Giới Thiệu Học Phần Marketing Du Lịch

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

GIỚI THIỆU HỌC PHẦN MARKETING DU LỊCH

1.    Mô tả nội dung học phần


Môn học cung cấp cho sinh viên những khái niệm marketing cơ bản ứng dụng
trong ngành du lịch tại Việt Nam: định nghĩa marketing du lịch, cung, cầu,
nghiên cứu thị trường, phân tích và nghiên cứu hành vi, nhu cầu của người đi du
lịch, phương pháp phân khúc và định vị thị trường của doanh nghiệp du lịch,
chiến lược về sản phẩm du lịch, giá, kênh phân phối sản phẩm, quảng bá và
truyền thông trong lĩnh vực du lịch.
2.    Mục tiêu của học phần
MT1: Sau khi học xong học phần này, người học có khả năng nhận thức được
khái niệm cơ bản về marketing, vai trò của marketing du lịch.
MT2: Người học biết mô tả thị trường, phân chia nó thành những phân khúc khác
nhau, đánh giá nhu cầu, yêu cầu và sự yêu thích của khách hàng trong khuôn
khổ thị trường mục tiêu.
MT3: Người học làm quen với việc thiết kế và thử nghiệm các sản phẩm du lịch
theo nhu cầu của khách hàng, thông qua giá cả truyền đạt cho khách hàng ý
tưởng về giá trị của các sản phẩm du lịch, lựa chọn được phương pháp phân phối
hợp lý, quảng bá để giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng để họ biết và muốn
mua sản phẩm du lịch đó.
3.    Chuẩn đầu ra của học phần
3.1.Kiến thức
Kết thúc học phần, người học nắm vững được những kiến thức sau:
KT1: Định nghĩa được các khái niệm quan trọng trong marketing du lịch cùng với
những ví dụ, bài học ứng dụng thực tiễn trong ngành kinh doanh du lịch.
KT2: Phân biệt được đặc thù riêng biệt của sản phẩm du lịch so với các sản phẩm
khác.
KT3: Nhận biết được hành vi của người mua, tiêu dùng sản phẩm du lịch.
KT4: Nhận biết miền thông tin để thu thập số liệu, phân biệt được các phương
pháp điều tra, phân khúc, định vị thị trường du lịch.
KT5: Áp dụng marketing 4P để lập phương án phát triển sản phẩm du lịch mới.
3.2.Kỹ năng
Kết thúc học phần, người học hình thành được những kỹ năng sau:
KN1: Biết áp dụng những nguyên tắc marketing căn bản vào việc phân tích và
giải quyết các vấn đề thường gặp trong ngành dịch vụ du lịch; vận dụng các bài
học điển hình của quốc tế để giải quyết những vấn đề thực tiễn của du lịch Việt
Nam.
KN2: Biết cách xác định các yếu tố của Marketing dịch vụ hỗn hợp (3 yếu tố P
mở rộng).
KN3: phân tích được hành vi, ứng xử, kĩ năng của các đối tượng giao tiếp làm
việc trong các lĩnh vực khác nhau của ngành du lịch, dịch vụ.
KN4: Biết duy trì hoạt động nhóm, phối hợp nhịp nhàng, linh hoạt với các nhóm
khách hàng, đồng nghiệp, đối tác đa dạng phức tạp.
KN5: Áp dụng linh hoạt kĩ năng giao tiếp với khách hàng, đồng nghiệp, đối tác
trong thực tiễn công việc Marketing du lịch.
3.3.Thái độ
Kết thúc học phần, người học hình thành được những thái độ sau:
TĐ1: Ý thức được tầm quan trọng của học phần
TĐ2: Chăm chỉ, cầu tiến, có tinh thần học hỏi và có mục tiêu phấn đấu cho bản
thân
TĐ3: Tham gia tích cực vào các hoạt động trên lớp, làm bài tập và chuẩn bị bài
đầy đủ trước khi đến lớp.
TĐ4: Sẵn sàng học tập và thực hành các kiến thức đã học.
TĐ5: Có đạo đức nghề nghiệp, có trách nhiệm với công việc, khách hàng, cộng
đồng, xã hội và môi trường.
4.    Phương pháp đánh giá học phần

STT Nội dung Hình thức Tiêu chí đánh giá Trọng
số

1 Đánh giá Điểm chuyên - Số buổi đi học, 10%


chuyên cần cần trung bình - Tinh thần học tập trên lớp,
của tất cả các
giáo viên dạy - Hoàn thành các bài tập được
học phần giao.

2 Đánh giá giữa - Bài tập - Biết cách trình bày, đặt câu 30%
học phần tình huống hỏi thảo luận và trả lời các câu
hỏi liên quan đến nội dung
- Báo cáo
thuyết trình cá thuyết trình.
nhân hoặc - Bài báo cáo có bố cục rõ ràng,
nhóm nội dung đầy đủ, ko sao chép,
có quan điểm của cá nhân.
3 Đánh giá cuối Thi Viết Trắc - Độ chuẩn xác của nội dung 60%
học phần nghiệm và tự trả lời câu hỏi
luận hoặc
Tiểu luận - Bố cục, nội dung bài thi viết,
bài tiểu luận
- Theo thang chấm điểm của
Bộ môn
5. Nhiệm vụ của người học
-       Thực hiện nghiêm túc các điều ghi trong Quy định Công tác người học
Trường Đại học Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 1587/ QĐ-ĐHHN ngày
24 tháng 8 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội.
-       Tham gia đầy đủ các bài kiểm tra định kỳ.
-       Đọc tài liệu và chuẩn bị cho mỗi buổi học trước khi vào lớp.
-       Làm bài tập về nhà, bài tập nhóm đầy đủ.
-       Sử dụng công nghệ/phần mềm/thực hành khi được yêu cầu.
6. Hướng dẫn tự học
6.1. Nội dung tự học
- Hướng dẫn người học đọc nội dung trong Tập bài giảng
- Hướng dẫn người học tìm hiểu thêm các nội dung khác ở mục 12.2 Tài liệu
tham
khảo
6.2. Phương pháp tự học
Hướng dẫn người học thực hiện các hoạt động tự học như:
- Chủ động và tích cực học tập bám sát mục tiêu và nội dung học phần.
- Tích cực tiếp nhận kiến thức từ giảng viên và các bài tự học trên moodle.
- Tự khám phá kiến thức và xây dựng kỹ năng phù hợp với kiến thức đó.
6.3. Học liệu tự học
-  Người học sử dụng Tập bài giảng và Tài liệu tham khảo cho phù hợp
với mục tiêu của học phần.
- Người học chủ động sưu tầm và tham khảo thêm các học liệu khác
liên quan như Sách giáo khoa điện tử “E-book”, học tập điện tử “E-learning”.
https://biblio.nathan.fr/adistance/9782091662251/?
openBook=9782091662251%3fdXNlck5hbWU9MFJYQWJDTFZNZDhORFBEOW0rZ
GNjUT09JnVzZXJQYXNzd29yZD1XalB3YkZzdmZ2RmNDSHNXUmgyemt3PT0mZG
Vtbz10cnVlJndhdGVybWFyaz0=
https://biblio.nathan.fr/adistance/9782091663258/?
openBook=9782091663258%3fdXNlck5hbWU9MmI2TFM5NXVrTndmNFpJa0xsSzl
udz09JnVzZXJQYXNzd29yZD1XalB3YkZzdmZ2RmNDSHNXUmgyemt3PT0mZGVtb
z10cnVlJndhdGVybWFyaz0=

You might also like