao gồm Chi phí dự phòng và Chi phí bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư:
• 3.500 x 8.429.000 = 29.501.500.000 đồng
48
5. Suất vốn đầu tư
Trường hợp xây dựng tầng hầm có diện tích xây dựng lớn hơn diện tích
xây dựng tầng nổi thì suất vốn đầu tư xây dựng tầng hầm của phần mở
rộng được xác định theo theo công thức sau:
𝑚𝑟 𝑛𝑜𝑖
𝑆ℎ𝑎𝑚 = (𝑁𝑥𝑆 − 𝑁𝑛𝑜𝑖 𝑥𝑆𝑛𝑜𝑖 )/𝑁ℎ𝑎𝑚 𝑥𝐾𝑑𝑐
Trong đó:
𝑚𝑟
• 𝑆ℎ𝑎𝑚 : Suất vốn đầu tư tầng hầm mở rộng;
• N: Diện tích sàn xây dựng công trình (trừ phần diện tích tầng hầm phần mở rộng;
bao gồm cả các tầng hầm, tầng nửa hầm, tầng kỹ thuật, tầng áp mái, tầng mái tum
(nếu có));
• S: Suất vốn đầu tư xây dựng công trình có hầm đã được công bố;
• Nnoi: Diện tích sàn xây dựng tầng nổi;
• Snoi : Suất vốn đầu tư xây dựng công trình không có hầm đã được công bố;
𝑛𝑜𝑖
• 𝑁ℎ𝑎𝑚 ∶Diện tích sàn xây dựng tầng hầm trong diện tích xây dựng tầng nổi.

49
5. Suất vốn đầu tư
𝑚𝑟 𝑛𝑜𝑖
𝑆ℎ𝑎𝑚 = (𝑁𝑥𝑆 − 𝑁𝑛𝑜𝑖 𝑥𝑆𝑛𝑜𝑖 )/𝑁ℎ𝑎𝑚 𝑥𝐾𝑑𝑐
Trong đó:
• Kdc: Hệ số điều chỉnh tương ứng. Kdc được xác định theo bảng sau:

Tỷ lệ giữa diện tích xây dựng tầng hầm và


Hệ số điều chỉnh (Kdc)
diện tích xây dựng phần nổi (Nxd hầm/Nxd nổi)

Từ > 1 đến ≤ 2,0 Từ <1 - 0,92

Từ > 2,0 đến ≤ 3,5 Từ <0,92 - 0,85

50
5. Suất vốn đầu tư
Ví dụ 4: Tầng hầm sử dụng là khu để xe, diện tích xây
dựng tầng hầm lớn hơn diện tích xây dựng tầng nổi

• Xây dựng một Nhà chung cư 4 tầng có 1 tầng hầm được sử dụng
làm khu để xe với tổng diện tích sàn xây dựng là 3.500 m2.
• Diện tích sàn xây dựng mỗi tầng nổi là 650 m2
• Diện tích tầng hầm là 900 m2.

Xác định suất vốn đầu tư tầng hầm mở rộng?

51
5. Suất vốn đầu tư
Ví dụ 4: Tầng hầm sử dụng là khu để xe, diện tích xây
dựng tầng hầm lớn hơn diện tích xây dựng tầng nổi

Xác định suất vốn đầu tư tầng hầm mở rộng?

• Công trình ở Thành phố Hồ Chí Minh?


• Công trình ở Đà Nẵng?

52
5. Suất vốn đầu tư
Ví dụ 5: Tầng hầm sử dụng là khu để xe, diện tích xây
dựng tầng hầm lớn hơn diện tích xây dựng tầng nổi

• Xây dựng một Nhà chung cư 5 tầng có 2 tầng hầm được sử dụng
làm khu để xe với tổng diện tích sàn xây dựng là 5.500 m2.
• Diện tích sàn xây dựng mỗi tầng nổi là 700 m2
• Diện tích tầng hầm là 1000 m2.

Xác định suất vốn đầu tư tầng hầm mở rộng?

53
5. Suất vốn đầu tư
Ví dụ 5: Tầng hầm sử dụng là khu để xe, diện tích xây
dựng tầng hầm lớn hơn diện tích xây dựng tầng nổi

Xác định suất vốn đầu tư tầng hầm mở rộng?


• Công trình ở Thành phố Hồ Chí Minh?
• Công trình ở Đà Nẵng?

54
5. Suất vốn đầu tư
Ví dụ 6: Tầng hầm sử dụng là khu để xe, diện tích xây
dựng tầng hầm lớn hơn diện tích xây dựng tầng nổi

• Xây dựng một Nhà chung cư 11 tầng có 3 tầng hầm được sử dụng
làm khu để xe.
• Diện tích sàn xây dựng mỗi tầng nổi là 1200 m2
• Diện tích tầng hầm là 1500 m2.

Xác định suất vốn đầu tư tầng hầm mở rộng?

55
5. Suất vốn đầu tư
Ví dụ 6: Tầng hầm sử dụng là khu để xe, diện tích xây
dựng tầng hầm lớn hơn diện tích xây dựng tầng nổi

Xác định suất vốn đầu tư tầng hầm mở rộng?

• Công trình ở Cần Thơ?


• Công trình ở Nha Trang?

56
5. Suất vốn đầu tư
Ví dụ 7:
Với nhà ở xã hội là nhà ở liền kề 3 tầng có kết cấu khung chịu
lực BTCT; tường bao xây gạch; sàn, mái BTCT đổ tại chỗ không có
tầng hầm có tổng diện tích sàn xây dựng là 12,000 m2.
• Xác định chi phí xây dựng công trình?
• Xác định suất vốn đầu tư công trình?

57
5. Suất vốn đầu tư
Ví dụ 8:

58
5. Suất vốn đầu tư
Ví dụ 9:

59
5. Suất vốn đầu tư
Ví dụ 10:

60
5. Suất vốn đầu tư
Ví dụ 11:

61
6. Nội dung của DA ĐTXD
Lập dự án đầu tư xây dựng gồm việc lập

Báo cáo
nghiên cứu
tiền khả thi Báo cáo
ĐTXD nghiên cứu Báo cáo
khả thi ĐTXD kinh tế
- kỹ thuật
ĐTXD

và thực hiện các công việc cần thiết để chuẩn bị đầu tư xây dựng.

62
6. Nội dung của DA ĐTXD
6.1. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi ĐTXD
Trước khi lập Báo cáo nghiên cứu khả thi ĐTXD, việc lập Báo cáo
nghiên cứu tiền khả thi ĐTXD được quy định như sau:
✓Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn đầu tư công;
✓Dự án PPP theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức
đối tác công tư;
✓Dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội,
Thủ tướng Chính phủ theo quy định của Luật Đầu tư phải lập Báo cáo
nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng;
✓Đối với dự án không thuộc quy định trên, việc lập Báo cáo nghiên cứu
tiền khả thi đầu tư xây dựng do người quyết định đầu tư quyết định;

(Điều 52 Luật Xây dựng)

63
6. Nội dung của DA ĐTXD
6.1. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi ĐTXD
Nội dung:
1. Sự cần thiết đầu tư và các điều kiện để thực hiện đầu tư xây dựng.
2. Dự kiến mục tiêu, quy mô, địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng.
3. Nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên.
4. Phương án thiết kế sơ bộ về xây dựng, thuyết minh, công nghệ, kỹ
thuật và thiết bị phù hợp.
5. Dự kiến thời gian thực hiện dự án.
6. Sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động vốn; khả năng hoàn
vốn, trả nợ vốn vay (nếu có); xác định sơ bộ hiệu quả kinh tế - xã
hội và đánh giá tác động của dự án.
7. Đánh giá sơ bộ tác động môi trường theo quy định của pháp luật về
bảo vệ môi trường và nội dung khác theo quy định của pháp luật có
liên quan.
(Điều 53 Luật Xây dựng) 64
6. Nội dung của DA ĐTXD
6.2. Báo cáo nghiên cứu khả thi ĐTXD
Nội dung
• Thiết kế cơ sở được lập để đạt được mục tiêu của dự án, phù hợp với công trình xây dựng
thuộc dự án, bảo đảm sự đồng bộ giữa các công trình khi đưa vào khai thác, sử dụng
• Sự cần thiết và chủ trương đầu tư, mục tiêu đầu tư xây dựng, địa điểm xây dựng và diện tích
sử dụng đất, quy mô công suất và hình thức đầu tư xây dựng;
• Khả năng bảo đảm các yếu tố để thực hiện dự án như sử dụng tài nguyên, lựa chọn công nghệ
thiết bị, sử dụng lao động, hạ tầng kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm, yêu cầu trong khai thác sử
dụng, thời gian thực hiện, phương án giải phóng mặt bằng xây dựng, tái định cư (nếu có), giải
pháp tổ chức quản lý thực hiện dự án, vận hành, sử dụng công trình và bảo vệ môi trường;
• Đánh giá tác động của dự án liên quan đến việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, tái định cư;
bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái, an toàn trong xây dựng, phòng, chống cháy, nổ và các
nội dung cần thiết khác;
• Tổng mức đầu tư và huy động vốn, phân tích tài chính, rủi ro, chi phí khai thác sử dụng công
trình, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; kiến nghị cơ chế phối hợp, chính sách ưu
đãi, hỗ trợ thực hiện dự án;

(Điều 54 Luật Xây dựng) 65


6. Nội dung của DA ĐTXD
6.3. Báo cáo kinh tế - kỹ thuật ĐTXD
• Trình bày các nội dung về sự cần thiết, mức độ khả thi và hiệu quả
của việc đầu tư xây dựng theo phương án thiết kế bản vẽ thi
công xây dựng công trình quy mô nhỏ, làm cơ sở xem xét, quyết
định đầu tư xây dựng
• Đối tượng:
✓Dự án đầu tư xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;
✓Dự án đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức
đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất);
✓Dự án đầu tư xây dựng có nội dung chủ yếu là mua sắm hàng hóa,
cung cấp dịch vụ, lắp đặt thiết bị công trình hoặc dự án sửa chữa, cải
tạo không ảnh hưởng đến an toàn chịu lực công trình có giá trị chi phí
phần xây dựng dưới 10% tổng mức đầu tư và không quá 05 tỷ đồng
(trừ dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án đầu tư theo
phương thức đối tác công tư).

(Điều 5- NĐ 15/2021/NĐ-CP) 66
6. Nội dung của DA ĐTXD
6.3. Báo cáo kinh tế - kỹ thuật ĐTXD
Nội dung
1. Thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ (nếu có) và dự toán
xây dựng.
2. Thuyết minh về sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng, địa điểm
xây dựng, diện tích sử dụng đất, quy mô, công suất, cấp công trình,
giải pháp thi công xây dựng, an toàn xây dựng, phương án giải
phóng mặt bằng xây dựng và bảo vệ môi trường, bố trí kinh phí
thực hiện, thời gian xây dựng, hiệu quả đầu tư xây dựng công trình.

(Điều 55 Luật Xây dựng) 67


Bài 2:
Đầu tư xây dựng cơ bản –
Hiệu quả kinh tế đầu tư

Kinh tế Xây dựng


Giảng viên: Nguyễn Văn Minh
Nội dung bài 2b
1. Khái niệm và tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế đầu tư
2. Các quan điểm đánh giá dự án đầu tư
3. Các nguyên tắc chung đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư
4. Giá trị theo thời gian của đồng tiền
1. Hiệu quả kinh tế đầu tư
• Hiệu quả của dự án đầu tư là toàn bộ mục tiêu đề ra của dự án
được đặc trưng bởi
✓Các chỉ tiêu có tính chất định tính thể hiện ở các loại hiệu quả đạt
được
✓Các chỉ tiêu định lượng thể hiện quan hệ giữa lợi ích và chi phí của dự
án
1. Hiệu quả kinh tế đầu tư
a. Theo lĩnh vực hoạt động của xã hội
✓Hiệu quả kinh tế: Khả năng sinh lời
✓Hiệu quả kỹ thuật: Nâng cao trình độ và thúc đẩy khoa học kỹ thuật
✓Hiệu quả kinh tế - xã hội: Mức tăng thu ngân sách của nhà nước do
dự án mang lại; tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao phúc lợi
công cộng, giảm thất nghiệp, bảo vệ môi trường
✓Hiệu quả an ninh quốc phòng
1. Hiệu quả kinh tế đầu tư
b. Theo quan điểm lợi ích
✓ Hiệu quả của Doanh nghiệp
✓ Hiệu quả của cộng đồng
✓ Hiệu quả của nhà nước

c. Theo phạm vi tác dụng


✓ Hiệu quả trong ngắn hạn và dài hạn
✓ Hiệu quả trực tiếp và gián tiếp
1. Hiệu quả kinh tế đầu tư
Tiêu chuẩn đánh giá của dự án đầu tư:
Một dự án đáng giá nếu đo lường độ hiệu quả của dự án lớn hơn
hoặc bằng hiệu quả tiêu chuẩn (ngưỡng hiệu quả)
✓Với một chi phí đầu tư cho trước phải đạt được kết quả lớn nhất
✓Với một kết quả cần đạt được cho trước, phải đảm bảo chi phí nhỏ
nhất
2. Quan điểm đánh giá dự án đầu tư

Quan điểm Nội dung

Ngân hàng Tính vững mạnh của dự án khi vay nợ

Ra quyết định đầu tư


Chủ đầu tư Đàm phán với các đối tác
Ảnh hưởng tới cơ quan chịu trách nhiệm trợ cấp
Ngân sách hay hưởng nguồn thu thuế từ dự án
Đánh giá dựa vào lợi ích ròng của dự án đối với
Nền kinh tế cả nền kinh tế
Tác động của dự án đến các nhóm lợi ích liên
Xã hội quan. “Ai được, ai mất” trong phân phối
2. Quan điểm đánh giá dự án đầu tư
2.1. Quan điểm tài chính
• Quan điểm thuần tuý về hiệu quả tài chính cho các nhà đầu tư.
• Các nhà đầu tư gồm:
✓Chủ đầu tư
✓Nhà cho vay

Dòng thu cho các nhà đầu tư từ dự án xây dựng cầu, đường là số tiền
thu phí thực tế.
2. Quan điểm đánh giá dự án đầu tư
2.2. Quan điểm kinh tế
• Quan điểm đứng trên góc độ của toàn bộ nền kinh tế, xem cả nền
kinh tế là một “đơn vị hạch toán” (accounting entity), xem xét liệu
dự án có cải thiện phúc lợi quốc gia (hay địa phương).
Nhờ có cầu, đường mới, người dân tiết kiệm được thời gian đi lại, giảm
hao mòn phương tiện, phát triển ngành du lịch một địa phương (tất cả
đều có thể quy thành tiền) sẽ trở thành dòng thu của dự án.
Trên quan điểm tài chính, tức về phía các nhà đầu tư không có dòng thu
này.
3. Giá trị của tiền tệ theo thời gian

Một triệu đồng hôm nay có giá trị là bao


nhiêu sau 3 năm?
3. Giá trị của tiền tệ theo thời gian
3. Giá trị của tiền tệ theo thời gian
• Nguyên nhân tạo nên giá trị tiền tệ theo thời gian
✓Yếu tố rủi ro
✓Lạm phát
✓Cơ hội sinh lời của đồng tiền

• Trong nền kinh tế thị trường, đồng tiền luôn được sử dụng với một
lãi suất nhất định
• Đồng tiền không được sử dụng là thiệt hại do ứ đóng vốn
3. Giá trị của tiền tệ theo thời gian
• Future Value (F): Giá trị tương lai
• Present Value (P): Giá trị hiện tại
3. Giá trị của tiền tệ theo thời gian
3.1. Lãi đơn và Lãi kép

Giá trị tương lai – Số tiền gốc cộng với tiền lãi trong tương lai.

Lãi đơn – Lãi chỉ tính trên vốn gốc.

Lãi kép – Lãi tính trên lãi.


3. Giá trị của tiền tệ theo thời gian
3.1. Lãi đơn và Lãi kép
Ví dụ lãi đơn:
Tính lãi cho số tiền gốc 100 (đơn vị tiền) với lãi suất 10% năm,
thời gian 2 năm.

Tiền lãi mỗi năm = Tiền gốc x Lãi suất


= 100 x 10% = 10
3. Giá trị của tiền tệ theo thời gian
3.1. Lãi đơn và Lãi kép
Ví dụ lãi đơn:
Tính lãi cho số tiền gốc 100 (đơn vị tiền) với lãi suất 10% năm,
thời gian 2 năm.
(tiếp theo)
Hiện tại Tương lai
Năm 1 2
Tiền lãi
10 10
Giá trị 100 110 120

Giá trị đến cuối năm 2 = 120


3. Giá trị của tiền tệ theo thời gian
3.1. Lãi đơn và Lãi kép
Ví dụ lãi kép:
Tính lãi cho số tiền gốc 100 (đơn vị tiền) với lãi suất 10% năm,
thời gian 2 năm.

Tiền lãi mỗi năm = Tích luỹ cuối kỳ trước x Lãi suất
3. Giá trị của tiền tệ theo thời gian
3.1. Lãi đơn và Lãi kép
Ví dụ lãi kép:
Tính lãi cho số tiền gốc 100 (đơn vị tiền) với lãi suất 10% năm,
thời gian 2 năm.

Hiện tại Tương lai


Năm 1 2
Tiền lãi
10 11
Giá trị 100
110 121

Giá trị đến cuối năm 2 = 121


3. Giá trị của tiền tệ theo thời gian
3.2. Biểu đồ dòng tiền
• Một dự án thường kéo dài trong nhiều năm.
• Ở mỗi năm (mỗi thời đoạn) đó đều có thể phát sinh các khoản thu
và khoản chi.
• Quy ước: Vốn đầu tư ban đầu bỏ ra ở thời điểm 0
• Quy ước tất cả các khoản thu và khoản chi trong từng thời đoạn
đều xảy ra ở cuối thời đoạn
• Các khoản thu, khoản chi gọi là dòng tiền tệ (Cash flow - 𝐶𝐹𝑡 )
3. Giá trị của tiền tệ theo thời gian
3.2. Biểu đồ dòng tiền
• Biểu đồ tiền tệ là một đồ thị biểu diễn các trị số thu, chi theo các
thời đoạn kèm theo độ lớn của các trị số dòng tiền tệ
✓Mũi tên đi xuống biểu thị dòng tiền tệ âm (khoản chi)
✓Mũi tên đi lên biểu thị dòng tiền tệ dương (dòng thu)

• Ghi rõ các đại lượng đã cho và đại lượng cần tìm trên biểu đồ.
3. Giá trị của tiền tệ theo thời gian

VD1:
Một người gửi tiết kiệm một năm 1 lần. Năm đầu tiên gửi 15 triệu
đồng. Bốn năm sau mỗi năm gửi đều đặn 10 triệu đồng. Lãi suất
15%/năm (lãi kép). Hỏi cuối năm thứ 5, anh ta sẽ lĩnh được bao
nhiêu tiền?
F=?

i=15%/năm

0 1 2 3 4
5 năm

A = 10
15
3. Giá trị của tiền tệ theo thời gian
3.3. Giá trị tương lai (F)

𝑭 = 𝑷 × (𝟏 + 𝒓)𝒏

Ví dụ:
F của 1 đồng sau 2 năm (n=2) là bao nhiêu với lãi suất
10% năm (r=10%) tính theo lãi kép?

2
F = 1  (1 + 10%) = 1,21
3. Giá trị của tiền tệ theo thời gian
3.3. Giá trị tương lai (F)

𝑭 = 𝑷 × (𝟏 + 𝒓)𝒏

Ví dụ:
F của 100 (đơn vị tiền) sau 2 năm (n=2) là bao nhiêu với
lãi suất 10% năm (r=10%) tính theo lãi kép?

2
F = 100  (1 + 10%) = 121
3. Giá trị của tiền tệ theo thời gian
3.4. Giá trị hiện tại (P)
Từ công thức F của 1 đồng

F = 1 (1 + r ) n

Ta có công thức PV của 1 đồng

1
P=
(1 + r ) n
3. Giá trị của tiền tệ theo thời gian
3.4. Giá trị hiện tại (P)
𝑭
𝑷=
(𝟏 + 𝒓)𝒏
Ví dụ:

P của 1,21 đồng sẽ nhận sau 2 năm (n=2) là bao nhiêu


với suất chiết khấu (lãi suất) 10% năm (r=10%) tính
theo lãi kép?

1,21
P= 2
=1
(1 + 10%)
3. Giá trị của tiền tệ theo thời gian
3.4. Giá trị hiện tại (P)

Ví dụ
Dự án đặt mua một hệ
thống lạnh cho cao ốc đang
xây với giá 1.210 đô-la sẽ 1.210
giao vào 2 năm sau. Ngay P= 2
= 1.000
bây giờ, phải để dành bao (1 + 10%)
nhiêu nếu lãi suất là 10%?
3. Giá trị của tiền tệ theo thời gian
3.4. Giá trị hiện tại (P)
Ví dụ:

Cửa hàng xe hơi cho bạn 2 lựa chọn trả tiền mua xe:
▪ Cách 1: Trả một lần khi mua: 31.000 USD
▪ Cách 2: Trả khi mua: 15.000; sau 1 năm: 10.000; sau 2 năm:
10.000 USD.
Cách nào được bạn chọn, nếu cơ hội sinh lời của bạn là 20%?
3. Giá trị của tiền tệ theo thời gian
3.4. Giá trị hiện tại (P)
15.000
P0 = 0
= 15.000
(1 + 20%)
10.000
P1 = 1
= 8.333
(1 + 20%)
i=20%/năm 10.000
P2 = 2
= 6.944
0 1 2 (1 + 20%)

Tổng P = 30.277
15000 10000

P=?
3. Giá trị của tiền tệ theo thời gian
3.5. Dòng tiền vĩnh viễn và đều nhau

Dòng tiền vĩnh viễn


Một chuỗi dòng tiền không bao giờ có giới hạn cuối cùng.

Dòng tiền đều (A)


Một loạt dòng tiền bằng nhau, có thời hạn xác định.
3. Giá trị của tiền tệ theo thời gian
3.5. Dòng tiền vĩnh viễn và đều nhau
PV của dòng tiền đều nhau và vĩnh viễn:

P= A
r
A: số tiều đều
r: suất chiết khấu
3. Giá trị của tiền tệ theo thời gian
3.5. Dòng tiền vĩnh viễn và đều nhau
Ví dụ:
Xác định rằng Shop bán trái cây trong chợ Bến Thành mà bạn
đang chuẩn bị chuyển nhượng/mua lại (và tiếp tục hoạt động) sẽ
có dòng tiền thu ròng ổn định hằng năm là $1,000.
Nếu cơ hội sinh lời đồng vốn của bạn là 10% năm, bạn sẽ trả giá
mua bao nhiêu?
3. Giá trị của tiền tệ theo thời gian
3.5. Dòng tiền vĩnh viễn và đều nhau

Ví dụ:
Xác định rằng Shop bán trái cây trong chợ Bến Thành mà bạn đang chuẩn bị chuyển
nhượng/mua lại (và tiếp tục hoạt động) sẽ có dòng tiền thu ròng ổn định hằng năm là $1,000.
Nếu cơ hội sinh lời đồng vốn của bạn là 10% năm, bạn sẽ trả giá mua bao nhiêu?

Giá shop trái cây:

P = 1.000 = 10.000
10%
A: 1.000
r: 10%
3. Giá trị của tiền tệ theo thời gian
3.5. Dòng tiền vĩnh viễn và đều nhau
Ví dụ:
Giá căn hộ bán trả ngay $100,000; do bán chậm, công ty địa ốc
quyết định bán trả góp hằng tháng trong vòng 30 năm (n=360
tháng, coi như là vĩnh viễn)
Nếu lãi suất mà Ngân hàng cho vay là 1% tháng thì mỗi tháng
khách hàng trả bao nhiêu?

P = A/r ➔ A = P x r
A = $ 100,000 x 1% = $ 1,000
3. Giá trị của tiền tệ theo thời gian
3.5. Dòng tiền đều, có thời hạn n
0 1 2 n
Công thức PV:

A
 (1 + r ) n − 1 r%/năm
P = A n 
P=?
 r (1 + r ) 

A: số tiền đều
r: lãi suất
n: số kỳ
3. Giá trị của tiền tệ theo thời gian
3.5. Dòng tiền đều, có thời hạn n
Ví dụ:
P của loạt tiền đều nhau là $1,000 với thời gian 2 năm, lãi suất 10%
năm là bao nhiêu?

 (1 + 10%) 2 − 1 
P = 1.000  2 
= 1.735,5
10%(1 + 10%) 
0 1 2

1000
i=10%/năm
P=?
3. Giá trị của tiền tệ theo thời gian
F=?
3.5. Dòng tiền đều, có thời hạn n
0 1 2 n

Công thức F:
A
P=? r%/năm

 (1 + r ) n
− 1
F = P  (1 + r ) = A
n
n 
 (1 + r ) n

 r (1 + r ) 

A: số tiền đều
r: lãi suất
n: số kỳ
3. Giá trị của tiền tệ theo thời gian
3.5. Dòng tiền đều, có thời hạn n
F của loạt tiền đều nhau là $1,000 với thời gian 2 năm, lãi suất 10%
năm là bao nhiêu?

 (1 + 10%) 2 − 1  2
F = 1.000  2 
(1 + 10%) = 2.100
10%(1 + 10%) 

0 1 2

i=10%/năm
1000

F=?
3. Giá trị của tiền tệ theo thời gian
Nếu
P: Giá trị tiền tệ ở hiện tại
F: Giá trị tiền tệ ở tương lai
A: Chuỗi giá trị tiền tệ bằng nhau và kéo dài trong một số thời đoạn
n: Số thời đoạn
i: Lãi suất (hiểu là lãi kép nếu không có ghi chú)

F=?

0 1 2 n

A
P=? r%/năm
3. Giá trị của tiền tệ theo thời gian
Đại lượng Đại lượng Nhân giá trị cho trước Ký hiệu của
cần tìm cho trước với thừa số dưới đây thừa số

F P (1 + 𝑖)𝑛 (F/P; i%; n)

(P/F; i%; n)
P F (1 + 𝑖)−𝑛

(1 + 𝑖)𝑛 −1 (P/A; i%; n)


P A
𝑖 (1 + 𝑖)𝑛
𝑖 (1 + 𝑖)𝑛 (A/P; i%; n)
A P
(1 + 𝑖)𝑛 −1
(1 + 𝑖)𝑛 −1 (F/A; i%; n)
F A
𝑖
𝑖
A F (A/F; i%; n)
(1 + 𝑖)𝑛 −1
Ví dụ
• VD1: Một người muốn cho vay vốn tại năm 0 với lãi suất 17%/năm
và muốn nhận được số tiền cả gốc và lãi ở cuối năm thứ 10 là 300
triệu đồng. Hỏi người này phải cho vay ở thời điểm hiện tại một
khoản vốn là bao nhiêu?
Ví dụ
• VD2: Một người vay lần đầu 100 triệu, 3 tháng sau vay thêm 150
triệu, 5 tháng sau (kể từ lần đầu tiên vay) vay thêm 200 triệu. Lãi
suất 0,8%/tháng. Thời hạn vay 2 năm. Hỏi hết thời hạn vay người
đó phải trả bao nhiêu tiền cả vốn lẫn lãi
Ví dụ
• VD3: Một người gửi tiết kiệm hàng năm 4 triệu đồng trong vòng 4
năm (từ năm 0 tới năm 3) với lãi suất hàng năm i=15%/năm. Hỏi
cuối năm thứ 4 người đó sẽ nhận được bao nhiêu tiền cả gốc và
lãi?
Ví dụ
• VD4: Một doanh nghiệp bỏ ra chi tiêu đều hàng năm trong vòng 5
năm (từ năm 0 đến năm 4) với suất chiết khấu 15%/năm. Hỏi nếu
ở cuối năm thứ 5 giá trị tương lai tương đương của chuỗi chi phí
đều hàng năm đó là 300 triệu đồng thì hàng năm doanh nghiệp đó
phải chi phí là bao nhiêu?
Ví dụ
• VD5: Hàng tháng ông A gửi đều đặn vào ngân hàng 3 triệu đồng
với lãi suất 0.65%/tháng. Hỏi sau 1 năm ông A có được bao nhiêu
tiền trong ngân hàng?
Ví dụ
• VD6: Cô B mua 1 căn chung cư theo phương thức trả góp. Trả
ngay 1 tỷ đồng. Sau đó, bắt đầu từ năm thứ 3 đến năm thứ 7, cứ
mỗi năm trả 200 triệu. Lãi suất 10%/năm. Hỏi hiện giá của căn hộ
là bao nhiêu?
Ví dụ
• VD7: Một công ty kinh doanh phát triển nhà đang tổ chức bán trả
góp căn hộ, mỗi căn hộ trị giá 500 triệu đồng, trả dần trong 10
năm, mỗi năm trả khoản tiền bằng nhau, lãi suất r = 15%. Hỏi mỗi
năm người mua phải trả một khoản tiền là bao nhiêu?
Ví dụ
• Tính giá trị hiện tại của 400 đồng (năm 0 = 1983)
Bài 2:
Đầu tư xây dựng cơ bản –
Hiệu quả Kinh tế đầu tư

Kinh tế Xây dựng


Giảng viên: Nguyễn Văn Minh
Nội dung bài 2c
Phương pháp đánh giá phân tích dự án đầu tư:
1. Phương pháp chỉ tiêu tĩnh
2. Phương pháp chỉ tiêu động
➢NPV
➢IRR
➢BCR
➢PP
Quan điểm đánh giá dự án đầu tư

Quan điểm Nội dung

Ngân hàng Tính vững mạnh của dự án khi vay nợ

Ra quyết định đầu tư


Chủ đầu tư Đàm phán với các đối tác
Ảnh hưởng tới cơ quan chịu trách nhiệm trợ cấp
Ngân sách hay hưởng nguồn thu thuế từ dự án
Đánh giá dựa vào lợi ích ròng của dự án đối với
Nền kinh tế cả nền kinh tế
Tác động của dự án đến các nhóm lợi ích liên
Xã hội quan. “Ai được, ai mất” trong phân phối
1. Nhóm chỉ tiêu tĩnh
• Phân tích, so sánh phương án đầu tư theo nhóm chỉ tiêu tĩnh
không xét đến sự biến động theo thời gian và chỉ tính cho 1 năm
hoạt động của dự án
• Các chỉ tiêu này thường dùng để tính toán trong giai đoạn nghiên
cứu tiền khả thi

So sánh theo chi phí cho một đơn vị sản phẩm


So sánh lợi nhuận
Tính toán suất lợi nhuận (Return on Investment – ROI)
Tính thời gian hoàn vốn
1. Nhóm chỉ tiêu tĩnh
1.1. Phương pháp so sánh theo chi phí cho một đơn vị sản
phẩm
Mục đích của phương pháp này nhằm giải quyết bài toán:
• Đánh giá dự án đầu tư xây dựng mới
• Đánh giá dự án đầu tư thay thế
Phương án tốt nhất là phương án có chi phí sản xuất cho một
đơn vị sản phẩm là nhỏ nhất.

Chi phí để tạo ra sản phẩm (B) bao gồm:


•Chi phí nhân công;
•Chi phí vật tư nguyên liệu;
•Chi phí nhiên liệu, năng lượng;
•Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa;
•Chi phí quản lý dự án;
•Chi phí cho công cụ, dụng cụ vật rẽ tiền mau hỏng…
1. Nhóm chỉ tiêu tĩnh
1.1. Phương pháp so sánh theo chi phí cho một đơn vị sản
phẩm
• Chi phí sử dụng vốn (S):
✓Chi phí khấu hao (K)
✓Chi phí lãi vay (L): Chi phí lãi vay phụ thuộc vào Vốn trung bình chịu lãi
(Vtb) được xác định dựa vào 3 các tính khấu hao vốn
➢ Tổng chi phí dự án theo năm
(Không tính phí Thuế và Bảo hiểm trong chương trình này)
➢ Chi phí cho một đơn vị sản phẩm
𝐶
𝑐đ𝑣𝑠𝑝 =
𝑁
N: năng lực sản xuất năm của dự án
1. Nhóm chỉ tiêu tĩnh
1.1. Phương pháp so sánh theo chi phí cho một đơn vị sản
phẩm

Cách 1: Khấu hao hoàn vốn liên tục trong suốt thời gian sử
dụng:
Mức vốn trung bình chịu lãi (Vtb):
Vốn
- Nếu D=0 thì
Vtb = V / 2 V

- Nếu D>0 thì Vtb


V −D V +D
Vtb = +D=
2 2 D

0 1 2 3 n Thời gian
Với: V - vốn đầu tư
D - giá trị còn lại sau khi đào thải hay giá trị thu hồi.
1. Nhóm chỉ tiêu tĩnh
1.1. Phương pháp so sánh theo chi phí cho một đơn vị sản
phẩm

Cách 2: Khấu hao từng giai đoạn, thời điểm (quý, năm…)
Giá trị trung bình chịu lãi

Vốn

V
Vtb

0 1 2 3 n Thời gian
1. Nhóm chỉ tiêu tĩnh
1.1. Phương pháp so sánh theo chi phí cho một đơn vị sản
phẩm

Cách 2: Khấu hao từng giai đoạn, thời điểm (quý, năm…) (t.t)
S
- Nếu D=0 thì Vt b =
n
Trong n năm được tính
1 2 n −1 n n −1 
S = V + (V − V ) + (V − V ) +  + (V − V ) S = V + (V − V )
n n n => 2 n 
Từ đó
V n +1
Vtb = x
2 n
- Nếu D>0 thì
V − D n +1
Vtb = x +D
2 n
1. Nhóm chỉ tiêu tĩnh
1.1. Phương pháp so sánh theo chi phí cho một đơn vị sản
phẩm

Cách 3: Chi phí khấu hao 1 lần vào cuối thời gian sử dụng và bồi hoàn
vốn lại
Mức vốn trung bình chịu lãi suất
Vtb = V
Vốn

V Vtb
D

0 n
Thời gian
1. Nhóm chỉ tiêu tĩnh
1.1. Phương pháp so sánh theo chi phí cho một đơn vị sản
phẩm

Chỉ tiêu Đơn vị Dự án A Dự án B


1. Vốn đầu tư triệu đồng 100 50
2. Thời gian sử dụng năm 8 8
3. Mức sản xuất năm đvsp 12000 12000

4. Khấu hao năm triệu đồng / năm 12.5 6.25

5. Lãi suất 10% của Vtb


triệu đồng / năm 5 2.5
(Vtb=V/2)

6. Chi phí cố định khác triệu đồng / năm 1 0.6

7. Tổng chi phí cố định triệu đồng / năm 18.5 9.35


1. Nhóm chỉ tiêu tĩnh
1.1. Phương pháp so sánh theo chi phí cho một đơn vị sản
phẩm

Chỉ tiêu Đơn vị Dự án A Dự án B


8. Lương và phụ cấp lương toàn
triệu đồng / năm 4.6 12
bộ
9. Nguyên vật liệu triệu đồng / năm 1.2 1.2
10. Chi phí năng lượng và chi phí
triệu đồng / năm 0.77 1.8
biến đổi khác

11. Tổng chi phí biến đổi triệu đồng / năm 6.57 15

12. Tổng chi phí năm triệu đồng / năm 25.07 24.35
1. Nhóm chỉ tiêu tĩnh
1.2. Phương pháp so sánh lợi nhuận
Mục đích: tính toán lợi nhuận dự án, nên phương pháp này nhằm giải quyết
3 trường hợp:
✓Bài toán đánh giá;
✓Bài toán so sánh loại bỏ nhau;
✓Bài toán đầu tư thay thế.
Lợi nhuận (L) ở đây được hiểu là hiệu số giữa phần thu do bán sản phẩm
(T) trong một khoản thời gian trừ đi phần chi phí sản xuất (C) phát sinh
trong thời gian đó
L=T-C
Do vậy khi đánh giá hay so sánh các dự án, dự án được chọn thoả mãn
L>0
L → Max
1. Nhóm chỉ tiêu tĩnh
1.2. Phương pháp so sánh lợi nhuận
Ưu điểm:
✓Phương pháp tính toán đơn giản

Nhược điểm:
✓Không phản ánh được các chỉ tiêu qua các năm
✓Khó phản ánh được hiện tượng trượt giá
✓Chưa phản ánh được mối liên hệ với vốn đầu tư.
1. Nhóm chỉ tiêu tĩnh
1.3. Phương pháp tính suất lợi nhuận (Return On Investment –
ROI)
là chỉ số tỷ suất hoàn vốn
𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑟ò𝑛𝑔
𝑅𝑂𝐼(%) =
𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí đầ𝑢 𝑡ư
Trong đó: Lợi nhuận ròng = Doanh thu dự kiến – Chi phí đầu tư
✓nếu chỉ số ROI là +15% thì với 100 đồng vốn bỏ ra, mang lại cho bạn
thêm 15 đồng;
✓nếu ROI -15%, khi đó với 100 đồng bỏ ra, khiến bạn lại mất thêm 15
đồng vì tình hình kinh doanh kém.
1. Nhóm chỉ tiêu tĩnh
1.3. Phương pháp tính suất lợi nhuận (Return On Investment –
ROI)
Ưu điểm:
✓Phương pháp tính toán đơn giản;
✓Mức doanh lợi đựơc thể hiện bằng số tương đối;
✓Có thể so sánh với một giá trị chọn trước để so sánh.
Nhược điểm:
✓Không phản ánh được các chỉ tiêu qua các năm
✓Khó phản ánh được hiện tượng trượt giá
✓Không cho kết quả chính xác khi các phương án so sánh có tuổi thọ
dự án khác nhau.
1. Nhóm chỉ tiêu tĩnh
1.4. Phương pháp tính thời gian hoàn vốn (Payback Period –
PP)
Phương pháp tính thời gian hoàn vốn là xác định khoảng thời gian
kế hoạch cần thiết để hoàn lại vốn bỏ ra.
Dự án chọn
𝑉
𝑇ℎ𝑣 = 𝑃𝑃 =
𝐿𝑛 + 𝐾𝑛
Trong đó:
✓V: vốn đầu tư của dự án (trừ đi giá trị thu hồi)
✓𝐾𝑛 : khấu hao cơ bản hàng năm.
✓𝐿𝑛 : lợi nhuận ròng thu được hàng năm
1. Nhóm chỉ tiêu tĩnh
1.4. Phương pháp tính thời gian hoàn vốn (Payback Period –
PP)
Các phương pháp tính thời gian hoàn vốn
✓Phương pháp trung bình
✓Phương pháp cộng dồn
✓Phương pháp đồ thị
1. Nhóm chỉ tiêu tĩnh
1.4. Phương pháp tính thời gian hoàn vốn (Payback Period –
PP)
PHƯƠNG PHÁP TRUNG BÌNH
Phương pháp này dùng khi mức thu hồi vốn hằng năm xem như bằng nhau
• Trong trường hợp có mức hoàn vốn trung bình năm là hiệu số giữa thu
𝑉−𝐷
nhập (T) và chi phí (C) thì: 𝑇ℎ𝑣 = 𝑃𝑃 =
𝑇−𝐶
• Trong trường hợp đầu tư hợp lý hoá sản xuất thì phải tính bằng tiết kiệm
𝑉−𝐷
chi phí (TKCP) do dự án đó mang lại: 𝑇ℎ𝑣 = 𝑃𝑃 =
𝑇𝐾𝐶𝑃+𝐾𝑛
• Trong trường hợp có mức hoàn vốn năm là lãi ròng năm và khấu hao
𝑉−𝐷
năm: 𝑇ℎ𝑣 = 𝑃𝑃 =
𝐿𝑛 +𝐾𝑛
1. Nhóm chỉ tiêu tĩnh
1.4. Phương pháp tính thời gian hoàn vốn (Payback Period –
PP)

STT Khoản mục Đơn vị Dự án A Dự án B

1 Vốn đầu tư triệu đồng 100 100


2 Thời gian sử dụng năm 4 4
3 Chi phí khấu hao năm triệu đồng 25 25
Lợi nhuận trung bình
4 triệu đồng 9 7
năm
triệu
5 Mức hoàn vốn năm 34 32
đồng/năm
6 Thời gian hoàn vốn năm 2.94 3.13

Chọn Dự án A có thời gian hoàn vốn ngắn hơn


1. Nhóm chỉ tiêu tĩnh
1.4. Phương pháp tính thời gian hoàn vốn (Payback Period –
PP)

PHƯƠNG PHÁP CỘNG DỒN


Phương pháp này dùng khi mức thu hồi vốn các năm khác nhau.
Theo phương pháp này ta cộng dần mức hoàn vốn năm cho đến
thời điểm k nào đó mà:
𝑘

෍ 𝑁𝑡 − 𝑉 = 0
𝑡=1

Khi đó 𝑇ℎ𝑣 = 𝑃𝑃 = 𝑘
1. Nhóm chỉ tiêu tĩnh
1.4. Phương pháp tính thời gian hoàn vốn (Payback Period –
PP)

PHƯƠNG PHÁP CỘNG DỒN

Còn N
t =1
t −V  0

k +1

N
t =1
t −V  0

Ta nội suy tuyến tính Thv ở trong giới hạn sau:


k  Thv  k + 1
Trong đó:
Nt – mức hoàn vốn tại thời điểm t
V- Vốn đầu tư
1. Nhóm chỉ tiêu tĩnh
1.4. Phương pháp tính thời gian hoàn vốn (Payback Period –
PP)

STT Khoản mục Đơn vị Dự án A Dự án B

1 Vốn đầu tư năm 0 triệu đồng 100 100

2 Thời gian sử dụng năm 5 5

3 Mức hoàn vốn năm triệu đồng

Năm thứ 1 30 20

Năm thứ 2 40 20

Năm thứ 3 30 30

Năm thứ 4 20 40

Năm thứ 5 20 40

Xác định thời gian hoàn vốn bằng pp cộng dồn?


1. Nhóm chỉ tiêu tĩnh
1.4. Phương pháp tính thời gian hoàn vốn (Payback Period – PP)
Dự án I:
3

𝑃3 = ෍ 𝑁𝑡 − 𝑉𝑡 + Đ3 = −100 + 30 + 40 + 30 + 0 = 0
𝑡=0

→𝑇ℎ𝑣 = 𝑃𝑃 = 3
Dự án II:
3

𝑃3 = ෍ 𝑁𝑡 − 𝑉𝑡 + Đ3 = −100 + 20 + 20 + 30 + 0 = −30
𝑡=0
4

𝑃4 = ෍ 𝑁𝑡 − 𝑉𝑡 + Đ3 = −100 + 20 + 20 + 30 + 40 + 0 = 10
𝑡=0
10
𝑇ℎ𝑣 = 𝑃𝑃 = 4 − = 3,75 𝑛ă𝑚
10 + 30
1. Nhóm chỉ tiêu tĩnh
1.4. Phương pháp tính thời gian hoàn vốn (Payback Period –
PP)

PHƯƠNG PHÁP ĐỒ THỊ

Mức hoàn
vốn (%) I
II

100
80
60
40
20
0 0 1 2 3 4
N
1. Nhóm chỉ tiêu tĩnh
1.4. Phương pháp tính thời gian hoàn vốn (Payback Period –
PP)

PHƯƠNG PHÁP ĐỒ THỊ


Điều kiện và hạn chế
✓Phương pháp tính thời gian hoàn vốn chỉ đề cập đến thời gian
mà vốn đầu tư bỏ ra được hoàn lại;
✓Chưa tính đến yếu tố thời gian của chi phí và lợi nhuận.
Do vậy khi ra quyết định đầu tư cần phải kết hợp với các phương
pháp khác để tránh sai lầm
2. Nhóm chỉ tiêu động
• Phân tích hiệu quả tài chính của dự án theo chỉ tiêu động là có tính
đến giá trị theo thời gian của các chỉ tiêu chi phí và lợi ích trong
khoảng thời gian xem xét các phương án (trong thời kỳ phân tích
dự án)
✓Chỉ tiêu hiệu số thu – chi (NPV)
✓Chỉ tiêu suất sinh lợi nội tại (IRR)
✓Chỉ tiêu tỷ số lợi ích – chi phí (BCR)
✓Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn (PP)
2. Nhóm chỉ tiêu động
2.1.Chỉ tiêu hiệu số thu – chi (NPV)
• Net Present Value (NPV) là giá trị hiện tại của các khoản thu nhập
trừ đi giá trị hiện tại của các chi phí theo một suất chiết khấu thích
hợp
• Dự án tạo ra các khoản thu nhập (ngân lưu vào) Bo,B1,… Bn và
chuỗi chi phí (ngân lưu ra) Co,C1,… Cn trong vòng đời từ năm 0
đến năm n. Suất chiết khấu là r.
• Một dự án đáng giá nếu NPV ≥ 0

𝑛
𝐵1 − 𝐶1 𝐵2 − 𝐶2 𝐵𝑛 − 𝐶𝑛 𝐵𝑖 − 𝐶𝑖
𝑁𝑃𝑉 = 𝐵0 − 𝐶𝑜 + + 2 + ⋯+ 𝑛 =෍
1+𝑟 1+𝑟 1+𝑟 1+𝑟 𝑖
𝑖=0
2. Nhóm chỉ tiêu động
2.1.Chỉ tiêu hiệu số thu – chi (NPV)
• Trường hợp tính tới vốn đầu tư V và giá trị thanh lý sau khi thu hồi
SV thì NPV được tính:
𝑛 𝑛 𝑛
𝑉𝑡 𝐵𝑡 𝐶𝑡 𝑆𝑉
𝑁𝑃𝑉 = − ෍ 𝑡
+෍ 𝑡
−෍ 𝑡
+ 𝑛
1+𝑟 1+𝑟 1+𝑟 1+𝑟
𝑡=0 𝑡=1 𝑡=1
Trong đó:
✓𝑉𝑡 : Vốn đầu tư bỏ ra ở năm thứ t
✓SV: Giá trị thu hồi khi thanh lý tài sản do hết tuổi thọ hay kỳ
phân tích
✓Giả sử các khoản thu nhập và các chi phí chỉ xuất hiện từ năm
1 trở đi.
2. Nhóm chỉ tiêu động
2.1.Chỉ tiêu hiệu số thu – chi (NPV)
• Nếu trị số 𝐵𝑡 và 𝐵𝑡 đều đặn hàng năm:
𝑛
𝑉𝑡 1+𝑟 𝑛−1 𝑆𝑉
𝑁𝑃𝑉 = − ෍ 𝑡
+ 𝐵𝑡 − 𝐶𝑡 𝑛
+ 𝑛
1+𝑟 𝑟 1+𝑟 1+𝑟
𝑡=0
2. Nhóm chỉ tiêu động
2.1.Chỉ tiêu hiệu số thu – chi (NPV)
Chọn phương án có lợi nhất về kinh tế
• Phương án phải đảm bảo được hai điều kiện
✓Trước hết phương án đó phải đáng giá (NPV ≥0)
✓Phương án có giá trị NPV lớn nhất (NPV max)
Ví dụ 1
Một dự án có số liệu về doanh thu và chi phí trong suốt vòng đời
như sau. Biết suất chiết khấu là 15%/năm. Dùng chỉ tiêu NPV để
đánh giá hiệu quả của dự án này?

Năm Doanh thu Chi phí


0 0 1000
1 0 500
2 100 20
3 300 20
4 600 20
5 900 50
Ví dụ 2
Một dự án có số liệu về doanh thu và chi phí trong suốt vòng đời
như sau. Biết suất chiết khấu là 14%/năm. Dùng chỉ tiêu NPV để
đánh giá hiệu quả của dự án này?

Vốn đầu tư
Năm Doanh thu Chi phí
ban đầu
0 1200 0
1 300 120
2 400 40
3 300 40
4 400 50
5 1000 70
Ví dụ 3
Một dự án có số liệu về doanh thu và chi phí trong suốt vòng đời
như sau. Biết suất chiết khấu là 16%/năm. Dùng chỉ tiêu NPV để
đánh giá hiệu quả của dự án này?

Giá trị
Vốn đầu tư
Năm Chi phí Doanh thu thanh lý tài
ban đầu
sản
0 1000 0
1 300 250
2 30 300
3 40 400
4 50 500
5 70 700 200
2. Nhóm chỉ tiêu động
2.1.Chỉ tiêu hiệu số thu – chi (NPV)
Quy tắc đánh giá theo NPV
• Quy tắc quyết định 1:
“Không chấp nhận dự án trừ phi dự án có NPV dương khi chiết khấu với
một suất chiết khấu bằng chi phí cơ hội của vốn”.
Ví dụ:
Dự án A: Đầu tư 1 triệu USD, NPV = 70.000
Dự án B: Đầu tư 5 triệu USD, NPV = -50.000
Dự án C: Đầu tư 2 triệu USD, NPV = 100.000
Dự án D: Đầu tư 3 triệu USD, NPV = -25.000
=> Chọn dự án A và C
2. Nhóm chỉ tiêu động
2.1.Chỉ tiêu hiệu số thu – chi (NPV)
Quy tắc đánh giá theo NPV
• Quy tắc quyết định 2:
“Nếu đầu tư bị ràng buộc bởi giới hạn ngân sách thì phải chọn nhóm các
dự án tối đa hóa NPV trong khoảng ngân sách cho phép”
Ví dụ:
Dự án E: Đầu tư 1 triệu USD, NPV = 60.000
Dự án F: Đầu tư 3 triệu USD, NPV = 400.000
Dự án G: Đầu tư 2 triệu USD, NPV = 150.000
Dự án H: Đầu tư 2 triệu USD, NPV = 225.000

Nếu giới hạn ngân sách là 4 triệu đô lại, chọn nhóm các dự án nào?
2. Nhóm chỉ tiêu động
2.1.Chỉ tiêu hiệu số thu – chi (NPV)
Quy tắc đánh giá theo NPV
• Quy tắc quyết định 3:
“Trong trường hợp không bị giới hạn ngân sách nhưng phải chọn một
dự án giữa hai hoặc nhiều dự án loại trừ lẫn nhau, thì để tối đa hóa giá
trị tài sản ta phải chọn dự án có NPV lớn hơn hoặc lớn nhất”.
Ví dụ:
Dự án I: Đầu tư 1 triệu USD, NPV = 300.000
Dự án J: Đầu tư 4 triệu USD, NPV = 700.000
Dự án K: Đầu tư 1.5 triệu USD, NPV = 600.000
=> Chọn dự án J
2. Nhóm chỉ tiêu động
2.1.Chỉ tiêu hiệu số thu – chi (NPV)
Quy tắc đánh giá theo NPV
• Quy tắc quyết định 4 (hạn chế của NPV):
“Tiêu chí NPV không thể sử dụng để so sánh giữa các dự án có vòng
đời khác nhau”.

• Cách khắc phục:


✓Lặp lại dự án ngắn
✓Lợi ích/Chi phí ròng tương đương hàng năm
✓Hệ số hiệu chỉnh
Các dự án có vòng đời khác nhau
Xem xét hai dự án, dự án G và dự án H, cả hai đều có suất sinh lợi
là 15%. Nên chọn dự án nào? Tại sao?

Dòng Thu - Chi


Năm Dự án G Dự án H
0 -100 -100
1 60 50
2 60 50
3 50 100
4 40

NPV 53 47
Các dự án có vòng đời khác nhau
Khi so sánh các dự án có vòng đời khác nhau, xác định “lại” vòng
đời phân tích bằng bội số chung nhỏ nhất của các giá dự
vòng đời dự án.
Ví dụ:
✓Dự án G có vòng đời 4 năm
✓Dự án H có vòng đời 3 năm
→Bội số chung nhỏ nhất của dự án G và H là 12

• Giả định trong tính toán NPV:


✓ Dự án G được lặp lại 3 lần (3 lần thay thế)
✓ Dự án H được lặp lại 4 lần (4 lần thay thế)
Các dự án có vòng đời khác nhau
✓Dự án G có vòng đời 4 năm
✓Dự án H có vòng đời 3 năm 60 60 50 40 60 60 50 40 60 60 50 40

0
Project G 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
-100 -100 -100

100 100 100 100


50 50 50 50 50 50 50 50

0
Project H
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
-100 -100 -100 -100
Các dự án có vòng đời khác nhau
Dự án G Dự án H
Năm Lần 1 Lần 2 Lần 3 Tổng Năm Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Tổng
0 -100 -100 0 -100 -100
1 60 60 1 50 50
2 60 60 2 50 50
3 50 50 3 100 -100 0
4 40 -100 -60 4 50 50
5 60 60 5 50 50
6 60 60 6 100 -100 0
7 50 50 7 50 50
8 40 -100 -60 8 50 50
9 60 60 9 100 -100 0
10 60 60 10 50 50
11 50 50 11 50 50
12 40 40 12 100 100
NPV 101 NPV 112
Ví dụ 4
Hãy chọn phương án có lợi nhất về mặt tài chính theo phương pháp
giá trị hiện tại

Chi phí và thu nhập (triệu đồng) Phương án 1 Phương án 2

Vốn đầu tư ban đầu 100 150

Chi phí sử dụng hàng năm 22 43

Thu nhập hầng năm 54 70

Tuổi thọ của phương án (năm) 5 10

i (%/năm) 8 8
2. Nhóm chỉ tiêu động
2.2.Internal Rate of Return (IRR)
• Internal Rate of Return (IRR) là suất chiết khấu làm cho giá trị hiện
tại ròng của dự án bằng 0

𝐵1 − 𝐶1 𝐵2 − 𝐶2 𝐵𝑛 − 𝐶𝑛
𝐵0 − 𝐶𝑜 + + +⋯+
1 + 𝐼𝑅𝑅 1 + 𝐼𝑅𝑅 2 1 + 𝐼𝑅𝑅 𝑛
𝑛
𝐵𝑖 − 𝐶𝑖
=෍ 𝑖
=0
1 + 𝐼𝑅𝑅
𝑖=0
• IRR chính là giá trị suất chiết khấu để NPV = 0
2. Nhóm chỉ tiêu động
2.2.Internal Rate of Return (IRR)

NPV
NPV

IRR

* Suất chiết khấu


2. Nhóm chỉ tiêu động
2.2.Internal Rate of Return (IRR)
IRR được tính theo phương pháp nội suy như sau:
✓Trước hết, cho IRR bằng một trị số bất kỳ (𝐼𝑅𝑅1 ) sao cho trị số 𝑁𝑃𝑉1 >
0
✓Sau đó, cho IRR bằng một trị số nào đó (𝐼𝑅𝑅2 ) sao cho trị số 𝑁𝑃𝑉2 < 0
và dò dần trị số IRR trong khoảng 𝐼𝑅𝑅1 và 𝐼𝑅𝑅2
𝑁𝑃𝑉1
𝐼𝑅𝑅 = 𝑟1 + (𝑟1 − 𝑟2 )
𝑁𝑃𝑉1 + 𝑁𝑃𝑉2
2. Nhóm chỉ tiêu động
2.2.Internal Rate of Return (IRR)
Quy tắc đánh giá theo IRR
• Quy tắc quyết định 1:
Không chấp nhận dự án trừ phi IRR của nó lớn hơn suất thu lợi tối thiểu
chấp nhận được (Minimum Attractive Rate of Return – MARR).
IRR ≥ MARR

• Quy tắc quyết định 2:


Khi phải lựa chọn giữa hai hoặc nhiều dự án loại trừ lẫn nhau dựa trên
tiêu chí IRR, ta nên chọn dự án với IRR cao hơn, hoặc cao nhất.
Ví dụ 5
Dự án có
✓Vốn đầu tư ban đầu 𝑉0 =100 triệu đồng;
✓Chi phí vận hành đều hàng năm 𝐶𝑡 =22 triệu đồng;
✓Doanh thu đều hàng năm 𝐵𝑡 =50 triệu đồng;
✓Giá trị thu hồi khi thanh lý tài sản: SV=20 triệu đồng;
✓Tuổi thọ dự án: 10 năm
✓Suất thu lợi tối thiểu (MARR)=8%/năm

Đánh giá phương án đầu tư theo trị số IRR?


Ví dụ 5

1 + 𝐼𝑅𝑅 10 − 1 20
𝑁𝑃𝑉 = −100 + 50 − 22 + 10
𝐼𝑅𝑅 1 + 𝐼𝑅𝑅 1 + 𝐼𝑅𝑅
• Cho IRR=25% → NPV =2.136 >0
• Cho IRR=26% → NPV=-1.003 <0
2136
𝐼𝑅𝑅 = 25 + 26 − 25 = 25,68%/𝑛ă𝑚
2136 + 1003

IRR>MARR= 8%/năm → Phương án đáng giá


Ví dụ 6
Một dự án có số liệu về doanh thu và chi phí trong suốt vòng đời
như sau. Biết suất thu lợi tối thiểu (MARR) là 15%/năm. Dùng chỉ
tiêu IRR để đánh giá hiệu quả của dự án này?

Năm Doanh thu Chi phí

0 0 1000

1 0 500

2 100 20

3 300 20

4 600 20

5 900 50
Ví dụ 7
Một dự án có số liệu về doanh thu và chi phí trong suốt vòng đời
như sau. Biết Suất thu lợi tối thiểu (MARR) là 14%/năm. Dùng chỉ
tiêu IRR để đánh giá hiệu quả của dự án này?

Vốn đầu tư
Năm Doanh thu Chi phí
ban đầu
0 1200 0

1 300 120

2 400 40

3 300 40

4 400 50

5 1000 70
Ví dụ 8
Một dự án có số liệu về doanh thu và chi phí trong suốt vòng đời
như sau. Biết Suất thu lợi tối thiểu (MARR) là 16%/năm. Dùng chỉ
tiêu IRR để đánh giá hiệu quả của dự án này?

Vốn đầu tư Giá trị thanh


Năm Chi phí Doanh thu
ban đầu lý tài sản

0 1000 0
1 300 250
2 30 300
3 40 400
4 50 500
5 70 700 200
2. Nhóm chỉ tiêu động
2.2.Internal Rate of Return (IRR)
Hạn chế của IRR
1. Có thể không tồn tại giá trị IRR
2. Có thể có hơn một giá trị IRR
3. IRR không phụ thuộc vào thời gian phát sinh lợi ích và chi phí
2. Nhóm chỉ tiêu động
2.2.Internal Rate of Return (IRR)
Hạn chế của IRR
• Hạn chế 2: Một dự án có thể có hơn một giá trị IRR

Năm 0 1 2 3

Ngân lưu ròng dự án B -20 120 -220 120

→ IRR có thể là 0%, 100%, và 200%


Hạn chế của IRR
2.2.Internal Rate of Return (IRR)
Hạn chế của IRR
• Hạn chế 3: IRR không phụ thuộc vào thời gian phát sinh lợi ích và
chi phí

Năm 0 1 2 3 IRR NPV


(8%)
Ngân lưu ròng dự án X -1000 1400 40% 296

Ngân lưu ròng dự án Y -1000 1400 40% 274

Ngân lưu ròng dự án Z -1000 1500 50% 389

Ngân lưu ròng dự án W -1100 1670 52% 383


2. Nhóm chỉ tiêu động
2.3.Tỷ số lợi ích-chi phí BCR
• BCR là tỷ số giữa ngân lưu vào và ngân lưu ra
• Dự án tạo ra chuỗi lợi ích (ngân lưu vào) Bo,B1,… Bn và chuỗi chi
phí (ngân lưu ra) Co,C1,… Cn trong vòng đời từ năm 0 đến năm n.
Suất chiết khấu là r.

𝐵𝑡
σ𝑛𝑖=0
𝐵 1+𝑟 𝑖
𝐵𝐶𝑅 = =
𝐶 σ𝑛 𝐶𝑡
𝑖=0 1+𝑟 𝑖

• Tiêu chuẩn đánh giá dự án đáng giá


BCR >1
2. Nhóm chỉ tiêu động
2.3.Tỷ số lợi ích-chi phí BCR
• Quy tắc quyết định 1:
“Không chấp dự án trừ phi BCR của nó lớn hơn 1. Chấp nhận dự án
nếu BCR > 1.”

• Quy tắc quyết định 2:


“Khi so sánh giữa hai hay nhiều dự án loại trừ lẫn nhau, thì ta phải chọn
dự án có BCR cao hơn hoặc cao nhất.”
2. Nhóm chỉ tiêu động
2.3.Tỷ số lợi ích-chi phí BCR
• Ưu điểm:
✓Được sử dụng phổ biến
✓Dễ hiểu nên là tiêu chí quan trọng khi đánh giá các dự án công

• Hạn chế:
✓BCR nhạy cảm với việc định nghĩa chi phí
✓Xếp hạng sai lệch các dự án loại trừ lẫn nhau (quy mô khác nhau)
2. Nhóm chỉ tiêu động
2.3.Tỷ số lợi ích-chi phí BCR
• Hạn chế: Xếp hạng sai lệch các dự án loại trừ lẫn nhau (quy mô khác
nhau)

NPV của NPV của NPV


của dự BCR
ngân lưu ra ngân lưu vào án
Dự án 1000 1300 300 1.3
X

Dự án 8000 9400 1400 1.18


Y

Dự án 1500 2100 600 1.4


Z
Ví dụ 9
Một dự án có số liệu về doanh thu và chi phí trong suốt vòng đời
như sau. Biết suất chiết khấu là 15%/năm. Dùng chỉ tiêu BCR để
đánh giá hiệu quả của dự án này?

Năm Doanh thu Chi phí

0 0 1000

1 0 500

2 100 20

3 300 20

4 600 20

5 900 50
Ví dụ 10
Một dự án có số liệu về doanh thu và chi phí trong suốt vòng đời
như sau. Biết suất chiết khấu là 14%/năm. Dùng chỉ tiêu BCR để
đánh giá hiệu quả của dự án này?

Vốn đầu tư
Năm Doanh thu Chi phí
ban đầu
0 1200 0

1 300 120

2 400 40

3 300 40

4 400 50

5 1000 70
Ví dụ 11
Một dự án có số liệu về doanh thu và chi phí trong suốt vòng đời
như sau. Biết suất chiết khấu là 16%/năm. Dùng chỉ tiêu BCR để
đánh giá hiệu quả của dự án này?

Vốn đầu tư Giá trị thanh


Năm Chi phí Doanh thu
ban đầu lý tài sản

0 1000 0
1 300 250
2 30 300
3 40 400
4 50 500
5 70 700 200
2. Nhóm chỉ tiêu động
2.4.Thời gian hoàn vốn (Payback Period – PP)
Thời gian hoàn vốn (Payback Period – PP) là thời gian cần thiết để
thu nhập ròng hàng năm của dòng tiền tệ trong thời kỳ đó đủ để
hoàn trả lại vốn đầu tư ban đầu với một mức lợi tức r% nào đó.
• Bước 1: Tính P(NCF)
• Bước 2: Tính P tích lũy
• Bước 3: Xác định năm (y*) = Năm đầu tiên có P tích lũy dương
• Bước 4: Xác định tháng m* = Giá trị P tích lũy năm (y*) / [P tích
lũy năm (y*) – P tích lũy năm (y*-1)]
✓PP = y*-m*
2. Nhóm chỉ tiêu động
2.4.Thời gian hoàn vốn (Payback Period – PP)
Đặc điểm:
• Tiêu chuẩn 𝑃𝑃 cho nhà đầu tư biết dự án này sẽ hoàn vốn trong
bao nhiêu năm.
• Tiêu chuẩn 𝑃𝑃 không xét dòng tiền sau khi hoàn vốn.
• Không đánh giá đúng mức độ sinh lời của dự án
✓Có trường hợp dự án A thì có thời gian hoàn vốn sớm hơn dự án B,
nhưng NPV dự án B lại lớn hơn NPV dự án A

• Tiêu chuẩn 𝑃𝑃 đo lường mức độ rủi ro, được áp dụng rộng rãi
trong phân tích và đánh giá dự án mang tính rủi ro cao
Ví dụ 12
Một dự án có số liệu về doanh thu và chi phí trong suốt vòng đời
như sau. Biết suất chiết khấu là 15%/năm. Dùng chỉ tiêu PP để
đánh giá hiệu quả của dự án này?

Năm Doanh thu Chi phí

0 0 1000

1 0 500

2 100 20

3 300 20

4 600 20

5 900 50
Ví dụ 12
Suất chiết khấu là 15%/năm.

Năm Doanh thu Chi phí NCF (Thu - Chi) P (NCF) Cummulative P

0 0 1000 -1000 -1000.00 -1000.00


1 0 500 -500 -434.78 -1434.78
2 100 20 80 60.49 -1374.29
3 300 20 280 184.10 -1190.19
4 600 20 580 331.62 -858.57
5 900 50 850 422.60 -435.97

Dự án không thể hoàn vốn trong vòng đời.


Ví dụ 13
Một dự án có số liệu về doanh thu và chi phí trong suốt vòng đời
như sau. Biết suất chiết khấu là 14%/năm. Dùng chỉ tiêu PP để
đánh giá hiệu quả của dự án này?

Vốn đầu tư
Năm Doanh thu Chi phí
ban đầu
0 1200 0
1 300 120
2 400 40
3 300 40
4 400 50
5 1000 70
Ví dụ 13
• Suất chiết khấu là 14%/năm

Vốn đầu tư NCF (Thu - Cummulative


Năm Doanh thu Chi phí P (NCF)
ban đầu Chi) P

0 1200 0 -1200 -1200.00 -1200.00

1 300 120 180 157.89 -1042.11

2 400 40 360 277.01 -765.10

3 300 40 260 175.49 -589.60

4 400 50 350 207.23 -382.38

5 1000 70 930 483.01 100.64


Ví dụ 13
• Bước 1: P(NCF)
• Bước 2: Tính P tích lũy
• Bước 3: Xác định năm (y*) = Năm tại đó có P tích lũy dương – 1 =
Năm 4
• Bước 4: Xác định tháng m* = Giá trị P tích lũy năm (y*) / [P tích
lũy năm (y*) – P tích lũy năm (y*-1)]
✓PP = y*-m*

100.64
m* = = 0.2 tháng
100.64+382.38
PP = 4 năm 10 tháng
Ví dụ 14
Dùng chỉ tiêu NPV để đánh giá hiệu quả của dự án trong suốt vòng
đời như sau. Biết suất chiết khấu là 16%/năm. Dùng chỉ tiêu PP để
đánh giá hiệu quả của dự án này?

Vốn đầu tư Giá trị thanh


Năm Chi phí Doanh thu
ban đầu lý tài sản

0 1000 0
1 300 250
2 30 300
3 40 400
4 50 500
5 70 700 200
Người ta ưa thích chỉ tiêu nào?
3. Rủi ro thực hiện dự án

Số liệu cung cấp


ngày 19/01/2018
3. Rủi ro thực hiện dự án
3. Rủi ro thực hiện dự án
3. Rủi ro thực hiện dự án
3. Rủi ro thực hiện dự án
Bài 3:
Tiến bộ kỹ thuật trong xây dựng

Kinh tế Xây dựng


Giảng viên: Nguyễn Văn Minh
Nội dung bài 3
1. Khái niệm, phân loại và vai trò của tiến bộ khoa học kỹ thuật.
2. Hiệu quả kinh tế của việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật
3. Công nghiệp hoá ngành xây dựng
(Đọc Chương 4 – Nguyễn Công Thạnh, Kinh tế xây dựng, NXB
ĐHQG TPHCM)
1. Khái niệm
• Khoa học công nghệ là tổng hợp cơ sở vật chất và phương pháp
công nghệ do con người sáng tạo ra và sử dụng nó trong quá trình
lao động để tạo ra của cải vật chất cho xã hội.
• Tiến bộ KH-CN trong lĩnh vực xây dựng:
✓Trong lĩnh vực đầu tư;
✓Trong lĩnh vực xây lắp;
✓Trong lĩnh vực tổ chức các xí nghiệp sản xuất phụ trợ;
✓Trong lĩnh vực trang trí hoàn thiện và vật lý kiến trúc công trình;
✓Trong lĩnh vực đào tạo cán bộ công nhân xây dựng và quản lý xây
dựng.
2. Hiệu quả kinh tế của việc áp dụng
tiến bộ kỹ thuật
VAI TRÒ CỦA TIẾN BỘ KH-CN TRONG XD
✓Phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và
phát triển công nghiệp hoá XD;
✓Phát triển, hoàn thiện các hình thức tổ chức sản xuất và quản lý kinh
tế trong XD;
✓Giảm nhẹ quá trình lao động, dần dần thay thế lao động thủ công bằng
máy móc, trên cơ sở đó tạo điều kiện hoàn thiện người lao động;
✓Nâng cao năng suất lao động;
✓Tiết kiệm hao phí lao động và nguyên, nhiên liệu.
✓Hạ giá thành sản phẩm xây dựng và nâng cao chất lượng sản phẩm
xây dựng.
2. Hiệu quả kinh tế của việc áp dụng
tiến bộ kỹ thuật
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KH-CN
✓Các đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của sản xuất XD;
✓Các đặc điểm kinh tế và tự nhiên của đất nước;
✓Nhu cầu của thị trường xây dựng cũng như các nhiệm vụ xây dựng
theo kế hoạch của NN;
✓Các thành quả trong lĩnh vực nghiên cứu KH-CN xây dựng, khả năng
cung ứng của thị trường XD;
✓Khả năng đáp ứng của các doanh nghiệp về vốn, về trình độ quản lý
và sử dụng công nghệ XD;
SÀN BUBBLEDECK
TƯỜNG ACOTEC
BIM
THI CÔNG TOP-DOWN
SÀN ỨNG SUẤT TRƯỚC
Tiến bộ vật liệu
Ủy ban Châu Âu ước tính rằng 70% đổi mới sản phẩm của toàn
ngành Xây dựng thuộc về vật liệu mới hoặc vật liệu cải tiến.
Vật liệu chiếm khoảng 1/3 giá trị xây dựng, do đó, phạm vi áp dụng
vật liệu xây dựng tiên tiến là rất đáng kể.
• Bê tông sinh học có thể tự lành vết nứt bằng vi khuẩn
https://youtu.be/OXkW1q9HpFA
• Vật liệu mới
https://www.youtube.com/watch?v=fWX6Yhqio1I
Công nghệ xây dựng mới
• In 3D
https://www.youtube.com/watch?v=XHSYEH133HA
• Tổng hợp công nghệ mới
https://www.youtube.com/watch?v=pcH0eD6ZqaM
Bài đọc
• Xu hướng công nghệ mới trong xây dựng
https://moc.gov.vn/tl/tin-tuc/66726/xu-huong-cong-nghe-moi-trong-
xay-dung.aspx
• 10 công nghệ mới nâng cao hiệu quả công tác xây dựng công
trình trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
https://moc.gov.vn/tl/tin-tuc/69405/10-cong-nghe-moi-nang-cao-hieu-
qua-cong-tac-xay-dung-cong-trinh-trong-cuoc-cach-mang-cong-
nghiep-4-0.aspx
3. Các chỉ tiêu cơ giới hóa
Các chỉ tiêu cơ giới hóa
1. Mức độ cơ giới hoá công tác;
2. Mức độ cơ giới hoá của công trình;
3. Mức độ cơ giới hóa lao động;
4. Mức độ trang bị cơ giới hóa.

(Chương 4 – Nguyễn Công Thạnh, Kinh tế xây dựng, NXB ĐHQG TPHCM)
3. Các chỉ tiêu cơ giới hóa
Phương pháp xác định hiệu quả của việc cơ giới hóa
1. Lượng lao động tiết kiệm;
2. Hạ giá thành công tác;
3. Giảm thời gian xây dựng.

(Chương 4 – Nguyễn Công Thạnh, Kinh tế xây dựng, NXB ĐHQG TPHCM)
3. Các chỉ tiêu cơ giới hóa
Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế của đầu tư kỹ thuật
mới
1. Phương pháp xác định mức hạ giá thành;
2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế do ứng dụng công cụ
lao động mới;
3. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế do áp dụng kết cấu và
vật liệu mới.

(Chương 4 – Nguyễn Công Thạnh, Kinh tế xây dựng, NXB ĐHQG TPHCM)
Bài 4:
Thiết kế trong xây dựng

Kinh tế Xây dựng


Giảng viên: Nguyễn Văn Minh
Nội dung bài 4
1. Nguyên tắc, phương châm công tác thiết kế
2. Trình tự thiết kế, nội dung công tác thiết kế trong xây dựng
3. Các chỉ tiêu kinh tế trong thiết kế
1. Nguyên tắc, phương châm công tác
thiết kế
1.1. Khái niệm
• Đồ án thiết kế là một hệ thống các bản vẽ được lập trên cơ sở tính
toán có căn cứ khoa học cho việc xây dựng công trình như: các sơ
đồ tính toán, các quy trình quy phạm, tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật.
1. Nguyên tắc, phương châm công tác
thiết kế
1.1. Khái niệm
• Nội dung của công tác thiết kế
✓Lập và duyệt các phương án thiết kế công trình.
✓Tổ chức quản lý công tác thiết kế.v.v..

• Quá trình thiết kế gồm:


✓Giai đoạn tiền thiết kế (lập dự án đầu tư, thiết kế tiền khả
thi, thiết kế khả thi)
✓Giai đoạn thiết kế chính thức;
✓Giai đoạn sau thiết kế (giám sát tác giả, theo dõi thực hiện xây dựng
trên công trường để điều chỉnh và bổ sung thiết kế)
1. Nguyên tắc, phương châm công tác
thiết kế
1.2. Ý nghĩa công tác thiết kế
• Giai đoạn chuẩn bị đầu tư, chất lượng thiết kế quyết định việc sử
dụng vốn đầu tư tiết kiệm, hợp lý, kinh tế hay chưa
• Giai đoạn thực hiện đầu tư, chất lượng công tác thiết kế có ảnh
hưởng lớn đến chất lượng công trình tốt hay chưa tốt, điều kiện thi
công thuận lợi hay khó khăn, tốc độ thi công nhanh hay chậm, giá
thành công trình hợp lý hay không v.v..
• Giai đoạn kết thúc đầu tư, chất lượng thiết kế có vai trò chủ yếu
quyết định việc khai thác, sử dụng công trình an toàn, thuận lợi
hay nguy hiểm khó khăn.
1. Nguyên tắc, phương châm công tác
thiết kế
1.2. Ý nghĩa công tác thiết kế

• Thiết kế xây dựng là khâu quan trọng hàng đầu trong hoạt động
đầu tư XDCB.
• Vai trò chủ yếu quyết định hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu

• Góp phần tạo ra môi trường mới, một không gian mới nhằm thoả
mãn nhu cầu của con người.
1. Nguyên tắc, phương châm công tác
thiết kế
1.3. Nguyên tắc thiết kế
• Giải pháp TK phải cụ thể hoá tốt nhất chủ trương đầu tư;
• Phương án TK phải xem xét toàn diện các mặt kỹ thuật, kinh tế -
tài chính, thẩm mỹ, bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng;
• Khi lập dự án các phương án thiết kế phải giải quyết tốt mối quan
hệ giữa các mặt: tiện nghi, bền chắc, kinh tế và mỹ quan;
• Đi từ các vấn đề chung → các vấn đề cụ thể;
• Đảm bảo tính đồng bộ và hoàn chỉnh của giải pháp thiết kế,
• Dựa trên các tiêu chuẩn, định mức, xác định đúng mức độ hiện đại
của công trình xây dựng;
• Phải lập một số phương án để so sánh và lựa chọn phương
án tốt nhất.
1. Nguyên tắc, phương châm công tác
thiết kế
1.4. Phương châm thiết kế

• Thích dụng.
• Tiết kiệm.
• Vững chắc.
• Mỹ quan.
THÁP ĐÔI PETRONAS - MALAYSIA
THÁP NGHIÊNG PISA
ĐẠI HỌC FPT
NHÀ TRẺ FARMING KINDERGARTEN
2. Nội dung công tác thiết kế
2.1. Trình tự thiết kế
Thiết kế xây dựng được thực hiện theo trình tự một bước hoặc
nhiều bước như sau:
1. Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công;
2. Thiết kế hai bước bao gồm thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi
công;
3. Thiết kế ba bước bao gồm thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và
thiết kế bản vẽ thi công;
4. Thiết kế nhiều bước theo thông lệ quốc tế.
2. Nội dung công tác thiết kế
2.1. Trình tự thiết kế

Thiết kế Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối
một với công trình chỉ lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công
bước trình.
Trường hợp này, bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và
bước thiết kế bản vẽ thi công được gộp thành một bước và gọi
là thiết kế bản vẽ thi công

Thiết kế Thiết kế hai bước bao gồm bước thiết kế cơ sở và bước thiết kế
hai bước bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định phải
lập dự án

Thiết kế Thiết kế ba bước bao gồm bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ
ba bước thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với
công trình quy định phải lập dự án.
2. Nội dung công tác thiết kế
2.1. Trình tự thiết kế
Lưu ý:
• Công trình thực hiện trình tự thiết kế xây dựng từ hai bước trở lên
thì thiết kế bước sau phải phù hợp với các nội dung, thông số chủ
yếu của thiết kế ở bước trước.
• Trong quá trình lập thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở,
chủ đầu tư được quyết định việc điều chỉnh thiết kế nhằm đáp ứng
hiệu quả và yêu cầu sử dụng khi không làm thay đổi về mục đích,
công năng, quy mô, các chỉ tiêu quy hoạch - kiến trúc tại quy
hoạch chi tiết xây dựng hoặc quyết định/chấp thuận chủ trương
đầu tư được phê duyệt.
2. Nội dung công tác thiết kế
2.2. Nội dung hồ sơ thiết kế
Thiết kế cơ sở
1. Vị trí xây dựng, hướng tuyến công trình, danh mục và quy mô, loại,
cấp công trình thuộc tổng mặt bằng xây dựng;
2. Phương án công nghệ, kỹ thuật và thiết bị được lựa chọn (nếu có);
3. Giải pháp về kiến trúc, mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng công trình, các
kích thước, kết cấu chính của công trình xây dựng;
4. Giải pháp về xây dựng, vật liệu chủ yếu được sử dụng, ước tính chi
phí xây dựng cho từng công trình;
5. Phương án kết nối hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài công trình, giải
pháp phòng, chống cháy, nổ;
6. Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng và kết quả khảo sát xây
dựng để lập thiết kế cơ sở.
2. Nội dung công tác thiết kế
2.2. Nội dung hồ sơ thiết kế
Hồ sơ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở bao gồm:
1. Thuyết minh thiết kế,
2. Bản vẽ thiết kế,
3. Tài liệu khảo sát xây dựng liên quan,
4. Dự toán xây dựng và
5. Chỉ dẫn kỹ thuật (nếu có) theo yêu cầu của chủ đầu tư.
2. Nội dung công tác thiết kế
2.3. Quy cách hồ sơ thiết kế
• Bản vẽ thiết kế XDCT phải có kích cỡ, tỷ lệ, khung tên và được thể
hiện theo các tiêu chuẩn xây dựng.
• Trong khung tên từng bản vẽ phải có tên, chữ ký của người trực
tiếp thiết kế, chủ trì thiết kế, người đại diện theo pháp luật của nhà
thầu thiết kế và dấu của nhà thầu thiết kế XDCT, trừ trường hợp là
nhà thầu thiết kế là cá nhân hành nghề thiết kế độc lập.
• Các bản thuyết minh, bản vẽ thiết kế, dự toán phải được đóng
thành tập hồ sơ thiết kế theo khuôn khổ thống nhất có danh mục,
đánh số, ký hiệu để tra cứu và bảo quản lâu dài.
2. Nội dung công tác thiết kế
2.4. Tổ chức công tác thiết kế

Tổ chức công
tác thiết kế

Phải do tổ Mỗi đồ án phải


chức, cá nhân có chủ trì hoặc
có chuyên môn chủ nhiệm
thực hiện thiết kế

Phải có đăng Phải thực Nghiêm


ký kinh doanh hiện giám cấm thiết kế
phù hợp sát tác giả quá phạm vi
2. Nội dung công tác thiết kế
2.5. Quyền và nghĩa vụ các bên

Quyền của Chủ đầu tư

Được tự thiết kế công trình

Đàm phán, ký kết, giám sát hợp đồng TK

Yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng theo HĐ TK

Yêu cầu sửa đổi bổ sung thiết kế

Đình chỉ hoặc chấm dứt HĐ TK


2. Nội dung công tác thiết kế
2.5. Quyền và nghĩa vụ các bên

Nghĩa vụ của Chủ đầu tư

Lựa chọn nhà thầu thiết kế

Xác định nhiệm vụ thiết kế

Cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu

Thực hiện đúng hợp đồng ký kết

Thẩm tra, phê duyệt, nghiệm thu thiết kế


2. Nội dung công tác thiết kế
2.5. Quyền và nghĩa vụ các bên

Quyền của nhà thầu thiết kế

Từ chối thực hiện công việc ngoài nhiệm vụ TK

Yêu cầu cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu

Quyền tác giả đối với sản phẩm thiết kế


2. Nội dung công tác thiết kế
2.5. Quyền và nghĩa vụ các bên

Nghĩa vụ của nhà thầu TK

Thực hiện công việc TK đúng năng lực

Thực hiện đúng nhiệm vụ TK, tiến độ, CL

Giám sát tác giả trong quá trình thi công

Không được chỉ định nhà cung cấp VL, TB, VT

Lập nhiệm vụ khảo sát phục vụ thiết kế


3. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong
thiết kế
• Chất lượng của giải pháp thiết kế công trình xây dựng là tập hợp
những tính chất của công trình được thiết kế thể hiện được độ
thỏa mãn những nhu cầu được đề ra trước cho nó trong những
điều kiện xác định về kinh tế, kỹ thuật, xã hội.
✓Đánh giá về mặt kinh tế các phương án mới và phương án hiện tại
✓Đánh giá về mặt kinh tế giữa phương án tự làm và đi thuê
✓Đánh giá về mặt kinh tế giữa làm trong nước và thuê nước ngoài
✓Đánh giá về mặt kinh tế giữa xây mới và cải tạo
3. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong
thiết kế

3.1. Các chỉ tiêu về vốn đầu tư


3.2. Các chỉ tiêu về Mặt bằng và hình khối
3. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong
thiết kế
3.1. Các chỉ tiêu về vốn đầu tư
Tổng vốn đầu tư V = VXL + VM + VK

Suất vốn đầu tư v =V /Q


Trong đó:
✓ V - tổng vốn đầu tư;
✓ VXL - vốn đầu tư xây lắp;
✓ VM - vốn đầu tư mua sắm trang thiết bị;
✓ VK - Chi phí cơ bản khác
✓ v - suất vốn đầu tư;
✓ Q - số lượng sản phẩm sản xuất ra.
3. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong
thiết kế
3.1. Các chỉ tiêu về vốn đầu tư
3. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong
thiết kế
3.1. Các chỉ tiêu về vốn đầu tư
3. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong
thiết kế
3.1. Các chỉ tiêu về vốn đầu tư

Cơ cấu vốn đầu tư:

K = (VM / V ) *100
K = (VK / V ) *100
Chi phí quy đổi C qd = E * V + Z → min

Trong đó:
✓ E- hệ số hiệu quả vốn đầu tư;
✓ Z- giá thành sản phẩm.
3. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong
thiết kế
3.2. Các chỉ tiêu về Mặt bằng và hình khối
• Hệ số xây dựng (mật độ xây dựng)
• KXD=FXD/Fchiếm đất
Trong đó:
✓FXD - diện tích xây dựng được tính theo mép ngoài của tường ngoài
✓Fchiếm đất - diện tích đất được phép xây dựng.

(QĐ số 45/2009/QĐ-UBND TP HCM)


3. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong
thiết kế
3.2. Các chỉ tiêu về Mặt bằng và hình khối
• Hệ số mặt bằng:
KMB=FSX/FXD
KMB=FSX/FSD
Hay KMB=Chu vi/FXD
• Trong đó:
✓Chu vi - tổng chu vi theo mặt bằng các hạng mục công trình
3. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong
thiết kế
3.2. Các chỉ tiêu về Mặt bằng và hình khối
• Hệ số khối tích: KKT=DXD/FSX
Trong đó:
D XD = FXD
i
*Hi
✓DXD : khối tích xây dựng;
𝑖
✓𝐹𝑋𝐷 : diện tích sử dụng của tầng thứ i;
✓Hi: chiều cao của tầng thứ i.

Trong trường hợp trong một tầng lại có nhiều chiều cao khác nhau
ứng với mỗi phòng ta phải tính khối tích cho từng phòng rồi cộng
chúng lại với nhau.
3. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong
thiết kế
3.2. Các chỉ tiêu về Mặt bằng và hình khối
Quy định về chiều cao công trình tại TP HCM

(QĐ số
45/2009/QĐ-
UBND TP HCM)
3. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong
thiết kế
3.2. Các chỉ tiêu về Mặt bằng và hình khối
• Hệ số kết cấu
KKC=FKC/FXD
Trong đó:
✓FKC là tổng diện tích của các kết cấu bị cắt qua tại các mặt bằng kiến trúc
✓KKC là hệ số vật liệu bao che càng nhỏ sẽ càng tốt.

• Hệ số khác
Kkhác=FSX;FSD;FXD/Q
Trong đó:
✓Q: khối lượng sản phẩm do công trình khi đưa vào sản xuất trong một
năm.
Tham khảo
• Quản lý thiết kế - thiết kế trong và ngoài nước
https://www.youtube.com/watch?v=hODehItm64g
Bài 5:
Dự toán

Kinh tế Xây dựng


Giảng viên: Nguyễn Văn Minh
Nội dung bài 5a
1. Khái niệm, mục đích lập dự toán
2. Vai trò của dự toán
3. Căn cứ lập dự toán
4. Nội dung của dự toán
5. Nguyên tắc lập dự toán
6. Định mức xây dựng
1. Khái niệm dự toán
• Dự kiến tính toán giá trị công trình trước khi thi công xây dựng
công trình.
• Xác định (dự báo) giá trị công trình của sản phẩm xây dựng từ bản
vẽ thiết kế và các số liệu định mức, đơn giá, báo giá vật liệu, dịch
vụ... có liên quan.
• Dự toán xây dựng công trình (gọi tắt là dự toán) được lập cho
từng công trình, hạng mục công trình xây dựng.
1. Khái niệm dự toán
• Dự toán xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết dự tính để
xây dựng công trình được xác định theo thiết kế xây dựng triển
khai sau thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công trong trường
hợp dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây
dựng
(Điều 11 NĐ 10/2021/NĐ-CP)
2. Mục đích của dự toán
Dự toán

Tư vấn Chủ đầu Nhà thầu Cơ quan


thiết kế tư xây dựng khác

Giá thành Quyết định Xác định lợi


Kiểm toán
phương án đầu tư nhuận

Lựa chọn Tổ chức Tham gia


Thanh tra
phương án đấu thầu đấu thầu

Tư vấn cho Theo dõi Quản lý tài


Thanh toán
CĐT dự án chính
3. Vai trò của dự toán
• Là tài liệu quan trọng gắn liền với thiết kế cho biết chi phí xây
dựng công trình.
• Là cơ sở để lập kế hoạch đầu tư, thuyết phục ngân hàng đầu tư,
cấp phát vốn vay.
• Là cơ sở để chủ đầu tư và nhà thầu lập kế hoạch cho chính mình:
• Là căn cứ xác định giá gói thầu, giá thành xây dựng khi đấu thầu;
• Là căn cứ để đàm phán, ký kết hợp đồng, thanh quyết toán khi chỉ
định thầu.
• Là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong việc so
sánh lựa chọn các phương án thiết kế xây dựng.
4. Căn cứ lập dự toán
Dự toán xây dựng công trình được xác định theo:
• Khối lượng tính toán từ thiết kế xây dựng
• Các chỉ dẫn kỹ thuật
• Yêu cầu công việc phải thực hiện
• Kế hoạch thực hiện của công trình, điều kiện thi công
• Biện pháp thi công của công trình
• Định mức xây dựng, giá xây dựng công trình
• Chỉ số giá xây dựng
• Các quy định khác có liên quan được áp dụng phù hợp với điều
kiện thực hiện cụ thể của công trình
Một số văn bản pháp lý quan trọng
1. Nghị định 10/2021/NĐ-CP năm 2021 về Quản lý chi phí đầu tư
xây dựng
2. Thông tư 11/2021/TT-BXD hướng dẫn nội dung xác định và
quản lý chi phí đầu tư xây dựng
3. Thông tư 12/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 về định mức xây
dựng
4. Thông tư 13/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng
quy định về Hướng dẫn phương pháp xác định các chỉ tiêu kinh
tế kỹ thuật và đo bóc khối lượng công trình
5. QĐ 610/QĐ-BXD ngày 13/7/2022 về suất vốn đầu tư xây dựng
công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình
năm 2021
5. Nội dung của dự toán
Nội dung dự toán xây dựng công trình gồm:
1. Chi phí xây dựng
2. Chi phí thiết bị
3. Chi phí quản lý dự án
4. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
5. Chi phí khác
6. Chi phí dự phòng
5. Nội dung của dự toán
• Đối với dự án có nhiều công trình, chủ đầu tư xác định tổng dự
toán để quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong trường hợp cần
thiết.
• Tổng dự toán gồm:
1. các dự toán xây dựng công trình
2. chi phí tư vấn
3. chi phí khác
4. chi phí dự phòng tính chung cho cả dự án.
5. Nguyên tắc lập dự toán
• Tính đúng, tính đủ, không trùng lặp chi phí, các nội dung chi phí
phù hợp và tuân thủ theo các quy định (công trình sử dụng vốn
nhà nước).
• Lập theo mặt bằng giá tại thời điểm lập dự toán.
• Có nội dung công việc là có chi phí (quan trọng là người lập dự
toán biết tính toán và đưa chi phí đó vào đâu và đủ căn cứ để bảo
vệ).
6. Định mức xây dựng
• Hệ thống định mức xây dựng gồm định mức kinh tế-kỹ thuật và
định mức chi phí.

Định mức cơ sở
Định mức Kinh tế
kỹ thuật
Định mức dự toán
Định mức xây
dựng
Định mức tính bằng tỷ lệ %

Định mức chi phí


Định mức tính bằng giá trị

(Điều 20 Nghị định 10/2021/NĐ-CP về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng)
Định mức xây dựng

Định mức Kinh tế kỹ thuật Định mức Chi phí

ĐM dự toán ĐM cơ sở

• mức hao phí cần thiết về vật • Định mức sử dụng


liệu, nhân công, máy và thiết vật liệu
bị thi công được xác định • Định mức năng
phù hợp với yêu cầu kỹ suất lao động
thuật, điều kiện thi công và • Định mức năng
biện pháp thi công cụ thể để suất máy và thiết
hoàn thành một đơn vị khối bị thi công
lượng công tác xây dựng
công trình
6. Định mức xây dựng
6.1 Định mức dự toán
• Định mức dự toán là mức hao phí cần thiết về vật liệu, nhân công,
máy và thiết bị thi công được xác định phù hợp với yêu cầu kỹ
thuật, điều kiện thi công và biện pháp thi công cụ thể để hoàn
thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng công trình
• Định mức dự toán được áp dụng, tham khảo để lập dự toán xây
dựng, là căn cứ để xác định giá xây dựng công trình, làm cơ sở để
lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng

(Điều 20 Nghị định 10/2021/NĐ-CP về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng)
6. Định mức xây dựng
6.1. Định mức dự toán
✓định mức dự toán khảo sát xây dựng công trình;

✓định mức dự toán xây dựng công trình;


✓định mức dự toán lắp đặt hệ thống kỹ thuật của công trình;
✓định mức dự toán lắp đặt máy và thiết bị công nghệ;
✓định mức dự toán thí nghiệm chuyên ngành xây dựng;
✓định mức dự toán sửa chữa và bảo dưỡng công trình xây dựng.
6. Định mức xây dựng
6.2. Định mức dự toán XDCT
• Định mức dự toán xây dựng công trình qui định mức hao phí về
vật liệu, lao động, máy và thiết bị thi công để hoàn thành một đơn
vị khối lượng công tác xây dựng từ khi chuẩn bị đến khi kết thúc
công tác xây dựng theo đúng yêu cầu kỹ thuật (kể cả những hao
phí cần thiết do yêu cầu kỹ thuật và tổ chức sản xuất nhằm đảm
bảo thi công xây dựng liên tục, đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật)

(Phụ lục II kèm theo Thông tư số 12/2021/TT-BXD)


6. Định mức xây dựng
6.2. Định mức dự toán XDCT
• Định mức dự toán xây dựng công trình được lập trên cơ sở
✓các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng;
✓quy định về quản lý kỹ thuật, thi công, nghiệm thu;
✓mức độ trang bị máy thi công;
✓biện pháp thi công phổ biến và
✓tiến bộ khoa học kỹ thuật trong xây dựng.

(Phụ lục II kèm theo Thông tư số 12/2021/TT-BXD)


6. Định mức xây dựng
6.2. Định mức dự toán XDCT
Định mức dự toán xây dựng công trình bao gồm: mã hiệu, tên công
tác, đơn vị tính, thành phần công việc, qui định áp dụng (nếu có) và
bảng các hao phí định mức; trong đó:
✓Thành phần công việc qui định nội dung các bước công việc từ khi
chuẩn bị đến khi hoàn thành công tác hoặc kết cấu xây dựng theo điều
kiện kỹ thuật, điều kiện thi công và biện pháp thi công cụ thể.
✓Bảng các hao phí định mức gồm:
➢Mức hao phí vật liệu
➢Mức hao phí lao động
➢Mức hao phí máy thi công
6. Định mức xây dựng
6.2. Định mức dự toán XDCT
• Mức hao phí vật liệu: Là số lượng vật liệu chính, vật liệu phụ, các
cấu kiện hoặc các bộ phận rời lẻ, vật liệu luân chuyển (không kể
vật liệu cần dùng cho máy thi công và những vật liệu tính trong chi
phí chung) cần thiết cho việc hoàn thành một đơn vị khối lượng
công tác xây dựng.
✓Mức hao phí vật liệu trong định mức đã bao gồm hao hụt vật liệu ở
khâu thi công; riêng đối với các loại cát xây dựng còn bao gồm hao hụt
do độ dôi của cát.
✓Mức hao phí vật liệu chính được tính bằng số lượng phù hợp với đơn
vị tính của vật liệu.
✓Mức hao phí vật liệu phụ được tính bằng tỉ lệ % trên chi phí vật liệu
chính.
6. Định mức xây dựng
6.2. Định mức dự toán XDCT
• Mức hao phí lao động: Là số ngày công lao động của công nhân
trực tiếp và công nhân phục vụ cần thiết để hoàn thành một đơn vị
khối lượng công tác xây dựng từ khi chuẩn bị đến khi kết thúc
công tác xây dựng. Mức hao phí lao động được tính bằng số ngày
công theo cấp bậc công nhân. Cấp bậc công nhân là cấp bậc bình
quân của các công nhân trực tiếp và công nhân phục vụ tham gia
thực hiện một đơn vị khối lượng công tác xây dựng.
• Mức hao phí máy thi công: Là số ca sử dụng máy thi công trực
tiếp thi công, máy phục vụ cần thiết (nếu có) để hoàn thành một
đơn vị khối lượng công tác xây dựng. Mức hao phí máy thi công
trực tiếp thi công được tính bằng số lượng ca máy sử dụng. Mức
hao phí máy phục vụ được tính bằng tỷ lệ % trên chi phí máy thi
công trực tiếp thi công.
6. Định mức xây dựng
6.2. Định mức dự toán XDCT
• Tập định mức dự toán xây dựng công trình bao gồm 13 chương
được mã hóa thống nhất theo nhóm, loại công tác hoặc kết cấu
xây dựng:
STT NỘI DUNG
1 CHƯƠNG I: CÔNG TÁC CHUẨN BỊ MẶT BẰNG XÂY DỰNG
2 CHƯƠNG II: CÔNG TÁC THI CÔNG ĐẤT, ĐÁ, CÁT
3 CHƯƠNG III: CÔNG TÁC THI CÔNG CỌC
4 CHƯƠNG IV: CÔNG TÁC THI CÔNG ĐƯỜNG
5 CHƯƠNG V: CÔNG TÁC XÂY GẠCH ĐÁ
6 CHƯƠNG VI: CÔNG TÁC THI CÔNG KẾT CẤU BÊ TÔNG
7 CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC BÊ TÔNG ĐÚC SẴN
8 CHƯƠNG VIII: CÔNG TÁC GIA CÔNG, LẮP DỰNG CẤU KIỆN GỖ
9 CHƯƠNG IX: CÔNG TÁC GIA CÔNG, LẮP DỰNG CẤU KIỆN SẮT THÉP
10 CHƯƠNG X: CÔNG TÁC HOÀN THIỆN
11 CHƯƠNG XI: CÔNG TÁC KHÁC
12 CHƯƠNG XII: CÔNG TÁC BỐC XẾP, VẬN CHUYỂN CÁC LOẠI VẬT LIỆU VÀ CẤU KIỆN XÂY DỰNG
13 CHƯƠNG XIII: CÔNG TÁC XÂY DỰNG SỬ DỤNG TRO XỈ NHIỆT ĐIỆN
ĐỔ BÊ TÔNG BẰNG THỦ CÔNG
• Thành phần công việc:
✓Chuẩn bị, trộn, vận chuyển vật liệu trong phạm vi 30m. Đổ và bảo
dưỡng bê tông đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
✓Gia công, lắp dựng và tháo dỡ cầu công tác.
Đơn vị tính: 1m3
Công tác xây Thành phần hao Chiều rộng (cm)
Mã hiệu Đơn vị
dựng phí ≤250 >250
AF.112 Bê tông móng Vật liệu
Vữa bê tông m3 1,025 1,025
Vật liệu khác % 1 5
Nhân công 3,0/7 công 1,23 1,48
Máy thi công
Máy trộn 250l ca 0,095 0,095
Máy đầm dùi 1,5 ca 0,089 0,089
kW
10 20
LẮP DỰNG CỐT THÉP
AF.61100 CỐT THÉP MÓNG
LẮP DỰNG VÁN KHUÔN
AF.81110 VÁN KHUÔN MÓNG BĂNG, MÓNG BÈ, BỆ MÁY
Thực hành
• Đọc hiểu File Excel định mức
Bài 5b:
Dự toán

Kinh tế xây dựng


Giảng viên: Nguyễn Văn Minh
Nội dung bài 5b
• Giá xây dựng công trình
• Xác định đơn giá xây dựng
GIÁ XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH
1. Giá xây dựng công trình
Giá xây dựng công trình gồm:
✓đơn giá xây dựng chi tiết và
✓giá xây dựng tổng hợp,

làm cơ sở để xác định:


✓tổng mức đầu tư xây dựng,
✓dự toán xây dựng
1. Giá xây dựng công trình
Giá xây dựng công trình

Đơn giá xây dựng chi tiết Giá xây dựng tổng hợp

Đơn giá xây dựng


Đơn giá xây dựng Giá xây dựng tổng Giá xây dựng tổng
chi tiết không đầy
chi tiết đầy đủ hợp không đầy đủ hợp đầy đủ
đủ

Chi phí trực tiếp về 1.Chi phí trực Chi phí trực tiếp về 1.CP trực tiếp,
1.Vật liệu tiếp, 1.Vật liệu 2.CP gián tiếp,
2.Nhân công, 2.Chi phí gián 2.Nhân công, 3.Thu nhập chịu
3.Máy và thiết bị thi tiếp, 3.Máy và thiết bị thuế tính trước
công xây dựng 3.Thu nhập chịu TCXD (được tổng hợp
thuế tính trước (được tổng hợp từ từ đơn giá xây
đơn giá xây dựng dựng chi tiết)
chi tiết)
2. Đơn giá xây dựng chi tiết
Đơn giá xây dựng chi tiết được xác định cho các công tác xây dựng;
✓được xác định trên cơ sở định mức xây dựng, giá vật tư, vật liệu, cấu
kiện xây dựng, giá nhân công, giá ca máy và thiết bị thi công và các
yếu tố chi phí cần thiết khác
➢phù hợp với mặt bằng giá thị trường khu vực xây dựng công trình tại thời
điểm xác định và các quy định khác có liên quan hoặc
➢theo đơn giá xây dựng công trình do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố
➢hoặc được xác định trên cơ sở giá thị trường
➢hoặc theo giá tương tự ở các công trình đã thực hiện.
2. Đơn giá xây dựng chi tiết
2.1. Đơn giá xây dựng chi tiết không đầy đủ
2. Đơn giá xây dựng chi tiết
2.2. Đơn giá xây dựng chi tiết đầy đủ
3. Giá xây dựng tổng hợp
• Giá xây dựng tổng hợp được xác định theo nhóm, loại công tác
xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình.
✓được xác định trên cơ sở tổng hợp từ các đơn giá xây dựng chi tiết
cho một đơn vị tính của nhóm công tác, đơn vị kết cấu, bộ phận công
trình,
➢theo giá được công bố của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc
➢được xác định trên cơ sở giá thị trường hoặc
➢theo giá tương tự ở các công trình đã thực hiện
Lưu ý
Vai trò quản lý chi phí xây dựng công trình của cơ quản quản lý nhà
nước:
✓Đơn giá xây dựng công trình do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố
✓Giá vật liệu xây dựng, đơn giá nhân công xây dựng, giá ca máy và
thiết bị thi công xây dựng do Sở Xây dựng công bố
PHƯƠNG PHÁP LẬP ĐƠN
GIÁ XÂY DỰNG CHI TIẾT
Phương pháp lập đơn giá xây dựng
1. Xác định đơn giá xây dựng chi tiết không đầy đủ
2. Xác định đơn giá xây dựng chi tiết đầy đủ
1. Đơn giá xây dựng chi tiết không đầy đủ
1. Đơn giá xây dựng chi tiết không đầy đủ
• Chi phí vật liệu được xác định theo công thức:

n
VL =  (Vi  G ivl )  (1 + K vl )
i =1
Trong đó:
✓Vi: lượng vật liệu thứ i (i=1n) tính cho một đơn vị khối lượng công tác
xây dựng trong định mức dự toán xây dựng công trình;
✓𝐺𝑖𝑣𝑙 : giá của một đơn vị vật liệu thứ i (i=1n)
✓Kvl: hệ số tính chi phí vật liệu khác so với tổng chi phí vật liệu chủ yếu
xác định trong định mức dự toán xây dựng công trình
1. Đơn giá xây dựng chi tiết không đầy đủ
• Chi phí nhân công được xác định theo công thức:

NC = N x Gnc
Trong đó:
✓N: lượng hao phí lao động tính bằng ngày công trực tiếp theo cấp bậc
bình quân cho một đơn vị khối lượng công tác xây dựng;
✓Gnc: đơn giá nhân công của công nhân trực tiếp xây dựng được xác
định theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Đơn giá xây dựng chi tiết không đầy đủ
• Chi phí máy thi công được xác định bằng công thức sau:
𝑛

𝑀𝑇𝐶 = ෍ 𝑀𝑖 𝑥𝐺𝑖𝑚𝑡𝑐 𝑥(1 + 𝐾 𝑚𝑡𝑐 )


𝑖=1

Trong đó:
✓Mi: lượng hao phí ca máy của loại máy, thiết bị thi công chính thứ i
(i=1n) tính cho một đơn vị khối lượng công tác xây dựng;
✓Gimtc: giá ca máy của loại máy, thiết bị thi công chính thứ i (i=1n) theo
bảng giá ca máy và thiết bị thi công của công trình hoặc giá thuê máy
xác định theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
✓Kmtc : hệ số tính chi phí máy khác (nếu có) so với tổng chi phí máy,
thiết bị thi công chủ yếu xác định trong định mức dự toán xây dựng
công trình.
1. Đơn giá xây dựng chi tiết không đầy đủ
Bài toán đặt ra Đơn giá xây dựng chi tiết
của công trình không đầy đủ
Xác định:

Giá của đơn vị vật liệu Chi phí vật liệu

Đơn giá nhân công Chi phí nhân công

Giá ca máy Chi phí máy thi công


1. Đơn giá xây dựng chi tiết không đầy đủ
1.1. Giá vật liệu
• Phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng vật liệu, yêu cầu của
dự án được quy định theo yêu cầu sử dụng vật liệu của công trình,
dự án;
• Phù hợp với nhu cầu sử dụng vật liệu của công trình về tiến độ,
khối lượng cung cấp;
• Phù hợp với kế hoạch sử dụng vật liệu dự kiến của công trường;
thời điểm lập đơn giá và mặt bằng giá thị trường tại nơi xây dựng
công trình và được tính đến hiện trường công trình.
1. Đơn giá xây dựng chi tiết không đầy đủ
1.1. Giá vật liệu
1. Đơn giá xây dựng chi tiết không đầy đủ
1.1. Giá vật liệu
• Trường hợp giá vật liệu xây dựng công trình chưa được tính đến
hiện trường công trình thì:

Gvl = Gng + Cv/c + Cbx + Cvcnb + Chh


Trong đó:
✓Gng: giá vật liệu tại nguồn cung cấp (giá vật liệu trên phương tiện vận
chuyển);
✓Cv/c: chi phí vận chuyển đến hiện trường công trình (bao gồm cả chi
phí trung chuyển, nếu có);
✓Cbx: chi phí bốc xếp (nếu có);
✓Cvcnb: chi phí vận chuyển nội bộ trong công trình (nếu có);
✓Chh: chi phí hao hụt bảo quản tại hiện trường công trình (nếu có)
Bảng tính giá vật liệu đến hiện trường

Giá vật liệu đến


công trình
Chi phí
Chi phí
hao hụt
vận
Chi phí bảo quản
Loại Đơn chuyển Giá vật liệu đến
vận Chi phí tại hiện
TT vật vị nội bộ hiện trường
trường
liệu tính Giá tại chuyển bốc xếp công công trình
nguồn đến (nếu công
trình
công có) trình
(nếu có)
trình (nếu có)

[9] = [4]+[5]+ [6]


[1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8]
+[7]+[8]
1
2
3
...
1. Đơn giá xây dựng chi tiết không đầy đủ
1.2. Đơn giá nhân công
• Đơn giá nhân công xây dựng được công bố trên địa bàn xác định
đảm bảo các nguyên tắc sau:
✓phù hợp với giá nhân công xây dựng trên thị trường lao động của địa
phương,
✓phù hợp với đặc điểm, tính chất công việc của nhân công xây dựng;
✓thời gian làm việc quy định (8 giờ/ngày, 26 ngày/tháng)
✓đã bao gồm lương, phụ cấp lương theo đặc điểm tính chất của sản
xuất xây dựng và một số khoản chi phí thuộc trách nhiệm của người
lao động phải trả theo quy định.
1. Đơn giá xây dựng chi tiết không đầy đủ
1.2. Đơn giá nhân công
• Chi phí thuộc trách nhiệm của người lao động phải trả theo quy
định gồm:
✓bảo hiểm xã hội,
✓bảo hiểm y tế,
✓bảo hiểm thất nghiệp,
✓kinh phí công đoàn và
✓một số khoản phải trả khác.
Danh mục nhóm nhân công xây dựng

NHÓM NHÂN
STT
CÔNG
CÔNG TÁC XÂY DỰNG
Nhóm nhân
1
công XD
- Công tác phát cây, phá dỡ công trình, tháo dỡ kết cấu công trình,
bộ phận máy móc, thiết bị công trình;
- Công tác trồng cỏ các loại;
- Công tác bốc xếp, vận chuyển vật tư, vật liệu, phụ kiện, cấu kiện
1.1 Nhóm I
xây dựng, phế thải xây dựng các loại;
- Công tác đào, đắp, phá, bốc xúc, san, ủi, bơm, nạo vét, xói hút:
bùn, đất, cát, đá, sỏi các loại, phế thải;
- Công tác đóng gói vật liệu rời.
1.2 Nhóm II - Công tác xây dựng không thuộc nhóm I, nhóm III, nhóm IV.
- Công tác lắp đặt, sửa chữa máy và thiết bị công trình xây dựng,
1.3 Nhóm III
công nghệ xây dựng.
- Công tác vận hành máy và thiết bị thi công xây dựng, lái xe các
1.4 Nhóm IV
loại.
Danh mục nhóm nhân công xây dựng

Nhóm nhân công


2 CÔNG TÁC XÂY DỰNG
khác
- Công tác vận hành tàu, thuyền: Thuyền
Vận hành tàu, trưởng, thuyền phó, Thủy thủ, thợ máy, thợ
2.1
thuyền điện, máy trưởng, máy I, máy II, điện trưởng,
kỹ thuật viên cuốc I, kỹ thuật viên cuốc II.
- Công tác lặn để thực hiện một số công việc
2.2 Thợ lặn
dưới nước trong thi công xây dựng.
- Trực tiếp thực hiện các công việc khảo sát,
2.3 Kỹ sư
thí nghiệm.
- Công tác chế tác đồ gỗ mỹ nghệ; chế tác đồ
2.4 Nghệ nhân
đá mỹ nghệ; chế tác tượng, biểu tượng.
Bảng hệ số cấp bậc đơn giá nhân công XD
Cấp HiCB
Nhóm nhân công xây bậc
STT
dựng bình 1 2 3 4 5 6 7 8
quân
Nhóm công nhân xây
1
dựng
1.1 Nhóm I, II, III: 3,5/7 1 1,18 1,39 1,65 1,94 2,30 2,71
1.2 Nhóm IV:
- Nhóm vận hành máy,
3,5/7 1 1,18 1,39 1,65 1,94 2,30 2,71
thiết bị thi công xây dựng.
- Nhóm lái xe các loại 2/4 1 1,18 1,40 1,65
1.3 Vận hành tàu, thuyền
1.4 Thợ lặn 2/4 1 1,10 1,24 1,39
2 Nhóm nhân công khác
Kỹ sư khảo sát, thí
2.1 4/8 1 1,13 1,26 1,40 1,53 1,66 1,79 1,93
nghiệm, kỹ sư trực tiếp
2.2 Nghệ nhân 1,5/2 1 1,08

𝑯𝒊𝑪𝑩 : hệ số cấp bậc của nhân công thực hiện công tác i có cấp bậc được công bố
trong hệ thống định mức dự toán xây dựng công trình.
1. Đơn giá xây dựng chi tiết không đầy đủ
1.2. Đơn giá nhân công
Quy đổi đơn giá nhân công xây dựng theo cấp bậc trong hệ thống định mức
dự toán xây dựng theo công thức sau

𝒋
𝑮𝑵𝑪𝑿𝑫 𝒙𝑯𝒊𝑪𝑩
𝑮𝒊𝑵𝑪Đ𝑴 = 𝒋
𝑯𝑪𝑩

✓ 𝑮𝒊𝑵𝑪Đ𝑴 : đơn giá nhân công xây dựng thực hiện một công tác xây dựng thứ i có hao
phí định mức công bố trong hệ thống định mức dự toán xây dựng công trình
(đồng/công);
𝒋
✓ 𝑮𝑵𝑪𝑿𝑫 : đơn giá nhân công xây dựng của một nhân công trong nhóm công tác xây
dựng thứ j được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố
𝒋
✓ 𝑯𝑪𝑩 : hệ số cấp bậc bình quân của nhóm nhân công xây dựng thứ j, quy định tại
Bảng 4.3 - Phụ lục IV - Thông tư số 13/2021/TT-BXD;
✓ 𝑯𝒊𝑪𝑩 : hệ số cấp bậc của nhân công thực hiện công tác i có cấp bậc được công bố
trong hệ thống định mức dự toán xây dựng công trình.
1. Đơn giá xây dựng chi tiết không đầy đủ
1.2. Đơn giá nhân công
• Xác định đơn giá nhân công xây dựng của công tác đào xúc đất ra
bãi thải, bãi tập kết mã hiệu AB.11200 cấp bậc thợ 3/7 trong định
mức dự toán xây dựng công trình, biết
✓đơn giá nhân công xây dựng của nhóm 1 theo công bố của tỉnh là
180.000đ/ngày công, cấp bậc bình quân của nhóm 1 là 3,5/7
1. Đơn giá xây dựng chi tiết của công trình
không đầy đủ
1.2. Đơn giá nhân công

Cấp bậc
ĐGNCXD bình ĐGNCXD bậc 3/7
TT nhân công 𝑯𝒊𝑪𝑩 quân nhóm I của công tác đào đất
xây dựng
(1) (2) (3) (4) (5) = (4)*1,39/1,52
1 1/7 1
2 2/7 1,18
3 3/7 1,39 164.600
4 3,5/7 1,52 180.000
5 4/7 1,65
6 5/7 1,94
7 6/7 2,3
8 7/7 2,71
1. Đơn giá xây dựng chi tiết không đầy đủ
1.2. Đơn giá nhân công

Câu hỏi:

Xác định đơn giá nhân công xây dựng cấp bậc thợ 3/7, 4/7, và 6/7 trong
định mức dự toán xây dựng công trình, biết đơn giá nhân công xây dựng
của nhóm 4 theo công bố của tỉnh là 246.500 đồng/ngày công.
1. Đơn giá xây dựng chi tiết không đầy đủ
1.2. Đơn giá nhân công
1. Đơn giá xây dựng chi tiết không đầy đủ
1.3. Giá ca máy
Nguyên tắc xác định giá ca máy
• Giá ca máy là mức chi phí bình quân xác định cho một ca làm việc
theo quy định của máy và thiết bị thi công xây dựng.
• Giá ca máy được xác định phù hợp với quy định về máy thi công
xây dựng trong định mức dự toán xây dựng công trình.
• Giá ca máy của công trình cụ thể được xác định theo loại máy thi
công xây dựng sử dụng (hoặc dự kiến sử dụng) để thi công xây
dựng công trình
✓phù hợp với thiết kế tổ chức xây dựng, biện pháp thi công xây dựng,
✓tiến độ thi công xây dựng công trình và
✓mặt bằng giá tại khu vực xây dựng công trình
1. Đơn giá xây dựng chi tiết không đầy đủ
1.3. Giá ca máy
• Giá ca máy được xác định theo công thức sau:

CCM = CKH + CSC + CNL + CNC + CCPK

Trong đó:
✓CCM: giá ca máy (đồng/ca);
✓CKH: chi phí khấu hao (đồng/ca);
✓CSC: chi phí sửa chữa (đồng/ca);
✓CNL: chi phí nhiên liệu, năng lượng (đồng/ca);
✓CNC: chi phí nhân công điều khiển (đồng/ca);
✓CCPK: chi phí khác (đồng/ca).
1. Đơn giá xây dựng chi tiết không đầy đủ
1.3. Giá ca máy
• Giá ca máy chưa bao gồm chi phí cho các loại công tác xây dựng
nhà bao che cho máy, nền móng máy, hệ thống cấp điện, nước,
khí nén và các loại công tác xây dựng thực hiện tại hiện trường
phục vụ cho việc lắp đặt, vận hành thử của một số loại máy như
trạm trộn bê tông xi măng, trạm trộn bê tông nhựa, cần trục di
chuyển trên ray và các loại thiết bị tương tự.
• Các chi phí này được lập dự toán riêng theo biện pháp thi công và
tính vào chi phí gián tiếp của dự toán công trình
1. Đơn giá xây dựng chi tiết không đầy đủ
1.3. Giá ca máy
Câu hỏi:
Với các thông số của Máy Cần trục tháp - sức nâng 25T ở bảng bên dưới,
hãy tính giá ca máy (đồng/ca). Biết giá điện là 1.685 đồng/kWh, đơn giá
nhân công xây dựng của nhóm 4 theo công bố của tỉnh là 246.500
đồng/ngày công.
1. Đơn giá xây dựng chi tiết không đầy đủ
1.3. Giá ca máy
• Máy Cần trục tháp - sức nâng 25 T có nguyên giá lớn hơn 30.000.000
đồng, xác định giá trị thu hồi tính bằng 10% nguyên giá. Do đó, ta có Hệ
số thu hồi khi thanh lý là 0,9
• Máy Cần trục tháp - sức nâng 25 T thuộc loại Máy và thiết bị chạy động
cơ điện. Do đó, hệ số chi phí nhiên liệu phụ có giá trị là 1,05.
• Để vận hành 1 ca máy Cần trục tháp - sức nâng 25 T, ta cần sử dụng 1
thợ cấp bậc 3/7 – nhóm 4 và 1 thợ cấp bậc 6/7 nhóm 4.
1. Đơn giá xây dựng chi tiết không đầy đủ
1.3. Giá ca máy

• Ở cột số (8), tính chi phí khấu hao: (8) = (3) * (4) * (5)/ (2)

Chi phí khấu hao = 3.161.607.000 * 0,9 * 11% / 290 = 1.079.307 đồng

• Tương tự, chi phí sửa chữa: (9) = (3) * (6) / (2)

Chi phí sửa chữa = 3.161.607.000 *3,8% / 290 = 412.280 đồng

• Chí phí khác: (10) = (3) * (7) / (2)

Chí phí khác = 3,161,607,000 *6% / 290 = 654,126 đồng

• Chi phí nhiên liệu: (14) = Giá điện * (11) * (13)

Chi phí nhiên liệu = 1.685 * 120 * 1,05 = 212.310 đồng


1. Đơn giá xây dựng chi tiết không đầy đủ
1.3. Giá ca máy

Để vận hành 1 ca máy Cần trục tháp - sức nâng 25 T, cần sử dụng 1 thợ cấp bậc 3/7
– nhóm 4 và 1 thợ cấp bậc 6/7 nhóm 4.

Vậy, lương thợ điều khiển máy vận hành 1 ca máy Cần trục tháp - sức nâng 25 T có
giá trị:

• Lương nhân công bậc 3/7 – Nhóm 4: 225.418 đồng

• Lương nhân công bậc 6/7 – Nhóm 4: 372.993 đồng

Lương thợ điều khiển máy vận hành 1 ca: 225.418 + 372.993 = 598.411 đồng

Vậy, giá ca máy là: (17) = (8) + (9) + (10) + (14) + (16) = 2.958.433 (đồng/ca)
Ví dụ
Với các thông số của Máy đào một gầu, bánh xích - dung tích gầu 2,30 m3
ở bảng bên dưới, hãy tính Giá ca máy (đồng/ca). Biết giá dầu diezel là
18.955 đồng/lít, đơn giá nhân công xây dựng của nhóm 4 theo công bố của
tỉnh là 246.500 đồng/ngày công.
1. Đơn giá xây dựng chi tiết không đầy đủ
1.4. Tổng hợp

Đơn giá xây dựng chi tiết không đầy đủ của công tác “Bê tông lót móng SX bằng
máy trộn, đổ bằng thủ công, rộng ≤250cm, M150, đá 2x4, PCB40”
2. Đơn giá xây dựng chi tiết đầy đủ
Các chi phí trong đơn giá xây dựng chi tiết đầy đủ được xác định như sau:
a) Chi phí trực tiếp gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí máy thi
công.

b) Chi phí gián tiếp.

c) Thu nhập chịu thuế tính trước.


2. Đơn giá xây dựng chi tiết đầy đủ

Chi phí gián tiếp

2.3. Chi phí một số công


2.2. Chi phí nhà tạm
việc không xác định
2.1. Chi phí chung để ở và điều hành thi
được khối lượng từ thiết
công
kế

2.1.3. Chi phí người sử


2.1.2. Chi phí điều
2.1.1. Chi phí quản dụng lao động phải nộp
hành sản xuất tại
lý chung cho người lao động
công trường
theo quy định
2. Đơn giá xây dựng chi tiết đầy đủ
2.1. Chi phí chung
2.1.1. Chi phí quản lý chung
Chi phí quản lý chung của doanh nghiệp là chi phí quản lý của doanh
nghiệp được phân bổ cho công trình, gồm các chi phí:
✓lương cho ban điều hành; lương cho người lao động; chi trả trợ cấp mất việc;
chi phí phúc lợi;
✓chi phí bảo trì văn phòng và các phương tiện; chi phí tiện ích văn phòng; chi phí
thông tin liên lạc và đi lại; chi phí sử dụng tiện ích điện, nước;
✓chi phí nghiên cứu và phát triển;
✓chi phí quảng cáo;
✓chi phí xã hội; chi phí tặng, biếu, từ thiện;
✓chi phí thuê đất, văn phòng và chỗ ở;
✓chi phí khấu hao; khấu hao chi phí nghiên cứu thử nghiệm; khấu hao chi phí
phát triển;
✓thuế, lệ phí, phí theo quy định; bảo hiểm tổn thất;
✓chi phí bảo đảm hợp đồng;
✓một số chi phí phục vụ cho quản lý khác của doanh nghiệp
2. Đơn giá xây dựng chi tiết đầy đủ
2.1. Chi phí chung
2.1.2. Chi phí điều hành sản xuất tại công trường
Chi phí điều hành sản xuất tại công trường là toàn bộ chi phí cho bộ máy quản lý của doanh
nghiệp tại công trường, gồm các chi phí:
✓chi phí phục vụ công nhân, chi phí phục vụ thi công tại công trường, chi phí
quản lý lao động;
✓chi phí điện nước tại công trường;
✓chi phí kiểm định an toàn đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt
theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
✓lương và phụ cấp cho cán bộ, nhân viên tại văn phòng hiện trường;...
✓chi phí đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động gồm:
➢chi phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, chi phí lập và thực hiện các
biện pháp kỹ thuật an toàn;
➢ chi phí thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy và thiết
bị thi công;
➢các chi phí khác có liên quan đến thực hiện đảm bảo an toàn, vệ sinh lao
động.
2. Đơn giá xây dựng chi tiết đầy đủ
2.1. Chi phí chung
2.1.3. Chi phí người sử dụng lao động phải nộp cho người lao
động theo quy định
✓bảo hiểm xã hội,
✓bảo hiểm y tế,
✓kinh phí công đoàn,
✓bảo hiểm thất nghiệp,
✓bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp,
✓bảo hiểm khác…
2. Đơn giá xây dựng chi tiết đầy đủ
2.1. Chi phí chung

02 phương pháp tính Chi phí chung


1. Xác định Chi phí chung theo chi phí trực tiếp
✓Chi phí chung được xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm (%) nhân
với chi phí trực tiếp trong dự toán xây dựng.
✓Định mức tỷ lệ phần trăm (%) chi phí chung được xác định theo chi phí
xây dựng trước thuế trong tổng mức đầu tư của dự án được duyệt

2. Xác định Chi phí chung theo chi phí nhân công
✓Chi phí chung được xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm (%) trên
chi phí nhân công trong chi phí trực tiếp của chi phí xây dựng, lắp đặt
của công trình
Chi phí chung theo chi phí trực tiếp
Đơn vị tính: %
Chi phí xây dựng trước thuế trong tổng mức đầu tư của
dự án được duyệt (tỷ đồng)
Loại công trình
TT >1
thuộc dự án ≤ ≤
≤ 15 ≤ 50 ≤ 500 ≤ 750 ≤1000 00
100 300
0
Công trình dân
1 7,3 7,1 6,7 6,5 6,2 6,1 6,0 5,8
dụng
Công trình công
2 6,2 6,0 5,6 5,3 5,1 5,0 4,9 4,6
nghiệp
Công trình giao
3 6,2 6,0 5,6 5,3 5,1 5,0 4,9 4,6
thông
Riêng công trình
7,3 7,2 7,1 6,9 6,7 6,6 6,5 6,4
hầm giao thông
Công trình nông
4 nghiệp và phát 6,1 5,9 5,5 5,3 5,1 5,0 4,8 4,6
triển nông thôn
Công trình hạ
5 5,5 5,3 5,0 4,8 4,5 4,4 4,3 4,0
tầng kỹ thuật
Chi phí chung theo chi phí nhân công

Đơn vị tính: %
Chi phí nhân công trong chi
phí trực tiếp của dự toán xây
dựng, lắp đặt của công trình
TT Nội dung
(tỷ đồng)

≤ 15 ≤ 50 ≤ 100
1000
Duy tu sửa chữa đường bộ, đường sắt,
1 66 63 60 56
hệ thống báo hiệu hàng hải
Công trình nông nghiệp và phát triển nông
2 51 48 45 42
thôn thực hiện hoàn toàn bằng thủ công
Lắp đặt thiết bị công nghệ trong các công
trình xây dựng; xây lắp đường dây tải
điện và trạm biến áp; thí nghiệm hiệu
3 65 62 59 55
chỉnh điện đường dây và trạm biến áp; thí
nghiệm vật liệu, cấu kiện và kết cấu xây
dựng
Lưu ý
• Đối với các công trình xây dựng tại vùng núi, biên giới, trên biển
và hải đảo thì định mức tỷ lệ chi phí chung quy định tại được điều
chỉnh với hệ số từ 1,05 đến 1,1 tùy điều kiện cụ thể của công trình
2. Đơn giá xây dựng chi tiết đầy đủ
2.2. Chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công
• Chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công được xác định bằng tỷ
lệ phần trăm (%) nhân với chi phí trực tiếp.
• Định mức tỷ lệ phần trăm (%) chi phí nhà tạm để ở và điều hành
thi công được xác định theo chi phí xây dựng trước thuế trong
tổng mức đầu tư được duyệt
2. Đơn giá xây dựng chi tiết đầy đủ
2.2. Chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công

Đơn vị tính: %
Chi phí xây dựng trước thuế trong tổng mức
STT Loại công trình đầu tư của dự án được duyệt (tỷ đồng)
≤ 15 ≤ 100 ≤ 500 ≤ 1000 >1000
Công trình xây dựng
1 2,2 2,0 1,9 1,8 1,7
theo tuyến
Công trình xây dựng
2 1,1 1,0 0,95 0,9 0,85
còn lại

Đối với các trường hợp đặc biệt khác (như công trình có quy mô lớn,
phức tạp, các công trình trên biển, ngoài hải đảo,…):
Nếu khoản mục chi phí không phù hợp thì chủ đầu tư căn cứ điều
kiện thực tế tổ chức xây dựng phương án nhà tạm để ở và điều
hành thi công, lập và phê duyệt dự toán chi phí này.
2. Đơn giá xây dựng chi tiết đầy đủ
2.3. Chi phí một số công việc không xác định được từ thiết kế
gồm:
✓chi phí thí nghiệm vật liệu của nhà thầu;
✓chi phí di chuyển lực lượng lao động trong nội bộ công trường;
✓chi phí bơm nước, vét bùn không thường xuyên.
✓Chi phí an toàn lao động: chi phí thông tin, tuyên truyền về an toàn, vệ
sinh lao động; chi phí trang cấp dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân
cho người lao động; chi phí cho công tác phòng, chống cháy, nổ, yếu
tố nguy hiểm, yếu tố có hại và cải thiện điều kiện lao động; chi phí tổ
chức đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn lao động …
2. Đơn giá xây dựng chi tiết đầy đủ
2.3. Chi phí một số công việc không xác định được khối lượng
từ thiết kế
✓được xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) nhân với chi phí trực tiếp
trong dự toán xây dựng

STT LOẠI CÔNG TRÌNH TỶ LỆ (%)


1 Công trình dân dụng 2,5
2 Công trình công nghiệp 2,0
Riêng công tác xây dựng trong đường hầm thủy điện,
6,5
hầm lò
3 Công trình giao thông 2,0
Riêng công tác xây dựng trong đường hầm giao thông 6,5
4 Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn 2,0
Riêng công tác xây dựng trong đường hầm 6,5
5 Công trình hạ tầng kỹ thuật 2,0
2. Đơn giá xây dựng chi tiết đầy đủ
2.3. Chi phí một số công việc không xác định được khối lượng
từ thiết kế
Đối với công trình có chi phí trực tiếp trong dự toán xây dựng dưới
45 (tỷ đồng),
✓định mức chi phí một số công việc không xác định được khối lượng từ
thiết kế quy định chưa bao gồm chi phí xây dựng phòng thí nghiệm tại
hiện trường.
2. Đơn giá xây dựng chi tiết đầy đủ

2.4. Thu nhập chịu thuế tính trước


Thu nhập chịu thuế tính trước được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%)
trên chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp trong dự toán chi phí xây
dựng

Đơn vị tính: %

THU NHẬP
CHỊU THUẾ
STT LOẠI CÔNG TRÌNH
TÍNH
TRƯỚC
1 Công trình dân dụng 5,5
2 Công trình công nghiệp 6,0
3 Công trình giao thông 6,0
4 Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn 5,5
5 Công trình hạ tầng kỹ thuật 5,5
2. Đơn giá xây dựng chi tiết đầy đủ
2.4. Chi phí một số công việc không xác định được khối lượng
từ thiết kế
Trường hợp nhà thầu thi công xây dựng công trình phải tự tổ chức
khai thác và sản xuất các loại vật liệu đất, đá, cát sỏi để phục vụ thi
công xây dựng công trình thì thu nhập chịu thuế tính trước tính
trong dự toán xác định giá vật liệu bằng tỷ lệ 3% trên chi phí trực
tiếp và chi phí gián tiếp.
2. Đơn giá xây dựng chi tiết đầy đủ
2.4. Thu nhập chịu thuế tính trước
• Thu nhập chịu thuế tính trước là khoản lợi nhuận của doanh
nghiệp xây dựng được dự tính trước trong dự toán xây dựng.
• Bản chất của thu nhập chịu thuế tính trước là lợi nhuận định mức
tính vào dự toán chi phí xây dựng công trình nhằm dự trù phần chi
phí chi trả lợi nhuận của nhà thầu
2. Đơn giá xây dựng chi tiết đầy đủ
2.4. Thu nhập chịu thuế tính trước

KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU


CHỦ ĐẦU TƯ DỰ TOÁN
Dự trù phần chi phí CHỦ ĐẦU
GIÁ GÓI THẦU TƯ chi trả lợi nhuận cho nhà thầu

THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC

TỔ CHỨC ĐẤU THẦU


NHÀ THẦU ĐƯA RA Phần lợi nhuận NHÀ THẦU mong
GIÁ DỰ THẦU muốn đạt được
2. Đơn giá xây dựng chi tiết đầy đủ
Bài 5c:
Dự toán

Kinh tế Xây dựng


Giảng viên: Nguyễn Văn Minh
Nội dung bài 5c
• Chi phí xây dựng
• Dự toán xây dựng công trình
Trình tự đầu tư và xây dựng

Đầu vào Quá trình đầu tư Đầu vào

Công trình
Tài nguyên: Vật
hoàn thành và
tư, thiết bị , tài
đưa vào sử
chính, nhân lực
dụng
Các giai đoạn

Chuẩn bị đầu tư Thực hiện đầu tư Kết thúc XD, đưa


CT vào khai thác
Quá trình hình thành giá của DAXD
KHAI THÁC, SỬ DỤNG
DỰ ÁN ĐẦU TƯ (THIẾT KẾ CƠ SỞ)
QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ
TỔNG MỨC ĐẦU TƯ
QUY ĐỔI VỐN ĐẦU TƯ

THIẾT KẾ KỸ THUẬT/ BVTC NGHIỆM THU BÀN GIAO


DỰ TOÁN XD CÔNG TRÌNH QUYẾT TOÁN HỢP ĐỒNG

KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU GIAI ĐOẠN THI CÔNG


GIÁ GÓI THẦU GIÁ THANH TOÁN

CHUẨN BỊ ĐẤU THẦU


TỔ CHỨC THI CÔNG
DỰ TOÁN GÓI THẦU

TỔ CHỨC ĐẤU THẦU THƯƠNG THẢO, KÝ HỢP ĐỒNG


GIÁ ĐỀ NGHỊ TRÚNG THẦU GIÁ HỢP ĐỒNG
Dự toán xây dựng công trình
• Dự toán xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết dự tính để
xây dựng công trình được xác định theo thiết kế xây dựng triển khai
sau thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp dự
án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng

GXDCT = GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK + GDP

1. GXD : Chi phí xây dựng


2. GTB : Chi phí thiết bị
3. GQLDA : Chi phí quản lý dự án
4. GTV : Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
5. GK : Chi phí khác
6. GDP: Chi phí dự phòng
Dự toán xây dựng công trình

Chi phí quản lý dự


Chi phí xây dựng
án

DỰ TOÁN XÂY
DỰNG CÔNG
Chi phí thiết bị TRÌNH Chi phí khác

Chi phí tư vấn Chi phí dự phòng

Phụ lục II - Thông tư số 11/2021/TT-BXD


hướng dẫn Phương pháp xác định Dự toán xây dựng công trình
I. NỘI DUNG
CHI PHÍ XÂY DỰNG
Dự toán xây dựng công trình

Chi phí quản lý dự


Chi phí xây dựng
án

DỰ TOÁN XÂY
DỰNG CÔNG
Chi phí thiết bị TRÌNH Chi phí khác

Chi phí tư vấn Chi phí dự phòng


Chi phí xây dựng

1. Chi phí trực tiếp

2. Chi phí gián tiếp

Chi phí xây dựng

3. Thu nhập chịu


thuế tính trước

4. Thuế GTGT

Phụ lục III - Thông tư số 11/2021/TT-BXD


hướng dẫn Phương pháp xác định chi phí xây dựng
GIÁ KÝ
STT NỘI DUNG CHI PHÍ CÁCH TÍNH
TRỊ HIỆU
I CHI PHÍ TRỰC TIẾP
1 Chi phí vật liệu VL

2 Chi phí nhân công NC


3 Chi phí máy và thiết bị thi công M
Chi phí trực tiếp VL + NC + M T
II CHI PHÍ GIÁN TIẾP
1 Chi phí chung T x tỷ lệ C
Chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi
2 T x tỷ lệ LT
công
Chi phí một số công việc không xác định
3 T x tỷ lệ TT
được khối lượng từ thiết kế

Chi phí gián tiếp C + LT + TT GT

III THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC (T + GT) x tỷ lệ TL


Chi phí xây dựng trước thuế (T + GT + TL) G
V THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG G x TGTGT-XD GTGT
Chi phí xây dựng sau thuế G + GTGT
1. Chi phí trực tiếp

Chi phí trực tiếp

Máy và thiết bị thi


Vật liệu Nhân công
công

Phương pháp tính theo khối Phương pháp tính theo khối
lượng và đơn giá xây dựng lượng và giá xây dựng tổng
chi tiết không đầy đủ hợp không đầy đủ
1. Chi phí trực tiếp

Đơn giá xây dựng chi tiết không đầy đủ


TỔNG HỢP DỰ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG TÍNH THEO
ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG CHI TIẾT KHÔNG ĐẦY ĐỦ VÀ GIÁ
XÂY DỰNG TỔNG HỢP KHÔNG ĐẦY ĐỦ
1. Chi phí trực tiếp

Đơn giá xây dựng chi tiết


không đầy đủ

Chi phí trực tiếp Khối lượng Giá xây dựng công trình

Giá xây dựng tổng hợp


không đầy đủ
2. Chi phí gián tiếp

Chi phí gián tiếp

2.3. Chi phí một số công


2.2. Chi phí nhà tạm
việc không xác định
2.1. Chi phí chung để ở và điều hành thi
được khối lượng từ thiết
công
kế

2.1.3. Chi phí người sử


2.1.2. Chi phí điều
2.1.1. Chi phí quản dụng lao động phải nộp
hành sản xuất tại
lý chung cho người lao động
công trường
theo quy định
2. Chi phí gián tiếp
2.1. Chi phí chung
2.1.1. Chi phí quản lý chung
Chi phí quản lý chung của doanh nghiệp là chi phí quản lý của doanh
nghiệp được phân bổ cho công trình, gồm các chi phí:
✓lương cho ban điều hành; lương cho người lao động; chi trả trợ cấp mất việc;
chi phí phúc lợi;
✓chi phí bảo trì văn phòng và các phương tiện; chi phí tiện ích văn phòng; chi phí
thông tin liên lạc và đi lại; chi phí sử dụng tiện ích điện, nước;
✓chi phí nghiên cứu và phát triển;
✓chi phí quảng cáo;
✓chi phí xã hội; chi phí tặng, biếu, từ thiện;
✓chi phí thuê đất, văn phòng và chỗ ở;
✓chi phí khấu hao; khấu hao chi phí nghiên cứu thử nghiệm; khấu hao chi phí
phát triển;
✓thuế, lệ phí, phí theo quy định; bảo hiểm tổn thất;
✓chi phí bảo đảm hợp đồng;
✓một số chi phí phục vụ cho quản lý khác của doanh nghiệp
2. Chi phí gián tiếp
2.1. Chi phí chung
2.1.2. Chi phí điều hành sản xuất tại công trường
Chi phí điều hành sản xuất tại công trường là toàn bộ chi phí cho bộ máy quản lý của doanh
nghiệp tại công trường, gồm các chi phí:
✓chi phí phục vụ công nhân, chi phí phục vụ thi công tại công trường, chi phí
quản lý lao động;
✓chi phí điện nước tại công trường;
✓chi phí kiểm định an toàn đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt
theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
✓lương và phụ cấp cho cán bộ, nhân viên tại văn phòng hiện trường;...
✓chi phí đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động gồm:
➢chi phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, chi phí lập và thực hiện các
biện pháp kỹ thuật an toàn;
➢ chi phí thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy và thiết
bị thi công;
➢các chi phí khác có liên quan đến thực hiện đảm bảo an toàn, vệ sinh lao
động.
2. Chi phí gián tiếp
2.1. Chi phí chung
2.1.3. Chi phí người sử dụng lao động phải nộp cho người lao
động theo quy định
✓bảo hiểm xã hội,
✓bảo hiểm y tế,
✓kinh phí công đoàn,
✓bảo hiểm thất nghiệp,
✓bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp,
✓bảo hiểm khác…
2. Chi phí gián tiếp
2.1. Chi phí chung

02 phương pháp tính Chi phí chung


1. Xác định Chi phí chung theo chi phí trực tiếp
✓Chi phí chung được xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm (%) nhân
với chi phí trực tiếp trong dự toán xây dựng.
✓Định mức tỷ lệ phần trăm (%) chi phí chung được xác định theo chi phí
xây dựng trước thuế trong tổng mức đầu tư của dự án được duyệt

2. Xác định Chi phí chung theo chi phí nhân công
✓Chi phí chung được xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm (%) trên
chi phí nhân công trong chi phí trực tiếp của chi phí xây dựng, lắp đặt
của công trình
Chi phí chung theo chi phí trực tiếp
Đơn vị tính: %
Chi phí xây dựng trước thuế trong tổng mức đầu tư của
dự án được duyệt (tỷ đồng)
Loại công trình
TT >1
thuộc dự án ≤ ≤
≤ 15 ≤ 50 ≤ 500 ≤ 750 ≤1000 00
100 300
0
Công trình dân
1 7,3 7,1 6,7 6,5 6,2 6,1 6,0 5,8
dụng
Công trình công
2 6,2 6,0 5,6 5,3 5,1 5,0 4,9 4,6
nghiệp
Công trình giao
3 6,2 6,0 5,6 5,3 5,1 5,0 4,9 4,6
thông
Riêng công trình
7,3 7,2 7,1 6,9 6,7 6,6 6,5 6,4
hầm giao thông
Công trình nông
4 nghiệp và phát 6,1 5,9 5,5 5,3 5,1 5,0 4,8 4,6
triển nông thôn
Công trình hạ
5 5,5 5,3 5,0 4,8 4,5 4,4 4,3 4,0
tầng kỹ thuật
Chi phí chung theo chi phí nhân công
Đơn vị tính: %
Chi phí nhân công trong chi
phí trực tiếp của dự toán xây
dựng, lắp đặt của công trình
TT Nội dung
(tỷ đồng)

≤ 15 ≤ 50 ≤ 100
1000
Duy tu sửa chữa đường bộ, đường sắt,
1 66 63 60 56
hệ thống báo hiệu hàng hải
Công trình nông nghiệp và phát triển nông
2 51 48 45 42
thôn thực hiện hoàn toàn bằng thủ công
Lắp đặt thiết bị công nghệ trong các công
trình xây dựng; xây lắp đường dây tải
điện và trạm biến áp; thí nghiệm hiệu
3 65 62 59 55
chỉnh điện đường dây và trạm biến áp; thí
nghiệm vật liệu, cấu kiện và kết cấu xây
dựng
Lưu ý
• Đối với các công trình xây dựng tại vùng núi, biên giới, trên biển
và hải đảo thì định mức tỷ lệ chi phí chung quy định tại được điều
chỉnh với hệ số từ 1,05 đến 1,1 tùy điều kiện cụ thể của công trình
2. Chi phí gián tiếp
2.2. Chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công
• Chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công được xác định bằng tỷ
lệ phần trăm (%) nhân với chi phí trực tiếp.
• Định mức tỷ lệ phần trăm (%) chi phí nhà tạm để ở và điều hành
thi công được xác định theo chi phí xây dựng trước thuế trong
tổng mức đầu tư được duyệt
2. Chi phí gián tiếp
2.2. Chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công

Đơn vị tính: %
Chi phí xây dựng trước thuế trong tổng mức
STT Loại công trình đầu tư của dự án được duyệt (tỷ đồng)
≤ 15 ≤ 100 ≤ 500 ≤ 1000 >1000
Công trình xây dựng
1 2,2 2,0 1,9 1,8 1,7
theo tuyến
Công trình xây dựng
2 1,1 1,0 0,95 0,9 0,85
còn lại

Đối với các trường hợp đặc biệt khác (như công trình có quy mô lớn,
phức tạp, các công trình trên biển, ngoài hải đảo,…):
Nếu khoản mục chi phí không phù hợp thì chủ đầu tư căn cứ điều
kiện thực tế tổ chức xây dựng phương án nhà tạm để ở và điều
hành thi công, lập và phê duyệt dự toán chi phí này.
2. Chi phí gián tiếp
2.3. Chi phí một số công việc không xác định được từ thiết kế
gồm:
✓chi phí thí nghiệm vật liệu của nhà thầu;
✓chi phí di chuyển lực lượng lao động trong nội bộ công trường;
✓chi phí bơm nước, vét bùn không thường xuyên.
✓Chi phí an toàn lao động: chi phí thông tin, tuyên truyền về an toàn, vệ
sinh lao động; chi phí trang cấp dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân
cho người lao động; chi phí cho công tác phòng, chống cháy, nổ, yếu
tố nguy hiểm, yếu tố có hại và cải thiện điều kiện lao động; chi phí tổ
chức đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn lao động …
2. Chi phí gián tiếp
2.3. Chi phí một số công việc không xác định được khối lượng
từ thiết kế
✓được xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) nhân với chi phí trực tiếp
trong dự toán xây dựng

STT LOẠI CÔNG TRÌNH TỶ LỆ (%)


1 Công trình dân dụng 2,5
2 Công trình công nghiệp 2,0
Riêng công tác xây dựng trong đường hầm thủy điện,
6,5
hầm lò
3 Công trình giao thông 2,0
Riêng công tác xây dựng trong đường hầm giao thông 6,5
4 Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn 2,0
Riêng công tác xây dựng trong đường hầm 6,5
5 Công trình hạ tầng kỹ thuật 2,0
2. Chi phí gián tiếp
2.3. Chi phí một số công việc không xác định được khối lượng
từ thiết kế
Đối với công trình có chi phí trực tiếp trong dự toán xây dựng dưới
45 (tỷ đồng),
✓định mức chi phí một số công việc không xác định được khối lượng từ
thiết kế quy định chưa bao gồm chi phí xây dựng phòng thí nghiệm tại
hiện trường.
3. Thu nhập chịu thuế tính trước

• Thu nhập chịu thuế tính trước được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%)
trên chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp trong dự toán chi phí xây
dựng

Đơn vị tính: %
THU NHẬP
CHỊU
STT LOẠI CÔNG TRÌNH THUẾ
TÍNH
TRƯỚC
1 Công trình dân dụng 5,5
2 Công trình công nghiệp 6,0
3 Công trình giao thông 6,0
4 Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn 5,5
5 Công trình hạ tầng kỹ thuật 5,5
3. Thu nhập chịu thuế tính trước
• Trường hợp nhà thầu thi công xây dựng công trình phải tự tổ chức
khai thác và sản xuất các loại vật liệu đất, đá, cát sỏi để phục vụ
thi công xây dựng công trình thì thu nhập chịu thuế tính trước tính
trong dự toán xác định giá vật liệu bằng tỷ lệ 3% trên chi phí trực
tiếp và chi phí gián tiếp.
3. Thu nhập chịu thuế tính trước
• Thu nhập chịu thuế tính trước là khoản lợi nhuận của doanh
nghiệp xây dựng được dự tính trước trong dự toán xây dựng.
• Bản chất của thu nhập chịu thuế tính trước là lợi nhuận định mức
tính vào dự toán chi phí xây dựng công trình nhằm dự trù phần chi
phí chi trả lợi nhuận của nhà thầu
3. Thu nhập chịu thuế tính trước

KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU


CHỦ ĐẦU TƯ DỰ TOÁN
Dự trù phần chi phí CHỦ ĐẦU
GIÁ GÓI THẦU TƯ chi trả lợi nhuận cho nhà thầu

THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC

TỔ CHỨC ĐẤU THẦU


NHÀ THẦU ĐƯA RA Phần lợi nhuận NHÀ THẦU mong
GIÁ DỰ THẦU muốn đạt được
4. Thuế giá trị gia tăng

• Thuế VAT (thuế giá trị gia tăng hay thuế GTGT) là loại thuế gián
thu và tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh
từ quá trình sản xuất, lưu thông cho đến khi tới tay người tiêu
dùng.
✓Thuế giá trị gia tăng có xuất phát điểm là từ nước Pháp – đất nước
đầu tiên ban hành Luật thuế giá trị gia tăng trên thế giới vào năm
1954.
✓Thuế giá trị gia tăng tiếng Pháp là Taxe Sur La Valeur Ajou tée (TVA),
tiếng Anh là Value Added Tax (VAT) và được dịch sang tiếng Việt của
chúng ta là thuế giá trị gia tăng.
4. Thuế giá trị gia tăng
• Thuế giá trị gia tăng là thuế gián thu nên chính xác thì người tiêu
dùng mới là người chịu thuế GTGT
✓Người nộp thuế GTGT (đại diện các doanh nghiệp, tổ chức cung cấp
hàng hóa, dịch vụ) chỉ thay thế người tiêu dùng thực hiện nghĩa vụ nộp
thuế với nhà nước.
✓Khi mua bán, sẽ tính thêm vào giá sản phẩm thuế giá trị gia tăng.

• Thuế suất thuế GTGT là 10%


✓hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu
phi thuế quan: thuế suất 0%

(Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật thuế giá


trị gia tăng)
GIÁ KÝ
STT NỘI DUNG CHI PHÍ CÁCH TÍNH
TRỊ HIỆU
I CHI PHÍ TRỰC TIẾP
1 Chi phí vật liệu VL

2 Chi phí nhân công NC


3 Chi phí máy và thiết bị thi công M
Chi phí trực tiếp VL + NC + M T
II CHI PHÍ GIÁN TIẾP
1 Chi phí chung T x tỷ lệ C
Chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi
2 T x tỷ lệ LT
công
Chi phí một số công việc không xác định
3 T x tỷ lệ TT
được khối lượng từ thiết kế

Chi phí gián tiếp C + LT + TT GT

III THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC (T + GT) x tỷ lệ TL


Chi phí xây dựng trước thuế (T + GT + TL) G
IV THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG G x TGTGT-XD GTGT
Chi phí xây dựng sau thuế G + GTGT
Ví dụ
II. NỘI DUNG
CHI PHÍ THIẾT BỊ
Dự toán xây dựng công trình

Chi phí quản lý dự


Chi phí xây dựng
án

DỰ TOÁN XÂY
DỰNG CÔNG
Chi phí thiết bị TRÌNH Chi phí khác

Chi phí tư vấn Chi phí dự phòng


Chi phí thiết bị
• Chi phí thiết bị công trình (GTB) được xác định theo công thức sau:
GTB = GMS + GGC + GQLMSTB + GCN + GĐT + GLĐ + GCT + GK

✓GMS: chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ;
✓GGC: chi phí gia công, chế tạo thiết bị phi tiêu chuẩn;
✓GQLMSTBCT: chi phí quản lý mua sắm thiết bị của nhà thầu;
✓GCN: chi phí mua bản quyền công nghệ;
✓GĐT: chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ;
✓GLĐ: chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị;
✓GCT: chi phí chạy thử thiết bị theo yêu cầu kỹ thuật;
✓GK : Chi phí liên quan khác.
GIÁ TRỊ GIÁ TRỊ
THUẾ KÝ
STT NỘI DUNG CHI PHÍ TRƯỚC SAU
GTGT HIỆU
THUẾ THUẾ
Chi phí mua sắm thiết bị; Chi phí gia
1 GMS
công, chế tạo thiết bị phi tiêu chuẩn
1.1 Chi phí mua sắm thiết bị
1.1.1 Loại thiết bị 1
1.1.2 ......
Chi phí gia công, chế tạo thiết bị phi tiêu
1.2
chuẩn
1.2.1 Loại thiết bị 1
1.2.2 ......
Chi phí quản lý mua sắm thiết bị của
2 GQLMSTB
nhà thầu
3 Chi phí mua bản quyền công nghệ GCN
Chi phí đào tạo và chuyển giao công
4 GĐT
nghệ
5 Chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm,
GLĐ
hiệu chỉnh thiết bị
Chi phí chạy thử thiết bị theo yêu cầu
6 GCT
kỹ thuật
7 Chi phí khác có liên quan (nếu có) GK1
TỔNG CỘNG (1+2+3+4+5+6+7) GTB
III. NỘI DUNG
CHI PHÍ QUẢN LÝ DỰ ÁN
Dự toán xây dựng công trình

Chi phí quản lý dự


Chi phí xây dựng
án

DỰ TOÁN XÂY
DỰNG CÔNG
Chi phí thiết bị TRÌNH Chi phí khác

Chi phí tư vấn Chi phí dự phòng


Chi phí quản lý dự án
• Cơ sở để xác định chi phí quản lý dự án gồm:
✓tiền lương của cán bộ quản lý dự án, tiền công trả cho người lao động
theo hợp đồng;
✓các khoản phụ cấp lương; tiền thưởng, phúc lợi tập thể;
✓các khoản đóng góp (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp, kinh phí công đoàn, trích nộp khác theo quy định của pháp luật đối
với cá nhân được hưởng lương từ dự án);
✓ứng dụng khoa học công nghệ, quản lý việc áp dụng hệ thống thông tin
công trình (BIM);
✓đào tạo nâng cao năng lực cán bộ quản lý dự án;
✓thanh toán các dịch vụ công cộng; vật tư văn phòng phẩm;
✓thông tin, tuyên truyền, liên lạc;
✓tổ chức hội nghị có liên quan đến dự án;
✓công tác phí;
✓thuê mướn, sửa chữa, mua sắm tài sản phục vụ quản lý dự án, chi phí
khác và chi phí dự phòng
Chi phí quản lý dự án
• Chi phí quản lý dự án được xác định theo công thức sau:

GQLDAtt= Hệ số định mức (%) x (GXDtt + GTBtt) x Các hệ số điều chỉnh

✓GXDtt: chi phí xây dựng trước thuế giá trị gia tăng;
✓GTBtt: chi phí thiết bị trước thuế giá trị gia tăng.

Chi phí quản lý dự án trong dự toán xây dựng công trình hoặc tổng dự toán
công trình xác định theo định mức tỷ lệ (%) (cùng định mức tỷ lệ % sử dụng
để tính chi phí quản lý dự án trong tổng mức đầu tư được duyệt) nhân với
chi phí xây dựng và thiết bị (chưa có thuế giá trị gia tăng) trong dự toán xây
dựng công trình hoặc tổng dự toán công trình
Chi phí quản lý dự án
Đối với dự án, công trình, gói thầu có quy mô chi phí nằm trong khoảng quy mô chi
phí ban hành thì định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng xác định
theo công thức sau:

𝑁𝑏 − 𝑁𝑎
𝑁𝑡 = 𝑁𝑏 − 𝑥(𝐺𝑡 − 𝐺𝑏 )
𝐺𝑎 − 𝐺𝑏

✓ Nt : Định mức chi phí quản lý dự án, tư vấn đầu tư xây dựng (tỉ lệ %)
✓ Gt : Quy mô chi phí xây dựng (hoặc thiết bị; hoặc xây dựng + chi phí thiết bị) cần tính định
mức chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn;
✓ Ga : Quy mô chi phí xây dựng (hoặc thiết bị; hoặc xây dựng + chi phí thiết bị) cận trên quy
mô chi phí cần tính định mức;
✓ Gb : Quy mô chi phí xây dựng (hoặc thiết bị; hoặc xây dựng + chi phí thiết bị) cận dưới quy
mô chi phí cần tính định mức
✓ Na : Định mức chi phí quản lý dự án, tư vấn đầu tư xây dựng tương ứng với Ga (tỉ lệ %)
✓ + Nb : Định mức chi phí quản lý dự án, tư vấn đầu tư xây dựng tương ứng với Gb (đơn vị
tính: tỉ lệ %)
Chi phí quản lý dự án

Chi phí xây dựng và thiết bị (chưa có thuế GTGT) (tỷ đồng)
Loại công
TT
trình 30.00
≤ 10 20 50 100 200 500 1.000 2.000 5.000 10.000 20.000
0

Công trình
1 3,446 2,923 2,610 2,017 1,886 1,514 1,239 0,958 0,711 0,510 0,381 0,305
dân dụng
Công trình
2 3,557 3,018 2,694 2,082 1,947 1,564 1,279 1,103 0,734 0,527 0,393 0,314
công nghiệp
Công trình
3 3,024 2,566 2,292 1,771 1,655 1,329 1,088 0,937 0,624 0,448 0,335 0,268
giao thông
Công trình
nông nghiệp
4 3,263 2,769 2,473 1,910 1,786 1,434 1,174 1,012 0,674 0,484 0,361 0,289
và phát triển
nông thôn
Công trình hạ
5 2,901 2,461 2,198 1,593 1,560 1,275 1,071 0,899 0,599 0,429 0,321 0,257
tầng kỹ thuật

Quy định tại Thông tư số 12/2021/TT-BXD


Ví dụ 1
Một công trình xây dựng nhà cao tầng tại đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi
có các thông số được phê duyệt trong Tổng mức đầu tư như sau:
✓1. Chi phí xây dựng trước thuế: 50 tỷ VND
✓2. Chi phí thiết bị trước thuế: 60 tỷ VND

Biết các thông số có được từ Bản vẽ thiết kế thi công xây dựng công trình
và tình hình thị trường xây dựng tại khu vực như sau:
✓Chi phí xây dựng trước thuế GTGT: 40 tỷ đồng

✓Chi phí thiết bị trước thuế GTGT: 50 tỷ đồng

Tính chi phí QLDA trong Dự toán xây dựng công trình trên.
Ví dụ 1
• Chi phí xây dựng và thiết bị trước thuế trong Tổng mức đầu tư được phê
duyệt là 110 tỷ đồng. Hệ số định mức chi phí quản lý dự án trong dự toán xây
dựng công trình là:

2,017 − 1,886
2,017 − 𝑥 110 − 100 = 2,004 (%)
200 − 100

✓ Chi phí quản lý dự án của các dự án đầu tư xây dựng trên biển; trên đảo; theo quy
định được điều chỉnh với hệ số k = 1,35.

✓ Dự án thuộc trường hợp chi phí thiết bị chiếm tỷ trọng ≥ 50% tổng chi phí xây dựng
và thiết bị trong tổng mức đầu tư được duyệt, thực hiện điều chỉnh định mức chi phí
quản lý dự án với hệ số k = 0,8.

Do đó, chi phí quản lý dự án được xác định:

GQLDA = 2,004% x (40+50) x 1,35 x 0,8 = 1,948 tỷ đồng


IV. NỘI DUNG
CHI PHÍ TƯ VẤN
Dự toán xây dựng công trình

Chi phí quản lý dự


Chi phí xây dựng
án

DỰ TOÁN XÂY
DỰNG CÔNG
Chi phí thiết bị TRÌNH Chi phí khác

Chi phí tư vấn Chi phí dự phòng


Chi phí tư vấn

𝑛 𝑚 𝑙

𝐺𝑇𝑉 = ෍ 𝐶𝑖 + ෍ 𝐷𝑗 + ෍ 𝐸𝑘
𝑖=1 𝑗=1 𝑘=1

✓𝐶𝑖 : chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ i (i=1÷n) được xác định theo
định mức quy định tại Thông tư ban hành định mức xây dựng;
✓𝐷𝑗 : chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ j (j=1÷m) được xác định bằng
cách lập dự toán theo quy định tại điểm b, điểm d, điểm đ khoản 1
Điều 13 Thông tư 11/2021/TT-BXD.
✓𝐸𝑘 : chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ k (k=1÷1) đã thực hiện trước
khi xác định dự toán xây dựng công trình theo quy định tại điểm c
khoản 1 Điều 13 Thông tư 11/2021/TT-BXD và một số chi phí tư vấn
khác.
Chi phí tư vấn

1. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 6. Báo cáo nghiên cứu khả thi
7. Thẩm tra báo cáo nghiên cứu
2. Thiết kế bản vẽ thi công
khả thi
3. Thẩm tra dự toán xây dựng 8. Thẩm tra thiết kế xây dựng
9. Lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ
4. Thẩm tra dự toán xây dựng
sơ dự thầu thi công xây dựng
5. Lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ
10. Giám sát thi công xây dựng
sơ dự thầu mua sắm vật tư, thiết bị
Chi phí thiết kế
• Chi phí thiết kế xây dựng gồm:
✓Thuyết minh thiết kế,
✓các bản vẽ thiết kế,
✓lập dự toán xây dựng (khoảng 12% CP thiết kế),
✓lập chỉ dẫn kỹ thuật,
✓lập quy trình bảo trì công trình,
✓giám sát tác giả và
✓mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.
Chi phí thiết kế
• Chi phí thiết kế xây dựng xác định theo
✓định mức chi phí tỷ lệ phần trăm (%)
nhân với
✓chi phí xây dựng (chưa có thuế giá trị gia tăng) tương ứng với loại,
cấp của từng công trình trong tổng mức đầu tư được duyệt.
Chi phí tư vấn
Định mức chi phí thiết kế bản vẽ thi công của công trình dân dụng có
yêu cầu thiết kế 2 bước (Quy định tại Thông tư số 12/2021/TT-BXD)

Chi phí xây dựng Cấp công trình


(chưa có thuế GTGT) Cấp đặc
Cấp I Cấp II Cấp III Cấp IV
(tỷ đồng) biệt
10.000 0,91 0,80 0,72 0,63 -
8.000 0,99 0,90 0,82 0,72 -
5.000 1,28 1,16 1,06 0,94 -
2.000 1,65 1,51 1,36 1,20 -
1.000 1,93 1,76 1,61 1,43 -
500 2,39 2,17 1,98 1,75 1,30
200 2,83 2,57 2,34 2,07 1,51
100 3,10 2,82 2,54 2,25 1,86
50 3,41 3,10 2,80 2,48 2,12
20 4,05 3,66 3,33 2,95 2,55
≤ 10 4,66 4,22 3,85 3,41 2,92
Ví dụ 2
Công trình dân dụng xây dựng mới tại đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi.
Biết các thông số có được từ Bản vẽ thiết kế thi công xây dựng
công trình và tình hình thị trường xây dựng tại khu vực như sau:
✓Chi phí xây dựng trước thuế GTGT: 40 tỷ đồng
✓Chi phí thiết bị trước thuế GTGT: 50 tỷ đồng
✓Chi phí khác trước thuế GTGT: 1 tỷ đồng
✓Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng gồm: Chi phí tư vấn thiết kế bản vẽ thi
công, Chi phí tư vấn giám sát thi công xây dựng, Chi phí tư vấn giám
sát lắp đặt thiết bị.
✓Công trình cấp II, có 2 bước thiết kế.

Xác định các chi phí tư vấn đầu tư xây dựng của công trình?
V. NỘI DUNG
CHI PHÍ KHÁC
Dự toán xây dựng công trình

Chi phí quản lý dự


Chi phí xây dựng
án

DỰ TOÁN XÂY
DỰNG CÔNG
Chi phí thiết bị TRÌNH Chi phí khác

Chi phí tư vấn Chi phí dự phòng


Chi phí khác

𝑛 𝑚 𝑙

𝐺𝐾 = ෍ 𝐶𝑖 + ෍ 𝐷𝑗 + ෍ 𝐸𝑘
𝑖=1 𝑗=1 𝑘=1

✓Cj: chi phí khác thứ i (i=1÷n) được xác định theo định mức tỷ lệ
phần trăm (%) theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền;
✓Dj: chi phí khác thứ j (j=1÷m) được xác định bằng lập dự toán.
✓Ek: chi phí khác thứ k (k=1÷1).

Phụ lục II - Thông tư số 11/2021/TT-BXD


hướng dẫn Phương pháp xác định Dự toán xây dựng
Chi phí khác
• Các chi phí nếu không tính chung cho cả dự án thì được dự tính
trong chi phí khác của dự toán xây dựng công trình:
✓nhà bao che cho máy, nền móng máy, hệ thống cấp điện, khí nén, hệ
thống cấp nước tại hiện trường;
✓chi phí lắp đặt, tháo dỡ trạm trộn bê tông xi măng, trạm trộn bê tông
nhựa, cần trục di chuyển trên ray và các loại thiết bị thi công xây dựng
khác có tính chất tương tự

• Các chi phí này được xác định bằng dự toán phù hợp với thiết kế,
biện pháp thi công xây dựng và điều kiện đặc thù của công trình.
Chi phí khác
• Chi phí khác trong dự toán xây dựng công trình không bao gồm:
✓chi phí lãi vay trong thời gian xây dựng;
✓chi phí rà phá bom mìn, vật nổ;
✓chi phí kiểm toán; thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư;
✓chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ, áp dụng, sử dụng vật liệu mới
liên quan đến dự án;
✓vốn lưu động ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục
đích kinh doanh;
✓chi phí cho quá trình chạy thử không tải và có tải dây chuyền công
nghệ, sản xuất theo quy trình trước khi bàn giao;
✓chi phí thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, Báo
cáo kinh tế-kỹ thuật đầu tư xây dựng;
✓các khoản thuế tài nguyên, các khoản phí, lệ phí và một số khoản mục
chi phí khác có liên quan tính chung cho cả dự án.
Chi phí khác

GIÁ
GIÁ TRỊ
THUẾ TRỊ KÝ
STT NỘI DUNG CHI PHÍ TRƯỚC
GTGT SAU HIỆU
THUẾ
THUẾ
Chi phí bảo hiểm công
1
trình
2 Phí thẩm định thiết kế
2 Phí thẩm định dự toán
... …
Các loại chi phí khác có
...
liên quan
TỔNG CỘNG GK
Chi phí khác
VI. NỘI DUNG
CHI PHÍ DỰ PHÒNG
Dự toán xây dựng công trình

Chi phí quản lý dự


Chi phí xây dựng
án

DỰ TOÁN XÂY
DỰNG CÔNG
Chi phí thiết bị TRÌNH Chi phí khác

Chi phí tư vấn Chi phí dự phòng


Chi phí dự phòng
• Chi phí dự phòng được xác định theo công thức sau:
GDP = GDP1 + GDP2

Dự phòng cho yếu tố khối lượng


công việc phát sinh
GDP1

Chi phí dự phòng


GDP

Dự phòng cho yếu tố trượt giá


trong thời gian xây dựng
GDP2
Chi phí dự phòng
Chi phí dự
phòng

Dự phòng cho yếu tố trượt


Dự phòng cho khối lượng,
giá trong thời gian xây
công việc phát sinh
dựng

Phụ thuộc vào: Được xác định trên cơ sở:


✓ mức độ phức tạp của ✓thời gian xây dựng công trình, thời
công trình thuộc dự án gian thực hiện gói thầu, kế hoạch thực
✓ điều kiện địa chất nơi hiện dự án, kế hoạch lựa chọn nhà
xây dựng công trình thầu, kế hoạch bố trí vốn và
Được tính bằng: ✓chỉ số giá xây dựng (tính bằng tháng,
Tỷ lệ phần trăm (%) trên: quý, năm) phù hợp với loại công trình
CPXD + TB + QLDA + TV xây dựng có tính đến các khả năng
+ CPK biến động giá trong nước và quốc tế.
Chi phí dự phòng
• Đối với dự án có nhiều công trình hoặc dự án đã phê duyệt kế
hoạch lựa chọn nhà thầu thì chi phí dự phòng trong dự toán xây
dựng (tổng dự toán) là
✓tổng chi phí dự phòng của các công trình hoặc các gói thầu xây dựng

✓chi phí dự phòng còn lại của dự án chưa phân bổ vào từng công trình,
gói thầu xây dựng thuộc dự án.
Chi phí dự phòng
GDP1: chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh
của dự toán gói thầu thi công xây dựng được xác định theo công
thức:

GDP1 = GXDCT1 x kps

✓GXDCT1: giá trị dự toán xây dựng công trình trước chi phí dự phòng
✓Kps là hệ số dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh (Kps ≤ 5%).
Chi phí dự phòng
• GDP2: chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá (GDP2) được xác
định theo công thức sau:
𝑇
𝑡 𝑡
𝐺𝐷𝑃2 = ෍ 𝐺𝑋𝐷𝐶𝑇 𝑥 [ 𝐼𝑋𝐷𝐶𝑇𝑏𝑞 ± ∆𝐼𝑋𝐷𝐶𝑇 − 1]
𝑡=1
✓ T: thời gian xây dựng công trình xác định theo (quý, năm);
✓ t: số thứ tự thời gian phân bổ vốn theo kế hoạch xây dựng công trình (t = 1  T);
✓ GtXDCT: giá trị dự toán xây dựng công trình trước chi phí dự phòng thực hiện trong
khoảng thời gian thứ t;
✓ IXDCTbq: chỉ số giá xây dựng sử dụng tính dự pḥòng cho yếu tố trượt giá
✓ ±IXDCT: mức biến động bình quân của chỉ số giá xây dựng theo thời gian xây dựng
công trình so với mức độ trượt giá bình quân của đơn vị thời gian (quý, năm) đã tính
và được xác định trên cơ sở dự báo xu hướng biến động của các yếu tố chi phí giá
cả trong khu vực và quốc tế bằng kinh nghiệm chuyên gia.
Chi phí dự phòng
• IXDCTbq: chỉ số giá xây dựng sử dụng tính dự phòng cho yếu tố
trượt giá
✓được xác định bằng cách tính bình quân các chỉ số giá xây
dựng liên hoàn theo loại công trình của tối thiểu 3 năm gần
nhất so với thời điểm tính toán (không tính đến những thời
điểm có biến động bất thường về giá nguyên liệu, nhiên liệu và
vật liệu xây dựng),
✓được xác định theo công thức sau:

T In+1

n =1 I n
IXDCTbq =
T
Chi phí dự phòng

T In+1

n =1 I n
IXDCTbq =
T
Trong đó:
✓T: số năm (năm gần nhất so với thời điểm tính toán sử dụng để xác
định IXDCTbq); T ≥ 3;
✓In: chỉ số giá xây dựng năm thứ n được lựa chọn;
✓In +1: chỉ số giá xây dựng năm thứ n+1;
Bài tập tổng kết
Xác định dự toán chi phí xây dựng của công trình dân dụng xây dựng mới tại
đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi biết các thông số có được từ Bản vẽ thiết kế thi công
xây dựng công trình và tình hình thị trường xây dựng tại khu vực như sau:
✓ Chi phí xây dựng trước thuế GTGT: 40 tỷ đồng
✓ Chi phí thiết bị trước thuế GTGT: 50 tỷ đồng
✓ Chi phí khác trước thuế GTGT: 1 tỷ đồng
✓ Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng gồm: Chi phí tư vấn thiết kế bản vẽ thi công, Chi phí
tư vấn giám sát thi công xây dựng, Chi phí tư vấn giám sát lắp đặt thiết bị.
✓ Công trình xây dựng trong 3 năm, số vốn được phân bổ đều hàng năm
✓ Chỉ số giá xây dựng bình quân là 1,2
✓ Công trình cấp II, có 2 bước thiết kế.
✓ Tỷ lệ dự phòng do yếu tố phát sinh khối lượng: kps = 5%.
✓ Chi phí xây dựng và thiết bị trước thuế trong Tổng mức đầu tư được phê duyệt lần
lượt là 50 tỷ đồng và 60 tỷ đồng.
Bài 5c:
Dự toán

Kinh tế Xây dựng


Giảng viên: Nguyễn Văn Minh
Nội dung bài 5c
1. Bảng phân tích khối lượng.
2. Bảng phân tích vật tư, máy thi công, nhân công
3. Bảng tổng hợp kinh phí.
4. Một số lưu ý khi tính khối lượng các công việc
1.Bảng chi tiết khối lượng công tác XD

- Cột (7): ghi rõ chi tiết cơ sở đưa ra các khối lượng, công thức xác định,…
- Cột (10) dành cho các ghi chú cần thuyết minh làm rõ về các đặc điểm, mô tả
khoản mục công việc cần lưu ý khi thực hiện đo bóc, xác định chi phí, áp đơn giá
cho công tác…
- Trường hợp khối lượng công tác xây dựng xác định theo phần mềm đo bóc khối
lượng thì không phải diễn giải chi tiết các cột (2), (6), (7), (8). Cột (10) ghi rõ là xác
định theo phần mềm.
2. Bảng tổng hợp khối lượng

- Cột (5) ghi rõ cách thức để xác định khối lượng như: theo số liệu từ “Bảng chi tiết
khối lượng công tác xây dựng”, “Tạm tính” hay “Thống kê từ thiết kế”, “Xác định
theo phần mềm thiết kế, phần mềm chuyên dụng”...
- Khối lượng ghi ở cột (6) là khối lượng toàn bộ ứng với tên công việc đã đo bóc
sau khi đã được làm tròn các trị số.
- Cột (7) dành cho các ghi chú làm rõ hơn về các đặc điểm, mô tả khoản mục
công tác cần lưu ý khi áp giá, xác định chi phí…
3. Bảng hao phí vật tư, nhân công,
máy thi công
4. Bảng tổng hợp vật tư
5. Bảng tổng hợp nhân công
6. Bảng tổng hợp máy và thiết bị thi
công
7. Bảng tổng hợp dự toán chi phí XD
Bài 6:
Vốn sản xuất trong xây dựng

Kinh tế Xây dựng


Giảng viên: Nguyễn Văn Minh
Nội dung bài 6
1. Khái niệm về vốn trong xây dựng.
2. Vốn cố định:
✓thành phần tài sản cố định,
✓đánh giá tài sản cố định,
✓hao mòn- khấu hao tài sản cố định.

3. Vốn lưu động:


✓thành phần-cơ cấu vốn lưu động,
✓chỉ tiêu sử dụng vốn lưu động
1. Vốn sản xuất trong xây dựng
• Theo nghĩa rộng thì vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là
toàn bộ các tài nguyên của doanh nghiệp tồn tại dưới các hình
thức khác nhau được sử dụng vào mục đích sản xuất và kinh
doanh để sinh lợi cho doanh nghiệp, bao gồm:
✓Nguồn nguyên vật liệu
✓Tài sản cố định sản xuất
✓Nhân lực
✓Thông tin
✓Uy tín
✓Bí quyết công nghệ
1. Vốn sản xuất trong xây dựng
• Theo tính chất hoạt động và nghĩa hẹp thì vốn sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp xây dựng gồm:
✓Vốn cố định (tài sản cố định)
✓Vốn lưu động

Vốn cố định

Vốn sản xuất


kinh doanh

Vốn lưu động


2. VỐN CỐ ĐỊNH
Vốn cố định
Phân loại theo tính chất

Vốn cố định là một bộ phận của vốn sản xuất, bao gồm tài sản cố
định hữu hình và tài sản cố định vô hình

Tài sản cố định hữu hình

Vốn cố định

Tài sản cố định vô hình


Vốn cố định
• Vốn cố định là số vốn ứng trước để mua sắm, xây dựng các tài
sản cố định.

• Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của TSCĐ, có đặc điểm:
✓Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh
✓Giá trị chuyển dần vào giá thành sản phẩm thông qua hình thức Khấu
hao
Ví dụ
Vốn cố định
• Tài sản cố định hữu hình:
✓là những TSCĐ có hình thái vật chất, có giá trị lớn, thời gian sử dụng
lâu dài, tham gia vào nhiều quá trình sản xuất nhưng vẫn giữ nguyên
hình dáng ban đầu và
✓giá trị của chúng chuyển dần vào giá trị sản phẩm nên giá trị của
TSCĐ giảm dần do hao mòn.

Súc vật, vườn cây


Nhà cửa
lâu năm

TSCĐ hữu hình

Phương tiện vận


Máy móc thiết bị
tải
Vốn cố định
• TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất, thể
hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thỏa mãn các tiêu chuẩn
của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh,
như
✓một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng;
✓chi phí về quyền phát hành,
✓bằng phát minh,
✓bằng sáng chế,
✓bản quyền tác giả...
Vốn cố định
• Phân loại theo chức năng, tác dụng của TSCĐ:
✓TSCĐ trực tiếp sản xuất thi công xây lắp
➢Nhà xưởng,
➢Máy móc, thiết bị phương tiện vận tải,
✓TSCĐ gián tiếp phục vụ thi công xây lắp
➢Nhà tiếp khách
➢Máy tính, tivi,…

• Phân loại theo hình thức quản lý


✓TSCĐ tự có của doanh nghiệp
✓TSCĐ thuê ngoài
✓TSCĐ giữ hộ, bảo quản hộ
Tiêu chuẩn tài sản cố định
Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định
• Nếu thỏa mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là
tài sản cố định:
✓Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài
sản đó;
✓Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;
✓Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ
30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên
(Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-BTC về Hướng dẫn trích khấu
hao TSCĐ)
Tiêu chuẩn TSCĐ hữu hình
• Đối với súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc
vật thỏa mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi
là một TSCĐ hữu hình.
• Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây thỏa
mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ
hữu hình.

Súc vật, vườn cây


Nhà cửa
lâu năm

TSCĐ hữu hình

Phương tiện vận


Máy móc thiết bị
tải
Tiêu chuẩn TSCĐ vô hình
• Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thỏa mãn
đồng thời cả ba tiêu chuẩn quy định, mà không hình thành TSCĐ
hữu hình được coi là TSCĐ vô hình.
✓Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài
sản đó;
✓Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;
✓Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ
30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên
Nguyên tắc quản lý tài sản cố định
• Nguyên tắc quản lý tài sản cố định
✓Mọi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (gồm biên bản
giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hóa đơn mua TSCĐ và các chứng từ,
giấy tờ khác có liên quan).
✓Mỗi TSCĐ phải được phân loại, đánh số và có thẻ riêng, được theo
dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ
theo dõi TSCĐ
Nguyên tắc quản lý tài sản cố định
• Mỗi TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, số hao mòn lũy kế
và giá trị còn lại trên sổ sách kế toán

Giá trị còn lại Nguyên giá Số hao mòn


trên sổ kế toán = của tài sản cố - lũy kế của
của TSCĐ định TSCĐ
Nguyên tắc quản lý tài sản cố định
Giá trị còn lại
Nguyên giá Số hao mòn
trên sổ kế
= của tài sản - lũy kế của
toán của
cố định TSCĐ
TSCĐ

✓Nguyên giá tài sản cố định hữu hình (vô hình): là toàn bộ các
chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định hữu
hình (vô hình) tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái
sẵn sàng sử dụng.
✓Hao mòn tài sản cố định: là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá
trị của tài sản cố định do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh
doanh, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật... trong
quá trình hoạt động của tài sản cố định
✓Giá trị hao mòn lũy kế của tài sản cố định: là tổng cộng giá trị
hao mòn của tài sản cố định tính đến thời điểm báo cáo
Khấu hao tài sản cố định
• Khấu hao tài sản cố định: là việc tính toán và phân bổ một cách có
hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh
doanh trong thời gian trích khấu hao của tài sản cố định
• Tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao
(trừ một số trường hợp quy định)
• Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu
từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng hoặc giảm
Quá trình hình thành giá của DAXD
KHAI THÁC, SỬ DỤNG
DỰ ÁN ĐẦU TƯ (THIẾT KẾ CƠ SỞ)
QUYẾN TOÁN VỐN ĐẦU TƯ
TỔNG MỨC ĐẦU TƯ
QUY ĐỔI VỐN ĐTXD

THIẾT KẾ KỸ THUẬT/ BVTC NGHIỆM THU BÀN GIAO


DỰ TOÁN XD CÔNG TRÌNH QUYẾT TOÁN HỢP ĐỒNG XD

KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU GIAI ĐOẠN THI CÔNG


GIÁ GÓI THẦU GIÁ THANH TOÁN

CHUẨN BỊ ĐẤU THẦU


TỔ CHỨC THI CÔNG
DỰ TOÁN GÓI THẦU

TỔ CHỨC ĐẤU THẦU THƯƠNG THẢO, KÝ HỢP ĐỒNG


GIÁ ĐỀ NGHỊ TRÚNG THẦU GIÁ HỢP ĐỒNG
Khấu hao công trình xây dựng
• Đối với các công trình xây dựng cơ bản hoàn thành đưa vào sử
dụng, doanh nghiệp đã hạch toán tăng TSCĐ theo giá tạm tính do
chưa thực hiện quyết toán.
• Khi quyết toán công trình xây dựng cơ bản hoàn thành có sự
chênh lệch giữa giá trị tạm tính và giá trị quyết toán, doanh nghiệp
phải điều chỉnh lại nguyên giá tài sản cố định theo giá trị quyết
toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
✓Doanh nghiệp không phải điều chỉnh lại mức chi phí khấu hao đã trích
kể từ thời điểm tài sản cố định hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng
đến thời điểm quyết toán được phê duyệt.
✓Chi phí khấu hao sau thời điểm quyết toán được xác định trên cơ sở
lấy giá trị quyết toán tài sản cố định được phê duyệt trừ (-) số đã trích
khấu hao đến thời điểm phê duyệt quyết toán tài sản cố định chia (:)
thời gian trích khấu hao còn lại của tài sản cố định theo quy định.
Khấu hao tài sản cố định
• Đối với tài sản cố định còn mới (chưa qua sử dụng):
✓căn cứ vào khung thời gian trích khấu hao tài sản cố định quy định

• Đối với tài sản cố định đã qua sử dụng, thời gian trích khấu hao
của tài sản cố định được xác định:

Giá trị hợp lý của


= TSCĐ X
Thời gian trích
khấu hao của
Thời gian trích khấu Giá bán của TSCĐ TSCĐ mới cùng
hao của TSCĐ cùng loại mới 100% loại xác định theo
(hoặc của TSCĐ tương quy định
đương trên thị trường)
Khấu hao tài sản cố định
Thời gian trích Thời gian trích
Danh mục các nhóm tài sản cố định KH tối thiểu KH tối đa
(năm) (năm)
B. Máy móc, thiết bị công tác
21. Máy móc thiết bị xây dựng 8 15
22. Cần cẩu 10 20
D. Thiết bị và phương tiện vận tải
1. Phương tiện vận tải đường bộ 6 10
6. Phương tiện bốc dỡ, nâng hàng 6 10
G. Nhà cửa, vật kiến trúc
1. Nhà cửa loại kiên cố 25 50
2. Nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà
vệ sinh, nhà thay quần áo, nhà để xe... 6 25

5. Kè, đập, cống, kênh, mương máng. 6 30


6. Bến cảng, ụ triền đà... 10 40
K. Tài sản cố định vô hình khác 2 20

(Phụ lục 1 - Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-BTC)


Khấu hao tài sản cố định
• Theo quy định, có 3 phương pháp trích khấu hao tại Việt Nam

Phương pháp trích khấu


hao

Khấu hao theo Khấu hao theo


Khấu hao
số dư giảm dần số lượng, khối
đường thẳng
có điều chỉnh lượng sản phẩm
Khấu hao tài sản cố định
1. Khấu hao đường thẳng
• Khoản khấu hao được tính đều đặn theo các thời đoạn trong suốt kỳ
tính khấu hao
• Mức trích khấu hao một năm được tính theo công thức:

NG
Mn =
T
✓Mn: Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của TSCĐ
✓NG: Nguyên giá của TSCĐ
✓T: Thời gian trích khấu hao
Ví dụ
Công ty A mua một tài sản cố định (mới 100%) với giá ghi trên hoá
đơn là 119 triệu đồng, chiết khấu mua hàng là 5 triệu đồng, chi phí
vận chuyển là 3 triệu đồng, chi phí lắp đặt, chạy thử là 3 triệu đồng.
Biết rằng tài sản cố định có tuổi thọ kỹ thuật là 12 năm, thời gian
trích khấu hao của tài sản cố định doanh nghiệp dự kiến là 10 năm.
✓Nguyên giá tài sản cố định = 119 triệu - 5 triệu + 3 triệu + 3 triệu = 120
triệu đồng
✓Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = 120 triệu : 10 năm =12
triệu đồng/năm.
✓Hàng năm, doanh nghiệp trích 12 triệu đồng chi phí trích khấu hao tài
sản cố định đó vào chi phí kinh doanh.
Ví dụ
Sau 5 năm sử dụng, doanh nghiệp nâng cấp tài sản cố định với
tổng chi phí là 30 triệu đồng, thời gian sử dụng được đánh giá lại là
6 năm (tăng 1 năm so với thời gian sử dụng đã đăng ký ban đầu),
ngày hoàn thành đưa vào sử dụng là 1/1/2018.
✓Nguyên giá tài sản cố định = 120 triệu đồng + 30 triệu đồng = 150 triệu
đồng
✓Số khấu hao luỹ kế đã trích = 12 triệu đồng (x) 5 năm = 60 triệu đồng
✓Giá trị còn lại trên sổ kế toán = 150 triệu đồng - 60 triệu đồng = 90
triệu đồng
✓Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = 90 triệu đồng : 6 năm = 15
triệu đồng/ năm
✓Từ năm 2018 trở đi, doanh nghiệp trích khấu hao vào chi phí kinh
doanh mỗi năm 15 triệu đồng đối với tài sản cố định vừa được nâng
cấp.
Ví dụ
DA đầu tư một thiết bị giá 15.000 USD tại năm 0, dự kiến vận hành
8 năm, với giá trị tài sản còn lại cuối kỳ là 3.000 USD. Hãy lập bảng
kế hoạch khấu hao theo PP đường thẳng.

Năm 0 1 2 3 4 5 6 7 8
Giá trị tài sản đầu
kỳ
Khấu hao trong kỳ

Khấu hao tích lũy


Giá trị tài sản cuối
kỳ
Khấu hao tài sản cố định
2. Khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh
Mức khấu hao một năm được tính theo công thức:
𝑀𝑛 = 𝐺𝐶𝐿 𝑥 𝑡𝑛
𝑡𝑛 = 𝑡 𝑥 𝑘
➢ Mn: Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của TSCĐ
✓GCL: Giá trị còn lại của TSCĐ
✓tn: Tỷ lệ khấu hao nhanh
✓t: Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo pp đường thẳng
✓k: hệ số điều chỉnh, được quy định

Hệ số điều chỉnh
Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định
(lần)
Đến 4 năm (t ≤ 4 năm) 1,5
Trên 4 đến 6 năm (4 năm < t ≤ 6 năm) 2,0
Trên 6 năm (t > 6 năm) 2,5
Khấu hao tài sản cố định
• Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương
pháp số dư giảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao
tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của
tài sản cố định, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá
trị còn lại của tài sản cố định chia cho số năm sử dụng còn lại của
tài sản cố định.
• Mức trích khấu hao hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả
năm chia cho 12 tháng
Ví dụ
Công ty A mua một thiết bị sản xuất các linh kiện điện tử mới với
nguyên giá là 50 triệu đồng. Thời gian trích khấu hao của tài sản cố
định xác định theo quy định là 5 năm.
Xác định mức khấu hao hàng năm như sau:
✓Tỷ lệ khấu hao hàng năm của tài sản cố định theo phương pháp khấu
hao đường thẳng là 20%.
✓Tỷ lệ khấu hao nhanh theo phương pháp số dư giảm dần bằng 20% x
2 (hệ số điều chỉnh) = 40%

Mức trích khấu hao hàng năm của tài sản cố định trên được xác
định cụ thể theo bảng:
Ví dụ
Năm Giá trị còn lại Cách tính số khấu hao Mức khấu hao Mức khấu hao Khấu hao lũy
thứ của TSCĐ TSCĐ hàng năm hàng năm hàng tháng kế cuối năm
1 50.000.000 50.000.000 x 40% 20.000.000 1.666.666 20.000.000
2 30.000.000 30.000.000 x 40% 12.000.000 1.000.000 32.000.000
3 18.000.000 18.000.000 x 40% 7.200.000 600.000 39.200.000
4 10.800.000 10.800.000: 2 5.400.000 450.000 44.600.000
5 10.800.000 10.800.000: 2 5.400.000 450.000 50.000.000

+ Mức khấu hao tài sản cố định từ năm thứ nhất đến hết năm thứ 3 được tính
bằng giá trị còn lại của tài sản cố định nhân với tỷ lệ khấu hao nhanh (40%).
+ Từ năm thứ 4 trở đi, mức khấu hao hàng năm bằng giá trị còn lại của tài
sản cố định (đầu năm thứ 4) chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố
định (10.800.000: 2 = 5.400.000).
[Vì tại năm thứ 4: mức khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần
(10.800.000 x 40% = 4.320.000) thấp hơn mức khấu hao tính bình quân giữa
giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định (10.800.000: 2 =
5.400.000)].
Khấu hao tài sản cố định
3. Khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm
• Xác định mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định

Mức trích khấu


Mức trích khấu hao
Số lượng sản phẩm sản hao bình quân
trong tháng của tài = X
xuất trong tháng tính cho một đơn
sản cố định
vị sản phẩm
✓Trong đó:

Nguyên giá của tài sản cố định


Mức trích khấu hao bình quân
= Sản lượng theo công suất thiết
tính cho một đơn vị sản phẩm
• Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định bằng tổng
kế mức trích
khấu hao của 12 tháng trong năm
Ví dụ
• Công ty A mua máy ủi đất (mới 100%) với nguyên giá 450 triệu
đồng. Công suất thiết kế của máy ủi này là 30m3/giờ. Sản lượng
theo công suất thiết kế của máy ủi này là 2.400.000 m3. Khối
lượng sản phẩm đạt được trong năm thứ nhất của máy ủi này là:

Khối lượng sản Khối lượng sản


Tháng phẩm hoàn thành Tháng phẩm hoàn thành
(m3) (m3)
Tháng 1 14.000 Tháng 7 15.000
Tháng 2 15.000 Tháng 8 14.000
Tháng 3 18.000 Tháng 9 16.000
Tháng 4 16.000 Tháng 10 16.000
Tháng 5 15.000 Tháng 11 18.000
Tháng 6 14.000 Tháng 12 18.000
Ví dụ
• Mức trích khấu hao bình quân tính cho 1 m3 đất ủi = 450 triệu
đồng: 2.400.000 m3 = 187,5 đ/m3

Sản lượng thực tế tháng Mức trích khấu hao tháng


Tháng
(m3) (đồng)
1 14.000 14.000 x 187,5 = 2.625.000
2 15.000 15.000 x 187,5 = 2.812.500
3 18.000 18.000 x 187,5 = 3.375.000
4 16.000 16.000 x 187,5 = 3.000.000
5 15.000 15.000 x 187,5 = 2.812.500
6 14.000 14.000 x 187,5 = 2.625.000
7 15.000 15.000 x 187,5 = 2.812.500
8 14.000 14.000 x 187,5 = 2.625.000
9 16.000 16.000 x 187,5 = 3.000.000
10 16.000 16.000 x 187,5 = 3.000.000
11 18.000 18.000 x 187,5 = 3.375.000
12 18.000 18.000 x 187,5 = 3.375.000
Tổng cộng cả năm 35.437.500
3. VỐN LƯU ĐỘNG
Vốn lưu động
Vốn lưu động (working capital) trong doanh nghiệp là
✓toàn bộ số vốn mà doanh nghiệp phải ứng ra nhằm thỏa mãn nhu cầu
dự trữ nguyên vật liệu, thỏa mãn nhu cầu ở giai đoạn sản xuất và nhu
cầu lưu thông
✓là một thước đo tài chính thể hiện nguồn lực sẵn có, phục vụ cho các
hoạt động diễn ra hằng ngày của doanh nghiệp.
✓Ví dụ như:
➢Tiền mua mới nguyên liệu,
➢tiền trả lương cho nhân viên,
➢thanh toán các khoản nợ ngân hàng đến hạn…
Vốn lưu động
• Vốn lưu động là vốn cần thiết để duy trì hoạt động
• Một doanh nghiệp có lợi nhuận cao đến đâu, nhưng nếu không
đáp ứng đủ vốn lưu động cũng sẽ khiến việc kinh doanh bị gián
đoạn. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới phá sản.

Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn


Case study
Case study
• Vốn lưu động của Công ty XD Hòa Bình là:

13,608 – 10,747 = 2,861 tỷ đồng

Tuy nhiên để biết được 2,861 tỷ đã đủ tốt chưa? Hay chỉ cần 1000
tỷ hoặc 2,000 tỷ là đủ?

Ta sẽ sử dụng Tỷ lệ vốn lưu động (Working capital ratio).

Tỷ lệ vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn/nợ


phải trả ngắn hạn
Vốn lưu động
• Tỷ lệ vốn lưu động < 1
✓Lúc này tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp nhỏ hơn nợ phải trả ngắn
hạn.
✓Doanh nghiệp có khả năng phá sản cao khi không đủ khả năng thanh
toán được các khoản nợ đến hạn.

• 1 < Tỷ lệ vốn lưu động < 2.0


✓Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn nợ phải trả ngắn hạn.
✓Từ đó cho thấy sức khỏe tài chính của doanh nghiệp tương đối ổn
định, doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

• Tỷ lệ vốn lưu động > 2.0


✓Hay tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn 2 lần nợ phải trả.
✓Trong trường hợp này, doanh nghiệp phải có lợi thế cạnh tranh nhất
định, dòng tiền kinh doanh khỏe mạnh và rất ít nợ vay.

You might also like