Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 37

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA MARKETING
----------------

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN


HỌC PHẦN KHOA HỌC HÀNG HÓA

Đề tài

NGHIÊN CỨU RÀO CẢN KỸ THUẬT


ĐỐI VỚI GỖ VÀ CÁC SẢN PHẨM TỪ GỖ
SANG THỊ TRƯỜNG MỸ

Nhóm: 4
Lớp học phần:
Người hướng dẫn: GV Mai Thanh Huyền

Hà Nội, tháng 10 năm 2022


1
DANH SÁCH NHÓM
Tên thành viên MSV Nhiệm vụ
Hoàng Ngọc Linh 21D300113 Nhóm trưởng + Tổng hợp, chỉnh
sửa word
Lê Cao Phương Linh 21D300143 Thuyết trình
Lê Trần Thùy Linh 21D300172 Phần 2.2
Lưu Nhật Linh 21D300114 Phần 3.3
Nguyễn Gia Linh 21D300013 Phần 2.3 + 3.1
Nguyễn Thị Linh 21D300144 Phần 2.3 + 3.1
Nguyễn Thảo Ly 21D300173 Chương 1 + 2.1 + Phần mở đầu
Nguyễn Thị Ly 21D300015 Slide
Trần Quang Mạnh 21D300174 Phần 3.2
Nguyễn Vũ Minh 21D300016 Phần 2.2
Vũ Hoàng Lê Minh 21D300017 Phần 2.2

2
PHẦN MỞ ĐẦU
Vào những năm gần đây, một trong những chiến lược phát triển nền kinh tế Việt
Nam là đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường thế giới. Đặc biệt, Mỹ là một thị
trường có tiềm năng, đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của
nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai. Theo số liệu
thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, đến hết tháng 7/2022, xuất khẩu sang thị
trường Mỹ đạt 66,99 tỷ USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 30,8%
kim ngạch cả nước. Có thể nói rằng, Mỹ là thị trường số 1 của các nhóm hàng xuất khẩu
chủ lực của Việt Nam. Một trong số các mặt hàng xuất khẩu lớn đó phải kể đến là mặt
hàng đồ gỗ. Mỹ là nước nhập khẩu đồ gỗ hàng đầu trên thế giới. Đồ gỗ của Việt Nam
xuất khẩu vào thị trường Mỹ được đánh giá là có chất lượng tốt, kiểu dáng sáng tạo, giá
cả khá cạnh tranh, vì thế tạo được độ tín nhiệm cao đối với người tiêu dùng. Theo Sở
Công thương, tháng 4/2022, xuất khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt 3,3 tỷ USD,
tăng 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước công nghiệp phát triển
như Mỹ, một mặt luôn đi đầu trong việc đòi hỏi phải mở cửa thị trường và thúc đẩy tự
do hóa thương mại theo xu hướng quốc té hóa – khu vực hóa, mặt khác họ lại luôn tìm
kiếm các rào cản tinh vi và phức tạp hơn thông qua các tiêu chuẩn kỹ thuật và biện pháp
hành chính nhằm bảo hộ sản xuất trong nước. Những rào cản phi thuế quan nói chung
và rào cản kỹ thuật trong thương mại nói riêng đang gây trở ngại rất lớn đối với hoạt
động xuất khẩu của các nước đang phát triển như Việt Nam. Khó khăn lại càng được
nhân lên do các tiêu chuẩn kỹ thuật này được mệnh danh nhằm bảo vệ quyền lợi cho
người tiêu dùng chứ không chỉ là các rào cản trong thương mại quốc tế.
Chính vì vậy, muốn đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ sang thị
trường Mỹ, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tìm hiểu, nghiên cứu thị trường
Mỹ cũng như cần nhận thức đúng đắn về các rào cản kỹ thuật áp dụng với mặt hàng đồ
gỗ này.
Xuất phát từ tính thiết thực của vấn đề nêu trên, nhóm nghiên cứu chúng em đã
quyết định lựa chọn đề tài: “Rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế đối với mặt
hàng đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ sang thị trường Mỹ”. Từ đó, nhóm nghiên cứu đã
đề xuất một số giải pháp để giúp Việt Nam thành công hơn nữa trong hoạt động xuất
khẩu đồ gỗ sang thị trường Mỹ.

3
Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 3
PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ RÀO CẢN KỸ THUẬT
TRONG THƯƠNG MẠI ..................................................................................................... 5
1.1. Khái quát về rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế.......................................... 5
1.1.1. Khái niệm rào cản kỹ thuật:.................................................................................... 5
1.1.2. Phân loại: Các loại hàng hóa được coi là đối tượng của biện pháp TBT bao gồm: 5
1.1.3. Nguyên tắc ............................................................................................................... 5
1.1.4. Lợi ích khi sử dụng rào cản kỹ thuật: .................................................................... 6
1.2. Tác động của rào cản kỹ thuật tới nước xuất khẩu: .................................................. 7
CHƯƠNG 2: RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA MỸ ĐỐI VỚI ĐỒ GỖ NHẬP KHẨU TỪ
VIỆT NAM ............................................................................................................................ 9
2.1. Rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu trong thương mại quốc tế: ....... 9
2.1.1. Quy định về sức khỏe và an toàn: ........................................................................... 9
2.1.2. Xuất xứ và thương hiệu hàng hóa:....................................................................... 11
2.1.3. Hệ thống quản lý tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội – SA 8000: ........................ 13
2.1.4. Các quy định bảo vệ môi trường:.......................................................................... 14
2.2. Rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam ............................ 14
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ĐÁP ỨNG RÀO CẢN KỸ THUẬT .............................. 27
CỦA ĐỒ GỖ XUẤT KHẨU VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ .......................... 27
3.1. Thực trạng đáp ứng các yêu cầu về rào cản kỹ thuật của đồ gỗ xuất khẩu Việt
Nam sang thị trường Mỹ. ............................................................................................... 27
3.2. Đánh giá chung về tình hình đáp ứng các yêu cầu về rào cản kỹ thuật của đồ gỗ
xuất khẩu Việt Nam tại thị trường Mỹ ......................................................................... 29
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CÁC YÊU
CẦU VỀ RÀO CẢN KĨ THUẬT CỦA MỸ ĐỐI VỚI MẶT HÀNG GỖ NHẬP KHẨU
TỪ VIỆT NAM ................................................................................................................... 34
4.1. Về phía Nhà nước .................................................................................................... 34
4.2. Về phía các Hiệp hội ................................................................................................ 35
4.3. Về phía các Doanh nghiệp ...................................................................................... 35
PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................................. 37

4
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ RÀO CẢN KỸ THUẬT
TRONG THƯƠNG MẠI
1.1. Khái quát về rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế
1.1.1. Khái niệm rào cản kỹ thuật:
 Về khái niệm của rào cản kỹ thuật thì không có một khái niệm nào
cụ thể. Ngay trong Hiệp định TBT cũng chỉ đưa ra cách hiểu về hàng rào kỹ thuật
trong thương mại như sau: “Không một nước nào có thể bị ngăn cản tiến hành
các biện pháp cần thiết để đảm bảo cho chất lượng hàng hoá xuất khẩu của mình
hoặc để bảo vệ cuộc sống hay sức khoẻ con người, động vật và thực vật, bảo vệ
môi trường hoặc ngăn ngừa các hoạt động man trá, ở mức độ nước đó cho là phù
hợp và phải đảm bảo rằng, các biện pháp này không được tiến hành với cách thức
có thể gây ra phân biệt đối xử một cách tuỳ tiện hoặc không thể biện minh được
giữa các nước, trong các điều kiện giống nhau hoặc tạo ra các hạn chế trá hình
đối với thương mại quốc tế, hay nói cách khác, phải phù hợp với các qui định của
hiệp định này”.
 Như vậy, có thể hiểu rằng: “Rào cản kỹ thuật là một nhóm các
biện pháp yêu cầu về mặt kỹ thuật áp dụng đối với hàng hóa nhằm bảo vệ cuộc
sống và sức khỏe của con người, của động thực vật, môi trường hoặc ngăn
ngừa các hoạt động man trá và ở mức độ phù hợp”.
1.1.2. Phân loại: Các loại hàng hóa được coi là đối tượng của biện pháp TBT bao
gồm:
 Máy móc thiết bị: các công cụ lắp ráp và xây dựng chạy
điện, các thiết bị chế biến gỗ và kim loại, thiết bị y tế, thiết bị chế biến
thực phẩm,…
 Các sản phẩm tiêu dùng: dược phẩm, mỹ phẩm, bột giặt tổng
hợp, đồ điện gia dụng, TV, thiết bị điện ảnh và ảnh, ô tô, đồ chơi, một số
sản phẩm thực phẩm…
 Nguyên liệu và các sản phẩm phục vụ nông nghiệp: phân
bón, thuốc trừ sâu, các hóa chất độc hại,…
1.1.3. Nguyên tắc
Trong Hiệp định về các rào cản kỹ thuật đối với thương mại (Hiệp định TBT) đã
quy định các nguyên tắc như sau:

5
 Nguyên tắc 1: Không phân biệt đối xử: Bao gồm 2 nguyên tắc cơ
bản là nguyên tắc MFN và NT:
 Nguyên tắc MFN (tối huệ quốc): thành viên của WTO khi
dành bất kỳ ưu đãi, miễn trừ nào cho quốc gia khác thì quốc gia thành viên
này cũng phải dành những ưu đãi, miễn trừ đó cho các thành viên còn lại
của WTO lập tức và vô điều kiện.
 Nguyên tắc NT (đối xử quốc gia): Quốc gia thành viên phải
đảm bảo dành cho hàng hóa nhập khẩu của các thành viên khác chế độ đãi
ngộ thương mại (ưu đãi, miễn trừ) như chế độ mà họ áp dụng cho hàng
hóa trong nước mình.
 Nguyên tắc 2: Tránh tạo ra rào cản không cần thiết đối với
thương mại quốc tế. Nếu có thể dùng các biện pháp khác ít hạn chế thương mại
hơn.
 Một khi tiêu chuẩn quốc tế được áp dụng thì không có hàng
rào kỹ thuật được tạo ra đối với thương mại giữa các nước thành viên.
 Không cho phép các nước đưa ra yêu cầu cao hơn tiêu chuẩn
quốc tế, nếu không chứng minh được việc đưa ra như vậy là có căn cứ
khoa học và là cần thiết vì những mục đích hợp pháp như bảo vệ an toàn,
vệ sinh, môi trường hay an ninh.
 Nguyên tắc 3: Công khai, minh bạch: Xây dựng cổng thông tin,
trang web… để thông báo về những thay đổi về tiêu chuẩn HH.
 Nguyên tắc 4: Đảm bảo nguyên tắc tương đương và công nhận
lẫn nhau với các nước khác (với các nước khác).
 Nguyên tắc 5: Hài hòa hóa: TBT đưa ra các nguyên tắc chung
nhất mà các nước phải tuân thủ khi thực hiện chứ TBT không phải là tập hợp các
biện pháp kỹ thuật.
 Nguyên tắc 6: Có tính đến các tiêu chuẩn quốc tế chung: Nếu đã
có tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế chung liên quan thì các nước thành viên phải áp
dụng nó.
1.1.4. Lợi ích khi sử dụng rào cản kỹ thuật:
Trong Hiệp định về rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) cũng đã đề cập
tới những lợi ích của từng đối tượng khi sử dụng hàng rào kỹ thuật. Đó là:
 Đối với người tiêu dùng: Rào cản kỹ thuật giúp họ dễ dàng lựa
chọn và sử dụng sản phẩm thích hợp có chất lượng và thông số kỹ thuật phù hợp
với yêu cầu của mình.

6
 Đối với người sản xuất: Khi sử dụng hàng rão kỹ thuật thì người
sản xuất phải đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp
ứng đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng.
 Đối với nhà kinh doanh: Họ có thể đàm phán một cách dễ dàng
hơn về một mặt hàng nào đó nếu như sử dụng rào cản kỹ thuật.
1.2. Tác động của rào cản kỹ thuật tới nước xuất khẩu:
Rào cản kỹ thuật trong thương mại thực chất là những biện pháp kỹ thuật cần
thiết để bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo vệ người tiêu dùng và là công cụ trực tiếp bảo hộ
sản xuất trong nước. Đây cũng là rào cản hợp lý hạn chế nhập khẩu những hàng hóa
không đạt yêu cầu, ảnh hưởng không tốt đến môi trường, sức khỏe cong người và động
vật,… Đứng trên góc độ nhà xuất khẩu để phân tích một cách chi tiết thì rào cản kỹ thuật
tác động trên hai khía cạnh sau:
1.2.1. Tác động tích cực:
 Khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh của
hàng hóa xuất khẩu trong thương mại quốc tế: Ở môi trường quốc tế, thì việc thâm
nhập vào một môi trường và xuất khẩu là không đơn giản, hàng hóa từ bên ngoài phải
đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của thị trường nước nhập khẩu. Mặc dù việc tuân thủ
các yêu cầu đó không phải bắt buộc nhưng ai không tuân thủ thì có thể bị thị trường của
nước nhập khẩu tẩy chay. Chính vì vậy, có thể coi rào cản kỹ thuật như một nguồn động
lực giúp cho các nhà sản xuất đáp ứng nghiêm túc các quy định khắt khe đó. Do đó, họ
phải chủ động cải tiến cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị máy móc hiện đại và nâng
cao chất lượng sản phẩm, đồng thời áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng quốc tế
vào sản xuất, quy trình chế biến của doanh nghiệp, bồi dưỡng năng lực chuyên môn của
đội ngũ cán bộ. Từ đó mà năng lực cạnh tranh của nhà sản xuất sang nước nhập khẩu
được nâng cao và khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế.
 Bảo vệ môi trường: Theo dự báo, các tác động tiêu cực đến lĩnh vực tài
nguyên và môi trường sẽ ngày càng gia tăng khi Việt Nam chủ trương tham gia hội nhập
kinh tế quốc tế và khu vực sâu rộng. Thế nhưng, Việt Nam đã hạn chế được phần nào
điều đó nhờ việc áp dụng rào cản kỹ thuật (Hàng rào kỹ thuật “xanh”). Có thể nói rằng,
rào cản kỹ thuật đã đóng góp đáng kể vào công tác bảo vệ môi trường trong quá trình
sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Nhờ có những rào cản kỹ thuật mà các nhà sản xuất đã
tuân thủ nghiêm túc các quy định bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, có thể hạn chế được
tình trạng ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên… Từ đó giúp đảm bảo
cân bằng sinh thái và góp phần phát triển một cách bền vững hơn.
 Các bên đối tác dễ dàng hiểu nhau khi đàm phán về một mặt hàng:
Bởi lẽ những yêu cầu, nguyên tắc đều được văn bản hóa và được công bố rộng rãi trên
các phương tiện truyền thông nên các nhà xuất khẩu đều có thể dễ dàng tiếp cận, thực
7
thi và đàm phán với nhau một cách nhanh chóng hơn. Trên cơ sở đó, khi xảy ra những
mâu thuẫn, vướng mắc thì các bên đều có thể đối chiếu với các quy định, các văn bản
sẵn có để cùng nhau giải quyết. Vì vậy, rào cản kỹ thuật được coi như một công cụ minh
chứng, soi chiếu giúp cho việc đàm phán, thỏa thuận diễn ra thuận lợi, suôn sẻ và dễ
dàng hơn rất nhiều.
1.2.2. Tác động tiêu cực:
Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực đã nêu trên thì rào cản kỹ thuật
cũng tạo cho nhà xuất khẩu không ít những khó khăn.
 Làm cho quá trình thương mại trở nên khó khăn và tốn nhiều chi phí:
Với tư cách là công cụ bảo hộ trực tiếp được thừa nhận, rào cản kỹ thuật gây ra sự cản
trở hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa: Bởi lẽ, nó sẽ tạo ra sự phân đoạn thị trường khi
mà các sản phẩm được sản xuất và xuất khẩu sang nước khác phải được chế tạo, xử lý
khác nhau cho mỗi nước hoặc mỗi nền kinh tế lại phù hợp với những đòi hỏi riêng biệt
của mỗi nước đối với sản phẩm đó. Ngoài các tiêu chuẩn quy định do các tổ chức quốc
tế đưa ra thì các rào cản này còn có thể do các nước nhập khẩu tự đặt ra theo từng yêu
cầu, quy định của nước đó. Để phù hợp với các tiêu chuẩn này là rất khó khăn và tốn
kém. Nó làm tăng thêm chi phí bổ sung để thay đổi điều kiện sản xuất sao cho đáp ứng
được những yêu cầu của quy định về kỹ thuật, do đó lợi nhuận của nhà sản xuất sẽ giảm
sút. Bên cạnh đó, nó còn ngăn cản cả nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng không được
hưởng lợi ích có thể do tác dụng của quy mô kinh tế. Ngoài ra, các tiêu chuẩn được đặt
ra nhưng lại không được thống nhất, từ đó gây sự không đồng bộ trong các rào cản, thậm
chí không đồng bộ giữa các vùng miền trong cùng một quốc gia. Sự phức tạp này có thể
cản trở thương mại giữa các bên nếu bên xuất khẩu không hiểu rõ về những tiêu chuẩn
của nước nhập khẩu.
 Tạo ra sự chênh lệch về trình độ giữa nước xuất khẩu và nước nhập
khẩu: Bởi lẽ, sẽ tồn tài trường hợp các nước nhập khẩu có nền kinh tế phát triển thường
đưa ra các yêu cầu quá cao so với trình độ đáp ứng của nước xuất khẩu là các nước đang
phát triển. Vì vậy, các rào cản kỹ thuật này thực sự là một thách thức lớn đối với các
nước có trình độ thấp hơn, có sự hạn chế về năng lực, kinh nghiệm cũng như trình độ
khoa học công nghệ,…
 Sự cần thiết của việc phải lặp đi lặp lại việc thử nghiệm, chứng nhận
và kiểm tra với cung một sản phẩm tại mỗi nước cũng là một ảnh hưởng tiêu cực mà
rào cản kỹ thuật mang lại. Bởi vì chi phí cho các thủ tục đánh giá sự phù hợp thường là
như nhau, bất kể số lượng sản phẩm phải giao là bao nhiêu, cho nên các công ty nhỏ rất
dễ bị loại trừ khỏi một số thị trường.

8
CHƯƠNG 2: RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA MỸ ĐỐI VỚI ĐỒ GỖ NHẬP KHẨU
TỪ VIỆT NAM
2.1. Rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu trong thương mại quốc tế:
Mỹ đối mặt với sự cạnh tranh của luồng hàng hóa xuất khẩu từ các nước đang
phát triển. Chính vì vậy, Mỹ đã phản ứng lại tình trạng này bằng cách đặt ra nhiều yêu
cầu chặt chẽ gây khó khăn cho các nước xuất khẩu, đặc biệt là các nước đang phát triển
khi họ muốn xuất khẩu sản phẩm sang Mỹ như Việt Nam. Chính sách của Mỹ về việc
áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật và thủ tục quy trình công nhận với chất lượng hàng nhập
khẩu dựa trên Hiệp định về rào cản kỹ thuật đối thương mại của vòng đàm phán Urugoay
cùng với luật áp dụng các hoạt động của WTO, chương 9 của Hiệp định tự do Bắc Mỹ
và các văn bản luật áp dụng hiệp định này. Các rào cản kỹ thuật trong thương mại được
sử dụng trong hầu hết các ngành công nghiệp, đặc biệt là đối với các sản phẩm nông
nghiệp chế biến.
2.1.1. Quy định về sức khỏe và an toàn:
 Luật an toàn sản phẩm tiêu dùng (CPSA - Consumer Product Safety
Act):
 Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Mỹ (CPSC) là một cơ quan liên bang
độc lập được thành lập theo Luật An toàn Sản phẩm Tiêu dùng (CPSA). Bằng luật này,
Quốc hội giao trách nhiệm cho CPSC “Bảo vệ công chúng tránh nguy cơ bị thương hay
tử vong liên quan đến các sản phẩm tiêu dùng”. CPSC thực hiện vai trò này thông qua
việc ban hành những tiêu chuẩn về an toàn sản phẩm có tính bắt buộc, cũng như thông
qua sự hợp tác với khu vực công nghiệp để xây dựng những tiêu chuẩn an toàn dựa trên
sự đồng thuận. Ngoài ra, CPSC còn theo dõi những thương tật và tử vọng có liên quan
đến sản phẩm và cùng làm việc với công ty để thu hồi những sản phẩm có khuyết điểm
ra khỏi thị trường.
 Đối tượng của CPSA là các sản phẩm tiêu dùng. Theo định nghĩa trong
CPSA, các sản phẩm tiêu dùng là những vật phẩm hay các bộ phận của những vật phẩm
đó được sản xuất, phân phối hoặc có công dụng để sử dụng lâu dài hoặc tạm thời trong
và xung quanh hộ gia đình hay khu cư xá, trường học, nơi vui chơi hay những nơi khác.
Những sản phẩm không nằm trong phạm vi điều chỉnh của CPSA bao gồm máy bay,
động cơ và thiết bị máy bay, một số loại tàu và thuyền, mỹ phẩm, dược phẩm, súng đạn,
thực phẩm, xe động cơ và thiết bị xe động cơ, các loại thuốc trừ sâu và các sản phẩm
thuốc lá.
 Nội dung của CPSA là bất cứ hàng tiêu dùng nào muốn nhập khẩu vào
Mỹ cũng đều bị từ chối nếu sản phẩm đó không tuân thủ một tiêu chuẩn an toàn sản
phẩm hiện hành, hoặc yêu cầu về nhãn hiệu được quy định, được chứng nhận hoặc được
xác định là có hại. Nguyên tắc chung là nhà sản xuất sản phẩm tiêu dùng phải phát hành
9
giấy chứng nhận khẳng định hàng phù hợp với các tiêu chuẩn qui định và phải dán nhãn
trên sản phẩm ghi rõ ngày và nơi sản xuất sản phẩm, tên và địa chỉ của nhà sản xuất,
chứng nhận tuân thủ các luật lệ áp dụng và mô tả ngắn gọn các luật lệ đó.
 Hình thức trừng phạt chủ yếu là từ chối không cho nhập hàng vào Mỹ.
Ngoài ra, có thể tiến hành các thủ tục bắt giữ, cảnh báo sản phẩm nếu sản phẩm đó được
coi là có thể gây nguy hiểm. Trong trường hợp nhà sản xuất vi phạm luật lệ và có sản
phẩm gây tổn thương cho người sử dụng có thể bị phạt về dân sự hay hình sự.
 Quy chế kiểm dịch động thực vật của FDA – HACCP (Hazard
Analysis and Critical Control Point System):
 HACCP là hệ thống quản lý chất lượng dựa trên cơ sở phân tích các mối
nguy và các điểm kiểm soát trọng yếu. Đó là công cụ phân tích nhằm đảm bảo an toàn
vệ sinh và chất lượng thực phẩm. HACCP bao gồm những đánh giá có hệ thống đối với
tất cả các bước có liên quan trong quy trình chế biến thực phẩm, đồng thời xác định
những bước trọng yếu với an toàn chất lượng thực phẩm. Công cụ này cho phép tập
trung nguồn lực kỹ thuật, chuyên môn vào những bước chế biến có ảnh hưởng quyết
định đến an toàn chất lượng thực phẩm.
 Đối tượng áp dụng:
 Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thủy sản, thực phẩm,
thức ăn chăn nuôi…;
 Các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm, khu chế xuất, thức
ăn công nghiệp;
 Cơ sở dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn và các tổ chức
hoạt đông liên quan đến thực phẩm.
 Để đảm bảo đúng tiêu chuẩn HACCP, các nhà sản xuất ở Mỹ cũng như
nhà sản xuất ở nước ngoài xuất khẩu hàng hóa đó vào Mỹ phải có cơ sở sản xuất (nhà
xưởng, kho, thiết bị, môi trường, người làm việc…) theo đúng các quy chuẩn an toàn vệ
sinh dùng phổ biến trên thế giới như GMP (các thông lệ thực hiện sản xuất tốt hợp vệ
sinh); SSOP (thủ tục thực hiện các tiêu chuẩn vệ sinh).
 Luật liên bang về các chất nguy hiểm – FHSA (Federal Hazardous
Substances Act):
 Luật liên bang về các chất nguy hiểm do CPSC giám sát thực thi, quy định
về việc dán nhãn những sản phẩm độc hại dùng trong gia đình có thể gây thương tích
hoặc bệnh tật đáng kể cho người sử dụng khi sử dụng chúng một cách bình thường và
hợp lý. Các chất nguy hiểm đó bao gồm các chất độc, chất ăn mòn, chất dễ cháy hoặc
nổ, chất gây khó chịu cho người, hoặc chất gây nhậy cảm mạnh. Ngoài các thông tin
hướng dẫn cách bảo quản và sử dụng, nhãn hàng còn phải hướng dẫn các biện pháp sơ
cứu nếu xẩy ra tai nạn.
10
 Luật này cũng cho phép CPSC cấm những sản phẩm quá nguy hiểm hoặc
độc hại đến mức mà việc thực hiện đầy đủ những qui định về nhãn hàng cũng không
bảo vệ được thích đáng người tiêu dùng, trong đó có các loại đồ chơi trẻ em có chứa
chất nguy hiểm hoặc gây nguy hiểm do điện, nhiệt, hoặc cơ khí.
 Để xác minh việc tuân thủ các quy định của Luật liên bang về các chất
nguy hiểm, CPSC có thể điều tra các địa điểm sản xuất, chế biến, đóng gói, kho phân
phối hoặc chứa hàng nhập khẩu. CPSC cũng có thể kiểm tra các phương tiện dùng để
vận chuyển hoặc cất giữ các chất nguy hiểm. Các sản phẩm không tuân thủ các yêu cầu
về nhãn hàng của Luật liên bang về các chất nguy hiểm sẽ không được nhập khẩu vào
Mỹ. Nếu sau khi dán lại nhãn mà vẫn không đạt yêu cầu, hàng sẽ phải tái xuất nếu không
sẽ bị tiêu hủy.
2.1.2. Xuất xứ và thương hiệu hàng hóa:
 Quy tắc xuất xứ:
 Xuất xứ của hàng hóa được nhập khẩu vào lãnh thổ hải quan của Mỹ có
thể tác động đến mức thuế suất áp dụng, quyền được hưởng lợi từ các chương trình đặc
biệt, khả năng được phép nhập khẩu, hạn ngạch thuế chống bán phá giá, hoặc thuế chống
bán hạ giá (do được chính phủ hỗ trợ), mua sắm chính phủ và yêu cầu ký mã hiệu.
 Có 2 loại quy tắc xuất xứ cơ bản:
 Quy tắc không ưu đãi: được áp dụng khi không có hiệp định
thương mại đa phương và song phương.
 Quy tắc ưu đãi: áp dụng đối với hàng hóa để xác định có đáp
ứng các điều kiện hưởng ưu đãi đặc biệt theo các hiệp định thương mại
hoặc luật lệ đặc biệt.
 Nước xuất xứ của hàng hóa là nước chế tạo, sản xuất hoặc nuôi trồng ra
hàng hóa. Nguyên tắc chung và cơ bản để xác định nước xuất xứ của hàng hóa là dựa
vào sự biến đổi đặc tính và giá trị gia tăng của hàng hóa. Theo nguyên tắc này, nước
xuất xứ của hàng hóa là nước cuối cùng sản xuất ra hàng hóa đó với điều kiện hàng hóa
đó đã biến dạng để mang tên mới và có đặc tính sử dụng mới. Tuy nhiên, trong trường
hợp nước cuối cùng sản xuất ra hàng hóa chỉ tiến hành những công việc lắp ráp đơn
giản, không tạo ra bản sắc riêng của hàng hóa hoặc trị giá gia tăng được tạo ra quá thấp
thì nước cuối cùng sản xuất ra hàng hóa đó cũng không được coi là nước xuất xứ hàng
hóa.
 Quy tắc:
 Đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Mỹ đều
phải ghi xuất xứ một cách cụ thể về tên hàng hóa nước sản xuất bằng tiếng
Anh với hình thức dễ đọc và ở vị trí dễ thấy trên vỏ đựng hàng hóa để cho
người mua cuối cùng ở Mỹ biết tên của nước xuất xứ, nơi hàng hóa được
11
sản xuất hoặc chế tạo. Các hàng hóa được miễn không phải ký mã hiệu
trong trường hợp cụ thể là ngoại lệ đối với quy định này.
 Một số loại hàng hóa không phải ký mã hiệu để cho biết tên
nước xuất xứ, nghĩa là nơi hàng hóa được trồng, chế tạo hoặc sản xuất.
Tuy nhiên, bao bì ngoài cũng thường được giao cùng với hàng hóa cho
người mua cuối cùng ở Mỹ phải được ký mã hiệu cho biết tên tiếng Anh
của nước xuất xứ hàng hóa.
 Yêu cầu ký mã hiệu đặc biệt, yêu cầu ký mã hiệu nước xuất
xứ không liên quan đến những yêu cầu ký mã hiệu hoặc nhãn hiệu của các
cơ quan chính phủ khác đối với những sản phẩm cụ thể. Ví dụ một số hàng
hóa nhất định phải theo yêu cầu ký mã hiệu xuất xứ đặc biệt như: Ống sắt
thép và các bộ phận gá thép ống, vòng đệm nắp hố, khung và nắp đậy và
các bình khí nén phải được ký mã hiệu theo một trong bốn phương pháp
sau: đóng dấu bằng khuôn, đúc chữ nổi, mài mòn hoặc chạm khắc.
 Những trường hợp gian lận xuất xứ hàng hóa được quy đinh
tại phần 42 luật thương hiệu hàng hóa năm 1946 (15.U.S.1124) quy định
rằng một hàng hóa của nước ngoài có tên hoặc ký mã hiệu được cố ý gán
cho để làm cho người ta tin rằng hàng hóa đó được sản xuất tại Mỹ hoặc
bất cứ nước hoặc địa điểm nào ở ngoài nước Mỹ nhưng thực tế lại không
phải là nơi hàng hóa đó được sản xuất ra, sẽ không được nhập khẩu qua
bất cứ trạm hải quan nào của Mỹ. Trong nhiều trường hợp các từ “United
States”, chữ “U.S.A”, hoặc tên của bất cứ địa điểm hay thành phố nào của
Mỹ xuất hiện trên hàng hóa của nước ngoài, hoặc trên bao bì của hàng hóa
đó, bị coi là cố ý làm cho người ta tin rằng hàng hóa đó được sản xuất ở
Mỹ, trừ khi tên của nước xuất xứ được ghi ở ngay sát tên của địa điểm
xuất xứ nội địa.
 Biện pháp trừng phạt đối với tất cả hàng hóa vi phạm quy
định về xuất xứ khi nhập khẩu vào Mỹ là chịu mức thuế là 10% tổng giá
trị (không kể các loại chi phí khác). Đồng thời nhà nhập khẩu vẫn phải
thực hiện những quy định có liên quan khác. Ví dụ hầu hết hàng hóa trên
bao bì không ghi rõ xuất xứ sẽ bị giữ tại hải quan cho tới khi nhà nhập
khẩu thu xếp tái xuất, tiêu hủy/maketing lại cho đúng quy định dưới sự
giám sát của hải quan Mỹ. Nếu có một phần hàng hóa đã được thông quan
sẽ phải được thu hồi về kho ngoại quan của Mỹ cho tới khi nhà nhập khẩu
thu xếp tái xuất, tiêu hủy/maketing lại cho đúng quy định. Phần 1907(a)
của OTCA tăng mức phạt tối đa có thể lên tới 100.000 USD cho lần đầu

12
của việc cố tình vi phạm thay đổi hoặc xóa maketing xuất xứ và 250.000
USD cho lần tiếp theo.
 Thương hiệu và tên thương mại:
 Đối với hàng hóa mang thương hiệu giả sẽ bị giữ lại và tịch thu. Một
thương hiệu giả được định nghĩa là thương hiệu không có đích thực, trùng hoặc không
thể phân biệt với một thương hiệu đã được đăng ký. Các ký tự sao chép hoặc làm giả
được hải quan Mỹ lưu hồ sơ có thể bị giữ lại, có thể bị bắt giữ và tịch thu.
 Đối với hàng hóa “tương tự” hoặc “chợ đen” nếu thương hiệu đó đã được
đăng ký và đã được hải quan lưu hồ sơ và có biện pháp chống hàng chợ đen. Trong
những trường hợp đó hàng hóa có thể bị thu giữ, bắt giữ và tịch thu. Hải quan Mỹ cũng
có biện pháp chống tương tự đối với các hàng hóa không được phép mang tên thương
mại đã được hải quan lưu hồ sơ theo quy định.
 Trường hợp miễn trừ cá nhân cho hàng hóa có mang một thương hiệu vi
phạm luật về thương hiệu áp dụng đối với hàng hóa đi cùng với bất kỳ ai đến MY khi
hàng hóa đó không dùng để bán mà chỉ dùng để sử dụng. Và chỉ được phép mang 1 hàng
hóa vi phạm thương hiệu vào Mỹ.
 Đặc biệt Mỹ rất chú trọng tới vấn đề bản quyền. Hàng hóa nhập khẩu vào
Mỹ mà ăn cắp bản quyền đã được đăng ký bảo hộ sẽ bị bắt giữ và tịch thu. Điều này
được nói rất rõ trong luật sở hữu trí tuệ của Mỹ.
2.1.3. Hệ thống quản lý tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội – SA 8000:
 Tiêu chuẩn SA 8000 là hệ thống quản lý về trách nhiệm xã hội đầu tiên
được phát triển bới SAI (tổ chức trách nhiệm xã hội quốc tế). SA 8000 là tiêu chuẩn
quốc tế ban hành lần đầu năm 1997, ban hành lần hai năm 2001.
 Phạm vi áp dụng: SA 8000 có thể áp dụng cho các Công ty ở mọi qui mô
lớn, nhỏ ở cả các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển.
 Mục đích: SA 8000 thiết lập các tiêu chuẩn mới về quyền của người lao
động trong sản xuất và công nghiệp, nông nghiệp.
 Lợi ích: SA 8000 giúp tăng lợi thế cạnh tranh của tổ chức; củng cố và nâng
cao danh tiếng và khả năng thu hút, giữ chân người lao động hay thành viên, khách hàng
hoặc người sử dụng; duy trì tinh thần, cam kết và năng suất của người lao động;…
 Tiêu chuẩn SA 8000 gồm có 9 yêu cầu:
 Lao động trẻ em: nghiêm cấm lao động trẻ em (dưới 15 tuổi). Các
công ty được chứng nhận SA 8000 cũng phải hỗ trợ tài chính cho việc giáo
dục trẻ em có thể bị mất việc do yêu cầu của tiêu chuẩn này.
 Lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc: Người lao động không thể bị
giữ giấy tờ tuỳ thân gốc hoặc trả “chi phí tuyển dụng” để được làm việc.

13
 An toàn và sức khỏe nghề nghiệp: Các công ty phải đáp ứng các
tiêu chuẩn cơ bản về một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh. Bao
gồm nước uống, nhà vệ sinh, thiết bị an toàn hiện hành và đào tạo cần thiết.
 Quyền tự do hiệp hội và quyền thương lượng tập thể: Bảo vệ quyền
của người lao động được thành lập và tham gia công đoàn và thương lượng
tập thể mà không sợ bị trù dập, trả thù.
 Phân biệt đối xử: Không phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, đẳng
cấp, nguồn gốc quốc gia, tôn giáo, khuyết tật, giới tính, khuynh hướng tình
dục, thành viên công đoàn hoặc đảng phái chính trị.
 Xử phạt: Cấm trừng phạt thân thể, cưỡng bức tinh thần hoặc thể
chất và lạm dụng lời nói đối với người lao động.
 Giờ làm việc: Cung cấp cho một tuần làm việc tối đa 48 giờ, với
tối thiểu một ngày nghỉ mỗi tuần và giới hạn 12 giờ làm thêm mỗi tuần và
được trả lương theo mức phí bảo hiểm.
 Tiền lương: Tiền lương được trả phải đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn
pháp lý tối thiểu và đủ cho các nhu cầu cơ bản của người lao động.
 Hệ thống quản lý: Xác định các thủ tục để thực hiện quản lý hiệu
quả và xem xét việc tuân thủ SA 8000, từ việc chỉ định nhân viên có trách
nhiệm đến lưu giữ hồ sơ, giải quyết các mối quan tâm và thực hiện các hành
động khắc phục.
2.1.4. Các quy định bảo vệ môi trường:
 EPA chịu trách nhiệm đảm bảo các bang phải kiểm tra độ an toàn của sản
phẩm đối với môi trường, ví dụ trong luật kiểm soát thuốc trừ sâu môi trường và luật
kiểm soát chất độc các loại thuốc trừ sâu dự định được phép sử dụng ở Mỹ bao gồm
thuốc trừ sâu nhập khẩu phải được đăng ký với với EPA. Ngoài ra việc nhập khẩu thuốc
trừ sâu phải được thông báo cho EPA.
 Trong một số trường hợp, Mỹ sử dụng các công cụ thương mại để thi hành
điều khoản môi trường, đặc biệt chú trọng tới môi trường biển. Việc thực thi những điều
khoản này do hai cơ quan: Bộ ngoại giao và Ủy ban Bảo vệ khí quyển và đại dương
quốc gia (NOAA) thuộc bộ thương mại.
2.2. Rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam
Bên cạnh chịu tác động của rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với hàng hóa nhập khẩu
nói chung. Mặt hàng đồ gỗ nhập khẩu vào thị trường này còn chịu một số rào cản kỹ
thuật riêng biệt đặc thù.
Các quy định của Mỹ về gỗ và đồ gỗ như sau:
HTS 44 - Gỗ và sản phẩm gỗ: Bao gồm gỗ củi, gỗ đốt lấy than, gỗ cây, gỗ vụn,
mạt gỗ, gỗ làm đường ray, gỗ xẻ, gỗ băm, gỗ lạng, gỗ ván ép, gỗ ép từ vụn gỗ, gỗ làm
14
khung, gỗ đóng thùng hàng, gỗ mỏ, gỗ xây dựng… và các đồ dùng dụng cụ bằng gỗ,
như mắc áo, đồ gỗ nhà bếp… Đối với danh mục này, việc nhập khẩu phải:
1. Phù hợp với quy định của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) về giám
định tại cảng đến.
2. Phù hợp với các quy định Luật liên bang về sâu bệnh ở cây.
3. Phù hợp với quy định của Hội đồng thương mại Liên bang (FTC),
Hội đồng An toàn tiêu dùng (nếu là hàng tiêu dùng).
4. Phù hợp với các quy định về lập hóa đơn (đối với một số hàng gỗ).
5. Phù hợp với các quy định của FWS về giấy phép nhập khẩu, giấy
phép xuất khẩu của nước xuất xứ, các quy định về tài liệu giao hàng và hồ sơ
theo dõi (nếu là loại gỗ quý hiếm).
6. Nhập vào cửa khẩu/cảng theo chỉ định của FWS và phù hợp với
các quy định của FWS và Hải quan về việc thông báo hàng đến và giám định tại
cảng đến (nếu thuộc loại hàng quý hiếm).
7. Nhập khẩu gỗ cây phải xin giấy phép của APHIS thuộc USDA.
8. Nhập khẩu gỗ quý hiếm phải ghi nhãn (Marking) rõ ràng bên ngoài
container tên, địa chỉ người xuất khẩu và người nhập khẩu, mô tả chính xác chủng
loại gỗ.
HTS 94 - Đồ nội thất: Bao gồm các loại ghế, đồ đạc dụng cụ trong bệnh viện,
các đồ đạc trong nhà, văn phòng, giường tủ, bàn ghế, đệm, đèn và các tấm ngăn xây
dựng làm sẵn… Các đồ dùng này có thể làm hoàn toàn bằng kim loại, gỗ, nhựa, hay làm
khung có bọc da, vải hoặc các vật liệu khác. Đối với danh mục hàng này, việc nhập khẩu
phải:
1. Phù hợp với các tiêu chuẩn sản phẩm tiêu dùng của Uỷ ban An toàn
tiêu dùng (CPSC) về an toàn tiêu dùng.
2. Đối với đệm: phù hợp với các tiêu chuẩn Underwriter’s Laboratory
(UL), do CPSC quản lý.
3. Các đồ có thành phần là vải dệt phải ghi theo các quy định TFPLA
về xác định nguồn gốc vải.
2.2.1. Quy định về sản phẩm tiêu dùng an toàn CPSC
Quy định này được thể hiện rõ trong 2 đạo luật “Đạo luật về an toàn sản phẩm
tiêu dùng” và “Đạo luật về cải tiến an toàn sản phẩm tiêu dùng”.
Từ năm 2001 tới 2008 đối với các mặt hàng gỗ nhập khẩu vào thị trường Mỹ chịu
sự quy định chung trong các quy định của đạo luật về an toàn sản phẩm tiêu dùng.
Từ năm 2008 có thêm “Đạo luật về cải tiến an toàn sản phẩm tiêu dùng” viết tắt
là CPSIA đã được Quốc hội Mỹ thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 15/8/2008.
Văn bản quy định những điều kiện liên quan đến nhập khẩu một số mặt hàng chiếm thị
15
phần xuất khẩu lớn của Việt Nam. Từ ngày 15/8/2009, một số quy định mới trong Đạo
luật về cải tiến an toàn sản phẩm tiêu dùng sẽ tác động trực tiếp đến việc sản phẩm dệt
may và đồ gỗ nội thất của Việt Nam vào thị trường Mỹ. Đây là một đạo luật rất phức
tạp, có tính bắt buộc chứng nhận tiêu chuẩn cao hơn so với luật cũ, nếu vi phạm có thể
dẫn đến các mức phạt dân sự và hình sự, đồng thời Chính phủ Mỹ có thể ra lệnh tiêu
hủy sản phẩm nếu vi phạm.
Việc kiểm định và cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn phải được thực hiện bởi một
cơ quan đánh giá độc lập do CPSC công nhận. Giấy chứng nhận này phải kèm theo sản
phẩm hay chuyến hàng xuất khẩu sản phẩm và phải có sẵn để cho CPSC và Hải quan
Mỹ kiểm tra khi có yêu cầu. Đối với sản phẩm đồ gỗ nhập khẩu việc nhập vào Mỹ không
cần xin giấy phép nhập khẩu. Tuy nhiên, mặt hàng này cũng có một số quy định khá
chặt chẽ đối với các sản phẩm nội thất dành cho trẻ em, đồ nội thất có thành phần dệt và
đồ nội thất chiếu sáng.
Các loại đồ gỗ khi nhập khẩu vào thị trường Mỹ cần đưa ra 2 loại chứng nhận:
Chứng nhận hợp chuẩn tổng quát (GCC – General Conformity Certificate) và Kiểm
nghiệm bắt buộc bởi tổ chức thứ ba (Third party testing).
Tất cả các nhà nhập khẩu Mỹ đều phải có giấy chứng nhận cho tất cả các lô hàng
nhập khẩu, theo đó:
 Đối với sản phẩm tiêu dùng -> cần GCC
 Đối với sản phẩm trẻ em -> cần cả GCC & Kiểm nghiệm từ tổ chức thứ
ba
a. Giấy chứng nhận hợp chuẩn tổng quát (GCC)
 Đây là một chứng nhận tự ban hành, hoặc là một tuyên bố đảm bảo sự phù
hợp của nhà cung cấp.
 Chứng nhận này phải được cung cấp bởi nhà nhập khẩu, chứ phòng luật
hay tổ chức thứ ba không thể làm thay. Về cơ bản, nhà nhập khẩu sẽ phối hợp
với nhà sản xuất để hoàn tất giấy chứng nhận này. Chứng nhận này phải được
kèm theo mỗi đợt xuất hàng.
Nội dung của GCC gồm các yếu tố sau:
Phải được trình bày bằng tiếng Anh
 Đặc điểm nhận dạng của sản phẩm được chứng nhận
 Liệt kê những quy định an toàn sản phẩm của CPSC được chứng nhận cho
sản phẩm đó
 Thông tin về nhà sản xuất
 Thông tin về nhà nhập khẩu Mỹ
 Thông tin liên hệ người có trách nhiệm lưu giữ các kết quả kiểm nghiệm
 Ngày và nơi sản xuất sản phẩm

16
 Ngày và nơi sản phẩm được kiểm nghiệm phù hợp với các quy định nêu
ra ở trên
Ngày hiệu lực áp dụng GCC là ngày 12/11/2008, áp dụng cho các sản phẩm được
sản xuất từ ngày này về sau.
b. Kiểm nghiệm bắt buộc của tổ chức thứ ba (Mandatory Third Party Testing)
 Áp dụng cho một số quy định cụ thể dành cho sản phẩm trẻ em (như
giường tầng trẻ em, cũi, đồ gỗ, tất cả các loại đồ chơi, vải, đồ ngủ trẻ em).
 Tất cả các nhà nhập khẩu sản phẩm trẻ em bắt buộc phải có giấy chứng
nhận của tổ chức thứ ba nhằm chứng minh rằng sản phẩm đó thỏa mãn những
quy định an toàn cho sản phẩm trẻ em.
 Việc kiểm nghiệm phải được thực hiện trước khi được nhập khẩu và đưa
ra thị trường hay dự trữ lưu kho.
 Các chứng nhận phải được kèm theo trong tất cả các chuyến xuất hàng và
sẵn sàng cung cấp cho các nhà phân phối và bán lẻ.
 Kiểm nghiệm trên tất cả các loại vật liệu và phải thực hiện trên thành
phẩm. Kiểm nghiệm trên một bộ phận đại diện không được chấp nhận. Các nhà
sản xuất thành phẩm thông qua việc thu gom bán thành phẩm từ các đơn vị sản
xuất khác cần lưu ý điều này, và hợp tác với các nhà cung ứng của mình.
 Tổ chức kiểm nghiệm thứ ba phải có chứng nhận ISO 17025, đã đăng ký
và phê chuẩn bởi CPSC.
 Những kiểm nghiệm này sẽ áp dụng với việc kiểm tra nồng độ chì trong
vật liệu nền, chì trong sơn, chất phthalates cho phép. Thời gian có hiệu lực bắt
đầu từ tháng 12/2008.
Cụ thể, đối với các loại giường cũi cho trẻ em, có những quy định rất chặt chẽ
liên quan đến chiều cao của thanh bao quanh, khoảng cách giữa các bộ phận của cũi,
kích cỡ bên trong, chi tiết hoàn thiện, các linh kiện bằng kim loại và phải có hướng dẫn
tháo lắp đối với những bộ phận tháo ghép. Ngoài ra, nhà nhập khẩu các loại cũi cho trẻ
em phải duy trì hồ sơ lưu trữ trong vòng 3 năm kể từ ngày sản xuất hoặc nhập khẩu sản
phẩm này. Hộp carton đóng gói cũi và trên cũi phải dán nhãn với những thông tin: tên,
địa điểm kinh doanh của nhà sản xuất, xuất khẩu, phân phối hoặc bán hàng…
Nhãn hàng phải lưu ý người sử dụng dùng các loại đệm với kích cỡ cụ thể cao
bao nhiêu, dài bao nhiêu, rộng bao nhiêu và lưu ý này phải viết bằng chữ hoa với chiều
cao ít nhất là 1/4 inch và phải rõ ràng, dễ đọc, tương phản với nền chữ. Nhãn phải đảm
bảo không dễ bị tẩy xoá, mất dấu và tồn tại lâu dài cùng với sản phẩm. Sản phẩm phải
được đóng dấu, dán nhãn hoặc ghi mác với những thông tin: tên, tỷ lệ phần trăm trọng
lượng của các loại sợi có chiếm trên 5% trọng lượng theo thứ tự giảm dần; % của các

17
loại sợi theo quy định được ghi là "các loại sợi khác"; tên nhà sản xuất do FTC cấp, tên
nước sản xuất.
Ngoài quy định không được bán đồ dùng trẻ em hoặc dụng cụ chăm sóc trẻ em
có chứa hàm lượng chất Phthalates (DEHP, DBP và BBP) trên 0,1%, nhà sản xuất sản
phẩm cho trẻ em còn được yêu cầu phải đặt dấu hiệu trên sản phẩm và bao bì để người
mua có thể xác định nguồn gốc, xuất xứ của nhà cung cấp. Đồ gỗ nội thất có chứa thành
phần dệt cũng chịu sự quy định của Luật vải dễ cháy (FTA) được CPSC giám sát. Theo
đó, nếu CPSC cho rằng sản phẩm không tuân theo một tiêu chuẩn về dễ cháy, cơ quan
này có quyền tiến hành các biện pháp trừng phạt về sản phẩm đó.
Mỹ sẽ kiểm tra rất chặt xem lượng chì nằm trong sơn có đảm bảo mức cho phép
(quy định của Mỹ là không được quá 1%), lượng keo sử dụng hóa chất có vượt mức cho
phép không, vải sử dụng kèm theo có nằm trong danh mục cấm... Chỉ khi đã đáp ứng
đầy đủ các quy định, doanh nghiệp mới được cấp giấy chứng nhận để xuất khẩu đồ gỗ
vào thị trường Mỹ.
Việc đảm bảo sản phẩm an toàn khi sử dụng được quy định rất khắt khe. Sản
phẩm không đáp ứng yêu cầu chứng nhận thì sẽ bị từ chối nhập khẩu ngay tại cảng.
Trước đây những sản phẩm khi bị phát hiện không đạt tiêu chuẩn thì bị yêu cầu tái xuất,
nhưng nay những sản phẩm vi phạm này sẽ không được phép tái xuất mà phải bị hủy
bỏ. Lý do là nếu những sản phẩm này được tái xuất thì có nghĩa là nó sẽ được tiêu thụ ở
một nước thứ ba nào khác, với mức giá rẻ hơn. Như vậy sẽ gây ảnh hưởng tới người dân
ở nước thứ ba đó. Do vậy, chính phủ Mỹ yêu cầu phải hủy bỏ những sản phẩm không
an toàn, vì họ thấy rằng nếu người dân Mỹ không được đảm bảo an toàn thì cũng sẽ
không có sự an toàn đối với những người dân ở nước khác. Mọi chi phí cho việc tiêu
hủy (bao gồm nhân công, vận chuyển, kho bãi…) sẽ được tính cho người sở hữu hàng
hóa đó. Nếu không trả những khoản phí này, họ sẽ bị ghi nợ và sẽ không được phép
nhập khẩu trong tương lai cho tới khi thanh toán hết những khoản này.
Mức hình phạt sẽ rất cao. CPSIA gia tăng mức phạt dân sự lên đến 100.000 USD
cho một lần vi phạm, và lên tới 15.000.000 USD cho gộp chung nhiều lần vi phạm. Với
mức hình phạt rất cao này, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu được khuyến cáo cần đảm bảo
an toàn cho sản phẩm, có các bước thử nghiệm độ an toàn của sản phẩm trước khi xuất
khẩu / nhập khẩu hàng.
2.2.2. Quy tắc xuất xứ
Về xu hướng tiêu dùng đặc thù của thị trường đồ gỗ Mỹ, yếu tố gần gũi và bảo
vệ thiên thiên rất quan trọng. Nó đòi hỏi các nhà cung cấp sản phẩm phải chứng minh
được rõ nguồn gốc, xuất xứ của nguyên liệu làm nên sản phẩm. Bên cạnh đó, hình thức
chứng minh nguồn gốc này phải tiện dụng thì mới có thể hấp dẫn được người tiêu dùng
Mỹ.
18
 Giai đoạn từ 2001 tới 2008
Trước năm 2008, đồ gỗ xuất khẩu vào thị trường Mỹ phải tuân thủ theo quy tắc
xuất xứ của hàng hóa khi nhập khẩu vào Mỹ. Các sản phẩm đồ gỗ nhập khẩu vào Mỹ
phải được ký mã hiệu ở những vị trí dễ thấy, rõ ràng, khó tẩy xóa, và thường xuyên theo
nội dung của mặt hàng gỗ cho phép, cùng với tên tiếng Anh của nước xuất xứ, nơi mặt
hàng đó được sản xuất hoặc chế tạo.
Trong những năm này vẫn còn có những mặt hàng đồ gỗ không bắt buộc phải ký
mã hiệu bao gồm: Gỗ khối, gỗ làm giấy, gỗ nối đường ray, gỗ tùng bó (trừ gỗ tùng đỏ),
gỗ ván chưa thành phẩm, gỗ xẻ.
 Từ 2008 tới nay
Ngày 18/6/2008, Quốc hội Mỹ đã thông qua Đạo Luật FARM BILL 2008 – Đạo
luật Nông nghiệp 2008. Đạo Luật này có tác động đáng kể đến hoạt động kinh doanh,
phát triển xuất khẩu hàng đồ gỗ nội thất và các sản phẩm gỗ khác, hàng thủ công mỹ
nghệ có nguồn gốc nguyên liệu từ gỗ và các loại cây trồng của Việt Nam sang Mỹ. Đạo
luật Nông nghiệp 2008 của Mỹ mang số hiệu H.R. 6124 có tên đầy đủ là “Đạo luật quy
định về việc tiếp nối các chương trình nông nghiệp và chương trình khác của Bộ Nông
nghiệp (Mỹ) tới năm tài chính 2012, và quy định một số vấn đề khác”; tên ngắn gọn là
“Đạo luật về Thức ăn, Bảo tồn, và Năng lượng năm 2008” (Food, Conservation, and
Energy Act of 2008).
Mục 8204 trong đạo luật Nông nghiệp này là ngăn ngừa các hoạt động đốn gỗ
bất hợp pháp - sửa đổi mở rộng Đạo luật Tu chỉnh Lacey 1981 (Lacey Act Amendments
of 1981). Đạo luật Lacey sửa đổi này là đạo luật đầu tiên nghiêm cấm nhập khẩu, bán
hoặc kinh doanh gỗ và các sản phẩm gỗ có nguồn gốc bất hợp pháp vào Mỹ. Các công
ty nhập khẩu lâm sản vào Mỹ sẽ phải yêu cầu các nhà cung cấp như các xưởng chế biến
và nhà máy sản xuất tại các quốc gia châu Á phải hiểu rõ vai trò của họ trong việc đảm
bảo tuân thủ các quy định pháp lý sửa đổi. Đạo luật quy định về nguồn gốc xuất xứ với
tất cả các sản phẩm gỗ nhập khẩu vào thị trường Mỹ một cách hết sức khắt khe.
a. Luật bảo vệ thực vật của nước ngoài được thực thi tại Mỹ
Theo Đạo luật Lacey, trong thương mại giữa các bang và với nước ngoài, cấm
mọi hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển, mua bán bất kỳ thực vật (plant) nào được
đốn hạ, thu hoạch, sở hữu, vận chuyển, mua bán bất hợp pháp, trái với bất kỳ luật, quy
định của bất kỳ bang nào hoặc bất kỳ luật pháp nước ngoài nào về bảo vệ, quản lý thực
vật, về các loại thuế và phí liên quan đến việc khai thác thực vật. Yêu cầu các nhà nhập
khẩu khai báo nguồn gốc địa danh quốc gia nơi khai thác gỗ và tên loài cây gỗ trong
thành phần sản phẩm của họ.

19
Phạm vi điều chỉnh của luật nước ngoài liên quan đến hành vi vi phạm quy định
của Luật Lacey chỉ giới hạn đối với các luật liên quan đến bảo vệ rừng hoặc các quy
định sau đây:
1. Hành vi ăn trộm gỗ
2. Lấy gỗ từ vườn quốc gia, khu bảo tồn hoặc các khu vực phòng hộ
3. Lấy gỗ từ các khu vực được quy hoạch cho mục đích đặc biệt đã được quy
định trong luật hoặc văn bản pháp quy của nhà nước
4. Lấy gỗ khi không có thẩm quyền hoặc trái với thẩm quyền được giao.
5. Không thực hiện, thanh toán nghĩa vụ tài chính, đóng thuế hoặc phí khai thác,
vận chuyển, buôn bán
6. Hoặc các điều luật quy định về xuất khẩu hoặc vận chuyển gỗ, ví dụ như lệnh
cấm xuất khẩu gỗ tròn.
Đồng thời, cấm sở hữu bất kỳ thực vật nào vi phạm những điểm trên trong “phạm
vi quyền hạn lãnh thổ và hải phận đặc biệt của Mỹ” (“special maritime and territorial
jurisdiction of the United States” – đây là một khái niệm mà luật Mỹ định nghĩa rất rộng,
rộng hơn lãnh thổ hải quan của Mỹ, bao gồm những nơi như vùng đặc quyền kinh tế
biển của Mỹ, tàu thuyền, máy bay của Mỹ trên hải phận hoặc không phận quốc tế, và
bao gồm cả “bất kỳ nơi nào nằm ngoài phạm vi quyền hạn của bất kỳ quốc gia nào (nếu)
có liên quan tới hành vi phạm tội đối với hoặc bởi một công dân Mỹ”).
Để tránh hoặc giảm thiểu hình phạt, điều quan trọng là các nhà nhập khẩu Mỹ
phải quan tâm tìm hiểu một cách thích đáng và có trách nhiệm đối với nguồn gốc của
các thực vật và sản phẩm thực vật. Hệ quả là các nhà nhập khẩu sẽ đặt ra nhiều yêu cầu
thông tin hơn đối với các nhà cung cấp/xuất khẩu.
b. Yêu cầu khai báo thực vật trong hàng nhập khẩu:
Mục 8204 cũng đưa thêm vào Đạo luật Tu chỉnh Lacey 1981 yêu cầu về khai báo
thực vật bắt đầu có hiệu lực 180 ngày kể từ ngày ban hành quy định này (tức là khoảng
ngày 15/12/2008); theo đó, bất kỳ đối tượng nào xuất khẩu bất kỳ thực vật nào cũng
phải nộp một bản khai báo khi được nhập khẩu bao gồm những thông tin sau:
 Tên khoa học (bao gồm tên chi (genus) và loài (species)) của bất
kỳ thực vật nào có trong hàng nhập khẩu.
 Giá trị hàng nhập khẩu và Số lượng thực vật trong đó (bao gồm đơn
vị đo lường)
 Tên của nước nơi thực vật đó được đốn hạ, thu hoạch.
Thuật ngữ “thực vật” được định nghĩa là bất kỳ bộ phận hoang dã nào của giới
thực vật, bao gồm cả rễ, hạt, bộ phận hoặc sản phẩm làm từ đó, và bao gồm các loại cây
từ các lâm phần (forest stands) tự nhiên hoặc được trồng.

20
Ngoại lệ: Thuật ngữ “thực vật” không bao gồm mẫu vật nghiên cứu, thực vật tiếp
tục được nuôi trồng, cây lương thực hoặc cây trồng thông dụng. Phạm vi điều chỉnh của
đạo luật này rất rộng bao gồm: đồ nội thất (bằng gỗ, bìa, v.v…), đồ làm bếp có cán bằng
gỗ, hàng may mặc với khuy gỗ, giấy và bìa, tăm và rất nhiều sản phẩm khác. Các nhà
nhập khẩu sẽ phải lấy những thông tin cần khai báo từ các nhà cung cấp/xuất khẩu và
do đó các nhà xuất khẩu sẽ phải theo dõi, lưu giữ hồ sơ về những thông tin này một cách
thường xuyên.
Đối với hàng nhập khẩu mà sản phẩm thực vật trong đó gồm nhiều loài hoặc có
xuất xứ từ nhiều quốc gia, mà không biết chính xác tên loài hoặc tên quốc gia, thì yêu
cầu khai báo tên tất cả các loài hoặc các quốc gia có khả năng là đúng.
Đối với sản phẩm thực vật giấy hoặc bìa có chứa sản phẩm thực vật tái sinh thì
khai báo thêm tỉ lệ trung bình thành phần tái sinh (không cần tên loài hoặc nước xuất
xứ) ngoài yêu cầu khai báo thông tin như trên đối với phần thực vật không tái sinh.
Yêu cầu khai báo thực vật trong hàng nhập khẩu không áp dụng đối với thực vật
dùng riêng làm vật liệu bao gói để hỗ trợ, bảo vệ, hoặc chứa các vật khác, trừ khi bản
thân vật liệu bao gói là vật được nhập khẩu.
c. Các hình phạt quy định trong đạo Luật Lacey đối với các hành động buôn
lậu hoặc khai báo sai
Các hình phạt dân sự và hình sự quy định trong đạo Luật Lacey thay đổi theo
mức độ hiểu biết của công ty hoặc cá nhân về hành vi phạm tội cũng như giá trị của
hàng hóa hoặc của chuyến hàng đang điều tra được chia ra các trường hợp sau:
 Biết là đã vi phạm các quy định bị cấm
- Nếu là buôn bán gỗ có nguồn gốc bất hợp pháp
 Mức phạt tội phạm nghiêm trọng (lên tới 500,000 USD đối với tập đoàn,
250,000 USD đối với cá nhân, hoặc tối đa gấp 2 lần giá trị lợi nhuận/lỗ từ hoạt
động giao dịch).
 Có thể bị bỏ tù tới 5 năm
 Tịch thu hàng hóa
- Khai báo nhập khẩu sai
 Mức phạt tội phạm nghiêm trọng như đề cập ở trên hoặc phạt dân sự lên
tới 10,000 đô la Mỹ.
 Tịch thu hàng hóa
 Không biết là đã vi phạm các quy định bị cấm
- Buôn bán gỗ có nguồn gốc bất hợp pháp
 Tịch thu hàng hóa
- Khai báo nhập khẩu sai
 Mức phạt dân sự là 250 $

21
 Có thể bị tịch thu hàng hóa
2.2.3. Chứng nhận vệ sinh dịch tễ
Ở rơm hay các đồ bao bọc bằng gỗ khi nhập vào Mỹ phải có giấy chứng nhận vệ
sinh dịch tễ. Giấy chứng nhận này có thể do nhà xuất khẩu cung cấp. Giấy chứng nhận
cần xác nhận rằng các sản phẩm không bị nhiễm bệnh hay dịch của gỗ. Quy định này
do Văn phòng điều tra sức khỏe động thực vật ban hành tại các điều khoản của 7 CFR
300 và 7 CFR 319. Giấy chứng nhận xử lý nhiệt cũng được yêu cầu đối với việc nhập
khẩu nguyên liệu đóng gói bằng gỗ.
2.2.4. Quy tắc dán nhãn
Hàng gỗ nội thất cần được dán nhãn theo đúng Luật dán nhãn và đóng gói hợp lý
-15 CFR, mục 500-503. Luật dán nhãn, đóng gói hợp lý yêu cầu mỗi kiện hàng hóa tiêu
dùng dành cho hộ gia đình (mặt hàng mà được đưa vào đạo luật) phải mang nhãn hiệu
hàng hóa, theo đó:
1. Tuyên bố xác định hàng hóa.
2. Tên và địa chỉ của nơi sản xuất, đóng gói hoặc phân phối sản phẩm.
3. Khối lượng tịnh của sản phẩm về mặt trọng lượng và kích thước hay số đếm
(kích thước phải được đo bằng đơn vị inch và cm).
Liên quan đến đồ nội thất gia đình, Ủy ban Thương mại Liên bang đã thông qua
một hướng dẫn liên ngành công nghiệp đồ gỗ gia dụng. Hàng nội thất và các bộ phận
của nó phải tuân thủ với các quy định cụ thể với mục đích bảo vệ người tiêu dùng
(16CFR). Hướng dẫn này dự báo từng nhãn hàng hóa cụ thể miêu tả đồ gỗ, hàng nhái
cũng như nhãn hiệu liên quan đến đặc điểm của hàng hóa. Nhãn hiệu cần chứa đựng các
thông tin về kiểu dáng, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Hướng dẫn này cũng cần điều chỉnh
việc sử dụng một số thuật ngữ cụ thể, ví dụ từ “new” (mới). Thông tin đầy đủ của cuốn
hướng dẫn này có thể tham khảo trên website của Ủy ban thương mại Liên bang. Các
quy định này không bắt buộc phải tuân thủ đối với thủ tục qua hải quan nhưng phải tuân
thủ nếu muốn bán hàng tại Mỹ.
Bên cạnh đó, đạo luật các chất có khả năng gây hại của Liên bang có bổ sung một
số yêu cầu đối với mặt hàng gỗ gia dụng dùng cho trẻ em(giường) (xem 16 CFR 1508;
16CFR1500; 16 CFR 1513). Các nhà nhập khẩu hàng nhồi đệm cũng cần phải chú ý
rằng một số nước đã quy định nhãn bổ sung đối với đồ gỗ cho trẻ em hoặc các dạng
khác của đồ gỗ nội thất.Nhập khẩu gỗ quý hiếm phải ghi nhãn (Marking) rõ ràng bên
ngoài container tên và địa chỉ người xuất khẩu và người nhập khẩu, mô tả chính xác
chủng loại gỗ.Trong các sản phẩm gỗ, chỉ gỗ xẻ, rào gỗ, gỗ lát nền là không cần dán
nhãn xuất xứ. Nhãn mác xuất xứ phải dễ đọc và phải dán ở mặt dễ nhận thấy,đồng thời
phải khó tẩy xóa và lâu bền cùng sản phẩm. Tuy nhiên bất kì một biện pháp hợp lý trong

22
dán nhãn đều được chấp nhận kể cả mác dính. Chỉ có một điều kiện duy nhất đó là mác
dính luôn phải dính trên sản phẩm và chỉ có thể bị phá hủy bởi các hành động có chủ ý.
2.2.5. Chứng chỉ rừng - FSC
Chứng chỉ rừng (Forest Certification) chính là sự xác nhận bằng văn bản - giấy
chứng chỉ rằng một đơn vị quản lý rừng được cấp chứng chỉ đã được sản xuất trên cơ sở
rừng được tái tạo lâu dài, không ảnh hưởng đến các chức năng sinh thái của rừng và môi
trường xung quanh và không làm suy giảm tính đa dạng sinh học. Cụ thể là nguồn
nguyên liệu này phải được khai thác từ những khu rừng có tuổi thọ từ 50-100 năm và có
chiến lược bảo tồn,phát triển dài hạn. Các tổ chwusc, đơn vị, doanh nghiệp thuộc các
lĩnh vực khai thác và thu mua nguyên liệu gỗ, chuyên sơ chế gỗ thành phẩm và bán
thành phẩm, chuyên tinh chế các sản phẩm gỗ và phân phối các sản phẩm từ gỗ cần phải
có chứng nhận FSC. Hiện nay trên thế giới có tới 197,491,685 hecta rừng được cấp
chứng chỉ FSC – FM với 1,607 chứng chỉ. Số lượng chứng chỉ FSC CoC là 36,956
chứng chỉ. Trong đó Việt Nam mới có hơn 228,948 hecta rừng với 41 chứng chỉ FSC
FM được cấp (tính tới 30/03/2019 theo thống kê của tổ chức FSC). Số lượng chứng chỉ
FSC CoC của Việt Nam tính tới thời điểm trên là 719 chứng chỉ.
 Cơ quan cấp chứng chỉ rừng
Cơ quan cấp chứng chỉ rừng là một tổ chức thứ ba, độc lập, có đủ tư cách và có
trình độ nghiệp vụ được đông đảo các tổ chức môi trường, kinh tế và xã hội công nhận,
được cả người sản xuất và tiêu dùng tín nhiệm. Tại Châu Á – Thái Bình Dương, công
ty SmartWood/Rainforest Alliance vs SGS Forestry đã thực hiện phần lớn việc đánh giá
và cấp chứng chỉ rừng (FSC) đây cũng chính là các tổ chức đảm nhiệm việc cấp FSC tại
Việt Nam. Ngoài ra còn có các doanh nghiệp khác như SPS, vincert, knacert,
vietnamnet,...
 Nhiệm vụ của FSC
FSC có nhiệm vụ khuyến khích việc quản lý rừng trên thế giới phù hợp với môi
trường, có lợi ích xã hội và đạt hiệu quả kinh tế
- Lợi ích về môi trường
 FSC ngăn cấm việc khai thác gỗ trái pháp luật, làm giảm giá trị rừng, phá
rừng trong việc cấp chứng chỉ rừng. Bằng việc được cấp chứng nhận sẽ
giúp bảo vệ hệ sinh thái rừng và giảm bớt sự tác động của thay đổi khí
hậu.
 Bảo tồn đa dạng sinh học và các giá trị khác như nước, đất, gỗ,…
 Duy trì các chức năng sinh thái và thể thống nhất của rừng.
 Bảo vệ các loài động, thực vật quý hiếm và môi trường sống của chúng,
giúp bảo tồn các loài có nguy cơ tuyệt chủng

23
 Việc sử dụng vật liệu gỗ sẽ giúp cho giảm nồng độ Carbon trong không
khí. Gỗ được dán nhãn chứng nhận FSC được thu hoạch từ các khu rừng
được quản lý để đảm bảo việc tái sinh, cũng như việc trồng những cây mới
và giảm thiểu lượng Carbon ra môi trường.
- Lợi ích xã hội
 Đảm bảo quyền con người được tôn trọng. Nhiệm vụ chính là yêu cầu có sự
tham gia của nhiều thành phần có liên quan khi xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc
gia hay khu vực. Điều này có nghĩa rằng tất cả các hoạt động lâm nghiệp phải
được sự đồng thuận của các nhóm dân tộc thiểu số hoặc cộng đồng địa phương.
 Vấn nạn chặt phá rừng, sử dụng thuốc trừ sâu, cây biến đổi gen sẽ được giảm
thiểu.
- Lợi ích kinh tế
Đó là chủ rừng cần phải cố gắng đạt được cách sử dụng tối ưu và chế biến tại chỗ
các sản phẩm đa dạng của rừng, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường nơi
khai thác và chế biến. FSC xây dựng 10 nguyên tắc và tiêu chuẩn cho quản lý rừng bền
vững. Các nguyên tắc và tiêu chuẩn này phù hợp với tất cả các loại rừng: ôn đới, nhiệt
đới, rừng tự nhiên và rừng trồng:
o Tuân thủ theo pháp luật của quốc gia hiện hành
o Quyền và trách nhiệm đối với việc sử dụng và sở hữu
o Xác nhận và duy trì các quyền hợp pháp của người bản xứ về việc sở hữu, sử
dụng và quản lý đất đai, lãnh thổ
o Mối quan hệ cộng đồng và quyền của người lao động
o Quản lý hiệu quả các loại sản phẩm và dịch vụ để duy trì hoặc nâng cao khả
năng kinh tế lâu dài và những lợi ích về môi trường, xã hội
o Duy trì, bảo tồn hoặc phục hồi các dịch vụ hệ sinh thái của địa phương đồng
thời đảm bảo giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường
o Có kế hoạch quản lý phù hợp với các chính sách, mục tiêu đã đề ra
o Giám sát và đánh giá
o Duy trì các khu vực rừng có giá trị bảo tồn cao
Các hoạt động quản lý được thực hiện phải phù hợp với mục tiêu và chính
o
sách kinh tế, môi trường và xã hội của tổ chức, tuân thủ các nguyên tắc và
tiêu chí chung.
Từ các nguyên tắc và tiêu chuẩn đó, các quốc gia, khu vực tham gia vào tiến trình quản
lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng sẽ xây dựng các bộ tiêu chuẩn quốc gia riêng để
đánh giá và phù hợp với các điều kiện cụ thể của mình. Các bộ tiêu chuẩn này cần phải
được sự phê chuẩn của FSC trước khi được sử dụng để đánh giá cấp chứng chỉ tại quốc
gia hoặc khu vực đó.
24
 Phạm vi áp dụng và lợi ích khi sử dụng chứng chỉ rừng
- Phạm vi áp dụng
 Chứng chỉ rừng được áp dụng cho tất cả các đơn vị quản lý rừng với các
quy mô lớn nhỏ bất kể là sở hữu nhà nước hay tư nhân. Đây là một quá
trình hoàn toàn tự nguyện của các chủ rừng. Tuy nhiên, đánh giá cấp chứng
chỉ rừng chỉ được áp dụng cho các đơn vị đang quản lý rừng sản xuất và
đang hoạt động quản lý kinh doanh.
 Các lợi ích khi một đơn vị lâm nghiệp được cấp chứng chỉ rừng bao gồm:
o Gỗ được cấp nhãn FSC sẽ bán được giá cao hơn so với cùng
loại không được cấp nhãn (thông thường giá cao hơn khoảng 30%).
o Có thể sử dụng nhãn FSC để marketing cho các sản phẩm
của mình.
o Có điều kiện tiếp cận với thị trường mới.
o Các đánh giá định kỳ của cơ quan cấp chứng chỉ sẽ giúp tìm
ra các điểm mạnh, yếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
o FSC-CoC hay FSC – Chain of Custody Certificate là tên
của chứng nhận về chuỗi hành trình sản phẩm từ rừng. Tiêu chuẩn này
được phát triển cho các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và chế
biến gỗ được giao dịch từ các nguồn gốc gỗ đã được chứng nhận. Những
sản phẩm của đơn vị sở hữu chứng nhận FSC-CoC sẽ được dán nhãn
chứng nhận từ tổ chức chứng nhận rừng FSC-CoC.
o Bước đầu tiên cho một công ty muốn thực hiện chứng chỉ
chuỗi hành trình sản phẩm là phải xác định tất cả điểm kiểm soát gỗ tập
kết (CCP’s). Điểm kiểm soát gỗ tập kết là điểm mà gỗ nguyên liệu đã được
chứng thực và chưa được chứng thực có khả năng bị trộn lẫn với nhau. Ở
mỗi điểm đã xác định sẽ cần sự kiểm soát để đảm bảo rằng gỗ sẽ không bị
trộn lẫn. Trong hầu hết các trường hợp, CCP’s sẽ bao gồm:
 Việc thu mua nguyên liệu gỗ
 Đầu vào tốt
 Kiểm tra trong sản xuất
 Hàng hóa thành phẩm và lưu kho
 Việc bán hàng
 Cách thức mà CCp’s có thể ngăn cản được việc trộn lẫn gỗ đã được
chứng thực và chưa được chứng chỉ là thông qua việc kết hợp xác nhận và xác
minh gỗ, phân loại gỗ và chứng từ phù hợp, cùng với việc đào tạo chuyên môn
đầy đủ. Hướng dẫn cấp chứng chỉ CCP’s thay đổi tùy theo các cơ quan cấp chứng
chỉ khác nhau và các chi tiết cần dẫn chiếu đến các cơ quan cấp chứng chỉ có liên
25
quan. Do đó, mục tiêu của việc chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm là cung cấp
bằng chứng rằng sản phẩm được chứng chỉ có nguồn gốc từ các khu rừng đã được
cấp chứng chỉ, quản lý tốt và xác minh rằng các sản phẩm đó không lẫn lộn với
các sản phẩm từ các khu rừng chưa được chứng chỉ ở bất kỳ điểm nào của chuỗi
cung cấp, trừ khi nằm dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của cơ chế nhãn sinh thái
tỷ lệ (%) mà sản phẩm đang được áp dụng. Nhãn sinh thái dựa trên tỷ lệ là một
cơ chế mà lâm sản chỉ chừa một tỷ lệ nhỏ nguyên liệu gỗ được cấp chứng chỉ vẫn
có thể được dán nhãn báo rằng chúng có nguồn gốc từ các khu rừng được quản
lý tốt. Cơ quan chứng chỉ được ủy nhiệm đang tiến hành hoặc quản lý chương
trình chứng chỉ này sẽ đưa ra hướng dẫn và giới hạn về các tuyên bố này trên
nhãn sinh thái.

26
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ĐÁP ỨNG RÀO CẢN KỸ THUẬT
CỦA ĐỒ GỖ XUẤT KHẨU VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
3.1. Thực trạng đáp ứng các yêu cầu về rào cản kỹ thuật của đồ gỗ xuất khẩu Việt
Nam sang thị trường Mỹ.
3.1.1. Quy định về sản phẩm tiêu dùng an toàn CPSC
Quy định về sản phẩm tiêu dùng an toàn được nhà nước và các doanh nghiệp
quan tâm đáp ứng ngay từ những năm đầu ngành gỗ có khả năng phát triển.
Để quản lý cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp thuận lợi trong việc đáp ứng quy
định này chính phủ đã ban hành một số quy định cụ thể như sau:
 Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
Bộ NN&PTNT đã ban hành Quyết định số 72/2005/QĐ-BNN ngày 14 tháng 11
năm 2005, quy định danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật của nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quyết định này nêu ra một số loại động thực vật cũng như
sản phẩm gỗ thuộc phạm vi kiểm soát của danh mục này như thực vật, các loại sản phẩm
từ thực vật, phương tiện vận chuyển,… Điều lệ kiểm dịch thực vật và điều lệ Quản lý
thuốc bảo vệ thực vật thì thực hiện việc kiểm dịch trong trường hợp khách hàng có yêu
cầu kiểm dịch hoặc phải thực hiện theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết
hoặc tham gia có quy định phải kiểm dịch.
 Quy định về kiểm tra và kiểm soát lâm sản
Bộ NN&PTNT ban hành Quyết định số 59/2005/QĐ-BNN ngày 10 tháng 10 năm
2005, quy định về trình tự kiểm tra, kiểm soát và thủ tục vận chuyển, cất giữ, chế biến
lâm sản trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bản quy định này áp
dụng đối với tổ chức, cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước
ngoài có hoạt động liên quan đến việc kiểm tra, kiểm soát vận chuyển, cất giữ, chế biến
lâm sản. Các quy định này được các doanh nghiệp thực hiện rất tốt. Trong vài năm trở
lại đây hầu như có rất ít doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Việt Nam nào vi phạm quy định
này.
Tuy nhiên điều đáng lo ngại là trong thời gian vừa qua Mỹ đã đưa ra quy định
sử dụng sản phẩm an toàn (các sản phẩm không độc hại đối với sức khoẻ con người) rất
khắt khe, như quy định 200 hoá chất không được sử dụng trong các loại vải, trong khi
đồ gỗ sử dụng khá nhiều vải (để bọc nệm ghế, dùng trong nôi trẻ em) và nhiều doanh
nghiệp Việt Nam còn rất mơ hồ về loại vải nào được phép sử dụng, loại nào không được
phép, dù Vifores và Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã công bố.
3.1.2. Quy tắc xuất xứ
Nếu so sánh, ngành gỗ Việt Nam "sinh sau đẻ muộn" hơn rất nhiều so với ngành
gỗ chế biến của các nước Thái Lan, Indonesia và Malaysia nhưng xét về mặt tuân thủ
quy tắc xuất xứ của ngành thì Việt Nam lại đi đầu. Cụ thể, để kiểm soát nguồn nguyên
liệu nhập khẩu phục vụ chế biến, Việt Nam đã xây dựng hệ thống pháp lý là Nghị định
27
102/2020-NĐ-CP quy định Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp. Theo đó, Hiệp hội Gỗ và
Lâm sản Việt Nam đã đề nghị các bộ, ngành chỉ đạo các cơ quan chuyên môn yêu cầu
các doanh nghiệp nhập khẩu cung cấp, khai báo bổ sung các loại chứng từ như: giấy
phép khai thác của đơn vị khai thác, giấy chứng nhận được phép khai thác lô rừng được
cấp cho đơn vị chủ rừng, giấy chứng nhận đăng ký là cơ sở chế biến gỗ, giấy phép được
phép xuất khẩu, chứng từ giải trình nguồn gốc gỗ theo thông tin quốc gia nơi khai thác.
Hiệp hội đã thực hiện rất có hiệu quả trong việc là cầu nối giữa cộng đồng các doanh
nghiệp sản xuất đồ gỗ với chính phủ. Thông qua các hoạt động của hội thông tin về các
quy định của thị trường Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu được đưa tới các doanh nghiệp một
cách nhanh chóng và chính xác. Hiệp hội cũng là nơi đánh giá tổng hợp xu thế phát triển
của ngành gỗ nói chung, thực hiện tốt công tác xúc tiến thương mại trong các hoạt động
xuất khẩu gỗ sang thị trường Mỹ.
Việt Nam cũng đang làm rất tốt khi nhiều doanh nghiệp khi xuất khẩu gỗ sang
thị trường Mỹ đều chấp hành đủ về Giấy chứng nhận xuất xứ (CO-Certificate of
Origin).
3.1.3. Chứng nhận vệ sinh dịch tễ
Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất muốn xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ
gỗ sang thị trường Mỹ đã và đang đáp ứng đầy đủ về chứng nhận vệ sinh dịch tễ như
Giấy chứng nhận kiểm dịch (phytosanitary certificate) và hun trùng sản phẩm
(fumigation). Để có được giấy chứng nhận về vệ sinh dịch tễ như trên, phải qua quy
trình kiểm dịch thực vật khắt khe được quy định tại thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT.
Nhưng đối với một số sản phẩm gỗ xuất khẩu đã qua chế biến thì không cần phải có
giấy kiểm định thực vật này.
3.1.4. Quy tắc nhãn dán
Để xuất khẩu sang thị trường Mỹ, đồ gỗ Việt Nam phải có nhãn dán rõ ràng.
Nhãn mác xuất xứ phải dễ đọc và phải dán ở mặt dễ nhìn thấy, đồng thời phải khó tẩy
xóa và lâu bền cùng sản phẩm. Với các sản phẩm gỗ quý hiếm còn phải ghi nhãn rõ ràng
bên ngoài container và địa chỉ người xuất khẩu và người nhập khẩu, mô tả chính xác
chủng loại gỗ. Đây là quy định nghiêm ngặt về nhãn dán mà thị trường đối tác đã đề ra.
Các doanh nghiệp Việt Nam phải chấp hành đầy đủ và đang làm tốt về quy định này.
3.1.5. Chứng chỉ rừng - FSC
Một trong những mối quan tâm lớn nhất của khách hàng là tính bền vững và tác
động đến môi trường của gỗ trong nhà máy. Hội đồng Quản lý Rừng, thường được gọi
là FSC, là một trong những tổ chức uy tín nhất theo dõi chuỗi cung ứng gỗ để đảm bảo
rằng gỗ được khai thác từ các nguồn một cách bền vững. Chứng chỉ này chứng nhận
rằng các nhà máy chỉ sử dụng gỗ có nguồn gốc bền vững cũng như kiểm toán toàn bộ
chuỗi cung ứng.

28
Chứng chỉ này được chia làm 2 loại: Chứng chỉ quản lý rừng (FSC) và chứng
nhận chuỗi hành trình sản phẩm(CoC) . Quản lý Rừng dành cho những người duy trì
rừng trồng hoặc khai thác gỗ từ rừng. Chuỗi hành trình sản phẩm dành cho người tiêu
dùng cuối cùng và các nhà máy mua gỗ để chứng nhận rằng họ chỉ sử dụng gỗ có nguồn
gốc bền vững trong các sản phẩm của mình. Việt Nam là đất nước giàu có tài nguyên
rừng và trong đó nhiều rừng trồng và nhà cung cấp gỗ trong nước có thể khai thác gỗ
bền vững và có Chứng nhận FCS.
Hiện nay trên thế giới có tới 197,491,685 hecta rừng được cấp chứng chỉ FSC –
FM với 1,607 chứng chỉ. Số lượng chứng chỉ FSC CoC là 36,956 chứng chỉ. Trong đó,
Việt Nam mới có hơn 228,948 hecta rừng với 41 chứng chỉ FSC FM được cấp (tính tới
30/03/2019 theo thống kê của tổ chức FSC). Số lượng chứng chỉ FSC CoC của Việt
Nam tính tới thời điểm trên là 719 chứng chỉ.
3.2. Đánh giá chung về tình hình đáp ứng các yêu cầu về rào cản kỹ thuật của đồ
gỗ xuất khẩu Việt Nam tại thị trường Mỹ
3.2.1. Thành công
Bất chấp những khó khăn, trong những năm vừa qua hoạt động xuất khẩu đồ gỗ
của Việt Nam sang Mỹ vẫn tăng trưởng ở mức tương đối cao. Chính phủ và các doanh
nghiệp của chúng ta thực sự đã nỗ lực rất nhiều trong công tác xuất khẩu nhằm thích
ứng với những rào cản khó khăn của thị trường này.
Chính phủ cùng với sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan hữu quan, các tổ chức
hiệp hội đã làm tốt công tác cung cấp thông tin, đưa ra những chính sách cụ thể thực
hiện lộ trình của đáp ứng các yêu cầu về rào cản kỹ thuật nói chung, nâng cao sức cạnh
tranh của từng mặt hàng cụ thể. Định hướng cho doanh nghiệp trong công tác thu mua
nguyên liệu hợp pháp cũng như quy trình sản xuất, bao gói phù hợp với các yêu cầu cụ
thể của từng thị trường. Hoạt động xúc tiến thương mại cũng được diễn ra thường
xuyên trong thời gian qua. Chất lượng cũng như thương hiệu sản phẩm cũng được chú
trọng quan tâm hơn.
Đồ nội thất bằng gỗ là mặt hàng xuất khẩu chính tới thị trường Mỹ, với tỷ trọng
chiếm 87,6% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới Mỹ trong 11 tháng năm
2021, đạt 7 tỷ USD, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, ghế khung gỗ là
mặt hàng xuất khẩu tới Mỹ nhiều nhất, đạt 2,6 tỷ USD, tăng 44,4% so với cùng kỳ năm
2020; tiếp theo là mặt hàng đồ nội thất phòng khách và phòng ăn đạt 2 tỷ USD, tăng
16%; Đồ nội thất phòng ngủ đạt 1,45 tỷ USD, tăng 3,5%... Ngoài đồ nội thất bằng gỗ,
còn một số mặt hàng khác cũng xuất khẩu tới Mỹ trong 11 tháng năm 2021, trong đó
gỗ, ván và ván sàn xuất khẩu tới Mỹ tăng mạnh đạt 743 triệu USD, tăng 60% so với
cùng kỳ năm 2020. Tiếp theo là mặt hàng cửa gỗ đạt 22,3 triệu USD, tăng 49,2%; đồ gỗ
mỹ nghệ đạt 8 triệu USD, tăng 5,5%...Theo số liệu cập nhật của Hiệp hội Gỗ và Lâm

29
sản Việt Nam (Vifores), trong nửa đầu năm 2022, gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu nhiều
nhất tới thị trường châu Mỹ, với trị giá chiếm 60,8% tổng trị giá xuất khẩu gỗ và sản
phẩm gỗ.
Những doanh nghiệp, nhà kinh doanh Việt Nam rất nhạy bén trong việc thích
ứng với những thay đổi trên thị trường thế giới. Các doanh nghiệp, chủ yếu là các
doanh nghiệp lớn đã chủ động, tích cực trong công tác chuẩn bị, thích ứng và vượt qua
những rào cản kỹ thuật nâng cao thị phần xuất khẩu của doanh nghiệp vào thị trường
Mỹ. Mặc dù còn nhiều khó khăn trước mắt liên quan đến những thay đổi về chính sách
tại các thị trường lớn, Việt Nam vẫn tin tưởng ngành xuất khẩu gỗ sẽ đạt được mục
tiêu đề ra và nằm trong những ngành xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam năm nay. Nếu
có sự hỗ trợ của nhà nước như hiện nay, tin rằng, một ngày không xa, các doanh
nghiệp chế biến gỗ sẽ không còn nỗi lo nhập khẩu nguyên liệu chế biến, yên tâm sản
xuất kinh doanh, góp phần đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu của ngành lên cao hơn nữa.
3.2.2. Hạn chế
Bên cạnh một số thành công đạt được trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của
Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu, ngành công nghiệp này còn bộc lộ rất nhiều hạn chế. Theo
báo cáo “Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ - Thực trạng 2020 và xu
hướng 2021” của một số hiệp hội gỗ trong nước cùng tổ chức Forest Trend công bố mới
đây: Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Năm năm 2020 cán mốc 12,5 tỷ USD, nhưng
nền tảng này không giúp Việt Nam tránh khỏi những rủi ro của năm 2021. Ngành gỗ
Việt Nam tiếp tục chịu sức ép từ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung và có thể đối mặt
với các vụ kiện chống bán phá giá từ Mỹ, Hàn Quốc, cụ thể là mặt hàng gỗ dán do có
liên quan đến các hành vi gian lận thương mại, lẩn tránh thuế. Nguy cơ Chính phủ Mỹ
áp dụng các biện pháp hạn chế thương mại đối với mặt hàng gỗ này của Việt Nam là rất
lớn.
Thiếu nguyên liệu đang trở thành một trong những nguy cơ khiến ngành gỗ phải
đối mặt với những khó khăn. Mỗi năm, rừng trồng nước ta chỉ cung cấp khoảng 5 triệu
m2 gỗ, ngành gỗ vẫn phải nhập khẩu đến 80% nguyên liệu, trong khi giá gỗ nguyên liệu
nhập khẩu cũng tăng mạnh. Bên cạnh đó, hầu hết các nguyên vật liệu phụ trợ (ốc vít, tay
nắm, chìa khoá, bản lề, giấy nháp, keo, sơn...) đều phải nhập khẩu, nên giá thành sản
phẩm cũng bị đội lên. Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ tăng không có nghĩa là giá trị gia tăng
tăng tương xứng, nếu như không chủ động được nguồn nguyên phụ liệu từ trong nước.
Vấn đề tồn đọng nữa là về mặt pháp lý trong cộng đồng kinh doanh gỗ ở Việt
Nam như việc khai thác gỗ bất hợp pháp. Gỗ lậu vẫn đưa một cách hợp pháp vào Việt
Nam sau đó được trộn lẫn gỗ chính thức đem bán ra thị trường. Các quốc gia như Trung
Quốc, Indonesia, Brazil,… cũng vi phạm tương tự. Hệ quả của gỗ khai thác trái phép sẽ
gây ô nhiễm môi trường và làm thất thu nguồn ngân sách nhà nước. Các doanh nghiệp
30
hầu hết hiện rất “lơ mơ” về vấn đề này. Rất nhiều doanh nghiệp bỡ ngỡ trong việc tiếp
cận thông tin pháp luật thương mại của các nước mà Việt Nam tham gia ký kết. Việc
làm rõ khái niệm rào cản thương mại và các tiêu chuẩn kỹ thuật mà phía đối tác đưa ra,
và việc minh bạch trong việc công bố xuất xứ hàng hóa xuất khẩu vẫn là một thách thức
không nhỏ đối với doanh nghiệp Việt Nam. Đó có thể coi là bài học "nằm lòng" dành
cho tất cả các doanh nghiệp Việt Nam trước khi đưa hàng ra nước ngoài.
Ngành này thiếu những tay nghề chuyên môn để đáp ứng các nhu cầu về thương
mại trên phạm vi rộng, ví dụ ngoại ngữ và các kỹ năng tiếp thị. Kết quả là, các nhà sản
xuất Việt Nam nói chung không kinh doanh trực tiếp được với người mua và những nhà
tiêu thụ đặc biệt, nhưng giữ vai trò trung gian điều này thường thấy ở nước ngoài, ví dụ
như Hồng kông và Singapore. Các nhà tiêu thụ đồ nội thất Việt Nam chủ yếu là những
chủ cửa hàng bán giảm giá và không chuyên như các cửa hàng hoạt động tự làm, các
chủ hàng đặt hàng qua thư và bán hàng trực tiếp.
3.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Thứ nhất là không tự chủ về nguồn nguyên liệu, theo Viforest, để đạt được
giá trị kim ngạch như kế hoạch đề ra, Ngành công nghiệp gỗ Việt Nam, do vậy
còn phụ thuộc quá lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Vào đầu năm 2021, sau khủng
hoảng, giá nguyên liệu đầu vào cho sản xuất các sản phẩm gỗ tăng cao. Cụ thể, nguyên
liệu trong nước tăng 20% đến 30%, nguyên liệu nhập khẩu có mặt hàng tăng 45% đến
50%. Tăng giá nguyên liệu do chuỗi cung đứt gãy là việc doanh nghiệp cần ứng phó
trước mắt, nhưng về lâu dài phải có chiến lược xây dựng vùng nguyên liệu phù hợp với
thị trường để bảo đảm nguồn cung nguyên liệu cả về số lượng lẫn giá cả. Nguyên liệu
gỗ đang chiếm từ 40% đến 70% giá thành các sản phẩm gỗ nên cần có chiến lược xây
dựng nguồn nguyên liệu. Bên cạnh đó, gỗ trong nước của Việt Nam như gỗ cao su, tràm
chưa có tiêu chuẩn cụ thể. Chúng ta đang sử dụng nguồn gỗ trồng tự phát của người dân,
chưa có chất lượng giống ổn định để có nguồn gỗ chất lượng. gỗ chất lượng cao, có
chứng chỉ trong nước mới đáp ứng được tỷ lệ rất thấp
Bên cạnh đó, tương tự ngành dệt may, sản phẩm gỗ Việt Nam chủ yếu được bán
dưới những thương hiệu của nước ngoài. Hệ quả là kim ngạch xuất khẩu lớn nhưng giá
trị gia tăng đem lại cho doanh nghiệp Việt Nam thấp, ngoài ra luôn có rủi ro lớn về giá
cả. Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp gỗ Việt Nam còn kém so với các nước khác
như Myanmar, Malaysia và Indonesia... Vì các nước này có đủ nguồn gỗ không cần phải
nhập khẩu nguyên liệu nên đỡ tốn kém, giá thành hạ hơn. Cái khó nữa là hiện nay Việt
Nam không biết quốc gia nào, công ty nào có thể bán gỗ cho Việt Nam với đầy đủ các
giấy phép như vậy. Trước đây nhập khẩu gỗ chỉ cần quan tâm đến chứng chỉ rừng FSC
nhưng giờ ngoài FSC ra còn cần nhiều chứng chỉ khác.

31
Thứ hai là do chưa có đầu mối quản lý một cách hệ thống và cập nhật các yêu
cầu mang tính quy chuẩn tại các thị trường nhập khẩu, như quy định 200 hóa chất
không được sử dụng trong các loại vải, trong khi đồ gỗ sử dụng khá nhiều vải (để bọc
nệm ghế, dùng trong nôi trẻ em) và nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn rất mơ hồ về loại
vải nào được phép sử dụng, loại nào không được phép, dù Vifores và Hiệp hội Dệt may
Việt Nam đã công bố. Những điều này đang gây lúng túng rất lớn cho các doanh nghiệp
do việc tìm hiểu các quy định và thủ tục cụ thể rất khó bởi các doanh nghiệp không biết
cách xác định hóa chất trong sản phẩm của mình như thế nào mới đúng.
Thứ ba là vai trò của các hiệp hội, công tác xúc tiến thương mại nghiên cứu
thị trường còn chưa thực sự có hiệu quả. Lẽ ra các hiệp hội phải là cầu nối tăng cường
liên kết và điều tiết để làm tăng sức mạnh của ngành sản xuất gỗ Việt Nam, có vai trò
cung cấp thông tin trong việc thâm nhập thị trường, tìm hiểu đối tác, các kênh phân
phối…song những hoạt động của các tổ chức này lại ảnh hưởng rất ít tới các doanh
nghiệp. Có thể nhận thấy trong những năm qua công tác xúc tiến thương mại chủ yếu
tập trung vào những công tác hội trợ, tổ chức triển lãm… Còn các hoạt động xúc tiến
thương mại khác như quảng bá và xây dựng thương hiệu, xây dựng cơ sở hạ tầng…còn
rất nhiều hạn chế.
Thứ tư là Kiến thức thị trường nước ngoài và tình hình thương mại quốc tế
còn hạn chế, khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu để nâng cao giá trị gia tăng
của của các sản phẩm gỗ còn nhiều hạn chế. Thông tin về thị trường quốc tế có vai
trò rất quan trọng đối với những doanh nghiệp mong muốn xuất khẩu trực tiếp sang các
thị trường lớn như Mỹ và Liên minh Châu Âu. Tuy nhiên, nhiều nhà xuất khẩu vẫn rất
còn rất hạn chế về kiến thức thị trường nước ngoài và vẫn cần phải qua khâu trung gian
ở rất nhiều ngành hàng. Theo kết quả của quá trình tự do hoá thương mại ở Việt Nam,
sức tăng trưởng ngày càng mạnh ở những doanh nghiệp cả tư nhân và nhà nước là do
hoạt động thương mại hướng vào xuất khẩu. Tuy nhiên, những doanh nghiệp này đang
phải đối mặt với hàng loạt những vấn đề và khó khăn như thiếu thông tin thị trường và
không có khả năng sử dụng những nguồn thông tin một cách có hiệu quả. Mặt khác, cơ
sở hạ tầng về thông tin của Việt Nam vẫn bị xem là yếu kém và đắt đỏ cho dù đã có
nhiều cải tiến tiến trong những năm gần đây. Phương thức quản lý bán hàng vẫn còn
nhiều hạn chế, các doanh nghiệp vẫn có thói quen chờ đợi khách hàng một cách thụ
động chứ không phải là tự mình đi tìm kiếm một cách tích cực để nắm bắt nhanh những
cơ hội mới. Sự phối hợp giữa các cơ quan và chính quyền địa phương đã được cải thiện
đáng kể, tuy nhiên sự phối hợp này vẫn còn lỏng lẻo.
Thứ năm là năng lực liên kết của các doanh nghiệp còn rất yếu kém. Các doanh
nghiệp Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ lại phân tán, phát triển tự phát thiếu
sự liên kết giữa các doanh nghiệp. Cho nên dù có lợi thế về lao động rẻ nhưng vẫn không
32
có sức cạnh tranh cao so với sản phẩm cùng loại với các quốc gia khác có điều kiện sản
xuất tương đồng. Doanh nghiệp Việt Nam thường có một nhược điểm rất lớn là hay hạ
giá thành để giành khách hàng lẫn nhau…
Thứ sáu là còn nhiều vướng mắc về thủ tục hành chính trong hoạt động xuất
nhập khẩu. Ở một số địa phương thủ tục hành chính còn chậm, kéo dài từ khai báo,
kiểm hóa đến chứng nhận xuất xứ, vừa làm tăng chi phí thậm chí làm đổ vỡ kế hoạch
xuất khẩu của doanh nghiệp. Thủ tục đóng dấu búa vào gỗ nhập khẩu cũng gây khó khăn
cho không ít các doanh nghiệp trong việc chứng nhận nguồn gốc nguyên liệu đưa vào
sản xuất.
Thứ bảy là chưa hoàn toàn cởi mở đối với các nhà đầu tư quốc tế. Mặc dù Việt
Nam đã tiếp nhận những luồng đầu tư trực tiếp nước ngoài quan trọng, nhưng các công
ty nước ngoài vẫn gặp phải nhiều vấn đề về thủ tục hành chính và khung pháp lý của
trong nước. Hơn nữa, hệ thống thuế quan chưa tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư và cơ
sở hạ tầng về thông tin còn nhiều yếu kém và đắt đỏ.
Thứ tám trong trong ngắn hạn, việc đáng lo nhất là thiếu tiền vốn. hầu hết các
doanh nghiệp đều phải vay vốn ngân hàng với lãi suất cao để nhập khẩu nguyên liệu chế
biến. Theo ước tính, lượng gỗ nguyên liệu còn tồn kho của các doanh nghiệp lên tới
nhiều tỷ đồng, chưa kể các sản phẩm tồn đọng không tiêu thụ được. VIFORES đã có
văn bản kiến nghị giãn nợ, khoanh nợ cho các doanh nghiệp tồn đọng nhiều gỗ để giảm
bớt khó khăn cho doanh nghiệp.VIFORES cho biết, hiện các doanh nghiệp trong ngành
đã được tiếp cận trên 3.000 tỷ đồng từ nguồn vốn vay hỗ trợ lãi suất 4% theo Chương
trình kích cầu của Chính phủ. Ngoài các doanh nghiệp FDI có nguồn vay từ nước ngoài,
doanh nghiệp trong nước chỉ còn biết trông chờ vào các ngân hàng thương mại cổ phần.
Mặt khác thời gian thẩm định cấp vốn cho một dự án vay vốn ngân hàng quá dài, thời
gian xét duyệt mất khoảng từ 2 đến 3 tháng. Điều này rất bất lợi cho các doanh nghiệp.
Thứ chín là về dài hạn, vấn đề hiện nay của ngành gỗ là thiếu công nhân lành
nghề và yếu về trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp. Công nhân lành nghề đặc biệt
thiếu. Việc đào tạo nghề gỗ hiện nay đang đổ hết lên đầu doanh nghiệp. Trong khi đó,
ở hầu hết các doanh nghiệp trong nước, lãnh đạo rất yếu về ngoại ngữ, kỹ năng quản lý
cũng kém.

33
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CÁC
YÊU CẦU VỀ RÀO CẢN KĨ THUẬT CỦA MỸ ĐỐI VỚI MẶT HÀNG GỖ
NHẬP KHẨU TỪ VIỆT NAM
Để đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh hội nhập quốc tế, tạo hành lang pháp lý cho
các hoạt động sản xuất - kinh doanh, đặc biệt là đối với mặt hàng gỗ nhập khẩu từ Việt
Nam đến Mỹ, công tác xây dựng, ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn cần phải có sự đổi
mới và nhận được sự quan tâm đúng mức cũng như sự tham gia của nhiều đối tượng,
trong đó Nhà nước với tư cách là cơ quan quản lý cần có vai trò chủ đạo, các doanh
nghiệp và hiệp hội nghề nghiệp cần giữ vai trò tham mưu, tư vấn đảm bảo tính chính
xác và phù hợp của các quy định.
Theo đó, các bộ, cơ quan ngang bộ cần tiến hành rà soát và sửa đổi các tiêu chuẩn
cũ thành tiêu chuẩn quốc gia phù hợp với pháp luật Việt Nam và các nguyên tắc của
Hiệp định TBT, tiêu chuẩn nào không còn phù hợp thì phải hủy bỏ và thay thế. Việc sửa
đổi các tiêu chuẩn, quy chuẩn cần đảm bảo nguyên tắc kế thừa, đa dạng và tính hiện đại.
Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia phải tiệm cận với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế.
Bên cạnh đó, trong quá trình xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn cần tăng cường tham vấn
cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu. Bản thân doanh nghiệp
cũng cần phải tham gia tích cực vào quá trình xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn bằng
những đóng góp thực tế, kinh nghiệm và biện pháp tháo gỡ vướng mắc khi gặp phải các
TBT ở thị trường nhập khẩu; góp ý kiến vào những quy chuẩn, tiêu chuẩn chưa phù hợp
để cơ quan chức năng có điều chỉnh kịp thời.
Để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam vượt qua được các hàng rào TBT của các nước
nhập khẩu, cần có sự tham gia tích cực của các bên liên quan:
4.1. Về phía Nhà nước
- Tăng cường cung cấp thông tin về TBT cho doanh nghiệp
Để giúp các doanh nghiệp gỗ Việt Nam tránh được rủi ro và thích ứng được với
các tiêu chuẩn kỹ thuật của Mỹ, Nhà nước cần sớm phổ biến nội dung của các tiêu chuẩn,
các luật, các đạo luật cho các doanh nghiệp gỗ Việt Nam, ban hành các văn bản hướng
dẫn cụ thể việc thực hiện để các sản phẩm gỗ phù hợp với quy định của quốc tế, về quy
trình kiểm tra chuỗi hành trình của gỗ nguyên liệu từ khai thác, vận chuyển, chế biến
cho đến tiêu thụ.
- Ban hành các biện pháp nhằm cải thiện nguồn cung ứng gỗ nguyên liệu hợp
pháp
Trong bối cảnh như hiện nay, vấn đề đặt ra là tăng cường sử dụng nguồn nguyên
liệu trong nước, thay vì phụ thuộc quá nhiều vào nguồn gỗ nhập khẩu sẽ khó tránh khỏi
các rủi ro, khó khăn và làm tăng chi phí. Để chứng chỉ rừng có thể phát triển ở Việt Nam

34
thì Nhà nước đề ra các chính sách mới, nghiên cứu sửa đổi, loại bỏ các chính sách gây
cản trở cho thực hiện tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững:
- Ban hành các chính sách đầu tư và phát triển rừng trong nước
- Hạn chế xuất khẩu gỗ dạng sơ chế ra nước ngoài
- Hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiêp thông qua các
chương trình hỗ trợ về tài chính; lãi suất; xây dựng và áp dụng các biện pháp quản lý
tiên tiến hoặc các biện pháp quản lý chất lượng khác; hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ
cho người quản lý hay lao động/nhân viên; hỗ trợ xúc tiến thương mại.
- Thích ứng tiêu chuẩn của Việt Nam với tiêu chuẩn quốc tế
Việc không đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế nguyên nhân phần lớn là do thiếu
thống nhất giữa tiêu chuẩn trong nước và tiêu chuẩn quốc tế. Mặt khác, không có các cơ
quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các tiêu chuẩn này
trong thực tiễn sản xuất. Vì vậy cần phải có phương thức phù hợp để tiêu chuẩn của Việt
Nam phù hợp, đồng nhất với tiêu chuẩn quốc tế.
- Hiện nay, các yếu tố môi trường cũng được các nước lợi dụng để tăng cường
ban hành và áp dụng TBT, vì vậy, cơ quan chức năng cần hỗ trợ và khuyến khích các
doanh nghiệp sử dụng nhãn mác sinh thái theo các tiêu chuẩn quốc tế (ISO 14020,
ISO/DIS 14021, ISO/CD 14024) để đối phó và vượt qua các rào cản về môi trường.
4.2. Về phía các Hiệp hội
Vai trò của Hiệp hội gỗ và lâm sản cũng như vai trò của các hiệp hội gỗ từng địa
phương là rất quan trọng trong công tác tổ chức sản xuất phục vụ xuất khẩu, khai thác
và tìm kiếm thị trường… đặc biệt quan trọng trong việc là cầu nối liên kết giữa các
doanh nghiệp với nhà nước. Không chỉ có vậy, các doanh nghiệp còn có thể thông qua
các hiệp hội tạo dựng uy tín, hình ảnh của mình khi thâm nhập vào thị trường tiềm năng
như Mỹ.
Do đó các hiệp hội cần thực hiện tốt chức năng đại diện cộng đồng, bảo vệ quyền
lợi chính đáng của các hội viên, kêu gọi sự hỗ trợ từ nhà nước hay ngân hàng khi các
doanh nghiệp cần nguồn vốn; và chức năng cung cấp dịch vụ, phổ biến thông tin cho
hội viên, hỗ trợ các doanh nghiệp trong công tác xúc tiến xuất khẩu sang thị trường
Mỹ,…
4.3. Về phía các Doanh nghiệp
- Chủ động nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại, tìm hiểu các thông tin
về TBT của Mỹ để điều chỉnh hoạt động sản xuất của mình
Các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu, tiếp cận, nâng cao năng lực cập nhật
và phân tích thông tin để thích ứng với những đạo luật, những yêu cầu kỹ thuật đặt ra
đối với sản phẩm của mình khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Đồng thời cần có kế hoạch
dài hạn, chiến lược kinh doanh cụ thể.
35
- Tiếp tục kiểm soát chặt nguồn gốc gỗ
- Cần có sự đầu tư và chuẩn bị tốt về nhân sự và tài chính
o Nhân sự: lực lượng lao động của Việt Nam rất dồi dào tuy nhiên
vẫn phần nhiều là chưa có kỹ thuật. Trong tương lai cần nguồn cung thiết yếu
về nguồn nhân lực được đào tạo, có trình độ và hiểu biết. Một chiến lược trọng
điểm để thúc đẩy xuất khẩu đó là củng cố hơn nữa nguồn nhân lực thông qua
việc tiếp tục đầu tư vào các cơ sở, đào tạo nghề và ngôn ngữ. Đặc biệt là đào
tạo chuyên môn và tiếng Anh cho các nhân viên quản lý.
o Tài chính: Việc đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật đòi hỏi các doanh
nghiệp phải có nguồn vốn đủ mạnh mới có thể tiến hành các thủ tục. Không chỉ
là chi phí xin cấp chứng chỉ mà còn chi phí đầu tư nhân sự, cơ sở vật chất kỹ
thuật,... Chính vì vậy doanh nghiệp phải chuẩn bị tốt về nguồn tài chính. Có thể
là tiết kiệm chi phí sản xuất, hoặc tận dụng nguồn vốn vay của nhà nước, hiệp
hội các cá nhân doanh nghiệp khác…
- Đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và
hàng hoá xuất khẩu. Chủ động triển khai áp dụng các hệ thống quản lý tiêu chuẩn chất
lượng theo tiêu chuẩn quốc tế và đáp ứng yêu cầu bảo vệ sức khoẻ, môi trường; nghiên
cứu và ứng dụng vào quá trình sản xuất các tiêu chuẩn kỹ thuật như ISO, 5S, JIT…
nhằm chuẩn hóa đầu ra theo yêu cầu từ phía Mỹ.
- Mở rộng, tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước, giữa các doanh
nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các tổ chức đa quốc gia.
Các doanh nghiệp trong nước có thể liên kết với nhau cùng chia sẻ kinh nghiệm,
trao đổi kỹ thuật công nghệ, thiết bị, hỗ trợ nhau về nguyên liệu, thông tin, chia sẻ đơn
đặt hàng,… Sự liên kết giúp các doanh nghiệp tránh được chi phí trong khâu trung gian,
thu mua nguyên liệu hay hoàn thành những đơn đặt hàng lớn mà một doanh nghiệp
không thể thực hiện được. Ngoài các doanh nghiệp cùng sản xuất trong nước, các doanh
nghiệp trong nước cũng phải tích cực chủ động tìm kiếm đối tác bạn hàng để mở rộng
cơ hội giao thương với các đối tác Mỹ. Nhờ có sự liên kết này các doanh nghiệp có thể
tiếp thu công nghệ, trình độ quản lý đặc biệt giúp các doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt
và hiểu các quy định đối với sản phẩm một cách đúng đắn và cập nhật nhanh chóng nhất,
chủ động trong việc đáp ứng các rào cản kỹ thuật từ phía Mỹ.

36
PHẦN KẾT LUẬN

Kể từ năm 2000, khi Hiệp định thương mại Việt – Mỹ có hiệu lực quan hệ thương
mại hai chiều về đồ gỗ đã đạt được những thành công nhất đinh. Các mặt hàng đồ gỗ
Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ có xu hướng gia tăng cả về số lượng và chất
lượng. Điều đó cho thấy đồ gỗ Việt Nam đang dần đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật
khắt khe của thị trường này. Tuy nhiên các rào cản kỹ thuật đặt ra ngày càng tinh vi và
phức tạp hơn. Mỹ khai thác triệt để các hàng rào kỹ thuật để bảo hộ sản xuất và người
tiêu dùng trong nước. Điều đáng quan tâm là năng lực đáp ứng rào cản của các doanh
nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, bị động với các rào cản về tiêu chuẩn hàng hoá
(do không hiểu biết pháp luật quốc tế).
Bài thảo luận của nhóm đã nghiên cứu những rào cản kỹ thuật mà Mỹ đặt ra với
đồ gỗ nhập khẩu; Phân tích, đánh giá thực trạng đáp ứng những tiêu chuẩn đó của ngành
đồ gỗ Việt Nam. Từ đó đưa ra một số giải pháp có tính thiết thực giúp các sản phẩm đồ
gỗ Việt Nam vượt qua những rào cản này, nhằm nâng cao hơn nữa khả năng xuất khẩu
của ngành sang thị trường Mỹ trong thời gian tới.
Trong quá trình tìm hiểu và viết bài, do trình độ lý luận còn hạn chế, thiếu kiến
thức thực tế nên chuyên đề còn nhiều thiếu sót. Nhóm 4 chúng em rất mong nhận được
sự đóng góp của thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn góp phần tích cực vào
thực tiễn hoạt động xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang thị trường Mỹ

37

You might also like