Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 35

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT ĐỒNG NAI

KHOA CƠ KHÍ CHẾ TẠO

GIÁO TRÌNH

TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP VÀ CAO ĐẲNG

PHAY BÁNH RĂNG TRỤ RĂNG THẲNG, THANH RĂNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số …………… ngày …. tháng …… năm .......

của Hiệu trưởng trường Cao đẳng kỹ thuật Đồng Nai)

Đồng Nai, năm 2021

Lưu hành nội bộ


TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT ĐỒNG NAI

KHOA CƠ KHÍ CHẾ TẠO

GIÁO TRÌNH

TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP VÀ CAO ĐẲNG

PHAY BÁNH RĂNG TRỤ RĂNG THẲNG, THANH RĂNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số …………… ngày …. tháng …… năm .......

của Hiệu trưởng trường Cao đẳng kỹ thuật Đồng Nai)

Đồng Nai, năm 2020

Lưu hành nội bộ


LỜI NÓI ĐẦU

 Cuốn giáo trình “PHAY BÁNH RĂNG TRỤ RĂNG THẲNG, THANH
RĂNG” được biên soạn dựa trên cơ sở của chương trình chi tiết năm 2019 của
Trường cao đẳng kỹ thuật Đồng Nai . Dùng để đào tạo cấp trình độ trung cấp và cao
đẳng, được sử dụng làm tài liệu giảng dạy, tài liệu để nghiên cứu nội dung và trình
tự các bước tiến hành khi phay bánh răng trụ răng thẳng, thanh răng cho các học
sinh - sinh viên của Trường.

 Để hoàn thành giáo trình này ngoài sự cố gắng bản thân còn có sự giúp đỡ của
tập thể đội ngũ giảng viên Khoa cơ khí chế tạo Trường cao đẳng kỹ thuật Đồng Nai
và với sự đóng góp của các kỹ sư, kỹ thuật viên, công nhân cơ khí giàu kinh nghiệm
trong các doanh nhiệp sản xuất cơ khí trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

 Trong quá trình biên soạn chắc chắn sẽ có những thiếu sót nhất định. Rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp để giáo trình môn học “PHAY BÁNH RĂNG
TRỤ RĂNG THẲNG, THANH RĂNG” được hoàn thiện hơn, đáp ứng được yêu
cầu của thực tế sản xuất của các doanh nghiệp hiện tại và trong tương lai.

Biên Hòa, ngày tháng năm

Người biên soạn

1
MỤC LỤC
Tên môn học: PHAY BÁNH RĂNG TRỤ RĂNG THẲNG, THANH RĂNG........2

CHƯƠNG 1: PHAY BÁNH RĂNG TRỤ RĂNG THẲNG......................................2

1.Công dụng và phân loại bánh răng......................................................................2

1.1 Công dụng........................................................................................................2

1.2 Phân loại..........................................................................................................2

2. Các yêu cầu kỹ thuật của bánh răng...................................................................2

3 Các thông số hình học của bánh răng trụ răng thẳng........................................2

4. Phương pháp phay bánh răng trụ răng thẳng...................................................2

4.1 Chọn dao phay..................................................................................................2

4.2 Các bước tiến hành phay.................................................................................2

5. Các dạng sai hỏng và cách khắc phục.................................................................2

6. Các phương pháp kiểm tra bánh răng................................................................2

7. Bài TH số 1: Gá, lắp điều chỉnh đầu phân độ, dao và máy..........................2

8. Bài TH số 2: Phay bánh răng trụ răng thẳng.................................................2

CHƯƠNG 2: PHAY THANH RĂNG.........................................................................2

1. Khái niệm và công dụng......................................................................................2

2. Các yêu cầu kỹ thuật của thanh răng.................................................................2

3 Các thông số hình học của thanh răng.................................................................2

4. Phương pháp phay thanh răng trên máy phay vạn năng..................................2

4.1 Trường hợp phay thanh răng bằng du xích bàn máy........................................2

4.2 Trường hợp phay thanh rằng bằng đĩa chia độ trực tiếp..................................2

4.3 Trường hợp phay thanh bằng đầu chia vi sai...................................................2

5. Các dạng sai hỏng và cách khắc phục.................................................................2

6. Bài TH số 1: Gá, lắp điều chỉnh ê tô, dao và máy..........................................2

2
7. Bài TH số 2: Phay thanh răng..........................................................................2

TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................2

3
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC
Tên môn học: PHAY BÁNH RĂNG TRỤ RĂNG THẲNG, THANH RĂNG
Mã số của môn học: 5.121.67
Thời gian môn học: 60 giờ;(Lý thuyết: 8 giờ; Thực hành: 49 giờ; Kiểm tra 3 giờ).
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC:

- Vị trí: Trước khi học môn học này học học sinh phải hoàn thành các môn học sau:
5.30, 5.31, 5.32, 5.33, 5.34, 5.40, 5.121.56, 5.121.57, 5.121.58, 5.121.60, 5.121.62,
5.121.63.

- Tính chất:Là môn học chuyên môn nghề bắt buộc.


II. MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC:
Sau khi học xong môn học này học viên có năng lực:

- Về kiến thức:

+ Tính toán được các thông số hình học cơ bản và phương pháp gia công bánh
răng và thanh răng.

- Về kỹ năng:

+ Phay được bánh răng trụ răng thẳng, thanh răng trên máy phay vạn năng
đúng yêu cầu kỹ thuật và đúng thời gian.

-Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Cẩn thận, kiên trì, nghiêm túc.

+ Làm việc độc lập và đánh giá được chất lượng công việc sau khi hoàn thành.

4
CHƯƠNG 1: PHAY BÁNH RĂNG TRỤ RĂNG THẲNG
Mục tiêu:

 Kiến thức:

+ Tính toán được các thông số hình học của bánh răng trụ răng thẳng.

+ Trình bày được phương pháp phay bánh răng trụ răng thẳng trên máy phay
vạn năng.
Kỹ năng:
+ Gá lắp đầu phân độ và dao đúng quy trình và đúng thao tác.
+ Phay được bánh răng trụ răng thẳng đạt yêu cầu kỹ thuật và thời gian.
Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Có khả năng làm việc nhóm hoặc độc lập.
+ Rèn luyện tính tư duy, sáng tạo, an toàn trong học tập

1.Công dụng và phân loại bánh răng.

1.1 Công dụng.

Truyền động bánh răng được sử dụng rộng rãi trong nhiều loại máy và cơ cấu
khác nhau để truyền chuyển động quay từ trục này sang trục khác và để biến chuyển
động quay thành chuyển động tịnh tiến hoặc ngược lại.

Bánh răng là một bộ phận trong hệ thống truyền động của các máy móc cơ khí,
nó có hình dạng là một hình tròn với cấu tạo có các răng rãnh liên tiếp nhau.

Chúng thường được sử dụng theo cặp. Có thể từ 2 tới 3, 4 cặp bánh răng. Các
cặp bánh răng nối tiếp nhau theo hình dạng song song. Chúng có tác dụng để truyền
động, phân phối tốc độ nhanh hay chậm của động cơ, nói cách khác là chúng dùng để
điều phối vận tốc quay tăng hay giảm.

1.2 Phân loại.

Bánh răng thường dùng gồm có ba loại:

Bánh răng trụ : bánh răng trụ có các răng hình thành trên mặt trụ tròn xoay,
gồm các loại sau đây:

+ Bánh răng trụ răng thẳng: răng hình thành theo mặt trụ.

5
+ Bánh răng trụ răng nghiêng: răng hình thành theo đường xoắn ốc trụ.

+ Bánh răng trụ răng chữ V: răng nghiêng theo hai phía ngược chiều nhau,
làm thành chữ V.

Bánh răng trụ : bánh răng côn có công dụng truyền chuyển động quay giữa hai
trục cắt nhau. Răng của bánh răng côn được hình thành trên mặt côn, vì vậy kích thước
của răng và mô đun thay đổi theo chiều dài của răng, càng về phía đỉnh nón kích thước
của răng và mô đun càng bé.

Răng bánh vít và răng trục vít : có công dụng truyền chuyển động quay giữa hai
trục chéo nhau.

+ Răng của trục vít có dạng ren vít, trục vít có ren một, hai hoặc ba đầu mối.
Mô đun của trục vít bằng mô đun của bánh vít ăn khớp. Các kích thước của trục vít
được tính theo mô đun.

+ Răng của bánh vít hình thành trên mặt tròn xoay có đường sinh là một cun g
tròn (mặt xuyến). Đường kính của vòng chia và mô đun được tính trên mặt phảng vuông góc
với trục của bánh vít và đi qua tâm xuyến.

a b

6
c d

e f

Hình 1.1 Các loại bánh răng

Hình 1.1 a,b,c : bánh răng trụ răng thẳng, nghiêng, chữ V

Hình 1.1 c, d : bánh răng côn răng thẳng, răng xoắn

Hình 1.1 f : bánh vít, trục vít

2. Các yêu cầu kỹ thuật của bánh răng.

- Răng có bền mỏi tốt.

- Răng có độ cứng cao.

- Tính truyển động ổn định không gây ồn.

- Hiệu suất truyền động lớn, năng suất cao (truyền mômen quay giữa hai trục song
song với nhau có hiệu suất lớn từ 0.96 – 0.99).

7
3 Các thông số hình học của bánh răng trụ răng thẳng.

Hình 1.2 Thông số bánh răng trụ răng thẳng

a. Số răng (Z) 

Z=d/m

b. Bước răng (t): là khoảng cách giữa ai răng liền nhau được xác định trên đường
tròn nguyên bản. Khoảng cách này gồm bề dày (S) của răng và chiều rộng của rãnh
(T):

t=S+T

c. Chiều cao (h):trong đó chiều cao đầu răng (hi) và chiều cao chân răng (hc)

Mà: hi = m và hc = m+c

Trong đó : c - khe hở chân răng ; c = (0,1÷0,3)m thường lấy c = 0,2m

Như vậy chiều cao toàn bộ của răng là: h = hi + hc = 2,2m

d. Đường kính vòng chia (dp): còn được gọi là đường kính nguyên bản là đường
trung bình của chiều cao làm việc.

d = zt/ = zm

8
e. Đường kính đỉnh răng (Di): là vòng tròn đi qua các đỉnh răng.

di = Dp + 2 hi = mz + 2m = m (z + 2)

f. Đường kính chân răng (Dc): là vòng tròn chân răng đi qua các chân răng.

dc = Dp – 2hc = mz – 2.1,2 m = m ( z – 2,4)

g. Vòng tròn cơ sở (do): là vòng tròn làm căn cứ để vẽ đường thân khai của sườn
răng. Đường kính của vòng tròn cơ sở do.

do = d.cos

Trong đó:  - góc ăn khớp (với  = 20o thì Do = 0,94 Dp)

h. Chiều dày răng (S): Được đo ở vòng tròn cơ bản:

- Với răng tinh: S = 1,57 m

- Với răng thô: S = 1,53 m

i. Chiều rộng rãnh răng (T):

Được đo ở vòng tròn cơ bản: T = 1,57 m

j. Khoảng cách tâm hai trục bánh răng (a):

(Trong đó: d1 và z1 của bánh răng thứ nhất, d2 và z2 của bánh răng thứ hai)

k. Góc ăn khớp (): là góc hợp bởi đường ăn khớp và tiếp tuyến của đường tròn
nguyên bản tại điểm ăn khớp. Góc () thường bằng 200 (có trường hợp góc  = 14030
hoặc 150).

l. Mô đun là thông số quan trọng bậc nhất của bánh răng và chúng được tiêu chuẩn
hóa, tất cả các thông số khác của bánh răng đều tỷ lệ trực tiếp với mô đun.

Modun là tỉ số của bước răng theo vòng chia trên π(pi) được tiêu chuẩn hóa và
bằng:

m = P/π (mm)

Dãy mô đun tiêu chuẩn của bánh răng:

9
Dãy 1, mm: 0,3; 0,4; 0,5; 0,6; 0,8; 1; 1,25; 1,5; 2; 2,5; 3; 4; 5; 6; 8; 10; 12; 16; 20;
25; 32; 40; 50; 60; 80; 100;

Dãy 2, mm: 0,7; 0,9; 1,125; 1,135; 1,75; 2,25; 2,75; 3,5; 4,5; 5,5; 7; 9; 11; 14; 18;
22; 28; 36; 45; 70; 90;

Chúng ta ưu tiên sử dụng những thông số mô đun theo dãy 1.

Ví dụ: hãy tính toán các thông số để phay một bánh răng trụ răng thẳng biết z = 24, m
= 3, góc ăn khớp  = 200 . Sử dụng đầu phân độ N =40, số vòng lỗ có được từ các đĩa
từ 15 đến 49 (lỗ)

Giải

+ d = z.m = 24 x 3 = 72 (mm)

+ hi = m = 3 (mm)

+ hc = m + c = 3 + (0,2 x 3) = 3,6(mm)
+ h = hi + hc = 6,6 (mm)
+ di = m (z +2) = 3 (24 + 2) = 78 (mm)
+ dc = m (z – 2,4) = 3 (24 – 2,4) = 64,8 (mm)
+ t = π.m = 3,14 x 3 = 9,42 (mm)
+ T = 1,57m = 1,57 x 3 = 4.71 (mm)
+ S =1,57m = 1,57 x 3 = 4.71 (mm)

Sau khi cắt hết một rãnh ta quay đi một vòng với 10 lỗ trên vòng lỗ 15

4. Phương pháp phay bánh răng trụ răng thẳng.

4.1 Chọn dao phay

Dao phay bánh răng trụ răng thẳng là dao phay rãnh định hình với các dạng
đường cong thân khai, thường được gọi là dao phay mô đun. Trong khi phay những
bánh răng nhỏ và trung bình thì thường sử dụng dao phay đĩa mô đun

10
Hình 1.3 Dao phay đĩa mô đun

Còn đối với răng cỡ lớn, thường phay trên máy phay đứng và dao phay mô đun trụ
(ngón)

đứng.

Hình 1.3 Dao phay ngón mô đun

11
Bảng 1.1 Bộ dao quay mô đun 8 dao

Số hiệu dao phay Số răng (Z) của bánh răng gia công

1 12 và 13 răng

2 14 đến 16 răng

3 17 – 20 -

4 21 – 25 -

5 26 – 34 -

6 35 – 54 -

7 55 – 134 -

8 135 răng trở lên và sử dụng khi phay


thanh răng

Bảng 1.2 Bộ dao quay mô đun 15 dao

Số hiệu Sốrăng Z Số hiệu Sốrăng Z

1 12 răng 41/2 23 – 25 răng

11/2 13 - 5 26 – 29 -

2 14 - 51/2 30 – 34 -

21/2 15 và 16 răng 6 35 – 41 -

3 17 – 18 - 61/2 42 – 54 -

31/2 19 – 20 - 7 55 – 74 -

4 21 – 22 - 71/2 75 – 234 -

8 135 răng trở lên và sử


dụng khi phay thanh răng

4.2 Các bước tiến hành phay.

12
Hình 1.4 Phay bánh răng

Chuẩn bị máy, vật tư, thiết bị 

Chọn máy phay nằm vạn năng (sử dụng dao phay môđun đĩa) và máy phay
đứng (sử dụng dao phay môđun trụ). Thử máy kiểm tra độ an toàn về điện, cơ, hệ
thống bôi trơn, điều chỉnh các hệ thống trượt của bàn máy. Chuẩn bị phôi (kiểm tra các
kích thước phôi: Đường kíng đỉnh răng, chiều dày răng, độ đồng tâm giữa mặt trụ và
tâm trục gá, độ song song và vuông góc giữa các mặt,.) Đầu phân độ vạn năng có N =
40, mâm cặp 3 hoặc 4 chấu, cặp tốc, mũi tâm, dụng cụ lấy tâm: Phấn màu, bàn vạch,
dụng cụ kiểm tra: Thước cặp, dưỡng, bánh răng cùng loại. Sắp xếp nơi làm việc hợp
lý, khoa học. 

Chọn dao, gá lắp và điều chỉnh dao. 

Chọn dao phay môđun và số hiệu. Gá dao trên trục chính, xiết nhẹ, điều
chỉnh và xiết chặt dao

Gá phôi và lấy tâm. 

Gá phôi trên trục gá, cặp tốc ( hoặc mâm cặp 3, 4 chấu) giữa đầu chia và u
động của máy phay vạn năng. Dùng phấn màu chà lên bề mặt phôi và tiến hành lấy
tâm theo phương pháp chia đường tròn thành 2 hoặc 4 phần đều nhau trên đường tròn. 

Chọn tốc độ trục chính và lượng chạy dao

Tính và chọn địa chia độ cho phù hợp với số răng cần phay 

13
Tính n theo công thức: chọn số vòng chắn và số lỗ lẻ đúng với
số phần cần chia (z). 

Bố trí hai cữ giới hạn chạy dao tự động ở bàn dạo dọc.

Chọn chiều sâu cắt 

Cho dao tiến gần phôi rồi đưa tâm dao trùng với tâm phôi. Dịch chuyển bàn
máy lên cho dao chạm vào phôi, đưa dao lùi ra nâng bàn máy lên xác định chiều sâu
cắt. Sau đó khóa bàn máy ngang và bàn máy lên xuống lại. Chiều sâu cắt được chọn
phụ thuộc vào tính chất vật liệu gia công và độ chính xác của chi tiết. 

Chọn phương pháp tiến dao.

Theo hướng tiến dọc

Tiến hành phay 

Cho máy chạy, vặn tay quay từ từ cho đến khi dao bắt đầu cắt thì sử dụng hệ
thống tự động bàn dao dọc và bàn dao lên . Khi phay xong một rãnh răng cho bàn máy
chạy ngược lại cho dao rời khỏi phôi. Dừng máy chia độ sang rãnh khác rồi tiếp tục
phay rãnh mới. Tăng chiều sâu cắt và tiến hành phay cho đến hết kích thước chiều
cao. 

Lưu ý: Để đảm bảo rằng đủ, răng đều ta nên vạch dấu số răng trên phôi hoặc
tiến hành phay thử nếu đạt độ đều thì phay đúng. 

5. Các dạng sai hỏng và cách khắc phục

Răng không đều:

 Thao tác phân độ sai

 Làm xê dịch kéo chia khi phân độ

 Không khử độ rơ của ụ chia

Răng bị lệch

 Căn dao không đúng tâm

Răng cuối bị to hoặc quá nhỏ

14
 Tính khoảng chia sai

Biên dạng răng không đúng

 Chọn dao sai

 Chiều sâu cắt sai

Sườn răng bị chầy sước, độ bong thấp

 Dao mòn

 Chi tiết bị rung

 Chế độ cắt không phù hợp

6. Các phương pháp kiểm tra bánh răng.

Kiểm tra bề dầy răng

Hình 1.5 Kiểm tra bề dầy răng

Bảng 1.3 tra hệ số E và H

15
Ví dụ : bánh răng có Z = 18 răng, modul = 3. Kích thước cần kiểm tra là :
H = m.a = 3 x 1,03429 = 3,10297
E = m.b = 3 x 1,5688 = 4,7064

Kiểm tra pháp tuyến chung

Kích thước W được xác như sau (với răng có góc ăn khớp = 200)

W=m(1,476065k + 0,013996Z)

W: kích thước pháp tuyến chung

k: hệ số tra bảng dưới

Z: số răng gia công

n: số răng đo

Hình 1.6 Pan me đo răng

Bảng 1.4 tra hệ số n và k

16
Hình 1.7 Kiểm tra độ đảo của bánh răng Hình 1.8 Kiểm tra độ song song của
răng

7. Bài TH số 1: Gá, lắp điều chỉnh đầu phân độ, dao và máy.

 Kiến thức:

- Trình bày được các thông số hình học của bánh răng trụ răng thẳng.

 Kỹ năng:

- Lựa chọn được dụng cụ cắt, dụng cụ kiểm tra, dụng cụ gá lắp phù
hợp.

- Lắp và điều chỉnh được dao và đầu phân độ .

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Có khả năng làm việc nhóm hoặc độc lập.

- Rèn luyện tính tỷ mỉ, chính xác, an toàn và vệ sinh công nghiệp

Trình tự các bước thực hiện

Lắp và điều chỉnh đầu phân độ và ụ sau lên bàn máy

17
Lắp và điều chỉnh dao

Gá dao chính xác trên trục chính

Độ dảo mặt đầu cho phép 0.1mm

Gá phôi và lấy tâm

Điều chỉnh chốt cắm và kéo chia đầu phân độ (nếu cần)

18
8. Bài TH số 2: Phay bánh răng trụ răng thẳng.

 Kiến thức:

- Trình bày được các phương pháp, các dạng sai hỏng và cách khắc
phục khi phay bánh răng trụ răng thẳng.

 Kỹ năng:

- Phay được bánh răng trụ răng thẳng đạt yêu cầu kỹ thuật và thời gian
.

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Có khả năng làm việc nhóm hoặc độc lập.

- Rèn luyện tính tỷ mỉ, chính xác, an toàn và vệ sinh công nghiệp

Bản vẽ chi tiết

Yêu Cầu Kỹ Thuật:


19

Các góc vát 2x450

Đúng profin răng, răng đều và cân tâm

Độ nhám sườn răng Rz40

Trình tự các bước phay

TT Bước công việc Chỉ dẫn thức hiện

1 Nghiên cứu bản vẽ - Đọc hiểu chính xác bản vẽ

- Xác định được tất cả các thông số cần thiết và các


yêu cầu kỹ thuật của chi tiết gia công

- Chuyển hoá các ký hiệu th%nh các kích thước gia


công tương ứng

2 Lập qui trình công - Nêu rõ thứ tự các bước gia công, gá đặt, dụng cụ
nghệ cắt, dụng cụ đo, chế độ cắt.

- Tính toán chính xác các thông số hình học cần


thiết

- Xác định chính xác số vòng lỗ và số lỗ

3 Chuẩn bị, vật tư, thiết - Chuẩn bị đầy đủ : dụng cụ gá, dụng cụ đo kiểm,
bị dụng cụ dụng cụ lấy tâm…

- Chọn dao đúng mô đun, đúng số hiệu

- Kiểm tra phôi có đạt yêu cầu về đường kính,


chiều dày, độ đồng tâm…

- Đầy đủ trang bị bảo hộ lao động

- Dầu bôi trơn ngang mức quy định

- Tình trạng máy làm việc tốt, an toàn

4 Gá và điều chỉnh dao - Gá dao chính xác trên trục chính

- Gá dao phay đĩa mô - Độ đảo mặt đầu cho phép ±0.1mm


đun trên máy phay

- Hiệu chỉnh và siết chặt

20
5 Gá phôi và rà phôi - Xác định chuẩn gá chính xác

- Lấy tâm bằng cách : chia đường tròn làm 2 hay 4


phần bằng nhau, hoặc bằng êke và căn mẫu

- Độ không đồng tâm cho phép <0.1mm

6 Phay - Chọn chế độ cắt hợp lý và sử dụng đúng phương


pháp phay.

- Thực hiện đúng trình tự phay : phay thử, phay


phá và phay tinh.

- Răng đúng, đều, cân tâm, đạt độ nhám.

7 Kiểm tra hoàn thiện - Kiểm tra tổng thể chính xác.

- Thực hiện công tác vê sinh công nghiệp

Giao nộp thành phẩm đầy đủ

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP


1. Mô đun của răng là gì? Có một bánh răng cũ ta làm sao để xác định được bánh
răng đó có mô đun bao nhiêu?
2. Trình tự công việc khi phay bánh răng trụ răng thẳng như thế nào?
3. Khi phay bánh răng trụ răng thẳng có thể xảy ra các dạng sai hỏng nào? Cách
khắc phục
4. Hãy tính toán hai bánh răng trụ răng thẳng ăn khớp biết: a = 90; m = 2.5; i =
1/3; N = 40; các vòng lỗ trên đĩa chia có từ 15 đến 49.

21
CHƯƠNG 2: PHAY THANH RĂNG
 Kiến thức:

+ Tính toán được các thông số hình học của thanh răng .

+ Trình bày được phương pháp phay thanh răng trên máy phay vạn năng.
Kỹ năng:
+ Phay được thanh răng đạt yêu cầu kỹ thuật và thời gian.
Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Có khả năng làm việc nhóm hoặc độc lập.
+ Rèn luyện tính tư duy, sáng tạo, an toàn trong học tập

1. Khái niệm và công dụng.

Thanh răng là thanh kim loại với hình dạng thẳng và dẹt, (có thể dạng trục, hoặc
ống) có răng, ăn khớp với một bánh răng có mô đun tương đương, để biến chuyển
động động tròn thành chuyển động tịnh tiến và ngược lại. Thanh răng là một bánh răng
trụ có bán kính vô cùng lớn, mà các vòng tròn nguyên bản, vòng tròn ngoài và vòng
tròn trong của bánh răng đó trở thành các đường thẳng song song. Thanh răng thường
có dạng: răng thẳng, răng nghiêng hoặc răng chữ V.

2. Các yêu cầu kỹ thuật của thanh răng.

- Răng có độ bền mỏi tốt

- Răng có độ cứng cao, chống mòn tốt

- Tính truyền động ổn định, không gây ồn.

- Hiệu suất truyền động lớn, năng suất cao.

22
Hình 2.1 Các loại thanh răng

3 Các thông số hình học của thanh răng.

Hình 2.2 Các thông số thanh răng

Bước răng : P = m.π

23
Góc nữa đỉnh răng : a = 20° ð góc đỉnh răng 40°

Chiều cao đỉnh răng :hi = m

Chiều cao chân răng :hc = m + c = 1,167.m (c =0.167)

Chiều cao răng :h = hi + hc = 2,167.m

Bán kính góc lượn chân răng : R £ 0,4.m

Chiều dài răng : lz = P. z = m.π.z

Chiều rộng rãnh răng : T =P/2

Chiều dày răng : S = T = P/2

Ví dụ: tính các thông số bánh răng biết z=15, m=2.

Giái

+ d = z.m = 24 x 3 = 72 (mm)

+ hi = m = 2 (mm)

+ hc = m + c = 1,167 x 2 = 2,334(mm)
+ h = hi + hc = 4,334 (mm)
+ t = π.m = 3,14 x 2 = 6,28 (mm)
+ T = S = P/2 = 6,28 : 2 = 3.14 (mm)
+ lz = P. z = 6,28 x 15 = 94,2(mm)

4. Phương pháp phay thanh răng trên máy phay vạn năng.

4.1 Trường hợp phay thanh răng bằng du xích bàn máy.

Với phương pháp này thì sau khi chia một phần thì ta phải dịch chuyển bàn
máy đi một khoảng bằng giá trị một bước răng ( P ) . Khoảng dịch chuyển đó được xác
định bằng công thức :

Trong đó : n - là số vạch của cần quay sau một lần dịch chuyển

P - là bước răng cần phay

F - là giá trị của một vạch trên du xích bán máy .

24
Trong trường hợp chưa xác định được giá trị du xích của mỗi vach thì ta có thể
tính theo cách lấy giá trị của một bước vít me chia cho số vạch được khắc trên du
xích . Ví dụ trục vít me có bước là 5mm , vành du xích có 100 vach thì ta tính :

Ví dụ : Cần phay một thanh răng có m = 2.5mm , F = 0.05mm . Ta xác định mỗi lần
dịch chuyển bàn máy đi một răng là :

Ta có thể nghiêm lại :

+ Bước răng được tính toán là t = 3.1416 x 2,5 = 7.854 mm

+ Bước răng thực tế mà ta xác định bằng việc quay bàn máy bằng việc sử
dụng du xich là :

Như vậy nếu so sánh với mức độ sai lệch về bước t = 7.854 mm - 7.85mm = 0.004mm

  4.2 Trường hợp phay thanh rằng bằng đĩa chia độ trực tiếp.

Cách phay thanh răng bằng đĩa chia độ trực tiếp hình 2.3 thì không cần sử dụng
tay quay (1), mà sử dụng tay quay đĩa (5) và đĩa chia (4) có nhiều vòng lỗ khác nhau.
Để xác định phần lẽ dễ dàng và ít nhầm lẫn ta sử dụng doãn (3). Phôi được gá trên bàn
máy (2), mỗi lần chia để phay răng tiếp theo, phải vặn tay quay đĩa chia độ một số
vòng và lỗ theo công thức:

Trong đó : n - là số vòng cần quay

P - là bước ren vít me bàn máy

m - là mô đun thanh răng

25
Hình 2.3 Phay thanh răng bằng đĩa chia độ trực tiếp

Ví dụ : thanh răng cần phay có m =3, máy phay có bước ren vít me P =6mm. Mỗi lần
chia răng phải quay :

Như vậy, mỗi lần chia ta cần quay 1 vòng và 9 lỗ trên vòng lỗ 15 của đĩa chia

Tính sai số :

Bước răng theo thiết kế ttk = 3.14 x 3 = 9.42

Bước răng thực tế ttt = 6 x 1.6 = 9.6

Như vậy sai lệch ∆t = 9.6 -9.42 = 0.18

4.3 Trường hợp phay thanh bằng đầu chia vi sai.

Bằng cách lắp thêm bộ bánh răng thay thế ở đầu visme bàn máy dọc(ở một
số máy có lắp sẳn cơ cáu này).

Khi quay một số vòng chẳn (1,2 vòng) của bánh răng thay thế thông qua tỷ
số truyền của bộ bánh răng lắp ngoài đế vísme bàn máy để được 1 bước răng
tương đối chính xác.

Công thức tính bộ bánh răng thay thế:

26
Với là số răng của bánh răng thay thế

Pc : bước răng cần gia công

n : số vòng tay quay (bánh răng a)

tx : bước visme bàn máy.

Ví dụ khi chọn bánh răng a,b,c,d khi phay thanh răng có m = 3 biết tx = 6
Chọn

Bằng cách lắp thêm bộ bánh răng thay thế ở đầu visme bàn máy dọc với
trục chính của ụ phân độ

Công thức tính bộ bánh răng thay thế:

Vói là số răng của bánh răng thay thế

N : đặc tính của ụ phân độ

Pc : bước răng cần gia công

n : số vòng quay cua tay quay

tx : bước visme bàn máy.

Thí dụ: để chế tạo thanh răng có m = 3mm bước bàn máy tx = 6 và N = 40
Ta có:với

Bánh răng a = 60; b = 30

Như vây ta phải quay 31 vòng 12 khoảng trên vòng lỗ 30

27
Hình 2.3 Phay thanh răng bằng lắp bánh răng thay thế

5. Các dạng sai hỏng và cách khắc phục

 Bước răng sai:

- Tính toán số vòng quay hoặc tỷ số truyền sai

- Chiều sâu cắt sai

- Trong quá trình phay bộ bánh răng chuyển động không thông suốt

 Răng không đều, profin sai lệch:

- Không khử rơ trong đầu phân độ

- Sai số tích lũy

- Gá phôi phôi rà

- Nhầm lẫn

 Độ nhám bề mặt thấp:

28
- Chọn chế độ cắt không hợp lý

- Dao mòn

- Chi tiết bị rung

- Không sử dụng dung dịch trơn nguội

6. Bài TH số 1: Gá, lắp điều chỉnh ê tô, dao và máy.

 Kiến thức:

- Trình bày được các thông số hình học của thanh răng thẳng.

 Kỹ năng:

- Lựa chọn được dụng cụ cắt, dụng cụ kiểm tra, dụng cụ gá lắp phù
hợp.

- Lắp và điều chỉnh được dao và phôi .

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Có khả năng làm việc nhóm hoặc độc lập.

- Rèn luyện tính tỷ mỉ, chính xác, an toàn và vệ sinh công nghiệp

Trình tự các bước thực hiện

Chuẩn bị máy , vật tư , thiết bị

Chọn máy phay nằm vạn năng sử dụng dao phay môđun đĩa. Thử máy kiểm
tra độ an toàn về điện , cơ , hệ thống bôi trơn , điều chỉnh các hệ thống trượt của bàn
máy . Chuẩn bị phôi ( kiểm tra các kích thước phối : Chiều dài , chiều rộng , chiều
cao , độ song song giữa 2 mặt bên , đô vuông góc giữa các mặt ) , dụng cụ rà , dụng cụ
kiểm tra Thước cặp , dưỡng , bánh răng cùng môđun . Sắp xếp nơi làm việc hợp lý ,
khoa học .

Chon dao , gá lắp và điều chỉnh dao

Chọn dao phay môđun đúng với môđun của thanh răng cần phay và số hiệu
lớn nhất, bởi dạng răng của thanh răng bao giờ cũng là hình thang cân . Gá dao trên
trục chính, xiết nhe , điều chỉnh và xiết chặt dao .

Gá phôi trên ôtô hay một dụng cụ gá khác

29
Gá phôi trên êtô máy vạn năng , hoặc gá phối trên một số đồ gả thông dụng khác .
Đảm bảo độ song song giữa các răng với hướng tiến của dao.

Chọn tốc độ trục chính và lương chay dao

Tính số vạch và xác định số vòng quay của tay quay ( n ) 

7. Bài TH số 2: Phay thanh răng.

 Kiến thức:

- Trình bày được phương pháp, các dạng sai hỏng và cách khắc phục
khi phay thanh răng .

 Kỹ năng:

- Phay được thanh răng đạt yêu cầu kỹ thuật và thời gian .

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Có khả năng làm việc nhóm hoặc độc lập.

- Rèn luyện tính tỷ mỉ, chính xác, an toàn và vệ sinh công nghiệp

Bản vẽ chi tiết

Yêu Cầu Kỹ Thuật:

 Đảm bảo dung sai kích thước ±0,1

 Đúng profin răng

30
 Hai rãnh R6 đối xứng.

 Độ nhám Rz40

Trình tự các bước phay

TT Bước công việc Chỉ dẫn thức hiện

1 Nghiên cứu bản vẽ - Đọc hiểu chính xác bản vẽ

- Xác định được tất cả các thông số cần thiết và các


yêu cầu kỹ thuật của chi tiết gia công

- Chuyển hoá các ký hiệu thành các kích thước gia


công tương ứng

2 Lập qui trình công - Nêu rõ thứ tự các bước gia công, gá đặt, dụng cụ
nghệ cắt, dụng cụ đo, chế độ cắt.

- Tính toán chính xác các thông số hình học cần


thiết

- Xác định chính xác số vạch hoặc vòng lỗ và số lỗ

3 Chuẩn bị, vật tư, thiết - Chuẩn bị đầy đủ : dụng cụ gá, dụng cụ đo kiểm,
bị dụng cụ dụng cụ lấy tâm…

- Chọn dao đúng mô đun, đúng số hiệu

- Kiểm tra phôi có đạt yêu cầu về kích thước, độ


song song vuông góc…

- Đầy đủ trang bị bảo hộ lao động

- Dầu bôi trơn ngang mức quy định

- Tình trạng máy làm việc tốt, an toàn

4 Gá và điều chỉnh dao - Gá dao chính xác trên trục chính

- Gá dao phay đĩa mô - Chọn đúng dao mô đun và số hiệu


đun trên máy phay - Độ đảo mặt đầu cho phép ±0.1mm
- Hiệu chỉnh và siết chặt

5 Gá phôi và rà phôi - Xác định chuẩn gá chính xác

31
- Gá phôi, điều chỉnh và kẹp chặt phôi

6 Phay - Chọn chế độ cắt hợp lý và sử dụng đúng phương


pháp phay.

- Thực hiện đúng trình tự phay : phay thử, phay


phá và phay tinh.

- Đúng profin, bước, chiều cao răng, đạt độ nhám...

7 Kiểm tra hoàn thiện - Dũa bavia và kiểm tra tổng thể chính xác.

- Thực hiện công tác vê sinh công nghiệp

- Giao nộp thành phẩm đầy đủ

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP


1. Trình tự công việc khi phay thanh răng thẳng như thế nào?
2. Khi phay thanh răng thẳng có thể xảy ra các dạng sai hỏng nào? Cách khắc
phục
3. Hãy tính toán các thông số hình học cho một thanh răng biết: m = 2; Z = 15.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Tiến Đào, Nguyễn Tiến Dũng - KỸ THUẬT PHAY - NXB Khoa học và
Kỹ thuật 2000.
2. Công Bình – Kỹ thuật phay thực hành - NXB Thanh niên 2004.
3. Trần Thế San, Hoàng Trí, Nguyễn Thế Hùng - THỰC HÀNH CƠ KHÍ TIỆN -
PHAY – MÀI -  Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật 2010.
4. Nguyễn Chí Bảo - Nguyễn Hùng Cường - Nhiều Tác Giả - THỰC HÀNH CẮT
GỌT KIM LOẠI - TRÊN MÁY TIỆN VÀ MÁY PHAY - Nhà xuất bản Giáo
Dục Việt Nam 2009.
5. Ph.A.Barơbasôp - Kỹ thuật phay - Nhà xuất bản Mir Maxcơva 1984 (người
dịch Trần Văn Địch).
6. Trần Văn Địch - Công nghệ chế tạo bánh răng - NXB Khoa học và Kỹ thuật
2006

32
33

You might also like