Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

- Thành phố Hồ Chí Minh ( thường được gọi là Sài Gòn) là một thành phố ở miền nam

Việt Nam nổi tiếng với vai trò nòng cốt trong chiến tranh Việt Nam.
- Sau khi đất nước thống nhất, “ Sài Gòn” được đổi tên thành “ Thành phố Hồ Chí Minh ”
vào ngày 2-7-1976, với hơn 300 năm hình thành và phát triển, thành phố có rất nhiều
công trình kiến trúc cổ, nhiều di tích và hệ thống bảo tàng phong phú.
Vị trí:
-Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong tọa độ địa lý khoảng 10o 10' – 10o 38’ vĩ độ Bắc và
1060 22'– 106054' kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây
Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu,
Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.
- Với tổng diện tích hơn 2.095 km2 , Thành phố được phân chia thành 19 quận và 5 huyện
với 322 phường- xã, thị trấn
Kinh tế:
Trong quá trình phát triển và hội nhập, thành phố Hồ Chí Minh luôn là một trung tâm
kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ của cả nước. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.
Tại đây, nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, tập trung nhiều khu công nghiệp trọng điểm.
Khu dân cư, khu nghỉ dưỡng,… cũng vô cùng phát triển.

Khí hậu:
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, thành phố Hồ Chí Minh có hai mùa rõ
rệt đó là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa diễn ra từ tháng 5 đến tháng 11 với lượng mưa
bình quân hàng năm là 1.979 mm và mùa khô diễn ra từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau
với nhiệt độ trung bình hàng năm là 27,55 0C.
-> Đến với nơi đây không chỉ choáng ngợp bởi những thiết kế hiện đại, những công trình
tiên tiến, nơi đây còn là thiên đường ẩm thực,… Tuy nhiên, do là một thành phố công
nghiệp, tập trung đông dân cư vì vậy nơi đây tồn đọng rất nhiều vấn nạn môi trường cần
được sớm khắc phục.

Ngoài ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí, thì tại thành phố
Hồ Chí Minh còn xuất hiện ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm ánh sáng,… Đây là những ô nhiễm
xuất phát từ chính nhịp sống tấp nập, nơi đô thị phồn hoa này.
Nhìn vào thực trạng ô nhiễm môi trường tại Thành phố Hồ Chí Minh  hiện nay, có lẽ
chúng ta không khỏi thốt lên vì ngạc nhiên. Nó như một hồi chuông báo động cần có
những biện pháp nhanh nhất, khẩn cấp nhất khắc phục tình trạng xấu nhất có thể xảy ra.
Đối với các cơ sở chăn nuôi, các chất thải gây ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng
trực tiếp tới sức khỏe con người, làm giảm sức đề kháng vật nuôi, tăng tỷ lệ mắc
bệnh, năng suất bị giảm, tăng các chi phí phòng trị bệnh, hiệu quả kinh tế của chăn
nuôi không cao,… Sức đề kháng của gia súc, gia cầm giảm sút sẽ là nguy cơ gây
nên bùng phát dịch bệnh. Vì vậy, WHO [2005] khuyến cáo phải có các giải pháp
tăng cường việc làm trong sạch môi trường chăn nuôi, kiểm soát, xử lý chất thải,
giữ vững được an toàn sinh học, tăng cường sức khỏe các đàn giống. Các chất thải
chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường do vi sinh vật (các mầm bệnh truyền nhiễm) là
đặc biệt nguy hiểm, vì nó sẽ làm phát sinh các loại dịch bệnh như ỉa chảy, lở mồm
long móng, tai xanh, cúm gia cầm H5N1,…

Ngoài thải ra chất thải như nói trên thì gia súc, gia cầm còn bài thải các loại khí hình thành từ quá trình hô hấp của
vật nuôi và thải ra các loại mầm bệnh, ký sinh trùng, các vi sinh vật có thể gây hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức
khỏe con người và môi trường sinh thái như: E. coli, Salmonella, Streptococcus fecalis, Enterobacteriae…

You might also like