Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Câu 1 triết học là gì , trình bày vấn đề cơ bản của TH là gì ?

Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế
giới, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy. Triết học nghiên
cứu về các câu hỏi chung và cơ bản về sự tồn tại, kiến thức, giá trị, lý trí,
tâm trí và ngôn ngữ. Những câu hỏi như vậy thường được đặt ra là vấn
đề cần nghiên cứu hoặc giải quyết. Phương pháp triết học bao gồm đặt
câu hỏi, thảo luận phê bình, lập luận hợp lý và trình bày có hệ thống.
-Vấn đề cơ bản của triết học là những vấn đề xung quanh mối quan hệ
giữa tư duy và tồn tại, giữa vật chất và ý thức. Lý do nó là vấn đề cơ bản
vì việc giải quyết nó sẽ quyết định được cơ sở, tiền đề để giải quyết
những vấn đề của triết học khác. Điều này đã được chứng minh rất rõ
ràng trong lịch sử phát triển lâu dài và phức tạp của triết học.

Vấn đề cơ bản của triết học trả lời hai câu hỏi lớn (hai mặt):

 Mặt thứ nhất: Vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau?
Cái nào quyết định đến cái nào?
 Mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận thức thế giới xung quanh
mình hay không?

Câu 2 : trình bày và phân tích định nghĩa vật chất của le nin , phương
thức và hình thức vật chất tồn tại là gì
-Định nghĩa vật chất của Lênin được diễn đạt như sau:
“Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được
đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta
chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
-Phân tích
+Cách định nghĩa: Phạm trù vật chất la phạm trù rộng, mà cho đến nay,
thực ra nhận thức luận chưa qua được. Khi định nghĩa phạm trù này
không thể quy nó về vật thể hoặc một thuộc tính cụ thể nào đó, cũng
không thể quy về phạm trù rộng hơn phạm trù vật chất. Do vậy chỉ có
thể định nghĩa phạm trù vật chất trong quan hệ với ý thứcm phạm trù đối
lập với nó và trong quan hệ ấy, vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính
thứ hai.
+Trong định nghĩa này, Lênin phân biệt hai vấn đề:

-Thứ nhất: cần phân biệt vật chất với tư cách là phạm trù triết học với
các quan niệm về khoa học tự nhiên về cấu tạo và các thuộc tính cụ thể
của các đối tượng, các dạng vật chất khác nhau. Vật chất với tư cách là
phạm trù triết học nó chỉ vật chất nói chung, vô hạn, vô tận, còn các đối
tượng, các dạng vật chất khoa học cụ thể nghiên cứu đều có giới hạn. Vì
vậy, không thể quy vật chất nói chung về vật thể, không thể đồng nhất
vật chất nói chung với các dạng cụ thể của vật chất như các nhà triết học
duy vật trong lịch sử Cổ đại và Cận đại.

-Thứ hai: là trong nhận thức luận, khi vật chất đối lập với ý thức, cái
quan trọng để nhận biết vật chất là thuộc tính khách quan. Khách quan
theo Lênin là “cái đang tồn tại độc lập với loài người và với cảm giác
của con người”. Trong đời sống xã hội, “ vật chất là cái tồn tại xã hội
không phụ thuộc vào ý thức xã hội của con người”. Về mặt nhận thức
luận thì khái niệm vật chất chính là “ thực tại khách quan tồn tại độc lập
với ý thức của con người và được con người phản ánh”.

Như vậy, định nghĩa phạm trù vật chất của Lênin bao gồm những nội
dung cơ bản sau:

+ Vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ
thuộc vào ý thức, bất kể sự tồn tại ấy con người nhận thức được hay
chưa nhận thức được.

+ Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi gián tiếp hay trực
tiếp tác động lên giác quan của con người.

+ Cảm giác, tư duy, ý thức chỉ là sự phản ánh vật chất.

Với những nội dung cơ bản trên, phạm trù vật chất trong quan niệm của
Lênin có ý nghĩa cô cùng to lớn.
-Phương thức và hình thức vật chất tồn tại là gì?
+ Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, các dạng cụ thể
của vật chất biểu hiện sự tồn tại của mình bằng vận động, không gian,
thời gian.
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, vận động không chỉ
là sự thay đổi vị trí trong không gian (hình thức vận động thấp, giản đơn
của vật chất) mà theo nghĩa chung nhất, vận động là mọi sự biến đổi.
Theo Triết học Mác – Lê-nin vận động là mọi sự biến đổi (biến hóa) nói
chung của các sự vật và hiện tượng trong giới tự nhiên và đời sống xã
hội. Bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng luôn luôn vận động. Bằng vận
động và thông qua vận động mà sự vật hiện tượng tồn tại và thể hiện đặc
tính của mình. Vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của
các sự vật và hiện tượng.
Thứ hai là phương thức tồn tại của vật chất qua không gian và thời gian.
Mọi dạng cụ thể của vật chất đều tồn tại ở một vị trí nhất định, có một
quảng tính (chiều cao, chiều rộng, chiều dài) nhất định và tồn tại trong
các mối tương quan nhất định (trước hay sau, trên hay dưới, bên phải
hay bên trái, v.v.) với những dạng vật chất khác. Những hình thức tồn tại
như vậy được gọi là không gian. Mặt khác, sự tồn tại của sự vật còn
được thể hiện ở quá trình biến đổi: nhanh hay chậm, kế tiếp và chuyển
hóa, v.v.. Những hình thức tồn tại như vậy được gọi là thời gian.
Không gian và thời gian gắn bó mật thiết với nhau và gắn liền với vật
chất, là phương thức tồn tại của vật chất. Không có một dạng vật chất
nào tồn tại ở bên ngoài không gian và thời gian. Ngược lại, cũng không
thể có thời gian và không gian nào ở ngoài vật chất.
Là hình thức tồn tại của vật chất, không gian và thời gian tồn tại khách
quan, bị vật chât quy định; trong đó, không gian có ba chiều: chiều cao,
chiều rộng, chiều dài; thời gian có một chiều: chiều từ quá khứ đến
tương lai.
Câu 3: trình bày và phân tích mối quan hệ của vật chất và y thức
-Vật chất
+ Vật chất là một phạm trù triết học, được đem lại cho con người trong
cảm giác, được cảm giác của chúng ta chụp lại, chép lại, phản ánh và tồn
tại không lệ thuộc vào cảm giác
-Ý thức
+ Là một phạm trù song song với phạm trù vật chất, theo đó ý thức là sự
phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người và có sự cải
biến và sáng tạo. Ý thức có mối quan hệ hữu cơ với vật chất.
-Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức :
- Vật chất quyết định ý thức ở 4 nội dung:
+ Vật chất có trước, ý thức có sau.
+ Vật chất là nguồn gốc của ý thức
+ Nội dung của ý thức được quyết định bởi vật chất.
+ Vật chất quyết định cả hình thức biểu hiện cũng như mọi sự biến đổi
của ý thức.
- Ý thức tác động vật chất ở 3 nội dung:
+ Tác động thông qua hành động thực tiễn của con người
+ Trang bị cho con người tri thức về thực tại khách quan
+ Tác động theo 2 hướng tích cực hoặc tiêu cực
* Tích cực: Nếu nhận thức đúng, có tri thức khoa học có ý chí thì hành
động của con người phù hợp với quy luật khách quan => thế giới sẽ
được cải tạo.
VD: Tại các giao lộ hay ùn tắc giao thông nên họ đã xây dựng cầu vượt
để giảm kẹt tắc giao thông.
* Tiêu cực: Nếu ý thức phản ánh không đúng hiện thực khách quan thì
sẽ có những hành động không đúng sẽ có tác dụng tiêu cực đối với hoạt
động thực tiễn, với hiện thực khách quan.
Câu 4 : trình bày và phân tích nội dung nguyên lý về sự phát triển

You might also like