Văn

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Câu hỏi 1: 

Anh (chị) hiểu thế nào về câu thơ đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” của bài
thơ “Tràng Giang”? Đề từ đó có mối liên hệ gì với bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của tác giả
trong bài thơ?
Trả lời: Lời đề từ “bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”
+Bâng khuâng: thể hiện được nỗi lòng của nhà thơ, thấy mênh mông, vô định, khó tả nổi cảm xúc
trước không gian rộng lớn.
+Trời rộng, được nhân hóa “nhớ sông dài” cũng chính là ẩn dụ nỗi nhớ của nhà thơ.
+ “Tràng Giang” thể hiện, triển khai tập trung cảm hứng ở câu đề từ.
Câu hỏi 2:  Nêu cảm nghĩ về âm điệu chung của toàn bài thơ “Tràng Giang”.
+Âm điệu chung của bài thơ: Buồn, bâng khuâng, man mác da diết, sầu lặng.
+Cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến, trầm buồn trước mênh mông sóng nước, cuộc đời. +Nhịp thơ 3/4
tạo âm điệu đều đều, trầm buồn như sóng biển trên sông.
+Sự luân phiên BB/ TT/ BB- TT/ BB/ TT có nhiều biến điệu trong khi sử dụng nhiều từ láy nguyên với sự
lặp lại đều đặn tạo âm hưởng trôi chảy triền miên cùng nỗi buồn vô tận trong cảnh và hồn người.
Câu hỏi 3:  Vì sao nói bức tranh thiên nhiên trong bài thơ “Tràng Giang” đậm màu sắc cổ điển mà
vẫn gần gũi, thân thuộc?
Trả lời: Bài thơ tạo nên bức tranh thiên nhiên cổ kính, hoang sơ:
+Không gian: mênh mông, bao la, rộng mở.
+Cảnh vật hiu quạnh, hoang vắng, đơn lẻ, hiu hắt buồn. Cổ kính, trang nghiêm, đậm chất Đường Thi.
+Các hình ảnh cổ: thuyền, nước, nắng, sông dài, trời rộng, bóng chiều, khói hoàng hôn… + “Tràng
Giang” vẫn chứa nét mới, nét hấp dẫn của thơ hiện đại: âm thanh tự nhiên, âm thanh cuộc sống bình
dị, mộc mạc được đưa vào thơ Sự hòa quyện, đan cài giữa chất cổ điển, sự gần gũi, thân thuộc tạo cho
bài thơ vẻ đẹp độc đáo, đơn sơ mà tinh tế, cổ điển mà hiện đại
Câu hỏi 4:  Tình yêu thiên nhiên ở “Tràng Giang” có thấm đượm lòng yêu nước thầm kín không?
Vì sao?
Trả lời: Huy Cận thể hiện nỗi buồn trong cảnh nước nhà mất chủ quyền, vì thế ông bơ vơ trước thiên
nhiên hoang vắng, niềm tha thiết với tự nhiên, cảnh vật cũng theo đó nhuốm buồn. Niềm tha thiết với
thiên nhiên, tạo vật cũng là niềm thiết tha với quê hương, đất nước. Thực tế, ở phương diện nào
đó Tràng Giang là bài thơ thể hiện tình yêu đất nước, non sông. Nỗi buồn trước cảnh mất nước được
hòa quyện trong cảnh vật của tự nhiên, Thông qua việc miêu tả cảnh vật, ông gián tiếp thể hiện tấm
lòng yêu nước và nỗi buồn của mình.
Câu hỏi 5:  Qua bài thơ “Tràng Giang” tác giả muốn gửi gắm điều gì?
"Tràng Giang" là một bài ca về tình yêu quê hương, đất nước nó dọn đường cho các tác phẩm sau này
của Huy Cận như "Đất nở hoa" hay "Những bài thơ cuộc đời".
Câu hỏi 6:  Phân tích những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ “Tràng Giang”
“Tràng Giang” có nhiều đặc sắc về nghệ thuật:
+Thể thơ thất ngôn trang nghiêm, cổ kính, với cách ngắt nhịp quen thuộc tạo nên sự hài hòa.
+Thủ pháp tương phản được sử dụng triệt để: hữu hạn/ vô hạn; nhỏ bé/ lớn lao, không/ có…
+Sử dụng đa dạng các kiểu từ láy: Láy âm (Tràng Giang, đìu hiu, chót vót…) láy hoàn toàn (điệp điệp,
song song, lớp lớp, dợn dợn…)
+Linh hoạt các biện pháp tu từ: Hữu hạn/ vô hạn, nhỏ bé/ lớn, không/ có…
Câu hỏi: Chỉ ra chất cổ điển và hiện đại của bài thơ “Tràng Giang”
*Chất cổ điển
+Đề tài sông nước: Đây là đề tài quen thuộc của thi sĩ muôn đời, đặc biệt là thơ cổ
+Nhan đề “Tràng giang”: Tràng giang là từ Hán Việt sắc thái trang trọng, cổ kính phảng phất phong vị
Đường thi.
+Tứ thơ: Mượn không gian hùng vĩ, đượm buồn khi chiều xuống, nhà thơ gửi gắm tâm sự của mình.
Không gian càng mênh mông, rợn ngợp, con người càng nhỏ bé, cô đơn, kiếp người lênh đênh giữa
dòng đời không biết đi đâu về đâu. Đây là tứ thơ quen thuộc trong thơ cổ.
+Thể thơ: Bài thơ được sáng tác theo thể thất ngôn: có khả năng bày tỏ suy tư, cảm xúc mênh mang
của con người.
+Tác giả vận dụng tự nhiên, nhuần nhuyễn lối đối hài hòa của thơ cổ.
+Cách ngắt nhịp truyền thống 2/2/3; 4/3 tạo sắc thái cổ kính, trang trọng.
+Thi liệu: Đọc bài thơ, ta bắt gặp nhiều hình ảnh quen thuộc trở đi trở lại trong áng văn thơ cổ điển
+Dòng sông dài mênh mông vắt ngang bầu trời cao rộng; bến vắng cô liêu; con thuyền lênh đênh xuôi
ngược; cánh chim nhỏ chao nghiêng dưới ánh hoàng hôn...
+Hình ảnh thơ chia thành hai hệ thống đối lập: một bên là thiên nhiên rộng lớn cao rộng, một bên là
kiếp người bé nhỏ, cô đơn.
+Bút pháp: Bút pháp họa vân hiển nguyệt của Đường thi: lấy động tả tĩnh, lấy cái vô hạn để tả cái hữu
hạn, lấy cái mênh mông rợn ngợp để tả cái bé nhỏ mong manh...
*Chất hiện đại trong thơ:
+Cách thể hiện trực tiếp cái tôi lãng mạn trước cuộc đời:
+Mỗi khổ thơ là một nỗi niềm của cái tôi cô đơn trước đất trời:
-Khổ 1: Cái rùng mình của thân phận trôi dạt trăm ngả trước lớp lớp sóng dồn.
-Khổ 2: Nỗi ngậm ngùi trước sự sống nhỏ nhoi, mong manh trong âm thanh của tiếng chợ chiều thưa
thớt.
+Nỗi buồn đặc trưng của Thơ mới: Đây là nỗi buồn có nguyên cớ từ đặc điểm tâm hồn, đời sống xã hội
bấy giờ. Đó là nỗi buồn nhân thế, nỗi buồn thời cuộc. Nỗi buồn tất yếu khi nhà thơ đa sầu đa cảm ý
thức được thân phận và cảnh ngộ của đất nước.
+Bức tranh thiên nhiên được quan sát dưới lăng kính cảm hứng vũ trụ: Nếu cảm xúc trong bài thơ là
cảm xúc của một cái tôi lãng mạn thì cảnh trong bài thơ được nhìn qua một tâm hồn lãng mạn với cảm
quan vũ trụ độc đáo. Không gian mở rộng dưới mọi chiều kích (điệp điệp, song song), (nắng xuống,
trời lên, sâu chót vót/ Sông dài, trời rộng, bến cô liêu). Trong bài thơ, hoàng hôn không chỉ có buồn mà
lấp lánh sắc màu. Một chữ "đùn" cho thấy được sự vận động của thiên nhiên với nội lực tiềm tàng
mãnh liệt.
*Thi liệu hiện đại:
+Nhà thơ đã làm mới những thi liệu xưa: "thuyền về nước lại": thuyền nước không gắn bó như thơ cổ
mà tan tác, chia lìa.
*Thi liệu mới mẻ: củi một cành khô lạc mấy dòng.
+Sử dụng thủ pháp phủ định để nhấn mạnh sự trống trải, lạnh lẽo: "Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều"
có hai cách hiểu, dù hiểu theo cách nào thì đều gợi sự liêu vắng, quạnh hiu.

You might also like