Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Ủy quyền chăm sóc bệnh nhân cho đồng nghiệp

Khái niệm ủy quyền: Ủy quyền là việc thỏa thuận của các bên theo đó bên được ủy quyền sẽ có
nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền. Việc chuyển quyền này không là mất đi
quyền của người đó, và thời gian chuyển quyền phụ thuộc vào thỏa thuận giữa các bên, thông
thường là đến khi công việc hoặc giao dịch được hoàn thành.
Ủy quyền khi cần:
- Khi đang làm nhiệm vụ cấp cứu
- Ốm đau hoặc lý do gì khác ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc sức khỏe
- Vượt chuyên môn của mình
- Vượt khả năng của mình
- Hội chẩn chuyên sâu: first case, đa dạng, bệnh hiếm gặp, bệnh nguy hiểm
- Bác sĩ vẫn là người có trách nhiệm quản lý bệnh nhân trong cả quá trình ủy quyền: cân nhắc
người được ủy quyền đủ năng lực, khả năng theo dõi cả quá trình, cung cấp dịch vụ đúng yêu
cầu
Không ủy quyền cho người chưa đủ thẩm quyền, năng lực làm việc thay bác sĩ, người được ủy
quyền phải có chuyên môn ngang tầm. Bác sĩ vẫn là người có trách nhiệm quản lý bệnh nhân
trong cả quá trình ủy quyền: cân nhắc người được ủy quyền đủ năng lực, khả năng theo dõi cả
quá trình, cung cấp dịch vụ đúng yêu cầu
Tình huống: Nhóm trực tại phòng hồi sức cấp cứu, lúc 17h00, bác sĩ trực nói với điều dưỡng
“Em trông nốt hộ anh 30 phút nhé, anh về dự đám cưới. Chỉ có 2 bệnh nhân đang thở máy thôi”.
Điều dưỡng nhận lời vì nghĩ rằng chỉ còn 30 phút nữa là hết ca trực. 10 phút sau, bệnh nhân lên
cơn rung thất và ngừng tim. Điều dưỡng vội ra ép tim. Điều dưỡng biết rằng bệnh nhân đang cần
sốc điện nhưng không biết thực hiện vì thủ thuật này phải do bác sĩ thực hiện. Điều dưỡng chỉ
biết ép tim và nhờ gọi điện cho bác sĩ. Khi bác sĩ trực quay lại thì bệnh nhân đã tử vong.

Điều 40. Quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh (Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023)
Người hành nghề được từ chối khám bệnh, chữa bệnh trong các trường hợp sau đây:
1. Tiên lượng tình trạng bệnh vượt quá khả năng hoặc không thuộc phạm vi hành nghề của mình
nhưng phải giới thiệu người bệnh đến người hành nghề khác hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
khác phù hợp để khám bệnh, chữa bệnh và phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm
sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được người hành nghề khác tiếp nhận hoặc
chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác;
2. Việc khám bệnh, chữa bệnh trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp;
3. Người bệnh, thân nhân của người bệnh có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng
của người hành nghề khi đang thực hiện nhiệm vụ, trừ trường hợp người đó mắc bệnh tâm thần
hoặc bệnh khác mà không nhận thức, làm chủ được hành vi;
4. Người bệnh yêu cầu phương pháp khám bệnh, chữa bệnh không phù hợp với quy định về
chuyên môn kỹ thuật;
5. Người bệnh, người đại diện của người bệnh quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3
Điều 15 của Luật này không chấp hành chỉ định về chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh của
người hành nghề sau khi đã được người hành nghề tư vấn, vận động thuyết phục mà việc không
chấp hành này có nguy cơ gây hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.
Như vậy, xét về nguyên tắc bác sĩ có quyền từ chối khám chữa bệnh trong một số trường hợp:
     Thứ nhất, nếu bác sĩ quá tải, phải làm nhiều, sức khỏe không tốt, họ có quyền từ chối khám
chữa cho bệnh nhân nếu không phải trường hợp cấp cứu. Tâm trạng không thoải mái, đầu óc
nặng nề có thể khiến bác sĩ không thể xử lý hết những diễn biến xấu khi điều trị. Như thế, người
thiệt nhất là bệnh nhân chứ không phải là bác sĩ.
     Thứ hai, nếu cơ sở không đủ điều kiện về trang thiết bị đáp ứng nhu cầu bệnh nhân, bác sĩ
cũng có thể từ chối khám chữa. Tuy nhiên, nếu trường hợp đó cấp cứu hoặc bệnh nặng, bác sĩ
cần phải tiến hành sơ, cấp cứu cho người bệnh rồi mới chuyển tới cơ sở khám chữa bệnh phù
hợp nhất.

You might also like