BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO SÚC VẬT GÂY RA - THỰC TRẠNG VÀ KHUYẾN NGHỊ

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 9

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO SÚC VẬT GÂY RA – THỰC TRẠNG

VÀ KHUYẾN NGHỊ
SV: LÊ HỒNG YẾN DUYÊN
Sinh viên viện đào tạo quốc tế NIIE – Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
Tóm tắt
Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra là chế định đã tồn tại rất lâu trong pháp luật Việt
Nam. Qua các thời kỳ, chế định bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cũng có nhiều thay
đổi. Xoay quanh chế định bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra, có một số vấn đề được
đặt ra như: Súc vật là gì? Trong những trường hợp nào thì trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do súc vật gây ra phát sinh? Trong đó có trường hợp nào không phải chịu trách nhiệm
bồi thường? Khi thiệt hại phát sinh thì ai sẽ chịu trách nhiệm bồi thường? Bên cạnh đó
còn có vấn đề về bồi thường thiệt hại do súc vật thả rông theo tập quán gây ra. Ngoài súc
vật thì còn có thú dữ thuộc nguồn nguy hiểm cao độ cũng được quy định trong BLDS
2015, vậy ngoài 2 nhóm động vật này thì các động vật khác như thú hoang trên rừng nếu
gây thiệt hại cho con người thì ai sẽ chịu trách nhiệm bồi thường? Và vấn đề súc vật lây
lan dịch bệnh làm phát sinh thiệt hại thì liệu có phát sinh trách nhiệm bồi thường? Tuy đã
được quy định về vấn đề bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra trong BLDS 2015, nhưng
do những quy định chưa đầy đủ và rõ ràng nên dẫn đến nhiều bất cập trong quá trình áp
dụng thực tiễn. Bài viết nghiên cứu về Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra tại Việt
Nam, thực trạng và hướng hoàn thiện.
Từ khoá: Bồi thường thiệt hại do súc vật, động vật gây thiệt hại, trách nhiệm bồi thường, súc
vật tấn công, thú hoang tấn công
Abstract
Compensation for damage caused by animals is a long-standing institution in Vietnamese law.
Over the years, the regulation of compensation for damage caused by animals has also changed a
lot. Revolving around the regulation of compensation for damage caused by animals, there are a
number of issues raised such as: What is an animal? Under what circumstances does the liability
for damage caused by animals arise? Which of these cases is not liable for compensation? When
damage occurs, who will be responsible for compensation? In addition, there is the issue of
compensation for damage caused by customary grazing animals. In addition to animals, there are
wild animals of a highly dangerous source which are also specified in the 2015 Civil Code, so
besides these two groups of animals, other animals such as wild animals in the forest, if they
cause damage to humans, who will bear the responsibility? responsibility compensation? And the
problem of animals spreading disease causing damage, will there be a liability for compensation?
Although the issue of compensation for damage caused by animals has been regulated in the
2015 Civil Code, the provisions are incomplete and unclear, leading to many inadequacies in the
process of practical application. Research paper on Compensation for damage caused by animals
in Vietnam, the current situation and directions for improvement.
Keywords: Compensation for damage caused by animals, animals causing damage, liability for
compensation, animal attack, wild animal attack
1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra theo pháp luật Việt Nam
1.1. Cơ sở pháp lý
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra được đề cập trong điều 603 Bộ luật dân sự
2015:
“1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm
hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì
người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên
đới bồi thường thiệt hại.
3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử
dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi
trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi
thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.” [1]
Bộ luật Dân sự 2015, Luật Chăn nuôi 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành khác không đưa
ra khái niệm súc vật. Trong luật Chăn nuôi 2018 chỉ có giải thích từ ngữ về “vật nuôi”, “gia súc”,
“gia cầm” và “động vật khác” mà không có giải thích về “súc vật”
Theo từ điển tiếng Việt: Từ “súc vật” cũng không được định nghĩa rõ ràng, chỉ được định nghĩa
một cách khái quát chung chung là “giống vật nuôi trong nhà”, “thú vật nuôi trong nhà”.[2]
Trong các nguồn định nghĩa về từ “súc vật” trên Internet thì Wikipedia có định nghĩa rõ ràng
nhất: “Súc vật hay còn gọi là vật nuôi theo cách hiểu chung nhất là những loài động vật được
nuôi trong nhà, chúng có thể được thuần hóa (hoàn toàn) hoặc bán thuần hóa (thuần hóa một
phần) hoặc được thuần dưỡng, huấn luyện. Súc vật có thể bao gồm gia súc, gia cầm, thú cưng
hoặc vật nuôi khác. Súc vật được nuôi và sử dụng trong nông nghiệp, công nghiệp, thể thao, giải
trí, bầu bạn và các công việc khác.” [3]
Như vậy, súc vật có thể hiểu là “thú vật nuôi trong nhà”, “động vật đã được thuần hóa”, là loài
động vật được nuôi trong nhà với các mục đích dùng trong sinh hoạt đời sống của con người.
Nếu dựa trên định nghĩa này thì có thể hiểu súc vật là các loài thú nuôi trong nhà như chó,
mèo… hoặc các loài gia cầm như gà, vịt… gia súc như bò, lợn, dê, cừu… Và cũng có thể hiểu
“súc vật” là động vật hoang dã đã được thuần hóa, là “thú dữ” đã được thuần hóa. Bên cạnh đó,
từ “thú dữ” cũng được nhắc đến trong khoản 1 điều 601 BLDS 2015 khi được xếp vào nhóm
“nguồn nguy hiểm cao độ”. Tương tự như từ “súc vật”, Bộ luật dân sự 2015 và các nguồn luật
khác cũng không đưa ra khái niệm về “thú dữ”. Chúng ta chỉ có thể dựa vào các khái niệm xuất
phát từ nhiều quan điểm khác nhau để có thể hiểu một cách chung chung về “súc vật” và “thú
dữ”. Chính vì không có văn bản nào có giá trị pháp lý quy định một cách rõ ràng về khái niệm
cũng như phân loại của “súc vật” và “thú dữ” nên từ đó phát sinh nhiều khó khăn trong việc áp
dụng pháp luật vào thực tế, dẫn đến nhiều tranh cãi.
1.2. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường
Để làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra thì trước tiên phải có tác
động gây ra thiệt hại từ súc vật. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây
ra thuộc khoản 3, Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
“Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm
bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”.
Trong trường hợp này thì thiệt hại là do tài sản gây ra nên không có thiệt hại về danh dự, nhân
phẩm, uy tín. Thiệt hại do súc vật gây ra là thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng nên trách
nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ được căn cứ theo Điều 589, 590, 591 của Bộ luật Dân sự 2015.
1.3.Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường
Theo Bộ luật dân sự 2015 thì chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tài sản
và tính mạng do súc vật gây ra là chủ sở hữu, người chiếm hữu, người sử dụng súc vật đó.
Trường hợp nếu có người thứ ba có lỗi làm cho súc vật gây ra thiệt hại thì người thứ ba phải chịu
trách nhiệm, nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại. Nếu chủ sở hữu, người chiếm hữu, người sử dụng súc vật không quản lý kĩ, để
người khác chiếm hữu và sử dụng trái pháp luật cũng phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường.
Có một điểm đã bị lược bỏ ở Bộ luật dân sự 2015 đó là ở khoản 1, Điều 625 Bộ luật dân sự 2005
quy định như sau:
“nếu người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong việc làm súc vật gây thiệt hại cho mình thì chủ sở
hữu không phải bồi thường”
Đây là trường hợp nếu người bị thiệt hại có lỗi trong việc làm cho súc vật của người chủ sở hữu,
người chiếm hữu, người sử dụng gây ra thiệt hại cho mình thì chủ sở hữu, người chiếm hữu,
người sử dụng súc vật sẽ được miễn trừ trách nhiệm. Do đã bị lược bỏ nên bất kể lỗi là do người
bị thiệt hại thì theo Bộ luật dân sự 2015, chủ sở hữu, người chiếm hữu, người sử dụng vẫn phải
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Quy định này được thay đổi nhằm nâng cao ý thức; trách
nhiệm của chủ sở hữu đối với súc vật. Tuy nhiên, nếu theo Bộ luật dân sự 2015 thì khi chủ sở
hữu đã quản lý kĩ nhưng nhưng vẫn xảy ra thiệt hại trong trường hợp như trộm vào nhà bị chó
cắn, như vậy chủ sở hữu vẫn phải bồi thường thiệt hại? Trộm vào nhà trộm súc vật đã được quản
lý kỹ và chiếm hữu súc vật đó bật hợp pháp, sau đó bị súc vật đó tấn công thì liệu chủ sở hữu vẫn
phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại? Theo tôi đây là một số bất cập khi lược bỏ điểm này
ở Bộ luật dân sự 2015.
Hiện nay, tại các vùng nông thôn, vùng núi dân tộc thiểu số nước ta vẫn còn phong tục tập quán
thả rông gia súc, đây là những thói quen lâu đời và gắn bó với đời sống của người dân. Chính vì
là thói quen, tập quán được hình thành từ lâu nên vấn đề thay đổi là rất khó nên pháp luật Việt
Nam có quy định về vấn đề thả rông súc vật theo tập quán cụ thể theo khoản 4, Điều 603 Bộ luật
dân sự 2015 như sau:
“Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi
thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.”
Như vậy, nếu có thiệt hại xảy ra thì chủ sở hữu súc vật phải bồi thường theo tập quán, mà tập
quán đó không được trái với pháp luật, trái với đạo đức.
2. Thực trạng về vấn đề bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra tại Việt Nam
Thứ nhất, động vật phát điên tấn công người, lỗi của chủ sở hữu hay sự kiện bất khả kháng?
Súc vật vốn dĩ là những động vật hoang dã, được con người thuần hóa nên bản chất vẫn còn sự
hoang dã, thú tính. Trong một số trường hợp khi súc vật mắc bệnh (trâu bò phát điên, chó dại…)
chúng có thể thay đổi tâm tính và tấn công con người. Những động vật to khỏe như trâu, bò… thì
dù con người có quản lý kĩ thì khi chúng nổi điên cũng rất nguy hiểm, khó mà kiểm soát được.
Nếu trong trường hợp đó thì có nên xác định lại đó là súc vật hay thú dữ để thay đổi điều luật áp
dụng hay không? Hay vấn đề này thuộc sự kiện bất khả kháng như theo khoản 3 Điều 584 Bộ
luật dân sự 2015? Hay vẫn quy trách nhiệm về cho chủ sở hữu như điều 603 Bộ luật dân sự
2015?
Trường hợp thực tế là vụ việc Trâu, bò nổi điên húc chết 2 người tại Hà Tĩnh. [4]
Trong hai ngày 18 và 19/2, xảy ra liên tiếp 2 vụ chết người vì trâu, bò nổi 'điên'. Sáng 18/2, ông
Lê Đức Khoát (66 tuổi, ở xã Thạch Mỹ, huyện Mỹ Hà, tỉnh Hà Tĩnh) được phát hiện nằm chết
giữa vũng bùn tại cánh đồng của xã, bên cạnh có sợi dây thừng. Theo người nhà ông Khoát, buổi
sáng cùng ngày ông dắt bò ra đồng, đóng cọc để cho ăn cỏ.
Từ kết quả khám nghiệm hiện trường, cơ quan chức năng nhận định nhiều khả năng ông Khoát
đã bị bò kéo khi đang đóng cọc, nên bị ngã úp mặt xuống vùng bùn. Do sức khỏe yếu cộng với
trời rét nên người đàn ông này đã tử vong. Đến sáng 19/2, tại xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân,
tỉnh Hà Tĩnh cũng xảy ra một sự việc đau lòng.
Theo đó, khoảng 8h sáng cùng ngày, ông Đặng Văn Phái (SN 1974) dắt trâu ra ruộng đi cày.
Vừa cày được mấy đường, con trâu bất ngờ "nổi điên", quay lại húc thẳng vào người chủ, khiến
ông Phái bị thủng bụng, tử vong tại chỗ. Được biết, con trâu này được gia đình ông Phái mua về
nuôi từ 7 năm trước, chưa bao giờ chứng kiến sự việc kinh hoàng như vậy.
Thứ hai, nuôi thú rừng xổng chuồng tấn công người, “thú dữ hay súc vật”?
Theo cách giải thích từ wikipedia thì “súc vật” là vật nuôi trong nhà đã được thuần hóa hoàn toàn
hoặc thuần hóa một phần, còn “thú dữ” theo từ điển tiếng Việt [5] là loài thú lớn, rất dữ như hổ,
báo…Cách giải thích còn rất rộng, chưa rõ ràng. Vậy trường hợp dưới đây – heo rừng nuôi là thú
được nuôi trong nhà nhưng chưa được thuần hóa và rất hung hăng này sẽ được xếp vào “súc vật”
hay “thú dữ”?
Trường hợp thực tế: Heo rừng nuôi tấn công người dân [6]
Tin trên Zing, ngày 25/1, ông Nguyễn Đình Tam - Giám đốc bệnh viện Đa khoa huyện Thạch
Thành (Thanh Hóa) cho biết, vừa cấp cứu nạn nhân Phạm Văn Thạch (thôn Đồng Hương, xã
Thạch Sơn) do bị lợn rừng lai tấn công.
Bệnh nhân Thạch nhập viện vào chiều 24/1 trong tình trạng bất tỉnh, mất nhiều máu do bị 2 vết
cắn ở đùi với dài 8cm, vết thương ở tay trái 14cm, đứt gân tay và gân chân.
Theo TTXVN, trước đó, chiều 24/1, một con lợn rừng nặng gần 100kg trong trang trại của ông
Bùi Minh Thông - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa đã xổng
chuồng ra ngoài và tấn công nhiều người, khiến người dân trong khu vực hoảng loạn.
Ông Phạm Văn Thạch do chạy không kịp đã bị con lợn rừng trên tấn công.
Nhiều người dân dùng gậy, đá ném, khi đó con lợn mới chạy đi. Mọi người tiếp tục đuổi đánh
đến khi con lợn đuối sức và bị bắt trói lại.
Thứ ba, thú hoang và một số động vật khác chưa có quy định pháp luật về bồi thường thiệt
hại.
Bộ luật dân sự hiện hành chỉ quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do động vật gây ra là súc
vật và thú dữ, tuy nhiên chưa có quy định nào về trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra do thú
hoang và các động vật khác. Thú hoang là động vật hoang dã trên rừng, không thuộc sự nuôi
dưỡng và quản lý của người dân, chúng có thể đến các khu dân cư và tấn công người dân và phá
hoại tài sản, hoa màu. Mặc dù có nhiều trường hợp người dân bị thú hoang trên rừng tấn công
nhưng vẫn chưa có quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhóm động vật này gây ra.
Trường hợp thực tế 1: Khỉ hoang tấn công người dân ở Quận 12 [7]
Chiều 14/11, thông tin từ Chi cục Kiểm lâm TP Hồ Chí Minh cho biết đã phối hợp với lực lượng
chức năng địa phương bắn hạ con khỉ hoang hung dữ tấn công gây thương tích một số người dân
phường Thạnh Xuân, quận 12.
Tính cho đến hôm nay, con khỉ này đã tấn công và gây thương tích cho tổng cộng 5 người dân.
Người bị thương tích nặng nhất là anh V., chủ hồ câu cá Bảo Anh (quận 12). Anh V. bị cắn đứt
gân, đứt mạch máu động mạch chủ cánh tay phải, phải tới Bệnh viện Quân y 175 phẫu thuật
chữa trị.
Anh Hoàng Đăng Trình (nhà ở T15 An Phú Đông, quận 12) cũng bị con khỉ này tấn công khi đi
qua khu vực đường TX25 phường Thạnh Xuân, quận 12, gây ra nhiều vết thương, phải khâu 17
mũi ở vùng bụng và rách sâu ở ngón tay. Mấy ngày qua anh phải đi chích ngừa bệnh dại. Ngoài
ra, ba người dân khác ở trong khu vực này cũng bị con khỉ tấn công gây thương tích.
Theo anh Trình thì con khỉ hoang này bị cụt một chân và rất hung dữ. Người dân trong khu vực
cho biết con khỉ này xuất hiện ở đây khoảng 1 tuần nay, thường lui tới nhà dân để xin ăn và sau
đó tấn công bất ngờ…
Trường hợp thực tế 2: Voi hoang dã tấn công voi nhà, phá hoại nông sản của người dân [8]
Trung tâm bảo tồn voi Đắk Lắk cho biết, từ đầu năm đến nay đã có 13 lần voi hoang dã về gần
khu vực dân cư sinh sống, sản xuất và phá hoại 9,1 ha hoa màu, 8 chòi rẫy, làm bị thương 5
trường hợp voi nhà.
Cụ thể, 1 cá thể voi rừng xuất hiện tại Trạm Kiểm lâm số 6, Vườn Quốc gia Yók Đôn (từ 15 đến
19-5-2017) tấn công voi Bun Nang, Khăm Sinh bị thương; cá thể voi rừng xuất hiện tại tiểu khu
460 - Công ty TNHH Ánh Dương, xã Krông Ana (từ 27 đến 30-5) tấn công voi P Lăng và H Pló
bị thương; cá thể voi rừng xuất hiện tại tiểu khu 426 thuộc Trung tâm quản lý (ngày 3-6) và tấn
công voi Thông Khăm bị thương. Các trường hợp bị thương đều được Trung tâm thăm khám và
chữa trị kịp thời nên sức khỏe đàn voi được bảo đảm.
Các loài động vật khác chưa có quy định điều chỉnh về bồi thường thiệt hại
Các động vật khác như các loài bò sát: trăn, rắn… Các loài côn trùng như: nhện, ong, ruồi… và
các động vật dưới nước như cá mập, sứa… vẫn chưa có quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại.
Vụ việc cá mập cắn người ở biển Quy Nhơn [9]
Cá nhám là thủ phạm tấn công người ở biển Quy Nhơn
Ngày 13-1, sau 2 ngày quan sát, phỏng vấn nạn nhân bị cá cắn và một số ngư dân có kinh
nghiệm, Viện Hải dương học Nha Trang và các cơ quan chức năng tỉnh Bình Định đưa ra kết
luận sơ bộ rằng khả năng cá nhám, thuộc liên bộ cá nhám (selachromorpha), là thủ phạm gây ra
các vụ cắn người đi tắm ở bãi biển Quy Nhơn.
Loại cá này tương đối phổ biến ở bờ biển Quy Nhơn và là đối tượng khai thác của một số ngư
dân làm nghề câu thẻo. Loài cá này thường sống xa bờ, chỉ vào bãi đá ở vùng biển phường
Ghềnh Ráng để đẻ và có khả năng vài con đi kiếm thức ăn đã lạc vào bãi tắm.

3. Khuyến nghị hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra ở Việt
Nam
Từ những phân tích trên, tác giả đưa ra những khuyến nghị sau:
Thứ nhất, Bộ luật Dân sự cần quy định cụ thể hơn về trách nhiệm dân sự của chủ sở hữu, người
chiếm hữu, sử dụng súc vật, người thứ ba đối với trường hợp quản lý súc vật đang mắc dịch
bệnh. Đối với trường hợp súc vật đang mang dịch bệnh, người quản lý dù biết mà vẫn cố tình thả
rông làm lây lan bùng nổ ổ dịch gây thiệt hại tài sản, sức khỏe, tính mạng của người khác thì nên
có quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Thứ hai, Bộ luật dân sự cần có quy định rõ ràng về khái niệm súc vật, thú dữ. Quy định rõ ràng
về khái niệm của các nhóm động vật này sẽ giúp dễ dàng xác định và phân loại các trường hợp
bồi thường thiệt hại khi áp dụng vào thực tiễn.
Thứ ba, bổ sung nội dung bồi thường thiệt hại do thú hoang và các động vật khác gây ra.
Thú hoang và động vật khác vẫn chưa có quy định pháp luật về vấn đề bồi thường thiệt hại khi
nhóm động vật này gây ra. Ở nước ngoài, các nước Châu Âu có chính sách hỗ trợ 100% khi
người dân bị các động vật hoang dã tấn công [10]. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã có một nghị
quyết được ban hành về chính sách hỗ trợ thiệt hại do động vật hoang dã gây ra nhưng chỉ áp
dụng trên địa bàn tỉnh Sơn La [11]. Tôi nhận thấy cần phải có chính sách bồi thường thiệt hại do
các động vật hoang dã gây ra vì các động vật này dưới sự quản lý của nhà nước, mỗi khu rừng
đều có những kiểm lâm và quản lý rừng, nếu để động vật hoang dã tấn công người dân thì nên
quy trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người quản lý khu rừng đó.
Kết luận
Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra là một trong những chế định luật quan trọng thường gặp.
Thực trạng pháp luật cho thấy những quy định về chế định này còn khá nhiều thiếu sót, ảnh
hưởng đến sự thiếu chính xác trong việc xét xử. Đồng thời, nhiều trường hợp khó có thể phân
biệt được nên xếp loài vật gây ra thiệt hại thuộc nhóm súc vật hay thú dữ. Các giải pháp được
đưa ra gồm: (1) cần có quy định cụ thể về chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường khi quản lý súc
vật đang mang dịch bệnh; (2) cần có quy định rõ ràng về thú dữ và súc vật; (3) bổ sung trường
hợp bồi thường thiệt hại do thú hoang và các động vật khác gây ra.

Danh mục tài liệu tham khảo


[1]. Bộ luật dân sự 2015
[2]. Từ điển tiếng Việt, Nguồn:
https://vtudien.com/viet-viet/dictionary/nghia-cua-tu-s%C3%BAc%20v%E1%BA%ADt, truy
cập ngày 05/12/2022
[3]. Wikipedia Tiếng Việt, nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%BAc_v%E1%BA%ADt,
ngày truy cập 05/12/2022
[4]. B. Hương (2016), Trâu bò “nổi điên”, hai người chết thảm, Nguồn: https://vtc.vn/trau-bo-
noi-dien-hai-nguoi-chet-tham-ar244368.html, truy cập ngày 05/12/2022
[5] Từ điển tiếng Việt: http://tratu.soha.vn/dict/vn_vn/Th%C3%BA_d%E1%BB%AF, truy cập
ngày 05/12/2022
[6] Hải Vân (2016), Thanh Hóa: Lợn rừng nặng 1 tạ xổng chuồng tấn công người dân, nguồn:
https://kinhdoanhnet.vn/thanh-hoa-lon-rung-nang-1-ta-xong-chuong-tan-cong-nguoi-dan-
16901.html, truy cập ngày 05/12/2022
[7] Phú Lữ (2021), Bắn hạ khỉ hoang tấn công người dân ở quận 12, Nguồn:
https://cand.com.vn/Xa-hoi/ban-ha-khi-hoang-tan-cong-nguoi-dan-o-quan-12--i634812, truy cập
ngày 05/12/2022
[8] Thanh Hường (2017), Voi hoang dã tấn công làm bị thương voi nhà, nguồn:
https://daklak24h.com.vn/su-kien-trong-tinh/25404/voi-hoang-da-tan-cong-lam-bi-thuong-voi-
nha, truy cập ngày 05/12/2022
[9] H. Trọng (2010), Cá nhám là thủ phạm tấn công người ở biển Quy Nhơn, nguồn:
https://www.sggp.org.vn/ca-nham-la-thu-pham-tan-cong-nguoi-o-bien-quy-nhon-186007.html,
truy cập ngày 05/12/2022
[10] Trọng Nhân (2018), Châu Âu hỗ trợ 100% thiệt hại cho nông dân bị động vật hoang dã phá
hoại, Nguồn: https://tuoitre.vn/chau-au-ho-tro-100-thiet-hai-cho-nong-dan-bi-dong-vat-hoang-
da-pha-hoai-2018111214042792.htm, truy cập ngày 05/12/2022
[11] Thư viện pháp luật Việt Nam, Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-
nuoc/Nghi-quyet-07-2021-NQ-HDND-ho-tro-thiet-hai-do-dong-vat-hoang-da-gay-ra-tinh-Son-
La-487539.aspx?ac=emails, ngày truy cập 05/12/2022

You might also like