Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ.

-Nước ta có diện tích 331 212 km2.

-Gồm: vùng đất, vùng biển, vùng trời ( vùng biển gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng
đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa ).
_
Hơn 4600 km đường biên giới. ( Việt-Trung: 1400km, Việt-Lào 2100km, Việt-Cam: 1100km ) có những
cửa khẩu Móng Cái, Lào Cai,Hữu Nghị (Lạng Sơn), Thanh Thủy (Hà Giang), Mộc Bài (Tây Ninh)…

-Đường bờ biển dài 3260 km ( từ Móng Cái đến Hà Tiên) chạy qua 28 tỉnh, có hơn 4000 đảo.

-Biển Đông diện tích 1 triệu km 2 giáp 8: Trung Quốc, Philippin, Malayxia, Brunay, Indonexia, Singapor,
Thái Lan, Campuchia.

Câu hỏi
Câu1: Nêu ý nghĩa vị trí địa lí Việt Nam.

-Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới Bắc bán cầu, giáp với biển Đông nơi hoạt động của gió Tín
phong và gió mùa châu Á, liền kề vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải -> Tài nguyên
khoáng sản và sinh vật phong phú.

-Do địa hình lãnh thổ nên thiên nhiên phân hóa theo chiều Bắc – Nam, Đông – Tây, theo độ cao và theo
mùa.

-Là cửa ngõ ra biển của Lào, Campuchia, Thái Lan, Đông Nam Trung Quốc, có vị trí chiến lược -> Tạo điều
kiện hội nhập, mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Đất nước nhiều đồi núi


-Đồi núi chiếm ¾ diện tích, chủ yếu là đồi núi thấp ( dưới 1000m ), đồng bằng và đồi núi thấp chiếm 85%
đồi núi cao ( trên 2000m ) chiếm 1%.

-Địa hình núi gồm 4 vùng: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.

-Địa hình được trẻ hóa, phân bậc rõ rệt theo độ cao: thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, gồm 2 hướng
chính: tây bắc – đông nam và vòng cung.

-Bồi tụ nhanh ở vùng hạ lưu sông, đồng bằng; xâm thực mạnh ở vùng đồi núi.

-Bán bình nguyên và đồi trung du là địa hình chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, thể hiện rõ nhất ở
Đông Nam Bộ, dải đồi trung du rộng nhất nằm ở rìa phía bắc và phía tây đồng bằng sông Hồng, thu hẹp
ở rìa đồng bằng ven biển miền Trung.
-Đồng bằng chia thành 2 loại: đồng bằng châu thổ sông và đồng bằng ven biển.

-Đồng bằng sông Hồng gồm 10 tỉnh: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Nam
Định, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Ninh Bình.

-Giáp: Trung du miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Vịnh Bắc Bộ. Diện tích 15000 km 2 ( s.Hồng và s.Thái
Bình) hai loại đất phù sa bồi đắp thường xuyên và không thường xuyên.

-Đồng bằng sông Cửu Long gồm 12 tỉnh và 1 thành phố ( Cần Thơ)

-Diện tích 40000 km2 ( hệ thống s.Cửu Long) giáp: Đông Nam Bộ, Campuchia, biển. Có 3 loại đất chủ yếu:
phèn, phù sa, mặn.

-Đồng bằng ven biển gồm 14 tỉnh ( do phù sa biển bồi đắp, nhiều cát, ít phù sa -> đất nghèo dinh dưỡng)
diện tích 15000 km2.

-Hẹp ngang, bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Tuy Hòa.

You might also like