Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

BÀI TẬP LẬP ĐỀ CƯƠNG HẠN 17/2

Bài 1. Xác định chủ đề chung, chủ đề bộ phận của các văn bản dưới đây và lập sơ
đồ thông tin để thể hiện cấu trúc của từng văn bản.

a. TIẾNG CƯỜI LÀ LIỀU THUỐC BỔ

Một nhà văn đã từng nói: “Con người là động vật duy nhất biết cười.” Theo một
thống kê hoa học, mỗi ngày, trung bình người lớn cười 6 phút, mỗi lần cười kéo
dài độ 6 giây. Một đứa trẻ trung bình mỗi ngày cười 400 lần.

Tiếng cười là liều thuốc bổ. Bởi vì khi cười, tốc độ thở của con người lên đến 100
ki-lô-mét một giờ, các cơ mặt được thư giãn thoải mái và não thì tiết ra một chất
làm người ta có cảm giác sảng khoái, thỏa mãn. Ngược lại, khi người ta ở trong
trạng thái nổi giận hoặc căm thù, cơ thể sẽ tiết ra một chất làm hẹp mạch máu.

Ở một số nước, người ta đã dùng biện pháp gây cười để điều trị bệnh nhân. Mục
đích của việc làm này là rút ngắn thời gian chữa bệnh và tiết kiệm tiền cho nhà
nước.

Bởi vậy, có thể nói: ai có tính hài hước, người đó chắc chắn sẽ sống lâu hơn.

(Sách Tiếng Việt 4, tập 2)

-Chủ đề chung: Tiếng cười là liều thuốc bổ/ Tiếng cười làm cho con người hạnh phúc, sống
lâu
-Chủ đề bộ phận:

+Đặc điểm quan trọng trong tiếng cười của con người, phân biệt con người với các động vật khác
+ Tiếng cười là liều thuốc bổ

+ những người có tính hài hước sẽ sống lâu hơn

b. TÌM Ý CHÍNH (MAIN IDEA) – KĨ NĂNG CỐT LÕI TRONG ĐỌC HIỂU

1. Tìm ý chính là gì?

Đó là quá trình người đọc giải mã nghĩa của các từ trong phạm vi câu, nghĩa các
câu trong phạm vi đoạn văn và cứ tiếp tục như thế. Khi bắt đầu nắm bắt được các ý
chính của văn bản, người đọc hiểu rõ hơn mục đích của các chi tiết trong văn bản
và từ đó củng cố thêm nhận thức về những ý chính đã tìm ra. Để hiểu cặn kẽ khái
niệm “ý chính”, cần phân biệt các thuật ngữ sau: đề tài, chủ đề, ý chính và câu chủ
đề.

• Đề tài của một văn bản là chủ thể – thứ mà văn bản đóđề cập đến.

Đề tài có thể được diễn tả dưới dạng một danh từ hoặc một cụm danh từ. Một số ví
dụ về chủ đề bao gồm: tái chế, động vật có vú, cây cối ở New England, tên.

• Ý chính là những điều bạn nói về một chủ đề.

Ý chính, được diễn tả bằng các câu. Nếu ai đóđề nghị bạn xác định ý chính của
một đoạn văn và bạn đáp lại bằng một từ đơn lẻ thì có nghĩa là bạn đã chưa đưa ra
đáp án đầy đủ – có thể bạn mới chỉ xác định được chủ đề đoạn văn đó mà thôi.

Một số ví dụ về ý chính, bao gồm:

– Tái chế có mức chi phí tốn kém về ngắn hạn nhưng lại giúp tiết kiệm nhiều tiền
về dài hạn.

– Mọi động vật có vú đều giống nhau theo một số cách nhất định.

– Cây cối ở New England là những loài đẹp nhất thế giới.

– Chẳng vui chút nào khi ai đó chế nhạo tên của bạn.

• Chủ đề là một ý tưởng được lặp đi lặp lại xuyên suốt một văn bản hoặc tập

hợp các văn bản.

Ví dụ, “tầm quan trọng của gia đình trong việc định hình cá tính” là một chủ điểm
có thể tìm thấy trong văn học.

• Câu chủ đề là thuật ngữ được dùng để xác định câu có chứa ý chính trong một
đoạn văn. Câu chủ đề có thể là câu đầu tiên trong đoạn văn, nhưng không phải lúc
nào cũng vậy – nó có thể nằm ở đầu, giữa hoặc cuối. Một số đoạn văn không thực
sự có một câu chủ đề dễ dàng xác định được, một số lại có nhiều hơn 1 câu chủ đề.
Tuy nhiên, câu chủ đề giúp ích trong việc xác định mối quan hệ giữa ý chính (main
ideas) và ý bổ trợ (supporting ideas).

Ví dụ: “Tất cả động vật có vú đều giống nhau theo một số cách nhất định nào đó.
Chúng đều có phổi, tóc hoặc lông và khả năng nuôi dưỡng con non”. Hai câu này
rõ ràng thể hiện mối quan hệ quan trọng: câu đầu tiên chứa ý chính, còn câu thứ
hai cung cấp chi tiết để làm rõ ý chính.

2. Tại sao tìm ý chính lại quan trọng?

Tìm ý chính và xác định mối quan hệ giữa ý chính với các ý bổ trợ giúp làm rõ ý
chính thực sự là bản chất của việc đọc hiểu. Nếu không thể hiểu tác giả đang cố
gắng nói điều gì hoặc tại sao tác giả lại chọn cung cấp cho chúng ta một số chi tiết
nhất định, chúng ta chẳng thể hiểu văn bản.

Tìm ý chính và xác định điều gì là quan trọng là những kĩ năng trước hết phải có
khi thực hiện tóm tắt văn bản. Tóm tắt đòi hỏi người đọc phải xác định những chi
tiết quan trọng và loại bỏ những chi tiết không quan trọng để diễn tả lại ý chính
bằng ngôn từ của mình. Tóm tắt đãđược chứng minh là phương pháp quan trọng
giúp người đọc cải thiện khả năng thấu hiểu ý nghĩa văn bản (Rinehart, Stahl và
Erickson, 1986).

Tìm ý chính dạy trẻ phân biệt thông tin quan trọng với những chi tiết kém quan
trọng hơn trong văn bản. Khả năng xác định những ý chủ chốt và thông tin nổi bật
đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình phát triển hiểu biết sâu sắc (Harvey,
2000).

3. Làm thế nào để giúp trẻ thực hành tìm ý chính?

Quá trình tìm ra mối quan hệ giữa ý chính và ý bổ trợ không phải việc bạn có thể
dễ dàng dạy cho trẻ trong một buổi sáng. Thay vào đó, việc truy tìm ý nghĩa văn
bản nên được chú trọng mỗi ngày, nên được nhắc đến mỗi ngày và thực hành trong
mọi văn bản kể từ lúc trẻ có thể bắt đầu hiểu “ý chính” là gì (vào một thời điểm
nào đó từ lớp 1) cho tới cấp 3 và hơn thế. Nói cách khác, trong khi bạn có thể và
phải hướng dẫn trẻ phương pháp tìm ý chính trong văn bản (chính là tìm ý được
lặp lại nhiều lần) một cách rõ ràng, mạch lạc, những cuộc trò chuyện về ý nghĩa
văn bản, những câu hỏi thử thách hơn hướng đến mục đích của tác giả nên là một
phần trong toàn bộ quá trình chỉ dẫn của bạn dành cho con.

Khi bắt đầu hướng dẫn trẻ tìm ý chính, quan trọng là phải thiết lập thứ ngôn từ
thông dụng và bộ tiêu chuẩn thông dụng. Trẻ nên hiểu và đủ khả năng để sử dụng
những thuật ngữ như ý chính, chủ đề, câu chủ đề, ý bổ trợ và mục đích của tác giả.
Thứ hai, quan trọng là phải làm mẫu quá trình xác định tầm quan trọng và chọn ý
chính của văn bản. Sử dụng phương pháp nói to ra suy nghĩ của mình để hướng
dẫn trẻ khi bạn tìm ý chính, đồng thời chỉ ra các ý bổ trợ giúp làm rõ kết luận của
bạn. Trẻ nên hiểu rằng, việc tìm kiếm ý nghĩa văn bản thường là công việc khó
khăn, đòi hỏi những nỗ lực trí tuệ đáng kể. Hãy trao cho trẻ các công cụ cần thiết,
như các dạng hình ảnh hoá thông tin Graphic Organizers để phân tích văn bản và
ghi chép quá trình phân tích đó.

Thứ ba, đôi khi có nhiều hơn 1 câu trả lời chính xác. Suy nghĩ và nhận biết của một
đứa trẻ về ý chính của tác giả có thể khác biệt một cách hợp lý và hoàn toàn có thể
chấp nhận được như suy nghĩ và nhận biết của những trẻ khác. Cuối cùng, cũng là
quan trọng nhất, bạn hãy làm sao để trẻ sẽ đưa ra được “những tranh luận dựa trên
nội dung văn bản” cho những gì trẻ cảm nhận về văn bản đó. Nếu con muốn khẳng
định rằng Huck Finn là một nạn nhân bất hạnh, trẻ cần phải chỉ ra được những
phần nào trong văn bản giúp trẻ chứng minh điều này.

(Phỏng theo http://cth.edu.vn/tim-y-chinh-main-idea-ky-nang-cot-loi-trong-doc-


hieu/)

c. CƠ THỂ BẠN LIỆU CŨNG GIÀ BẰNG BẠN?

Vào sinh nhật vừa rồi, có thể bạn đã tròn 8 tuổi, 12 tuổi hay 109 tuổi. Nhưng nếu
bạn nghĩ rằng cơ thể bạn cũng ở bất kì tuổi nào trong đó thì bạn đã nhầm. Thực ra
cơ thể bạn ở nhiều độ tuổi khác nhau vì nó tự sửa chữa và thay thế những phần đã
già cỗi. Chẳng hạn, các tế bào hồng cầu chỉ tồn tại được bốn tháng rồi cơ thể sẽ
thay thế chúng bằng những tế bào tươi mới. Cho đến tận gần đây, các nhà khoa học
cũng chưa biết chắc bao lâu thì cơ thể người thay thế các tế bào khác nhau một lần.
Tuy nhiên, những nghiên cứu mới đã cho phép họ đo được tuổi của các tế bào một
cách chính xác hơn nhiều. Giờ đây, họ đã biết các tế bào cấu tạo nên dạ dày được
thay thế khoảng 5 ngày một lần. Các tế bào tạo thành gan được thay thế sau
khoảng 18 tháng và cơ ngực được thay thế 15 năm một lần. Ngay cả tế bào trong
xương cũng được thay thế. Họ cho rằng cơ thể bạn có thể thay thế cả bộ xương
trong thời gian khoảng 10 năm.
Vậy nên, dù bạn đã 109 tuổi đi nữa, có thể không có phần nào trên cơ thể bạn thực
sự 109 tuổi cả. Mắt, xương, dạ dày, gan, thận,... của bạn đều trẻ hơn thế nhiều.
Trên thực tế, nếu tính tuổi trung bình của tất cả các tế bào khác nhau tạo thành cơ
thể một người trưởng thành thì số tuổi đó sẽ vào khoảng từ 7 đến 10. Nếu điều đó
là thật và cơ thể tự tái sinh liên tục thì vì sao con người không thể sống mãi? Vì khi
con người già đi, cơ thể của họ trở nên kém hiệu quả trong việc thay thế tế bào và
điều này khiến họ gặp nguy cơ thoái hoá cao hơn. Y học chưa tìm ra cách giúp con
người sống mãi nhưng các nhà khoa học nghiên cứu tế bào có thể sẽ có ngày tạo ra
những bước đột phá kì diệu trong y học để thực sự giúp chúng ta sống lâu hơn.

(Theo Guy Campbell)

Bài 2. Dựa vào các chủ đề chung cho sẵn dưới đây, hãy lập sơ đồ tư duy thể hiện
các chủ đề bộ phận tương ứng cho mỗi chủ đề chung và viết các câu thể hiện các
chủ đề bộ phận đó.

a. Việt Nam trở thành một trong những nước dẫn đầu trong cuộc chiến chống đại
dịch Covid-19 trên toàn cầu.

b. Khoa học đã chứng minh con người có nhiều cách để kéo dài tuổi thọ.

c. Khát vọng cống hiến cho cộng đồng là một động lực quan trọng của tuổi trẻ mọi
thời đại.

Bài 3. Sắp xếp các đoạn văn dưới đây thành 1 văn bản và đặt tên cho văn bản đó,
có thể thêm các phương tiện liên kết các đoạn văn nếu cần thiết. Giải thích tại sao
lại sắp xếp và đặt tên như vậy.

c. Tính là họ, danh là tên, tính danh nghĩa là họ tên. Danh xưng thông thường của
người Việt gồm tên họ, tên đệm, tên chính.

a. Nhìn chung, từ xưa đến nay, tên họ của người Việt đa phần là từ Hán Việt. Tên
họ có thể trùng với từ có nghĩa, có thể không. Ví dụ, một số tên họ có nghĩa như họ
Dương (cây dương liễu), họ Đàm (sâu rộng), họ Đào (đồ gốm), họ Đinh (con trai),
họ Đỗ (cây đỗ), họ Hoàng (màu vàng), họ Lại (ích lợi), họ Lý (cây mận), họ
Nguyễn (nước Nguyễn), họ Phạm (khuôn mẫu), họ Triệu (nước Triệu),... và một số
tên họ không có nghĩa như họ Bùi, họ Đoàn, họ Phan,...
d. Tên đệm người Việt có từ bao giờ? Thời huyền sử, người Việt chỉ có tên chính
chưa có họ. Đến thời nhà Thục (257 – 207 trước Công nguyên), bắt đầu xuất hiện
cấu trúc: tên họ – tên chính, ví dụ Thục Phán. Đến đời Bà Triệu, tức Triệu Thị
Trinh (năm 248) bắt đầu xuất hiện tên đệm. Từ thế kỉ II chữ Hán Việt đã được dạy
ở nước Việt. Cũng từ khi đó, trong cộng đồng người Việt, tên đệm dần hình thành
và trở nên phổ biến. Thế nhưng, không hoàn toàn giống như người phương Bắc,
người Việt dùng tên đệm với các ý sau: (a) tên đệm để phân biệt danh xưng của
nam hay nữ. Ví dụ với nữ, “thị” (nghĩa là họ) được dùng phổ biến để đặt tên cho
nữ; ví dụ với nam, tên đệm phổ biến nhất là “văn”; (b) tên đệm để phân biệt các chi
họ: các gia tộc cùng họ nhưng khác chi có thể phân biệt bằng tên đệm. Ví dụ cùng
họ Nguyễn nhưng có nhiều chi như Nguyễn Hữu, Nguyễn Khả, Nguyễn Ngọc,...

b. Tên chính của người Việt có từ bao giờ? Tên chính của người Việt có từ lâu đời.
Thời các vua Hùng, người Việt đã có danh xưng. Ban đầu, người Việt chỉ gọi nhau
bằng tên chính. Do quá trình tiếp biến văn hoá và ngôn ngữ, phần lớn tên người
Việt có gốc từ Hán Việt, ví dụ Quốc Khánh, Quang Minh, Ngân Hà,... Ngoài ra,
còn có cách đặt tên từ Nôm, ví dụ Đẹp, Tươi, Nắng, Mưa,... hay gốc từ nước ngoài
như Marry, Paul, Peter,... Tên có gốc từ tiếng Việt viết bằng chữ Nôm hay gốc từ
tiếng nước ngoài thường là tên đơn, tên gốc có từ tiếng Hán thường là tên kép.

(Theo Nguyễn Hạnh, Tính danh của người Việt, Nxb Giáo dục, H, 2008)

c-a-d-b

Bài 4. Hãy lựa chọn một chương trong giáo trình chuyên ngành mà anh/chị đã hoặc
đang học và tái hiện đề cương chi tiết của chương sách đó dưới dạng sơ đồ tư duy.

(Gợi ý: Sinh viên có thể làm việc theo nhóm, mỗi nhóm chọn 1 giáo trình chuyên

ngành, mỗi sinh viên trong nhóm thực hiện nhiệm vụ 8 đối với 1 chương của giáo

trình đó. Sau đó, các thành viên trong nhóm chia sẻ với nhau các kết quả thực hiện

nhiệm vụ để tập hợp thành một đề cương chung cho toàn bộ giáo trình. Đề cương

này có thể được sử dụng để phục vụ việc học tập, ôn tập, nghiên cứu chuyên ngành

của sinh viên).


Bài 5.Chọn một trong số các vấn đề nghiên cứu dưới đây để xây dựng thành một
đề cương chi tiết cho văn bản:

a. Đổi mới giáo dục cần có sự hưởng ứng và tham gia của toàn xã hội.

b. Mạng xã hội đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội hiện nay.

Yêu cầu đối với đề cương:

+ Sử dụng dạng sơ đồ tư duy

+ Đặt tiêu đề cho văn bản

+ Có ít nhất 3 chủ đề bộ phận thể hiện các khía cạnh của chủ đề chung

+ Mỗi chủ đề bộ phận có ít nhất 2 ý bổ trợ

Bài 6. Chọn một đề tài nghiên cứu thuộc chuyên ngành mà anh/chị đang học và
thực hiện các yêu cầu sau:

a. Trình bày đối tượng nghiên cứu, mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu,
phạm vi nghiên cứu của đề tài

b. Lập đề cương chi tiết cho BCKH về đề tài đó.

Yêu cầu đối với đề cương:

+ Sử dụng hệ thống kí hiệu đề mục đánh dấu thứ tự (bằng số) để phân cấp các
thành tố nội dung trong đề cương (ví dụ: 1.1, 1.2, 1.2.1, 1.2.2, 1.2.2.1, ...)

+ Thể hiện rõ kết cấu chung của BCKH (Phần mở đầu, các chương, Kết luận, Tài
liệu tham khảo)

+ Thể hiện đến các luận điểm, luận cứ ở cấp độ thứ 3 (số thứ tự đề mục đến
1.1.1.1, 1.1.1.2,...)

You might also like