Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

~~~~~~~~~*~~~~~~~~~

Nhập môn nghiên cứu Ấn Độ

Chủ đề:
BIRUNI – CHA ĐẺ CỦA NGÀNH ẤN ĐỘ HỌC

Giảng viên: PGS. TS Đỗ Thu Hà


Nhóm thực hiện: nhóm 1

Hà Nội – 2020

1
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 1

STT Họ và tên MSSV


1 Nguyễn Thị Thu Na 19030141
2 Trần Thu Hà 19030136
3 Chu Thị Mến 19030139
4 Trương Thị Bích Thủy 19030144
5 Điêu Thị Hiệp 19030616

MỤC LỤC

A. MỞ ĐẦU.............................................................................................................................................3
B. NỘI DUNG.........................................................................................................................................3
CHƯƠNG I. TIỂU SỬ VÀ KHÁI QUÁT SỰ NGHIỆP CỦA BIRUNI.....................................................3
1. Tiểu sử............................................................................................................................................3
2. Khái quát sự nghiệp.......................................................................................................................4
CHƯƠNG II. BIRUNI VÀ NGÀNH “ẤN ĐỘ HỌC”................................................................................5
1. Quá trình đến Ấn Độ của Biruni..................................................................................................5
1.1. Hoàn cảnh đặt chân đến Ấn Độ............................................................................................5
1.2. Các giai đoạn hoạt động nghiên cứu.....................................................................................5
2. Những đóng góp của Biruni với ngành Ấn Độ học......................................................................6
2.1. Kitab fi Tahqiq ma li’l - Hind.................................................................................................6
2.2. Indica......................................................................................................................................7
3. Sự khác biệt trong nghiên cứu Ấn Độ của Biruni.......................................................................8
CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA BIRUNI.............................................................9
C. KẾT LUẬN......................................................................................................................................10

2
A. MỞ ĐẦU

Ấn Độ là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại, là khởi nguồn
của nhiều đặc sắc văn hóa trên thế giới. Vì thế đất nước xinh đẹp này đã trở thành
nguồn cảm hứng vô tận cho biết bao học giả muốn khám phá và chinh phục nơi
đây. Trong đó nhất định phải kể đến Abu Rayhan al Biruni – người đầu tiên sáng
lập và cũng là người đóng vai trò quan trọng nhất cho ngành Ấn Độ học. Sau một
khoảng thời gian, có nhiều học giả nghiên cứu về Ấn Độ không được đánh giá cao
nữa vì quan điểm có tính chất định kiến, nghiên cứu không đến thực địa, chứng cớ
không khoa học hay phương pháp nghiên cứu trở nên lạc hậu. Tuy nhiên Biruni
vẫn luôn được coi là học giả nghiên cứu Ấn Độ xuất sắc dù ông sống cách chúng ta
đã hơn 1000 năm. Nhận thức được vai trò quan trọng của Biruni đối với sự ra đời
và phát triển của ngành Ấn Độ học, nhóm chúng em xin được tìm hiểu về chủ đề
mang tên: Biruni – Cha đẻ cuả ngành Ấn Độ học.

B. NỘI DUNG

CHƯƠNG I. TIỂU SỬ VÀ KHÁI QUÁT SỰ NGHIỆP CỦA BIRUNI


1. Tiểu sử

Biruni, tên đầy đủ là Abu Rayhan Almad Biruni, sinh ngày 5/9/973 tại Kath,
Khwarazn (nay là Uzbekistan); mất ngày 13/12/1048 tại Ghazni (nay thuộc
Afganistan). Ông là người gốc Ba Tư, theo đạo Islam và thuộc dòng Shia.

Biruni đã quan tâm và bắt đầu quá trình nghiên cứu khoa học của mình từ rất
sớm dưới sự hướng dẫn của nhà toán học, thiên văn học nổi tiếng Abi Nasr al
Mansur. Bằng sự đam mê, hiếu học của mình, Biruni đã không ngừng ra sức học
tập và nghiên cứu từ khoa học tự nhiên cho đến khoa học xã hội. Trong quá trình

3
này, ông đã làm quen với nhiều học giả nổi tiếng đương thời như nhà triết học Abu
Ali Ibn Sina; nhà triết học, dân tộc học Miskawayh;...

Biruni là người khai sáng thế giới khoa học với những khám phá và phát minh
tiên phong, là một nhân vật Hồi giáo quan trọng của Thổ Nhĩ Kỳ. Ông sớm có các
công trình quý giá thuộc nhiều lĩnh vực, và tên tuổi của ông sớm được biết đến từ
khi mới chỉ 17 tuổi với thành tựu tính được vĩ độ của Kath. Đặc biệt ở tuổi 22, ông
đã viết một công trình nghiên cứu nhỏ mang tên “Cartogaraphy” – đưa ra những ý
kiến xưa nay chưa từng có. Nhờ thế mà danh tiếng và uy tín của ông ngày càng
được biết đến nhiều hơn trong giới khoa học.

2. Khái quát sự nghiệp

Biruni được đánh giá là một trong những học giả Ba Tư vĩ đại vào thế kỉ XI.
Ông tham gia nghiên cứu ở nhiều ngành khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau
như toán học, vật lí học, nhân chủng học, thiên văn học, chiêm tinh học, trắc địa
học, địa chất học, triết học, tâm lí học và cả lịch sử học... Để quá trình nghiên cứu
khoa học được dễ dàng, ông đã học thêm nhiều ngôn ngữ khác nhau. Đó là tiếng
A-rập, tiếng Thổ Nhĩ Kì, tiếng Do Thái, tiếng Sankrit, tiếng Siri cổ. Vì thế các nhà
phê bình đã gọi ông là “Vidya Sagar” nghĩa là “Ocean of Learning” - Biển học, bởi
sự uyên bác và tầm hiểu biết sâu rộng của ông. Sự nghiệp của Biruni có sự ảnh
hưởng từ nhiều học giả nổi tiếng tiêu biểu như Aristotle, Plolemy, Aryabhata,
Muhamad, Brahmagupta,...

Quá trình học tập và nghiên cứu không mệt mỏi của Biruni đã tạo nên một sự
nghiệp đồ sộ. Ông đã để lại cho nhân loại 146 tác phẩm viết về các công trình
nghiên cứu thuộc nhiều thể loại khác nhau. Hầu hết chúng đều được viết bằng
tiếng A-rập, điều này cho thấy rằng dù đây không phải là tiếng mẹ đẻ nhưng ông

4
vẫn có thể sử dụng thành thạo và ông cũng biết cách khai thác những nét đẹp văn
hóa ở những miền đất mà ông quan tâm.

Ngoài ra, Biruni cũng là một học giả gây được những ảnh hưởng lớn. Ông
được coi là cha đẻ của nhiều ngành khoa học như: nhân chủng học, trắc địa học,
Ấn Độ học; là người đi đầu trong các thử nghiệm về thiên văn học và là người mở
đường cho các thử nghiệm về tâm lí. Khi chủ nghĩa cuồng tín tôn giáo càn quét
Châu Âu thời trung cổ, tư tưởng của Biruni đã vượt xa những tư tưởng khoa học
mà mãi sau đó mới xuất hiện ở Châu Âu. Bên cạnh đó, ông còn có ảnh hưởng tới
nhiều học giả đương thời và sau này như Al Sijzi, Avicenna. Omar khayyam, al
Khazini, Zakariya al Clazwini,...

CHƯƠNG II. BIRUNI VÀ NGÀNH “ẤN ĐỘ HỌC”


1. Quá trình đến Ấn Độ của Biruni
1.1. Hoàn cảnh đặt chân đến Ấn Độ

Biruni sống vào cuối thế kỉ X đầu thế kỉ XI, cũng là thời kì bất ổn của thế giới
Islam vì cuộc chiến tranh xung đột xảy ra liên tục. Trong thời gian này, Sultan
Mahood Ghaznami đã xâm lược quê hương của Biruni. Khi được đặt dưới quyền
bảo trợ, Biruni đã chấp nhận điều đó và cùng Sultan vào Ấn Độ trong hơn hai
mươi năm.

Biruni là học giả Islam đầu tiên đến Ấn Độ. Dưới sự bảo trợ của Sultan
Mahood Ghaznami, ông đã đặt chân đến Ấn Độ lần đầu tiên vào năm 1017. Ngay
khi đến, Biruni đã bị lôi cuốn bởi nền văn hoá bản xứ nơi đây. Trước hết ông đã ra
sức học tiếng Phạn, sau đó học tập và nghiên cứu nhiều ngành khoa học bằng cách
đi thực tế ở nhiều nơi. Quá trình đến và nghiên cứu Ấn Độ của ông gồm ba giai
đoạn từ năm 1017 đến năm 1030.

1.2. Các giai đoạn hoạt động nghiên cứu

5
Giai đoạn thứ nhất, khi ông ở Kabul và Ghaznal: Ở đây, ông học được tiếng
Sankrit và nhiều tiếng đia phương nhờ vào một người Islam đến từ Ba Tư. Mục
đích của ông tới đây là để tìm hiểu những điều còn bí ẩn của thiên văn học từ
những nhà thiên văn học Ấn Độ. Qua nhiều năm tìm hiểu, ông đã tăng sự hiểu biết
của mình về Ấn Độ trong một số lĩnh vực còn gây nhiều tranh cãi như văn học, tôn
giáo, thiên văn học, toán học, tín ngưỡng, địa lí,…

Giai đoạn thứ hai, khi ông tới Multan: đây từng là trung tâm của các nhà tu
hành của Ấn Độ giáo. Ở đây, ông được tiếp cận với những cuốn sách về đạo Hindu
và đạo Bàlamôn. Ông cũng đi thăm Sialkot và Nandana để tìm hiểu kiến thức từ
các học giả ở Kashimir. Ý định của ông là biến Ghaznah thành trung tâm nghiên
cứu thiên văn và khoa học, bao gồm cả việc nghiêm cứu về kinh, vĩ tuyến nhờ vào
các kiến thức đã có được trong suốt thời gian sống ở Ấn Độ của ông.

Giai đoạn thứ ba, tại Nandana: ông đã tiến hành thử nghiệm, đo lường mặt đất
bằng cách sử dụng phương pháp lượng giác. Chính nhờ những chuyến đi ấy mà
Biruni đã đến với Ấn Độ học và trở thành “cha đẻ” của ngành khoa học này .

2. Những đóng góp của Biruni với ngành Ấn Độ học

Trong suốt sự nghiệp nghiên cứu khoa học của mình, Biruni đã để lại rất nhiều
thành tựu mà trong đó nhất định phải kể đến “Indology” – ngành Ấn Độ học. Khi
nói về ngành khoa học này, kết quả nghiên cứu của Biruni được ghi lại đầy đủ nhất
qua hai tác phẩm là “Kitab fi Tahqiq ma li’l- Hind” và “Indica”.

2.1. Kitab fi Tahqiq ma li’l - Hind

Kitab fi Tahqiq ma li’l- Hind được đánh giá là đóng góp to lớn nhất của ông
đối với ngành Ấn Độ học. Trong tác phẩm, Biruni đã khám phá cuộc sống của đất

6
nước Ấn Độ ở nhiều khía cạnh, bao gồm tôn giáo - lịch sử - địa lý - địa chất - khoa
học - toán học.

Viết về hành trình của mình qua Ấn Độ, quân sự và chính trị không phải vấn
đề trọng tâm mà Biruni đề cập. Thay vào đó ông viết nhiều về văn hóa, khoa học,
nhân văn và lịch sử các tôn giáo của Ấn Độ. Được đặt trong bối cảnh các tôn giáo
và triết lí Ấn Độ, Biruni đã cố gắng thể hiện trong tác phẩm bằng cách giải thích hệ
thống đẳng cấp và các nghi thức cưới hỏi - tang lễ của người Ấn Độ, đồng thời
nghiên cứu những điều cơ bản của hệ thống số đếm.

2.2. Indica

Ở Indica, ông cũng viết về những khía cạnh khác nhau của đất nước Ấn Độ.
Về mặt lịch sử, đây là cuốn sách đầu tiên được ghi lại và thể hiện mô tả đầy đủ,
khách quan và khoa học về một nền văn hóa. Cuốn sách này cũng bàn về thiên văn
học, chiêm tinh học và hệ thống lịch của Ấn Độ. Ông mô tả từ vấn đề về các tôn
giáo, triết lí Ấn Độ cho đến hệ thống đẳng cấp và phong tục kết hôn. Sau đó, ông
đã đi vào nghiên cứu về chữ viết và hệ thống số đếm của Ấn Độ trước khi nói về
địa lí của đất nước này.

Ngoài ra, ông cũng viết một số chuyên đề về thiên văn học, toán học mà ông
đặc biệt quan tâm. Và khi nghiên cứu về đất nước này, Biruni cũng nghiên cứu văn
học của Ấn Độ dưới dạng văn bản gốc và sau đó dịch một số từ tiếng Sankrit sang
tiếng Ả-rập.

Tóm lại, sau khi khám phá những vấn đề cốt lõi trong hai tác phẩm “Kitab fi
Tahqiq ma li’l- Hind” và “Indica”, điều đọng lại cuối cùng là: phong tục tập quán
chẳng qua cũng chỉ là biểu hiện của tôn giáo. Dưới góc nhìn khách quan, Biruni đã
đưa ra các quan sát, so sánh, nhận xét – “outsider” – điều làm nên nét khác biệt của
ông so với các học giả đương thời.
7
3. Sự khác biệt trong nghiên cứu Ấn Độ của Biruni

So với các học giả khác, quá trình nghiên cứu về Ấn Độ của Biruni đã có
nhiều nét khác biệt: Khi tiến hành nghiên cứu về một nhóm người hay một tộc
người, ông không nghiên cứu thiên lệch mà đi vào tất cả các mặt từ chính trị cho
đến lịch sử, văn hoá, văn học, tôn giáo,…Thêm vào đó, ông đã sử dụng triệt để
phương pháp nghiên cứu so sánh và là người đầu tiên trong lịch sử sử dụng
phương pháp này.

Trong lời giới thiệu cuốn Indica, Biruni viết rằng ông mong ước dùng tác
phẩm này như cây cầu nối giữa Islam giáo và các tôn giáo khác ở Ấn Độ, nhất là
với Phật giáo và Hinđu giáo. Biruni nhận thức rõ rằng những lời nhận xét hay
tuyên bố về một tôn giáo sẽ để ngỏ cho những lời chỉ trích hay phê bình của những
môn đồ theo tôn giáo đó. Nhưng ông cho rằng một học giả chân chính thì nên đi
theo những đòi hỏi của một phương pháp khoa học nghiêm túc. Biruni tranh luận
rằng Hindu giáo là một tín ngưỡng nhất thần cũng giống như Islam. Để minh
chứng cho luận điểm này, ông trích những văn bản Hindu và cho rằng việc thờ
phụng các thần tượng là “một đặc điểm đặc trưng của những người bình dân mà
những người có học vấn không thể làm gì để cải biến nó được”. Thêm vào đó,
Biruni cũng so sánh Islam với Thiên Chúa giáo, tìm ra điểm chung là phải nói sự
thật, đều là sự đề cao nguồn gốc của chân lý, hướng con người đến sự trung thực
và chân thành.

Một trong những bí quyết thành công của Biruni là ông đã cùng hợp tác với
một nhóm người để nghiên cứu cũng như có cái nhìn khách quan, không định kiến.
Chính điều này đã tạo điều kiện để ông có cơ hội tiếp cận và đi vào nghiên cứu sâu
vào nhiều lĩnh vực quan tâm.

8
CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA BIRUNI

“Biruni là nhà khoa học vĩ đại nhất của người Hồi giáo ở mọi thời đại”
(Geogre Sarton). Có thể thấy hướng đi trong con đường nghiên cứu của Biruni như
đi trước thời đại, ông đã vượt qua được tầm nhìn hạn hẹp lúc bấy giờ để thu về
những thành tựu mãi còn giá trị đến tận ngày hôm nay.

Biruni là người tiên phong về môn tôn giáo so sánh và ông đã sử dụng triệt để
phương pháp nghiên cứu so sánh. Một số học giả nổi tiếng cho rằng Biruni tham
gia vào việc nghiên cứu các tôn giáo khác nhau là để cải thiện mối quan hệ giữa
các tín đồ của các tôn giáo đó. Nhưng thực chất mục đích của Biruni là mong
muốn diệt trừ các quan niệm sai lầm phổ biến ở Ấn Độ giáo và để thúc đẩy mối
quan hệ tốt đẹp hơn giữa các tôn giáo. Điều này đã tạo nên nét khác biệt của Biruni
so với các học giả trước đó, đồng thời mở rộng con đường nghiên cứu theo phương
pháp so sánh cho các học giả sau này.

Với công lao xây dựng nền móng cho ngành Ấn Độ học nói riêng và nghiên
cứu khoa học nói chung, Biruni đã để lại nhiều kinh nghiệm cho các học giả về
sau. Đúc kết từ chính sự nghiệp nghiên cứu của mình, Biruni đã nêu ra tám sai lầm
khi nghiên cứu về lịch sử:

 Áp đặt chủng tộc


 Quá tự tin về nguồn gốc
 Thất bại trong việc hiểu biết về người khác
 Có những niềm tin sai lầm về sự thật
 Không đặt sự kiện vào trong bối cảnh thực định nói
 Mong được sự ủng hộ của người ở tầng lớp cao
 Thờ ơ với luật pháp

9
 Phóng đại, tô hồng sự thật

C. KẾT LUẬN

Với những đóng góp to lớn của mình, Biruni đã được cả thế giới công
nhận. Tại quê hương ông, người ta đã dựng nhiều đài tưởng niệm về ông. Hơn
nữa ở nhiều nơi trên đất nước Ấn Độ, tên của ông đã được dùng để đặt cho
nhiều thành phố, trường học, con đường. Ngay tại thị trấn nơi ông đã từng sinh
ra, sau khi ông trở thành học giả nổi tiếng, người ta đã quyết định đổi tên thị
trấn đó thành Biruni. Nhân kỉ niệm 1000 năm ngày sinh của ông (973 – 1973),
nhiều nước trên thế giới đã phát hành tem mang hình ông để bày tỏ sự kính
trọng to lớn.

Nhờ có Biruni của hơn 1000 năm trước mà chúng ta mới có một ngành Ấn
Độ học phát triển như ngày hôm nay. Dường như Biruni đã đi trước thời đại mà
ông sống, ông dám đi một lối đi riêng trong bối cảnh xã hội lúc bấy giờ. Những
tư tưởng, quan điểm và cách thức nghiên cứu của ông dù đã tồn tại cả một thiên
niên kỉ nhưng vẫn không hề bị hao mòn giá trị. Không chỉ thế, nó còn mở ra
một hướng đi mới cho các học giả tiếp bước ông nghiên cứu về đất nước Ấn Độ
xinh đẹp này. Thiết nghĩ, những ai đã, đang và sẽ theo đuổi sự nghiệp nghiên
cứu khoa học thì không nên bỏ qua việc học hỏi đấng tiền bối vĩ đại như Abu
Rayhan al Biruni.

10

You might also like