Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 24

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

KHOA CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ


MÔN NĂNG LƯỢNG MỚI

VÀ TÁI TẠO

Tên đề tài: Trình bày những hiểu biết của bản thân về Năng lượng thủy
điện nhỏ , thủy điện tích năng, năng lượng thủy triều và sóng.

HỌ VÀ TÊN : NGUYỄN VĂN LÂM

MSV: 19819120004

NHÓM : 3

LỚP: D14DIENLANH.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: NGUYỄN HƯNG NGUYÊN

Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2021.


MỤC LỤC

A, LỜI MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài

B, NỘI DUNG

1, Giới thiệu về năng lượng thủy điện

1.1, Năng lượng thủy điện nhỏ

1.2, Thủy điện tích năng

1.3, Năng Lượng thủy triều

1.4, Năng lượng sóng

2, Thực trạng sử dụng

2.1, Năng lượng thủy điện nhỏ trên thế giới và tại Việt Nam

2.2, Thủy điện tích năng trên thế giới và tại Việt Nam

2.3, Năng lượng thủy triều trên thế giới và tại Việt Nam

2.4, Năng lượng sóng trên thế giới và tại Việt Nam

3, Những ưu, nhược điểm, tiềm năng và hướng phát triển của 4 dạng năng
lượng thủy điện trên
3.1, Năng lượng thủy điện nhỏ

3.2, Thủy điện tích năng

3.3, Năng lượng thủy triều

3.4, Năng lượng sóng

C, KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

BÀI LÀM

A, LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay cùng với những ảnh hưởng của nạn nóng lên toàn cầu có thể được
nhìn thấy khắp nơi trên toàn thế giới, hiện tượng khí hậu thay đổi đã trở thành mối lo
ngại cho toàn thể nhân loại. Trong khi đó các nguồn năng lượng truyền thống như
than đá, dầu mỏ đang dần cạn kiệt, giá thành tăng cao, nguồn cung lại không ổn định,
nên trong thời gian gần đây nhiều nguồn năng lượng thay thế đang được các nhà khoa
học quan tâm nghiên cứu; trong số đó, việc sử dụng nguồn năng lượng thủy điện được
rất nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm đặc biệt hơn cả. Việc tiếp cận để
tận dụng nguồn năng lượng mới này không chỉ góp phần cung ứng kịp nhu cầu năng
lượng cấp thiết của Việt Nam nói riêng và của cả toàn xã hội nói chung mà còn giúp
tiết kiệm điện năng và góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ngoài ra, việc sử
dụng một nguồn năng lượng sạch như vậy còn góp phần tạo nên làn sóng kêu gọi sử
dụng năng lượng xanh đang được thực hiện trên hầu hết các hiện nay. Việt Nam là
một nước có đường bờ biển dài hơn 3000km và hàng nghìn con sông lớn nhỏ trải dài
khắp đất nước. Vì vậy, sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng thủy
điện, năng lượng mặt trời để thay thế cho các dạng năng lượng truyền thống, đáp ứng
nhu cầu của các vùng dân cư này là một kế sách rất có ý nghĩa về mặt kinh tế.

Với nhiều vai trò tối quan trọng như vậy, nên em xin trình bày những hiểu biết
của mình về nguồn năng lượng tự nhiên vô tận này, đặc biệt trên 4 lĩnh vực: Năng
lượng thủy điện nhỏ, thủy điện tích năng, và năng lượng thủy triều và sóng.

B, NỘI DUNG

1, Giới thiệu về năng lượng thủy điện

Thủy năng (hydropower) là nhóm năng lượng gồm thủy điện và các loại hình
tương lai như điện thẩm thấu, điện thủy triều, điện sóng, thủy nhiệt. Trong đó, thủy
điện có thể được xem là một trong những phương pháp sản xuất điện cổ nhất: tận
dụng dòng nước chuyển động để sản xuất điện. Khả năng sản xuất năng lượng này
phụ thuộc vào thể tích và độ cao mà nước chảy (áp lực của luồng nước). Xây dựng
đằng sau một con đập cao, nước có tiềm năng tích lũy năng lượng lớn. Năng lượng
này biến thành năng lượng cơ khí khi nước ồ ạt đổ xuống của công và đập vào cánh
tuabin. Sự quay vòng của tuabin làm quay nam châm điện sản sinh ra dòng điện ở các
cuộn dây tĩnh (nguyên lý cảm ứng từ). Cuối cùng, dòng điện đi qua một máy biến áp
để truyền tải trên các đường dây điện lực.

1.1, Năng lượng thủy điện nhỏ

a, Khái niệm
Thủy điện nhỏ là nguồn thủy điện có công suất từ 200kW – 10MW, là một
nguồn năng lượng sạch và tái tạo. Với tiềm năng khá lớn, Việt Nam cần triệt để khai
thác, phát triển bền vững nguồn tài nguyên này để phục vụ công cuộc phát triển kinh
tế, xã hội của đất nước, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

b, Nguyên lý hoạt động

Quá trình vận hành nhà máy thủy điện gồm có bốn giai đoạn chính:

Giai đoạn 1: Dòng nước với áp lực lớn chảy qua các ống thép lớn được gọi là ống
dẫn nước có áp tạo ra các cột nước khổng lồ với áp lực lớn đi vào bên trong nhà
máy.

Giai đoạn 2: Nước chảy mạnh làm quay tuabin của máy phát điện, năng lượng cơ
học được chuyển hóa thành điện năng.

Giai đoạn 3: Điện tạo ra đi quá máy biến áp để tạo ra dòng điện cao thế.

Giai đoạn 4: Dòng điện cao thế sẽ được kết nối vào mạng lưới phân phối điện và
truyền về các thành phố

1.2, Thủy điện tích năng

a, Khái niệm

Thủy điện tích năng là nhà máy thủy điện kiểu bơm tích lũy, sử dụng điện năng
của các nhà máy điện phát non tải trong hệ thống điện vào những giờ thấp điểm phụ
tải đêm để bơm nước từ bể nước thấp lên bể cao. Vào thời điểm nhu cầu tiêu thụ điện
năng lớn, nước sẽ được xả từ hồ chứa cao xuống hồ chứa thấp hơn thông qua các tua
bin để phát điện lên lưới

b, Nguyên lý hoạt động

Nguyên lý hoạt động của thủy điện tích năng là 2 hồ chứa nước ở hai cao độ
khác nhau và 1 nhà máy thủy điện với turbine thuận nghịch nằm ở gần hồ chứa bên
dưới, nối với hồ chứa bên trên bằng đường ống áp lực. Thủy điện tích năng vận hành
dựa trên nguyên tắc cân bằng nhu cầu phụ tải của hệ thống điện. Trong giờ cao điểm,
khi nhu cầu dùng điện cao, nước được xả qua đường ống áp lực từ hồ chứa bên trên,
làm quay turbine để phát điện lên hệ thống, nước xả được trữ trong hồ bên dưới.Trong
giờ thấp điểm, khi nhu cầu dùng điện thấp, nhà máy lấy điện từ hệ thống để bơm
ngược nước từ hồ chứa bên dưới lên hồ chứa bên trên thông qua turbine hai chiều, lúc
này vận hành như một máy bơm. Như vậy, nhà máy thủy điện tích năng vừa là một
đơn vị sản xuất điện, vừa là một đơn vị tiêu thụ điện, và cơ sở thực tiễn cho phương
thức vận hành này là sự chênh lệch giá điện giữa giờ cao điểm và giờ thấp điểm.

1.3, Năng lượng thủy triều

a, Khái niệm

Thủy triều sinh ra do lực hấp dẫn giữ Mặt Trăng, Mặt trời và chuyển động quay
quanh trái đất

Năng lượng thủy triều là lượng điện thu được từ năng lượng chứa trong các
khối nước chuyển động do thủy triều.

b, Nguyên lý hoạt động

Để thu được năng lượng từ sóng , người ta sử dụng phương pháp dao động cột
nước . Sóng chảy vào bờ biển , đẩy mực nước lên trong một phòng rộng được xây
dựng bên trong dải đất ven bờ biển , một phần bị chìm dưới mặt nước biển . Khi nước
dâng , không khí bên trong phòng bị đẩy ra theo một lỗ trống vào một tua bin . Khi
sóng rút đi , mực nước hạ xuống bên trong phòng hút không khí đi qua tua bin theo
hướng ngược lại . Tua bin xoay tròn làm quay một máy phát để sản W xuất điện.

Điểm mấu chốt của hệ thống là việc sử dụng một thiết bị gọi là tua bin, có các
cánh quay theo cùng một hướng, bất chấp hướng chuyển động của luồng khí.
Máy Limpet hiện được xem là nền tảng tốt nhất để thúc đẩy sự phát triển trong
công nghệ khai thác năng lượng từ sóng.

Hệ thống Limplet là một ví dụ điển hình về khai thác dạng năng lượng nà . Hệ
thống hoạt động theo nguyên lí sau:

1. Lúc thuỷ triều thấp: chu trình nạp.

2. Thuỷ triều lên cao: chu trình nén.

3. Thuỷ triều xuống thấp: chu trình xả, kết thúc và nạp cho chu kỳ tiếp theo.

Sự thay đổi chiều cao cột nước làm quay tua bin tạo ra điện năng, mỗi máy
Limpet có thể đạt từ 250 KW đến 500 KW. Trong nhiều thập kỷ, các nhà học đã cố
công biển năng lượng sóng thành năng lượng có ích. Nhưng các con sóng quá phân
tán, nên rất khó khai thác một cách kinh tế. Hiện nay đã có công ty lắp đặt hệ thống
thương mại trên thế giới sản xuất điện trực tiếp từ sóng biển. Chẳng hạn máy Limpet -
có thể phát ra 500 k, đã cung cấp cho 400 gia đình.

1.4, Năng lượng sóng

a, Khái niệm

Sóng biển là gió thổi trên bề mặt đại dương truyền 1 phần năng lượng cho đại
dương tạo ra sóng biển.

Năng lượng sóng là việc thu năng lượng của sóng biển để làm những công có
ích

b, Các thiết bị

 Thiết bị Pelamis:

Nguyên lý hoạt động:


Pelamis là một hệ thống phao, gồm một loạt các ống hình trụ nửa chìm, nửa
nổi, nối với nhau bằng bản lề. Sóng biển làm chuyển động mạnh hệ thống phao, nó tác
động mạnh vào hệ thống bơm thủy lực làm quay turbin phát điện. Hàng loạt thiết bị
tương tự sẽ kết nối với nhau, làm cho turbin hoạt động liên tục. Dòng điện được
truyền qua giây cáp ngầm dưới đáy đại dương dẫn vào bờ, nối với lưới điện, cung cấp
cho hộ sử dụng. Nếu xây dựng nhà máy điện có công suất 30 MW sẽ chiếmdiện tích
mặt biển là 1km2 

Pelamis neo ở độ sâu chừng 50–70m; cách bờ dưới 10km, là nơi cómức năng
lượng cao trong các con sóng. máy phát thủy lực - điện đồng bộ. Mỗi th Pelamis neo ở
độ sâu chừng 50–70m; Và Pelamis gồm ba modul biến đổi năng lượng, mỗi modul có
hệ thống cách bờ dưới 10km, là nơi có iết bị pelamis có thể cho công suất 750kW, nó
có chiều dài 140-150m, có đường kính ống 3-3,5m

 Hệ thống phao nổ AQUABUOY

Nguyên lý hoạt động

AQUABUOY là 1 hệ thống phao nổi, nhằm biến đổi năng lượng động học của
chuyển động thẳng đứng do các đợt sóng biển tạo ra năng lượng điện sạch.

Nhờ việc trồi lên, ngụp xuống của sóng biển làm hệ thống phao nổi dập dềnh
lên xuống mạnh làm hệ thống xilanh chuyển động tạo ra dòng điện. Điện dẫn qua hệ
thống cáp ngầm đưa lên bờ hòa vào lưới điện

Mỗi phao tiêu có thể đạt công suất 250Kw, với đường kính phao 6m.Nếu trạm
phát điện có công suất 10Mw chỉ chiếm 0,13 Km2 mặt biển.

Bơm ống là ống cao su cốt thép, nó hoạt động như cái bơm bình thường, khi
sóng nén, nước biển phụt mạnh về phía sau, có chứa 1 bộ cao áp làm quay tuabin, điện
thu được dẫn qua cáp ngầm vào bờ và hòa chung với lưới điện.

 Hệ thống phao chìm AWS


Nguyên lý hoạt động

Các hệ thống nổi trên mặt biển dễ bị các trận bão tàn phá, thì hệ thống chìm của
AWS đã chế tạo bằng vật liệu sử dụng như giàn khai thác dầu mỏ ngoài khơi được đặt
ở độ sâu yên tĩnh

Hệ thống tạo ra năng lượng nhờ sóng biển từ xa, qua các biến thiên áp suất sinh
ra do biển đổi của cột nước

Hệ thống là 1 xilanh dài 35m, rộng 10m chứa khí nén bên trong khiến phao
không chìm, nửa trên chỉ chuyển động theo chiều thẳng đứng. Khi sóng lướt qua, sự
tăng khối lượng nước làm gia tăng áp suất cột nước và phần bên trên hệ thống bị đẩy
xuống dưới.

Giữa 2 đợt sóng, cột nước hạ xuống, áp suất hạ theo làm nổi lên phần trên hệ
thống.

Chuyển động bơm biến thành điện năng. Điện được chuyển tải qua cáp ngầm,
lên bờ hòa vòa lưới điện quốc gia

2, Thực trạng sử dụng

2.1, Năng lượng thủy điện nhỏ trên thế giới và tại Việt Nam

a, Thế giới

Năm nước phát triển thủy điện nhỏ hàng đầu thế gới là Trung Quốc, Italy, Nhật
Bản, Na Uy và Hoa Kỳ. Tổng công suất TĐN hiện có của 5 nước này chiến tới 67%
của toàn thế giới, trong đó riêng Trung Quốc chiếm 29% (gần 23.000 MW).        
Đối với các nước Đông Nam Á (ĐNA), báo cáo của UNIDO cho biết, tổng
công suất lắp đặt TĐN của khu vực này là 2.340 MW, chiếm hơn 17% tổng tiềm năng
13.642 MW, trong đó Việt Nam là quốc gia đứng đầu với tổng công suất lắp máy
1.836 MW (78% toàn khu vực), chiếm gần 26% tổng tiềm năng 7200 MW (53% toàn
khu vực).

Phát triển thủy điện nhỏ theo châu lục năm 2016

Châu lục     Tiềm năng (MW)  Công suất đặt hiện có (MW)
Châu Á   120.614 50.729  65%
Châu Mỹ 44.162 7.863 10%
Châu Âu 38.943 18.684 23,7%
Châu Phi 12.197 580  0,7%
Châu Đại Dương   1.206 447   0,6%

b, Việt Nam

tiềm năng TĐN của Việt Nam là khoảng 7200 MW (gấp 3 lần công suất Nhà
máy Thủy điện Sơn La - lớn nhất Đông Nam Á). Điều này cho thấy tiềm năng TĐN
nước ta rất phong phú, nếu được khai thác hợp lý, quản lý chặt chẽ đúng quy trình sẽ
mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội đáng kể.

Thực tế, trong thập kỷ vừa qua (2005 -2015), tại nhiều địa phương trên cả
nước, đặc biệt là các tỉnh miền núi có nguồn thủy năng dồi dào, phát triển TĐN đã trở
thành cao trào. Tại một số tỉnh miền núi phía Bắc, do được quản lý chặt chẽ từ khâu
quy hoạch, thiết kế đến đầu tư xây dựng nên phát triển TĐN đã mang lại hiệu quả
đáng khích lệ.

Ví dụ điển hình về khai thác TĐN thành công là tỉnh Lào Cai: năm 2015 toàn
tỉnh có 34 công trình TĐN (theo phân loại của Việt Nam) với tổng công suất 570
MW, sản lượng 1877 triệu kWh, doanh thu hơn 2000 tỷ VNĐ, nộp ngân sách tỉnh 290
tỷ VNĐ.

Tuy nhiên, do quan niệm về tính "nhỏ" của các dự án TĐN nên nhiều địa
phương đã không quan tâm đúng mức đến các công tác từ qui hoạch, thiết kế, thẩm
định, đầu tư xây dựng đến quản lý vận hành… Đã có những nơi, những lúc, có những
dự án TĐN mới chỉ được xác định sơ bộ, nhà đầu tư đã được cấp phép đầu tư và xây
dựng TĐN đã trở thành "phong trào" mang tính tự phát, thiếu sự quản lý và chỉ đạo
thống nhất. Đây chính là nguyên nhân gây ra các tình trạng phá rừng đầu nguồn, rừng
phòng hộ tràn lan mà không khôi phục lại hiện trường theo quy định, vỡ đập, lụt lội…
dẫn đến những sự cố nghiêm trọng gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế - xã hội và môi
trường đối với các cộng đồng dân cư vùng hạ du.

Đặc biệt, trong các năm 2012, 2013, những sự cố nghiêm trọng do TĐN gây ra
tại một số tỉnh miền Trung đã trở thành đề tài nóng tại các kỳ họp Quốc hội.

Cũng chính từ những bất cập này mà thời gian gần đây Bộ Công Thương đã chỉ
đạo các địa phương rà soát lại các quy hoạch TĐN, chấn chỉnh các hoạt động thẩm tra,
thẩm định, cấp phép, quản lý đầu tư xây dựng và vận hành các dự án TĐN theo thẩm
quyền.

2.2, Thủy điện tích năng trên thế giới và tại Việt Nam

a, Thế giới

TĐTN đầu tiên trên thế giới được xây tại Zurich - Thụy sĩ năm 1882 có công
suất 515 kW, cho đến nay đã có trên 139 năm lịch sử, nhưng phải đến những năm 60
của thế kỷ XX mới bắt đầu phát triển nhanh chóng công nghệ này. Các NMTĐTN đã
cung cấp khả năng lưu trữ năng lượng và các lợi ích phụ trợ cho lưới điện truyền tải ở
Hoa Kỳ và châu Âu bắt đầu từ những năm 1920.
Theo thống kê của Hội liên hiệp Dự trữ Năng lượng (Energy Storage
Association), thì 43 nhà máy TĐTN đang hoạt động ở Hoa Kỳ cung cấp khoảng 23
GW (tính đến năm 2017), tương đương gần 2%, công suất của hệ thống cung cấp điện.
Trong thời gian gần đây, thủy điện tích năng phát triển đặc biệt mạnh ở châu Á, với
các nhà máy công suất lớn lần lượt được xây dựng ở những quốc gia như: Nhật Bản,
Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Ấn Độ… Nhật Bản là quốc gia có tốc độ phát triển
thủy điện tích năng rất cao, hiện đã vượt qua Mỹ, trở thành quốc gia có sản lượng điện
sản xuất từ thủy điện tích năng lớn nhất thế giới, với tổng công suất 25,5 GW, tương
đương 10% công suất của HTĐ.

Nhà máy thủy điện tích năng công suất lớn nhất thế giới hiện nay là nhà
máy Bath County ở bang Virginia, miền Đông nước Mỹ, với 6 tổ máy, tổng công suất
phát điện là 3.003 MW. Nhà máy này được xây dựng từ tháng 3/1977 và hoàn thành
vào tháng 12/1985, với 2 hồ chứa có chênh lệch cao độ lên tới 380m và khi phát điện,
lưu lượng nước qua tua bin đạt 850 m3/s.

Tuy nhiên, kỷ lục này sẽ sớm bị vượt qua khi nhà máy thủy điện tích
năng Phong Ninh ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc với 12 tổ máy, tổng công suất 3.600
MW đã được khởi công xây dựng vào năm 2013, phát điện tổ máy 1 vào năm 2019 và
hoàn thành toàn bộ nhà máy vào năm 2021.

b, Việt Nam

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) với sự tư vấn của các chuyên gia Nhật Bản
(JICA) đã hoàn thành nghiên cứu các dự án thủy điện tích năng tiềm năng và đã được
Bộ Công nghiệp phê duyệt tại Quyết định số 3837/QĐ-BCN ngày 22/11/2005 (nghiên
cứu 38 địa điểm và kiến nghị 10 dự án có tính khả thi với tổng công suất lắp máy
khoảng 10.000 MW, bao gồm Sơn La: 7 dự án, Hoà Bình: 1 dự án, Ninh Thuận: 1 dự
án, Bình Thuận: 1 dự án). 
Nhà máy Thủy điện Tích năng Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận là công trình thủy điện
tích năng đầu tiên tại Việt Nam đã được khởi công xây dựng đầu năm 2020 với tổng
mức đầu tư khoảng 21.100 tỷ đồng. Dự án gồm 4 tổ máy, với công suất 1.200 MW.
Công trình này sử dụng nguồn nước từ hồ Sông Cái thuộc hệ thống thủy lợi Tân Mỹ
làm hồ dưới. Nước được bơm lên hồ trên tích nước để phát điện thông qua 2 đường
ống song song có đường kính thay đổi từ 5,5 đến 7,5 m, dài 2,7 km. Nhà máy được
trang bị bơm - tua bin đảo chiều và động cơ - máy phát đảo chiều hiện đại. Dự kiến
toàn bộ dự án này hoàn thành vào năm 2028

Thủy điện Tích năng Bác Ái có vai trò quan trọng trong hệ thống điện quốc gia,
có nhiệm vụ phát điện phủ đỉnh - điền đáy biểu đồ phụ tải hàng ngày, dự phòng công
suất phát, giúp ổn định hệ thống, điều chỉnh tần số, là công cụ giúp điều độ hệ thống
điện quốc gia vận hành ổn định, an toàn tin cậy trong bối cảnh hệ thống công suất lắp
đặt của các nhà máy điện mặt trời đang tăng rất cao

2.3, Năng lượng thủy triều trên thế giới và tại Việt Nam

a, Thế giới

Hiện nay, có khoảng 100 công ty trên toàn thế giới đang nghiên cứu việc
chuyển đổi năng lượng từ đại dương thành điện năng. Năng lượng từ đại dương cũng
có nhiều tiềm năng hơn năng lượng gió vì nước có tỷ trọng cao hơn không khí. “Nước
nặng” được lấy từ trong một thùng nước biển, năng lượng của nó tương đương 400
thùng dầu mỏ tốt nhất.

Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã sử dụng nguồn năng lượng từ biển ví dụ:

Năm 1966, tại Pháp đã xây dựng một nhà máy điện thủy triều đầu tiên trên thế
giới có quy mô công nghiệp với công suất 240 MW, đây là một trong những nhà máy
điện thủy triều lớn nhất trên thế giới. gần như chiếm tỷ trọng cao nhất vào  việc cung
cấp điện năng cho ngành điện tại pháp
Năm 1984: sau đó 2 thập kỉ Canada đã vận hành một nhà máy 20 MW, sản xuất
30 triệu KW điện hằng năm. đương với lượng điện thu được khi chúng ta đang sử
dụng 10 chiếc máy phát điện công nghiệp 350kW

Trung Quốc cũng là một nước rất quan tâm đến nguồn năng lượng sạch, hiện
nay Trung Quốc có 7 nhà máy điện thủy triều đang vận hành với tổng công suất 11
MW.

Gần đây, Hàn Quốc rất chú trọng khai thác sử dụng năng lượng thủy triều. Một
nhà máy điện thủy triều Shiwa có công suất 254 MW được hoàn thành năm 2010; tại
thành phố Incheon từ năm 2007 đã xây dựng một nhà máy có công suất 812 MW lớn
nhất thế giới với 32 tổ máy và sẽ đưa vào vận hành năm 2015.

b, Việt Nam

Việt Nam với 3000km đường bờ biển có tiềm năng lớn để phát triển năng
lượng từ sóng biển. Tuy nhiên, rất tiếc là sự đầu tư và khai thác nguồn năng lượng
sạch này khá chậm so với thế giới đã và đang thực hiện. Hiện tại, phát triển năng
lượng biển ở nước ta mới chỉ ở giai đoạn hết sức sơ khai. Bên cạnh đó, Việt Nam còn
khá chậm trong việc xem xét có nên gia nhập Nhóm Quốc tế về Năng lượng Đại
dương . Lúc này, Việt Nam cần sớm tham gia các tổ chức quốc tế để có thể triển khai
hiệu quả triệt để chiến lược năng lượng xanh, góp phần phát triển kinh tế xã hội bền
vững.

2.4, Năng lượng sóng trên thế giới và Việt Nam

a, Thế giới

Hiện nay nhiều nước trên thế giới đã sử dụng nguồn năng lượng từ biển
1996 tại Pháp đã xây dựng 1 nhà máy điện thủy triều đầu tiên trên thế giới có
quy mô công nghiệp là 240 MW

Tại Canada đã vận hành 1 nhà máy 20 MW năm 1984, sản xuất 30 triệu Kw
điện hàng năm

Trung Quốc hiện nay có 7 nhà máy thủy triều đang vận hành với tổng công suất
11 MW

Hàn Quốc nhà máy thủy triều Shiwa công suất 254 MW hoàn thành năm 2010,
Hàn Quốc năm 2007 có nhà máy công suất 812 MW lớn nhất thế giới ở thành phố
Incheon

b, Việt Nam

Sóng biển tạo ra nguồn năng lượng vô tận. Các kết quả tính toán cho thấy năng
lượng sóng dọc dải ven bờ của nước ta rất phong phú. Dòng năng lượng trung bình
yếu nhất đạt 15kW/m; mạnh nhất 30kW/m. Cụ thể vịnh Hạ Long, Quảng Ninh, vịnh
Gành Rái, Bà Rịa - Vũng Tàu hội tụ đủ ba yếu tố: Mật độ năng lượng GWh/km2; tiềm
năng GWh; hiệu suất GWh/km. Đủ điều kiện để xây dựng nhà máy thủy điện thủy
triều

3, Những ưu, nhược điểm, tiềm năng và hướng phát triển của 3 dạng năng lượng thủy
điện trên

3.1, Năng lượng thủy điện nhỏ

a, ưu điểm
 Cung cấp năng lượng sạch
 Giữ lại nguồn cung cấp nước
 Cung cấp hệ thống vận chuyển ổn định
 Bảo vệ môi trường nhờ “đập đuôi”

b, nhược điểm

 Lượng lớn người dân phải di dời


 Hồ chứa có thể dẫn đến phát thải khí nhà kính cao hơn
 Phá vỡ hệ sinh thái địa phương
 Tác động xấu đến mực nước ngầm
 Đầu tư tốn kém
 Duy trì hồ chứa nước là thách thức

c, tiềm năng

 Hệ thống sông ngòi của Việt Nam dày đặc, được phân bố trên nhiều
vùng lãnh thổ khác nhau. Tiềm năng thủy điện nhỏ phân bố tập trung
chủ yếu ở các vùng núi phía Bắc, Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Thủy
điện vẫn là nguồn năng lượng tái tạo có công suất cao nhất, đóng góp
khoảng 40% vào tổng công suất điện quốc gia. Tiềm năng thuỷ điện nhỏ
là rất lớn với hơn 2.200 sông suối với chiều dài hơn 10km. Trong đó
90% là các sông suối nhỏ, đây là cơ sở thuận lợi cho phát triển thủy điện
nhỏ.

 Tổng tiềm năng kỹ thuật của thuỷ điện nhỏ tại Việt Nam nằm trong
khoảng từ 1.600 MW – 2.000MW với quy mô đa dạng.
o Thứ nhất, công suất 100 – 10.000 kW mỗi trạm: 500 trạm thuỷ
điện nhỏ với tổng công suất là 1,400-1,800MW, chiếm 82% -
97% tổng các trạm thuỷ điện nhỏ.
o Thứ hai, công suất 5-100kW mỗi trạm: 2,500 trạm thuỷ điện nhỏ
với tổng công suất là 100-150MW, chiếm 5-7.5 % tổng các trạm
thuỷ điện nhỏ.
o Thứ ba, công suất 0.1 – 5 kW mỗi trạm (cũng được gọi là thuỷ
điện siêu nhỏ): tổng công suất là 50-100 MW, chiếm 2.5-5% tổng
công suất các trạm thuỷ điện nhỏ (Pham Khanh Toan et al.,
2010).

3.2, Thủy điện tích năng

a, Ưu điểm

 Thế mạnh lớn nhất của thủy điện tích năng là làm tăng tính hiệu quả của
hệ thống, khi tận dụng được điện năng dư thừa từ các nhà máy nhiệt
điện (điện than, điện khí, điện nguyên tử...) trong giờ thấp điểm, giúp
tăng hiệu suất hoạt động và ổn định vận hành cho các nhà máy này.
 Thủy điện tích năng cũng giống thủy điện truyền thống ở chỗ có thể
phản ứng rất nhanh khi nhu cầu điện tăng đột ngột, giúp đảm bảo an
toàn cung cấp điện, ổn định tần số mạng lưới điện, đồng thời rất thân
thiện với môi trường khi không hề tạo ra khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Nhưng khác với thủy điện truyền thống, thủy điện tích năng lại không
cần nhiều diện tích đất làm hồ chứa, bởi chỉ cần trữ một lượng nước vừa
đủ cho số giờ chạy thiết kế (thường từ 6-20 giờ) là được.
 Cũng do chủ động về nguồn nước dự trữ nên quá trình vận hành của
thủy điện tích năng không phụ thuộc nhiều vào chế độ thủy văn hàng
năm, có thể linh hoạt điều chỉnh công suất vận hành theo nhu cầu phụ
tải.

b, Nhược điểm

 Nhược điểm chủ yếu của thủy điện tích năng là hiệu suất vận hành chưa
cao (đạt khoảng 70-85%). Điều này gây ra bởi tổn thất năng lượng
không tránh khỏi trong quá trình bơm nước từ hồ chứa bên dưới lên hồ
chứa bên trên.
 Thủy điện tích năng không thể hoạt động độc lập như một cơ sở sản xuất
điện mà chỉ có thể phát huy tác dụng như một “bình ắc quy” trong một
hệ thống điện công suất tương đối lớn. Điều đó có nghĩa là thủy điện
tích năng chỉ có thể được xem xét đến khi đã xây dựng được một hệ
thống các nhà máy điện tương đối phong phú, và với các khu vực còn
thiếu điện trầm trọng hay ở cách xa các trung tâm sản xuất điện khác thì
việc xây dựng thủy điện tích năng là không mấy khả thi.
 Thủy điện tích năng đòi hỏi một địa hình khá đặc biệt, là những khu vực
có chênh lệnh độ cao lớn (lên đến hàng trăm mét) nhưng phải ở gần
nguồn nước để bố trí hai hồ chứa (lý tưởng nhất là các ngọn núi có đỉnh
rộng bên cạnh các con sông, suối lớn). Những vị trí như vậy thường là
vùng thiên nhiên hoang dã, có phong cảnh đẹp, nhu cầu bảo tồn cao,
đồng thời lại ít khi gần một cơ sở sản xuất điện lớn nào (để cân nhắc đến
yếu tố kinh tế khi xây dựng đường dây truyền tải điện).

c, Tiềm năng

Với mục tiêu phát triển thủy điện tích năng đóng vai trò là nguồn phủ đỉnh đã
được Việt Nam xem xét nghiên cứu. Năm 1999, Tổng Công ty điện lực Việt Nam
(nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam) đã phối hợp cùng tổ chức JICA của Nhật Bản
hoàn thành đề án Quy hoạch phát triển các nhà máy thủy điện tích năng ở Việt Nam.
Trên cơ sở các tiêu chí về kỹ thuật và môi trường, đã lựa chọn được 10 vị trí ưu tiên
có cân nhắc đến các yếu tố về chi phí xây dựng, cơ sở hạ tầng về giao thông, hệ thống
điện và khoảng cách tới các khu bảo tồn hiện có cũng như dự kiến trong tương lai. Ba
cấp độ phát triển thủy điện tích năng giai đoạn đến 2050 trong nghiên cứu này được
đề xuất như sau.

 Cấp độ 1: Cấp độ này giả định rằng mặc dù thủy điện tích năng được coi
là một phủ đỉnh và đã được dự kiến xây dựng trong Tổng sơ đồ 7. Tuy
nhiên, phát triển thủy điện tích năng lại phụ thuộc vào tiềm năng từng vị
trí trên cơ sở hài hòa về lợi ích và chi phí. Do vậy, chúng ta giả định
rằng kế hoạch phát triển không như mong đợi. Khi đó, ở cấp độ này
không có nhà máy thủy điện tích năng nào được xây dựng.
 Cấp độ 2: Cấp độ 2 giả định rằng một tổ máy của nhà máy thủy điện tích
năng được đưa vào vận hành trong giai đoạn 2025-2030. Giai đoạn từ
sau 2030-2050, công suất thủy điện tích năng sẽ được bổ sung thêm. Dự
kiến đến năm 2030, công suất lắp đặt là 600 MW; năm 2040 đạt
900MW, và giữ nguyên đến 2050.
 Cấp độ 3: Ở cấp độ này, giai đoạn đến 2030 thủy điện tích năng đạt
2.400MW, và giữ nguyên đến năm 2050.
 Cấp độ 4: Ở cấp độ này, đạt khoảng 8.000MW vào năm 2050.

3.3, Năng lượng thủy triều

a, Ưu điểm

 Ưu điểm của phương pháp khai thác nguồn điện từ dòng thủy triều là
nguồn tài nguyên tái tạo vô tận, sản xuất nhiều năng lượng và khi hoạt
động không cản trở tàu thuyền.
 Cánh quạt của tua bin có tốc độ quay chậm, không gây quá nhiều nguy
hiểm đối với các loài sinh vật sống dưới đại dương.
 Thiết kế tương tự tua bin gió, nhưng nước ổn định và dễ điều khiển hơn
nên lượng điện năng sản sinh ra từ nguồn năng lượng thủy triều sẽ đều
hơn.
 Là nguồn tài nguyên vô tận đồng thời trong bất kì hoàn cảnh thời tiết
như nào thiết bị vẫn vận hành được.

b, Nhược điểm

 Xây dựng các đập chắn thủy triều tại của sông làm thay đổi mực thủy
triều ở lưu vực sông.
 Đập chắn làm ảnh hưởng tới sự di chuyển của các sinh vật dưới nước,
nhiều loại sinh vật sống dưới sâu có thể bị chết bởi các cánh turbine.
 Có thế phá hủy nơi sinh sống của các động thực vật ở gần đập.
 Giá thành xây dựng các nhà máy sản xuất điện từ năng lượng thủy triều
còn khá cao
c, Tiềm năng

 Việt Nam với 3000km đường bờ biển có tiềm năng lớn để phát triển
năng lượng từ sóng biển. Tuy nhiên, rất tiếc là sự đầu tư và khai thác
nguồn năng lượng sạch này khá chậm so với thế giới đã và đang thực
hiện nhưng cũng đã có một số nhà đầu tư nước ngoài tìm đến Bình
Thuận xin được triển khai dự án xuất năng lượng từ sóng biển (điện thủy
triều), các tỉnh vẫn không thể trả lời vì đây là lĩnh vực mới mẻ.  Bên lề
Hội nghị Tổng hợp tình hình triển khai Luật điện lực do Bộ Công
thương tổ chức sáng 24-6, ông Hồ Sơn Hùng, Phó giám đốc Sở Công
thương
 Bình Thuận cho biết, Bình Thuận rất có tiềm năng khai thác cả 3 nguồn
năng lượng tái tạo gồm điện gió, điện mặt trời và điện thủy triều. Tuy
nhiên việc sản xuất điện thủy triều tại Việt Nam nói chung và Bình
Thuận nói riêng vẫn khó khăn bởi theo ông Hùng, ngành khí tượng thủy
văn chưa có số liệu đo bước sóng biển, làm cơ sở cho nhà đầu tư khảo
sát tiêm năng điện thủy triều cũng như đầu tư hệ thống sản xuất điện từ
sóng biển. suất đầu tư điện thủy triều dao động khoảng 18 tỉ đồng MW,
thấp hơn mức đầu tư khoảng 24 tỉ đồng MW của dự án thủy điện.

3.4, Năng lượng sóng

a, Ưu điểm

 Đó là nguồn năng lượng tái tạo


 Thân thiên với môi trường
 Dồi dào và có sẵn ở hầu hết các bãi biển
 Có nhiều biện pháp để khai thác dạng năng lượng này
 Dễ dàng dự đón về khả năng khai thác và sử dụng
 Ít phụ thuộc vào nước ngoài, đối với những nước có biển
 Không gây thiệt hại gì cho đất đai

b, Nhược điểm

 Địa điểm xây dựng nhà máy cần lựa chọn nơi thích hợp
 Có thể ảnh hưởng đến sinh thái biển
 Có thể ảnh hưởng đến giao thông trên biển
 Đòi hỏi một dòng chảy nhất quán của sóng mạnh mẽ để tạo ra số lượng
đáng kể năng lượng sóng
 Hiệu suất của năng lượng sóng giảm đáng kể trong thời tiết khắc nghiệt. 
 Máy phát điện năng lượng sóng có thể gây tiến ồn khó chịu cho một số
dân cư sống gần ở các khu vực ven biển

c, Tiềm năng

 Năng lượng sóng biển Việt Nam trên lý thuyết có thể trong top 10 nước
có tiềm năng năng lượng sóng biển tốt nhất thế giới. Đó là nhận định
của TS. Dư Văn Toán, Viện Nghiên cứu Biển và Hải đảo, Bộ Tài
nguyên và Môi trường.
 Năng lượng sóng biển Việt Nam có thể ở trong top 10 thế giới
 Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia Viện Nghiên cứu Biển và
Hải đảo, tổng công suất năng lượng sóng năm là 212 TWh/năm, chiếm
gần 1% tổng giá trị toàn cầu, đạt 90% nhu cầu điện năng hiện tại của
Việt Nam là 230 TWh/năm. Riêng khu vực ven biển từ Quảng Ngãi –
Ninh Thuận có tiềm năng năng lượng sóng biển tốt nhất trên dải bờ biển
Việt Nam. Tiếp theo đó là khu vực bờ biển Quảng Bình – Quảng Nam,
Bình Thuận – Bạc Liêu. 
 Là một dạng năng lượng vô tận, không tạo chất thải, không đòi hỏi bảo
trì cao và hoàn toàn miễn phí, nhưng sóng biển gần như không thể dự
đoán nên sự lệ thuộc của loại mô hình này vào tự nhiên là rất lớn. Bên
cạnh đó, không phải nơi nào cũng thích hợp xây dựng mô hình năng
lượng này. Ở Việt Nam, vấn đề nghiên cứu và sử dụng năng lượng sóng
biển chưa được quan tâm nhiều, nhưng với các hòn đảo vùng ven biển,
điện từ sóng biển có thể trở thành nguồn năng lượng tiềm năng và vô tận
khi giá thành điện từ nguồn năng lượng này mang tính cạnh tranh.

C, KẾT LUẬN

Thế giới đang phải đối mặt với khủng hoảng năng lượng, và cần tìm các nguồn
năng lượng thay thế năng lượng truyền thống.Vì vậy, những dạng năng lượng
tái tạo như năng lượng thủy triều, năng lượng sóng biển, thủy điện tích năng và
thủy điện cần được các nước trên thế giới chú trọng phát triển để có thể thay
thế 1 phần nguồn năng lượng truyền thống. Chúng ta hãy cùng tiếp tục chờ đợi
và theo dõi những động thái mới nhất trong lĩnh vực năng lượng đang rất nóng
bỏng hiện nay. Với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, con người
có quyền đặt niềm tin vào tương lai ổn định của ngành công nghiệp năng lượng
tái tạo mới. Đại dương, sông suối biết đâu sẽ mở ra một kỷ nguyên mới của
uranium, năng lượng hạt nhân hay như năng lượng thuỷ triều,song, nhiệt...
Trong bối cảnh tình hình môi trường ngày cành trầm trọng, bất kì ngành năng
lượng tái tạo mới nào cũng là một lối thoát cho tương lai loài người

D, TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang tin về phát triển công nghiệp công nghệ cao


Cơ quan của hiệp hội năng lượng Việt Nam

Trang nông nghiệp Việt Nam

Tạp trí điện tử Môi trường & Cuộc sống

Chuyên trang truyền thông, sở thông tin và truyền thông Biển, Đảo, Đầm phá
quê hương

You might also like