Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

1.

Mẫu báo cáo vào bốc câu hỏi kiểm tra: “Em Nguyễn Đình Minh, tiểu
đội trưởng, tiểu đội 1, sinh viên lớp TC27.10, báo cáo ban giám khảo, xin được bốc
câu hỏi, hết”.
2. Mẫu báo cáo khi vào kiểm tra: “Báo cáo ban giám khảo, tiểu đội 1 xin
được trả lời câu hỏi, hết”.
3. Mẫu báo cáo khi kiểm tra xong: “Báo cáo ban giám khảo, tiểu đội 1 đã
hoàn thành nhiệm vụ, hết”.

NỘI DUNG CÂU HỎI


1. Tập hợp đội hình tiểu đội 1 hàng ngang:
- Gồm 4 bước: Bước 1 (Tập hợp): Khẩu lệnh: “Tiểu đội thành 1 hàng ngang tập
hợp”, Bước 2 (Điểm số): Khẩu lệnh: “Điểm số”, Bước 3 (Chỉnh đốn hàng ngũ):
Khẩu lệnh: “Nghiêm, nhìn bên phải thẳng” – Thôi, Bước 4 (Giải tán): Khẩu lệnh:
“Giản tán”.
- Ý nghĩa: Đội hình tiểu đội hàng ngang thường vận dụng trong học tập, sinh hoạt,
hạ mệnh lệnh, kiểm tra quân số, khám súng, giá súng.

2. Tập hợp đội hình tiểu đội 2 hàng ngang:


- Gồm 3 bước: Bước 1 (Tập hợp): Khẩu lệnh: “Tiểu đội thành 2 hàng ngang tập
hợp, Bước 2 (Chỉnh đốn hàng ngũ): Khẩu lệnh: “Nghiêm, nhìn bên phải thẳng” –
Thôi, Bước 3 (Giải tán): Khẩu lệnh: “Giản tán”
- Ý nghĩa: Đội hình tiểu đội hàng ngang thường vận dụng trong học tập, sinh hoạt,
hạ mệnh lệnh, kiểm tra quân số.

3. Tập hợp đội hình tiểu đội 1 hàng dọc:


- Gồm 4 bước: Bước 1 (Tập hợp): Khẩu lệnh: “Tiểu đội thành 1 hàng dọc tập
hợp”, Bước 2 (Điểm số): Khẩu lệnh: “Điểm số”, Bước 3 (Chỉnh đốn hàng ngũ):
Khẩu lệnh: “Nghiêm, nhìn đằng trước thẳng” – Thôi, Bước 4 (Giải tán): Khẩu
lệnh: “Giản tán”.
- Ý nghĩa: Dùng trong hành quân, khi di chuyển đội hình, di chuyển vị trí, thể hiện
sự đoàn kết thống nhất của quân ngũ.

4. Tập hợp đội hình tiểu đội 2 hàng dọc:


- Gồm 3 bước: Bước 1 (Tập hợp): Khẩu lệnh: “Tiểu đội thành 2 hàng dọc tập
hợp”, Bước 2 (Chỉnh đốn hàng ngũ): Khẩu lệnh: “Nghiêm, nhìn đằng trước thẳng”
– Thôi, Bước 3 (Giải tán): Khẩu lệnh: “Giản tán”.
- Ý nghĩa: Dùng trong hành quân, khi di chuyển đội hình, di chuyển vị trí, duyệt
đội ngũ, thể hiện sự đoàn kết thống nhất của quân ngũ

5. Giậm chân tại chỗ, đổi chân trong khi giậm chân:
- Khẩu lệnh “Giậm chân - giậm”; Đổi chân trong khi giậm chân: Tay trái dừng,
chân phải giậm 2 nhịp.
- Ý nghĩa đổi chân khi đang giậm chân: để thống nhất nhịp hô của người chỉ huy,
hoặc tiếng nhạc

6. Đi đều đứng lại, đổi chân trong khi đi đều:


- Khẩu lệnh: Đi đều - bước. Khi dứt động lệnh bước, chân trái bước lên, đồng thời
tay phải đưa lên, cứ như vậy, chân nọ, tay kia bước theo nhịp hô của người chỉ huy
hoặc theo nhịp trống trong nhạc. Đứng lại, Khẩu lệnh “Đứng lại - đứng”. Khi dứt
động lệnh đứng lạị, chân trái bước lên 1 bước, đồng thời hô 1, chân phải bước lên 1
bước đặt sát góp chân trái, đồng thời hô 2 (đứng lại).
Đổi chân trong khi đi: tay trái dừng lại, chân phải bước lên ½ bước, mũi chân phải
đặt sát gót chân. Chân trái tiếp tục bước, đồng thời tay phải đưa lên đi theo nhịp hô
của người chỉ huy hoặc theo nhịp trống trong nhạc.
- Ý nghĩa đổi chân khi đang đi đều để thống nhất nhịp đi
chung trong phân đội hoặc theo tiếng ô của người chỉ huy, hoặc tiếng nhạc.

7. Động tác chào, quay và ngồi xuống, đứng lên:


- Khẩu lệnh: Chào - Thôi. Nhìn bên phải chào, thôi. Nhìn bên trái chào, thôi. Khẩu
lệnh bên trái quay. Bên phải quay. Đằng sau quay.
- Ý nghĩa của động tác chào: Thể hiện sự tôn trọng, trang nghiêm, thống nhất trong
quân đội.
- Ý nghĩa của động tác quay thể hiện sự trang nghiêm, thống nhất khi thay đổi
hướng của đội hình.
- Ý nghĩa của động tác ngồi xuống, đứng lên thể hiện sự thống nhất trong quân đội.

You might also like