Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Nghệ thuật trình diễn – Performing arts

nghệ thuật đương đại bắt đầu từ cuối thập niên 60 hoặc đầu thập niên 70 (điểm kết
thúc của trào lưu nghệ thuật hiện đại).
Sơ lược nghệ thuật đương đại
Nghệ thuật trình diễn
Khái niệm
Một phong trào khác có nguồn gốc khái niệm là Nghệ thuật trình diễn. Bắt đầu từ thập niên
60 và vẫn còn được yêu thích cho đến ngày nay, nghệ thuật trình diễn lấy cảm hứng từ
kịch nghệ. Mặc dù được biểu diễn bởi các nghệ sĩ (như đúng tên gọi của nó), nghệ thuật
không chỉ phục vụ mục đích giải trí. Thay vào đó, mục tiêu của nó là truyền tải một thông
điệp hoặc ý tưởng. Các nghệ sĩ trình diễn nổi bật bao gồm Marina Abramović, Yoko Ono và
Joseph Beuys 
Nghệ thuật Sắp đặt (Installation Arts), Nghệ thuật Trình diễn (Performance Arts) và Nghệ thuật Thân thể
(Body Arts) là ba khuynh hướng sáng tác và thể hiện mới của ngôn ngữ mỹ thuật, của nghệ thuật thị giác.
Nó được coi là một hình thái, khuynh hướng nghệ thuật hậu hiện đại.
Trong thực tế thì loại hình nghệ thuật được gọi là Nghệ thuật Trình diễn không hoàn toàn giống với loại nghệ
thuật vốn đang giảng dạy trong các Trường Nghệ thuật Sân khấu và Điện ảnh. Về thuật ngữ thì các loại hình
thuộc nghệ thuật sân khấu điện ảnh cũng được gọi chung là “Performance Arts”. nghệ thuật biểu diễn
sử dụng cơ thể, tiếng nói và sự có mặt của chính nghệ sĩ làm phương tiện trình diễn trước
công chúng.Nó bao gồm các diễn viên, diễn viên hài, diễn viên múa, ảo thuật, nghệ sĩ xiếc,
nhạc sĩ, và các ca sĩ. Nghệ thuật biểu diễn cũng được hỗ trợ bởi các nhân viên trong các lĩnh
vực có liên quan, chẳng hạn như sáng tác, biên đạo Nhưng Nghệ thuật Trình diễn mà chúng ta nói
tới ở đây là thuộc lĩnh vực mỹ thuật chứ không phải của nghệ thuật biểu diễn  
Còn Nghệ thuật Trình diễn thì ra đời trong khoảng thời gian trong thập niên 1960 với những tác phẩm của
những nghệ sĩ vốn đã tạo ra tên gọi “Tình cờ”, “Ngẫu nhiên” (Happenings). Đó là các nghệ sĩ như: Vito
Acconi, Hermann Nitsch, Joseph Beuys và Allan Kaprow. Nó còn được coi là Nghệ thuật Sống (live art) hay
Nghệ thuật Hành động (action art).
Nghệ thuật Trình diễn được coi là nghệ thuật mà trong đó hoạt động của một cá nhân hay một nhóm được
diễn ra ở một vị trí đặc biệt và cũng trong một thời gian đặc biệt để hình thành tác phẩm.
Bản thân nghệ thuật này bao gồm bốn  yếu tố cơ bản như sau: thời gian (time), không gian (space), thân thể
người diễn (performer’s body) và mối quan hệ tương tác giữa người diễn và người thưởng ngoạn. Nó có vẻ
như là hình thức đối kháng lại với hội họa và điêu khắc.
Mặc dù Nghệ thuật Trình diễn có thể được  phối hợp bao gồm một chuỗi những hoạt động như sân khấu,
(theater), múa (dance), âm nhạc (music), xiếc (circus) cùng liên kết với nghệ thuật phun lửa (fire breathing),
tung hứng (juggling) và thể dục nhào lộn (gymnastics). Nhưng Nghệ thuật Trình diễn mà chúng  ta nói  tới ở
đây không hoàn toàn giống với lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn của Sân khấu Điện ảnh thông thường mà là nó
do những nghệ sĩ mỹ thuật thực hiện nhằm diễn đạt ý tưởng của nghệ thuật tạo hình chứ không phải ý
tưởng văn học thuần tuý.  
Điểm đặc biệt ở chỗ là bản thân tác giả lại chính là một bộ phận của tác phẩm hay chính là tác phẩm. Nghĩa
là, tác giả cũng chính là tác phẩm và tác phẩm chính là tác giả.
Ngày xưa, trong mỹ thuật bao gồm ba mối quan hệ chủ yếu thể hiện như sau: tác giả, tác phẩm và người
xem ở ba vế khác nhau.
Giờ đây mối quan hệ tay ba rút gọn còn tay đôi, quan hệ từ hai phía. Đó là quan hệ giữa  một bên là “tác giả -
tác phẩm” và bên kia người xem. Nghĩa là khái niệm về tác giả và tác phẩm đã chuyển sang quan hệ mới
hơn không còn là hai khái niệm biệt lập.
Tuy nhiên từ trong bản thân cái gọi là “tác giả - tác phẩm” cũng có mối quan hệ riêng ở dạng khác trước. Đó
là tác giả  có thể là một người hay một nhóm người cùng được coi là  đồng tác giả hay do một người trong
nhóm chỉ đạo chung và họ dùng thân xác của chính mình để biểu diễn. Vì nó được coi là Nghệ thuật Hành
động (action art) cho nên hễ hành động, diễn thì phải dùng sức lực của chính tác giả.
Do đó sẽ có tình huống là tác giả “bị mệt” và diễn không hoàn toàn giống những lần diễn trước đó. Đặc biệt
hơn nữa là ngay trong quá trình diễn đi diễn lại thì mối quan hệ giữa tác giả - tác phẩm và những người xem
sẽ có những  sự tương tác về tâm lý, giao lưu tình cảm, từ đó hình thành ngay trong bản thân tác giả cái gọi
là “tâm lý, tâm trạng biểu diễn”.  

1
 trong Nghệ thuật Trình diễn  ngày nay thì giữa tác giả - tác phẩm và người xem thực sự có sự giao lưu,
tương tác với nhau qua cái nhìn của tác giả - tác phẩm với trạng thái cảm xúc của người xem diễn ra ngay
trong khi xem diễn. Tác giả diễn bị mệt, người xem biết. Người xem vui, hứng thú hay uể oải thì tác giả cũng
biết. Thậm chí người xem đẹp hay xấu cũng tác động đến cảm xúc và trạng thái diễn của tác giả - tác phẩm.
Từ những đặc điểm nói trên ta thấy, đối với Nghệ thuật Trình diễn thì khái niệm triển lãm (exhibition) ngày
xưa đã được thay thế bằng từ ngữ, hay khái niệm “diễn” (display). Vì thời gian diễn  của nghệ thuật này có
giới hạn (phải diễn lại, sau khi nghĩ ngơi), cho nên được gọi là thời hạn (duration). Chính vì phải diễn đi diễn
lại theo chu kỳ giống chiếu phim trong Nghệ thuật Video (Video Arts)  hay Nghệ thuật Thân thể (Body Art)
cho nên các nhà lý luận ngày nay gọi các loại hình này thuộc dạng Nghệ thuật Phù du (phemeral Arts).

Nghệ Thuật Đương Đại là gì ?


Đối với nhiều người, việc đưa ra một định nghĩa về nghệ thuật đương đại có thể là một nhiệm vụ khó khăn.
Mặc dù tiêu đề của nó đơn giản và dễ hiểu, nhưng ý nghĩa thời hiện đại của nó không rõ ràng.

-Theo nghĩa cơ bản nhất, thuật ngữ nghệ thuật đương đại đề cập đến nghệ thuật được
tạo ra ngày nay. Mặc dù có vẻ đơn giản, nhưng các chi tiết xung quanh định nghĩa này
thường hơi mơ hồ, vì cách hiểu của các cá nhân khác nhau về “ngày nay” có thể rất
khác nhau. Do đó, điểm khởi đầu chính xác của thể loại này vẫn còn đang được tranh
luận; tuy nhiên, nhiều nhà sử học nghệ thuật coi “hiện tượng” này xuất phát vào cuối
những năm 1960 hoặc đầu những năm 1970 ( xuất hiện vào những năm 70 tk XX). Và
bảy loại hình nghệ thuật bao gồm Hội Họa, Điêu Khắc, Kiến Trúc, Âm Nhạc, Biểu
Diễn Sân Khấu, Văn Học và Điện Ảnh được sản xuất trong thời gian này cũng
được xem là nghệ thuật đương đại.
-Định nghĩa về những gì đương đại thì luôn tự nhiên luôn luôn di chuyển, gắn liền với
hiện tại ,với ngày bắt đầu tiến về phía trước. Vì vậy chúng ta có thể dịch cụm từ nghệ
thuật đương đại là
“các tác phẩm nghệ thuật đã, đang và sẽ được tạo ra trong cuộc sống của chúng ta”
-Nhưng ở Việt Nam thì nghệ thuật đương đại mới thực sự rầm rộ vào những năm 2000.
-Nghệ thuật đương đại tạo nên tác phẩm với sự kết hợp đa dạng của vật liệu, phương
pháp, khái niệm với những tư tưởng chống lại truyền thống và thách thức những định
nghĩa dễ dãi. Nghệ sỹ khám phá ý tưởng, khái niệm, câu hỏi, thực hành trong quá khứ
với mục đích để hiểu hiện tại và hình dung tương lai. Bởi sự đa dạng trong các phương
pháp tiếp cận, Nghệ thuật đương đại thường được xem như thiếu một sự thống nhất
trong nguyên lý, tư tưởng hay định hình và công chúng luôn được tự hỏi rằng điều này
đang thiếu một cái gì đó.Sự tò mò,một tâm hồn cởi mở và tranh luận là những công cụ
tốt nhất để tiếp cận một tác phẩm nghệ thuật đương đại.

- Bởi sự xuất hiện cùng với định nghĩa mơ hồ của Đương đại mà người ta thường
nhầm lẫn nó với nghệ thuật Hiện Đại. Mặc dù không có sự đồng thuận rõ ràng nào về
việc Nghệ thuật Hiện đại kết thúc từ lúc nào và Nghệ thuật Đương đại thực sự bắt đầu

2
từ đâu, phần lớn Có một sự đồng thuận chung rằng Nghệ thuật Hiện đại bắt đầu vào
giữa thế kỷ 19 ở Pháp. Đương đại đề cập đến một cái gì đó tồn tại hoặc xảy ra trong
cùng một khoảng thời gian trong khi hiện đại được sử dụng để đại diện cho thời điểm
hiện tại hoặc gần đây trái ngược với quá khứ xa xôi . Đây là sự khác biệt chính giữa
đương đại và hiện đại.

-Với định nghĩa “nghệ thuật ngày nay”,có thể ngạc nhiên khi biết rằng nghệ thuật
đương đại thực sự có một lịch sử tương đối dài. Để theo dõi quá trình phát triển, chúng
ta hãy xem qua các phong trào lớn của nghệ thuật này.
 pop art - nghệ thuật đại chúng
 photorealism - chủ nghĩa hiện thực
 conceptualism - thuyết ý niệm
 installation art - nghệ thuật sắp đặt
 street art - nghệ thuật đường phố, v.v.v

và performing art - nghệ thuật trình diễn.

Nghệ Thuật Trình Diễn là gì ?


1/Định nghĩa
-Nghệ thuật Trình diễn là khuynh hướng sáng tác và thể hiện mới của ngôn ngữ mỹ
thuật, của nghệ thuật thị giác. Nó được coi là một hình thái, khuynh hướng nghệ thuật
hậu hiện đại.
-Nghệ thuật Trình diễn được coi là nghệ thuật mà trong đó hoạt động của một cá nhân
hay một nhóm được diễn ra ở một vị trí đặc biệt và cũng trong một thời gian đặc biệt để
hình thành tác phẩm.
-Nó còn được coi là Nghệ thuật Sống (live art) hay Nghệ thuật Hành động (action art).
-Tác phẩm nghệ thuật trình diễn được đặc trưng bởi việc nghệ sĩ sử dụng sáng tạo cả
cơ thể của mình và không gian xung quanh. Màn trình diễn có từ một kịch bản hoặc
không, ngẫu nhiên hoặc được dàn xếp cẩn thận, tự phát hoặc lên kế hoạch kĩ lưỡng,
có hoặc không có sự tham gia của khán giả.

2/Lịch sử
-Ngày nay, hầu hết các nhà sử học nghệ thuật đánh dấu những năm 1960 là thời điểm
bắt đầu của nghệ thuật trình diễn. Tuy nhiên, nguồn gốc của phong trào có thể bắt
nguồn từ nhiều thập kỷ trước đó.
-Có hai luồng ý kiến về sự ra đời của Nghệ thuật trình diễn. Có người cho rằng nghệ
thuật trình diễn bắt nguồn từ những buổi biểu diễn của phong trào nghệ thuật vị lai
(Futurism) và Dada khoảng đầu thế kỉ 20. Một số khác lại cho rằng sự khởi đầu của
hình thức nghệ thuật này liên quan đến sự phản kháng chính trị và văn hóa xã hội của

3
các phong trào sinh viên, nữ quyền, hòa bình, đồng tính v.v… vào những năm 1960 và
1970.
-Nó thì nghiêng về ý kiến đầu hơn, vì dẫu sao thì thuật ngữ “performance” cũng đã
được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1914 bởi RoseLee Goldberg để chỉ một số tác
phẩm Vị lai ở Ý. Và đồng thời, vào khoảng thời gian đó cũng diễn ra nhiều buổi biểu
diễn trực tiếp của các nghệ sĩ thuộc phong trào Dada. Phong trào Bauhaus ở Đức,
thành lập năm 1919.

-Performance đóng một vai trò quan trọng trong những phong trào nghệ thuật tiên
phong suốt thế kỷ 20 như Futurism và Dada. Bất cứ khi nào các nghệ sĩ trở nên bất
mãn với các loại hình nghệ thuật thông thường, như hội họa và các phương thức điêu
khắc truyền thống, họ thường chuyển sang biểu diễn như một phương tiện để làm mới
tác phẩm của họ.

-Dù ở phương Tây, hình thức thực hành nghệ thuật này đã có trên nửa thế kỷ tồn tại và
phát triển. Nhưng đối với không ít người Việt Nam, nghệ thuật trình diễn vẫn còn là một
loại hình thực hành nghệ thuật vô cùng xa lạ. Nó mới chỉ “rụt rè” đan cài trong những
hoạt động văn hóa khác hoặc “ẩn khuất” trong không gian tư gia của một vài nghệ sĩ.
Lịch sử của NGTD không chỉ phản ánh sự vận động của nghệ thuật đương đại Tây
phương mà còn là một bản ghi trung thực của tâm thế con người Tây phương hiện đại.

3/Đặc điểm
-Bao gồm bốn yếu tố cơ bản như sau: thời gian (time), không gian (space), thân thể
người diễn (performer’s body) và mối quan hệ tương tác giữa người diễn và người
thưởng ngoạn.

4/Những làn sóng đầu tiên


-Trước đó phải kể đến một trong những cuộc trình diễn quan trọng tại trường Hắc Sơn
và đã trở thành hình mẫu cho vô số các cuộc trình diễn khác trong hai thập niên 1950,
1960, diễn ra vào năm 1952. John Cage, David Tudor, Rauschenberg, Jay Watt,vvv
cùng với sự góp mặt của công chúng, cuộc trình diễn đã dần đạt tới cao trào ,là một
bầu không khí vô cùng hỗn loạn, vô mục đích và làm cho những người tham dự hoàn
toàn “không biết trước được điều gì sẽ diễn ra sau mỗi hành vi.
-Sau thời điểm xuất hiện của trường Hắc Sơn, có hai trào lưu quan trọng khác đã xuất
hiện và làm thay đổi hẳn bộ mặt nghệ thuật tạo hình thế kỷ 20.
-Trào lưu thứ nhất mang tên “Nghệ thuật đột biến” (Happening Art) tại Mỹ, trào lưu thứ
hai mang tên “Nghệ thuật ngẫu biến” (Fluxus Art) tại châu Âu. Cả hai trào lưu này cùng
đều được hình thành trong khoảng thời gian cuối thập kỷ 50 và đầu thập kỷ 60.
-‘Nghệ thuật đột biến (Happening Art)

4
+nổi lên vào những năm 1950,được phát sinh từ loạt trình diễn mang tên “18 đột biến
trong sáu phần” (18 Happenings in Six Parts) của nghệ sĩ Mỹ Allan Kaprow, diễn ra tại
Gallery Neuben, New York vào năm 1959. Quan tâm tới câu hỏi về giới hạn của các vật
thể nghệ thuật, những biến cố cũng như hành vi đời thường, nghệ thuật đột biến đã
thiết tạo nên một định nghĩa thị giác về khoảng hẹp nhỏ nhoi giữa nghệ thuật và cuộc
đời.Họ đề cao các yếu tố ngẫu hứng và tương tác với khán giả, vì các nghệ sĩ hy vọng
sẽ tạo ra trải nghiệm hoàn toàn mới với mỗi màn trình diễn. “Tôi luôn tin rằng tác phẩm
của mình nên được hoàn thành theo nghĩa là tôi khuyến khích mọi người thêm sức
sáng tạo của họ vào nó, cả về mặt ý
-Nghệ thuật ngẫu biến (Fluxus)
+Cùng thời điểm đó, tại châu Âu, một nhóm nghệ sĩ mang tên “Ngẫu biến” (Fluxus) đã
được thành lập dưới sự tổ chức của một nghệ sĩ, kiến trúc sư và sử gia kiến trúc Mỹ
gốc Litva, George Maciunas, người cũng đã tự chỉ định bản thân làm chủ tịch nhóm.
Điểm chung của vài nghệ sĩ đầu tiên thuộc trào lưu “ngẫu biến” là: họ đều là học trò
trong một khóa giảng nổi tiếng của John Cage 
+Giống như diễn biến, các buổi biểu diễn của fluxus kết hợp một số khía cạnh của các
loại hình nghệ thuật khác nhau. Tuy nhiên, trong khi các diễn biến lấy cảm hứng từ sân
khấu nhiều hơn, các nghệ sĩ  tập trung vào âm nhạc tối thiểu để tạo ra các “sự kiện”
mang tính thử nghiệm. Sự nhấn mạnh vào âm thanh này chủ yếu được lấy cảm hứng
từ John Cage, người đã mạnh dạn tin rằng “mọi thứ chúng tôi làm là âm nhạc”.

- Nhứng cái tên tiên phong

+John Cage

là một nhà soạn nhạc, nghệ sĩ sáng tạo và là tiền


thân của nghệ thuật trình diễn. Ông ấy được biết đến
với những sáng tác âm nhạc tối thiểu, đa dạng về cả
phong cách và âm thanh. Một số tác phẩm,
như “Water Walk” - ông sử dụng các đồ vật bất ngờ
làm nhạc cụ.

water walk- john cage :


https://youtu.be/SSulycqZH-U

5
+Yoko Ono

Yoko Ono có một cuộc đời hoạt


động nghệ thuật vô cùng phong
phú và gây rất nhiều tranh luận.
Bà là một trong những nghệ sĩ –
với triết lý nghệ thuật đề cao tính
trừu tượng và sự tương tác của
công chúng

Sinh ra trong một gia đình quý tộc Nhật Bản, Yoko sớm bộc lộ tài năng nghệ thuật.
Những năm 1960, nghệ thuật trình diễn còn là một khái niệm mới mẻ, đặc biệt là ở
Nhật Bản. Từ thời đó, bà đã bắt đầu trình diễn những tác phẩm khiến người ta sửng
sốt. Sự độc đáo trong tư duy sáng tạo nghệ thuật đã là cầu nối đưa bà đến với John
Lennon.Rất lâu trước khi hợp tác nổi tiếng với John Lennon, Yoko Ono là "Nữ tư tế
tối cao của những điều đang xảy ra" và là người tiên phong trong nghệ thuật trình
diễn. Rút ra từ một loạt các nguồn từ Thiền tông đến Dada, các tác phẩm của cô ấy
là một trong những tác phẩm sớm nhất và táo bạo nhất của phong trào. Các tác
phẩm của Yoko đều có tính tư tưởng và nhân văn. Chẳng hạn trong Mảnh mây
(1963), bà hướng dẫn chúng tôi tưởng tượng đào một cái lỗ trong vườn và đặt
những đám mây vào đó. Hay màn biểu diễn Cut Piece năm 1964 được xem là đi
trước thời đại gần ba mươi năm và là tác phẩm nổi tiếng nhất của bà.

Giống như tất cả các tác phẩm nghệ thuật trình diễn của Yoko, Cut Piece mang
tính khái niệm sâu sắc, mang tính thử nghiệm cao và dựa trên chủ nghĩa tích cực.
Được coi là một sự kiện xảy ra, Cut Piece được biểu diễn lần đầu tiên vào ngày 20
tháng 7 năm 1964 tại Phòng hòa nhạc Yamaichi ở Kyoto. Màn trình diễn có sự góp
mặt của Yoko khi bà quỳ trên sân khấu trong bộ vest. Trước mặt Yoko là một chiếc
kéo mà bà mời khán giả sử dụng để cắt quần áo của mình.

Cutpiece- yoko ono : https://youtu.be/zbQBD06N0Hs

+Marina Abramovic và
Ulay ( cộng sự của bà)

Marina sinh năm 1946 và


đã gắn bó với nghệ thuật
trình diễn trên bốn thập
kỷ. Những tác phẩm của

6
bà khám phá nghệ thuật cơ thể, sức chịu đựng, nữ quyền, mối quan hệ
giữa người trình diễn và khán giả, giới hạn của cơ thể và khả năng của
trí óc).Ulay từng là người tình lâu năm của Marina.

Vào năm 1980, trong một cuộc triển lãm nghệ thuật ở Dublin, họ đã trình diễn Rest
Energy trong 4 phút. Ulay giương cung chĩa thẳng vào tim Abramovic. Ulay có thể dễ
dàng giết chết nữ nghệ sĩ chỉ bằng một ngón tay mà không cần bất cứ nỗ lực gì. Việc
này dường như tượng trưng cho sự thống trị của nam giới và những quyền lợi họ có
trong xã hội so với phụ nữ. Abramovic cầm vào tay cung và chĩa vào chính bà, gần như
bà đang hỗ trợ Ulay để tự kết liễu mạng sống của mình. Marina chia sẻ: “Chúng tôi có
hai micro nhỏ đặt trên lồng ngực để có thể nghe thấy tiếng tim đập. Khi màn trình diễn
tiến triển, nhịp đập của tim ngày càng dữ dội hơn và dù chỉ là 4 phút 10 giây, đối với tôi,
cảm giác như thời gian kéo dài mãi mãi. Vì vậy, đó thực sự là một màn trình diễn về sự
tin tưởng hoàn toàn.”

https://youtu.be/O6dF8Gjm-X8

MoMA-marina & ulay : https://youtu.be/xlf68X2qEpM

7
8

You might also like