Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Bài thực tập số 4: Phân tích hoạt động kinh doanh dược

1. Tài chính doanh nghiệp


- Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các luồng chuyển dịch giá trị phản ánh sự vận
động và chuyển hoá các nguồn tài chính trong quá trình phân phối để tạo lập hoặc
sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đạt tới các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

Chức năng Vai trò Nguyên tắc Đặc điểm

- Chức năng phân - Công cụ khai - Lấy thu bù chi - Hoạt động của tài chính
phối  thác, thu hút các và có lãi doanh nghiệp luôn gắn
- Chức năng giám nguồn tài chính - Rủi ro và lãi suất liền và phục vụ cho hoạt
đốc tài chính - Có vai trò trong - Giá trị thực của động sản xuất kinh doanh
việc sử dụng vốn đồng vốn của doanh nghiệp.
tiết kiệm và có - Nguyên tắc cân - Hoạt động của tài chính
hiệu quả. bằng ngân quỹ doanh nghiệp bị chi phối
- Một công cụ để bởi tính chất sở hữu vốn
kích thích, thúc trong mỗi doanh nghiệp.
đẩy sản xuất kinh - Hoạt động của tài chính
doanh doanh nghiệp luôn bị chi
- Công cụ quan phối bởi mục tiêu lợi
trọng để kiểm tra nhuận.
các hoạt động sản
xuất của doanh
nghiệp

2. Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp


2.1. Khái niệm:
- Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nhận thức cải tạo hoạt động kinh doanh
1 cách tự giác và có ý thức phù hợp với điều kiện cụ thể và với qui luật kinh tế
khách quan nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn.
- Đối tượng: Là quá trình và kết quả của hoạt động kinh doanh cùng với sự tác động
của các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình và kết quả đó, được biểu hiện thông qua
các chỉ tiêu kinh tế.
2.2. Ý nghĩa:
- Là cơ sở quan trọng để đưa ra các quyết định kinh doanh.
- Là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp
- Là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro
- Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các nhà quản trị ở bên
trong doanh nghiệp mà còn cần thiêt cho các đối tượng bên ngoài khác khi học có mối
quan hệ về nguồn lợi với doanh nghiệp, thông qua phân tích họ mới có thể quyết định
đúng đắn trong việc hợp tác đầu tư ,cho vay với doing nghiệp nữa hay không.
2.3. Nhiệm vụ:
- Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế đã
xây dựng
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu và tìm nguyên nhân gây nên các mức
độ ảnh hưởg đó
- Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng và khắc phục những tồn tại yếu kém
của quá trình hoạt động kinh doanh
- Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã định
- Nhiệm cụ của phân tích nhằm xem xét dư báo có thể đạt được tương lai rất thích hợp
với chức năng hoạch định mục tiêu kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế
thị trường
2.4. Các phương pháp đánh giá và phân tích hoạt động kinh doanh
- Phương pháp cân đối
+ Công thức cân đối về hàng (Số lượng):
T1 + N = T2 + X + H
Trong đó:
T1 = Tồn đầu kì T2 = Tồn cuối kì
N = Nhập X = Xuất H = Hư hao
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp tỷ trọng (phương pháp phân tích chi tiết)
- Phương pháp liên hệ
- Phương pháp loại trừ
- Phương pháp tìm xu hướng phát triển của chỉ tiêu

Bài thực tập số 5: Các kĩ năng của nhà quản trị


1. Khái niệm, đặc điểm, tính chất, các quy luật của quản trị, các phương pháp
quản trị
1.1. Khái niệm quản trị
- Quản trị là sự tác động của chủ thể quản trị đến đối tượng quản trị nhằm đạt mục
tiêu đã định ra trong những điều kiện biến động của các môi trường bên ngoài và
trên cơ sở các yếu tố nội tại của doanh nghiệp.
- Có thể hiểu quản trị như sau:
+ Quản trị là một quá trình, trong đó có sự tham gia của chủ thể quản trị và đối
tượng quản trị.
+ Chủ thể quản trị là tác nhân tạo ra các tác động quản trị và đối tượng quản trị phải
tiếp nhận các tác động của chủ thể quản trị tạo ra.
+ Quản trị gắn chặt với thông tin.
1.2. Đăc điểm của quản trị
- Quá trình quản trị là một quá trình đòi hỏi phải thường xuyên liên tục, phải quan
tâm đến tất cả các nhân tố ở 3 môi trường: môi trường nội bộ, môi trường vi mô,
môi trường vĩ mô. Đối tượng chủ yếu của quản trị là con người.
1.3. Tính chất quản trị:
- Quản trị là một khoa học
- Quản trị là một nghệ thuật
1.4. Các phương pháp quản trị:
- Phương pháp hành chính
- Phương pháp kinh tế
- Phương pháp tâm lý
- Phương pháp pháp lý
- Vận dụng tổng hợp các phương pháp
1.5. Các phương pháp phân tích hiện đại của quản trị:
- Phương pháp phân tích SWOT
- Phương pháp phân tích SMART
- Phương pháp phân tích 3C
- Phương pháp phân tích PEST
- Phương pháp phân tích 7S
2. Lý thuyết về các cấp của nhà quản trị, kỹ năng của 3 cấp nhà quản trị, các
chức năng cơ bản của nhà quản trị
2.1. Các cấp của nhà quản trị: được phân làm 3 cấp gồm:
- Nhà quản trị cấp cao: Là nhà quản trị đứng đầu 1 tổ chức, chịu trách nhiệm về sự
tồn tại và phát triển của doanh nghiệp như: Chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám
đốc, phó tổng giám đốc,...
- Nhà quản trị hạng giữa(trung bình): Là những nhà quản trị theo những chức năng
được nhà quản trị cấp cao giao phó như: Trưởng, phó phòng ban,quản đốc phân
xưởng…
- Nhà quản trị cấp cơ sở (nhà quản trị giáp ranh): Là nhà quản trị,quản trị người lao
động trực tiếp hay quản trị những người không còn ai quản trị khác: Tổ trưởng,
nhóm trưởng,...
2.2. Kỹ năng của 3 cấp nhà quản trị
- Kỹ năng tư duy
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng chuyên môn kỹ thuật
2.3. Chức năng của quản trị
Tùy theo góc độ xem xét về quản trị kinh doanh, các nhà kinh tế đã đưa ra 4 chức năng
của quản trị kinh doanh như sau:
- Chức năng hoạch định
- Chức năng tổ chức
- Chức năng chỉ đạo
- Chức năng kiểm tra
Bài thực tập 6: Hoạch định chiến lược của nhà quản trị

1. Khái niệm:
- Hoạch định là quá trình chuẩn bị để đối phó với sự thay đổi và tính không chắc chắn
bằng việc trù liệu những cách thức hành động trong tương lai.
- Hoạch định chiến lược là quá trình phân tích cơ hội, môi trường và xác định các
mục tiêu chiến lược cũng như phân tích đối thủ cạnh tranh. Thông qua những thông
tin và phân tích này, người lập hoạch định sẽ thiết lập các mục tiêu và đưa ra các
chiến lược để hoàn thành phương án đề ra một cách tốt nhất.
- 2 nguyên nhân chính yếu đòi hỏi các nhà quản trị phải tiến hành các hoạt động
hoạch định:
+ Các nguồn tài nguyên hạn chế
+ Môi trường kinh doanh luôn thay đổi
2. Cơ sở của hoạch định:
- Lựa chọn sứ mệnh và các mục tiêu chung cho cả các hoạt động ngắn hạn và dài hạn
cho tổ chức.
- Xác lập mục tiêu cho từng bộ phận, phòng ban và các cá nhân dựa trên những mục
tiêu chung của tổ chức.
- Lựa chọn chiến lược và chiến thuật để thực hiện các mục tiêu.
- Quyết định phân bố các nguồn lực của tổ chức cho mục tiêu, chiến thuật và chiến
lược.
3. Tiến trình:
- Bước 1: Xác định các mục tiêu của đơn vị
- Bước 2: Phân tích các đe dọa và cơ hội thị trường
- Bước 3: Đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của đơn vị
- Bước 4: Xây dựng các kiểu kế hoạch chiến lược để lựa chọn
- Bước 5: Triển khai kế hoạch chiến lược
- Bước 6: Triển khai kế hoạch tác nghiệp
- Bước 7: Kiểm tra và đánh giá kết quả
- Bước 8: Lập lại quá trình hoạch định
4. Các phương pháp phân tích hiện đại của nhà quản trị học
4.1. SWOT:
- Là phương pháp phân tích được áp dụng trong việc phân tích điểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội, thách thức cho các cá nhân, tổ chức cạnh tranh.
Môi trường bên trong
Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)
SO: Sử dụng điểm mạnh khai WO: Vượt qua điểm yếu
Cơ hội (O)
thác cơ hội để tận dụng cơ hội
Môi
trường ST: Sử dụng điểm mạnh để WT: Vượt qua hoặc hạn
Nguy cơ
bên ngoài tránh nguy cơ chế tối đa các yếu điểm để
(T)
tránh các nguy cơ

4.2. SMART:
- Là phương pháp phân tích đánh giá mục tiêu chiến lược để chọn được mục tiêu
thuận lợi và đem lại hiệu quả cao cho tổ chức.

4.3. 3 C:
- Là phương pháp thường xuyên được cập nhật và được công ty áp dụng trong quá
trình xác định chiến lược , mục tiêu , chính sách của công ty và thường đi kèm với
SWOT , SMART.
- Đối thủ cạnh tranh:  xem xét các nguồn khác biệt về chức năng như: mua hàng,
thiết kế, kỹ thuật, bán hàng và dịch vụ
- Công ty: điểm mạnh, điểm yếu,tác động tích cực, tiêu cực của môi trường đến hoạt
động kinh doanh của công ty
- Khách hàng : nhu cầu, khả năng chấp nhận mức giá
4.4. PEST:

4.5. 7S
- Là phương pháp phân tích sự phù hợp logic giữa 7 yếu tố trong đó lấy mục tiêu của
tổ chức làm trọng tâm tạo nên sự đồng bộ nhất quán đưa doanh nghiệp phát triển:
giá trị chia sẻ ,cấu trúc , hệ thống, phong cách, nhân sự , kỹ năng , chiến lược.

-
Strategy Việc hình thành hệ thống chiến lược của công ty được xếp ở vị trí cao
nhất. Đây chính là một nhân tố quan trọng nhất cho sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp
Structure Bộ máy, cơ cấu tổ chức và thể chế của công ty.

System Một hệ thống hoạt động nhịp nhàng giữa các nhân tố của 4M giúp cho
các bộ phận trong công ty hoạt động đồng bộ như một bộ máy.

Staff Đội ngũ nhân viên trong đó bao gồm việc tuyển dụng, đào tạo, khai thác
tài năng và chính sách đãi ngộ để phát huy sức mạnh của nhân viên

Style Phong cách quản lý, lãnh đạo, các hệ thống tư duy, văn hoá ứng xử
được xây dựng trong doanh nghiệp tạo ra nét riêng và giúp cho doanh
nghiệp phát triển

Skill Các kỹ năng công việc, các chuẩn mực công tác, các yêu cầu, các định
mức lao động được ấn định.

You might also like