Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

2.2.3.

Phân tích các chỉ tiêu tồn kho

Việc phân tích các chỉ tiêu giúp cho các nhà quản lý, các nhà đầu tư hay một bên
thứ ba có liên quan dễ tiếp cận, nắm bắt được tình hình kinh doanh cũng như những hoạt
động trong kỳ kinh doanh của Vinamilk

Chỉ tiêu Công thức tính Đơn vị Năm 2021 Năm 2022
Số vòng quay hàng tồn kho Giá vốn hàng bán Lần 5,9 6,5
Giá trị hàng tồn kho
Thời gian luân chuyển hàng 360 Ngày 61 55,3
tồn kho Hệ số vòng quay HTK

Khả năng luân chuyển hàng tồn kho được đánh giá thông qua các chỉ tiêu số vòng
quay hàng tồn kho và thời gian luân chuyển HTK. Số vòng quay hàng tồn kho năm 2021
là 5,9 vòng, mỗi vòng là 61 ngày. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho năm 2022 tăng lên
thành 7 vòng nguyên nhân do công ty mở rộng quy mô hàng tồn kho và lượng sản phẩm
tiêu thụ tăng do năm 2022 là thời điểm phục hồi mạnh mẽ các hoạt động sản xuất kinh
doanh và mua bán hàng hóa sau 2 năm chịu ảnh hưởng nặng nề do tình hình diễn biến
phức tạp của dịch bệnh Covid-19 nên doanh thu cũng tăng so với năm 2021. Dù vậy,
công ty vẫn cần tính toán lại lượng hàng tồn kho hợp lí nhằm giảm các chi phí quản lý,
lưu kho góp phần gia tăng nguồn vốn, tránh tình trạng ứ đọng góp phần nâng cao lợi
nhuận của Vinamilk.

2.2.4. Phân tích mô hình hàng tồn kho EOQ của Vinamilk

Nhu cầu về nguyên liệu của Vinamailk không ngừng tăng lên nhanh chóng trong
những năm qua. Phục vụ nhu cầu này Vinamilk đã chủ động trong việc đầu tư các trang
thiết bị có quy mô và công suất lớn và tăng cường công tác thu mua sữa tươi nguyên liệu
để sản xuất ra sữa tươi thành phẩm. Với hệ thống EOQ dùng để quản lý hàng tồn kho tại
Vinamilk thì hệ thống này được chủ yếu được dùng trong việc quản lý sữa tươi nguyên
liệu.

Các giả định của mô hình EOQ như sau:

 Nhu cầu về hàng tồn kho ổn định (không thay đổi).


 Thời gian chờ hàng kể từ khi đặt hàng đến khi nhận hàng là xác định và không
thay đổi.
 Công ty tiếp nhận toàn bộ số hàng đặt mua từ nhà cung ứng tại cùng một thời
điểm.
 Chỉ có duy nhất 2 loại chi phí là chi phí đặt hàng và chi phí bảo quản.
 Không xảy ra hiện tượng hết hàng nếu đơn hàng được thực hiện đúng hạn, tức là
nếu việc đặt hàng sau khi xác định được lượng hàng tồn kho tối ưu và đặt hàng
được thực hiện đúng hạn thì sẽ hoàn toàn không có tình trạng thiếu hụt hàng tồn
kho dẫn đến gián đoạn sản xuất và tiêu thụ

Trong đó ta có:

D: Tổng nhu cầu sữa tươi nguyên liệu trong năm

d: Tổng nhu cầu sữa tươi nguyên liệu trong ngày

P: Chi phí cho mỗi lần đặt hàng

EOQ: Số lượng đặt hàng hiệu quả

C: Chi phí bảo quản trên một tấn hàng tồn kho

TCmin: Tổng chi phí tồn kho tối thiểu

L: Thời gian chờ từ lúc đặt hàng đến khi nhận được hàng

n*: Số lượng đặt hàng tối ưu trong năm

T*: Khoảng thời gian dự trữ tối ưu

Thứ nhất xác định nhu cầu sữa tươi nguyên liệu mỗi năm và hàng ngày của công ty
trong năm 2022. Biết rằng khối sản xuất của Vinamilk làm việc 360 ngày trong 1 năm
(đơn vi: tấn sữa)

Chỉ tiêu Năm 2022


Nhu cầu sữa tươi nguyên liệu trong năm (D) 423000
Nhu cầu sữa tươi nguyên liệu trong ngày (d) 1175
Thứ hai, chi phí đặt hàng cho một đơn hàng của Vinamilk (đơn vị: VNĐ)

Chỉ tiêu Chi phí cụ thể Năm 2022


Chi phí đặt hàng cho  Gọi điện, thư giao dịch 4.000.000
một lần đặt hàng (P)  Giá mua sản phẩm 10.904.677.000
 Chi phí vận chuyển, kiểm tra hàng 344.980.000
hóa
Tổng 11.253.657.000
Thứ ba, chi phí bảo quản cho sữa tươi nguyên liệu của Vinamailk (đơn vị: VNĐ)

Chỉ tiêu Năm 2022


Chi phí bảo quản sữa tươi nguyên liệu (C) 521.305
Chi phí bảo quản trên được áp dụng cho 1 đơn vị tấn sữa nguyên liệu tại Vinamilk

Dựa vào C,P,D vừa tính được (theo giả định) ở trên để tính mức tồn kho tối ưu
(EOQ*), tổng chi phí tồn kho tối thiểu (TCmin), Khoảng thời gian dự trữ tối ưu (T*),
điểm tái đặt hàng của công ty (R) và số lượng đơn đặt hàng tối ưu trong năm (n*). Biết
rằng giả định thời gian chờ từ lúc đặt hàng đến lúc nhận được hàng (L) trong cả năm là 7
ngày làm việc
Chỉ tiêu Công thức tính Đơn vị Năm 2022
Số lượng hàng đặt có hiệu Tấn sữa 135.140
quả (EOQ*)
Tổng chi phí tồn kho tối VNĐ 70.449.507.890
thiểu (TCmin)
Khoảng thời gian dự trữ tối Ngày 115
ưu (T*)
Điểm tái đặt hàng (R) Tấn sữa 8225
Số lần đặt hàng tối ưu Lần 4
trong năm (n*)
Tổng chi phí tồn kho thực tế của công ty không tính đến chi phí cơ hội của khoản
tiền bỏ ra cho hàng tồn kho và chi phí thiệt hại khi không có hàng, đây là 2 chi phi quan
trọng gây ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của công ty. Và trong EOQ,
tổng chi phí tồn kho chỉ bao gồm chi phí đặt hàng và chi phí lưu kho, các chi phi khác
(chi phí thiệt hại khi không có hàng, chi phí mua hàng) đều bị bỏ qua. Đồng thời do đặc
điểm của mỗi loại nguyên liệu là khác nhau cũng như phương thức đóng gói của nhà sản
xuất, nhà cung ứng, chu trình đặt hàng, thời gian chờ từ khi đặt hàng đến khi giao hàng...
nên lượng đặt hàng tối ưu này không thể hoàn toàn tuân thủ theo mô hình EOQ mà còn
theo kinh nghiệm của các nhân viên tại bộ phận kế hoạch sản xuất. Trong một số trường
hợp, khối lượng đặt hàng còn phụ thuộc một phần vào yêu cầu của nhà quản lý khâu sản
xuất khi có những tình huống thiếu hàng nguyên vật liệu xảy ra trong quá trình sản xuất
cũng như phụ thuộc vào các chương trình khuyến mãi ưu đãi của công ty. Do vậy kết quả
của mô hình EOQ cũng chưa hoàn toàn chính xác. Chính vì vậy công ty khi ra quyết định
liên quan đến hàng tồn kho bên cạnh việc tham khảo kết quả của mô hình EOQ, Vinamilk
còn cần dựa vào tình trạng sản xuất kinh doanh thực tế để có những quyết định dự trữ
hàng tồn kho thích hợp.

You might also like