Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 28

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


KHOA HÓA
-------------o0o------------

BÁO CÁO
THỰC TẬP CÔNG NHÂN
Địa điểm thực tập:

TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ SINH HỌC


ĐÀ NẴNG

SVTH : MAI THỊ KIM NỮ


LỚP : 17SH
MSSV : 107170253
GVHD : TS. Lê Lý Thùy Trâm
CBHD : ThS. Phan Tiến Dũng

Đà Nẵng , 12/2020
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN: TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ SINH HỌC
ĐÀ NẴNG

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin cảm ơn các thầy cô giáo trong trường Đại học Bách khoa –
Đại học Đà Nẵng cũng như các thầy cô trong bộ môn Công nghệ Sinh học đã giảng dạy
cho em rất nhiều kiến thức để có được cơ sở lý thuyết vững với nhưng môn học đại
cương cũng như chuyên ngành. Đặc biệt em xin cảm ơn cô giáo TS. Lê Lý Thùy Trâm
và TS. Nguyễn Thị Minh Xuân đã quan tâm, liên hệ, tạo điều kiện cho chúng em có cơ
hội thực tập Trung tâm Công nghệ sinh học- Đà nẵng.
Xin chân thành cảm ơn đến Ban giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học Đà
Nẵng cũng như tập thể các cán bộ, nhân viên, kỹ sư của Trung tâm đã giúp đỡ, chỉ bảo
tận tình và tạo điều kiện thuận lợi để em có thể học hỏi được các kiến thức chuyên ngành
thực tế, đặc biệt là anh Phan Tiến Dũng – trạm trưởng Trạm sản xuất kinh doanh đã
hướng dẫn và dẫn dắt chúng em trong thời gian thực tập tại Trung tâm. Em thật sự biết
ơn với sự giúp đỡ của mọi người.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, ngày 15 tháng 8 năm 2020


Sinh viên thực tập.
Mai Thị Kim Nữ

SVTH: MAI THỊ KIM NỮ GVHD: TS Lê Lý Thùy Trâm 2


TS Nguyễn Thị Minh Xuân
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN: TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ SINH HỌC
ĐÀ NẴNG

LỜI MỞ ĐẦU

Thực tập công nhân là bộ môn rất quan trọng và có ý nghĩa thực tế đối với tất cả
các bạn sinh viên. Trong suốt quá trình hoàn thành học phần thực tập công nhân, chúng
em đã nhận được rất nhiều kiến thức và những kinh nghiệm thực tiễn rất hữu ích để bổ
trợ vào phần kiến thức còn nhiều hạn chế của mình.Cũng trong thời gian này, chúng em
đã được làm quen và tiếp cận với các quy trình, công nghệ kỹ thuật tại nơi thực tập-
Trung tâm Công Nghệ Sinh Học Đà Nẵng. Được sự chấp thuận của Ban Lãnh Đạo
trường Đại Học Bách Khoa – Đại Học Đà Nẵng cũng như Trung Tâm Công Nghệ Sinh
Học Đà Nẵng , từ ngày 02/11/2020 đến ngày 28/11/2020, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình
của Anh Dũng- cán bộ Trung tâm
Trong quá trình thực tập, do quỹ thời gian hạn hẹp cùng một số hạn chế về kiến
thức thực tế, nhóm chúng em đã cố gắng rất nhiều để hoàn thành tốt quá trình thực tập
của mình và cũng đã thu được một số kết quả khả quan, rất mong nhận được những nhận
xét, sửa chữa, góp ý quý báo của Quý Thầy Cô và Quý Anh Chị Kỹ sư- cán bộ hướng
dẫn giúp chúng em hoàn thiện hơn trong thời gian sắp tới.

SVTH: MAI THỊ KIM NỮ GVHD: TS Lê Lý Thùy Trâm 3


TS Nguyễn Thị Minh Xuân
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN: TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ SINH HỌC
ĐÀ NẴNG

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 2
LỜI MỞ ĐẦU 3
DANH MỤC CÁC KÍ TỰ VIẾT TẮT 5
MỤC LỤC HÌNH ẢNH 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM CONG NGHỆ SINH HỌC ĐÀ
NẴNG. 7
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển. 7
1.2. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm 8
1.3. Vị trí Trung tâm. 8
1.4. Định hướng phát triển Trung tâm. 8
CHƯƠNG 2: SẢN XUẤT CAO CHÈ DÂY. 11
2.1. Giới thiệu về cây chè dây. 11
2.2. Phương pháp giâm cành. 12
2.3. Tổng quan về cao chè dây. 14
2.3.1. Cao chè dây là gì? 14
2.3.2. Phân loại. 14
2.4. Nguyên liệu sản xuất cao Chè dây. 14
2.4. Quy trình sản xuất: 16
2.5. Thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất. 16
2.5.1. Khu tiếp nhận và chuẩn bị nguyên liệu. 16
2.5.2. Nồi cung cấp hơi. 18
2.5.3. Nấu dược liệu. 19
2.5.4. Lọc. 21
2.5.5. Cô đặc dược liệu. 22
2.5.6. Kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm: 23
2.5.7. Đóng chai và bảo quản. 23
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 25
3.1. Kết luận 25
3.2. Kiến nghị 25

SVTH: MAI THỊ KIM NỮ GVHD: TS Lê Lý Thùy Trâm 4


TS Nguyễn Thị Minh Xuân
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN: TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ SINH HỌC
ĐÀ NẴNG

DANH MỤC CÁC KÍ TỰ VIẾT TẮT

KH&CN: Khoa học và công nghệ

UBND: Ủy ban nhân dân

CNSH: Công nghệ Sinh học

ATSH: An toàn sinh học

SVTH: MAI THỊ KIM NỮ GVHD: TS Lê Lý Thùy Trâm 5


TS Nguyễn Thị Minh Xuân
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN: TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ SINH HỌC
ĐÀ NẴNG

MỤC LỤC HÌNH ẢNH


1. Trung tâm công nghệ sinh học Đà Nẵng 6
2. Sơ đồ vị trí trung tâm 8
3. Một số hình ảnh về cây chè dây 11
4. Một số hình ảnh được thực hiện dâm cành 13
5. Chè dây dạng khô 15
6. Cân 17
7. Tủ sấy. 17
8. máy xay nghiền 18
9. Nồi hơi 19
10. Nồi nấu 20
11. thiết bị lọc 21
12. Thiết bị cô đặc chân không 22
13. Thành phẩm 24

SVTH: MAI THỊ KIM NỮ GVHD: TS Lê Lý Thùy Trâm 6


TS Nguyễn Thị Minh Xuân
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN: TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ SINH HỌC
ĐÀ NẴNG

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM CONG NGHỆ SINH HỌC


ĐÀ NẴNG.

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.


Trung tâm Công nghệ sinh học Đà Nẵng được thành lập theo Quyết định số
8725/QĐ-UBND ngày 12/11/2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng.

Địa điểm: Tổ 25, Phường Hoà Thọ Tây, Quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.

1. Trung tâm công nghệ sinh học Đà Nẵng

Chức năng, nhiệm vụ cụ thể như sau:


o Tham mưu cho Sở KH&CN và UBND thành phố về định hướng phát triển, xây
dựng chương trình, mục tiêu nghiên cứu ứng dụng CNSH phục vụ trong các lĩnh
vực: nông nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp chế biến thực phẩm, y tế và môi trường.
o Nghiên cứu và ứng dụng các CNSH tiên tiến vào sản xuất. Liên kết, hợp tác với
các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất, kinh doanh các sản
phẩm CNSH theo quy định của pháp luật. Nghiên cứu, phát triển nấm và hoa;
sản xuất, chế biến, kinh doanh các sản phẩm sinh học phục vụ các ngành công
nghiệp.
o Tiếp nhận, chuyển giao, dịch vụ, tư vấn và triển khai kỹ thuật hiện đại về CNSH.
o Quản lý, lưu trữ và sưu tập nguồn gen phục vụ cho công tác nghiên cứu, chọn

SVTH: MAI THỊ KIM NỮ GVHD: TS Lê Lý Thùy Trâm 7


TS Nguyễn Thị Minh Xuân
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN: TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ SINH HỌC
ĐÀ NẴNG

tạo, phục tráng và nhân nhanh giống cây, con bằng công nghệ sinh học; cung cấp
thông tin, giữ bí mật dữ liệu về công nghệ và đảm bảo an toàn sinh học theo quy
định của pháp luật.

o Tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong lĩnh vực công
nghệ sinh học.

o Quản lý sử dụng biên chế lao động, tài sản, tài chính theo đúng quy định hiện
hành cuả nhà nước.

1.2. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm


Sơ đồ cơ cấu các phòng chức năng của Trung tâm cụ thể như sau:

BAN GIÁM ĐỐC

PHÒNG PHÒNG PHÒNG TRẠM SẢN


TỔNG CÔNG NGHỆ CÔNG XUẤT VÀ
HỢP VÀ TẾ BÀO NGHỆ VI KINH
HÀNH THỰC SINH DOANH
CHÍNH VẬT

Cơ cấu tổ chức của Trung tâm


1.3. Vị trí Trung tâm.

Địa chỉ: Tổ 25, Phường Hoà Thọ Tây, Quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng

SVTH: MAI THỊ KIM NỮ GVHD: TS Lê Lý Thùy Trâm 8


TS Nguyễn Thị Minh Xuân
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN: TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ SINH HỌC
ĐÀ NẴNG

Hình 1.3. Sơ đồ vị trí Trung tâm


1.4. Định hướng phát triển Trung tâm.
Ngày 27/7/2020 vừa qua, Đề án ''Mở rộng và nâng cấp Trung tâm Công nghệ sinh
học Đà Nẵng phục vụ nghiên cứu và phát triển vùng Nam Trung Bộ'' đã được UBND
thành phố Đà Nẵng phê duyệt. Đây là một trong những đòn bẩy giúp Trung tâm phát
triển mạnh để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của vùng Nam Trung Bộ.
Trong thời gian đến Trung tâm sẽ ưu tiên tập trung phát triển các lĩnh vực sau:
 CNSH Y Dược
- Nghiên cứu nhân giống các loài cây thuốc quý hiếm, đặc hữu, có giá trị sử dụng và
thương mại cao.
- Chuẩn hóa nguồn dược liệu, hoàn thiện quy trình sản xuất, nuôi trồng, đảm bảo chất
lượng theo tiêu chuẩn VietGAP, GACP – WHO nhằm nâng cao chất lượng và sức cạnh
tranh của sản phẩm ngành dược;
- Ứng dụng KHCN tiên tiến trong chế biến, bảo quản, chiết xuất dược liệu và sản xuất
thuốc Đông y;
- Nghiên cứu phát triển sản phẩm giá trị gia tăng từ dược liệu phục vụ chăm sóc sức khỏe
cho người dân và hỗ trợ phát triển du lịch tại các địa phương Nam Trung bộ
- Ứng dụng và phát triển công nghệ gen và công nghệ DNA tái tổ hợp trong sản xuất Kit
chẩn đoán các bệnh;
- Ứng dụng công nghệ sinh học phân tử sản xuất kháng thể đơn dòng hỗ trợ điều trị bệnh
hiểm nghèo.
 CNSH Nông nghiệp

SVTH: MAI THỊ KIM NỮ GVHD: TS Lê Lý Thùy Trâm 9


TS Nguyễn Thị Minh Xuân
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN: TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ SINH HỌC
ĐÀ NẴNG

- Nghiên cứu, sản xuất, ứng dụng chế phẩm thuốc bảo vệ thực vật sinh học (có nguồn
gốc vi sinh như Baccilus, Pseudomonas, nấm đối kháng, vi khuẩn…) ứng dụng trong
phòng trừ sâu, bệnh hại trên các đối tượng cây trồng giá trị kinh tế cao của vùng Nam
Trung bộ;
-  Nghiên cứu, ứng dụng, sản xuất: (1) Chế phẩm probiotics sử dụng trong chăn nuôi và
nuôi trồng thuỷ sản, nâng cao năng suất, chất lượng vật nuôi, giảm bệnh tật, giảm ô
nhiễm môi trường; (2) Chế phẩm vi sinh lên men và bảo quản thức ăn cho cừu, dê, bò ở
những vùng khô hạn đất đai khô cằn trong thời kỳ giáp hạt;
- Chẩn đoán phát hiện các vi sinh gây bệnh trên vật nuôi và cây trồng;
- Phát triển công nghệ sản xuất các dạng phân hữu cơ với tính năng hoặc công dụng mới,
đặc thù khu vực nắng hạn khô cằn, đất nghèo dinh dưỡng: Phân hữu cơ chậm tan, phân
hữu cơ dạng lỏng dùng trong tưới nhỏ giọt, phân hữu cơ bón lá;
- Ứng dụng CNSH trong phát triển cây đặc sản của khu vực Nam Trung bộ
- Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào để sản xuất giống cây cấy và chuyển giao kỹ
thuật nuôi cấy mô cho các vườn ươm để phục vụ công tác phát triển sản xuất và bảo tồn;
- Ứng dụng CNSH phục vụ phát triển nghề trồng nấm thực phẩm, trong đó ưu tiên
nhân/tạo giống, sản xuất và chế biến các loại nấm giá trị cao.
 CNSH Thuỷ sản
-  Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào để sản xuất các loại giống tảo;
- Nghiên cứu, ứng dụng CNSH trong nuôi trồng rong, tảo biển, phát huy thế mạnh tài
nguyên biển của vùng Nam Trung bộ: (1) Trồng Rong Nho luân canh với nuôi tôm thẻ
chân trắng; (2) Nghiên cứu bảo quản và chế biến Rong Nho; (3) Nuôi trồng tảo xoắn
Spirulina chịu nước biển và tảo Nannochloropsis;
- Nghiên cứu, ứng dụng, sản xuất chế phẩm vi sinh (1) xử lý ao nuôi trồng thủy sản,
giảm bệnh tật và ô nhiễm môi trường; (2) chế phẩm sinh học probiotics trong nuôi trồng
thuỷ sản;
- Chẩn đoán phát hiện các vi sinh gây bệnh trên thủy sản.
 CNSH Môi trường
- Khử nhiễm hữu cơ ao nuôi tôm bằng các phương pháp sinh học (ví dụ: nuôi luân canh
rong nho...);

SVTH: MAI THỊ KIM NỮ GVHD: TS Lê Lý Thùy Trâm 10


TS Nguyễn Thị Minh Xuân
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN: TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ SINH HỌC
ĐÀ NẴNG

- Sản xuất chế phẩm vi sinh bảo vệ môi trường, chế biến rác hữu cơ thành phân vi sinh
hữu cơ;
- Sản xuất chế phẩm vi sinh khử nước thải và phụ phế phẩm công nghiệp chế biến thủy
sản thành phân bón hữu cơ chất lượng cao;
- Phân tách và chuyển hoá một số phân khúc rác thải và chất thải đô thị thành phân bón
và chế phẩm sinh học phục vụ canh tác nông nghiệp bền vững.''

SVTH: MAI THỊ KIM NỮ GVHD: TS Lê Lý Thùy Trâm 11


TS Nguyễn Thị Minh Xuân
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN: TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ SINH HỌC
ĐÀ NẴNG

CHƯƠNG 2: SẢN XUẤT CAO CHÈ DÂY.


2.1. Giới thiệu về cây chè dây.
Chè dây là một loại thảo dược thiên nhiên và thường mọc nhiều ở các khu vực đồi
núi phân bố rộng khắp từ các tỉnh miền Bắc đến khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Loại
cây này thích hợp với khí hậu ôn hòa, ưa ẩm và ưa sáng, thường leo và mọc chùm lên
các cây bụi và cây gỗ nhỏ ở vùng đồi, ven rừng hoặc ở bờ nương rẫy. Độ cao phân bố từ
600-1600m.
Tên khoa học: Ampelopsis cantoniensis (Hook. et Arn) Planch.
Tên Việt Nam: Chè dây, hoàng giang, song nho, khau chà (Tày)
Họ: Nho (Vitaceae).
Đặc điểm:
Chè dây thuộc loại thân leo, chiều cao của thân chỉ khoảng 1 mét, thân mềm và có
tua cuốn. Thân mọc theo đốt, có màu hồng, trơn nhẵn. Mỗi cành có lá màu xanh mọc đối
xứng nhau, viền lá có răng cưa. Lá thường có kích thước khoảng 3 – 5 x 1 – 2 cm. Lá có
hình elip với đầu nhọn. Lá khi được phơi khô có một lớp phấn trắng bám trên bề mặt
giống như nấm mốc. 
Hoa cũng được mọc từ đốt của thân thành từng cụm, hoa có màu trắng, kích thước
rất nhỏ và thường nở vào tháng 6. Quả của nó chỉ nhỏ bằng hạt đậu đen, hình tròn và có
màu đỏ và khi chín quả có màu đen sẫm.

3. Một số hình ảnh về cây chè dây

SVTH: MAI THỊ KIM NỮ GVHD: TS Lê Lý Thùy Trâm 12


TS Nguyễn Thị Minh Xuân
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN: TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ SINH HỌC
ĐÀ NẴNG

Thành phần hóa học.

Chè dây là một thảo dược rất giàu flavonid, đây là một chất chống oxy hóa, lão
hóa rất tốt. Bên cạnh đó, chè dây còn chứa nhiều các chất như tanin, và 2 loại đường
Glucose, Rhamnese.
Tác dụng của chè dây.
Đây là một vị thuốc với công dụng và hiệu quả rất tốt đối với điều trị các bệnh
liên quan về đau dạ dày nhờ các thành phần flavonoid và tanin có tác dụng chống viêm
cực mạnh, giúp se lại các vết loét, hạn chế sự viêm nhiễm. Ngoài ra, hợp chất tanin trong
chè dây có khả năng tạo kết tủa với protein trong ống tiêu hóa. Sự kết tủa này giúp hình
thành nên một lớp màng nhầy để bảo vệ và tránh các tác động của axit dịch vị tránh các
chứng ợ nóng, ợ chua gây khó chịu đối với những người có chứng trào ngược dạ dày.
Các dưỡng chất có trong thảo dược này giúp thanh nhiệt cơ thể và đào thải chất
độc qua gan, giúp dễ ngủ, an thần và giảm đi những căng thẳng.
Chính vì những tác dụng tuyệt vời đó, mà ngày nay với việc phát triền của ngành
chế biến dược liệu, việc tạo ra các sản phẩm chiết xuất từ cây chè dây như dạng cao, các
loại thực phẩm chức năng khác giúp cải thiện sức khỏe… ngày càng được chú ý đến. Tại
Trung tâm Công Nghệ Sinh Học Đà Nẵng nơi chúng em có dịp thực tập tại đây trong
thời gian 1 tháng qua, chúng em đã được tiếp cận với mô hình sản xuất dược liệu – cao
chè dây với định hướng nhằm nghiên cứu và đưa ra quy trình cụ thể để tạo ra các sản
phẩm cao có chất lượng tốt nhất.
2.2. Phương pháp giâm cành.
 Mục đích: Tạo cây con giống phục vụ cho việc trồng với quy mô lớn giúp chủ
động được nguồn nguyên liệu cho việc nguyên cứu, sản xuất thực phẩm; đồng
thời giúp bảo tồn giống cây.
 Quy trình thực hiện:

SVTH: MAI THỊ KIM NỮ GVHD: TS Lê Lý Thùy Trâm 13


TS Nguyễn Thị Minh Xuân
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN: TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ SINH HỌC
ĐÀ NẴNG

CHỌN CÂY MẸ

CẮT CÀNH TIÊU CHUẨN

CÀNH CON VÀ XỬ LÍ

GIÂM CÀNH VÀO GIÁ THỂ

Hình 2.2. Quy trình giâm cành.

 Cách tiến hành.


- Đầu tiên, chọn cây mẹ phát triển tôt, thân khỏe, không bị sâu bệnh sau đó tiến
hành cắt tỉa để được những cành con tiêu chuẩn.
- Chọn lọc những cành tiêu chuẩn, thẳng và khỏe mạnh và tiến hành cắt thành
những đoạn nhỏ để giâm, mỗi đoạn dài từ khoảng từ 30-50 cm, đường kính
khoảng 5-7mm, các đoạn đề nhau
- Xử lý cành giâm bằng cách ngâm vào các dung dịch diệt nấm.
- Cuối cùng giâm vào các giá thể đất.

Figure
Hình 2.3.
4. Một
Một số
số hình
hình ảnh
ảnh được
đượcthực
thựchiện
hiệngiâm
dâmcành.
cành
SVTH: MAI THỊ KIM NỮ GVHD: TS Lê Lý Thùy Trâm 14
TS Nguyễn Thị Minh Xuân
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN: TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ SINH HỌC
ĐÀ NẴNG

2.3. Tổng quan về cao chè dây.


2.3.1. Cao chè dây là gì?
Cao chè dây là sản phẩm được điều chế bằng cách cô hoặc sấy dịch chiết từ cây
chè dây với tỷ lệ dung môi thích hợp đến một nồng độ hay thể chất nhất định tùy thuộc
vào từng loại cao.
2.3.2. Phân loại.
Dựa vào thể chất: Chia 4 loại
 Cao lỏng:
Thể chất lỏng, sánh, mùi vị đặc trưng
Dễ uống, dễ hấp thu, dễ đong đo, dễ hòa tan các chất khác, dễ chuyển dạng thuốc
nước khác.
 Cao đặc:
Khối dẻo quánh, sờ không dính tay, độ ẩm 10-15%
 Cao khô.
Được nén lại thành một khối hay dạng viên hay bột, cao được đem đi sấy để làm
mất dung môi tối đa có trong dịch cô đặc.
Như trình bày ở trên, ta thấy có nhiều dạng cao khác nhau, tuy nhiên, với điều kiện tại
Trung tâm Công nghệ Sinh Học đạng nghiên cứu và phát triển cao chè dây dạng lỏng.

2.4. Nguyên liệu sản xuất cao Chè dây.


 Chè:

Chè dùng để nấu có thể là dạng tươi hay dạng khô. Chè được thu hái tại địa
phương chủ yếu ở xã Hoà Bắc ( huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng), Đông Giang
( tỉnh Quảng Nam). Đường kính cành từ khoảng 5-7mm thì có thể thu hái để sản xuất
dược liệu. Sản xuất cao chè dây hiện tại của Trung tâm là chè được thu mua dạng khô.
( hình vẽ 2.2)

SVTH: MAI THỊ KIM NỮ GVHD: TS Lê Lý Thùy Trâm 15


TS Nguyễn Thị Minh Xuân
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN: TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ SINH HỌC
ĐÀ NẴNG

5. Chè dây dạng khô


Hiện nay, cây chè dây mọc hoang gần cạn kiệt nên Trung tâm Công Nghệ Sinh
học đang xây dựng mô hình trồng một số cây thuốc trong đó có cây chè dây nhằm bảo
tồn giống cây và có thể chủ động được nguồn nguyên liệu cho hoạt động nghiên cứu của
trung tâm.

 Nước:

Đây là thành phần quan trọng trong sản xuất cao, chất lượng cao cũng phụ thuộc
nhiều vào chất lượng nước. Nước được dùng để nấu cao chè dây là nước sạch, tinh khiết
phải qua xử lý loại bỏ các kim loại nặng. Tỷ lệ nước sử dụng phụ thuộc vào lượng chè
cho vào, năng suất của thiết bị, thường với mô hình pilot ở trung tâm thì cứ 20 kg che
khô thì tương ứng với 400l nước cho vào nồi nấu với tỷ lệ cô đăc là 1:20.

 Gas:

Đây là nguồn nguyên liệu đốt chính tạo ra hơi để cung cấp cho các hoạt động nấu,
cô đặc trong mô hình pilot trong sản xuất cao của Trung tâm. Trong một mẻ nấu sẽ tiêu
tốn hơn 1 bình rưỡi gas. ( mỗi bình tương ứng với 48kg). Việc lựa chọn nguồn nguyên
liệu đốt là bài toán nan giải trong mô hình sản xuất thực tế bởi việc lựa chọn gas sẽ
không phù hợp bởi lẽ chi phí rất cao.

SVTH: MAI THỊ KIM NỮ GVHD: TS Lê Lý Thùy Trâm 16


TS Nguyễn Thị Minh Xuân
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN: TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ SINH HỌC
ĐÀ NẴNG

2.4. Quy trình sản xuất:

Tiếp nhận và chuẩn bị


nguyên liệu.

Nấu và ủ

Lọc

Cô đặc Đóng chai và bảo quản.

Kiểm tra và đánh giá


Cao chè dây chất lượng sản phẩm

Sơ đồ quy trình sản xuất.

2.5. Thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất.


2.5.1. Khu tiếp nhận và chuẩn bị nguyên liệu.
Các nguyên liệu được bố trí ở đây và được chuẩn bị kỹ càng để sẵn sàng cho việc
nấu cao diễn ra thuận lợi hơi.
 Cách tiến hành.
- Về nguyên liệu chè thì sẽ được cân chính xác, cứ mỗi mẻ thì cần tương ứng 20kg

SVTH: MAI THỊ KIM NỮ GVHD: TS Lê Lý Thùy Trâm 17


TS Nguyễn Thị Minh Xuân
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN: TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ SINH HỌC
ĐÀ NẴNG

khô.
- Hệ thống bình gas sẽ có dây nối dẫn trực tiếp nồi hơi. Khi cần cung cấp gas cho
nồi hơi thì chỉ cần xả van từ từ tại bình gas và đóng van lại khi không cần sử
dụng.
 Các thiết bị tại khu tiếp nhận và chuẩn bị nguyên liệu.
 Cân.

 Tủ sấy. Hình6.2.4.
CânCân.

7. Tủ sấy.
 Máy xay và nghiền nguyên liệu.

SVTH: MAI THỊ KIM NỮ GVHD: TS Lê Lý Thùy Trâm 18


TS Nguyễn Thị Minh Xuân
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN: TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ SINH HỌC
ĐÀ NẴNG

8. máy xay nghiền


.

2.5.2. Nồi cung cấp hơi.


 Nhiệm vụ:

Chuyển hóa khí gas thành nhiệt năng nhờ hoạt động đốt của buồng đốt và truyền
nhiệt năng sinh ra cho các chất tải nhiệt hoặc môi chất, cụ thể là trong thiết bị là nước để
đưa chúng từ thể lỏng có nhiệt độ thông thường lên nhiệt độ cao hoặc nhiệt độ sôi, biến
thành hơi bão hòa hoặc hơi quá nhiệt. Hơi này có vai trò quan trọng trong việc cung cấp
hơi cho các hoạt động của nồi nấu và cô đặc.
 Cấu tạo.
- Nồi hơi được cấu bởi hai lớp cách nhiệt với môi trường bên ngoài được bao bởi
inox chống gỉ.
- Cấu tạo gồm có:1. Áp kế, 2. Ống dẫn hơi, 3. Buồng đốt, 4. Bộ điều khiển, 5. Vòi
cấp nước, 6. Ống thủy sáng, 7. Van xả khí, 8.Van xả nước thải. ( Hình vẽ 2.7)

SVTH: MAI THỊ KIM NỮ GVHD: TS Lê Lý Thùy Trâm 19


TS Nguyễn Thị Minh Xuân
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN: TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ SINH HỌC
ĐÀ NẴNG

Figure 9. Nồi hơi


 Tiến hành:
- Nhấn nút nguồn ở thiết bị điều khiển trung tâm.
- Để chế độ OFF của vòi đốt ở bộ điều khiển trên nồi hơi, trước tiến hành nhấn nút
khởi động thì đảm bảo trong nồi nước đã được bơm đầy và ta kiểm tra mực độ
nước trong nồi bằng cách quan sát ống thủy sáng (cấu tạo theo nguyên tắc bình
thông nhau).
- Nồi hơi bắt đầu hoạt động thì bộ điều khiến cho biết tình hình của thiết bị hay các
sự cố về nước và hơi bằng tín hiệu đèn và còi báo.
- Xả van để loại bỏ hoàn toàn khí và nước thừa.
- Bắt đầu mở van cung cấp gas và bật chế độ ON vòi đốt. Lúc này gas được cung
cấp và đi qua buồng đốt, buồng đốt sẽ đốt gas, gas cháy sinh ra nhiệt. Nhiệt này
được cung cấp trong nồi làm nước trong nồi sôi và sinh hơi đến khi áp kế chỉ vạch
số 3 thì hơi này có thể được chuyển qua cung cấp cho các nồi nấu, cô đặc.

2.5.3. Nấu dược liệu.


 Nhiệm vụ:

Qúa trình nấu giúp cho các dược chất trong chè dây được giải phóng ra ngoài hòa
tan trong dung môi nước tạo thành dịch chiết.

SVTH: MAI THỊ KIM NỮ GVHD: TS Lê Lý Thùy Trâm 20


TS Nguyễn Thị Minh Xuân
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN: TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ SINH HỌC
ĐÀ NẴNG

 Cấu tạo:

Nồi nấu có cấu tạo đơn giản được cấu tạo inox chống gỉ; bên trong là một thùng
rỗng; bên ngoài được bao bọc hai lớp gồm có lớp ngoài cùng giúp cách nhiệt với môi
trường bên ngoài, tiếp theo là lớp áo cách nhiệt, giữa hai lớp là đường ống hơi được cung
cấp từ nồi hơi. Do hơi nóng truyền nhiệt gián tiếp để đun sôi dung dịch nấu nên nó có ưu
điểm nhiệt sẽ được cung cấp ổn định cho dịch nấu, ngoài ra nhiệt cung cấp đều và toàn
bộ quanh diện tích tiếp xúc giữa dịch với bề mặt nồi nên hiệu suất cấp nhiệt lớn.
Cấu tạo bao gồm: 1. Cửa nạp liệu, 2. Cửa tháo dịch, 3 Bộ điều khiển trung tâm, 4.
Van xả.

Figure 10. Nồi nấu

Tiến hành:

- Kiểm tra vệ sinh nồi nấu đảm bảo trước khi tiến hành
- Cho 20kg chè dây đã được cân và cùng với đó 400l nước sạch vào phần nạp liệu
trên phần đầu của nồi nấu rồi sau đó khuấy đều để chè hòa trộn vào nước.
- Nhấn nguồn ở bộ điều khiển trung tâm để vận hành nồi nấu.
- Hơi của nồi hơi sẽ được cung cấp phục vụ cho việc nấu. Nhiệt độ nấu luôn được

SVTH: MAI THỊ KIM NỮ GVHD: TS Lê Lý Thùy Trâm 21


TS Nguyễn Thị Minh Xuân
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN: TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ SINH HỌC
ĐÀ NẴNG

giữ và ổn định ở 90°C. Ở nhiệt độ này, những hoạt tính và dược chất của chè dây
không bị phân hủy.
- Qúa trình nấu sẽ được kéo dài từ 7-8 giờ.
 Đặc tính và cảm quan về dịch chiết:
- Dịch chiết có màu nâu đậm.
- Mùi hương thơm dịu, có chút vị đắng.

2.5.4. Lọc.
Sau khi kết thúc quá trình nấu 7-8 giờ thì từ nồi nấu van tại cửa tháo dịch sẽ mở
và được bơm (1) sẽ hút dịch và chuyển qua thiết bị lọc(2), sau khi lọc dịch sẽ tràn qua
thùng chứa(3). (Hình 2.7)

Figure 11. thiết bị lọc


 Nhiệm vụ:

Loại bỏ tất cả cặn, xác chè có trong dịch chiết để thu được dịch trong chuẩn bị cho
quá trình cô đặc.

 Cấu tạo:

Thiết bị lọc được bao bởi vỏ ngoài bằng inox chứa 5 lõi lọc loại pp filte 5 micron.
Công suất lọc: 800- 18000 lít.
Thông số kỹ thuật lõi lọc:

SVTH: MAI THỊ KIM NỮ GVHD: TS Lê Lý Thùy Trâm 22


TS Nguyễn Thị Minh Xuân
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN: TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ SINH HỌC
ĐÀ NẴNG

Áp lực hoạt động 125psi


Nhiệt độ hoạt động 4-42°C
Kích thước 10-20 inch
Có thể lọc tới kích thước >= 5 micometers.
2.5.5. Cô đặc dược liệu.
 Nhiệm vụ: Làm bay hơi nước, giảm bớt thể tích dịch trong thu được sản phẩm
dạng siro hay cao lỏng dạng sệt.
 Cấu tạo:

Thiết bị cô đặc chân không cấu tạo gồm 3 bộ phận như sau:
I. Nồi cô đặc: được bọc bên ngoài là lớp vỏ inox, bên trong có cánh khuấy
hoạt động liên tục giúp dịch chè không bị lắng xuống đáy và trộn đều
tăng khả năng tiếp xúc nhiệt với dịch trong quá trình cô cạn. Cấu tạo
gồm: 1.Van xả khí, 2. Cửa quan sát, 3. Bơm dịch vào, 4. Cửa xả dịch
II. Bộ ngưng tụ sơ bộ: có tác dụng để tách khí và nước.
III. Bộ ngưng tự thứ hai dung làm mát và thu hồi dung môi.

12. Thiết bị cô đặc chân không


Ngoài ra, có bơm chân không để tạo áp suất cho nồi cô đặc và duy trì nhiệt độ
trong nồi khoảng 70-75oC.
 Nguyên lí hoạt động thiết bị:

SVTH: MAI THỊ KIM NỮ GVHD: TS Lê Lý Thùy Trâm 23


TS Nguyễn Thị Minh Xuân
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN: TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ SINH HỌC
ĐÀ NẴNG

Dịch được bơm (3) từ thùng chứa vào nồi cô đặc, cánh khuấy trong nồi hoạt động
liên tục cùng lúc đó quá trình sôi dịch chè làm bốc hơi, hơi nóng bốc lên sẽ đi theo
đường ống qua bộ phận ngưng tụ.
 Tiến hành:
- Kiểm tra và vệ sinh nồi trước khi cô đặc.
- Nhấn nguồn ở bộ điều khiển trung tâm để vận hành nồi nấu
- Mở van từ thùng chứa để chuyển ½ thể tích dịch sang nồi cô đặc.
- Bật cấp hơi từ nồi hơi qua để cung cấp nhiệt cho quá trình cô. Chú ý: Hơi
được chuyển qua ống dây gặp nguội và hơi nước sẽ ngưng tụ đường ống, thiết
bị không cô được nên ta cần phải xả tất cả van thông hơi/van an toàn và xả
đáy.
- Thiết bị đã khởi động, hơi đã được cung cấp thì quá trình cô đặc bắt đầu, cánh
khuấy hoạt động liên tục.
- Quan sát kính quan sát để kiểm tra tốc độ sôi của dung dịch.
- Khi dung dịch sôi và tràn lên cao mặt kính quan sát, cần liên tục canh và quan
sát mở van xả khí, để tạo chênh lệnh áp suất với bên trong.
- Mỗi lần cô sẽ mất khoảng 2-3 tiếng thu được dung dịch cô dạng siro sệt. Tiếp
tục cô phần dịch còn lại, quy trình được lặp lại, chờ 2-3 tiếng nữa, hoàn thành
một mẻ dược liệu.
- Cho phần siro, cao lỏng dạng sệt vào bình chứa và đem đi bảo quản lạnh.

2.5.6. Kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm:


Để đánh giá được chất lượng của sản phẩm có đạt chuẩn hay không, đem mẫu cao
đã nấu đem đến cơ quan có chức năng để kiểm tra các thành phần cũng các chỉ tiêu về an
toàn thực phẩm.
Ngoài ra, để tạo đồng đều chất lượng của các mẻ thì sẽ có các tiêu chí đánh giá
sản phẩm cao như sau:
 Đặc tính và yếu tố cảm quan về thành phẩm cao chè dây:
- Màu sắc: Có màu nâu đậm.
- Cao dạng lỏng, sệt sệt giống siro.
- Mùi thơm dịu, khi thử có vị đắng nguyên chất của chè dây.

SVTH: MAI THỊ KIM NỮ GVHD: TS Lê Lý Thùy Trâm 24


TS Nguyễn Thị Minh Xuân
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN: TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ SINH HỌC
ĐÀ NẴNG

 Độ tan: cao lỏng phải hòa tan hoàn toàn trong dung môi, không lợn cợn và
vón cục.

2.5.7. Đóng chai và bảo quản.


Sau khi cô đặc xong, cao sẽ được thu hồi, rót chiết và đóng chai thu được thành
phẩm như hình 2.10 và đem đi bảo quản. Cao được bảo quản ở nhiệt độ lạnh hoặc lạnh
đông, có thể đem đi sấy khô, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng bên ngoài.
Công đoạn chiết xuất và đóng chai đươc thực hiện một cách thủ công, chai chiết
có nắp đậy kín.
Dán nhãn cho chai và ghi rõ hạn sử dụng.

13. Thành phẩm

SVTH: MAI THỊ KIM NỮ GVHD: TS Lê Lý Thùy Trâm 25


TS Nguyễn Thị Minh Xuân
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN: TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ SINH HỌC
ĐÀ NẴNG

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.

3.1. Kết luận


Trung tâm công nghệ sinh học Đà Nẵng là một môi trường làm việc chuyên
nghiệp nghiêm túc với trang thiết bị tiên tiến hiện đại, qua đó giúp em rất nhiều
trong việc rèn luyện, nâng cao khả năng làm việc, áp dụng được những lý thuyết
đã học ở trường vào thực tiễn một cách tốt nhất, đồng thời có cơ hội tiếp xúc, sử
dụng thành thạo máy móc, trang thiết bị, nâng cao kĩ năng xử lí tình huống khi xảy
ra các sự cố không mong muốn, cũng như hình thành khả năng tư duy, làm việc
độc lập, trách nhiệm trong công việc.
Sau thời gian được thực tập, làm việc tại Trung tâm công nghệ sinh học
Đà Nẵng, đặc biệt là được dự: “Hội thảo khoa học nhiệm vụ thường xuyên theo
chức năng 2020 ” của Phòng Vi sinh đã giúp cho bản thân nâng cao nhận thức và
nắm bắt được những phương pháp để tiếp cận với những đề tài nghiên cứu khoa học.

3.2. Kiến nghị


Mong Trung tâm tiếp tục hỗ trợ và tạo điều kiện cho sinh viên thực tập để
nhằm giúp đỡ các bạn sinh viên trong quá trình học tập cũng như nhận thức.Tăng
cường sự hợp tác, phối hợp giữa ngành Công nghệ Sinh học và Trung tâm Công
nghệ Sinh học để thực hiện các đề tài nghiên cứu ứng dụng cho Thành phố Đà
Nẵng.

SVTH: MAI THỊ KIM NỮ GVHD: TS Lê Lý Thùy Trâm 26


TS Nguyễn Thị Minh Xuân
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN: TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ SINH HỌC
ĐÀ NẴNG

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

SVTH: MAI THỊ KIM NỮ GVHD: TS Lê Lý Thùy Trâm 27


TS Nguyễn Thị Minh Xuân
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN: TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ SINH HỌC
ĐÀ NẴNG

SVTH: MAI THỊ KIM NỮ GVHD: TS Lê Lý Thùy Trâm 28


TS Nguyễn Thị Minh Xuân

You might also like