Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

BÀI THẢO LUẬN NHÓM MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG

Giảng viên phụ trách: cô Bùi Thị Huyền


Sinh viên: Đỗ Thị Thanh Thúy
MSSV: 31211022953 - Lớp sáng thứ Tư

Bài làm

Câu 1: Qua câu chuyện “Thời bao cấp” cho biết gì về cơ chế quản lý kinh
tế của Việt Nam thời kỳ trước đổi mới?
Trong bối cảnh những năm 1975 - 1986, nền kinh tế vận động dưới sự
kiểm soát của Nhà nước về các yếu tố sản xuất, phân phối và thu nhập. Cơ chế
quản lý thời kì này được thể hiện ở những điểm chính như sau:
Thứ nhất, Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành
chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết áp đặt từ trên xuống dưới.
Các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở quyết định của cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền bao gồm tất cả phương hướng sản xuất, nguồn vật tư, tiền
vốn ...Doanh nghiệp hoạt động dựa trên nguồn vốn, vật tư mà Nhà nước cấp
phát, đồng thời phải giao nộp sản phẩm cho Nhà nước. Nhà nước đưa chỉ tiêu
xuống một cách chủ quan, mọi doanh nghiệp phải làm theo y như vậy. Lúc này,
điều duy nhất mà các doanh nghiệp quan tâm là làm sao để đạt được chỉ tiêu.
Thứ hai, các cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động sản
xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm gì về
vật chất và pháp lý đối với các quyết định của mình. Các doanh nghiệp không
có quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh, cũng không bị ràng buộc trách nhiệm đối
với kết quả sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, Nhà nước chỉ coi trọng kinh tế
quốc doanh và kinh tế cá nhân, dẫn đến xảy ra sự hạn chế về sự phát triển và sự
đóng góp của các thành phần kinh tế khác.
Thứ ba, quan hệ hàng hóa - tiền tệ bị coi nhẹ, chỉ là hình thức, quan hệ
hiện vật là chủ yếu. Nhà nước quản lý kinh tế thông qua chế độ "cấp phát - giao
nộp". Do đó, rất nhiều hàng hóa quan trọng như sức lao động, phát minh sáng
chế, tư liệu sản xuất quan trọng không được coi là hàng hóa về mặt pháp lý.
Thứ tư, bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều cấp trung gian vừa kém năng
động, vừa sinh ra đội ngũ quản lý kém năng lực, phong cách cửa quyền, quan
liêu nhưng lại được hưởng quyền lợi cao hơn người lao động.

Câu 2:Vì sao người mẹ trong câu chuyện phải xếp hàng cả buổi để đi mua
lương thực?Vì sao việc mất tem phiếu thì cả nhà nhịn ăn, nhịn mặc cả
tháng?
* Người mẹ trong câu chuyện phải xếp hàng cả buổi để đi mua lương thực
Do quan hệ hiện vật là chủ yếu, giá cả, tiền lương chỉ là hình thức. Điều
này dẫn đến tình trạng khan hiếm hàng hóa, chất lượng và cả số lượng hàng
hóa ở thời kì này giảm sút và trì trệ, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
của nhân dân.
Chính vì thế, người dân phải xếp hàng dài để chờ nhận đủ thực phẩm.
Trường hợp đến để mua hàng mà mậu dịch viên nói không còn, hay không bán
cho là chuyện rất bình thường và thường xuyên xảy ra. Do đó, người mẹ trong
câu chuyện phải xếp hàng cả buổi để mua lương thực, nếu không thì có thể cả
nhà sẽ không có lương thực để ăn.

* Việc mất tem phiếu thì cả nhà nhịn ăn, nhịn mặc cả tháng:
Chế độ bao cấp được thực hiện dưới các hình thức chủ yếu sau:
Bao cấp qua giá: Nhà nước quyết định giá trị tài sản, thiết bị, vật tư,
hàng hóa thấp hơn nhiều lần so với giá trị thực với chúng trên thị trường. Do
đó, hạch toán kinh tế chỉ là hình thức.
Bao cấp qua chế độ tem phiếu: Nhà nước quy định chế độ phân phối vật
phẩm tiêu dùng cho cán bộ, công nhân viên theo định mức qua hình thức tem
phiếu. Lương của người dân sẽ được quy ra hiện vật.
Dựa trên hình thức của cơ chế quản lý trên, mỗi hộ gia đình phải tự quy
tiền lương hàng tháng thành một số lượng tem, phiếu để mua thức ăn cho gia
đình. Người dân chỉ được phát theo đúng số lượng và tỉ lệ đã quy định, dựa trên
số tem phiếu mà họ có. Do vậy, mất hết tem phiếu cũng như mất hết tiền lương
cả một tháng vậy, cả nhà sẽ nhịn đói, nhịn mặc trong một tháng.

Câu 3: Tại sao đến năm 1986, đổi mới toàn diện đất nước là yêu cầu bức
thiết, sống còn của Việt Nam “đổi mới hay là chết”.

Thực tế của lịch sử ở thời điểm này, là kinh tế của cả nước rơi vào tình
thế nhiều khó khăn sau khi thống nhất. Nguyên nhân gây nên những khó khăn,
sau này được nhìn nhận công khai. Đó là cơ chế hành chính bao cấp, cộng với
tệ quan liêu trong tất cả các ngành, nhất là trong lưu thông phân phối, đã làm
trầm trọng thêm tình hình mất cân đối trong nền kinh tế.
Bên cạnh đó, nguyên nhân khách quan dẫn đến khủng hoảng trong thời
kì này là do những thay đổi của tình hình thế giới và quan hệ giữa các nước do
tác động của cách mạng khoa học - kỹ thuật; cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm
trọng của Liên Xô và các nước XHCN khác.
Không những thế, Thành phố Hồ Chí Minh thời gian đầu không thoát
được “guồng quay bao cấp” đó. Thay vì giữ cho quy trình sản xuất của một
thành phố đã từng “sống” với kinh tế thị trường, sản xuất hàng hóa tiếp tục vận
hành và phát triển để tận dụng tài sản quý giá đó, thì lại vội vàng sửa đổi cơ
chế, phủ nhận từ khoa học quản lý đến quy trình kỹ thuật.
Điều đó cho thấy, ta ta mắc phải “Sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về
chủ trương, chính sách, sai lầm về chỉ đạo chiến lược sách lược và tổ chức thực
hiện”. Để khắc phục sai lầm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng, Đảng và nhà
nước ta bắt buộc phải tiến hành đổi mới.

You might also like