Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 89

ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.

HCM
VIỆN HÀNG HẢI
BỘ MÔN ĐIỆN – TỰ ĐỘNG TÀU THỦY

-----------------------------

BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN MÔN

Giảng viên hướng dẫn : Đào Học Hải


Sinh viên thực hiện : Lê Tuấn Anh
Lớp : DT17
MSSV : 1751030001
Thời gian thực tập : 20/7/2021 - 15/8/2021
1
Lời mở đầu
Ngày nay, trong xu hướng phát triển chung của thế giới và xu thế toàn cầu hoá, vận tải biển
là một ngành rất quan trọng, đảm bảo sự lưu thông hàng hóa trên toàn thế giới. Với khoảng
3000km chiều dài bờ biển, phát triển kinh tế biển là một chiến lược của đất nước nhằm phát huy
thế mạnh của biển phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
Cũng vì vậy vận chuyển hàng hoá đường biển cũng phát triển theo, là giải pháp hiệu quả
nhất về mặt giá thành kinh tế mà nó đã đảm đương 70 - 80% tổng sản lượng hàng hoá lưu thông.
Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành , lưu lượng hàng hóa vận chuyển theo đường biển ngày
càng tăng và lưu lượng tàu thuyền cũng theo đó mà tăng lên .
Hiện nay các trang thiết bị điện được trang bị trên tàu thủy ngày càng hiện đại và mức độ
tự động hóa càng cao , giúp cho hiệu quả khai thácđược nâng lên cũng như hỗ trợ cho con người
làm việc tốt hơn trong các điều kiện thời tiết được dự báo là ngày càng khắc nghiệt trên biển.
Trong đó hệ thống điện đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu được trên các con tàu. Để
đảm bảo việc vận hành tàu biển một cách an toàn , không thể không nhắc đến những người thợ,
kỹ sư điện trên tàu . Bằng việc quản lý , vận hành cũng như bảo dưỡng các hệ thống điện trên tàu
, những người thợ , kỹ sư điện đảm bào cho tàu hoạt động một cách hiệu quả và an toàn .

MỤC LỤC
2
CHƯƠNG I – THỰC TẬP PHẦN KHÍ CỤ............................................................................................6
1. Aptomat ( CB – Circuit Breaker )................................................................................................6
1.1. Khái quát chung.....................................................................................................................6
1.2. Cấu tạo....................................................................................................................................6
1.3. Các thông số kỹ thuật..........................................................................................................11
1.4. Phân loại các loại CB...........................................................................................................12
1.5. ACB :....................................................................................................................................13
2. Contactor......................................................................................................................................22
2.1. Khái quát chung...................................................................................................................22
2.2. Cấu tạo..................................................................................................................................23
2.3. Các thông số kỹ thuật..........................................................................................................25
2.4. Phân loại...............................................................................................................................25
3. Công tắc........................................................................................................................................27
3.1. Khái quát chung...................................................................................................................27
3.2. Cấu tạo..................................................................................................................................27
3.3. Phân loại...............................................................................................................................28
4. Nút nhấn.......................................................................................................................................29
4.1. Khái quát chung...................................................................................................................29
4.2. Cấu tạo..................................................................................................................................29
4.3. Phân loại...............................................................................................................................30
5. Rơle thời gian ( Timer )...............................................................................................................31
5.1. Khái quát chung...................................................................................................................31
5.2. Phân loại và nguyên lý hoạt động của từng loại Timer.....................................................31
6. Rơle nhiệt......................................................................................................................................33
6.1. Khái quát chung.....................................................................................................................33
6.2. Cấu tạo..................................................................................................................................33
6.3. Phân loại...............................................................................................................................34
CHƯƠNG II – THỰC TẬP PHẦN MÁY ĐIỆN...................................................................................36
1. Máy biến áp..................................................................................................................................36
1.1. Khái quát chung...................................................................................................................36
1.2. Cấu tạo..................................................................................................................................37
1.3. Các thông số kỹ thuật :........................................................................................................38
1.4. Tính toán tiết diện lõi sắt và số vòng dây quấn.......................................................39

3
2. Máy điện không đồng bộ..................................................................................................41

2.1. Khái quát chung........................................................................................................41

2.2. Cấu tạo........................................................................................................................42

2.3. Các thông số kỹ thuật...............................................................................................47

3. Máy điện đồng bộ..............................................................................................................48

3.1. Khái quát chung........................................................................................................48

3.2. Cấu tạo........................................................................................................................48

4. Máy điện 1 chiều...............................................................................................................51

4.1. Khái quát chung........................................................................................................51

4.2. Cấu tạo........................................................................................................................52

5. Máy điện đặc biệt..............................................................................................................58

 CT ( Current Transformer )........................................................................................58

6. Quy trình bảo dưỡng........................................................................................................60

6.1. Quy trình bảo dưỡng máy biến áp...........................................................................60

6.2. Quy trình bảo dưỡng động cơ..................................................................................60

6.3. Quy trình bảo dưỡng máy phát................................................................................64

7. Quy trình quấn lại cuộn dây............................................................................................66

8. Xây dựng sơ đồ quấn dây động cơ xoay chiều 3 pha.....................................................67

8.1. Yêu cầu của dây quấn động cơ điện xoay chiều ba pha.........................................67

8.2. Thông số cơ bản của xây dựng sơ đồ quấn dây......................................................67

9. Quy trình thử và quy trình nghiệm thu máy điện............................................................75

9.1. Thử tải trở cho máy phát điện:....................................................................................75

9.2. Thử tải thực tế cho máy phát điện:..............................................................................76

CHƯƠNG III – THỰC TẬP PHẦN ĐO LƯỜNG...................................................................77

1. Đồng hồ đo dòng điện ( Ampe kế )..................................................................................77

4
2. Đồng hồ đo điện áp ( Volt kế ).........................................................................................79

3. Đồng hồ đo tần số..............................................................................................................81

CHƯƠNG I – THỰC TẬP PHẦN KHÍ CỤ


1. Aptomat ( CB – Circuit Breaker )

5
1.1. Khái quát chung
- Aptomat là khí cụ điện dùng để đóng ngắt bằng tay hoặc tự động . Tín hiệu để
ngắt aptomat gồm các tín hiệu như : quá tải , ngắn mạch , công suất ngược ,
điện áp thấp , …

Hình 1.1 Hình ảnh aptomat trong thực tế

1.2. Cấu tạo


- Aptomat có cấu tạo gồm các bộ phận chính như :
6
 Các tiếp điểm
 Buồng dập hồ quang
 Bộ phận truyền động để đóng cắt CB
 Các đầu đấu dây bên ngoài
 Các phần tử bảo vệ
 Vỏ

Hình 1.2 Cấu tạo của aptomat trong thực tế

 Tiếp điểm :

7
- Aptomat thường có 2 cấp tiếp điểm ( tiếp điểm chính ,tiếp điểm hồ quang)
hoặc 3 cấp tiếp điểm ( tiếp điểm chính , tiếp điểm phụ và tiếp điểm hồ quang )
.
- Tiếp điểm được làm bằng hợp kim chịu được hồ quang như : bạc – vonfram,
đồng – vonfram,..
 Buồng dập hồ quang :
- Dùng dể dập tắt hồ quang khi ngắt CB , không cho hồ quang cháy lại.
- Buồng dập hồ quang thường được làm từ gạch chịu lửa , nhựa , sợi amiang ,
sợi thủy tinh có khả năng chịu nhiệt độ cao , bền cơ khí. Ngoài ra còn có
những tấm thép để chia hộp thành nhiều ngăn để cắt hồ quang thành nhiều
đoạn để dễ dập hơn .

Hình 1.3 Buồng dập hồ quang

8
 Bộ phận truyền động để đóng cắt CB
- Hầu hết các CB thường được đóng ngắt bằng tay , cơ cấu đóng ngắt này
thường là cần gạt , nút nhấn .
- Khi đóng mạch , đầu tiên đóng tiếp diểm hồ quang , tiếp theo là đóng tiếp
diểm phụ và cuối cùng đóng tiếp điểm chính. Khi cắt mạch thì thứ tự đảo
ngược lại.
- Ta có thể điều khiển đóng CB từ xa thông qua cuộn CC ( Closing Coil) .
- Ta có thể điều khiển ngắt CB từ xa thông qua cuộn shuntrip ( phụ kiện kèm
theo MCCB , ACB ) .

Hình 1.4 Cuộn shuntrip trong thực tế

9
 Các phần tử bảo vệ :
- Bảo vệ quá tải : thông qua 1 thanh lưỡng kim khi bị tác động nhiệt thì thanh
lưỡng kim sẽ bị cong sẽ làm nhả phần móc bảo vệ để ngắt CB. ( Hình 1.5 a)
- Bảo vệ ngắn mạch : khi dòng đi qua các cuộn coil trong CB vượt quá ngưỡng
cho phép thì nó sẽ hút miếng kim loại để tác động vào phần lẫy tác động đến
công tắc để mở tiếp điểm CB ( Hình 1.5 b)
- Bảo vệ thấp áp : nhờ vào cuộn bảo vệ thấp áp UVT (Under Voltage Trip).
Khi điện áp máy phát cấp lên cho ACB mà không đủ 80%Udm thì không bao
giờ đóng được ACB.
- Bảo vệ công suất ngược : thông qua Relay bảo vệ công suất ngược.

a) b)
Hình 1.5 Các bộ phận bảo vệ của CB

10
1.3. Các thông số kỹ thuật
- Ue : Điện áp làm việc định mức .
- Uimp : Điện áp chịu xung định mức .
- Ui : Điện áp cách điện định mức.
- Icu : Giá trị dòng ngắn mạch tối đa
- Ics = % Icu : Giá trị dòng ngắn mạch mà Cb có thể ngắt mạch và sau đó CB
có thể đóng kín mạch trở lại để hệ thống hoạt động bình thường trở lại.
- Icw : khả năng chịu đựng dòng ngắn mạch của tiếp điểm trong khoảng thời
gian 1s hoặc 3s tùy vào nhà sản xuất.
- Lưu ý : đặc tính A-s của aptomat phải thấp hơn đặc tính A-s của thiết bị cần
được bảo vệ .

Hình 1.6 Các thông số được in trên CB


11
1.4. Phân loại các loại CB
- MCB ( Miniature Circuit Breaker ) : là Cb loại tép , có dòng cắt định mức và
dòng cắt ngắn mạch thấp ( 125A/ 10kA ).
- MCCB ( Moulded Case Circuit Breaker ) : là CB loại khối , thường có dòng
cắt ngắn mạch lớn ( có thể lên đến 150kA ) .
- RCCB ( Residual Current Circuit Breaker) : là CB có chức năng chống dòng
rò ( CB chống giật ) .
- RCBO ( Residual Current Circuit Breaker with Overcurrent Protection ) : là
CB có chức năng chống dòng rò và bảo vệ quá dòng .
- ELCB ( Earth Leakage Circuit Breaker ) : là CB có khả năng chống dòng rò ,
có bào vệ quá tải , ngắn mạch , bảo vệ dòng rò .
- MPCB ( Moto Protection Circuit Breaker ) : là CB chuyên dụng cho động cơ ,
cho phép dòng vào nhưng ngăn chặn mọi tình trạng quá dòng .
- ACB ( Air Circuit Breaker ) : hay còn được gọi là máy cắt không khí ( có
buồng dập hồ quang là không khí. )
- VCB ( Vaccuum Circuit Breaker ) : hay còn được gọi là máy cắt chân không
( có buồng dập hồ qung là chân không ) .

Hình 1.7 Một số loại CB có trên thị trường

12
 Tính chọn CB :
P
I tt =
√3 U × cos φ
I tk =( 1.2÷ 1.5 ) I tt ( đối với thiết bị điện ,chiếu sáng )
I tk =( 2÷ 2.5 ) I tt ( đối với thiết bị động cơ)

1.5. ACB :
- Là loại aptomat lớn trên tàu thủy thường là loại khí. Có nghĩa là các tiếp điểm
của chúng tiếp xúc với khí.
- ACB thường có 2 loại : loại cố định và loại kéo ra được
- Loại cố định thường được gắn cố định trong tủ bằng ốc vít , còn loại kéo ra
được thì ACB được gắn trong 1 khung ACB .

Hình 1.8 ACB loại draw out ( có thể kéo ra được ) trong thực tế

13
Cấu tạo bên trong :
- Buồng dập hồ quang

14
- Lò xo để đóng cắt tiếp điểm chính và cần charge lò xo bằng tay

15
- Chi tiết cơ khí

16
- Tiếp điểm chính

17
Thao tác kéo ACB ra khỏi vỏ :
- Lấy tay quay cắm vào lỗ quay của ACB và quay theo chiều ngược chiều kim
đồng hồ . Đồng thời cờ báo vị trí kết nối của ACB cũng di chuyển theo.
- Khi ACB từ vị trí kết nối đến vị trí test , muốn đưa ACB đến vị trí ngắt hoàn
toàn thì phải nhấn nút reset vị trí.

- Vị trí kết nối :

- Vị trí test :
18
- Vị trí ngắt :

- Bộ trip unit : có thể diều chỉnh cách thông số bảo vệ của ACB thông qua các
núm xoay.

19
Cài đặt thông số cho máy cắt

 Dòng điện hoạt động: Rated Current (IN) là dòng điện định mức cài đặt từ 0.5...1xIMAX
với giá trị dòng cực đại 
 Dòng điện vận hành: Curr (IU) là dòng điện không cắt được cài đặt giá trị bằng từ 0.8…
1x IN
 Dòng điện khởi động cắt trễ: STD P.U (IS) là dòng khởi động bảo vệ tác động với thời
gian trễ ngắn được cài đặt từ 2…10x IN
 Dòng điện khởi động cắt tức thời: ISTD P.U ( Ii) là dòng khởi động bảo vệ tác động tức
thời được cài đặt từ 4…16x IN
 Thời gian cắt trễ: LTD TIME là thời gian trễ của dòng khởi động cắt trễ được cài đặt từ
150…500s
 Thời gian tức thời: STD TIME là thời tức thời của dòng khởi động cắt tức thời được cài
đặt từ 0…0.5s

Thao tác ON/OFF ACB :

20
- Để tiến hành thao tác ON/OFF ACB, trước tiên ta phải tiến hành charge cho
ACB .
- Đối với mỗi lần chagre ACB , ta có thể thực hiện được thao tác ON/OFF 1
lần.

21
2. Contactor
2.1. Khái quát chung
- Contactor là khí cụ điện dùng để đóng cắt các tiếp điểm. Khi kết hợp với các
khí cụ khác như CB , nút nhấn ta có thể điều khiển việc đóng cắt từ xa.

Hình 2.1 Contactor trong thực tế

22
2.2. Cấu tạo
- Cấu tạo của contactor bao gồm :
 Cuộn hút
 Mạch từ tĩnh
 Mạch từ động
 Tiếp điểm động
 Tiếp điểm tĩnh
 Lò xo

Hình 2.2 Cấu tạo của Contactor


- Các tiếp điểm là bộ phận mang dòng điện của contactor .
- Cuộn hút ( nam châm điện ) là bộ phận tạo ra lực hút để đóng các tiếp điểm ,
được chế tạo từ dây dồng kỹ thuật điện quấn quanh một khung dây làm bằng
vật liệu cách điện ( nylon 6 , Bakelite hoặc các loại nhựa có chịu nhiệt ) .

23
- Mạch từ gồm có 2 phần : mạch từ động được liên kết cơ khí với tiếp điểm
động , mạch từ tĩnh có cuộn hút được đặt ở trụ giữa . Cả hai mạch từ đều có
dạng chữ E ( đối với contator xoay chiều mạch từ tĩnh còn có thêm vòng đồng
ngắn mạch được gắn ở 2 đầu ) .

Hình 2.3 Mạch từ tĩnh và vòng đồng ngắn mạch

 Nguyên lý hoạt động :

- Khi cấp nguồn cho cuộn hút contactor, mạch từ và cuộn dây hình thành nên
nam châm điện, lúc này mạch từ động bị hút vào mạch từ tĩnh. Do mạch từ
động liên động với các tiếp điểm động lực và tiếp điểm điều khiển. Nên hệ
thống tiếp điểm bị đổi trạng thái và duy trì trạng thái này cho đến khi cuộn
dây mất điện. Sở dĩ mạch từ động bị hút chặt vào mạch từ tĩnh là do lục hút
của nam châm điện lớn hơn lực đẩy của lò xo.
- Khi ngắt nguồn cấp cho cuộn dây contactor, mạch từ sẽ bị mất. Từ lúc này,
lực hút của nam châm điện nhỏ hơn lực đẩy của lò xo. Nên mạch từ động bị
đẩy lên phía trên, làm cho hệ thống tiếp điểm bị đổi trạng thái. Nghĩa là các
tiếp điểm động lực hở ra.
-

2.3. Các thông số kỹ thuật

24
- Điện áp định mức Uđm : là điện áp định mức của mạch điện tương ứng mà
contactor phải đóng cắt .
- Dòng điện định mức Iđm : là dòng điện định mức đi qua tiếp điểm chính của
contactor trong chế độ gián đoạn làm việc lâu dài ( ở chế độ này thời gian tiếp
điểm của contactor đóng không quá 8h ) .
- Điện áp định mức đặt vào cuộn dây Ucdđm : Là điện áp định mức đặt vào
cuộn dây.

- Số cực: là số cặp tiếp điểm chính của contactor .

- Số cặp tiếp điểm phụ: thường trong contactor có các cặp tiếp điểm phụ
thường đóng và thường mở .

- Khả năng đóng và khả năng cắt: là giá trị dòng điện cho phép đi qua tiếp
điểm chính khi ngắt hoặc khi đóng .

- Tuổi thọ của contactor: là số lần đóng cắt mà sau số lần đóng cắt ấy
contactor sẽ hỏng không dùng được nữa .

-  Tần số thao tác: là số lần đóng cắt contactor cho phép trong 1h .

- Tính ổn định điện động: nghĩa là khi tiếp điểm chính của contactor cho phép
một dòng điện lớn nhất đi qua mà lực điện động sinh ra không phá huỷ mạch
vòng dẫn điện .

- Tính ổn định nhiệt: nghĩa là khi có dòng điện ngắn mạch chạy qua trong thời
gian cho phép, các tiếp điểm không bị nóng chảy và hàn dính.

2.4. Phân loại


- Theo nguyên lý hoạt động : gồm có contactor kiểu điện tử , kiểu khí nén , kiểu
thủy lực.
- Theo dòng điện qua tiếp điểm : gồm contactor một chiều và contactor xoay
chiều.
- Theo kiểu tiếp điểm : tiếp điểm thường đóng và tiếp điểm thường mở .
- Theo số lượng tiếp điểm chính ,tiếp điểm phụ .
 Một số hư hỏng của contactor

25
- Contactor xoay chiều thường dễ bị cháy cuộn dây. Bình thường do cuộn dây không hút sát
nên mạch từ không kín, cuộn dây tăng cao gây ra cháy nổ. 
=> Cách khắc phục: thường xuyên kiểm tra vệ sinh định kỳ các mạch từ, tiếp điểm, bộ phận cơ
khí…
 
- Contactor cháy vỏ khi quá dòng, tần suất đóng cắt lớn – liên tục sẽ gây cháy tiếp điểm hoặc
dính tiếp điểm do hồ quang.
=> Cách khắc phục: Thường xuyên vệ sinh, bảo dưỡng các tiếp điểm và lựa chọn cũng như sử
dụng các dòng Contactor phù hợp với dòng cắt lớn hơn dòng điện tiêu thụ của tải. Kiểm tra độ
phát nóng của thiết bị đóng cắt để có biện pháp xử lý phù hợp.
 
 - Cơ cấu đóng – cắt không hoạt động hoặc hoạt động chập chờn. Nguyên nhân thường do cháy
cuộn dây hoặc bộ phận cơ khí (tay đòn truyền bị kẹt, lò xo bị dãn hoặc co…)
=> Cách khắc phục: Kiểm tra từng nguyên nhân hư hỏng và loại trừ các trường hợp để sửa
chữa hoặc thay thế các chi tiết mới.

 Tính chọn contactor :


- Chọn loại có điện áp phù hợp với nguồn cấp .
- Chọn dòng phù hợp.

Để tính được dòng điện phù hợp :

- Với động cơ 3 pha với công suất P :


P = √3UIcosφ ⇒  I = P/(√3Ucosφ)
Dòng điện của Contactor = Dòng điện định mức x Hệ số khởi động (hệ số
khởi động = 1.2 ~ 1.5)

3. Công tắc
3.1. Khái quát chung

26
- Công tắc là một khí cụ điện dùng để đóng ngắt mạch điện . Công tắc thường
hoạt động với cơ chế ON hoặc OFF .
3.2. Cấu tạo
- Tiếp điểm tĩnh
- Tiếp điểm động
- Vỏ bảo vệ

Hình 3.1 Cấu tạo của công tắc


 Nguyên lý hoạt động :
- Khi đóng công tắc tiếp điểm động tiếp xúc với tiếp điểm tĩnh làm kín mạch.
Khi cắt công tắc tiếp điểm động tách khỏi tiếp điểm tĩnh làm hở mạch, ngắt
điện khỏi thiết bị.

3.3. Phân loại


- Theo số cực : công tắc 2 cực , 3 cực

27
- Theo phương thức hoạt động :
Dạng công tắc nút ấn : thường có 2 vị trí đóng ngắt
Dạng công tắc gạt : thường có 2 hoặc 3 vị trí tác động
Dạng công tắc quay : thường có nhiều vị trí tác động
Dạng công tắc hành trình : dùng để giới hạn hành trình chuyển động ,
thường có 2 vị trí .

a) b)
Hình 3.2 a) Công tắc hành trình b) Công tắc dạng quay

4. Nút nhấn
4.1. Khái quát chung
- Nút nhấn là khí cụ điện dùng để đóng cắt từ xa các thiết bị điện khác nhau.
28
- Nút nhấn thường được dùng để khởi động , dừng và đảo chiều quay của động
cơ bằng cách đóng , cắt các cuộn hút của contactor cấp nguồn cho động cơ.
- Nút nhấn thường được đặt trong bàng điều khiển ,ở mặt trên của tủ điện ( mặt
nắp của tủ điện ).

Hình 4.1 Nút nhấn trong thực tế

4.2. Cấu tạo


Cấu tạo cơ bản nhất của nút nhấn bao gồm :
1. Núm nút nhấn
2. Lò xo nhả
3. Tiếp điểm thường đóng
4. Tiếp điểm động
5. Tiếp điểm thường mở
6. Ốc đấu dây
7. Trục dẫn hướng

 Nguyên lý hoạt động

29
Xét theo hình trên : khi nhấn vào núm 1 , thông qua trục dẫn hướng 7 sẽ thực hiện mở
tiếp điểm thường đóng 3 và đóng tiếp điểm thường mở 5. Khi thả tay thì nhờ vào lò xo 2
nút nhấn trở lại trạng thái ban đầu.

4.3. Phân loại


Theo chức năng , trạng thái hoạt động :
- Nút nhấn đơn : chỉ có trạng thái ON ( hoặc OFF ).
- Nút nhấn kép : có cả 2 trạng thái ON/OFF.

Theo cấu trúc :

- Loại hở : sử dụng trong phòng ở , hành lang ,…


- Loại kín : sử dụng trong buồng máy tàu thủy.
- Chống cháy nổ : sử dụng trong các hầm bơm , trên tàu dầu , trong hầm mỏ.
- Loại kín nước : sử dụng ngoài trời ( thiết bị điều khiển neo , tời quấn dây ).
- Loại có đèn báo : đèn báo trạng thái của thiết bị được điều khiển bằng nút
nhấn.

Theo từng cặp tiếp điểm : thông thường nút nhấn có 1 đến 2 cặp tiếp điểm .

5. Rơle thời gian ( Timer )


30
5.1. Khái quát chung
- Rơle thời gian ( còn được gọi là Timer ) : là thiết bị dùng để tạo thời gian trễ
của hệ thống hoạt động lúc chuyển mạch giữa các khí cụ trong mạch điện .
- Thời gian trễ của Timer có thể nằm trong khoảng vài giây đến vài giờ.
- Timer có rất nhiều dạng : Timer dùng khí nén , cơ khí ( dùng lò xo xoắn hoặc
dây thiều ) , Timer dùng mạch điện tử .

5.2. Phân loại và nguyên lý hoạt động của từng loại Timer
2 loại Timer thường được sử dụng :
- Timer  tác động trễ (On-delay relay timer)
- Timer  tác động ngắt (dừng) trễ (Off-delay relay timer)
 Timer  tác động trễ (On-delay relay timer)
Cơ bản sẽ gồm có 2 bộ tiêp điểm và có hình dạng và cách bố trí các chân được mô tả như
sau :

Hình 5.1 Sơ đồ chân của Timer

 Ý nghĩa các chân của Timer :

31
Chân 7 và 2 là chân cấp nguồn cho cuộn dây bên trong relay; chân 7 là chân dương (+), chân 2 là
chân âm (-).

Chân 8 và 1 là các chân chung cho hai bộ tiếp điểm.

Chân 3 kết nối với chân 1 tạo thành tiếp điểm thường mở.

Chân 4 kết nối với chân 1 tạo thành tiếp điểm thường đóng.

Chân 6 kết nối với chân 8 tạo thành tiếp điểm thường mở.

Chân 5 kết nối với chân 8 tạo thành tiếp điểm thường đóng.

 Nguyên lý hoạt động :

- Khi cấp nguồn vào cuộn dây của timer ON DELAY, các tiếp điểm tác động không tính
thời gian chuyển đổi trạng thái tức thời. (Các tiếp điểm thường đóng hở ra, thường hở
đóng lại). Các tiếp điểm tác động có tính thời gian không đổi. Sau khoảng thời gian đã
định trước, các tiếp điểm tác động có tính thời gian sẽ chuyển trạng thái. Trạng thái đó sẽ
được duy trì trạng thái này.
- Khi ngưng cấp nguồn vào cuộn dây, tất cả các tiếp điểm lập tức trở về trạng thái ban đầu.

 Timer  tác động ngắt (dừng) trễ (Off-delay relay timer)


Có cấu tạo tương tự như relay thời gian tác động trễ
 Nguyên lý hoạt động :
- Khi cấp nguồn vào cuộn dây của timer OFF DELAY, các tiếp điểm tác động tức thời và
duy trì trạng thái này.
- Khi ngưng cấp nguồn vào cuộn dây, tất cả các tiếp điểm tác động không tính thời gian trở
về trạng thái ban đầu. Tiếp sau đó một khoảng thời gian đã định trước, các tiếp điểm tác
động có tính thời gian sẽ chuyển về trạng thái ban đầu.

6. Rơle nhiệt
6.1. Khái quát chung

32
- Rơle nhiệt (hay còn gọi là Relay nhiệt, Role nhiệt) là một loại thiết bị điện dùng để
bảo vệ động cơ và mạch điện khỏi bị quá tải, thường dùng kèm với contactor .
- Rơle nhiệt có chức năng tự động đóng cắt tiếp điểm nhờ sự co dãn vì nhiệt của các
thanh kim loại .

Hình 6.1 Rơle nhiệt của hãng Schneider

6.2. Cấu tạo


1. Đòn bẩy 
2. Tiếp điểm thường đóng (NC)
3. Tiếp điểm thường mở (NO)
4. Vít chỉnh dòng điện tác động
5. Thanh lưỡng kim
6. Dây đốt nóng
7. Cần gạt
8. Nút phục hồi (Reset)

- Tiếp điểm NC: khi quá tải tiếp điểm NC sẽ mở, tiếp điểm NC được mắc nối tiếp với mạch điều
khiển (cuộn hút contactor).
- Tiếp điểm NO: khi quá tải tiếp điểm NO sẽ đóng, thường dùng để kết nối với đèn hay còi báo
động khi có sự cố xảy ra

33
 Nguyên lý hoạt động :
- Role nhiệt hoạt động dựa trên sự thay đổi nhiệt độ của dòng điện.
- Dựa vào hình trên , khi dòng điện có sự thay đổi đột ngột , nhiệt độ của dây đốt
nóng 6 tác động vào thanh lưỡng kim 5 khiến nó uốn cong . Khi thanh lưỡng
kim 5 bị uốn cong, nhờ vào cần gạt 7 tác động vào đòn bẩy 1 , mở tiếp điểm
NC và đóng tiếp điểm NO.
6.3. Phân loại
Theo kết cấu :
- Role kín
- Role hở
Theo yêu cầu sử dụng :
- Role 1 cực
- Role 2 cực
Theo phương thức đốt nóng :
- Role đốt nóng trực tiếp
- Role đốt nóng gián tiếp
- Role đốt nóng hỗn hợp

 Tính chọn rơle nhiệt phù hợp :


- Khi chọn ta phải chú ý tới đặc tính A-s của role , nên chọn role nhiệt có đặc tính A-s
gần sát với đặc tính A-s của thiết bị cần được bảo vệ. Nếu chọn quá thấp thì sẽ ko tận

34
dụng hết được công suất của thiết bị được bảo vệ , còn nếu chọn cao quá thì sẽ làm
giảm tuổi thọ của thiết bị được bảo vệ .
- Trong thực tế, cách lựa chọn phù hợp là chọn dòng điện định mức của rơ le nhiệt
bằng dòng điện định mức của động cơ điện cần bảo vệ, Rơle sẽ tác động ở giá trị (1,2
÷ 1,3)Iđm .

CHƯƠNG II – THỰC TẬP PHẦN MÁY ĐIỆN


1. Máy biến áp
1.1. Khái quát chung

35
- là thiết bị điện từ tĩnh, hoạt động theo nguyên lý cảm ứng điện từ, với mục đích là
biến đổi điện áp từ 1 giá trị này sang 1 giá trị khác để phù hợp với nhu cầu sử dụng.

- Đầu vào của biến áp nối với nguồn gọi là sơ cấp , đầu ra nối với tải gọi là thứ cấp.

Hình 1.1. Máy biến áp 1 pha

1.2. Cấu tạo


- Lõi thép
- Dây quấn
36
- Vỏ
 Lõi thép :
- Được ghép từ các lá thép kỹ thuật điện thành mạch vòng khép kín, các lá thép mỏng mặt
ngoài có sơn cách điện với bề dày từ 0,3 - 0,5mm. 
- Lõi thép gồm 2 phần gồm Trụ và Gông. Trụ là phần để đặt dây quấn còn Gông là phần nối
liền giữa các trụ để tạo thành mạch từ kín.

Hình 1.2 Các dạng của lõi thép

 Dây quấn :
- Dây quấn thường làm bằng dây đồng hoặc nhôm, tiết diện tròn hay chữ nhật, bên ngoài có
bọc cách điện. Dây quấn gồm nhiều vòng dây và lồng vào trụ thép, giữa các vòng dây, giữa

các dây quấn và giữa dây quấn với lõi ép đều có cách điện.
- Số vòng dây của cuộn sơ cấp và thứ cấp là khác nhau. Số vòng dây cuộn sơ cấp lớn hơn số
vòng dây cuộn thứ cấp thì là máy biến áp hạ áp (máy biến áp hạ thế), ngược lại số vòng dây
cuộn sơ cấp nhỏ hơn số vòng dây cuộn thứ cấp thì là máy biến áp tăng áp (máy biến áp tăng
thế).

37
Hình 1.3 Lõi dùng để quấn dây

 Vỏ :
- vỏ máy biến áp được làm bằng các chất liệu khác nhau. Chúng thường được làm từ nhựa, gỗ,
thép, gang hoặc tôn mỏng, có công dụng để bảo vệ các phần tử của máy biến áp ở bên trong
nó .
1.3. Các thông số kỹ thuật :
- Công suất định mức Sđm ( KVA)
- Điện áp định mức phía sơ cấp Uđm1
- Điện áp định mức phía thứ cấp Uđm2
- Dòng điện định mức phía sơ cấp Iđm1
- Dòng điện định mức phía thứ cấp Iđm2
- Điện áp ngắn mạch Un% : tổn thất điện áp trong cuộn dây cúa MBA khi mang tải.
- Dòng điện không tải I0%

1.4. Tính toán tiết diện lõi sắt và số vòng dây quấn
 Tính toán tiết diện lõi sắt
P = (K x η x S2)/14000 
Trong đó:

38
 P là công suất của máy biến áp (VA)
 η là hệ số hiệu suất cốt lõi sắt 
 K Hệ số hở từ thông giữa các lõi thép ( Các lá thép khi xếp lại với nhau luôn có 1 đường
hở )
 S diện tích lõi sắt cần quấn (mm2)

Từ công thức trên :

S2= (P x 14000)/(K x η)


=> S = √S2
Ta có : S = a x b

 Tính số vòng dây quấn :


- Tính số vòng trên 1 vol
N/V = F/S

Trong đó
39
+ F là hệ số từ thẩm của Fe đước sử dụng mặc định từ 36 đế 50. Tùy loại Fe có độ từ tính cao
hay thấp mà có thể chọn hệ số bất kỳ, Fe càng tốt chọn hệ số càng thấp. Loại Fe thông dụng trên
thị trường Việt Nam có hệ số từ thẩm F= 45 .
Vậy 
- Số vòng dây quấn thứ cấp N1 = Uđm1 x N/V 
- Số vòng quận thứ cấp : N2 = Uđm2 x N/V 

2. Máy điện không đồng bộ


2.1. Khái quát chung
- Máy điện không đồng bộ là máy điện xoay chiều , có tốc độ quay của roto khác
với tốc độ của từ trường quay trong máy.

40
- Máy điện không đồng bộ có hai chế độ làm việc : động cơ và máy phát . Thông
thường máy điện không đồng bộ làm việc ở chế độ động cơ là chủ yếu.

2.2. Cấu tạo


- Có 2 bộ phận chủ yếu gồm Stator và Rotor.

41
- Ngoài ra còn có phần vỏ máy, nắp máy và cả trục máy. Trục máy được làm
bằng thép, trên đó có gắn rotor, ổ bi và phía cuối của trục có gắn 1 chiếc quạt
gió để làm mát cho máy dọc trục.

 Stato :

Hình 2.1 Stator

- Stator gồm có 2 phần chính là lõi thép và dây quấn.

42
 Lõi thép : Có dạng hình trụ, được làm từ các lá thép kỹ thuật điện, có dập
rãnh ở bên trong, sau đó ghép lại để tạo thành các rãnh chạy theo hướng
trục. Lõi thép còn được ép vào trong vỏ máy.
 Dây quấn : được làm bằng dây đồng, có bọc 1 lớp cách điện và đặt ở trong
các rãnh của phần lõi thép. Dòng điện xoay chiều 3 pha chạy trong dây
quấn 3 pha stato thì sẽ tạo nên từ trường quay .

Hình 2.1 Lõi thép của stator

 Rotor :

43
-

Hình 2.2 Rotor trong thực tế

- Rotor bao gồm lõi thép, dây quấn và phần trục máy.
 Lõi thép gồm các lá thép kỹ thuật điện được lấy từ phần bên trong của lõi
thép stato ghép lại và có mặt ngoài được dập rãnh để đặt dây quấn. Ở giữa
lõi thép có dập lỗ để lắp trục.

 Rotor có 2 loại là : rotor lồng sóc và rotor dây quấn.


44
 Rotor lồng sóc: Bao gồm các thanh đồng hoặc các thanh nhôm được đặt
trong rãnh và bị ngắn mạch bởi 2 vành ngắn mạch được thiết kế ở hai đầu. 

 Rotor dây quấn: Được quấn dây tương tự như dây quấn 3 pha stato và có
cùng số cực từ giống như dây quấn stator. Dây quấn kiểu này luôn luôn
được đấu thành hình sao (Y) và có 3 đầu ra được đấu vào 3 vành trượt.  Ba
chổi than được đặt cố định nhưng luôn tỳ trên vành trượt nhằm mục đích
dẫn điện vào 1 biến trở cũng nối hình sao nằm ở phía ngoài động cơ để
tiến hành khởi động hoặc điều chỉnh tốc độ.

45
 Nguyên lý làm việc :
Khi ta cho dòng điện ba pha tần số vào dây quấn stato sẽ tạo ra từ trường quay với tốc độ . Từ
trường quay cắt các thanh dẫn của dây quấn roto và cảm ứng nên sức điện động . Vì dây quấn
roto nối kín mạch nên sức điện động cảm ứng sẽ sinh ra dòng điện trong các thanh dẫn roto.
Dòng điện trong từ trường chịu tác động của lực điện từ và sinh ra moment quay làm roto quay
với tốc độ n.

2.3. Các thông số kỹ thuật


46
- Công suất cơ có ích trên trục: Pdm (kW).
- Điện áp dây stato: Udm (V).
- Dòng điện dây stato: Idm (A).
- Tốc độ quay rôto: ndm (vòng/phút).
- Hệ số công suất: Cosφdm.
- Hiệu suất: ᶯdm.
- Tần số: fdm(Hz).

3. Máy điện đồng bộ

47
3.1. Khái quát chung
- Máy điện đồng bộ là máy điện xoay chiều , có tốc độ quay của roto bằng với tốc
độ của từ trường quay trong máy.

3.2. Cấu tạo


- Có 2 bộ phận chủ yếu gồm Stator và Rotor.
 Stator của máy điện đồng bộ giống stator của máy điện không đồng bộ, gồm lõi thép
và dây quấn.

 Lõi thép được thiết kế dạng hình trụ giúp dẫn từ tốt. Nó được hình thành bởi những lá
thép kỹ thuật điện ghép với nhau bởi những rãnh nhỏ. Những lá thép này được phun
sơn tĩnh điện để bảo vệ nó không bị ăn mòn, không bị oxy hóa, đảm bảo tuổi thọ bền
lâu.
 Dây quấn là bộ phận được làm từ đồng nguyên chất có khả năng tạo từ trường ổn
định.

48
 Rotor gồm có 2 phần chính là cực từ và dây quấn kích từ
Rotor gồm có 2 loại : rotor cực lồi và rotor cực ẩn
 Rotor cực ẩn : dây quấn kích từ được đặt trong các rãnh.

 Rotor cực lồi : dây quấn được quấn trên cực từ .

49
 Nguyên lý hoạt động :
Khi xuất hiện dòng điện kích từ tại dây quấn sẽ tạo cho thiết bị từ trường roto Fio. Thời
điểm  roto được kích hoạt quay thông qua đồng cơ sơ cấp, từ trường được tạo ra sẽ tác
động cắt dây quấn ứng Stato. Cảm ứng sức điện động được tạo ra với giá trị hiệu dụng
với chiều hình sin.

 
3.3. Các thông số kỹ thuật

 Tần số ( FREQUENCY)
 Tốc độ dịnh mức ( SPEED )
 Điện áp định mức ( VOLTAGE )
 Dòng điện định mức ( CURRENT )
 Dòng điện phần kích từ ( EX. CURRENT )
 Công suất biểu kiến ( OUTPUT )
 Hệ số công suất ( POWER FACTOR )
 Số pha và số cực ( POLES , PHASES )
 Cấp cách điện ( INSUL.CLASS )

50
4. Máy điện 1 chiều
4.1. Khái quát chung
- Là một thiết bị điện từ quay , làm việc dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ để biến
đổi cơ năng thành điện năng một chiều ( máy phát điện 1 chiều ) hoặc ngược lại là
biến đổi điện năng 1 chiều thành cơ năng trên trục động cơ ( động cơ điện 1
chiều ) .

Hình 4.1 . Động cơ điện DC trong thực tế

51
4.2. Cấu tạo
- Gồm có 2 phần chính là : stator và rotor .

Hình 4.2 . Các bộ phận của máy điện 1 chiều

 Stator :
- Được là từ thép đúc để dẫn từ đồng thời là thân máy, trên thân máy có hàn chân
máy , móc treo .
- Những máy lớn có loại đúc bằng gang , thân máy liền chân có gắn tăng cường .
- Phía trong được lắp các cực từ lồi , bắt chặt vào thân máy bằng bu lông .
- Cấu tạo gồm có : vỏ máy ( gông từ ) , bên trong có gắn cực từ chính và cực từ
phụ ( mỗi máy thông thường có từ 2 đến 8 cực từ chính ) .

52
Hình 4.3 Cấu tạo của stator

 Cực từ chính :
- Được ghép bằng các lá thép kỹ thuật điện ( tôn silic ) dày 0,1-0,5 mm , dây quấn
kích từ lồng ngoài lõi sắt cực từ .
- Cực từ chính tạo nên từ trường trong máy
- Cực từ gắn lên vỏ máy bằng bu lông hoặc đinh vít . Dây quấn kích từ là dây
đồng , các cuộn dây kích từ đặt trên các cực từ này được nối tiếp với nhau .
 Cực từ phụ :
- Được đặt xen kẽ giữa các cực từ chính để hạn chế tia lửa điện và cải thiện đổi
chiều
- Lõi thép cực từ phụ thường làm bằng thép đúc , dây quấn bằng đồng bọc cách
điện , mắc nối tiếp với dây quấn phần ứng.

53
Hình 4.4. Các cực từ chính và cực từ phụ trong thực tế

 Vỏ máy :
- Dùng để gắn các cực từ , làm mạch từ nối liền các cực từ . Do vậy vỏ máy được
dẫn từ .
- Trong các máy điện công suất lớn , vỏ máy thường được làm từ thép đúc , máy
điện công suất nhỏ và vừa thường dùng thép tấm dày uốn lại và hàn lại , có khi
máy nhỏ dùng gang làm vỏ máy
 Nắp máy và cơ cấu chổi than :
- Nắp máy có gắn vành giá chổi than để nối với mạch điện bên ngoài , giá chổi than
gồm các hộp chứa chổi than gắn trên các thanh cách điện với vành đế .
- Các hộp chổi than đặt đối xứng với nhau theo chu vi của cổ góp , các chổi than có
dấu dương và dấu âm đặt xen kẽ nhau và cách nhau 180 độ điện
- Các chổi than có cùng dấu được nối chung với nhau bằng các dây điện . Vị trí
dt985 chổi than là trên vùng trung tính vật lý của động cơ .

54
- Chổi than làm bằng graphit có độ cứng tùy theo tốc độ của động cơ , số lượng hộp
chổi than và kích thước chổi than trên một cực phụ thuộc mật độ dòng điện đi qua
. Chổi than được ép trên mặt cổ góp bởi các lò xo , có thể điều chỉnh lực căng để
khắc phục tia lửa điện.

Hình 4.5. Kết cấu phía cổ góp

 Rotor :
- Có lắp trục và vòng bi ở hai đầu trục
- Lõi thép của rotor có đây quấn nối ra cổ góp điện
- Khe hở giữa phần stator và rotro từ 0,5 – 1 mm , ở những máy lớn có thể đến 12
mm .
- Cấu tạo gồm trục , lõi thép, dây quấn và cổ góp .

55
Hình 4.6 Rotor trong thực tế

 Lõi thép :
- Dạng hình trống , ghép lại bằng các lá thép kỹ thuật điện dày 0.5 mm để dẫn từ tốt
, giảm tổn thất do dòng điện fuco . Các lá thép dập sẵn lỗ thông gió để làm mát
máy ( máy nhỏ chỉ lắp cánh quạt để làm mát ) và các rãnh để quấn dây .
- Máy nhỏ dập rãnh nửa kín , tuy lồng dây khó nhưng từ thông phân bố tốt , còn ở
máy trung bình và lớn thì rãnh rotor thường có hình chữ nhật , vách thẳng và
miệng hở . Vì rãnh hở nên việc lồng dây , đặt thanh dẫn bằng đồng dễ dàng nhưng
khi quấn rotor xong phải đánh dai quanh rotor để chống lực ly tâm làm bung dây .
 Dây quấn phần ứng :
- Thường làm bằng dây đồng tròn và dẹp , các đầu dây của phần tử dây quấn ( bối
dây ) được gộp lại tại cổ góp.

 Cổ góp :
56
- Gồm các phiến góp làm bằng đồng , giữa các phiến góp cách điện với nhau bởi
mica và cổ góp cũng được cách điện với trục rotor bằng ống phíp , phía ngoài là 1
mặt trụ láng nhẵn bóng .
- Máy nhỏ thì cổ góp được đổ nhựa tổng hợp , còn máy lớn thì phiến góp được giữ
chặt bằng hai vòng chặn , đầu có ren đai ốc hoặc tán chặt thành khối . Dây quấn
được kẹp vào các phiến góp r hàn thiếc chắc chắn .
- Nhiệm vụ của cổ góp điện là chỉnh lưu sức điện động xoay chiều thành một chiều
trên các chổi than , chổi than tỳ lên cổ góp để lấy điện ra ngoài hoặc đưa nguồn
điện 1 chiều vào trong dây quấn

Hình 4.7. Cổ góp và chổi than

5. Máy điện đặc biệt

57
 CT ( Current Transformer )
- là 1 loại máy biến điện áp thường được sử dụng để giảm một dòng điện xoay
chiều (AC). Nó tạo ra một dòng điện trong cuộn thứ cấp của nó tỷ lệ với dòng
điện đi qua nó.

Hình 5.1 Hình ảnh thực tế của CT

Cấu tạo : gồm nhiều vòng dây được cuộn trên 1 khung sắt từ

58
Hình 5.2 Cấu tạo CT

- Primary Current: Dòng điện sơ cấp


- Secondary Winding: cuộn dây thứ cấp
- Hollow Core: lõi rỗng
- Ammeter : Đồng hồ đo dòng

Nguyên lý hoạt động :  


- Dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Khi dòng điện xoay chiều chạy qua 1 dây
dẫn, xung quanh nó sẽ xuất hiện một điện trường, điện trường này cảm ứng lên
cuộn dây và sẽ xuất hiện một dòng điện trong đó. Tỷ lệ dòng điện này được căn
cứ vào số vòng dây được cuốn trong cuộn dây biến dòng

6. Quy trình bảo dưỡng


6.1. Quy trình bảo dưỡng máy biến áp
59
- Gạt các aptomat của máy biến áp phải sang vị trí mở.
- Tách máy biến áp ra khỏi hệ thống lưới điện cao áp.
- Tiến hành kiễm tra các đầu nối coi có chắc chắn không, có bị ngắn mạch không.
- Kiểm tra các đầu ra của cuộn điều chỉnh xem có ngắn mạch không.
- Vệ sinh bề mặt sứ cách điện và các hộp kim loại theo thứ tự.
- Kiểm tra dầu có bị đổi màu, mức chỉ thị mức dầu có đủ tiêu chuẩn không.
- Kiểm tra các đầu nối với bề mặt đất có đảm bảo an toàn và chắc chắc không.
- Kiểm tra nắp hộp đấu nối có kín không.

6.2. Quy trình bảo dưỡng động cơ


 Các bước trình tự tháo lắp động cơ điện 3 pha:
- Đầu tiên tháo các đầu dây dẫn điện 
- Tháo bộ phận tiếp đất.
- Tháo động cơ điện ra khỏi hệ thống máy.
- Tiếp đến là tháo puly ra khỏi động cơ điện. Chú ý tháo bằng cảo, không dùng búa đập.
- Tiếp tục tháo bộ phận che cánh quạt và cánh quạt.
- Tháo nắp mỡ sau của động cơ điện.
- Tháo bulong nắp trước và nắp sau
- Dùng búa gõ nhẹ trên một miếng đệm bằng gỗ hoặc kim loại mềm như đồng đỏ,... để rút
nắp sau. Phải gõ tuần tự trên từng hai điểm đối xứng của đường kính trên mặt nắp. Chú ý
tháo ốc trước nếu có ốc giữ nắp và vòng bi.
- Rút nắp trước cùng với ruột ra khỏi vỏ. Luồng miếng bìa có bề mặt nhẵn vào kẻ hở giữa
ruột và vỏ ở phía dưới trước khi rút. Sau đó rút ruột từ từ và dùng tay đỡ theo, tránh làm
xây xát bối dây. Đối với ruột motor lớn, khi rút ra cần đỡ bằng pa-lăng.
- Ruột sau khi rút ra phải được kê trên giá gỗ. Không để ruột hoặc trục motor tiếp xúc trực
tiếp xuống mặt đất hoặc mặt bàn.
- Chỉ khi nào cần thay bạc đạn thì mới tháo ra khỏi trục. Trước khi tháo cần phải lau sạch
trục và bôi lên trục một lớp dầu nhờn hoặc vaselin mỏng.
- Dùng vòng sắt nung đỏ, ốp phía bên ngoài vòng bi để làm nóng vòng bi rồi sau đó dùng
cảo để tháo.
- Tiến hành lắp lại các chi tiết theo thứ tự ngược lại.
 Các công việc cần thực hiện trong bảo dưỡng động cơ điện định kỳ:
1. Tiểu tu động cơ điện 3 pha:

- Trước tiên lau chùi sạch sẽ bên ngoài động cơ


- Kiểm tra điện trở cách điện.

- Thổi sạch bụi bằng máy nén khí.

60
- Kiểm tra và siết chặt lại các bulong, đai ốc ở chân đế.

- Kiểm tra mỡ bò trong các bạc đạn động cơ điện, nếu thiếu thì thêm vào.

- Kiểm tra và điều chỉnh các thiết bị bảo vệ điện.

2. Trung tu động cơ điện 3 pha:

Thông thường sau khi motor 3 pha hoạt động được 4000 giờ thì nên trung tu một lần. Gồm các
công việc cụ thể sau:

- Kiểm tra lại bạc đạn

- Thay mới mỡ bò bạc đạn

- Đo độ cách điện các bối dây (nếu cần thiết tiến hành sấy cuộn dây).

- Sửa chữa các lỗi, hư hỏng phát sinh trong quá trình vận hành.

 Các lưu ý khi vào mỡ bò bạc đạn động cơ điện 3 pha: 

- Không nhét quá đầy lượng mỡ bò mà chỉ nên vào khoảng 2/3 nắp mỡ.

- Khi vào mỡ bò nên chú ý tới công năng của motor (khả năng chịu nhiệt, tải năng,...).

 Kiểm tra vòng bi

- Khi kiểm tra vòng bi trong thời gian kiểm tra bảo dưỡng định kỳ thiết bị , kiểm tra vận
hành , hay thay thế các bộ phận thiết bị , cần xác định tình trạng vòng bi để xem có tiếp
tục hoạt động nữa hay không.
- Nên ghi lại các thông số kiểm tra vòng bi khi tháo . Sau khi lấy mẫu mỡ và đo lượng mỡ
dư thừa thì tiến hành vệ sinh vòng bi . Tiếp tục kiểm tra có hay không những hư hỏng bất

61
thường đối với vòng giữ bi , bề mặt lấp lỗ trong vòng bi, bề mặt vòng bi, bề ,mặt rãnh bi .
Xem quan sát vết chạy trên bề mặt rãnh bi.
- Khi lắp ráp xong , trước khi cho vận hành thông dụng cần phải cho chạy kiểm tra trước .
Cần phải kiểm tra : có chạy trơn tru hay không , chạy có bị gián đoạn hay đứt uãng hay
không .
- Trong quá trình chạy cần kiểm tra : tiếng ồn bất thường , nhiệt độ bất thường , rung
động , rò rỉ chất bôi trơn .

Các bước tháo lắp vòng bi :

- Tháo phần rotor ra khỏi máy.


- Dùng dụng cụ chuyên dụng để tháo vòng bi
- Kiểm tra bề mặt trục quay
- Kiểm tra tình trạng vòng bi ( thay mới nếu cần thiết )
- Lau sạch bề mặt trục quay
- Trước khi lắp vòng bi cần phải sấy vòng bi
- Khi lắp vòng bi cần dùng dụng cụ để đưa vòng bi vào đều
- Tra mỡ bôi trơn vào vòng bi
- Kiểm tra lại hoạt dộng của động cơ .

62
Hình 6.1 Tra mỡ bò cho vòng bi

63
6.3. Quy trình bảo dưỡng máy phát
 BẢO DƯỠNG PHẦN ĐỘNG CƠ:

Khởi động máy mỗi tuần một lần để kiểm tra máy và nạp điện cho ắc quy.

a. Kiểm tra bắt buộc trước khi khởi động máy:

1. Kiểm tra mực nhớt bôi trơn động cơ

2. Kiểm tra mực nước làm mát động cơ

3. Kiểm tra mức nhiên liệu trong thùng chứa

4. Cho thêm 1 lượng dung dịch chống đông thích hợp tùy theo nhiệt độ của môi trường hoạt
động

5. Kiểm tra lọc gió và bộ hiển thị báo khi lọc gió bị dơ

6. Mở tất cả các van dẫn nhiên liệu đến máy và từ máy về thùng chứa nhiên liệu (nếu có)

7. Kiểm tra điện áp bình ắcquy, dung dịch Acid, các mối nối dây điện và khoảng cách giữa các
chi tiết chuyển động với các chi tiết cố định

b. Sau 100 giờ hoạt động:

1. Kiểm tra lại các chi tiết phần a.

2. Kiểm tra các dây đai truyền động

3. Kiểm tra độ sạch (cặn, nước & các tạp chất) của nhiên liệu, nhớt bôi trơn động cơ, nước làm
mát động cơ

4. Kiểm tra các cánh tản nhiệt của két nước

64
B. BẢO DƯỠNG PHẦN ĐẦU PHÁT ĐIỆN (ALTERNATOR) VÀ BẢNG ĐIỀU KHIỂN
(CONTROL PANEL)

      1. Kiểm tra và xử lý các khớp nối giữa động cơ (engine) và đầu phát điện (alternator)

      2. Đo và xử lý độ cách điện giữa các cuộn dây và vỏ theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.

      3. Kiểm tra phần Stator & Rotor qua phương pháp dùng biến áp chuyên dùng.

      4. Vệ sinh Stator & Rotor bằng hơi nén.

      5. Kiểm tra và xử lý các đầu cos nối cũng như dây dẫn từ Stator đến các cọc phân phối.

      6. Kiểm tra bạc đạn Alternator và khe hở giữa Stator và Roto.

65
7. Quy trình quấn lại cuộn dây
 Lấy mẫu dây quấn
Bước 1 : Lấy mẫu các thông số định mức của động cơ
Bước 2 : Lấy mẫu các thông số của dây quấn stator
 Xây dựng sơ đồ dây quấn
 Gia công dây quấn
Bước 1 : Làm khuôn
Bước 2 : Lót cách điện
Bước 3 : Quấn dây lên khuôn
Bước 4 : Lồng dây vào rãnh
Bước 5 : Lót giấy cách điện giữa các nhóm bối dây
Bước 6 : Đấu dây
Bước 7 : Đai dây
Bước 8 : Kiểm tra bộ dây sau khi gia công

8. Xây dựng sơ đồ quấn dây động cơ xoay chiều 3 pha


66
8.1. Yêu cầu của dây quấn động cơ điện xoay chiều ba pha
 Dây quấn của mỗi pha trong sơ đồ trải phải được đặt lệch nhau 1200 trong không gian.
 Dây quấn của ba pha phải đối xứng nhau. Sức điện động của mỗi pha phải bằng nhau về
độ lớn và lệch pha nhau 1200 điện. Đường cong sức điện động hoặc sức từ động của cả ba
pha phải có dạng giống nhau.
 Cách đấu dây và số vòng dây quấn của mỗi pha phải giống nhau.
 Số nhóm bối của một pha hoặc của một mạch nhánh song song trong mỗi pha phải bằng
nhau.

8.2. Thông số cơ bản của xây dựng sơ đồ quấn dây


Thông số lõi thép stator
+ 2p: số cực từ

+ Z: số rãnh stator

+ Bước cực từ (rãnh)

Thông số dây quấn


+ m: số pha dây quấn (động cơ ba pha có m = 3 )

+ a: số mạch nhánh song song.

+ Số rãnh q của một pha trên một bước cực từ

Ví dụ : Xây dựng sơ đồ dây quấn kiểu đồng khuôn máy điện 3 pha ( m=3) ,
Z = 24 ; 2p = 4

67
Bước 1 : Xác định số rãnh stator : Z = 24

Bước 2 : Tính bước cực từ

( rãnh )

68
Bước 3: Tính số rãnh q của một pha trên một bước cực từ

(rãnh)

Bước 4: Tính góc lệch sức điện động giữa hai rãnh liên tiếp:

69
Bước 5: Vẽ trước pha A

Bước 6: Tính khoảng cách giữa các pha A – B – C:

(rãnh)

70
Bước 7 : Vẽ tiếp pha B cách pha A 4 rãnh

Bước 8 : Vẽ tiếp pha C cách pha B 4 rãnh

71
Ví dụ : Xây dựng sơ đồ dây quấn kiểu đồng tâm máy điện 3 pha ( m=3) ,
Z = 24 ; 2p = 4

Bước 1 : Xác định số rãnh stator : Z = 24

Bước 2 : Tính bước cực từ

( rãnh )

Bước 3: Tính số rãnh q của một pha trên một bước cực từ

(rãnh)

Bước 4: Tính góc lệch sức điện động giữa hai rãnh liên tiếp:

72
Bước 5: Vẽ trước pha A

Bước 6: Tính khoảng cách giữa các pha A – B – C:

(rãnh)

73
Bước 7 : Vẽ tiếp pha B cách pha A 4 rãnh

Bước 8 : Vẽ tiếp pha C cách pha B 4 rãnh

74
9. Quy trình thử và quy trình nghiệm thu máy điện

9.1. Thử tải trở cho máy phát điện:


 a. Chuẩn bị 
- Chuẩn bị tải điện trở đủ công suất để thử tại máy phát điện. 
- Chuẩn bị nhiên liệu chạy máy
- Chuẩn bị dụng cụ đồ nghề để cân chỉnh máy phát điện
- Chuẩn bị đồng hồ để đo, biên bản ghi lại quá trình thử tải. 
b. Các bước thực hiện
Bước 1:  Khởi động máy phát điện và chạy máy trong 10-20 phút. 

Bước 2:  Kiểm tra thông số điện áp, tần số, áp suất nhớt và nhiệt độ máy

Bước 3:  Thực hiện đóng tải điện trở:

- Đóng ACB cấp điện từ máy ra đến tải trở

- Đóng từng MCB tải trở lên đến 25% công suất máy phát điện, máy mang tải trong thời
gian 10-20 (hoặc tùy thời gian mà khách hàng yêu cầu) phút và ghi nhận thông số

- Đóng từng MCB tải trở lên đến 50% công suất máy phát điện, máy mang tải trong thời
gian 10-30 (hoặc tùy thời gian mà khách hàng yêu cầu) phút và ghi nhận thông số

- Đóng từng MCB tải trở lên đến 75% công suất máy phát điện, máy mang tải trong thời
gian 10-60 phút (hoặc tùy thời gian mà khách hàng yêu cầu) và ghi nhận thông số

- Đóng từng MCB tải trở lên đến 100% công suất máy phát điện, máy mang tải trong thời
gian 10-20 phút (hoặc tùy thời gian mà khách hàng yêu cầu) và ghi nhận thông số

- Đóng từng MCB tải trở lên đến 110% công suất máy phát điện, máy mang tải trong thời
gian 10 phút và ghi nhận thông số

- OFF tất cả các MCB tải trở, cho máy chạy không tải trong 5 phút

Bước 4: Dừng máy và đánh giá kết quả thử tải.

Lưu ý: Nếu các máy hòa đồng bộ thì ta vẫn thực hiện Quy trình thử tải điện trở máy phát điện
như trên. Nhưng ta sẽ thử tải trở riêng lẻ từng máy và sau đó thử tải trở hòa các máy lại.

75
9.2. Thử tải thực tế cho máy phát điện:
 a. Chuẩn bị 

- Chuẩn bị tải thực tế đủ công suất để thử tại máy phát điện. 

- Chuẩn bị nhiên liệu chạy máy

- Chuẩn bị dụng cụ đồ nghề để cân chỉnh máy phát điện

- Chuẩn bị đồng hồ để đo, biên bản ghi lại quá trình thử tải. 

b. Các bước thực hiện

Bước 1:  Khởi động máy phát điện và chạy máy trong 10-20 phút. 

Bước 2:  Kiểm tra thông số điện áp, tần số, áp suất nhớt và nhiệt độ máy

Bước 3: Ngắt máy cắt hạ thế vào tủ xuất tuyến và các CB cấp nguồn hạ thế cho tủ xuất tuyến
tổng 

Bước 4: Chuyển nguồn ATS cho máy phát điện cung cấp điện vào toàn bộ tải ưu tiên cho đơn vị
sử dụng

Bước 5: Đo kiểm tra nguồn hạ thế cấp cho các tải ưu tiên

Bước 6: Ngắt điện hạ thế thử tải lần lượt cho các tải yêu tiên 

Bước 7: Dừng máy và đánh giá kết quả thử tải.

76
CHƯƠNG III – THỰC TẬP PHẦN ĐO LƯỜNG
1. Đồng hồ đo dòng điện ( Ampe kế )

a) b)
Hình 1.1. a) Mặt trước đồng hồ
b) Mặt sau của đồng hồ

77
 Cách mắc đồng hồ có kèm theo CT :

78
 Cách đấu nối công tắc chuyển mạch Ammeter với đồng hồ Ampe :

- Đấu 2 chân cộng, trừ của đồng hồ vào chân 8,6 .

79
- Đấu lần lượt 3 chân của con ốc L của CT vào chân 1 ,5 ,9 của công tắc chuyển mạch.

- Đấu nối tiếp 3 chân của con ốc K của CT lại với nhau , đầu ra còn lại đấu vào chân số 10
của công tắc chuyển mạch.

80
- Lấy thêm 1 dây nối đất đấu vào chân 4 của công tắc chuyển mạch.

2. Đồng hồ đo điện áp ( Volt kế )


81
 Đối với đồng hồ hiển thị từ 0 – 500V : Sử dụng để đo mạng điện 3 pha 380V
 Đối với đồng hồ hiển thị từ 0 – 250V : Sử dụng để đo mạng điện 1 pha 220V

Hình 2.1. Mặt trước của đồng hồ đo

 Mặt sau gồm có 2 con ốc được ký hiệu cộng ( + ) và trừ ( - )


 Lấy 2 trong 3 pha để đấu vào 2 con ốc khi dùng để đo mạng điện 3 pha .

82
 Còn khi dùng để đo mạng điện 1 pha thì chỉ cần lấy dây lửa mắc vào đầu cộng ( + ) , dây
nguội mắc vào đầu trừ ( - ).

Hình 2.2. Mặt sau của đồng hồ

 Cách Đấu Công Tắc Chuyển Mạch Volt Meter và Đồng Hồ Volt :

83
- Công tắc chuyển mạch volt meter

- Đấu chân V1 , V2 của công tắc chuyển mạch vào chân cộng , trừ của đồng hồ

84
- Đấu lần lượt 3 pha R ,S,T vào 3 chân tương ứng của công tắc chuyển mạch

85
- Đấu dây trung tính vào chân N.

3. Đồng hồ đo tần số

86
87
88

You might also like