Tiểu Luận

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Họ và tên: Nguyễn Thị Yến Nhi

Msv: 677856

Lớp: K67KTTCA

Học phần: Kinh Tế Tài Chính

BÀI TIỂU LUẬN VỀ

TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TỚI PHÁT


TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Phần 1: Đặt vấn đề


 Đất nước ta đang trong quá trình chuyển mình sang kinh tế phát triển, đang từng
bước đổi mới nhằm nâng cao đời sống vật chất,tinh thần cho nhân dân.
 Sau 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, vấn đề việc làm ở nước ta từng
bước được giải quyết theo hướng tuân theo quy luật khách quan của kinh tế hóa và
thị trường lao động, góp phần đưa nền kinh tế nước ta phát triển đạt những thành
tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. Tuy nhiên, thực trạng vấn đề việc ở nước ta hiện nay
vẫn còn có nhiều bất cập, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát của nền kinh tế, đặc biệt
là từ sau khi nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại tế (WTO), đây là vấn đề nóng
bỏng “và không kém phần bức bách” đang được xã hội đặc biệt quan tâm, có tác
động không chỉ đối với sự phát triển kinh tế còn đối với đời sống xã hội của quốc
gia.
 Cùng với sự thất nghiệp “khủng” như hiện nay là những cuộc đăng ký N đông đảo
khắp nơi, nhất là khu vực tp.HCM và các tỉnh miền Đông với số người đăng ký
bảo hiểm thất nghiệp tăng đột biến. Trong khi đó các doanh phải dùng đủ mọi
cách lại không tuyển đủ lao động ... Đây là một nghịch lý mà nước ta đang phải
hứng chịu và cần có những biện pháp giải quyết một cách triệt để. nếu cứ kéo sài
thực trạng này sẽ làm ảnh hưởng xấu lớn đến nền kinh tế xã hội Việt Nam 

Phần 2: Nội dung


 Thực trạng tình hình thất nghiệp ở tp. HCM

 Tỷ lệ thất nghiệp ở TP.HCM là 7%, chủ yếu là thanh niên trẻ (trong lớp người
trẻ 15 – 24 tuổi có tỷ lệ thất nghiệp đến 15%). Thêm vào đó, số người thất
nghiệp 12 tháng chiếm tới 43% ở Ðồng Nai và 49% ở TP. Hồ Chí Minh.
[Trích Báo cáo sơ khởi: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NỘI BỘ CÁC NGÀNH
KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM]
 Số người thất nghiệp quý III năm 2022 là gần 1,06 triệu người. Trong tháng
tháng 9 năm 2022, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động là gần 1,08 triệu
người, tỉ lệ thất ngiệp là 2,35% [ trích Cổng thông tin điện tử kế hoạch và đầu
tư ]
 Trong 7 tháng đầu năm 2021, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường có xu
hướng gia tăng, với 79.673 doanh nghiệp, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm
2020. Riêng thành phố Hồ Chí Minh có 23.199 doanh nghiệp rút lui khỏi thị
trường (chiếm 29,1% doanh nghiệp rút lui của cả nước, tăng 14,8% so với
cùng kỳ năm 2020). Đây là số kỷ lục về số lượng doanh nghiệp phải tạm
ngừng kinh doanh trong 7 tháng đầu năm tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn
2016 – 2020.[ Trích Báo lao động thủ đô]

 Các yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng thất nghiệp tại tp. HCM

 Lực lượng lao động có chất lượn và trình độ thấp:


 Thành phố có nguồn lao động dồi dào nhưng trình độ chuyển môn kỹ
thuật còn thấp, chủ yếu là lao động nông nghiệp, nông thôn, tỷ lệ lao
động chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ cao (gần 46%) chưa đáp ứng
được yêu cầu phát triển.Định hướng phát triển kinh tế của thành phố
trong tương lai là ưu tiên phát triển lĩnh vực dịch vụ chất lượng cao và
ngành công nghiệp công nghệ cao. Do đó, nguồn nhân lực thực tế khi
đáp ứng yêu cầu đặt ra về chất lượng nguồn nhân lực. [1]
 Thể lực lao động ở mức trung bình so với thế giới, chưa dáp ứng được
cường độ làm việc và những yêu cầu trong sử dụng máy móc thiết bị
theo tiêu chuẩn quốc tế.
 Cường độ làm việc và những yêu cầu trong sử dụng máy móc thiết bị
theo tiêu chuẩn quốc tế.
 Một bộ phận lớn người lao động hiện nay chưa được tập huấn về kỷ luật
lao động công nghiệp, tùy tiện về giờ giấc và hành vi.

 Chính sách bảo hiểm thất nghiệp, giới thiệu việc làm thời gian qua ở nước ta
nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng vẫn còn bộc lộ hạn chế:

 Các trung tâm giới thiệu việc làm còn hạn chế về khả năng tư vấn, giới
thiệu việc làm, thu thập thông tin về cung - cầu lao động, không kết nối
dữ liệu.
 Hệ thống thông tin thị trưởng lao động chưa hoàn thiên, chưa có sự kết
nối về thông tin trên phạm vi vùng, cả nước, hoạt động phân tích và dự
báo thị trường lao động còn yếu kém, gây ảnh hưởng lớn đến việc hoạch
định chính sách kinh tế - xã hội nói chung, chính sách phát triển nguồn
nhân lực, trong đó có nguồn nhân lực chất lượng cao và giải quyết việc
làm nói riêng
 Chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở TP. HCM cũng như ở nước ta hiện
nay chỉ mới tập trung hỗ trợ người lao động sau khi thất nghiệp chứ
chưa chủ động có giải pháp hỗ trợ người lao động nhằm duy trì việc
làm, phòng tránh thất nghiệp.

 Tác động của thất nghiệp lên tp. HCM


 Khiến hàng loạt doanh nghiệp phải đóng cửa:
 Trong 7 tháng đầu năm 2021, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường có
xu hướng gia tăng, với 79.673 doanh nghiệp, tăng 25,5% so với cùng kỳ
năm 2020.[1]
 Riêng thành phố Hồ Chí Minh có 23.199 doanh nghiệp rút lui khỏi thị
trường (chiếm 29,1% doanh nghiệp rút lui của cả nước, tăng 14,8% so
với cùng kỳ năm 2020).[1]

 Ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người lao động

 Người lao động bị thất nghiệp, tức mất việc làm, sẽ mất nguồn thu
nhập. Do đó, đời sống bản thân người lao động và gia đình họ sẽ khó
khăn. Điều đó ảnh hưởng đến khả năng tự đào tạo lại để chuyển dổi
nghề nghiệp, trở lại thị trường lao động; con cái họ sẽ khó khăn khi đến
trường; sức khoẻ họ sẽ giảm sút do thiếu kinh tế để bồi dưỡng, để chăm
sóc y tế…

 Ảnh hưởng đến trật tự xã hội, gia tăng làm trật tự xã hội không ổn định

 Hiện tượng lãn công, bãi công, biểu tình đòi quyền làm việc, quyền
sống,… tăng lên
 Gia tăng phát sinh tệ nạn xã hội; trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút, mại
dâm,v.v…
 Sự ủng hộ của người lao động đối với nhà cầm quyền cũng bị suy giảm.
Từ đó, có thể có những xáo trộn về xã hội, thậm chí dẫn đên biến động
về chính trị

 Cả chính phủ và nền kinh tế đều bị ảnh hưởng bị nghiêm trọng

 Tạo ra sự áp đặt chi phí cơ hội cho nền kinh tế, chưa thể sử dụng hiệu
quả tất cả các nguồn lực dẫn đến nền kinh té khó tạo ra nhiều hàng hoá
và dịch vụ tối ưu :các dây truyền sản xuất ít, chậm trễ, giảm năng xuất
và hiệu quả
 Làm giảm nhu cầu chi tiêu sử dụng các loại hàng hoá dịch vụ của người
dân khiến thu nhập và lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm, từ đó
doanh thu từ thuế thu nhập và thuế doanh nghiệp của chính phủ không
ổn định và giảm sút so với mức có thể
 Gây áp lực lên chi tiêu công dành cho trợ cấp thất nghiệp đồng thời
chính phủ có khả năng phải chi tiêu nhiều hơn cho việc chăm sóc y tế
 Thất nghiệp đồng nghĩa với nền kinh tế đang đến với ngưỡng suy thái :
tổng thu nhập thấp hơn tiềm năng, ngân sách nhà nước bi thu hẹp, thiếu
vốn đầu tư

[TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN]


 Giải pháp:
o Về tài khóa, sẽ tiếp tục đẩy mạnh đầu tư phát triển dựa vào củng cố nguồn
thu; giãn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho các thành phần kinh tế.
o Về tiền tệ, sẽ tiếp tục bù lãi suất tín dụng cho vốn vay trung và dài hạn phục
vụ đầu tư máy móc thiết bị cho nền kinh tế nói chung và cho khu vực nông
nghiệp nói riêng với các khoản.
o Kích thích tăng trưởng bằng các gói kích cầu.
o Sắp xếp lại cơ cấu lao động đồng thời nâng cao trình độ cho người lao
động. Việt Nam có dân số trẻ nguồn lao động dồi dào, chi phí rẻ nhưng do
cơ cấu bố trí chưa hợp lý nên việc khai thác lao động kém hiệu quả.
o Tăng nguồn vốn đầu tư (chủ yếu lấy từ dự trữ quốc gia, vay nợ nước ngoài)
đẩy nhanh tiến bộ xây dựng cơ sở hạ tầng, làm thủy lợi, thủy điện giao
thông… nhằm tạo việc làm mới cho người lao động. Đồng thời, nới lỏng
các chính sách tài chính, cải cách thủ tục hành chính nhằm thu hút vốn đầu
tư của nước ngoài tạo nguồn việc làm cho người dân. Bên cạnh đó khuyến
khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho các doanh nghiệp vay
vốn để mua sắm trang thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất.
o Ưu đãi đối với doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư
các dự án, công trình có quy mô lớn, tạo nhiều việc làm, hỗ trợ các doanh
nghiệp thông qua việc giảm thuế, hoán thuế, khoanh nợ song song với cam
kết phải duy trì việc làm cho số lao động hiện tại và thu hút thêm lao động
nếu có thể, hỗ trợ vay vốn cho các doanh nghiệp gặp khó khăn để duy trì
sản xuất, bảo đảm việc làm cho người lao động.
o Phát triển kinh tế nhiều thành phần, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các
khu côngnghiệp các dự án kinh tế. giúp tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm
cho công nhân.
o Để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động cần chuyển dịch cơ cấu lao động
theo hướng công nghiệp và dịch vụ, hướng người lao động đến những việc
làm ở những ngành nghề, đem lại giá trị cao trong các chuỗi giá trị, với
điều kiện lao động phải có hiểu biết, có kỹ năng chuyên môn để dần thay
thế khu vực kinh tế nông nghiệp kém hiệu quả bằng khu vực kinh tế có giá
trị cao hơn, thông qua đó nâng cao đời sống và thu nhập của người lao
động, tạo ra một thị trường lao động cạnh tranh để giảm nguy cơ thất
nghiệp khi có khủng hoảng.
o Lao động nông thôn rất cần được đào tạo, dạy nghề, họ cần có trình độ
chuyên môn và cập nhật kiến thức để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế
của đất nước.
o Cần đẩy nhanh tiến độ đô thị hóa và phát triển mạnh các khu kinh tế vệ
tinh, các khu công nghiệp và các làng nghề, tăng cường mối quan hệ giữa
sản xuất công nghiệp với nông nghiệp và dịch vụ, đặc biệt khai thác mối
liên kết kinh tế giữa các thành phố lớn với các khu vực phụ cận nhằm tạo ra
nhiều việc làm tại chỗ.
o Cần có sự phát triển bền vững và đồng bộ thị trường hàng hóa, thị trường
đất đai, thị trường vốn, thị trường lao động và thị trường tín dụng.
o Tổng liên đoàn lao động các tỉnh, thành phố giúp đỡ người lao động sớm
tìm được việc làm mới thông qua trung tâm tư vấn việc làm. Bên cạnh việc
giải quyết việc làm thì đầu tư cho công tác dạy nghề cũng là biện pháp kích
cầu không kém phần quan trọng.
o Hoàn thiện hệ thống bảo hiểm thất nghiệp và an sinh xã hội.
o Tình trạng thất nghiệp sau khi tốt nghiệp đại học đang diễn ra. Để khắc
phục tình trạng này thì việc làm tốt công tác hướng nghiệp trong nhà trường
phổ thông, phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội là hết sức cần thiết.

You might also like