Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 74

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.

HCM
VIỆN HÀNG HẢI
CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN TỰ ĐỘNG TÀU THỦY

BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN MÔN

Sinh viên thực hiện:


Họ tên: Ngô Văn Tài
MSSV 1651030055
Lớp: DT16
Giáo viên hướng dẫn: Đào Học Hải
Địa điểm thực tập: Phòng thí nghiệm D.604

TP. Hồ Chí Minh, tháng 11/2020


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

Nhận xét của giáo viên

...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................

GVHT: Đào Học Hải 2


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. THỰC TẬP PHẦN MÁY ĐIỆN....................................................................5
1.1. Khái niệm:...................................................................................................................... 5
1.2. Phân loại:.......................................................................................................................5
1.3. Một số máy điện thường gặp:.........................................................................................6
1.3.1. Máy biến áp:......................................................................................................6
1.3.2. Tính toán thông số biến áp.................................................................................7
1.3.3. Biến dòng:.........................................................................................................8
1.3.4. Máy điện không đồng bộ:................................................................................10
1.3.5. Máy điện đồng bộ:...........................................................................................13
1.3.6. Máy điện một chiều:........................................................................................15
1.3.7. Máy điện đặc biệt:...........................................................................................19
1.3.8. Rô-nha:............................................................................................................22
1.3.9. Bảo quản, sửa chữa động cơ điện:...................................................................23
1.4. Cách xây dựng, vẽ sơ đồ khai triển cuộn dây máy điện:..............................................24
1.5. Quy trình thử và quy trình nghiệm thu máy điện.........................................................25
1.5.1. Thử tải trở cho máy phát điện:.........................................................................25
1.5.2. Thử tải thực tế cho máy phát điện:..................................................................26
CHƯƠNG 2. THỰC TẬP PHẦN KHÍ CỤ ĐIỆN.............................................................27
2.1. Khái quát chung về khí cụ điện:...................................................................................27
2.2. Một số khí cụ điện thường gặp:....................................................................................27
2.2.1. Cầu dao:...........................................................................................................27
2.2.2. Công tắc-Nút ấn:..............................................................................................30
2.2.3. Bộ khống chế:..................................................................................................35
2.2.4. CB:..................................................................................................................40
2.2.5. Contactor:........................................................................................................43
2.2.6. Cầu chì:...........................................................................................................46
2.2.7. Relay trung gian:.............................................................................................50
2.2.8. Relay thời gian:...............................................................................................52
2.2.9. Relay nhiệt:......................................................................................................53
2.3. Chọn khí cụ điện dựa vào công suất và điện áp làm việc của thiết bị điện:..................55
2.4. Cách bố trí thiết bị điện trong bảng điều khiển động cơ điện.......................................56

GVHT: Đào Học Hải 3


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

CHƯƠNG 3. THỰC TẬP PHẦN ĐO LƯỜNG.................................................................59


3.1. Khái quát chung...........................................................................................................59
3.2. Các loại sai số của phép đo,cấp chính xác và độ nhạy:................................................59
3.3. Các cơ cấu chỉ thị của dụng cụ đo lường điện tử..........................................................63
3.4. Đồng hồ vạn năng:.......................................................................................................64
3.5. Một số loại cảm biến thường gặp:................................................................................67
3.5.1. Cảm biến nhiệt:................................................................................................67
3.5.2. Cảm biến áp suất:............................................................................................69
3.5.3. Cảm biến báo mức kiểu phao:.........................................................................70
3.5.4. Cảm biến khói:................................................................................................71
3.5.5. Cảm biến hành trình:.......................................................................................73

GVHT: Đào Học Hải 4


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

PHẦN 1. THỰC TẬP PHẦN MÁY ĐIỆN

1.1. Khái niệm:


Máy điện là thiết bị điện từ, nguyên lý làm việc dựa vào hiện tượng cảm ứng
điện từ. Máy điện dùng để biến đổi dạng năng lượng như cơ năng thành điện
năng (máy phát điện) hoặc ngược lại biến đổi điện năng thành cơ năng (động cơ điện),
hoặc dùng để biến đổi thông số điện năng như biến đổi điện áp, dòng điện (máy biến
áp, máy biến dòng), tần số (máy biến tần)…

Máy điện(phòng thí nghiệm)

1.2. Phân loại:


Có nhiều cách phân loại máy điện, dưới đây là một số cách thường gặp:
a) Phân loại theo chuyển động tương đối giữa các bộ phận của máy, máy điện được
chia làm 2 loại:
- Máy điện tĩnh: Là loại máy máy điện mà giữa các bộ phận của máy không có chuyển
động tương đối. ví dụ: Máy biến áp.
- Máy điện quay: Là loại máy máy điện mà trong cấu tạo của nó có bộ phận chuyển
động quay. Loại này có rất nhiều thành viên, ví dụ: máy phát điện, động cơ điện...

GVHT: Đào Học Hải 5


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

b) Phân loại theo dòng điện gắn với máy, máy điện được chia làm 2 loại: 
- Máy điện 1 chiều: Là loại máy máy điện mà dòng điện gắn với nó là dòng 1 chiều.
- Máy điện xoay chiều: Là loại máy máy điện mà dòng điện gắn với nó là dòng xoay
chiều. (Trong loại này, còn phân thành máy điện 3 pha, máy điện 1 pha ).
c) Phân loại theo theo quan hệ giữa tốc độ quay của rotor và tốc độ từ trường quay,
máy điện được chia làm 2 loại: 
+ Máy điện đồng bộ: Là loại máy điện có tốc độ quay của rotor bằng tốc độ từ trường
quay.
+ Máy điện không đồng bộ: Là loại máy điện có tốc độ quay của rotor khác tốc độ từ
trường quay.
d) Phân loại theo theo công dụng, chế độ hoạt động của máy: Máy được gọi tên theo
công dụng của nó. Ví dụ: Máy phát điện, động cơ điện, máy biến áp, máy dịch pha,
máy phát tỷ lệ tốc độ,...

1.3. Một số máy điện thường gặp:


1.3.1. Máy biến áp:
a) Khái niệm: Máy biến áp là một loại máy điện tĩnh hoạt động dựa trên nguyên lý
cảm ứng điện từ dùng để biến đổi hệ thống điện xoay chiều có thông số U 1, I1 thành U2,
I2 mà không làm thay đổi tần số của nó

Biến áp (phòng thí nghiệm)


b) Cấu tạo:
Gồm 2 thành phần chính:
- Lõi thép : dùng để dẫn từ thông chính, thường làm bằng nhiều lá thép kĩ thuật
điện ghép lại với nhau để giảm tối đa tác dụng của dòng điện Fu-cô (làm nóng
lõi sắt gây ra hao phí vô ích). 

GVHT: Đào Học Hải 6


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

- Dây quấn : thường được làm bằng đồng hoặc nhôm,có tiết diện tròn hoặc hình
chữ nhật, bên ngoài có bọc cách điện. Dây quấn gồm nhiều vòng dây, giữa các
vòng dây, giữa các vòng dây với lõi thép đều có cách điện.

1.3.2. Tính toán thông số biến áp


Công suất của máy biến áp phụ thuộc vào diện tích của trụ từ (lõi thép gồm 2
thành phần: trụ từ và gông từ) và diện tích của dây quấn ngoài ra còn phụ thuộc vào
điện áp định mức đặt vào cuộn dây sơ cấp và tính chất tải của máy biến áp.

VD: Quấn biến áp 1 pha công suất 120VA cách ly, có điện áp vào là 220V, điện áp ra
là 24V.

 Xác định diện tích lõi sắt cần quấn:

P=(K ×η × S2 )/ 14000

Trong đó:

P - là công suất của máy biến áp (VA)

Η - là hệ số hiệu suất cốt lõi sắt

K - Hệ số hở từ thông giữa các lõi thép (Các lá thép khi xếp lại với nhau luôn có 1
đường hở)

S - diện tích lõi sắt cần quấn (mm2)

Vật liệu tấm lõi Hệ số hở (K) Hệ số hiệu suất (η)

Lá thép E có bề dầy là 0.35mm 0.93 0,84

Lá thép E có bề dầy là 0.5mm 0.9 0.82

Lá thép bị han rỉ và lồi lõm 0.8 0.8

Ta có:

S= √( P× 14000)/(K ×η)=√ (120 × 14000)/(0,9 ×0,82)=1508,78 mm 2=15,08 cm 2

Với diện tích cần quấn là 15,08 cm2, ta chọn bộ Fe có chiều rộng a = 3,2 cm, chiều dài
b = 4,9 cm.

 Tính số vòng dây quấn:

GVHT: Đào Học Hải 7


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

Số vòng trên 1 vol


N F 45
= = =3
V S 15

F: Hệ số từ thẩm (45 là loại sắt thông dụng ở thị trường Việt Nam)

Số vòng dây quấn sơ cấp: N 1=220 × 3=660 vòng

Số vòng dây quấn thứ cấp: N 2=24 ×3=72 vòng

 Tính dòng tải và tiết diện sơ cấp và thứ cấp:

P = U x I = U1 x I1 = U2 x I2

Trong đó:

P là công suất máy biến áp (120VA)

U1: Điện áp đầu vào sơ cấp (220V)

U2: Điện áp đầu ra thứ cấp (24V)

I1: Dòng tải sơ cấp

I2: Dòng tải thứ cấp

I1 = 120/220 = 0,55 A

I2 = 120/24 = 5 A
1.3.3. Biến dòng:
a) Khái niệm:
Bộ biến dòng mà chúng ta hay gọi thực ra có tên gọi quốc tế là Current
Transformer (CT) là bộ đo dòng và giám sát dòng điện. Nói một cách dễ hiểu thì máy
biến dòng điện là thiết bị điện dùng để biến đổi dòng điện có trị số cao xuống dòng
điện có trị số tiêu chuẩn 5A và 1A để cung cấp cho các dụng cụ đo lường, bảo vệ role
và tự động hóa.
Có 3 loại máy biến dòng cơ bản hiện nay: biến dòng cuộn, biến dòng hình xuyến
và biến dòng kiểu thanh, nhưng phổ biến vẫn là biến dòng hình xuyến.

GVHT: Đào Học Hải 8


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

Biến dòng phòng thí nghiệm

b) Cấu tạo: gồm 2 bộ phận chính là lõi thép và dây quấn


- Lõi thép: dùng để dẫn từ thông chính của máy, được chế tạo từ những vật liệu
dẫn từ tốt là thép kỹ thuật điện, được chế tạo thành hình tròn là nơi để đặt dây
quấn thứ cấp.
- Dây quấn: Dây sơ cấp thường là cáp hạ thế phù hợp với dòng điện phụ tải và có
số vòng W1 nhỏ hơn nhiều lần số vòng phía thứ cấp W2. Thông thường cuộn sơ
cấp là cáp hạ thế W1 có số vòng n = 1; n = 2; n = 3; n = 4. Dây thứ cấp có tiết
diện nhỏ hơn rất nhiều so với dây sơ cấp nhưng có số vòng W2 lớn hơn nhiều
lần số vòng W1 phía sơ cấp. Các cuộn này có điện trở rất bé, vì vậy trong trạng
thái bình thường phía thứ cấp của Máy biến dòng hầu như bị ngắn mạch. Để
đảm bảo an toàn cho người vận hành, cuộn thứ cấp của máy biến dòng phải
được nối đất. Dây dẫn được quấn quanh lõi thép và cách điện với lõi thép. Giữa

GVHT: Đào Học Hải 9


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

các vòng dây và giữa các lớp dây được cách điện với nhau. Lõi thép và đầu cực
(-) được tiếp đất.

Một số bộ phận khác của Máy biến dòng:


Ngoài cuộn dây và lõi thép ra, Máy biến dòng còn có các bộ phận khác như:
- Vỏ ngoài được chế tạo bằng nhựa cách điện để bảo vệ dây quấn thứ cấp và đảm
bảo an toàn cho người vận hành.
- Các đầu cực để đấu dây dẫn ra ngoài: có cực (+) và cực (-) để đấu với cuộn dòng
của công tơ; cuộn dây của Rơle; cuộn dây của Ampemet đo gián tiếp.

Cấu tạo cơ bản của biến dòng

1.3.4. Máy điện không đồng bộ:


a) Khái niệm:

Máy điện không đồng bộ (máy điện dị bộ) là loại máy điện xoay chiều, làm việc
theo nguyên lý cảm ứng điện từ, có tốc độ quay của nhỏ hơn tốc độ quay của từ
trường. Máy điện không đồng bộ có thể làm việc ở hai chế độ: động cơ và máy phát.

Hầu hết các động cơ điện sử dụng trên tàu thủy là động cơ không đồng bộ pha
lồng sóc.

GVHT: Đào Học Hải 10


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

Động cơ 3 pha (PTN)

b) Cấu tạo: gồm hai bộ phận chính là rotor và stator

+) Stator: có hai phần chính là lõi thép và dây quấn

- Lõi thép hình trụ gồm nhiều lá thép kỹ thuật điện ghép lại. Mặt trong có những rãnh
để chứa bộ dây quấn pha.

- Dây quấn làm bằng các dây dẫn bọc cách điện, đặt trong các rãnh được phân bố đều
dọc theo chu vi của lõi thép. Dây quấn nhận điện từ một nguồn pha để tạo ra một từ
trường quay. Tốc độ quay của từ trường này phụ thuộc tần số nguồn điện và số cực của
bộ dây quấn.

+) Rotor: cũng có hai phần chính là lõi thép và dây quấn:

- Lõi thép hình trụ gồm nhiều lá thép kỹ thuật điện ghép lại. Mặt ngoài có những rãnh
để chứa dây quấn.

- Rotor có hai loại: lồng sóc và dây quấn:

* Rotor lồng sóc gồm các thanh đồng hoặc nhôm đặt trong rãnh, và bị ngắn mạch bởi
hai vành ngắn mạch ở hai đầu. Với động cơ nhỏ, được đúc nguyên khối, gồm thanh
dẫn, vành ngắn mạch, cánh tản nhiệt và quạt. Với động cơ lớn, các thanh bằng đồng

GVHT: Đào Học Hải 11


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

được đặt vào các rãnh và siết chặt vào vành ngắn mạch. Nhờ không có vành trượt và
chổi than nên rất bền, chắc; ít cần bảo trì.

* Rotor dây quấn là dây quấn pha có cùng số cực như dây quấn . Dây quấn luôn luôn
đấu và có đầu ra đấu vào vành trượt gắn vào trục quay của . Ba chổi than cố định
quét lên vành trượt này để dẫn điện ra một biến trở pha đấu nằm ngoài động cơ, dùng
để khởi động hoặc điều chỉnh tốc độ.

Stator động cơ 3 pha

GVHT: Đào Học Hải 12


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

Rotor lồng sóc

1.3.5. Máy điện đồng bộ:


a) Khái niệm:

Máy điện đồng bộ là máy điện xoay chiều có tốc độ quay bằng tốc độ quay của
từ trường. Máy phát điện đồng bộ ba pha là thiết bị tạo nguồn năng điện chính trên tàu
thủy.

GVHT: Đào Học Hải 13


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

Máy điện đồng bộ (PTN)

b) Cấu tạo: gồm hai bộ phận chính là rotor và stator

+) Stator: có hai phần chính là lõi thép và dây quấn:

- Lõi thép : hình trụ gồm nhiều lá thép kỹ thuật điện ghép lại. Mặt trong có những rãnh
để chứa một bộ dây quấn ba pha.

- Dây quấn : làm bằng các dây dẫn bọc cách điện, đặt trong các rãnh được phân bố đều
dọc theo chu vi của lõi thép. Dây quấn cung cấp điện áp pha cho tải khi máy hoạt
động. Khi máy mang tải, dòng 3 pha trong 3 cuộn stator sinh ra mộ ttừ trường quay và
từ trường này có tốc độ quay chính bằng tốc độ quay của từ trường của rotor.

Giữa lõi cực từ và cuộn dây điện được lót một lớp cách điện bằng giấy cách điện hay
mica cách điện. Đặc điểm lớp cách điện là phải dai, dẻo, chịu được độ ẩm và điều kiện
môi trường, có tuổi thọ cao, chịu được nhiệt độ 135-180oC

+) Rotor: cũng có hai phần chính là cực từ và dây quấn kích từ, có hai loại rotor là:

- Rotor cực ẩn: dây quấn kích từ được đặt trong các rãnh.

- Rotor cực lồi: dây quấn được quấn trên cực từ.

GVHT: Đào Học Hải 14


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

1.3.6. Máy điện một chiều:


a) Khái niệm:

Máy điện một chiều được phát minh và ứng dụng từ sớm, trong đó có ứng dụng
trên tàu thủy trong một thời gian dài cho đến nay dù nó có cấu tạo phức tạp , bảo quản
sửa chữa khó khăn, trọng lượng, kích thước lớn.

Máy điện một chiều cũng có tính thuận nghịch, nên có thểdùng làm máy phát
hoặc động cơ

Máy điện 1 chiều

b) Cấu tạo:

Những phần chính của máy điện một chiều gồm stato với cựctừ, rôto với dây quấn, cổ
góp và chổi điện

+) Stato (phần tĩnh):

Stato còn gọi là phần cảm, lõi thép bằng thép đúc,mặt trong có gắn cực từ chính và cực
từ phụ.

GVHT: Đào Học Hải 15


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

Dây quấn cực từ chính được đặt trên các cực từ chính. Dây quấn cực từ phụ được đặt
trên các cực từ phụ (giữa các cực từ chính).

+) Rôto (phần quay):

Rôto của máy điện một chiều được gọi là phần ứng gồm lõi thép và dây quấn phần
ứng.

* Lõi thép:

Dạng hình trụ, làm bằng các lá thép kỹ thuật điện dày 0,5mm,phủ sơn cách điện, ghép
lại.Trên các lá thép có dập lỗ thông gió để làm mát và rãnh để đặt dây quấn rôto.

*Dây quấn:

Dây quấn rôto gọi là dây quấn phần ứng, thường làm bằng dây đồng, có cách điện với
nhau và với lõi thép. Dây quấn phần ứngcó những đặc điểm sau:

- Đặt trong các rãnh lõi thép rôto thành 2 lớp: trên và dưới.

- Gồm nhiều phần tử (bối dây), mỗi phần tử có các vòng dây và hai đầu nối với hai
phiến góp.

- Hai cạnh tác dụng của phần tử (phần của bối dây đặt trong rãnh) đặt dưới hai cực từ
khác tên.

- Tạo thành các mạch nhánh gồm nhiều cạnh tác dụng của các phần tử ghép lại

GVHT: Đào Học Hải 16


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

+) Cổ góp và chổi điện

Cổ góp gồm các phiến góp bằng đồng được ghép cách điện, có dạng hình trụ, gắn ở
đầu trục. Hình vẽ cắt cổ góp để dễ thấy rõ hình dạng các phiến góp và hình phiến góp

Chổi điện (chổi than) làm bằng than graphit . Các chổi tì chặt lên cổ góp nhờ lò so và
giá chổi điện gắn trên nắp máy

GVHT: Đào Học Hải 17


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

c) Phân loại:

Dựa vào phương pháp cung cấp dòng điện kích từ, người ta chia máy điện một chiều ra
các loại :
-Máy điện 1 chiều kích từ độc lập
- Máy điện 1 chiều kích từ song song
- Máy điện 1 chiều kích từ nối tiếp
- Máy điện 1 chiều kích từ hỗn hợp

GVHT: Đào Học Hải 18


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

1.3.7. Máy điện đặc biệt:


1.3.7.1 Xenxin:

Xenxin

a) Giới thiệu:
Xenxin là một loại thiết bị tự động dùng truyền tín hiệu góc quay trong hệ thống truyền
động tự động điều chỉnh và hệ thống điều khiển có khoảng cách xa.
Ưu điểm của xenxin là có thể hoạt động tin cậy trong môi trường khắc nghiệt như bụi,
hơi ẩm, độ rung, nhiệt độ cao, … điển hình trong ngành công nghiệp sản xuất thép,
hàng hải, …
Thực chất xenxin là một biến áp quay có số pha khác nhau trên cuộn rotor và stator
(thường là 1 pha và 3 pha bố trí lệch nhau ).
Xenxin theo cấu trúc được chia thành 2 loại:
- Xenxin tiếp xúc: trong rotor có bố trí cuộn dây 1 pha hoặc 3 pha. Điện áp đưa vào
hoặc lấy ra trên cuộn dây rotor phải được thực hiện qua các vòng tiếp xúc. Do sự thay
đổi điện trở tiếp xúc nên làm giảm độ chính xác và độ tin cậy trong quá trình làm việc.
- Xenxin không tiếp xúc: rotor được làm bằng lõi sắt từ và không bố trí các cuộn dây
trên đó. Các cuộn dây 1 pha hoặc 3 pha đều được bố trí trên stator. Độ chính xác và tin
cậy cao hơn xenxin tiếp xúc nhưng có kích thước và khối lượng lớn hơn
b) Cấu tạo: gồm phần tĩnh và phần động:
- Phần tĩnh là stato. Bao gồm lõi thép được ghép từ lá thép kĩ thuật điện ghép cách điện
với nhau tạo thành hình trụ rỗng bề mặt bên trong có xẻ rãnh để đặt các cuộn dây.
- Phần động là rôto gồm 2 phần: lõi thép là hình trụ ghép từ các lá thép kĩ thuật điện xẻ
rảnh xiên. Cuộn dây stato có 3 cuộn dây đặt lệch nhau một góc trong không gian. Các
cuộn dây được nối Y và nối ra ngoài thông qua các vành tiếp xúc – chổi than.
c) Chế độ hoạt động: gồm 2 chế độ hoạt động chính:
+ Chế độ biến áp.

GVHT: Đào Học Hải 19


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

+ Chế độ chỉ báo.

1.3.7.2 Máy phát điện đồng bộ một pha:

Cấu tạo máy phát điện 1 pha

Cấu tạo gồm:


+ Rotor: phần chuyển động bao gồm cả hệ thống nam châm điện, các nam châm mắc
xen kẽ nối tiếp với nhau 1 cực bắc và 1 cực nam gọi là cặp cực

+ Stator: phần tĩnh bao gồm các cuộn dây, các cuộn dây giống nhau và cố định trên 1
vòng tròn

Tần số của máy phát điện xoay chiều 1 pha theo công thức : f = p x n 

GVHT: Đào Học Hải 20


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

Trong đó:

+ p là số cặp cực
+ n tốc độ quay roto (vòng/giây)
+ f là tần số của máy phát điện xoay chiều 1 pha

1.3.7.3 Động cơ bước:


Động cơ bước là loại động cơ quay gián đoạn từng góc độ xác định dưới tác động của
mạch điện xung đặt vào dây quấn Stator của nó. Lệnh của các xung điện biến thành sự
dịch chuyển dứt khoát về góc hay đường thẳng như là từng bước mà không cần cảm
biến phản hồi.

Động cơ bước
Cấu tạo:
+ Stator: gồm các cuộn dây đặt đối xứng nhau qua tâm
+ Rotor: là nam châm vĩnh cửu có nhiều rang
Động cơ bước hoạt động dựa trên nguyên lý điện-từ trường, các cực cùng dấu đẩy
nhau, các cực cùng dấu hút nhau, chiều quay được xác định bởi từ trường của stator,
mà từ trường này do dòng điện chạy trong cuộn dây gây nên.

GVHT: Đào Học Hải 21


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

1.3.8. Rô-nha:

Rô nha Growerler AG 237L

Rô nha phòng thí nghiệm


a) Khái niệm:
Rô nha là thiết bị kiểm tra, phát hiện hư hỏng ở rotor và stator của máy điện
b) Cấu tạo: Gồm 2 phần chính:
+ Mạch từ: được gộp từ các lá thép kĩ thuật điện
+ Cuộn dây
c) Nguyên lý:

GVHT: Đào Học Hải 22


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

Hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ, khi cấp nguồn xoay chiều vào
cuộn dây của rô nha, nó sẽ sinh ra một từ trường, đặt rô nha rà trong các cuộn
dây của máy điện cần kiểm tra sao cho các từ trường xuyên qua các cuộn dây đó,
nếu cuộn dây của máy điện bị ngắn mạch thì lá thép trên rô nha sẽ rung lên.

1.3.9. Bảo quản, sửa chữa động cơ điện:


*Bảo dưỡng ở cấp tiểu tu

+ Làm vệ sinh sạch sẽ bên ngoài vỏ, kiểm tra điện trở cách điện và các nội dung của
công tác kiểm tra

+ Lau chùi ổ điện, vành khuyên, thanh góp. Mài sửa chổi điện, căng lại lò xo,thay chổi
điện nếu thấy cần thiết. Bảo đảm sự tiếp xúc chắc chắn giữa chổi điện với cổ góp.

+ Dùng khí nén khô, thổi sạch bụi ở bên trong và bên ngoài động cơ

+ Xiết lại ê cu ở hai nắp, đồ gá, bệ máy, dây tiếp địa, hộp cực và các mạch khởi động.

+ Đánh nhẵn các vị trí tiếp xúc và xiết chặt các đầu dây ở trên cầu dao, cầu chì,
aptomat..

+ Kiểm tra dầu mỡ ở ổ bi và ổ bạc

+ Kiểm tra, điều chỉnh chế độ làm việc của các thiết bị đóng cắt bảo vệ như relay,
aptomat, khởi động từ

* Nội dung bảo dưỡng ở cấp trung tu

+ Thực hiện đầy đủ các nội dung ở cấp tiểu tu

+ Kiểm tra thay thế các ổ bi, ổ bạc nếu thấy cần thiết

+ Thay dầu mỡ ( chỉ cho khoảng 2/3 khoảng trống của nắp mỡ bằng mỡ chịu nhiệt).

+ Sấy khô dây quấn khi cần thiết

+ Sửa chữa tất cả các hư hỏng phát hiện được trong quá trình kiểm tra, bảo dưỡng động
cơ.

Khi thực hiện trung tu phải tháo lắp các bộ phận của động cơ điện nên các động tác
phải khéo léo, nhẹ nhàng và phải tuân thủ theo trình tự sau để tránh tổn thương đến dây
quấn và các bộ phận chuyển động.

+ Cắt điện, tháo các đầu dây tiếp điện, các dây tiếp địa, các dây ở chổi điện và biến trở
nếu có.

+ Tháo động cơ ra khỏi máy công tác

GVHT: Đào Học Hải 23


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

+ Dùng van tháo puli ra khỏi trục

+ Tháo nắp bảo vệ và cánh quạt gió

+ Tháo nắp mỡ sau

+ Tháo bulong giữ hai nắp

+ Dùng nêm gỗ hoặc đồng, gõ nhẹ lên các điểm đối xứng để tháo nắp sau

+ Luồn miếng bìa nhẫn vào khe hở dưới giữa roto và stato rồi vừa đỡ vừa từ từ rút ruột
cùng với nắp trước khi ra khỏi vỏ. Tuyệt đối không được để chạm vào dây cuốn

+ Đặt ruột lên một giá bằng gỗ, không đặt trực tiếp trên mặt đất, hoặc mặt bàn cứng.
Sau đó tiến hành vệ sinh, tra mỡ hoặc thay vòng bi. Vòng bi chỉ tháo ra khỏi trục khi
phải thay thế. Trước khi tháo phải lau sạch trục và bôi lên một lớp dầu nhờn, rồi dùng
vòng sắt nung đỏ ốp ra phía ngoài vòng bi và tháo ra bằng vam. Nếu là động cơ kiểu
ruột quấn thì trước khi tháo vòng bi phải tháo cổ góp.

+ Khi lắp động cơ thì làm theo quy trình ngược lại

+ Trường hợp thay vòng bi mới, phải rửa sạch trục bằng dầu hỏa, đánh lại bằng giấy
ráp mịn nếu trục bị xước hoặc han gỉ, bôi lên một lớp dầu nhờn, luộc vòng bi trong dầu
khoáng ở nhiệt độ 70-80°C, dùng van hoặc tuyo đồng đưa dần vòng bi vào trong trục.

*Bảo quản động cơ điện

Động cơ chưa dùng đến phải được kiểm tra, bảo dưỡng ở cấp tiểu tu trước khi niêm cất
trong kho. Nếu là động cơ mới thì phải tháo hòm, mở bao bì. ,, Động cơ phải được để
trên giá cách ly với mặt đất. Nền kho phải cao ráo, không đọng nước, mái không dột,
không bị mưa hắt. Không gian phải thoáng đãng, không gần hồ ao, không có hơi nước,
không có bui khí ăn mòn… Định kỳ 6 tháng nên kiểm tra, bảo dưỡng 1 lần ở cấp tiểu
tu. Nếu bị han gỉ phải tìm nguyên nhân để khắc phục.

Khi vận chuyển hoặc đưa đi thi công, lắp đặt ngoài trời phải che đậy cẩn thận và để nơi
khô ráo, kể cả trường hợp đã được bọc gói kĩ càng.

1.4. Cách xây dựng, vẽ sơ đồ khai triển cuộn dây máy điện:
Ở đây ta nói đến quấn dây 1 lớp, vì mỗi phần tử chỉ có 2 cạnh nên số phần tử (S) là
S= Z/2
Các ký hiệu :
- m : Số pha
- Z : Số rãnh
- p : Số cặp cực.
- q : số rãnh của 1 pha dưới 1 cực

GVHT: Đào Học Hải 24


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

- α : góc lệch pha giữa 2 rãnh liên tiếp


- γ : Vùng của 1 pha.
- τ : Khoảng cách 2 cạnh của 1 phần tử ( bước cực ).
- y : 2 cạnh của 1 phần tử cạnh nhau.
Ví dụ : Dây quấn 1 lớp máy điện 3 pha ( m=3) , Z = 24 ; 2p = 4. Để thiết lập sơ đồ đấu
dây ta ta vẽ sơ đồ hình sao của S.Đ.Động của dây quấn đó. Góc lệch pha giữa 2 rãnh
liên tiếp α = = 30o ( tính theo độ điện ). Vậy S.Đ.Động của cạnh tác dụng từ 1- 12
dưới đôi cực thứ nhất, làm thành hình sao S.Đ.Đ. Các cạnh từ 13-24 dưới đôi cực thứ
2 cũng giống vị trí cạnh của đôi cực thứ 2.
Số rãnh của 1 pha dưới 1 cực q = = 2.
Vùng của 1 pha γ = q. α = 2.30o = 60o .
Khoảng cách 2 cạnh của 1 phần tử τ = m.q = 3.2 = 6 rãnh.
Số phần tử ( bối dây- bin dây) S= Z/2= 12
Do đó pha A có 2 phần tử tạo bởi các cạnh tác dụng (1-7), (2-8) dưới đôi cực thứ nhất
và 2 phần tử ( 13-19), (14-20) dưới đôi cực thứ 2. 2 cạnh của 1 phần tử cạnh nhau y = τ
= m.q = 3.2 = 6 rãnh Do các pha lêch nhau 120o nên pha B gồm các phần tử nằm ở
rãnh ( 5-11), ( 6-12), (17-23), ( 1824). Pha C lệch so với pha B 120o , gồm các phần tử
nằm ở rãnh (9-15), (10-16), (21-3), (22-4). Vì mỗi pha có 2 nhóm phần tử có vị trí dưới
2 đôi cực hoàn toàn giống nhau, nên có thể đấu nối tiếp hoặc song song với nhau

1.5. Quy trình thử và quy trình nghiệm thu máy điện
1.5.1. Thử tải trở cho máy phát điện:
a. Chuẩn bị
- Chuẩn bị tải điện trở đủ công suất để thử tại máy phát điện. 
- Chuẩn bị nhiên liệu chạy máy
- Chuẩn bị dụng cụ đồ nghề để cân chỉnh máy phát điện
- Chuẩn bị đồng hồ để đo, biên bản ghi lại quá trình thử tải.
b. Các bước thực hiện
Bước 1: Khởi động máy phát điện và chạy máy trong 10-20 phút.
Bước 2: Kiểm tra thông số điện áp, tần số, áp suất nhớt và nhiệt độ máy
GVHT: Đào Học Hải 25
Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

Bước 3: Thực hiện đóng tải điện trở:


- Đóng ACB cấp điện từ máy ra đến tải trở
- Đóng từng MCB tải trở lên đến 25% công suất máy phát điện, máy mang tải trong
thời gian 10-20 (hoặc tùy thời gian mà khách hàng yêu cầu) phút và ghi nhận thông số
- Đóng từng MCB tải trở lên đến 50% công suất máy phát điện, máy mang tải trong
thời gian 10-30 (hoặc tùy thời gian mà khách hàng yêu cầu) phút và ghi nhận thông số
- Đóng từng MCB tải trở lên đến 75% công suất máy phát điện, máy mang tải trong
thời gian 10-60 phút (hoặc tùy thời gian mà khách hàng yêu cầu) và ghi nhận thông số
- Đóng từng MCB tải trở lên đến 100% công suất máy phát điện, máy mang tải trong
thời gian 10-20 phút (hoặc tùy thời gian mà khách hàng yêu cầu) và ghi nhận thông số
- Đóng từng MCB tải trở lên đến 110% công suất máy phát điện, máy mang tải trong
thời gian 10 phút và ghi nhận thông số
- OFF tất cả các MCB tải trở, cho máy chạy không tải trong 5 phút
Bước 4: Dừng máy và đánh giá kết quả thử tải.
Lưu ý: Nếu các máy hòa đồng bộ thì ta vẫn thực hiện Quy trình thử tải điện trở máy
phát điện như trên. Nhưng ta sẽ thử tải trở riêng lẻ từng máy và sau đó thử tải trở hòa
các máy lại.
1.5.2. Thử tải thực tế cho máy phát điện:
a. Chuẩn bị
- Chuẩn bị tải thực tế đủ công suất để thử tại máy phát điện. 
- Chuẩn bị nhiên liệu chạy máy
- Chuẩn bị dụng cụ đồ nghề để cân chỉnh máy phát điện
- Chuẩn bị đồng hồ để đo, biên bản ghi lại quá trình thử tải.
b. Các bước thực hiện
Bước 1:  Khởi động máy phát điện và chạy máy trong 10-20 phút. 
Bước 2:  Kiểm tra thông số điện áp, tần số, áp suất nhớt và nhiệt độ máy
Bước 3: Ngắt máy cắt hạ thế vào tủ xuất tuyến và các CB cấp nguồn hạ thế cho tủ xuất
tuyến tổng 
Bước 4: Chuyển nguồn ATS cho máy phát điện cung cấp điện vào toàn bộ tải ưu tiên
cho đơn vị sử dụng
Bước 5: Đo kiểm tra nguồn hạ thế cấp cho các tải ưu tiên
Bước 6: Ngắt điện hạ thế thử tải lần lượt cho các tải yêu tiên 
Bước 7: Dừng máy và đánh giá kết quả thử tải.

GVHT: Đào Học Hải 26


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

PHẦN 2. THỰC TẬP PHẦN KHÍ CỤ ĐIỆN


2.1. Khái quát chung về khí cụ điện:
• Khí cụ điện là những thiết bị dùng để đóng, cắt, điều khiển, điều chỉnh và bảo vệ
các lưới điện, mạch điện, máy điện,… Ngoài ra nó còn được dùng để kiểm tra và
điều chỉnh các quá trình không điện khác
• Khí cụ điện được sử dụng rộng rãi ở các nhà máy phát điện ,trạm biến áp ,trong
xí nghiệp công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, giao thông vận tải và quốc
phòng… VD: công tắc, cầu chì, cầu dao, relay, contactor,…
* Yêu cầu chung của khí cụ điện:

+Đảm bảo sử dụng lâu dài với các thông số kỹ thuật định mức

+Phải ổn định nhiệt và ổn định lực điện động

+Đảm bảo an toàn , làm việc chính xác , rẻ tiền, dễ gia công, dễ lắp ráp, gia công ,dễ
sữa chữa

+Vật liệu cách điện trong khí cụ điện phải tốt để ko bị hƣ hỏng khi xảy ra sự cố

+Làm việc ổn định ở các điều kiện khí hậu và môi trường yêu cầu

2.2. Một số khí cụ điện thường gặp:


2.2.1. Cầu dao:
2.2.1.1 Khái quát chung:
Cầu dao là loại khí cụ điện đóng cắt mạch điện bằng tay.

Cầu dao được dung phổ biến trong mạch điện dân dụng và công nghiệp ở dải công suất
nhỏ với tần số đóng cắt bé, dưới tàu thủy, cầu dao chỉ làm nhiệm vụ phân đoạn trong
thanh cái của bảng điện chính.

GVHT: Đào Học Hải 27


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

Cầu dao 3 pha

2.2.1.2 Cấu tạo-Nguyên lý:


a) Cầu dao không có dao phụ:

Cầu dao có:

1. Lưỡi dao chính

2.Tiếp xúc tĩnh (ngàm) (hệ thống kẹp).

Nguyên lý: Khi thao tác trên cầu dao và hệ thống kẹp lưỡi, mạch điện được đóng ngắt.
Trong quá trình ngắt mạch, cầu dao thường xảy ra hồ quang điện tại điểm đầu lưỡi dao
và điểm tiếp xúc trên hệ thống kẹp lưỡi. Người sử dụng cần phải kéo lưỡi dao ra khỏi
kẹp thật nhanh để dập tắt hồ quang.

GVHT: Đào Học Hải 28


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

d) Cầu dao có dao phụ:

Cầu dao có cầu dao phụ:

1. Lưỡi dao chính


2. Tiếp xúc tĩnh
3. Lưỡi dao phụ
4. Lò xo
Nguyên lý: Khi ngắt điện, tay kéo lưỡi dao chính ra trước còn lưỡi dao phụ vẫn kẹp
trong ngàm. Lò xo liên kết giữa hai lưỡi dao được kéo căng ra và tới một mức nào đó
sẽ bật nhanh éo lưỡi dao phụ ra khỏi ngàm một cách nhanh chóng

2.2.1.3 Phân loại:


Theo kết cấu: cầu dao được chia làm loại một cực, hai cực, ba cực hoặc bốn cực.

Theo điện áp định mức: 250V, 500V

Theo dòng điện định mức: dòng điện định mức của cầu dao được cho trước bởi nhà sản
xuất thường là các loại 10A, 15A, 20A, 25A…

Theo vật liệu cách điện: đế sứ, đế nhựa, đế đá.

Theo điều kiện bảo vệ: loại có nắp và loại không có nắp.

Theo yêu cầu sử dụng: loại cầu dao có cầu chì bảo vệ ngắn mạch hoặc không có cầu
chì bảo vệ.

2.2.1.4 Một số lưu ý khi lựa chọn cầu dao:


 Khi mua cầu dao cần phải xem xét độ bền của các chi tiết cơ khí, cụ thể là : lưỡi
dao, ngàm tiếp xúc cần phải đầy đặn và phẳng phiu. Các bộ phận của cầu dao
phải được cố định chắc chắn, không xộc xệch và đúng vị trí.

GVHT: Đào Học Hải 29


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

 Trong cầu dao, dòng điện sẽ chạy qua các phần sau đây : các cực đấu dây, chỗ
tiếp xúc giữa ngàm và lưỡi dao, trục quay của tay gạt. Nếu các chi tiết này tiếp
xúc không tốt, khi vận hành cầu dao sẽ bị phát nóng và dẫn đến hư hỏng.
 Ngoài ra, đế cầu dao và chuôi tay gạt có thể được làm bằng nhựa hoặc bằng sứ,
điều đó không quan trọng vì mỗi loại có ưu, nhược điểm riêng. Loại bằng nhựa
có ưu điểm là nhẹ, cách điện tốt nhưng không chịu được nhiệt độ cao. Loại bằng
sứ chịu nhiệt tốt, nhưng hay mẻ hoặc vỡ.
 Trước khi mua cầu dao cho các máy móc nông nghiệp cần phải biết máy đó sử
dụng điện 1 pha hay 3 pha và điện áp định mức là bao nhiêu. Muốn biết điện áp
định mức phải căn cứ vào đường điện mà chúng ta cần lắp cầu dao. Để đảm bảo
an toàn, điện áp định mức của cầu dao 1 pha thường là 450 V hoặc 600 V.

2.2.1.5 Các hư hỏng thường gặp và cách khắc phục:


Các tiếp điểm, luỡi dao tiếp xúc kém

 Lau chùi, đánh bóng các tiếp điểm, lưỡi dao

Cầu dao bị cháy

 Nên thay mới để đảm bảo an toàn cho hệ thống, thiết bị điện.

2.2.2. Công tắc-Nút ấn:


2.2.2.1 Công tắc:
2.2.2.1.1 Khái quát:
 Là khí cụ đóng cắt dòng điện bằng tay kiểu hộp dùng để đóng ngắt mạch điện
công suất bé.
 Dùng để đóng/bật – ngắt/mở/tắt dòng điện hoặc chuyển hướng trạng thái đóng
ngắt trong tổ hợp mạch điện có sử dụng chung 1 công tắc.
 Công tắc hộp làm việc chắc chắn hơn cầu dao, dập tắt hồ quang nhanh hơn vì
thao tác ngắt nhanh và dứt khoát hơn cầu dao.

GVHT: Đào Học Hải 30


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

Công tắc hành trình

Công tắc xoay

GVHT: Đào Học Hải 31


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

Công tắc gạt

2.2.2.1.2 Cấu tạo- Nguyên lý chung:

Cấu tạo của công tắc

Cấu tạo: 1-Vỏ

2-Tiếp điểm động

3-Tiếp điểm tĩnh

Nguyên lý: Khi đóng công tắc, cực động tiếp xúc với cực tĩnh làm kín mạch.
Khi ngắt công tắc, cực động tách khỏi cực tĩnh làm hở mạch.Công tắc điện
thường được lắp trên dây pha nối tiếp với tải và sau cầu chì.

2.2.2.1.3 Phân loại:


Theo số pha: + Công tắc 1 pha
GVHT: Đào Học Hải 32
Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

+ Công tắc 3 pha

Theo phương thức tác động: + Công tắc ấn

+ Công tác gạt

+ Công tắc xoay

+ Công tắc hành trình

2.2.2.1.4. Các hư hỏng thường gặp và cách khắc phục:

Thông thường nguyên nhân làm hư hỏng công tắc điện là do các mối nối dây
bên trong lỏng sút dần ra. Ngoài ra, công tắc cũng có thể bị hư do một vài bộ phận bên
trong bị ăn mòn.

Biện pháp xử lý hiệu quả nhất khi công tắc điện bị hư hỏng chính là thay công
tắc mới. Tuy nhiên, một vài trường hợp cũng có thể tự sửa chữa công tắc điện để tiết
kiệm chi phí.

2.2.2.2 Nút ấn:


2.2.2.2.1 Khái quát:
Nút ấn là khí cụ điện dùng để đóng cắt từ xa các thiết bị điện có công suất nhỏ.

Nút ấn thường được dùng để khởi động, dừng, đảo chiều động cơ điện bằng cách
đóng ngắt các cuộn dây hút của contactor, khởi động từ ở mạch động lực của động cơ.

Một số nút ấn

2.2.2.2.2 Phân loại:


Theo cấu trúc:

GVHT: Đào Học Hải 33


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

+ Loại hở: sử dụng trong phòng ở, hành lang,…

+ Loại kín: sử dụng trong buồng máy tàu thủy

+ Chống cháy nổ: dùng ở hầm bơm, trên tàu dầu, hầm mỏ,…

+Kín nước: sử dụng ngoài trời

+Có đèn báo

Theo số cặp tiếp điểm thường có:

+Một cặp tiếp điểm

+Hai cặp tiếp điểm

2.2.2.2.3 Cấu tạo:

Gồm:

1. Núm nút ấn
2. Lò xo nhả
3. Tiếp điểm thường đóng
4. Tiếp điểm động (kiểu cầu)
5. Tiếp điểm thường mở
6. Ốc đấu dây

GVHT: Đào Học Hải 34


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

7. Trục dẫn hướng


2.2.2.2.4 Nguyên lý:
Khi ấn núm 1, thông qua trục 7 sẽ thực hiện mở hoặc đóng tiếp điểm

Khi ta thả ấn thì phần động (gồm núm điều khiển, trục dẫn hướng và tiếp điểm
động) sẽ trở lại trạng thái ban đầu dưới tác dụng của lò xo nhả 2.

Nút ấn (phòng thí nghiệm)

2.2.3. Bộ khống chế:


2.2.3.1 Khái quát:
Bộ khống chế (tay khống chế) là một thiết bị chuyển đổi mạch điện điều khiển
trực tiếp hay gián tiếp, từ xa, thực hiện các chuyển đổi mạch phức tạp để điều khiển,
khởi động, điều chỉnh tốc độ, đảo chiều quay, hãm điện, ... các máy điện và thiết bị
điện có công suất nhỏ và trung bình. Tay không chế thường có từ 3 đến 11 vị trí điều
khiển, chuyển đổi mạch điện bằng tay gạt hoặc vô-lăng xoay. Thực chất nó như là một
bộ chương trình định sẵn gồm các tiếp điểm đóng mở theo vị trí điều khiển, dùng để
điều khiển trực tiếp các thiết bị điện, máy điện như khởi động, thay đổi tốc độ, đảo
chiều, dừng, … hoặc thông qua hệ thống relay, contactor.

Trên tàu và các phương tiện thủy, tay khống chế thường được sử dụng để điều
khiển động cơ các cụm tời kéo, tời neo, các tời hàng và cần cẩu nhỏ, với đặc điểm của
các hệ thống này là có yêu cầu điều khiển ở nhiều cấp tốc độ khác nhau, …

GVHT: Đào Học Hải 35


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

Bộ Khống chế hình cam Lssine KT12-25J/1

2.2.3.2 Phân loại:


Theo chức năng:

+Bộ khống chế động lực (tay trang). Dùng điều khiển trực tiếp các động cơ điện có
công suất bé và trung bình (tới 50 kW) ở các chế độ làm việc khác nhau, nhằm đơn
giản hoá thao tác cho người vận hành (thợ lái tàu, lái cần cẩu, ...) Bộ khống chế động
lực cũng còn được dùng để thay đổi trị số điện trở trong các mạch điện, sử dụng trong
điều khiển tốc độ động cơ điện, …

+Bộ khống chế chỉ huy: Dùng điều khiển gián tiếp các động cơ điện công suất lớn,
thông qua việc chuyển đổi mạch điện điều khiển các cuộn hút của contactor, khởi động
từ. Đôi khi nó cũng được dùng để điều khiển trực tiếp các động cơ công suất bé, nam
châm điện, và các thiết bị điện khác. Bộ khống chế chỉ huy có thể được truyền động
bằng tay, hoặc bằng động cơ chấp hành. Về nguyên lý, bộ khống chế chỉ huy không
khác gì so với bộ khống chế động lực, mà nó chỉ có hệ thống tiếp điểm bé, nhẹ, nhỏ
gọn và sử dụng ở mạch điều khiển.

Theo kết cấu:


GVHT: Đào Học Hải 36
Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

+Bộ khống chế phẳng.

+Bộ khống chế hình trống.

+Bộ khống chế hình cam

2.2.3.3 Cấu tạo:


Bộ khống chế phẳng: Bộ khống chế phẳng có nhiều cấp tiếp xúc, khả năng tải
nhỏ. Loại này được dùng ở những nơi cần có nhiều cấp tiếp xúc để điều chỉnh kích từ,
điều khiểu động cơ, ... Bộ khống chế phẳng có thể được điều khiển bằng tay hay động
cơ điện (khi cần điều khiển từ xa).

Bộ khống chế hình trống:

Gồm:

1. Tay quay 
2. Vành trượt bằng đồng 
3. Các tiếp điểm tĩnh có lò xo (chổi tiếp xúc) 
4. Cán cách điện 

GVHT: Đào Học Hải 37


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

Bộ khống chế hình trống hang Allenwest Brighton

Bộ khống chế hình cam:

Bộ khống chế hình cam ở PTN

GVHT: Đào Học Hải 38


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

Hình a) Kết cấu bộ khống chế kiểu cam gồm có:

1. Tiếp điểm tĩnh

2. Tiếp điểm động

3. Đĩa cam

4. Trục quay vuông

5. Lò xo ép chuyển động con lăn

6. Con lăn

7. Thanh gá tiếp điểm

8. Trục xoay của tiếp điểm

Hình b) Kết cấu bộ khống chế kiểu cam có biên dạng cam khác nhau gồm có:

1. Con lăn

2. Lò xo đẩy cần trượt

3. Đầu ấn tác động lên công tắc

4. Thanh trượt

GVHT: Đào Học Hải 39


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

2.2.4. CB:
2.2.4.1 Khái quát:
CB còn có tên gọi khác là aptomat, hay cầu dao tự động. CB là loại khí cụ dùng
để tự động ngắt mạch điện, bảo vệ quá tải, ngắn mạch, sụt áp v.v…Thường gọi là
aptomat không khí vì hồ quang dập tắt trong không khí.CB làm việc ở chế độ dài hạn
nghĩa là chỉ số dòng điện chạy qua CB tùy ý. CB ngắn mạch được trị số dòng điện lớn
đến vài chục Kiloampe.

Là 1 thiết bị đóng cắt ở điều kiện bình thường, có khả năng cho dòng điện chạy
qua và trong điều kiện bất thường do ngắn mạch phải có khả năng chịu dòng điện trong
thời gian xác định và cắt chúng.

GVHT: Đào Học Hải 40


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

2.2.4.2 Cấu tạo:

Gồm: 1. Cần gạc

2. Cơ cấu ngắt mạch

3. Các tiếp điểm

4. Các đầu nối

5. Thanh lưỡng kim nhiệt(relay nhiệt )

6. Vít điều chỉnh

7. Cuộn dây nam châm điện( relay từ)

8. Hộp dập hồ quang

GVHT: Đào Học Hải 41


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

Bên trong CB (phòng thí nghiệm)

2.2.4.3 Phân loại:


_Theo kết cấu, người ta chia CB ra làm ba loại: một cực, hai cực và ba cực.

_Theo thời gian thao tác, người ta chia CB ra loại: tác động không tức thời và loại tác
động tức thời (nhanh).

_Tuỳ theo công dụng bảo vệ, người ta chia CB ra các loại: CB cực đại theo dòng điện,
CB cực tiểu theo điện áp. CB dòng điện ngược ...

2.2.4.4 Các hư hỏng thường gặp và cách khắc phục:


*Các nguyên nhân hư hỏng:

Bị nhảy liên tục

GVHT: Đào Học Hải 42


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

Bị chập điện

Bị cháy nổ

Bị nóng

*Cách khắc phục:

Cần kiểm tra để xác nhận nguyên nhân hư hỏng để thay thế phần bị hỏng hóc nếu có
thể.

Nếu thiết bị bị hư hỏng nặng thì nên thay mới để bảo đảm an toàn khi sử dụng.

2.2.5. Contactor:
2.2.5.1 Khái quát:
Contactor là loại khí cụ điện ứng dụng lực hút nam châm điện để đóng ngắt các tiếp
điểm, tạo liên lạc trong mạch điện.

Khi sử dụng contactor ta có thể điều khiển đóng ngắt mạch điện từ xa.

GVHT: Đào Học Hải 43


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

Contactor phòng thí nghiệm

2.2.5.2 Phân loại:


Phân loại theo tiếp điểm chính: Contactor 1 chiều và contactor xoay chiều

Phân loại theo điện áp cấp cho cuộn hút:Cuộn hút 1 chiều & cuộn hút xoay chiều

Phân loại theo số lượng tiếp điểm chính, tiếp điểm phụ: 1 tiếp điểm chính, 2 tiếp
điểm chính, 3 tiếp điểm chính, 4 tiếp điểm chính, …

Phân loại theo kết cấu: Người ta phân contactor dùng ở nơi hạn chế chiều cao
( như bảng điện ở gầm xe ) và ở nơi hạn chế chiều rộng ( ví dụ buồng tàu điện ).

2.2.5.3 Cấu tạo:


Contactor được cấu tạo gồm các thành phần :

+ Nam châm điện

+ Hệ thống dập hồ quang

+ Hệ thống tiếp điểm 

+ Vỏ

GVHT: Đào Học Hải 44


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

Cấu tạo bên trong contactor

GVHT: Đào Học Hải 45


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

2.2.5.4 Nguyên lý:


Khi cung cấp điện vào cuộn dây của nam châm, hình thành lực hút điện từ thắng
phản lực lò xo; tác động kéo nắp của nam châm di chuyển vẽ phía thân của nam châm;
làm di chuyển thanh dẫn đồng thời thay đổi trạng thái các tiếp điểm

2.2.5.5 Các hư hỏng thường gặp và cách khắc phục:


* Các sự cố thường gặp:

- Không hoạt động do số lần hoạt động quá số lần cho phép.

- Contactor tiếp xúc không chắc và đều.

- Mối tiếp xúc bị lệch hay biến dạng do nhiệt.

- Cháy vỏ do nhiệt quá cao.

- Cháy cuộn dây.

- Contactor bị kêu rè

* Cách khắc phục:

- Thường xuyên bảo dưỡng (xiết đầu cốt) vệ sinh tiếp điểm contactor

- Thay thế tiếp điểm hoặc cả contactor đúng hoặc cao hơn định mức

- Kiểm tra độ phát nóng của thiết bị đóng cắt để có biện pháp xử lý phù hợp

2.2.6. Cầu chì:


2.2.6.1 Khái quát:
 Là khí cụ điện bảo vệ thiết bị và lưới điện tránh sự cố ngắn mạch
 Dùng để bảo vệ cho đường dây dẫn, máy biến áp, động cơ, thiết bị điện, mạch
điện điều khiến và mạch điện chiếu sáng.

GVHT: Đào Học Hải 46


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

*Tính chất cầu chì:

- Cầu chì có đặc tính làm việc ổn định, không tác động khí có dòng điện mở máy và
dòng điện mức lâu dài đi qua

- Đặc tính A-s của cầu chì phải thấp hơn đặc tính của đối tượng bảo vệ

- Khi có sự cố ngắn mạch, cầu chì tác động phải có tính chọn lọc

Việc thay thế cầu chì bị chảy phải dễ dàng và tốn ít thời gian

2.2.6.2 Cấu tạo:


Gồm:

- Phần tử ngắt mạch: là thành phần chính của cầu chì

- Thân cầu chì: thường làm thủy tinh ,gốm, sứ… phải đảm bảo 2 tính chất: có độ bền
cơ khí và có độ bền về điều kiện dẫn nhiệt và chịu đựng được sự thay đổi nhiệt độ

GVHT: Đào Học Hải 47


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

Một số dạng cầu chì hiện nay

2.2.6.3 Phân loại:


 Cầu chì loại g: cầu chì này có khả năng ngắt mạch khi có sự cố quá tải hay ngắn
mạch xảy ra trên phụ tải.
 Cầu chì loại a: cầu chì này chỉ có khả năng bảo vệ duy nhất trạng thái ngắn mạch
trên tải

GVHT: Đào Học Hải 48


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

2.2.6.4 Nguyên lý:


 Cầu chì thực hiện theo nguyên lý tự chảy hoặc uốn cong để tách ra khỏi mạch
điện khi cường độ dòng điện trong mạch tăng đột biến
 Để làm được điều này , điện trở của chất liệu làm dây cầu chì cần có nhiệt độ
nóng chảy, kích thước và thành phần thích hợp.

Một số loại cầu chì (phòng thí nghiệm)

GVHT: Đào Học Hải 49


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

Hộp đựng cầu chì (phòng thí nghiệm)

2.2.7. Relay trung gian:


2.2.7.1 Khái quát:
- Relay trung gian một khí cụ điện dùng trong lĩnh vực điều khiển tự động, cơ cấu kiểu
điện từ.

- Relay trung gian đóng vai trò điều khiển trung gian giữa các thiết bị điều khiển
( contactor , relay thời gian … ).

GVHT: Đào Học Hải 50


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

2.2.7.2 Cấu tạo:

GVHT: Đào Học Hải 51


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

Relay trung gian (Phòng thí nghiệm

2.2.7.3 Nguyên lý:


Nguyên lí hoạt động của relay trung gian tương tự như nguyên lí hoạt động của
contactor.

Khi có dòng điện chạy qua rơ le, dòng điện này sẽ chạy qua cuộn dây bên trong
và tạo ra một từ trường hút. Từ trường hút này tác động lên một đòn bẩy bên trong làm
đóng hoặc mở các tiếp điểm điện và như thế sẽ làm thay đổi trạng thái của rơ le. Số
tiếp điểm điện bị thay đổi có thể là 1 hoặc nhiều, tùy vào thiết kế.

2.2.8. Relay thời gian:


 Relay thời gian là thiết bị có tiếp điểm đóng lại hoặc mở ra chậm hơn so với
thời điểm nhận được tín hiệu điều khiển, có vai trò điều khiển trung gian giữa
các thiết bị điều khiển theo thời gian định trước.

GVHT: Đào Học Hải 52


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

Relay thời gian

2.2.9. Relay nhiệt:


2.2.9.1 Khái niệm:
Rơle nhiệt là một khí cụ điện để bảo vệ động cơ và mạch điện khi có sự cố quá
tải. Rơle nhiệt không tác động tức thời theo trị số dòng điện vì nó có quán tính nhiệt
lớn , phải có thời gian phát nóng ,do đó nó làm việc có thời gian từ vài giây đến vài
phút.

GVHT: Đào Học Hải 53


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

Relay nhiệt (phòng thí nghiệm)

2.2.9.2 Cấu tạo:

Trong đó:

1. Đòn bẩy
2. Tiếp điểm thường đóng
3. Tiếp điểm thường mở
GVHT: Đào Học Hải 54
Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

4. Vít chỉnh dòng điện tác động


5. Thanh lưỡng kim
6. Dây đốt nóng
7. Cần gạt
8. Nút phục hồi

2.2.9.3 Phân loại:


-Theo kết cấu relay nhiệt chia làm 2 loại: kiểu hở và kiểu kín

-Theo yêu cầu sử dụng :một cực và hai cực

-Theo phương thức đốt nóng:

• Đốt nóng trực tiếp


• Đốt nóng gián tiếp
• Đốt nóng hỗn hợp

2.2.9.4 Nguyên lý:


Nguyên lý chung của relay nhiệt là dựa trên cơ sở tác dụng nhiệt của dòng điện
làm giãn nở phiến kim loại kép. Phiến kim loại kém gồm 2 lá kim loại có hệ số giãn nở
khác nhau (hệ số giãn nở hơn kém nhau 20 lần) ghép chặt với nhau thành một phiến
bằng phương pháp cán nóng hoặc hàn. Khi có dòng điện quá tải đi qua, phiến lưỡng
kim loại đốt nóng, uốn cong về phía kim loại có hệ số giãn nở bé, đẩy cần gạt làm lò
xo co lại và chuyển đổi hệ thống tiếp điểm phụ.

Để relay nhiệt làm việc trở lại, phải đợi phiến kim loại nguội và kéo cần reset
của relay nhiệt.

2.3. Chọn khí cụ điện dựa vào công suất và điện áp làm việc của thiết bị điện:
Ta có: Idm= P/(1,73.Udm.cosφ)

*Chọn Contactor:

Chọn contactor sao cho: Udm-contactor > Udm-tải

Idm-contactor > I dm-tải

Bình thường ta chọn contactor sao cho: Idm-contactor = (1,2-1,5).I dm-tải

*Chọn CB:

Chọn CB sao cho ICB> Iddm-tải

Bình thường ta chọn CB : ICB= (1,2-1,5) Iddm-tải

GVHT: Đào Học Hải 55


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

*Chọn relay nhiệt:

Chọn relay nhiệt sao cho Irơle> Iddm-tải

Bình thường ta chọn CB : Irơle= (1,2-1,4) Iddm-tải

*Chọn cầu chì:

Cầu chì được chọn theo hai điều kiện sau:


UđmCC ≥ UđmLD
Iđc ≥ Itt
Trong đó: 

 UđmCC : có trị số chế tạo giống như cầu dao;


 Iđc : dòng định mức của dây chảy (A);
 Itt : dòng điện tính toán là dòng lâu dài lớn nhất chạy qua dây chảy cầu chì (A).

2.4. Cách bố trí thiết bị điện trong bảng điều khiển động cơ điện
Để bố trí thiết bị điện chuẩn xác, khoa học, dễ bảo trì sửa chữa sau này ta cần:

Lên bảng vẽ layout thiết kế hệ thống tủ điện: Khâu thiết kế có vai trò rất quan trọng
trọng quá trình sản xuất và lắp đặt tủ điện công nghiệp. Khi thiết kế, chúng ta cần nghiên
cưú kỹ sơ đồ mạch điện. Liệt kê đầy đủ chi tiết các thiết bị có trong sơ đồ nguyên lý.
Từ đó tập hợp và lên được bản vẽ layout

Khi lắp đặt thiết bị lên vỏ tủ điện công nghiệp, cần tuân theo các nguyên tắc sau:

+ Các thiết bị như đèn báo pha, đồng hồ đo dòng điện, đồng hồ chỉ thị, chuyển mạch
đặt ở vị trí trên cao. Giúp người vận hành dễ dàng quan sát các chỉ số đo trên thiết bị.

+ Các thiết bị điều khiển (Nút nhấn, công tắc) đặt phía dưới giúp việc thao tác trong
quá trình vận hành dễ dàng nhất

+ Cần phân bố các nút nhấn, công tắc cùng điều khiển 1 thiết bị trên cùng 1 hàng
(ngang hoặc dọc ). Thuận tiện cho quá trình vận hành. Các vị trí lấy tâm tủ làm điểm
giữa và phát triển dần sang hai bên. Tạo cho mặt tủ có sự cân bằng và đối xứng giữa
các thiết bị với nhau. Giúp người sử dụng không bị rối và làm cho tủ thêm phần thẩm
mỹ.

+ Sắp xếp, bố trí các thiết bị bên trong tủ điện như: Cầu đấu, rơle, timer… bên trong
tủ điện một cách khoa học. Hợp lý và dễ dàng khi đấu nối, thay thế hay sửa chữa.

+ Việc thiết kế bố trí thiết bị trên tủ điện hợp lý, đúng cách. Sẽ làm cho tủ điện giảm
ảnh hưởng độ nhiễu giữa các thiết bị, tiết kiệm dây dẫn điện, tăng tính thẩm mỹ. Tăng
tuổi thọ các thiết bị và vận hành ổn định hơn.

GVHT: Đào Học Hải 56


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

Sắp xếp thiết bị được phân thành từng nhóm như sau:

+ Nhóm thiết bị điều khiển thường đặt cùng một bên tránh hiện tưỡng nhiễu tín hiệu
khi đặt cùng nhóm động lực. Ví dụ ( Các relay bảo vệ, relay trung gian, bộ điều khiển,
cảm biến).

+ Nhóm khí cụ điện đóng cắt đặt cùng 1 hàng phía dưới (Aptomat, Contactor, khởi
động từ.)

+ Aptomat tổng (Cấp nguồn cho hệ thống) đặt ở trung tâm tủ điện (hoặc đặt ở góc
cao bên trái) sao cho thuận tiện trong quá trình vận hành, thao tác.

+ Cầu đấu đặt ở phía dưới cùng để thuận tiện cho quá trình đấu dây vào/ra tủ điện

Đấu nối tủ điện công nghiệp:

+ Đấu nối dây giữa các thiết bị cần được kết nối một cách chính xác và khoa học.

+ Có sự phân biệt rõ ràng giữa màu của các phase, có đầu số ghi cầu đấu chi tiết giúp
việc sửa chữa và bảo trì sau này dễ dàng

+ Mạch điều khiển và mạch động lực cần đi xa nhau tránh hiện tượng bị nhiễu tín
hiệu đối với các con sensor hay cảm biến.

+ Đối với các dây đấu nối tín hiệu cần mua loại có vỏ bọc chống nhiễu tốt.

+ Nên đấu nối tuần tự từ mạch động lực sau tới mạch điều khiển.

GVHT: Đào Học Hải 57


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

GVHT: Đào Học Hải 58


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

PHẦN 3. THỰC TẬP PHẦN ĐO LƯỜNG


3.1. Khái quát chung
Đo lường điện là sử dụng các dụng cụ như ôm kê, vôn kế, ampe kế, tần số kế… để xác
định các đại lượng vật lý của dòng điện.

Đo lường để:

 Phát hiện hư hỏng sự cố trong mạch điện và các thiết bị vi mạch


 Xác định các giá trị cần đo
 Đánh giá chất lượng của các thiết bị sau sản xuất
 Xác định thông số kỹ thuật của thiết bị

3.2. Các loại sai số của phép đo,cấp chính xác và độ nhạy:
     *  Sai số tuyệt đố i

Hiệu số giữa giá trị đo X và giá trị thực Xth : 

   

*Sai số tương đố i

Tỉ số giữa sai số tuyệt đối và giá trị đo được tính bằng phần trăM:

   

 * Sai số của dụng cụ đo được đặc trưng bằng sai số tương đối quy đổ i

XđM l
à trị số định Mức của thang đo tương ứng  

 * Sai số phương pháp

Sai số sinh ra do sự không hoàn thiện của phương pháp đo và sự không chính xác biểu
thức lí thuyết cho ta kết quả của đại lượng đo  

*Sai số thiết bị

Sai số của thiết bị đo sử dụng trong phép đo, liên quan đến cấu trúc, tình trạng của
dụng cụ đo  

  

GVHT: Đào Học Hải 59


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

*Sai số chủ quan

Sai số gây ra do người sử dụng. Ví dụ như Mắt kéM, do cẩu thả, do đọc lệch  

*Sai số hệ thống

Thành phần sai số của phép đo luôn không đổi hay là thay đổi có quy luật khi đo nhiều
lần Một đại lượng đo  

*Cấp chính xác của dụng cụ đo

deltaX
Max: sai số tuyệt đối lớn nhất; A khoảng thang đo trên dụng cụ đo

K< 0.5 là loại dụng cụ đo có cấp chính xác cao, thường làM dụng cụ Mẫu . Các dụng
cụ đo trong công nghiệp thường có cấp chính xác 1 ¸2.5

    *Độ nhạy của dụng cụ đo

S=delta a/ deltaX

Delta a : độ biến thiên của chỉ thị đo

Delta X: độ biến thiên của đại lượng cần đo  

*Độ nhạy: Độ nhạy của cơ cấu đo chính là dòng điện hoặc điện áp nhỏ nhất qua cơ
cấu đo mà kim chỉ thị dịch chuyển hết mặt thang đo. Độ nhạy thực tế biểu thị theo tỉ
sốΩ/V. Tỷ số Ω /V càng lớn thì đồng hồ càng nhạy. Trị số này cũng biểu thị điện trở
vào của đồng hồ ứng với mỗi vôn. Và được định nghĩa bằng công thức:

Trong đó : Δα là biến thiên của chỉ thị đo.

ΔX là biến thiên của đại lượng cần đo.

GVHT: Đào Học Hải 60


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

Vôn kế

Ampe kế

GVHT: Đào Học Hải 61


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

Oát kế

Ohm kế

GVHT: Đào Học Hải 62


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

Đồng hồ đo cosφ

3.3. Các cơ cấu chỉ thị của dụng cụ đo lường điện tử
Cơ cấu chỉ thị (CCCT) của các đồng hồ đo lường các đại lượng điện được chia thành
hai nhóm chính:

- Nhóm chỉ thị bằng kim (hay còn gọi CCCT cơ điện) gồm có CCCT từ điện, điện từ
và điện động

- Nhóm chỉ thị số

* CCCT từ điện

+ Phần tĩnh: là một nam châm vĩnh cửu (hình móng ngựa), lõi sắt, cực từ (bằng sắt
non). Giữa cực từ và lõi sắt có khe hở không khí rất nhỏ.

+ Phần động: Khung dây được quấn bằng dây đồng. Khung dây gắn trên trục, quay
trong khe hở không khí.

* CCCT điện từ

+Phần tĩnh: Dòng điện cần đo được đưa vào cuộn dây quấn quanh lá thép cố định (gọi
là lá thép tĩnh), bên trong có khe hở không khí .

+Phần động: Lá thép có khả năng di chuyển tương đối (gọi là lá động) với lá tĩnh trong
khe hở không khí. Lá động gắn với trục trên có gắn kim và lò xo phản kháng.

GVHT: Đào Học Hải 63


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

* CCCT điện động 


+Phần tĩnh là cuộn dây được chia thành hai phần nối tiếp nhau tạo ra từ trường đều khi
có dòng chạy qua nó.
+Phần động:khung dây được quấn bằng dây đồng. Khung dây gắn trên trục quay.

*CCCT hiện số: Chúng ta sử dụng LED 7 thanh hoặc màn hình LCD để hiển thị kết
quả đo.

3.4. Đồng hồ vạn năng:


*Cấu tạo ngoài:

1 –  Kim chỉ thị 7 – Mặt chỉ thị

2 – Vít điều chỉnh điểm 0 tĩnh 8 – Mặt kính

3 –  Đầu đo điện áp thuần xoay chiều 9 – Vỏ sau

4 – Đầu đo dương (+), hoặc P (Bán dẫn 10 – Nút điều chỉnh 0Ω (0Ω ADJ)
dương)
5 – Đầu đo chung (Com), hoặc N (Bán dẫn 11 – Chuyển mạch chọn thang đo
âm)
6 – Vỏ trước 12 – Đầu đo dòng điện xoay chiều
15A

*Mạch điện bên trong đồng hồ:

GVHT: Đào Học Hải 64


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

-
Sơ đồ mạch điện bên trong đồng hồ Kyoritsu KEW 1109S

*Cung chia độ:


- (A) Là cung chia thang đo điện trở Ω : Dùng để đọc giá trị khi sử dụng thang đo 
điện trở. Cung chia độ thang đo Ω có giá trị lớn nhất bên trái và nhỏ nhất bên phải (ngược
lại với tất cả các cung còn lại).
- (B) Là mặt gương: Dùng để giảm thiểu sai số khi đọc kết quả, khi đọc kết quả
hướng nhìn phải vuông góc với mặt gương – tức là kim chỉ thị phải che khuất bóng của nó
trong gương.
- (C) Là cung chia độ thang đo điện áp: Dùng để đọc giá trị khi đo điện áp một
chiều và thang đo điện áp xoay chiều 50V trở lên. Cung này có 3 vạch chia độ là: 250V;
50V; 10V

Các cung chia độ trên mặt đồng hồ Kyoritsu KEW 1109S

- (D) Là cung chia độ điện áp xoay chiều dưới 10V: Trong trường hợp đo điện áp
xoay chiều thấp không đọc giá trị trong cung C. Vì thang đo điện áp xoay chiều dùng
diode bán dẫn chỉnh lưu nên có sụt áp trên diode sẽ gây ra sai số.
- (E) Là cung chia độ dòng điện xoay chiều tới 15A.
- (F) Là cung chia độ đo hệ số khuếch đại dòng 1 chiều của transistor - h fe.
- (G, H) Là cung chia độ kiểm tra dòng điện và điện áp của tải đầu cuối.
- (I) Là cung chia độ thang đo kiểm tra dB: Dùng để đo đầu ra tín hiệu tần số thấp
hoặc âm tần đối với mạch xoay chiều. Thang đo này sử dụng để độ khuếch đại và độ suy
giảm bởi tỷ số giữa đầu vào và đầu ra mạch khuếch đại và truyền đạt tín hiệu theo đơn vị
đề xi ben.

GVHT: Đào Học Hải 65


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

*Cách đọc giá trị trên các cung chia độ của đồng hồ vạn năng
Đồng hồ vạn năng có rất nhiều thang đo, mà mặt hiển thị có kích thước giới hạn,
không thể ghi tất cả các cung chia độ cho mỗi thang. Chính vì vậy,khi đo chúng ta phải
đọc giá trị của các cung chia độ cơ bản sau đó nhân (hoặc cộng) với hệ số mở rộng thang
đo theo bảng sau.
Đại lượng đo Thang đo Cung chia độ Hệ số mở rộng
DC.V 0,1V C10 X 0,01 (chia 100)
(Điện áp 1 chiều) 0,5V C50 X 0,01 (chia 100)
2,5V C250 X 0,01 (chia 100)
10V C10 X1
50V C50 X1
250V C250 X1
1000V C10 X 100
AC.V 10V D10 X1
(Điện áp xoay chiều) 50V C50 X1
250V C250 X1
1000V C10 X 100
DC.A 50mA C50 X1
2,5mA C250 X 0,01 (chia 100)
25mA C250 X 0,1 (chia 10)
250mA C250 X1
AC.A 15A E15 X1
Ω X 1Ω A0 - 2k X1
(Điện trở) X 10Ω A0 - 2k X 10
X 1kΩ A0 - 2k X 1000
X 10kΩ A0 - 2k X 10.000
LI X 1Ω G15 X 10(mA)
(Dòng điện chạy qua tải) X 10Ω G15 X 1(mA)
X 1kΩ G15 X 10(mA)
X 10kΩ G15 X 4(mA)
LV X 1Ω H3 X 1(V)
(Điện áp đặt trên tải) X 10Ω H3 X 1(V)
X 1kΩ H3 X 1(V)
X 10kΩ H3 X 4(V)
Output 10V D10 X1
50V C50 X1
250V C250 X1
1000V C10 X 100
dB 10V I -22 ÷ 10 dB X1
50V I -22 ÷ 10 dB X 1 + 14dB
250V I -22 ÷ 10 dB X 1 + 28dB
1000V I -22 ÷ 10 dB X 1 + 40dB
hFE X 10Ω F 0 ÷ 1000 X1
Bảng 1.1: Đọc giá trị trên cung chia độ với mỗi thang đo

GVHT: Đào Học Hải 66


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

3.5. Một số loại cảm biến thường gặp:


3.5.1. Cảm biến nhiệt:
Cảm biến nhiệt độ là thiết bị dùng để đo sự biến đổi về nhiệt độ của các đại
lượng cần đo.

-Cấu tạo:

+ Bộ phận cảm biến: bộ phận cảm biến là phần quan trọng nhất của khả năng
chịu nhiệt, một bộ phận cảm biến kém chất lượng sẽ gây nguy hiểm cho hoạt động
chính xác của toàn bộ thiết bị cảm biến. Sau khi kết nối với đầu nối, nó được đặt bên
trong vỏ bảo vệ. Các nguyên tố cảm biến với cuộn dây đôi có sẵn cho mức độ chính
xác khác nhau.

+ Dây kết nối. Kết nối của bộ phận cảm biến có thể được thực hiện bằng cách sử
dụng 2, 3 hoặc 4 dây; vật liệu dây phụ thuộc vào điều kiện sử dụng đầu dò.

+ Chất cách điện gốm. Chất cách điện bằng gốm ngăn ngừa đoản mạch và cách
điện các dây kết nối khỏi vỏ bảo vệ.

+ Phụ Chất làm đầy bao gồm bột alumina cực kỳ mịn, sấy khô và rung, lấp đầy
bất kỳ khoảng trống nào để bảo vệ cảm biến khỏi các rung động.

- Vỏ bảo vệ. Vỏ bảo vệ để bảo vệ các bộ phận cảm biến và các dây kết nối. Vì
nó tiếp xúc trực tiếp với quá trình, điều quan trọng là nó được làm bằng vật liệu phù
hợp và có kích thước phù hợp. Trong một số điều kiện nhất định, nên bọc thêm vỏ bọc
bằng vỏ bổ sung (thermowell).

- Đầu kết nối .Đầu kết nối chứa bảng mạch được làm bằng vật liệu cách điện
(thường là gốm) cho phép kết nối điện của điện trở. Tùy thuộc vào kết cấu sử dụng vỏ
chống cháy nổ có thể được sử dụng. Bộ chuyển đổi 4-20 mA có thể được cài đặt thay
cho bảng đầu cuối.

Các dòng cảm biến khác nhau được phân theo khả năng cảm biến và phạm vi
ứng dụng. Các mẫu cảm biến nhiệt độ khác nhau bao gồm:

 Cặp nhiệt điện


 Thermistors
 Thiết bị dò nhiệt độ điện trở
 Chất bán dẫn
 Cảm biến hồng ngoại
 Nhiệt kế

GVHT: Đào Học Hải 67


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

GVHT: Đào Học Hải 68


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

Một số cảm biến nhiệt (PTN)

3.5.2. Cảm biến áp suất:


*Định nghĩa :

Cảm biến áp suất là thiết bị điện tử chuyển đổi tín hiệu áp suất sang tín hiệu
điện, thường được dùng để đo áp suất hoặc các ứng dụng có liên quan đến áp suất.

Nguyên lý hoạt động :

*Nguyên lý hoạt động cảm biến áp suất cũng gần giống như các loại cảm biến
khác là cần nguồn tác động (nguồn áp suất, nguồn nhiệt,… nguồn cần đo của cảm biến
loại đó) tác động lên cảm biến, cảm biến đưa giá trị về vi xử lý, vi xử lý tín hiệu rồi
đưa tín hiệu ra. Sơ đồ khối cảm biến áp suất Sơ đồ khối cảm biến áp suất Áp suất: ngồn
áp suất cần kiểm tra có thể là áp suất khí, hơi, chất lỏng … 

*Cấu tạo gồm 2 phần chính:

- Cảm biến: là bộ phận nhận tín hiệu từ áp suất và truyền tín hiệu về khối xử lý.
Tùy thuộc vào loại cảm biến mà nó chuyển từ tín hiệu cơ của áp suất sang dạng tín
hiệu điện trở, điện dung, điện cảm, dòng điện … về khối xử lý.

GVHT: Đào Học Hải 69


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

- Khối xử lý: có chức năng nhận các tính hiệu từ khối cảm biến thực hiện các xử
lý để chuyển đổi các tín hiệu đó sang dạng tín hiệu tiêu chuẩn trong lĩnh vực đo áp suất
như tín hiệu ngõ ra điện áp 4 ~ 20 mA( tín hiệu thường được sử dụng nhất) , 0 ~ 5
VDC, 0 ~ 10 VDC, 1 ~ 5 VDC

Tùy vào từng loại cảm biến là cách thức hoạt động cũng khác nhau , có loại hoạt
động dựa trên sự biến dạng vật liệu để làm sự thay đổi điện trở, loại thì thay đổi điện
dung, loại thì sử dụng vật liệu áp điện, trong đó dạng áp điện trở và kiểu điện dung là
được sử dụng nhiều nhất.

Cảm biến áp suất PSCE00 2BC1G

3.5.3. Cảm biến báo mức kiểu phao:


Thiết bị báo mức được dùng để xác định mức, lượng chất lỏng hoặc các chất
khác trong bồn chứa, silo

Các cảm biến mức thường được kết nối với phần điều khiển. Sau đó kết quả đo
đạt sẽ được truyền đến một hệ thống giám sát. Công nghệ hiện tại có thể sử dụng
đường truyền dữ liệu có dây hoặc không dây vào hệ thống giám sát. Điều này có ích
giúp hệ thống hoạt động tự động hoặc giám sát lượng tồn kho của nguyên liệu để lên
kế hoạch sản xuất. Thiết bị đo mức dạng liên tục (Level Indicator) dùng cho các ứng
dụng đo mức nguyên liệu bên trong bồn chứa (silo) lớn. Chúng giúp cho người vận
hành xem được kết quả hiển thị trên máy tính. Bên cạnh đó không cần người giám sát
phải leo trèo lên vị trí cao, nguy hiểm để đo đạc…

GVHT: Đào Học Hải 70


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

Cảm biến báo mức dạng phao(PTN)

3.5.4. Cảm biến khói:


Cảm biến khói là thiết bị dò khói giúp ta phát hiện kịp thời các sự cố có thể xảy
ra như cháy nổ và truyền tín hiệu đến trung tâm báo cháy để kích hoạt báo động.

Cảm biến khói được mọi người sử dụng rộng rãi trong các hộ gia đình, văn
phòng hoặc các công ty xí nghiệp. Đó là một thiết bị an toàn có giá rẻ và khá cơ bản,
nhưng có vai trò quan trọng trong việc phòng chống cháy nổ.

*Các loại cảm biến khói

Trên thị trường có 2 loại cảm biến khói: đầu cảm biến khói ion hóa và quang
điện cả hai loại cảm biến này đều nhận dạng được nhiều loại khói và lửa khác nhau.

Đầu cảm biến khói ion hóa”

Đầu cảm biến khói ion hóa sử dụng đồng vị phóng xạ là nguồn phát hạt Alpha
để có thể tạo ra ion hóa trong không khí. Khi có một số phần tử khói chui vào buồng
ion hóa lúc này bên trong sẽ phát hiện sự suy giảm dòng điện giữa hai cực và phát tín
hiệu báo động.

Đầu cảm biến khói ion hóa có nhạy rất cao nên dễ xảy ra tình trạng báo động
giả. Giá thành của đầu báo khói rẻ hơn so với đầu báo khói quang.

GVHT: Đào Học Hải 71


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

Đầu cảm biến khói quang:

Đầu cảm biến khói quang gồm có một nguồn sáng nhỏ, một thấu kính hội tụ ánh sáng
và một thiết bị cảm biên quang điện. Các thành phần được đặt trong buồng quang học.
Khi có khói đi vào các thiết bị bên trong hoạt động và kích hoạt hệ thống báo động.

Đầu cảm biến khói quang có thể phát hiện được mọi đám cháy và có tuổi thọ cao hơn
so với đầu cảm biến khói ion hóa. Vì thế mà đầu báo khói quang được sử dụng phổ
biến trên thị trường.

GVHT: Đào Học Hải 72


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

3.5.5. Cảm biến hành trình:


Công tắc hành trình là thiết bị chuyển đổi chuyển động cơ thành tín hiệu điện. Tín hiệu
của công tắc hành trình phục vụ cho quá trình điều khiển và giám sát

Công tắc hành trình(PTN)

*Nguyên lý công tắc hành trình

Dùng để đóng cắt mạch dùng ở lưới điện hạ áp Nó có tác dụng giống như nút ấn động
tác ấn bằng tay được thay thế bằng động tác va chạm của các bộ phận cơ khí, làm cho
quá trình chuyển động cơ khí thành tín hiệu điện
\

GVHT: Đào Học Hải 73


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Chuyên ngành: Điện tự động tàu thủy

GVHT: Đào Học Hải 74

You might also like