Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 26

MỤC LỤC

1. KHÁI NIỆM.
1.1 Khái niệm.................................................................................................
2
1.2 Đặc điểm.................................................................................................
3
2. MÁY PHAY.
2.1 Phân loại..................................................................................................
4
2.2 Cấu tạo máy phay...................................................................................
8
2.3 Nguyên tắc sử dụng máy phay............................................................. 8
2.4 An toàn khi sử dụng máy phay.............................................................. 9
3. DAO PHAY VÀ THIẾT BỊ DAO PHAY.
3.1 Cấu tạo dao phay...................................................................................
10
3.2 Kiểu lưỡi cắt............................................................................................
11
3.3 Các loại dao phay...................................................................................
11
3.4 Lựa chọn dao phay................................................................................
15
3.5 Thiết bị kẹp dao phay.............................................................................
15
4. ĐỒ GÁ.
4.1 Định nghĩa và chức năng đồ gá............................................................
17
4.2 Phân loại đồ gá.......................................................................................
17
5. CÁC KỸ THUẬT PHAY CƠ BẢN.
5.1 Chuẩn bị chung.......................................................................................
20
5.2 Tốc độ của dao phay..............................................................................
20
5.3 Lượng chạy dao.....................................................................................
20
5.4 Chiều sâu cắt..........................................................................................
21
5.5 Chiều phay..............................................................................................
21
5.6 Phay mặt phẳng......................................................................................
22
5.7 Phay mặt phẳng song song, vuông góc...............................................
24
5.8 Phay mặt nghiêng...................................................................................
24
5.9 Phay mặt bậc và rãnh............................................................................
25

KHÁI NIỆM
1.1 Khái niệm:
- Phay là một phương pháp gia công cắt gọt có phoi. Phương pháp phay
có hai chuyển động tạo hình.
- Chuyển động tạo hình thứ nhất (chính) : dao phay quay tròn.
- Chuyển động tạo hình thứ hai (chạy dao) : chi tiết chuyển động tịnh tiến
theo 3 phương.
- Chuyển động tịnh tiến có thể độc lập từng phương hoặc kết hợp với
nhau.

Hình 1.1 Khái niệm phay


Với chuyển động tạo hình như trên nên chi tiết có vết gia công là đường
cycloid.
Hình 1.2 Vết gia công của phương pháp phay
1.2 Đặc điểm:
1.2.1 Ưu điểm:
- Là phương pháp gia công cắt gọt có năng suất cao. Bởi vì, dao phay có
nhiều lưỡi cắt cho nên dao rất lâu mòn, lượng chạy dao lớn.
- Khả năng công nghệ tương tối cao, tổng khối lượng gia công cắt gọt thì
phay chiếm khoảng 10%.
- Độ chính xác gia công tương đối cao.
- Phoi đức đoạn, do đó, an toàn cho người thợ.
1.2.2 Nhược điểm:
- Lưỡi cắt thường xuyên va đập vào bề mặt gia công gây ra rung động.

MÁY PHAY
2.1 Phân loại:
Phân loại theo trục chính của máy phay thì có hai loại:
- Máy phay đứng: là loại máy phay có trục chính vuông góc với bàn máy
(hình 2.1).
- Máy phay nằm ngang: là loại máy phay có trục chính song song với bàn
máy (hình 2.2).
Hình 2.1 Máy phay đứng
Hình 2.2 Máy phay ngang
Phân loại theo cấu tạo bàn máy của máy phay thì có hai loại sau:
- Máy phay công xôn: là loại máy phay có kết cấu bàn máy dọc di chuyển
theo đứng trên bàn máy ngang và bàn máy ngang được nâng đỡ bởi bệ
công xôn. Bệ công xôn được di chuyển theo chiều đứng trên thân máy
bằng tay hay bằng động cơ điện (hình 2.3).
- Máy phay thân cố định: là loại máy phay có kết cấu bàn máy cố định, có
nghĩa là bàn máy chỉ di chuyển theo chiều dọc và chiều ngang còn
chiều đứng thì đầu dao di chuyển (hình 2.4).
- Máy phay thân ngang: là loại máy phay có thân ngang phía trên thân máy
(hình 2.5).
- Máy phay gường: là loại máy phay thân cố định loại lớn có các cổng trục
ngang mang nhiều đầu dao (hình 2.6).
- Máy phay đặt biệt: là loại máy phay có kết cấu tương đối đặc biệt, ví dụ
như bàn quay.
Hình 2.3 Máy phay công_xôn
Hình 2.4 Máy phay thân cố định
Hình 2.5 Máy phay thân ngang
Hình 2.6 Máy phay gường
- Phân loại theo hệ điều khiển thì có các loại sau:
Máy phay truyền thống.
Máy phay CNC (computer numerical control)
2.2 Cấu tạo máy phay:
Tùy theo loại máy phay mà có cấu tạo khác nhau nhưng trên máy phay
thường có những bộ phận chính sau:
- Đế máy.
- Thân máy.
- Bệ công xôn (nếu là máy phay dạng công xôn).
- Bàn máy ngang.
- Bàn máy dọc.
- Thân ngang (nếu là máy phay nằm ngang).
- Trục gá dao (nếu là máy phay nằm ngang).
- Bệ đỡ trục gá dao (nếu là máy phay nằm ngang).
- Sóng trượt theo phương đứng, phương ngang và phương dọc.
- Vít me theo phương đứng, phương ngang và phương dọc.
- Tay quay theo phương đứng, phương ngang và phương dọc.
- Cần ly hợp theo phương đứng, phương ngang và phương dọc.
- Motor chính.
- Hộp giảm tốc trục chính.
- Trục chính.
- Motor phụ. (nếu có)
- Hộp giảm tốc motor phụ.
- Hộp công tắc.
- Bơm dung dịch trơn nguội.
- Công tắc hành trình theo phương dọc, phương ngang, và phương đứng.
2.3 Nguyên tắc sử dụng máy phay:
Mở và tắt máy phải đúng theo trình tự sau:
Khi mở máy:
- Kiểm tra vô dầu bôi trơn các vị trí cần thiết, ví dụ như các sóng trượt, đầu
dao …
- Kiểm tra các cơ cấu ly hợp phải ở vị trí số không, có nghĩa là không ăn
khớp.
- Mở cho máy chạy không (chỉ mở động cơ điện) nếu động cơ chính có âm
thanh thất thường phải tắt máy báo cho thợ bảo trì đến kiểm tra.
- Kiểm tra chiều quay của dao, mở cho máy chạy ở số vòng quay thấp
nhất, nếu bình thường sẽ chỉnh lại đúng tốc độ cần thiết.
- Gạt cần ly hợp cho bàn máy chạy tự động theo phương dọc, phương
ngang và phương đứng. Nếu bình thường thì gạt trở về vị trí số không.
- Không thay đổi tốc độ trục chính, lượng tiến dao khi máy đang hoạt động.
Khi tắt máy:
- Gạt cần ly hợp về vị trí không để ngừng chạy dao tự động.
- Lùi dao ra khỏi chi tiết một khoảng nhỏ.
- Tắt trục chính.
- Nếu ngừng máy lâu phải tắt luôn công tắc chính.
2.4 An toàn khi sử dụng máy phay:
- Không chạm vào dao khi dao đang quay.
- Không sử dụng vải vụn lau trên bàn máy.
- Khi gá đặt dao và chi tiết nên gá đặt dao sau cùng để tránh bị dao quẹt
gây thương tích.
- Sử dụng hệ thống nâng đỡ để trợ lực khi di chuyển vật nặng.
- Sử dụng vải vụn để cầm dao khi gá đặt dao vào đầu dao.
- Không hiệu chỉnh chi tiết hay thiết bị đồ gá khi máy đang hoạt động.
- Lấy phoi ra khỏi bàn máy bằng dụng cụ lấy phoi và cọ.
Hình 2.7 Dụng cụ lấy phoi.

DAO PHAY VÀ THIẾT BỊ KẸP DAO PHAY


3.1 Cấu tạo dao phay:

Hình 3.1 Cấu tạo dao phay


- Mặt trước lưỡi cắt (1): là bề mặt phoi thoát ra.
- Mặt sau lưỡi cắt (4): là bề mặt hướng vào bề mặt đã gia công trong quá
trình gia công.
- Lưng của lưỡi cắt (5): là bề mặt tiếp giáp giữa mặt trước và mặt sau của
lưỡi cắt cạnh đó.
- Mặt phẳng đầu là mặt phẳng vuông góc với dao phay.
- Mặt phẳng tâm là mặt phẳng đi qua trục của dao và một điểm quan sát
trên lưỡi cắt của nó.
- Lưỡi cắt (2) là đường giao tuyến của mặt trước và mặt sau ( đối với dao
phay mặt đầu: lưỡi cắt chính nghiêng một góc so với trục của dao phay,
lưỡi cắt phụ nằm ở mặt đầu dao phay).
- Bề rộng mặt sau của lưỡi cắt (3) là khoảng cách giữa lưỡi cắt và đường
giao của mặt sau với lưng của lưỡi cắt.
- Bước vòng của lưỡi cắt là khoảng cách giữa những điểm tương ứng trên
lưỡi cắt của hai lưỡi cắt liền nhau được đo trên cung tròn với tâm nằm
trên trục dao.
- Lượng hớt lưng: là khoảng cách hạ thấp của đường cong hớt lưng giữa
hai lưỡi cắt kề nhau.
- Góc trước  : là góc giữa mặt trước và mặt phẳng tâm đi qua lưỡi cắt
chính.
- Góc sau  : là góc giữa mặt phẳng tiếp tuyến với dao ở lưỡi cắt chính và
mặt phẳng tạo nên bề rộng mặt sau của lưỡi cắt.
- Góc cắt  : là góc giữa mặt trước và mặt sau chính của dao.
3.2 Kiểu lưỡi cắt:
Có hai dạng lưỡi cắt:
- Dao trái (hình 3.2): khi nhìn vào mặt dao sẽ thấy dao xoay theo chiều kim
đồng hồ.
- Dao phải (hình 3.2): khi nhìn vào mặt dao sẽ thấy dao xoay ngược chiều
kim đồng hồ.

Hình 3.2 Dao trái và dao phải


3.3 Các loại dao phay:
Lưỡi cắt trên dao phay nằm chủ yếu ở các vị trí sau: lưỡi cắt nằm ở thân,
lưỡi cắt nằm ở mặt đầu, lưỡi cắt vừa nằm ở thân vừa nằm ở mặt đầu. Dựa
vào đặc điểm cơ bản, có thể phân loại dao phay như sau:
3.3.1 Theo đặc điểm công nghệ:
- Dao phay mặt phẳng.
- Dao phay rãnh và bậc.
- Dao phay bề mặt định hình.
- Dao phay bánh răng và ren.
- Dao phay tạo lỗ.
- Dao phay rãnh chữ T.
- Dao phay cắt vật liệu.
Hình 3.3 Dao phay mặt phẳng
Hình 3.4 Dao phay rãnh và bậc
Hình 3.5 Dao phay định hình
3.3.2 Theo đặc điểm cấu tạo hướng của răng dao phay:
- Dao răng thẳng: răng song song với trục dao.
- Dao răng nghiêng: răng thẳng nằm nghiêng một góc với trục dao.
- Dao răng xoắn: răng nằm ở vị trí đường xoắn ốc.
- Dao răng sole: mỗi răng nghiêng theo hướng khác nhau và cách nhau
không đều.
3.3.3 Theo đặc điểm cấu tạo toàn bộ dao phay:
- Dao phay liền khối: thân và răng dao chế tạo cùng một loại vật liệu.
- Dao phay răng ghép: răng được chế tạo bằng vật liệu khác ghép vào thân
dao.
3.3.4 Theo đặc điểm cấu tạo chuôi dao:
- Chuôi dao rời: thân dao có lỗ để lắp chuôi và được cố định bằng then và
vít.
- Dao liền chuôi.
- Đầu phay: loại dao răng ghép, không có chuôi, được lắp trực tiếp vào trục
chính.
3.3.5 Theo điều kiện cắt gọt của dao phay:
- Dao phay mặt trụ: lưỡi cắt chính nằm ở mặt trụ của dao và trục dao song
song với bề mặt gia công.
- Dao phay mặt đầu: lưỡi cắt chính nằm ở mặt đầu của dao và trục dao
vuông góc với bề mặt gia công.
3.4 Lựa chọn dao phay:
Cần xem xét các yếu tố sau khi chọn dao phay:
- Lựa chọn dao phay có tốc độ cắt lớn.
-Lựa chọn dao phay phù hợp với đồ gá.
- Lựa chọn dao phay phù hợp với vật liệu chi tiết.
- Lựa chọn dao phay đúng với nguyên công (thô hay tinh).
- Sử dụng dao tổ hợp để gia công nhiều chi tiết hay nhiều mặt cùng lúc.
- Lựa chọn dao phay phù hợp với đặc tính chi tiết.
- Lựa chọn đường kính dao phay đủ lớn để có thể gia công bề mặt chi
tiết một lần.
3.5 Thiết bị kẹp dao phay:

Hình 3.6 Trục gá dao của máy phay ngang.


Hình 3.7 Đầu kẹp dao của máy phay đứng.

ĐỒ GÁ
4.1 Định nghĩa và chức năng đồ gá:
4.1.1 Định nghĩa:
- Đồ gá là một loại trang bị công nghệ dùng để xác định vị trí của phôi so
với dụng cụ cắt và giữ chặt phôi ở vị trí dưới tác dụng của lực cắt trong khi
gia công.
4.1.2 Chức năng:
- Bảo đảm vị trí chính xác giữa phôi và dụng cụ cắt.
- Giảm thời gian phụ và thời gian máy.
- Tận dụng và mở rộng khả năng công nghệ của máy.
- Giảm cường độ lao động của công nhân.
- Giảm thấp yêu cầu bậc thợ.
4.2 Phân loại đồ gá:
4.2.1 Theo tính chất vạn năng:
- Đồ gá vạn năng: là đồ gá có thể sử dụng cho nhiều loại chi tiết khác
nhau. Đồ gá vạn năng như vấu kẹp, êtô, đầu phân độ, bàn gá quay …
- Đồ gá chuyên dùng: là đồ gá chỉ duy nhất sử dụng cho một loại chi tiết.

Hình 4.1 Vấu kẹp

Hình 4.2 Êtô


Hình 4.3 Đầu phân độ

Hình 4.4 Bàn gá quay


4.2.2 Theo công dụng:
- Đồ gá gia công : đồ gá phay, đồ gá tiện, …
- Đồ gá lắp rắp.
- Đồ gá kiểm tra.
4.2.3 Theo nguyên tắc truyền lực kẹp:
- Đồ gá cơ khí.
- Đồ gá khí nén, thủy lực.
- Đồ gá điện từ.
- Đồ gá chất dẻo.

CÁC KỸ THUẬT PHAY CƠ BẢN


5.1 Chuẩn bị chung:
- Làm vệ sinh phôi, bàn máy, đầu kẹp dao, trục gá dao hay dao cắt trước
khi thực hiện công việc.
- Không lựa chọn dao cắt lớn hơn mức cần thiết.
- Kiểm tra máy có hoạt động bình thường không, kiểm tra dầu bôi trơn.
- Kiểm tra chiều quay của máy có phù hợp với dao hay không.
- Sử dụng chiều phay nghịch.
- Không thay đổi tốc độ trục chính và lượng chạy dao khi đang gia công.
- Sử dụng đồ gá phù hợp để chi tiết được kẹp chặt và không bị rung khi gia
công.
- Sử dụng dung dịch trơn nguội.
Tất cả công việc chuẩn bị phải được hoàn thành trước khi trục chính quay.
5.2 Tốc độ của dao phay (tốc độ cắt):

Trong đó:
- V : Vận tốc cắt (m/phút).
- D : Đường kính dao phay (mm).
- n : Vận tốc vòng (vòng/phút).
Những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ cắt:
- Vật liệu làm dao phay.
- Đường kính dao phay.
- Vật liệu gia công.
- Chiều sâu cắt.
- Số lưỡi cắt của dao phay.
- Môi trường gia công (có tưới dung dịch hay không, dung dịch có làm lạnh
hay không, dung dịch được tưới thông thường hay dạng sương mù …).
5.3 Lượng chạy dao:
FP = Fr . Z . n
Trong đó:
Fp : Lượng tiến dao trên một phút (mm/phút).
Fr : Lượng tiến dao cho một lưỡi cắt (mm).
Z : Số lưỡi cắt.
n : Vận tốc vòng (vòng/phút).
Những yếu tố ảnh hưởng đến lượng chạy dao:
- Vật liệu làm dao.
- Độ đảo của dao.
- Góc nghiêng chính của dao phay.
- Độ cứng vững của máy phay, trục dao phay, đồ gá.
- Độ cứng vững của phôi.
- Chế độ gia công.
5.4 Chiều sâu cắt:
Chiều sâu cắt t là chiều dày của lớp vật liệu phôi bị dao hớt đi trong một
lần cắt. Đơn vị tính là mm.
Chiều sâu cắt được lựa chọn theo các yếu tố sau:
- Lượng dư gia công trên phôi.
- Công suất máy.
- Độ cứng vững của phôi.
- Độ nhám bề mặt cần đạt được.
Thông thường phay qua 2 lần là hợp lý ( một lần phay thô và một lần phay
tinh). Nếu độ nhám đòi hỏi thấp thì phải phay qua một lần nữa (phay bán
tinh).
5.5 Chiều phay:
Có hai chiều phay : chiều phay thuận và chiều phay nghịch.
Chiều phay thuận : là chiều phay mà chiều quay của dao cùng với chiều
tịnh tiến của phôi. Trong chiều phay thuận thì phoi hình thành từ dày tới
mỏng dẫn. Do đó, chiều phay thuận làm cho lực cắt tăng đột ngột làm
cho máy chịu tải theo kiểu va đập, rung động nhiều. Đối với máy phay
có độ rơ lớn, lực cắt trong chiều phay thuận cùng chiều với chiều di
chuyển của bàn máy làm cho bàn máy bị giật có thể gây gãy dao phay.
Tuy nhiên, Chiều phay thuận có ưu điểm là lưỡi dao không bị trượt trên
bề mặt gia công trước khi cắt, cho nên, dao phay lâu mòn.
Chiều phay nghịch : là chiều phay mà chiều quay của dao ngược với
chiều tịnh tiến của phôi.

Hình 5.1 Chiều phay


5.6 Phay mặt phẳng:
Thiết bị sử dụng: Máy phay ngang (khi sử dụng dao trụ), máy phay đứng
(khi sử dụng dao phay mặt đầu).
Dao phay : dao phay trụ hoặc dao phay mặt đầu.
Chiều phay : phay nghịch.
Các công việc chuẩn bị:
- Kiểm tra kích thước phôi để xác định lượng dư gia công.
- Chọn mặt chuẩn và gá phôi lên máy.
- Căn cứ chiều rộng phay để chọn dao và lắp dao lên trục gá dao (hoặc
đầu dao).
- Căn cứ lượng dư từng bề mặt để chọn chiều sâu cắt.
- Căn cứ độ nhám bề mặt để chọn lượng chạy dao.
- Căn cứ vật liệu dao, vật liệu gia công, chiều sâu cắt, lượng chạy dao để
chọn tốc độ cắt.
- Mở máy cho trục chính quay.
- Điều khiển cho phôi tiếp xúc với dap phay, chỉnh vạch khắc (du xích) về vị
trí Zêro.
- Di chuyển bàn máy dọc để dao ra ngoài phôi.
- Di chuyển bàn máy lên bằng chiều sâu cắt đã chọn và kẹp bàn máy theo
chiều đứng.
- Điều chỉnh các cử chặn vào vị trí.
- Quay tay cho phôi tiến sát vào dao phay và mở chạy dao dọc tự động.
- Phay xong một lượt ngừng máy, kiểm tra kích thước.
Những chú ý khi phay:
- Khi sử dụng vạch khắc (du xích) phải biết rõ mỗi vạch ứng với khoảng
chạy dao là bao nhiêu. Ví dụ: mỗi vạch ứng với 0.02 (mm), vậy muốn
quay 2.5 (mm) thì quay 2.5/0.02 = 125 (vạch).
- Khi điều khiển chạy dao phải chú ý đến độ rơ của cơ cấu vít me – đai ốc,
phải luôn luôn quay một chiều để dồn khe hở về một phía. Nếu lỡ quay
quá vạch cần thiết thì phải quay trở lại một đoạn (ít nhất là đến khi bàn
máy chuyển động ngược lại ) rồi mới tiếp tục quay theo chiều cũ đến
vạch đã định.
- Sau khi nâng bàn máy thì xiết vít để kẹp bàn máy để chống rung và chính
xác.
Những sai hỏng khi phay và biện pháp khắc phục:
* Kích thước sai:
- Quay không đúng vạch khắc (du xích) trên tay quay.
- Độ rơ của vít bàn máy làm cho dao bị hút sâu vào phôi.
- Đo kiểm không đúng.
- So dao sai.
* Hình dáng hình học sai (sai góc độ, không song song, không thẳng góc,
không đối xứng):
- Bàn máy bị dốc hoặc mòn lõm.
- Vị trí đầu phay, bàn máy chưa đúng (trên máy phay vạn năng đầu phay
và bàn máy có thể quay được).
- Đồ gá không chính xác.
- Giữa mặt bàn và đế đồ gá có dính phoi.
- Dụng cụ đo kiểm kém chính xác.
* Độ nhám cao:
- Lưỡi dao bị cùn hoặc bị sứt mẻ.
- Dao bị đảo.
- Chọn chế độ cắt chưa hợp lý.
- Hệ thống máy, đồ gá, dao, chi tiết bị rung động.
- Góc độ dao không hợp lý.
5.7 Phay mặt phẳng song song, vuông góc:
Các phương pháp phay mặt song song, vuông góc:
Sau khi phay xong một mặt, phôi được gá đặt lại và rà gá để đạt được độ
song song, vuông góc.
Phôi được gá trên đồ gá có thể quay được (900 hay 1800).
Những sai hỏng khi phay và biện pháp khắc phục:
Mặt bàn máy không thẳng góc với trục máy.
Đồ gá không chính xác (mặt làm việc của êtô không vuông góc với bàn
máy).
Các mặt tiếp xúc chưa sạch.
5.8 Phay mặt phẳng nghiêng:
Các phương pháp phay mặt phẳng nghiêng:
- Gá phôi trên đồ gá nghiêng (êtô vạn năng, đồ gá có mặt nghiêng).
- Xoay đầu dao hay xoay bàn máy.
- Dùng dao phay góc, dùng cho các mặt nghiêng nhỏ và có góc độ tiêu
chuẩn.
- Phối hợp các chuyển động chạy dao.
Những sai hỏng khi phay và biện pháp khắc phục:
- Các mặt tiếp xúc chưa sạch.
- Đồ gá không chính xác.
- Xoay đầu dao hoặc bàn máy chưa chính xác.
- Góc dao phay chưa đúng.
5.9 Phay mặt bậc và rãnh :
Thiết bị sử dụng: máy phay ngang (dùng dao phay đĩa), máy phay đứng
(sử dụng dao phay ngón).
Các công việc chuẩn bị:
- Kiểm tra kích thước phôi để xác định lượng dư gia công.
- Chọn mặt chuẩn và gá phôi lên máy.
- Căn cứ chiều rộng phay để chọn dao và lắp dao lên trục gá dao (hoặc
đầu dao).
- Căn cứ độ nhám bề mặt để chọn lượng chạy dao.
- Căn cứ vật liệu dao, vật liệu gia công, chiều sâu cắt, lượng chạy dao để
chọn tốc độ cắt.
- Mở máy cho trục chính quay.
- Điều khiển cho phôi tiếp xúc với dap phay theo chiều ngang, di chuyển
bàn máy để dao thoát lên trên, di chuyển bàn máy theo chiều ngang đến
vị trí cần thiết, chỉnh vạch khắc (du xích) về vị trí Zêro và kẹp bàn máy
theo chiều ngang.
- Điều khiển cho phôi tiếp xúc với dap phay theo chiều đứng, chỉnh vạch
khắc (du xích) về vị trí Zêro.
- Di chuyển bàn máy lên bằng chiều sâu cắt đã chọn và kẹp bàn máy theo
chiều đứng.
- Điều chỉnh các cử chặn vào vị trí.
- Mở chạy dao dọc tự động.
- Phay xong một lượt ngừng máy, kiểm tra kích thước.
Những chú ý khi phay:
- Khi sử dụng vạch khắc (du xích) phải biết rõ mỗi vạch ứng với khoảng
chạy dao là bao nhiêu. Ví dụ: mỗi vạch ứng với 0.02 (mm), vậy muốn
quay 2.5 (mm) thì quay 2.5/0.02 = 125 (vạch).
- Khi điều khiển chạy dao phải chú ý đến độ rơ của cơ cấu vít me – đai ốc,
phải luôn luôn quay một chiều để dồn khe hở về một phía. Nếu quay
theo chiều ngược lại phải cộng thêm đoạn rơ của vít me – đai ốc.
- Lượng chạy dao phải nhỏ hơn khi phay mặt phẳng để thoát phoi tốt.
- Khi phay rãnh bị giới hạn hai đầu phải chú ý đến vị trí cần thiết dừng lại
theo chiều dọc.
- Đễ chiều rộng rãnh chính xác nên phay thô bằng dao có đường kính nhỏ
hơn (đối với dao phay ngón) hoặc dao có bề rộng nhỏ hơn (đối với dao
phay đĩa), sau đó, phay tinh bằng dao có đường kính đúng (đối với dao
phay ngón) hoặc dao có bề rộng đúng (đối với dao phay đĩa).
- Kiểm tra kích thước bằng thước cặp, thước đo chiều cao, hay bằng
dưỡng.
Những sai hỏng và biện pháp khắc phục:
- Kích thước không đúng. Nguyên nhân thường là do thao tác xác định vị
trí tương quan giữa dao và phôi không chính xác, hay do độ rơ của máy
làm cho phôi bị xê dịch trong khi phay, hay do độ rơ của vít me – đai ốc
khi đảo chiều di chuyển.
- Các kích thước tương quan không đúng. Nguyên nhân thường là do đồ
gá không xác định đúng vị trí.
- Độ nhám cao. Nguyên nhân do chế độ cắt chưa hợp lý hay lưỡi dao bị
mòn hay chưa kẹp bàn máy ở các phương dao không cần thiết.

You might also like